Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 16

DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

DIEÃN ÑAØN THÖ VIEÄN VAÄT LYÙ


thuvienvatly.com/forums
ÑAÙP AÙN ÑEÀ THI THÖÛ
THPT QUOÁC GIA LAÀN 6
GV Ra Ñeà:
MOÂN: VAÄT LYÙ
Ban Bieân Taäp
Thôøi gian: 50 phuùt
Dieãn Ñaøn Thö Vieän Vaät Lyù
Ngaøy: 16-5-2021

Câu 1: Khi trên dây xảy ra hiện tượng sóng dừng với bước sóng 𝜆, khoảng cách 𝑑 giữa một nút sóng
và một bụng sóng thỏa mãn biểu thức nào sau đây?
𝜆 𝜆
A. . B. (2k+1). (𝑘 ∈ 𝑁).
2 2
𝜆 𝜆
C. (2k+1). (𝑘 ∈ 𝑁). D. .
4 4
Hướng dẫn
Khoảng cách giữa nút sóng và bụng bằng một số lẻ lần một phần tư bước sóng:
𝜆
𝑑 = (2𝑘 + 1) với 𝑘 ∈ ℕ.
4
 Chọn C.

Câu 2: Khi một vật được đun nóng đến nhiệt độ đủ cao thì nó không phát ra
A. tia hồng ngoại. B. tia tử ngoại.
C. ánh sáng nhìn thấy. D. tia X.
Hướng dẫn
Khi được đun nóng từ nhiệt độ đủ cao, trên 20000 C thì vật phát ra cả tia hồng ngoại, ánh sáng nhìn
thấy và tia tử ngoại. Điều kiện để phát ra tia X là cho chùm electron có động năng lớn đập vào một
miếng kim loại có nguyên tử lượng lớn và nhiệt độ nóng chảy cao.
 Chọn D.

Câu 3: Đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm cuộn dây có độ tự cảm L, điện trở thuần
1
R và tụ điện có điện dung C. Khi dòng điện có tần số chạy qua đoạn mạch thì hệ số công suất
2𝜋√𝐿𝐶
của đoạn mạch này
A. phụ thuộc điện trở thuần của đoạn mạch. B. bằng 0.
C. phụ thuộc tổng trở của đoạn mạch. D. bằng 1.
Hướng dẫn
1
Vì khi cộng hưởng: 𝑍𝐿 = 𝑍𝐶 ⇒ 𝑓 = nên 𝑐𝑜𝑠𝜑 = 1
2𝜋√𝐿𝐶
 Chọn D.

Câu 4: Sự hình thành dao động điện từ tự do trong mạch dao động là do hiện tượng nào sau đây?
A. Hiện tượng cộng hưởng điện. B. Hiện tượng từ hoá.
C. Hiện tượng quang điện ngoài. D. Hiện tượng tự cảm.
Hướng dẫn

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 1


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

Sự hình thành dao động điện từ tự do trong mạch dao động là do hiện tượng tự cảm.
 Chọn D.

Câu 5: Hiện tượng quang điện trong không xảy ra với


A. Ge B. Si C. Ag D. CdS
Hướng dẫn
Hiện tượng quang điện trong xảy ra với các chất bán dẫn như: Si, Ge, CdS, PbS, … còn hiện tượng
quang điện ngoài xảy ra với các kim loại.
 Chọn C.

Câu 6: Một con lắc lò xo có độ cứng k, khối lượng m đang dao động điều hoà. Biểu thức tính tần số
góc của dao động là
𝑘 𝑘 𝑚 1 𝑘
A. √ . B. 2𝜋√ . C. √ . D. √ .
𝑚 𝑚 𝑘 2𝜋 𝑚

Hướng dẫn
𝑘
Tần số góc: 𝜔 = √
𝑚
 Chọn A.

 
Câu 7: Một vật dao động điều hòa với phương trình dao động x = 4cos  + 2t  ( cm ) . Pha ban đầu của
3 
dao động có giá trị là
  
A. 2t rad. B. rad. C.  + 2t  rad. D. 2 rad.
3 3 
Hướng dẫn
 Chọn B.

Câu 8: Trong các hạt nhân nguyên tử: 42He, 60 206 235
27Co, 82Pb , 92U, hạt nhân bền vững nhất là
A. 60
27Co. B. 42He. C. 230
90Th . D. 235
92U.
Hướng dẫn
Các hạt nhân có số khối A nằm từ 50 đến 80 là những hạt nhân bền vững nhất.
⟹ Chọn A.

Câu 9: Ứng dụng của hiện tượng giao thoa ánh sáng là
A. đo tần số ánh sáng. B. đo bước sóng của ánh sáng.
C. đo chiết suất của một môi trường. D. đo vận tốc của ánh sáng.
Hướng dẫn
𝑎𝑖
Bước sóng ánh sáng: 𝜆 =
𝐷
 Đo được các đại lượng a, i, D thì suy ra được bước sóng 𝜆
 Chọn B.

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 2


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

Câu 10: Đặt một quả cầu nhiễm điện dương A lại gần một
thanh kim loại MN trung hòa về điện. Kết quả cho thấy rằng
đầu M nhiễm điện âm còn đầu N nhiễm điện dương. Sự A M N
nhiễm điện của thanh MN là nhiễm điện do
A. tiếp xúc.
B. hưởng ứng.
C. cọ xát.
D. nhận thêm proton.
Hướng dẫn
Sự nhiễm điện của thanh MN là nhiễm điện do hưởng ứng.
⟹ Chọn B.

