Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 18

Trường THCS Đa Phước Tài liệu môn GDCD 9

Bài 12
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA CÔNG DÂN
TRONG HÔN NHÂN
Phần 1: Câu hỏi/Bài tập
A. Bài tập trắc nghiệm
Bài tập 1: Lựa chọn một đáp án đúng nhất (hoặc đúng duy nhất) trong các câu sau:
1. Điều gì là cơ sở quan trọng nhất của hôn nhân ?
a. Sự cho phép của gia đình
b. Sự đầy đủ về vật chất
c. Tình yêu chân chính
d. Đủ tuổi theo quy định của pháp luật
2. Điều nào sau đây không phải là nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở
nước ta ?
a. Tự nguyện, tiến bộ b. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy
c. Một vợ một chồng d. Vợ chồng bình đẳng
3. Quan niệm nào sau đây phù hợp với chế độ hôn nhân tự nguyện tiến bộ ở
nước ta hiện nay?
a. Chỉ lấy vợ (chồng) khi có mai mối đàng hoàng
b. Vợ chồng cùng tuổi ngồi duỗi mà ăn
c. Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử
d. Giàu trong làng trái duyên không ép.
4. Sự kiện quan trọng nào đánh dấu cuộc sống hôn nhân?
a. Làm lễ cưới b. Lễ đính hôn
c. Nhận lời cầu hôn d. Kết hôn
5. Quan hệ vợ chồng là quan hệ được hình thành dựa trên cơ sở cơ bản là:
a. Tình yêu và được pháp luật công nhận
b. Pháp luật và gia đình công nhận
c. Tình yêu và con cái
d. Tình cảm và trách nhiệm
Bài tập 2: Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao
cho đúng với kiến thức đã học:
- Hôn nhân là sự liên kết đặc biệt giữa(1) .............. trên nguyên tắc
(2) ............., tự nguyện, được Nhà nước công nhân, nhằm chung sống lâu dài và
xây dựng một gia đình hòa thuận, hạnh phúc.

1
Trường THCS Đa Phước Tài liệu môn GDCD 9

1.a. hai người b. hai gia đình


b. một nam và một nữ d. hai nam hoặc hai nữ
2.a. bình đẳng c. công bằng
c. ngang nhau d. bằng nhau
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo, giữa
người theo tôn giáo với không theo tôn giáo, giữa công dân Việt Nam với người
nước ngoài được tôn trọng và được (3) ................... bảo vệ
3.a. chính quyền b. gia đình
c. pháp luật c. xã hội
- Luật Hôn nhân và Gia đình nước ta quy định nam từ (4)……… trở lên, nữ từ
(5) .................. tuổi trở lên mới được kết hôn.
4.a. 17 b.18
c. 19 d. 20
5.a. 17 b.18
c. 19 d. 20
Bài tập 3: Hãy nối mỗi ô (a,b,c...) ở cột I với một ô (a,b,c,...) tương ứng ở cột II để
có được đáp án đúng:
I II
a. Gia đình a. là quan hệ vợ chồng sau khi đã kết hôn
b. Hôn nhân b. là một cộng đồng người dựa trên quan hệ hôn nhân và quan
hệ huyết thống.
c. Tảo hôn c. là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định
của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn
d. Kết hôn d. là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả hai bên chưa
đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật.
Bài tập 4: Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột
tương ứng:
Phương án lựa chọn Đúng Sai
1. Lấy người mình yêu chứ không lấy người yêu mình
2. Dù gái hay trai chỉ hai là đủ
3. Chồng em áo rách em thương, chồng người áo gấm xông
hương mặc người
4. Tình yêu và hôn nhân hoàn toàn là công việc riêng tư của mỗi
người
5. Những người cùng giới tính được pháp luật tạo điều kiện kết
hôn và xây dựng cuộc sống gia đình tiến bộ
2
Trường THCS Đa Phước Tài liệu môn GDCD 9

