Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

DẠNG BÀI PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ NGHỆ THUẬT CỦA BIỆN PHÁP TU TỪ

I. CÁC BIỆN PHÁP TU TỪ

- LỚP 6: so sánh, nhân hoá, ẩn dụ, hoán dụ

- LỚP 7: điệp ngữ, chơi chữ, liệt kê

- LỚP 8: nói giảm nói tránh, nói quá

- LỚP 9: Luyện tập tổng hợp

* Phân biệt:

- Ẩn dụ và hoán dụ

Ẩn dụ Hoán dụ
Giống - Cấu trúc: A ẩn - B hiện
nhau - Tác dụng: tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt
Khác - Cơ sở: A-B giống nhau - Cơ sở: A-B có mối liên hệ với nhau
nhau
Ví dụ - Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng - Vì sao Trái Đất nặng ân tình
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ Nhắc mãi tên người Hồ Chí Minh
(Viếng lăng Bác-Viễn Phương) (Tố Hữu)
* Mặt trời trong lăng ==) Bác Hồ * Trái Đất ==) con người sống trên trái Đất
+ Toả sáng
+ Vĩ đại
+ Đem lại sự sống, đọc lập tự do cho
dân tộc
+ Bất tử, trường tồn

* Cách làm dạng bài xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ

- Bước 1: Xác định biện pháp tu từ

+ Gọi tên biện pháp tu từ

+ Thể hiện qua từ ngữ nào

Công thức: Trong đoạn thơ/đoạn văn trên, tác giả B đã sử dụng thành công bptt…

+ So sánh: Tác giả đã so sánh hỉnh ảnh A với hình ảnh C

+ Nhân hoá: Tác giả đã nhân háo hình ảnh A qua từ ngữ

+ Ẩn dụ/hoán dụ: Hình ảnh hoán dụ/ẩn dụ là (chép từ ngữ) dùng để chỉ (…)

+ Chơi chữ: BIện pháp chơi chữ thể hiện qua từ ngữ…

+ Điệp ngữ: Từ/cụm từ (…)được lặp lại mấy lần

+ Liệt kê: Tác giả đã kể ra hàng loạt…, đó là (…)


- Bước 2: Phân tích tác dụng:

+ Gợi hình

Công thức: Qua bptt trên, tác giả đã khắc hoạ/nhấn mạnh/thể hiện/vẽ lên… (đặc điểm của sự vật)

Lưu ý: So sánh: phân tích vế B ==) đặc điểm vế A

Nhân hoá: Sự vật A vốn là một vật vô tri vô giác nhưng bằng biện pháp nhân hoá, tác giả đã diễn
tả A như thế nào?

Hoán dụ/Ẩn dụ: phân tích cơ sở của ẩn dụ, hoán dụ

LIệt kê: sự sắp xếp của các hình ảnh liệt kê có gì đặc biệt

+ Gợi cảm: Qua đó t/giả thể hiện tình cảm, cảm xúc gì?

II. LUYỆN TẬP

Đề bài: Xác định và phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ được thể hiện trong đoạn
thơ/đoạn văn sau:

a. Đoạn 2 bài “Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” – sgk trang 24

- Bước 1: Xác định bptt

Đoạn văn trong bài “TTYNCNDT”, tác giả đã sử dụng biên pháp liệt kê, tác gải đã liệt kê hàng loạt các vị
anh hùng trong lịch sử, đó là “…”

- Bước 2: Tác dụng

+ Gợi hình: các vị anh hùng được t/gải sắp xếp theo trình tự thời gian lịch sử.

==) Qua bptt trên, t/giả đã thể hiện/khẳng định dân tộc VN có bề dày lịch sử và tinh thần yêu nước
thấm đượm trong suốt chiều dài của tgian

+ Gợi cảm: Đồng thời, t/gải thể hiện tình yêu và lòng tự hào sâu sắc với truyền thống yêu
nước của dân tộc VN

* BTVN: Viết hthien đvăn trên và viết đoạn b

b. Đoạn cuối trang 78 bài SCMB (ngữ văn 7)

Chữa bài:
b.

- Bước 1: Trong đoạn văn “SCMB”, tác giả Phạm Duy Tốn đã SD thành công bptt liệt kê. Tác giả đã kể ra
hàng loạt hình ảnh của ND khi đê vỡ.
- Bước 2: Tác dụng

+ Qua bptt trên, tác giả đã diễn tả tình cảnh thảm sầu của ND khi đê vỡ. Trong khi QPM ù một
ván bài to thì khắp nơi chìm trong biển nước, nỗi khổ thật kh gì kể xiết.