Câu 11: Khi đặt hiệu điện thế xoay chiều 𝑢 = 𝑈0 𝑐𝑜𝑠𝜔𝑡 𝑉 vào hai đầu đoạn mạch X chỉ chứa một phần
tử (điện trở thuần, hoặc cuộn dây, hoặc tụ điện) thì dòng điện qua mạch có biểu thức 𝑖 =
𝜋
𝐼0 cos (𝜔𝑡 − ) 𝐴. Đoạn mạch X chứa phần tử nào sau đây?
3
A. Điện trở thuần. B. Tụ điện.
C. Cuộn dây thuần cảm. D. Cuộn dây không thuần cảm.
Hướng dẫn
𝜋 𝜋
Độ lệch pha giữa u và i: 𝜑 = > 0 và khác nên X chứa phần tử cuộn dây không thuần cảm.
3 2
 Chọn D.

Câu 12: Xét nguyên tử hidro theo mẫu nguyên tử Bohr. Cho bán kính Bohr là 𝑟0 . Khi nguyên tử hidro
ở trạng thái kích thích, bán kính quỹ đạo dừng của electron có thể là
A. 5r0. B. 6r0. C. 9r0. D. 10r0.
Hướng dẫn
Bán kính quỹ đạo dừng: 𝑟 = 𝑛 2 𝑟0 .
 Chọn C.

Câu 13: Khi nói về quang điện, phát biểu nào sau đây sai?
A. Chất quang dẫn là chất dẫn điện kém khi không bị chiếu sáng và trở thành chất dẫn điện tốt khi

bị chiếu ánh sáng thích hợp.

B. Điện trở của quang điện trở giảm khi có ánh sáng thích hợp chiếu vào.

C. Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện ngoài vì nó nhận năng lượng ánh sáng

từ bên ngoài.

D. Công thoát êlectron của kim loại thường lớn hơn năng lượng cần thiết để giải phóng êlectron liên

kết trong chất bán dẫn.

Hướng dẫn

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 3


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

Pin quang điện hoạt động dựa trên hiện tượng quang điện trong.

 Chọn C.

Câu 14: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về quang phổ?
A. Quang phổ liên tục của nguồn sáng nào thì phụ thuộc thành phần cấu tạo của nguồn sáng ấy.
B. Mỗi nguyên tố hóa học ở trạng thái khí hay hơi nóng sáng dưới áp suất thấp cho một quang phổ
vạch riêng, đặc trưng cho nguyên tố đó.
C. Chất khí hay hơi ở áp suất thấp được kích thích bằng nhiệt hay bằng điện cho quang phổ liên
tục.
D. Quang phổ hấp thụ là quang phổ của ánh sáng do một vật rắn phát ra khi vật đó được nung
nóng.
Hướng dẫn
Mỗi nguyên tố hoá học có quang phổ vạch phát xạ đặc trưng riêng. Mỗi nguyên tố hóa học phát ra
quang phổ vạch khác nhau về cường độ, màu sắc, vị trí các vạch, độ sáng tỉ đối của các vạch. (vạch
quang phổ không có bề rộng).
 Chọn B.

Câu 15: Tại sao khi có ánh sáng Mặt Trời chiếu đến lớp
kính cửa sổ bằng thủy tinh có hai mặt song song, thì ta
thường không quan sát thấy ánh sáng trắng bị tán sắc
thành các màu cơ bản?
A. Vì ánh sáng trắng ngoài trời là những sóng không
kết hợp, nên chúng không bị tán sắc.
B. Vì kính cửa sổ là loại thủy tinh không tán sắc ánh
sáng.
C. Vì kính cửa sổ không phải là lăng kính nên không tán sắc ánh sáng.
D. Vì sau khi tán sắc, các tia sáng màu qua lớp kính và ló ra dưới dạng những chùm tia chồng chất
lên nhau, tổng hợp trở lại thành ánh sáng trắng.

Hướng dẫn
 Chọn D.

Câu 16: Một sóng cơ hình sin lan truyền qua hai điểm M
M và N trên mặt nước, mặt cắt theo phương vuông N Mặt thoáng của nước
góc với mặt nước tại thời điểm quan sát t được cho
như hình vẽ. Khi M đi qua vị trí cân bằng riêng của nó
thì điểm N sẽ
A. đi qua vị trí cân bằng riêng của nó theo chiều
dương.
B. đi qua vị trí cân bằng riêng của nó theo chiều âm.

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 4


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

C. cách vị trí cân bằng của nó một đoạn xa nhất.


D. có tốc độ cực đại.
Hướng dẫn
Hai phần tử sóng tại M và N dao động vuông pha nhau → khi M đi qua vị trí cân bằng thì N đang ở
biên.
 Chọn C.

Câu 17: Dao động của con lắc đơn được gọi là dao động điều hòa khi
A. biên độ góc lớn và lực ma sát lớn. B. biên độ góc nhỏ và lực ma sát không đáng kể.
C. biên độ góc nhỏ và lực ma sát lớn. D. biên độ góc lớn và lực ma sát không đáng kể.
Hướng dẫn
Dao động của con lắc đơn được gọi là dao động điều hòa khi biên độ góc nhỏ và lực ma sát không
đáng kể.
 Chọn B.

Câu 18: Trong thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến, để truyền âm thanh đi xa thì ta phải thực hiện
nguyên tắc nào sau đây?
A. Biến âm thanh muốn truyền đi thành các dao động âm có cùng tần số. Dùng sóng điện từ tần số
cao để truyền các tín hiệu đó đi xa qua anten phát.
B. Biến âm thanh muốn truyền đi thành các dao động điện từ có tần số cao. Dùng sóng điện từ tần
số thấp để truyền các tín hiệu âm tần đi xa qua anten phát.
C. Biến đổi âm thanh muốn truyền đi xa thành sóng âm. Dùng sóng điện từ tần số cao để truyền
sóng âm đi xa qua anten phát.
D. Biến âm thanh muốn truyền đi thành các dao động điện từ có tần số thấp. Dùng sóng điện từ
tần số cao để truyền các tín hiệu âm tần đi xa qua anten phát.
Hướng dẫn
Nguyên tắc chung của thông tin liên lạc bằng sóng vô tuyến điện:
• Biến âm thanh (hoặc hình ảnh) muốn truyền đi thành các dao động điện từ có tần số thấp gọi
là tín hiệu âm tần (hoặc tín hiệu thị tần).
• Dùng sóng điện từ tần số cao (cao tần), gọi là sóng mang, để truyền các tín hiệu âm tần đi xa
qua anten phát.
• Dùng máy thu vơi anten thu để chọn và thu lấy sóng điện từ cao tần.
• Tách tín hiệu ra khỏi sóng cao tần rồi dùng loa để nghe âm thanh đã truyền tới (hoặc dùng màn
hình để xem hình ảnh).
 Chọn D.