Bài tập 5: Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột
tương ứng:
Phương án lựa chọn Đúng Sai
1. Lấy người yêu mình chứ không lấy người mình yêu
2. Trăm con gái không bằng một con trai
3. Nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như
vợ chồng thì pháp luật không công nhận là vợ chồng.
4. Trong gia đình người vợ có trách nhiệm chính trong nội trợ
và chăm sóc con cái
5. Con nuôi và con đẻ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau trong
gia đình.
B. Bài tập tự luận
Bài tập 1: Câu hỏi trong phần gợi ý của bài học
a) Em suy nghĩ gì về tình yêu và hôn nhân trong những trường hợp trên?
b) Em quan niệm thế nào về tình yêu, về tuổi kết hôn, về trách nhiệm của vợ và
chồng trong đời sống gia đình.
Bài tập 2: Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Giải thích vì sao em đồng ý
hoặc không đồng ý.
a) Kết hôn khi nam, nữ đủ tuổi 18 trở lên;
b) Cha mẹ có quyền quyết định về hôn nhân của con;
c) Lấy vợ, lấy chồng là việc của đôi nam nữ, không ai có quyền can thiệp;
d) Kết hôn do nam nữ tự nguyện quyết định, trên cơ sở tình yêu chân chính;
đ) Kết hôn khi nam từ 20 tuổi, nữ từ 18 tuổi trở lên;
e) Trong gia đình, người chồng là người quyết định mọi việc;
g) Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ hướng dẫn cho con tron việc chọn bạn đời;
h) Không nên yêu sớm vì có thể sẽ dẫn đến kết hôn sớm;
i) Kết hôn sớm và mang thai sớm sẽ có hại cho sức khoẻ của cả mẹ và con;
k) Gia đình chỉ có hạnh phúc khi được xây dựng trên cơ sở tình yêu chân
chính;
l) Lấy vợ, lấy chồng con nhà giàu mới có hạnh phúc;
m) Nếu vợ chồng bình đẳng thì sẽ không có trật tự trong gia đình.
Bài tập 3:
Học hết trung học phổ thông, Lan đang ở nhà chờ xin việc thì gặp và yêu Tuấn,
cũng đang không có việc làm. Khi hai người xin cha mẹ cho kết hôn thì hai bên gia
đình đề khuyên Lan và Tuấn hãy thư thả, bao giờ có việc làm thì hãy xây dựng gia

3
Trường THCS Đa Phước Tài liệu môn GDCD 9

đình, nhưng Lan và Tuấn không đồng ý, cứ thúc ép cha mẹ. Cuối cùng, hai gia đình
phải chấp thuận cho Lan và Tuấn kết hôn.
Theo em, ý kiến của gia đình Lan và Tuấn là đúng hay sai? Vì sao?
Bài tập 4:
Anh Đức và Chi Hoa là con bác, con chú ruột nhưng họ yêu nhau. Gia đình và
họ hàng hai bên khuyên can, ngăn cản, nhưng họ vẫn kiên quyết lấy nhau vì họ cho
rằng họ có quyền tự do lựa chọn, không ai có quyền ngăn cản.
- Theo em, lí do “tự do lựa chọn” của anh Đức và chị Hoa có đúng không? Vì
sao?
- Nếu anh Đức và chị Hoa cứ cố tình lấy nhau thì cuộc hôn nhân của họ có hợp
pháp không? Vì sao?
Bài tập 5:
Bình mới 16 tuổi nhưng mẹ Bình đã ép gả cho một người nhà giàu ở xã bên.
Bình không đồng ý thì bị mẹ đánh và cứ tổ chức cưới, bắt Bình về nhà chồng.
- Việc làm của mẹ Bình là đúng hay sai? Vì sao?
- Cuộc hôn nhân này có được pháp luật thừa nhận không? Vì sao?
- Bình có thể làm gì để thoát khỏi cuộc hôn nhân đó?
Bài tập 6:
Khi lấy anh Phú, chị Hoà đang là giáo viên tiểu học. Lấy nhau một thời gian thì
anh Phú được cử làm phụ trách trạm bơm nước của xã nên không có thời gian
chăm lo công việc đồng áng. Anh nghe theo bố mẹ, bắt chị Hoà phải bỏ nghề dạy
học để về làm ruộng. Chị Hoà không đồng ý thì anh Phú dọa sẽ li hôn với chị.
Căn cứ vào quy định của pháp luật về hôn nhân, em hãy nêu nhận xét của mình
về việc làm của anh Phú.
Bài tập 7:
Hiện nay, trong một số gia đình có tình trạng chồng ngược đãi, đánh đập hành
hạ vợ. Trước tình trạng đó, nhiều người cho rằng đó là chuyện bình thường, là việc
riêng của vợ chồng, gia đình người ta, không nên can thiệp.
Em có tán thành quan niệm đó không? Vì sao?
Phần 2: Nội dung bài học
I. Đặt vấn đề: SGK
II. Nội dung bài học:
1. Hôn nhân là gì?
- Là sự liên kết đặc biệt giữa một nam và một nữ trên nguyên tắc bình đẳng, tự
nguyện, được nhà nước thừa nhận;
4
Trường THCS Đa Phước Tài liệu môn GDCD 9