+ Đồng thời t/giả diễn tả lòng thông cảm sâu sắc với ND và sự căm ghét, lên án bộ mặt quan lại
vô trách nhiệm, vô lương tâm thời bấy giờ.

c. Trong đình, đền thắp sáng trưng; nha lệ lính tráng đi lại rộn ràng….

- Bước 1: Xác định bptt

+ Đv trong bài “SCMB”, t/giả PDT đã sd thành công bp liệt kê. T/giả đã kể ra hàng loạt những
người phục vụ xung quanh QPM ở trong đình, đó chính là: “nha lệ, lính tráng, kẻ hầu người hạ.” Đồng
thời tác giả cũng chỉ ra rất nhiều vật dụng mà phục vụ cho QPM trong đình: “trầu vàng, cau đậu, rễ tía”,
“ống thuốc bạc, đồng hồ vàng, nào dao chuôi ngà, nào ống vôi chạm, ngoáy tai, ví thuốc, quản bút, tăm
bông”.

- Bước 2: tác dụng (gợi hình, gợi cảm)

+ Gợi hình: Qua bptt trên, tgia đã cho thấy kgian xung quanh QPM rất tấp nập, nhộn nhịp với đủ
kẻ hầu, người hạ; đồng thời vật dụng phục vụ cho quan phụ mẫu lại vô cùng đầy đủ, quý giá. Nó đối lập
hoàn toàn với khung cảnh người dân đang khẩn trương để giữ đê khỏi vỡ

+ Gợi cảm: Tác giả đã thể hiện thái độ lên án, tố cáo viên quan phụ mẫu thờ ơ, vô trách nhiệm,
vô lương tâm, tiêu biểu cho bộ mặt của hệ thống quan lại thời bấy giờ.

d. Cá nhụ, cá chim cùng cá đé

Cá song lấp lánh đuốc đen hồng

(Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận)

Nhắc tới “Đoàn thuyền đánh cá” của tác giả Huy Cận, chúng ta không thể không nhắc tới biện pháp liệt
kê độc đáo trong khổ 4 của bài thơ và nhà thơ đã sử dụng thành công biện pháp liệt kê ấy. Tác giả đã kể
ra hàng loạt những loài cá quý hiếm trên biển nước ta đó chính là: “cá nhụ, cá chim, cá đé, cá song”. Về
đêm, từng đàn cá song quẫy đuôi rồi như hoà vào làn nước. Huy Cận sáng tác bài thơ này khi đất nước
ta vừa giành được độc lập, trong lòng rộn bào sung sướng. Biển không chỉ giàu mà còn đẹp vô cùng; tác
giả đã cùng các ngư dân cảm nhận rồi chiêm nghiệm một bài thơ cô cùng tinh tế. Qua bptt trên, chúng ta
có thể thấy được một khung cảnh biển về đêm vô cùng thơ mộng, thanh thoát và đầy chất lãng mạn,
đồng thời cho chúng ta thấy được niềm tự hào và trân trọng của tác giả đối với vẻ đẹp đất nước và
những người làm chủ biển khơi.

- Bước 1: 2 câu thơ trg bài “ĐTĐC”, tgia Huy Cận đã SD bplk. Tgia đã kể ra tên của hàng loạt các loại cá
khác nhau của biển: “cá nhụ, cá chim, cá đé và cá song”.

- Bước 2:

+ Gợi hình: Qua đó, tgia đã diễn tả sự giàu có, phong phú của biển cả quê hương
+ Gợi cảm: Đồng thời, tgia thể hiện niềm tự hào và tình yêu với vẻ đẹp của qhuong, đnc.

* HƯỚNG DẪN ÔN TẬP HÈ:

- Tiếp tục ôn thi học kỳ, chú ý các dạng bài trọng tâm cô đã dạy

- Luyện viết dạng bài NL (dạng bài trọng tâm của lớp 8, 9)

+ Nghị luận văn học: viết đoạn văn theo mô hình (diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp)

+ Nghị luận XH

- Đề luyện trong hè:

+ Suy nghĩ về vai trò của tinh thần tự giác trong cuộc sống

+ Suy nghĩ về vai trò của lòng dũng cảm

+ Suy nghĩ về vai trò của tinh thần lạc quan

+ Suy nghĩ về tầm quan trọng của việc đọc sach

* LƯU Ý: Tất cả những đề NLXH đã chữa có thể làm lại một lần nữa thành 1 cuốn vở riêng: Vở NLXH (viết
sạch đẹp, mỗi bài viết 1-2tr)

You might also like