Câu 19: Ánh sáng lam có bước sóng trong chân không và trong nước lần lượt là 0,4861 μm và
0,3635 μm. Chiết suất của nước đối với ánh sáng lam là
A. 1,3502. B. 1,3725. C. 1,3401. D. 1,3373.
Hướng dẫn

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 5


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

𝑐 𝜆𝐶𝐾
𝑛𝑛ướ𝑐 = ; 𝑓 = 𝑐𝑜𝑛𝑠𝑡 → 𝑛𝑛ướ𝑐 = ≈ 1,3373
𝑣𝑛ướ𝑐 𝜆𝑛ướ𝑐
 Chọn D.

Câu 20: Một khung dây dẫn phẳng quay đều với tốc độ góc ω quanh một trục cố định nằm trong mặt
phẳng khung dây, trong một từ trường đều có vectơ cảm ứng từ vuông góc với trục quay của khung.
Suất điện động cảm ứng trong khung có biểu thức e = E0cos(t −  / 2) (V ) . Tại thời điểm t = 0, vectơ
pháp tuyến của mặt phẳng khung dây hợp với vectơ cảm ứng từ một góc là
A. 1800 . B. 900 . C. 00 . D. −900 .
Hướng dẫn
Giả sử từ thông trong mạch có dạng:  = NBScos ( t + )
Suất điện động:
   
e = − 't = 0 sin ( t +  ) = E 0 cos  t +  −    − = −   = 00
 2 2 2
 Chọn C.

Câu 21: Chiếu một số chùm bức xạ có tần số lần lượt f1 = 1015 Hz, f 2 = 8.1014 Hz, f 3 = 8,5.1014 Hz,
f 4 = 7.1014 Hz vào bề mặt một tấm kim loại có giới hạn quang điện 0,39 µm. Hiện tượng quang điện
không xảy ra với
A. chùm bức xạ 1. B. chùm bức xạ 2. C. chùm bức xạ 3. D. chùm bức xạ 4.
Hướng dẫn
c c
0 =  f0 = = 7, 7.1014 Hz
f0 0
Để xảy ra được hiện tượng quang điện:    0  f  f 0
Vậy bức xạ không gây ra được hiện tượng quang điện là chùm bức xạ 4
 Chọn D.

Câu 22: Điện tích trên tụ điện trong một mạch dao động LC
lý tưởng biến thiên với đồ thị như hình vẽ. Dòng điện cực
đại qua tụ có giá trị là
A. 8 mA. B. 80 mA.
C. 0,8 A. D. 8 A.
Hướng dẫn
Dựa vào đồ thị ta có: Q0 = 8 𝜇𝐶; T = 2𝜋.10- 4 s
2𝜋𝑄0 2𝜋.8.10−6
 Dòng điện cực đại: 𝐼0 = 𝜔𝑄0 = = = 80 mA
𝑇 2𝜋.10−4
 Chọn B.

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 6


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

Câu 23: Điện năng được truyền từ trạm phát đến nơi tiêu thụ bằng dây tải một pha. Điện áp hai đầu
dây truyền tải 110 kV, cuối đường dây dùng một máy hạ thế có tỉ số vòng dây của cuộn sơ cấp và thứ
cấp là 7:1 để chuyển xuống điện áp trung thế 15 kV. Coi cường độ dòng điện luôn cùng pha với điện
áp. Hiệu suất truyền tải có giá trị là
A. 95,45 %. B. 98,32 %. C. 92,53 %. D. 87,56 %.
Hướng dẫn
Điện áp ở hai đầu cuộn sơ cấp của máy hạ thế 𝑈1 = 7.15 = 105 𝑘𝑉
Độ giảm điện áp trên đường dây : ∆𝑈 = 5 kV
𝛥𝑃 ∆𝑈
Hiệu suất truyền tải 𝐻 = 1 − =1− = 95,45 %
𝑃 𝑈
 Chọn A.

Câu 24: Một ống dây hình trụ không có lõi được đặt trong không khí có chiều dài 50 cm gồm 1000
vòng dây giống nhau, mỗi vòng dây có đường kính 10 cm. Độ tự cảm của ống dây có giá trị xấp xỉ
bằng
A. 2.10−5 H. B. 80 mH. C. 8.10−5 H. D. 20 mH.
Hướng dẫn
N2 N2 πd2 10002 π.0,12
Độ tự cảm L = 4π. 10−7 . . S = 4π. 10−7 . . = 4π. 10−7 . . ≈ 0,02 (H) = 20 mH
ℓ ℓ 4 0,5 4
 Chọn D.

Câu 25: Một chất điểm thực hiện hai dao động điều hòa có
đồ thị như hình vẽ bên. Độ lệch pha của dao động tổng
hợp với dao động thành phần 𝑥1 là
𝜋 5𝜋
A. . B. .
12 12
𝜋 5𝜋
C. . D. .
4 6
Hướng dẫn
𝜋 𝜋
Từ đồ thị ta có 𝑥1 = 𝐴𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑡 + ) và 𝑥2 = 𝐴𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑡 + ).
3 2
5𝜋
Dao động tổng hợp 𝑥 = 𝑥1 + 𝑥2 = 1,93𝐴𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑡 + ).
12
𝜋
Vậy độ lệch pha của 𝑥 và 𝑥1 là .
12
 Chọn A.