- Nhằm chung sống lâu dài và xây dựng gia đình hòa thuận, hạnh phúc.
2. Những quy định của nước ta về hôn nhân
a) Nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân ở Việt Nam
- Tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình đẳng;
- Hôn nhân giữa công dân Việt Nam thuộc các dân tộc, các tôn giáo; giữa
người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo; giữa công dân Việt Nam
với người nước ngoài được pháp luật tôn trọng và bảo vệ;
- Vợ chồng có nghĩa vụ thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
b) Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong hôn nhân:
- Kết hôn:
 Nam từ đủ 20 tuổi trở lên
 Nữ từ đủ 18 tuổi trở lên
 Không vi phạm những điều pháp luật cấm ( Luật HN và GĐ)
- Quan hệ vợ chồng
 Bình đẳng, có nghĩa vụ và quyền ngang nhau về mọi mặt;
 Tôn trọng danh dự, nhân phẩm và nghề nghiệp của nhau.
3. Trách nhiệm của công dân và học sinh
- Có thái độ thận trọng, nghiêm túc trong tình yêu và hôn nhân;
- Không vi phạm qui định của pháp luật về hôn nhân.
…………………………………………………………………………………...
Bài 13
QUYỀN TỰ DO KINH DOANH VÀ NGHĨA VỤ
ĐÓNG THUẾ
Phần 1: Câu hỏi/Bài tập
A. Bài tập trắc nghiệm
Bài tập 1: Lựa chọn một đáp án đúng nhất (hoặc đúng duy nhất) trong các câu sau:
1. Phần thu nhập mà công dân và các tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân
sách nhà nước để cho tiêu cho những công việc chung được gọi là gì?
a. Tiền lương b. Tiền công
c. Thuế d. Lãi suất
2. Mục đích cơ bản của hoạt động kinh doanh là gì?
a. Mở rộng thị trường b. Phát triển thương hiệu
c. Tận dụng được thế mạnh của địa phương d. Thu lợi nhuận

5
Trường THCS Đa Phước Tài liệu môn GDCD 9

3. Doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp được gọi là gì?
a. Doanh nghiệp tư nhân b. Doanh nghiệp Nhà nước
c. Công ty cổ phần d. Công ty hợp doanh
Bài tập 2: Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao
cho đúng với kiến thức đã học:
- (1)……… là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục
đích thu lợi nhuận.
1. a. Buôn bán b. Nhập khẩu
c. Xuất khẩu d. Kinh doanh
- Thuế là một phần trong (2) ................ mà công dân và tổ chức kinh tế có
nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước để cho tiêu cho những công việc chung
2.a. thu nhập b. tiền lương
c. tiền công d. lợi nhuận
Bài tập 3: Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột
tương ứng:
Phương án lựa chọn Đúng Sai
1. Quyền tự do kinh doanh nghĩa là mọi công dân có quyền tự
do lựa chọn hình thức kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh
doanh.
2. Thuế chỉ có tác dụng dùng để chi tiêu cho những công việc
chung
3. Kinh doanh nên hướng tới những mặt hàng siêu lợi nhuận và
phải sử dụng tất cả những thủ đoạn nhằm đạt được mục đích
4. Công dân chỉ được kinh doanh mặt hàng ghi trong giấy phép
kinh doanh
5. Thu nhập từ trúng thưởng xổ số hay trong những chương
trình khuyến mại cũng phải nộp thuế thu nhập cá nhân
B. Bài tập tự luận
Bài tập 1: Câu hỏi trong phần gợi ý của bài học
a) Những hành vi như thế nào là vi phạm quy định của Nhà nước về kinh
doanh?
b) Em hiểu thế nào về quyền tự do kinh doanh?
c) Theo em, tại sao Nhà nước ta lại quy định các mức thuế suất chênh lệch
nhau nhiều như vậy đối với các mặt hàng?
Bài tập 2:
6
Trường THCS Đa Phước Tài liệu môn GDCD 9