3
Câu 26: Theo thuyết tương đối, một electron có động năng bằng năng lượng nghỉ của nó thì tốc độ
5
electron này chuyển động gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 0,6𝑐. B. 0,7𝑐. C. 0,8𝑐. D. 0,9𝑐.
Hướng dẫn
𝑚0 𝑣 2 5 √39
𝐸 = 𝐸0 + 𝑊đ = 1,6𝐸0 (do 𝑊đ = 0,6𝐸0 ) → 𝑚 = 1,6𝑚0 = 2
→ √1 − ( ) = → 𝑣 = 𝑐 ≈ 0,78𝑐
√1−(𝑣) 𝑐 8 8
𝑐

 Chọn C.

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 7


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

Câu 27: Một sóng điện từ lan truyền trong chân không từ điểm M đến điểm N. Vào thời điểm t, cảm
 
ứng từ tại M là B = B0 cos  2.107 t +  (T) thì cường độ điện trường tại N là
 6
 
E = E 0 cos  2.107 t −  (V / m) . Biết tốc độ truyền ánh sáng trong chân không là c = 3.108 ( m / s ) .
 2
Khoảng cách giữa hai điểm M và N là
A. 100 m. B. 200 m. C. 20 m. D. 10 m.
Hướng dẫn
Cường độ điện trường tại M và cảm ứng từ tại M biến thiên cùng pha. Do đó độ lệch pha giữa cường
    2 .MN 2 2c 2.3.108
độ điện trường tại M và N là:  = −−  =  =  MN = = = 10 m.
6  2 3 c 3 3 3.2.107
 Chọn D.

Câu 28: Một nguồn điện có suất điện động ξ = 3V và điện trở trong r = 1Ω được nối với điện trở ngoài
R = 1Ω thành mạch điện kín. Công suất của nguồn điện là
A. 2,25W. B. 3W. C. 3,5W. D. 4,5W.
Hướng dẫn
E E2 9
Ta có: P = E. I = E. = = = 4,5W
R+r R+r 2
 Chọn D.

Câu 29: Một con lắc đơn có khối lượng 100 𝑔 đang dao động điều hòa. Vận tốc của vật nặng có biểu
thức 𝑣 = 44cos (𝜋𝑡 + 𝜋/6) cm/s, 𝑡 tính bằng s. Tại thời điểm 𝑡 = 0,5 𝑠 lực kéo về tác dụng lên vật có
giá trị là
A. – 0,24 N. B. – 0,2 N. C. −1,6 N. D. – 0,12 N.
Hướng dẫn
Ta có phương trình li độ dài: 𝑠 = 𝑆0 𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑡 + 𝜑)
𝜋 44 𝜋
Mà 𝑣 = 𝑠 ′ = 𝑆0 𝜔𝑐𝑜𝑠(𝜔𝑡 + 𝜑 + ) vậy 𝑠 = 𝑐𝑜𝑠 (𝜋𝑡 − ) 𝑐𝑚 và 𝐹𝑘𝑣 = −𝑘𝑠 = −𝑚𝜔 2 𝑠.
2 𝜋 3
Tại thời điểm 𝑡 = 0,5 𝑠 thì 𝐹𝑘𝑣 = − 0,12 𝑁.
 Chọn D.

Câu 30: Hạt nhân 226


88 𝑅𝑎 đứng yên phóng xạ 𝛼 và biến đổi thành hạt nhân 𝑋. Lấy khối lượng hạt nhân
tính bằng u bằng số khối của chúng. Giả sử phóng xạ này không kèm theo bức xạ gamma. Phần trăm
của năng lượng tỏa ra chuyển thành động năng hạt 𝛼 gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 96,3 %. B. 99 %. C. 98 %. D. 89,2 %.
Hướng dẫn
Ta có phản ứng sau: 226 4 222
88 𝑅𝑎 → 2 𝐻𝑒 + 86 𝑋
Theo định luật bảo toàn năng lượng toàn phần: 𝑚𝑅𝑎 𝑐 2 = (𝑚𝛼 + 𝑚𝑋 )𝑐 2 + 𝐾𝛼 + 𝐾𝑋
⇒ Δ𝐸 = (𝑚𝑅 − 𝑚𝛼 − 𝑚𝑋 )𝑐 2 = 𝐾𝛼 + 𝐾𝑋
Mặt khác theo định luật bảo toàn động lượng ta có: 𝑝⃗𝛼 + 𝑝⃗𝑋 = ⃗0⃗ ⇒ 𝑝𝛼2 = 𝑝𝑋2

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 8


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

𝐾𝑋 𝑚𝛼 4
⇒ 2𝑚𝛼 𝐾𝛼 = 2𝑚𝑋 𝐾𝑋 → = =
𝐾𝛼 𝑚𝑋 222
𝐾 𝐾𝛼 1
Phần trăm của năng lượng tỏa ra chuyển thành động năng hạt 𝛼: 𝐻 = 𝛼 = = 4 = 98,2 %.
Δ𝐸 𝐾𝛼 +𝐾𝑋 1+222

 Chọn C.

Câu 31: Một đoạn mạch nối tiếp gồm điện trở thuần 𝑅, tụ điện có điện
dung 𝐶 và cuộn cảm thuần có độ tự cảm 𝐿 mắc nối tiếp, đặt vào hai
đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều 𝑢 = 𝑈0 𝑐𝑜𝑠𝜔𝑡 (𝑉) (𝑈0 và 𝜔
không đổi), độ tự cảm 𝐿 của cuộn dây thay đổi được. Một phần đồ thị
biểu diễn điện áp hiệu dụng hai đầu đoạn mạch chứa điện trở 𝑅 theo
cảm kháng được cho như hình vẽ. Dung kháng của tụ điện có giá trị

A. 200 Ω. B. 110√2 Ω.
C. 100 Ω. D. 50√3 Ω.
Hướng dẫn
Từ đồ thị, ta thấy rằng: 𝑍𝐿1 = 50 Ω và 𝑍𝐿2 = 150 Ω là hai giá trị của 𝑍𝐿
cho cùng 𝑈𝑅 .
𝑍𝐿1 +𝑍𝐿2
Vì: (𝑈𝑅 )𝑍𝐿1 = (𝑈𝑅 )𝑍𝐿2 ⟹ 𝑍1 = 𝑍2 ⟹ 𝑍𝐶 = = 100 Ω
2
 Chọn C.

Câu 32: Đồng vị phóng xạ 210 206


84𝑃𝑜 với chu kỳ bán rã là 138 ngày, phân rã 𝛼 biến đối thành đồng vị 82𝑃𝑏 .
Ban đầu có một mẫu 𝑃𝑜 tinh khiết có khối lượng 𝑚0 . Đến thời điểm 𝑡 = 552 ngày, tổng số hạt 𝛼 và số
hạt nhân 206 210
82𝑃𝑏 (được tạo ra) gấp 30 lần số hạt nhân 84𝑃𝑜 còn lại. Tỉ số giữa khối lượng ban đầu 𝑚0
và khối lượng của hạt 206
82𝑃𝑏 sinh ra tại thời điểm 𝑡 có giá trị là
16 256 112 1575
A. . B. . C. . D. .
15 15 103 1648
Hướng dẫn
𝑚𝑃𝑏 𝑚0 𝑡
2Δ𝑁 = 30𝑁 ⇒ 𝑁𝑃𝑏 = 15𝑁 ⇔ . 𝑁𝐴 = 15. . 𝑁𝐴 . 2−𝑇
𝐴𝑃𝑏 𝐴𝑃𝑜
𝑚0 1 𝐴𝑃𝑜 𝑡 1 210 552 112
= . 2𝑇 = . 2138 =
𝑚𝑃𝑏 15 𝐴𝑃𝑏 15 206 103
 Chọn C .

Câu 33: Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với biên độ góc 𝛼01 = 0,1 𝑟𝑎𝑑 và chu kỳ 𝑇 = 3𝑠. Thời
điểm ban đầu, vật nặng đang ở điểm A. Khi con lắc đi qua vị trí dây treo hợp với phương thẳng đứng

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 9


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

một góc 𝛼𝑣 = −0,05 𝑟𝑎𝑑 thì dây treo bị vướng đinh tại D
là trung điểm của sợi dây. Chu kỳ dao động của con lắc
sau khi vướng đinh gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,2 s. B. 2,6 s.
C. 2,3 s. D. 2,1 s.
Hướng dẫn
 
 v = 01
 −  v l2
2 2
 2 7
Ta có: 01 = , với  →  02 =  01  0,13 .
 02 −  v l1
2 2
 l2 = 1 2

 l1 2
Dao động của con lắc là một dao động tuần hoàn. Xét
trong nửa chu kỳ ta có thể xem dao động này bao gồm:
• Dao động điều hòa với chu kỳ T1 từ vị trí biên đến vị trí  v = 0, 05 rad (từ điểm A đến điểm B
trên hình vẽ)
T1 3
→ thời gian tương ứng t1 == = 1 s.
3 3
T 3
• Dao động điều hòa với chu kỳ T2 = 1 = s từ vị trí  v = 0, 05 rad đến vị trí  02
2 2
  − v   0,13 − 0, 05 
arc cos  02  arc cos 
  02  = 3  0,13 
→ thời gian tương ứng là: t2 = T2 = 0,31 s.
3600 2 3600
→ Chu kỳ dao động của con lắc T = 2 ( t1 + t2 ) = 2 (1 + 0,31) = 2,62 s.
⟹ Chọn B.

Câu 33: Một nguồn điểm O có công suất không đổi 𝑃, phát sóng âm trong một môi trường đẳng hướng
và không hấp thụ âm. Xét hai điểm A và B tạo với O một tam giác vuông tại O. Biết mức cường độ âm
tại A là 40 𝑑𝐵. Nếu công suất của nguồn được tăng thêm 63𝑃, nhưng không đổi tần số, rồi cho một
máy thu di chuyển trên đường thẳng đi qua A và B. Mức cường độ âm lớn nhất và máy thu thu được
là 60 𝑑𝐵. Khi công suất của nguồn là 𝑃 thì mức cường độ âm tại B gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 27,5 dB. B. 38 dB. C. 25,5 dB. D. 36 dB.
Hướng dẫn
Khi 𝑃𝑛𝑔𝑢ồ𝑛 = 64𝑃, máy thu di chuyển đến H là chân đường cao hạ từ O xuống AB thì mức cường độ
âm lớn nhất
𝑃
Công suất tại nguồn là P: 𝐿𝐴 = 10 𝑙𝑜𝑔 ( ) = 40 (1)
4𝜋𝑂𝐴2 𝐼𝑜
64𝑃
Công suất tại nguồn là 64P: 𝐿𝐻 = 10 𝑙𝑜𝑔 ( ) = 60 (2)
4𝜋𝑂𝐻 2𝐼𝑜
𝑂𝐴 2 𝑂𝐴 5
(2) − (1): 𝐿𝐻 − 𝐿𝐴 = 20 = 10 𝑙𝑜𝑔 (64 )⟶ =
𝑂𝐻 2 𝑂𝐻 4
𝑂𝐻 4
→ =
𝑂𝐴 5
OA.OB OA.OB OH OB
Mà OH = = → = 0,8 = .
AB √OA2+OB2 OA √OA2+OB2
Đặt OB = 1 → OA = 0,75

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 10


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

OB
LA − LB = 20log ( )
OA
OB 1
→ LB = LA − 20log ( ) = 40 − 20log ( ) ≈ 37,5 dB
OA 0,75
 Chọn B.