Em đồng ý hay không đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Hãy giải thích vì
sao em đồng ý hoặc không đồng ý.
a) Kinh doanh là quyền tự do của mỗi người, không ai có quyền can thiệp;
b) Công dân có quyền tự do kinh doanh bất cứ nghề gì, hàng gì;
c) Kinh doanh phải theo đúng quy định của pháp luật;
d) Buôn bán nhỏ thì không cần phải kê khai;
đ) Đóng thuế là đóng góp phần xây dựng đất nước;
e) Buôn bán phải đúng số lượng và mặt hàng đã kê khai.
Bài tập 3:
Trong giấy phép kinh doanh của bà H có 8 loại hàng, nhưng ban quản lý thị
trường kiểm tra thấy trong của hàng của bà có bán tới 12 loại hàng. Theo em, bà H
có vi phạm quy định về kinh doanh không? Nếu có thì đó là vi phạm gì?
Phần 2: Nội dung bài học
I. Đặt vấn đề:
Đọc và tìm hiểu thông tin SGK
1. Hành vi kinh doanh của X mang tính chất lừa đảo - Vi phạm pháp luật về kinh
doanh ( Sản xuất buôn bán hàng giả )
2. Trong kinh doanh nhà nước phải quy định mức thuế chênh lệch như vậy:
- Nhằm cân đối CUNG và CẦU.
- Hạn chế kinh doanh những hàng xa xỉ, không cần thiết đối với đời sống nhân dân.
- Khuyến khích phát triển những ngành, mặt hàng cần thiết trong nhân dân.
II. Nội dung bài học:
1. Thế nào là quyền tự do kinh doanh?
- Kinh doanh là hoạt động sản xuất, dịch vụ và trao đổi hàng hóa nhằm mục đích
thu lợi nhuận.
- Quyền tự do kinh doanh là quyền của công dân được lựa chọn hình thức tổ chức
kinh tế, ngành nghề và quy mô kinh doanh.
- Tự do kinh doanh phải đúng quy định của pháp luật và sự quản lí của Nhà nước.
2. Thuế là gì?
- Là một phần thu nhập mà công dân và tổ chức kinh tế có nghĩa vụ nộp vào ngân
sách nhà nước để chi tiêu cho những việc chung.
- Thuế có tác dụng:
+ Ổn định thị trường;
+ Điều chỉnh cơ cấu kinh tế;
+ Đảm bảo phát triển kinh tế theo đúng định hướng của Nhà nước.
7
Trường THCS Đa Phước Tài liệu môn GDCD 9

3. Trách nhiệm của công dân:


- Tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện quyền và nghĩa vụ về kinh
doanh và thuế.
- Đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh và thuế.
…………………………………………………………………………………...
Bài 14
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ LAO ĐỘNG CỦA CÔNG DÂN
Phần 1: Câu hỏi/Bài tập
A. Bài tập trắc nghiệm
Bài tập 1: Trong các quyền sau, quyền nào là quyền lao động?
a) Quyền được thuê mướn lao động;
b) Quyền mở trường dạy học, đào tạo nghề;
c) Quyền sở hữu tài sản;
d) Quyền được thành lập công ti, doanh nghiệp;
đ) Quyền sử dụng đất;
e) Quyền tự do kinh doanh
Bài tập 2: Em hãy xác định ai là người có hành vi vi phạm Luật Lao động trong
các trường hợp dưới đây (người lao động hay người sử dụng lao động):
Người
Người
Hành vi vi phạm sử dụng
lao động
lao động
a) Thuê trẻ em 14 tuổi làm thợ may công nghiệp
b) Đi xuất khẩu lao động chưa hết thời hạn đã bỏ việc, trốn
ở lại nước ngoài
c) Không trả công cho người thử việc
d) Kéo dài thời gian thử việc
đ) Không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc
e) Tự ý bỏ việc không báo trước
f) Nghỉ việc dài ngày không có lí do
g) Không trả đủ tiền công theo thoả thuận
h) Không cung cấp trang, thiết bị bảo hộ lao động cho
người làm việc trong môi trường độc hại như đã cam kết
trong hợp đồng lao động
i) Tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp
đồng