Câu 35: Đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi u = 120 2 cos100t ( V ) vào hai đầu đoạn
mạch AB gồm đoạn AM chỉ chứa điện trở R, đoạn MB chứa tụ điện có điện dung C thay đổi và cuộn
cảm thuần L. Ban đầu C = C1, khi C thay đổi từ giá trị C1 đến C2 thì điện áp hiệu dụng hai đầu mạch
MB tăng √2 lần và dòng điện tức thời trong mạch trước và sau khi thay đổi C lệch pha nhau một góc
5
. Điện áp hiệu dụng hai đầu mạch AM khi C = C1 có giá trị là
12
A. 60 3 V B. 60 2 V C. 120 V D. 60 V
Hướng dẫn
Cách 1: Hướng giải kiểu tự luận
 Gọi  là độ lệch pha giữa u và i
 C = C1 → 1 là độ lệch pha giữa u và i1 là
 C = C2 → 2 là độ lệch pha giữa u và i2 là
✓ TH1: Trước và sau khi thay đổi C ta có hai trường hợp, trong đó một trường hợp mạch có tính
cảm kháng và một trường hợp mạch có tính dung kháng
M1 I1

UR1 ULC1 = x
R C L
A M N B A B
750

5 x x 2 5 UR2 ULC2 = 2x
2 + 1 = → arcsin + arcsin = → x = 60
12 120 120 12
⎯⎯
→ UR1 = 1202 − x 2 = 60 3V M2 I2

✓ TH2: Trước và sau khi thay đổi C ta có hai trường hợp mạch đều có tính cảm kháng
5 x 2 x 5
2 − 1 = → arcsin − arcsin = → phương trình vô nghiệm
12 120 120 12
 Chọn A.
Cách 2: Hướng giải chỉ dành cho câu trắc nghiệm
ZL −ZC UL −Uc UMB
Với φ là độ lệch pha giữa uAB so với i thì sinφ = tanφ. cosφ = = =± với UAB không
Z UAB UAB
đổi.
Có: UMB2 = √2UMB1 nên sinφ2 = √2sinφ1 (mạch có cùng tính cảm kháng hoặc tính dung kháng khi C thay
đổi) hoặc sinφ2 = −√2sinφ1 (một trường hợp mạch có tính cảm kháng, trường hợp còn lại mạch có tính
dung kháng)
Dù trường hơp nào thì vẫn có −1 < sinφ2 < 1
1 1
→− < 𝑠𝑖𝑛𝜑1 <
√2 √2

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 11


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

𝜋 𝜋
→− < 𝜑1 <
4 4
1
→ < 𝑐𝑜𝑠𝜑1 < 1
√2
𝑈𝐴𝐵
→ 𝑈𝑅1 > = 60√2
√2
→ Loại đáp án B, D
Mặt khác UR1 ≠ UAB = 120 vì nếu “=” thì lúc đầu mạch cộng hưởng, UMB1 = 0 nên UMB2 cũng = 0: vô lý.
→ Loại đáp án C
 Chọn A.

Câu 36: Dao động của một vật là tổng hợp của hai đao động
điều hòa thành phần cùng phương, cùng tần số, cùng biên độ x (cm)
có li độ phụ thuộc thời gian như đồ thị hình bên. Khi dao động 6
thứ nhất có li độ x1 = 2√6 cm thì li độ của dao động tổng hợp (1) (2)
0 t1 t2
có thể nhận giá trị nào sau đây? t (s)

A. 12 cm. B. 3√6 − 3√2 cm. −6

C. √6 + 3√2 cm. D. 3√2 − √6 cm.


Hướng dẫn
Tại t1: x1 = 6 cm, chiều âm còn tại t2: x1 qua VTCB chiều âm.
x1 (t2)
Tại t1: x2 = 6 cm, chiều dương còn tại t2: x2 = 6 cm chiều âm.
Cách 1: Biểu diễn lên đường tròn như hình bên x1 (t1) ≡ x2 (t2)
Δφ π π π Δφ
Có: Δφ + = → Δφ = (rad) : x1 nhanh pha hơn x2 góc
2 2 3 3
6
Vậy A1 = A 2 = π = 4√3 (cm) Δφ 6
cos ( 6 )
π O
A1 √2 α1 = + 2kπ
4
Khi x1 = 2√6 cm = thì [ π
2 α1 = −4 + 2kπ
π π x2 (t1)
α2 = − + 2kπ x 2 = 4√3cos (− ) = √6 + 3√2
12 12
→[ 7π →[ 7π
α2 = − + 2kπ x 2 = 4√3cos (− ) = √6 − 3√2
12 12
2√6 + √6 + 3√2 = 3√6 + 3√2
Vậy x th = x1 + x 2 = [ 2√6 + √6− 3√2 = 3√6 − 3√2
 Chọn B.
x 2 x 2 x1.x2
Cách 2: Dùng hệ thức lệch pha tổng quát: ( 1 ) + ( 2 ) − 2. . cosΔφ = sin2 Δφ.
A1 A2 A1.A2
62 62 6.6 72
Tại t1: 2
+ − 2. . cosΔφ = sin2 Δφ → . (1 − cosΔφ) = sin2 Δφ (1)
A A2 A2 A2
02 62 0.6 36
Tại t2: + − 2. . cosΔφ = sin2 Δφ → = sin2 Δφ (2)
A2 A2 A2 A2
72 36 1 π
Thay (2) vào (1) được: . (1 − cosΔφ) = → cosΔφ = → Δφ = ±
A2 A2 2 3
π 36
Thay Δφ = ± vào (2) tính được A = √ = 4√3 (cm)
3 sin2 Δφ
π x = 6+3 2
Thay x1 = 2√6 cm; Δφ = ± ; A = 4√3 (cm) vào hệ thức lệch pha tổng quát tính ra [x2 = √6 − 3√2
3 2 √ √
2√6 + √6 + 3√2 = 3√6 + 3√2
Vậy x th = x1 + x 2 = [ 2√6 + √6− 3√2 = 3√6 − 3√2

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 12


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

 Chọn B.