8
Trường THCS Đa Phước Tài liệu môn GDCD 9

Bài tập 3: Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao
cho đúng với kiến thức đã học:
- (1)………là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải vật
chất và cá giá trị tinh thần cho xã hội.
1. a. Lao động b. Nghệ thuật
c. Tôn giáo d. Pháp luật
- (2) .................. là sự thỏa thuận giữa những người lao động và người sử
dụng lao động về việc làm có trả công, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của
mỗi bên trong quan hệ lao động.
2. a. Thuê mướn nhân công b. Thỏa ước lao động tập thể
c. Hợp đồng lao động d. Giao ước lao động
- Cấm nhận trẻ em chưa đủ (3) .................. Cấm sử dụng người lao động dưới
(4) ................. tuổi làm những công việc nặng nhọc hoặc tiếp xúc với chất độc hại
3. a. 14 b. 15
c. 16 d. 17
4. a. 17 b. 18
c. 19 d. 20
- Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập, không bị pháp luật cấm đều
được thừa nhận là (5)…….
a. lao động b. công chức
c. công nhân d. việc làm
Bài tập 4: Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột
tương ứng:
Phương án lựa chọn Đúng Sai
1. Giải quyết việc làm, bảo đảm cho mọi người trong xã hội đều
có việc làm là trách nhiệm của Nhà nước, của các doanh nghiệp
và của toàn xã hội.
2. Lao động không phải là quyền mà là nghĩa vụ của mỗi công
dân đối với đất nước
3. Trẻ em cần lao động kiếm tiền, góp phần nuôi dưỡng gia đình
4. Mọi hoạt động tạo ra việc làm, thu hút lao động đều được
Nhà nước khuyến khích
5. Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia
đình
Bài tập 5: Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột
tương ứng:
9
Trường THCS Đa Phước Tài liệu môn GDCD 9

Phương án lựa chọn Đúng Sai


1. Lao động là hoạt động quan trọng nhất trong việc đảm bảo
cho sự tồn tại và phát triển của xã hội
2. Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí và không phải làm

3. Nhà nước chỉ tạo điều kiện cho cá nhân trong nước phát triển
sản xuất kinh doanh để giải quyết việc làm cho người lao động
4. Lao động lao động trí óc bao giờ cũng được coi trọng hơn lao
động chân tay
5. Kết quả của lao động có thể là sản phẩm có giá trị vật chất
hoặc có giá trị tinh thần
B. Bài tập tự luận
Bài tập 1: Câu hỏi trong phần gợi ý của bài học
a) Em hãy cho biết suy nghĩ của mình về việc làm của ông An.
b) Bản cam kết giữa chị Ba và Giám đốc Công ti trách nhiệm hữu hạn Hoàng
Long có phải là hợp đồng lao động không?
c) Chị Ba có thể tự ý thôi việc được không? Như vậy có phải là vi phạm hợp
đồng lao động không?
Bài tập 2:
Theo em, trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng? Vì sao?
a) Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí và không phải làm gì;
b) Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình;
c) Trẻ em cần lao động kiếm tiền, góp phần nuôi dưỡng gia đình;
d) Học nhiều cũng chẳng để làm gì, cứ làm ra nhiều tiền là tốt nhất;
đ) Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình;
e) Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy nên không phải tham gia lao động.
Bài tập 3:
Hà, 16 tuổi, học hết lớp 9, do nhà đông em, gia đình khó khăn, Hà muốn có
việc làm để giúp đỡ bố mẹ. Theo em, Hà có thể tìm việc bằng cách nào trong các
cách sau đây ?
a) Xin vào biên chế, làm việc trong cơ quan nhà nước;
b) Xin làm hợp đồng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh;
c) Nhận hàng của cơ sở sản xuất về làm gia công;
d) Vay tiền ngân hàng để lập cơ sở sản xuất và thuê lao động.
Bài tập 4:

10
Trường THCS Đa Phước Tài liệu môn GDCD 9

Cô giáo mới tốt nghiệp trường sư phạm và về giảng dạy trường trung học cơ
sở. Buổi đầu vào lớp, làm quen với học sinh:
- Các em hãy cho biết cha mẹ các em làm nghề gì ?
Đề tài thật hấp dẫn, em nào cũng hào hứng.
- Thưa cô, bố mẹ đều là công nhân nhà máy điện ạ !
- Thưa cô, bố em là kỹ sư nông nghiệp, mẹ em là giáo viên ạ !
Đến lượt em Mai, cũng như các bạn, em nói rất hồn nhiên:
- Thưa cô, bố mẹ em đều là công nhân vệ sinh ạ !
Trong lớp bỗng rộ lên những tiếng cười. Hà ngơ ngác nhìn các bạn rồi như
hiểu ra, mặt Mai đỏ bứng, mắt rơm rớm. Cô giáo nhìn cả lớp với ánh mắt nghiêm
nghị rồi đến bên, đặt tay lên vai Mai, âu yếm:
- Cảm ơn bố mẹ em, những người lao động đã giúp cho thành phố của chúng ta
luôn sạch và đẹp. Không co nghề nào là tầm thường, chi có những kẻ lười biếng, vô
công rồi nghề mới đáng xấu hổ.
Em có nhận xét gì về thái độ của các bạn đã cười chế nhạo và sự ứng xử của cô
giáo trong tình huống trên ?
I. Đặt vấn đề: HS tự tìm hiểu
II. Nội dung bài học:
1. Lao động là gì? (HS tự đọc và tìm hiểu)
2. Lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân.
a. Lao động là quyền của công dân:
Công dân có quyền tự do:
- Sử dụng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm;
- Lựa chọn nghề nghiệp có ích cho xã hội, đem lại thu nhập cho bản thân và
gia đình.
b. Lao động là nghĩa vụ của công dân:
- Lao động là phương tiện để tự nuôi sống bản thân và gia đình;

- Góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội, duy trì và phát
triển đất nước.

3. Trách nhiệm của Nhà nước:


- Tuyên truyền, vận động gia đình, xã hội thực hiện quyền và nghĩa vụ về kinh
doanh và thuế.
- Đấu tranh với những hiện tượng tiêu cực trong kinh doanh và thuế.

11
Trường THCS Đa Phước Tài liệu môn GDCD 9

...................................................................................................................................
Bài 15
VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM
PHÁP LÍ CỦA CÔNG DÂN
Phần 1: Câu hỏi/Bài tập
A. Bài tập trắc nghiệm
Bài tập 1: Lựa chọn một đáp án đúng nhất (hoặc đúng duy nhất) trong các câu sau:
1. Cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí là gì?
a. Tội phạm b. Bị cáo
c. Bản án d. Vi phạm pháp luật
2. Tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật nguy hiểm cho xã hội, được quy định
trong bộ luật nào?
a. Luật dân sự b. Luật hình sự
c. Luật đất đai d. Luật hành chính
3. Hình phạt nghiêm khắc nhất trong hệ thống pháp luật Việt Nam được quy
định trong bộ luật nào?
â. Luật dân sự b. Luật đất đai
c. Luật hình sự d. Luật hành chính
4. Biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước nhằm tước bỏ hoặc
hạn chế quyền, lợi ích của người phạm tội là
a. cưỡng chế b. chế tài
c. hình phạt d. phạt tù
5. Hành vi đi xe gắn máy, chạy quá tốc độ quy định và vượt đèn đỏ đã vi phạm
pháp luật loại gì?
a. Hình sự b. Hành chính
c. Dân sự d. Kỷ luật
Bài tập 2: Em hãy xác định các hành vi sau đây vi phạm pháp luật gì (hành chính,
hình sự, dân sự) hay vi phạm kỉ luật.

Vi phạm Vi phạm Vi phạm Vi


Hành vi pháp luật pháp luật pháp luật phạm kỉ
hành chính hình sự dân sự luật
a. Thực hiện không đúng các quy

12
Trường THCS Đa Phước Tài liệu môn GDCD 9

định trong hợp đồng thuê nhà


b. Giao hàng không đúng chủng
loại, mẫu mã trong hợp đồng mua
bán hàng hoá
c. Trộm cắp tài sản của công dân
d. Lấn chiếm vỉa hè, lòng đường
đ. Giở tài liệu xem trong giờ kiểm
tra
e. Vi phạm nội quy an toàn lao
động trong xí nghiệp
g. Đi xe máy 70 phân phối không
có giấy phép lái xe