 
Câu 37: Đặt điện áp u = 100cos 100t +  (V) vào hai đầu đoạn mạch AM và MB mắc nối tiếp. Đoạn
 12 
mạch AM gồm tụ điện có điện dung C nối tiếp với điện trở R và đoạn MB chỉ có cuộn cảm có điện trở
thuần r và có độ tự cảm L. Biết L = r.RC . Vào thời điểm ban đầu, điện áp giữa hai đầu cuộn cảm bằng
40 3 V thì điện áp giữa hai đầu mạch AM là 30 V. Biểu thức của điện áp giữa hai đầu của AM là
 5   
A. u AM = 50cos 100t −  (V). B. u AM = 50cos 100t −  (V).
 12   4 
   5 
C. u AM = 200cos 100t −  (V). D. u AM = 200cos 100t −  (V).
 4   12 
Hướng dẫn
Cách 1:
L Z  Z 
Ta có: L = rRC  = rR  ZL ZC = rR  L  − C  = −1
C r  R 
⟺ 𝑡𝑎𝑛𝜑𝑀𝐵 . 𝑡𝑎𝑛𝜑𝐴𝑀 = −1
 u 2
  u 
2

 AM  +  MB  = 1
 u AM ⊥ u MB   U 0AM   U 0MB 
 2
 U 0AM + U 0MB = U AB
2 2

 30  2  40 3  2
 +  = 1  U 0AM = 50 V
  U 0AM   U 0MB  
 2  U 0MB = 50 3 V
 U 0AM + U 0MB = 100
2 2

Ta có: U 0AB = U 0AM + U 0MB  U 0AB − U 0AM = U 0MB (*)


Bình phương hai vế (*) ta có:
2
U0AB + U0AM
2
− 2U0AM U0AB cos  = U0MB
2

2
U 0AB + U 0AM
2
− U 0MB
2

 cos  = = 0,5   = 
2U 0AM U 0AB 3

Vì mạch AM chứa R, C nên uAM trễ pha hơn u một góc
3
    
 u AM = 50cos  t + −  = 50cos  t −  (V)
 12 3   4
 Chọn B.

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 13


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

Cách 2:
L Z  Z 
Ta có: L = rRC  = rR  ZL ZC = rR  L  − C  = −1
C r  R 
⟺ 𝑡𝑎𝑛𝜑𝑀𝐵 . 𝑡𝑎𝑛𝜑𝐴𝑀 = −1
 u 2
  u MB 
2

 AM
 +  =1
 u AM ⊥ u MB   U 0AM   U 0MB 
 2
 U 0AM + U 0MB = U AB
2 2

 30  2  40 3  2
 +  = 1  U 0AM = 50 V
  U 0AM   U 0MB  
 2  U 0MB = 50 3 V
 U 0AM + U 0MB = 100
2 2

𝑈0𝑀𝐵 𝜋 𝜋
Có tanα = = √3 → 𝛼 = → uAM trễ pha hơn uAB góc
𝑈0𝐴𝑀 3 3
𝜋 𝜋 𝜋 𝜋
Vậy pha ban đầu của uAM là 𝜑𝐴𝑀 = 𝜑𝐴𝐵 − = − =−
3 12 3 4
Đề xuất hướng nhìn trắc nghiệm:
𝜋
- Loại đáp án A và D vì ở 2 đáp án này thì uAM trễ pha so với uAB mà đã chứng minh được uAM trễn
2
𝜋
pha so với uMB nên u MB cùng pha uAB là vô lý.
2
- Loại đáp án C vì UAM < UAB(cạnh góc vuông < cạnh huyền) → U0AM < U0AB = 100 (V)
 Chọn B.

Câu 38: Chiếu đồng thời hai ánh sáng đơn sắc 𝜆1 = 0,56 𝜇𝑚 (màu lục) và 𝜆2 (màu đỏ) vào hai khe của
thí nghiệm Young. Trên màn quan sát, hai vân tối trùng nhau gọi là vạch tối. Trên đoạn MN trên màn
quan sát có 60 vân sáng và 5 vạch tối, biết tại M và N đều là vạch tối. Bức xạ 𝜆2 có giá trị xấp xỉ
A. 0,72 𝜇𝑚. B. 0,70 𝜇𝑚. C. 0,75 𝜇𝑚. D. 0,67 𝜇𝑚.
Hướng dẫn
Các vân sáng trùng và vân tối trùng (vạch tối) xen kẽ và cách đều nhau.
Trên MN có 5 vạch tối nên giữa hai vân sáng trùng liên tiếp có 14 vân sáng → 𝑘1 + 𝑘2 = 16
Giải thích thêm:
5 vân tối trùng tạo thành 4 khoảng ở giữa, mỗi khoảng có 60/4 = 15 vân sáng gồm 1 vân sáng trùng và
14 vân sáng đơn sắc của 2 bức xạ → xét 2 vân sáng trùng liên tiếp thì ở giữa có 14 vân sáng đơn sắc
𝑘1 𝜆2 𝑎
đơn sắc → = = là phân số tối giản thì a – 1 + b – 1 = 14 → a + b = 16
𝑘2 𝜆1 𝑏
𝑘1 𝜆2 𝑘1 𝜆2 0,64≤𝜆2≤0,76
Với = → = → 𝑘1 = 9 → 𝜆2 = 0,72 𝜇𝑚
𝑘2 𝜆1 16−𝑘1 0,56
 Chọn A.