Bài tập 3: Lựa chọn đáp án đúng nhất để điền vào những chỗ trống dưới đây sao
cho đúng với kiến thức đã học:
- (1)……… là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực pháp lý thực
hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
1 a. Phạm tội b. Phạm pháp
c. Vi phạm pháp luật d. Phạm nhân
- Vi phạm pháp luật hành chính là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm đến
(2)……… mà không phải là (3)………
2. a. tính mạng của công dân b. chỗ ở của công dân
c. nội quy của cơ quan d. các quy tắc quản lý của Nhà nước
3. a. bị cáo. b. phạm pháp
c. phạm nhân d. tội phạm
- (4)……… là khả năng nhận thức, điều khiển được việc làm của mình, được
tự do lựa chọn cách xử sự và chịu trách nhiệm về hành vi đó.
4. a. Năng lực nhận thức b. Năng lực pháp luật
c. Năng lực trách nhiệm pháp lý d. Năng lực dân sự
- Theo quy định của pháp luật dân sự, người chưa thanh niên là người (5)
………
5. a. chưa đủ mười sáu tuổi b. chưa đủ mười bảy tuổi
c. chưa đủ mười tám tuổi d. chưa đủ mười chín tuổi
Bài tập 4: Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột
tương ứng:
Phương án lựa chọn Đúng Sai
13
Trường THCS Đa Phước Tài liệu môn GDCD 9

1. Người dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm pháp lý với
bất cứ loại vi phạm pháp luật nào.
2. Người chưa đủ sáu tuổi thì không có năng lực hành vi dân sự
3. Trẻ em dù có phạm tội nặng đến đâu cũng không phải chịu
trách nhiệm hình sự
4. Đấu tranh với các hành vi, việc làm vi phạm hiến pháp và
pháp luật cũng là trách nhiệm của công dân
5. Người mắc bệnh tâm thàn không phải chịu trách nhiệm về
hành vi của mình
Bài tập 5: Hãy chọn phương án đúng, sai bằng cách đánh dấu (X) vào các cột
tương ứng:
Phương án lựa chọn Đúng Sai
1. Người đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi cũng phải chịu trách nhiệm
về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt
nghiêm trọng.
2. Cảnh cáo được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm
trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ, nhưng chưa đến mức miễn
hình phạt.
3. Tất cả mọi người đủ 16 tuổi trở lên khi thực hiện hành vi
nguy hiểm cho xã hội đều phải chịu trách nhiệm hình sự
4. Mọi cá nhân đều có năng lực trách nhiệm pháp lý
5. Trong các loại vi phạm pháp luật thì vi phạm pháp luật hình
sự là nghiêm trọng nhất
B. Bài tập tự luận
Bài tập 1: Câu hỏi trong phần gợi ý của bài học
a) Em hãy nhận xét các hành vi trên và cho biết người thực hiện từng hành vi
mắc lỗi gì?
b) Những hành vi đó đã gây hậu quả gì?
c) Theo em, người thực hiện hành vi trên sẽ phải chịu trách nhiệm gì đối với
hậu quả gây ra?
Bài tập 2:
Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào không phải chịu trách nhiệm
pháp lí về hành vi của mình? Vì sao?
a) Một người lái xe uống rượu, không làm chủ được tay lái đã đâm vào xe máy
của người đi đường;
b) Một em bé lên 5 tuổi, nghịch lửa làm cháy gian bếp của nhà hàng xóm.

14
Trường THCS Đa Phước Tài liệu môn GDCD 9

Bài tập 4:
Tú (14 tuổi - học sinh lớp 9) ngủ dậy muộn nên mượn xe máy của bố để đi học.
Qua ngã tư gặp đèn đỏ, Tú không dừng lại, phóng vụt qua và chẳng may va vào
ông Ba - người đang đi đúng phần đường của mình, làm cả hai cùng ngã và ông Ba
bị thương nặng.
Hãy nhận xét hành vi của Tú. Nêu các vi phạm pháp luật mà Tú đã mắc và
trách nhiệm của Tú trong sự việc này.
Phần 2: Nội dung bài học
I. Đặt vấn đề: SGK
II. Nội dung bài học:
1. Vi phạm pháp luật:
- Vi phạm pháp luật:
+ Hành vi trái pháp luật
+ Có lỗi
+ Do người có năng lực trách nhiệm pháp lí thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã
hội được pháp luật bảo vệ
- Các loại vi phạm pháp luật:
+ Vi phạm pháp luật hình sự
+ Vi phạm pháp luật hành chính
+ Vi phạm pháp luật dân sự
+ Vi phạm kỉ luật
- Vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lí
2. Trách nhiệm pháp lí:
- Trách nhiệm pháp lí: Là nghĩa vụ đặc biệt mà các cá nhân, tổ chức, cơ quan vi
phạm pháp luật phải chấp hành những biện pháp bắt buộc do nhà nước quy định
- Các loại trách nhiệm pháp lí:
+ Trách nhiệm hình sự
+ Trách nhiệm hành chính
+ Trách nhiệm dân sự
+ Trách nhiệm kỉ luật
3. Trách nhiệm công dân:
- Chấp hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và pháp luật;
- Đấu tranh hành vi, việc làm vi phạm Hiến pháp, pháp luật.
………………………………………………………………………………………
BÀI TẬP ÔN
15
Trường THCS Đa Phước Tài liệu môn GDCD 9