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 14


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

Câu 39: Một con lắc lò xo gồm một lò xo nhẹ


và một vật nhỏ được treo thẳng đứng tại nơi
có gia tốc trọng trường g = 10 m / s 2 . Dùng
một giá đỡ phẳng nằm ngang nâng vật đến
vị trí lò xo dài tự nhiên, cho giá đỡ chuyển
động thẳng đứng đi xuống với gia tốc có độ
lớn a ( 0  a  10 m / s 2 ) . Khi vật rời khỏi giá
đỡ, vật tiếp tục dao động điều hòa với biên
độ A. Hình vẽ bên là một phần đồ thị chỉ sự
phụ thuộc của A 2 vào a. Biết b − c = 14 cm 2 . Tần số dao động điều hòa của con lắc gần nhất với giá trị
nào sau đây?
A. 11 Hz. B. 1,8 Hz.
C. 12 Hz. D. 1,9 Hz.
Hướng dẫn
• Khi vật chưa rời giá đỡ, nó chịu tác dụng của trọng lực P, phản lực N và lực đàn hồi Fdh . Vật rời
khỏi giá đỡ tại R khi N = 0, khi đó lò xo dãn  :
mg − ma g − a
mg − k = ma   = = 2
k 
2
thỏa mãn: v 0 = 2a = (ag − a 2 )
2
và vận tốc khi đó v0
2

• Sau khi rời giá đỡ, vật dao động quanh vị trí cân bằng O, tại đó lò xo dãn:
mg g
 = = 2  .

0
k
a
Khi đó vật có li độ x =  − = và có vận tốc v 0 .
2
0

• Biên độ dao động A thỏa mãn:


2
(ag − a 2 )
2
 
2
2ga a 2
= 2  + 
v a 2
A2 = x 2 + 0
= −
  
2
2 4 4
• Từ đồ thị ta có, khi a = 4 thì A 2 = b, và khi a = 2 thì A2 = c
và theo đề b – c = 0,0014 ta sẽ tìm được  :
80 16 64
𝑏= 4− 4= 4
{ 𝜔 𝜔 𝜔 ⇒ 28 = 0,0014 ⇒ 𝜔 = 4√ 28 ≃ 11,892𝑟𝑎𝑑/𝑠
40 4 36 𝜔4 0,0014
𝑐= 4− 4= 4
𝜔 𝜔 𝜔
𝜔
⇒ 𝑓 = ≃ 1,893 𝐻𝑧
2𝜋
 Chọn D.

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 15


DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ

Câu 40: Giao thoa sóng cơ với hai nguồn có phương trình 𝑢𝐴 = 𝑢𝐵 = 𝐴𝑐𝑜𝑠𝜔𝑡 (𝑐𝑚). Biết AB = 24 cm.
Xét các điểm M, N nằm trên đường trung trực của AB và đồng pha với 2 nguồn. Hai điểm M, N cách
trung điểm O của AB lần lượt là 8√10 cm và 4√91 cm và trong khoảng M, N còn có 5 điểm dao động
đồng pha với nguồn. Số điểm cực đại đồng pha với nguồn trong khoảng AB (không xét hai điểm A và
B) là
A. 10 B. 11. C. 12 D. 13
Hướng dẫn
ĐK để 1 điểm trên đường trung trực đồng pha với nguồn : d = 𝑘𝜆
2
√𝑂𝑀 2+𝐴𝐵 𝑘𝑀 7 14 21
4
Xét M,N : d M/dN = 2
= = = = =⋯
𝑘𝑁 10 20 30
√𝑂𝑁 2+𝐴𝐵
4
2
𝑑𝑀 √𝑂𝑀 2 +𝐴𝐵
4
Để trong khoảng M,N có 5 điểm đồng pha với nguồn thì kM = 14, kN = 20 → 𝜆 = = = 2𝑐𝑚.
𝑘𝑀 14
AB/𝜆 = 12 → Các cực đại cùng pha với nguồn nằm trong khoảng AB có k = 0 ,  2 ,  4 ,  6 ,  8 ,  10
sẽ đồng pha với nguồn
→ 11 𝐶Đ
 Chọn B.
*** HẾT ***
DIỄN ĐÀN THƯ VIỆN VẬT LÝ
Thầy Phạm Xuân Cương – Tỉnh Hà Tĩnh
Thầy Bùi Xuân Dương – Bình Định
Thầy Trịnh Minh Hiệp – TP Thanh Hóa
Thầy Trần Đình Hùng – Nghệ An
Thầy Phùng Ân Hưng – TPHCM
Thầy Nguyễn Công Lương – Nghệ An
Thầy Lê Hải Nam – TPHCM
BAN BIÊN TẬP Thầy Bùi Lê Phú Quốc – Ninh Thuận
Thầy Hạ Nhất Sĩ – Gia Lai
Thầy Phan Thanh Tâm – Tp Huế
Thầy Đinh Hoàng Minh Tân – TP Cần Thơ
Thầy Hà Văn Thạnh – TPHCM
Cô Hồ La Ngọc Trâm – TP Huế
Thầy Đặng Minh Trì – Quảng Ngãi
Thầy Nguyễn Đình Tuân – Đắk Lắk
Thầy Phùng Ân Hưng – TPHCM
PHẢN BIỆN Thầy Lê Hải Nam – TPHCM
Cô Đỗ Trang – TPHCM
Cô Đinh Thị Anh Xuân – TP Hà Nội
TRÌNH BÀY Điền Quang – Xứ Đàng Trong
Cô Đỗ Trang – TPHCM
Thầy Đặng Minh Trì – Quảng Ngãi
HIỆU ĐÍNH Thầy Đậu Quang Dương – THPT Chuyên Lương Thế Vinh – Đồng Nai

KẾT NỐI CỘNG ĐỒNG – SẺ CHIA TRI THỨC 16

You might also like