Câu 1: Anh A (18 tuổi) và chị B (16 tuổi) tìm hiểu nhau đã lâu. Họ quyết định đi
đến hôn nhân. Do bận tổ chức lễ cưới nên hai anh chị không đến UBND phường để
đăng kí kết hôn, đám cưới của họ được tổ chức linh đình trước sự chứng kiến đầy
đủ của hai bên gia đình và người thân.
Hỏi: Anh A và chị B có vi phạm pháp luật về hôn nhân không? Vì sao?
Câu 2: Theo đánh giá của Tổ chức Y tế thế giới, Việt Nam là nước có tỷ lệ phá
thai; phá thai ở trẻ vị thành niên, thanh niên cao trong khu vực Ðông - Nam Á cũng
như trên thế giới. Ðặc biệt, nạo phá thai ở tuổi vị thành niên, thanh niên tiềm ẩn rất
nhiều rủi ro, đòi hỏi các ngành liên quan và gia đình cần có những biện pháp ngăn
chặn kịp thời, không để hậu quả đáng tiếc xảy ra. Theo Vụ Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ
em (Bộ Y tế), mỗi năm nước ta có khoảng 250 đến 300 nghìn ca nạo phá thai được
báo cáo chính thức. Trong khi đó, theo số liệu của Hội Kế hoạch hóa gia đình Việt
Nam, khoảng từ 20 đến 30% các ca phá thai là phụ nữ chưa kết hôn và từ 60 đến
70% là sinh viên, học sinh, chủ yếu ở độ tuổi từ 15 đến 19. Trong đó, khoảng 20%
ở độ tuổi vị thành niên. Con số này cho thấy, chúng ta đang là nước đứng thứ năm
trên thế giới và đứng đầu khu vực Ðông - Nam Á về tình trạng nạo phá thai.

Phó Vụ trưởng Sức khỏe Bà mẹ và Trẻ em Ðinh Anh Tuấn cho biết, tỷ lệ sử
dụng các biện pháp tránh thai ở nước ta được duy trì ở mức khoảng 75 đến 79%
trong nhiều năm qua, nhưng tỷ lệ phá thai vẫn cao là do còn nhiều trường hợp
không áp dụng biện pháp tránh thai; có nhu cầu nhưng không được đáp ứng và nhất
là thất bại trong các biện pháp tránh thai. Có những em đã phải trở thành bà mẹ
"bất đắc dĩ" khi mới hơn 10 tuổi và có những em 15 tuổi đã nạo phá thai từ hai lần.
Cá biệt, có những trường hợp phát hiện mang bầu thì thai đã hơn bảy tháng mới
đến phá, nhưng lúc đó đã không thể bỏ thai được nữa... Theo nhiều chuyên gia lĩnh
vực sinh sản, những con số được công bố chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, số liệu
thực tế có thể cao hơn nhiều. Thực tế này khiến bất cứ ai cũng phải giật mình về
tình trạng nạo phá thai đáng báo động ở nước ta và mối nguy hại với thế hệ trẻ.
16
Trường THCS Đa Phước Tài liệu môn GDCD 9

(Theo Báo điện tử Nhân dân.com.vn ngày 10/2/2019)

a) Em có suy nghĩ gì về thông tin trên?


b) Theo em, nguyên nhân nào dẫn đến thực trạng đó?
Câu 3: Nhà nước thu thuế để làm gì? Việc thu thuế có tác dụng gì đối với nền kinh
tế đất nước?
Câu 4: Việc Nhà nước quy định nhiều mức thuế suất khác nhau cho các mặt hàng
nói lên điều gì?
Câu 5: Hãy kể tên một số mặt hàng Nhà nước không cho phép kinh doanh? Vì sao
những mặt hàng này bị cấm kinh doanh?
Câu 6: Tình huống giả sử: Em là một chuyên gia tư vấn đầu tư kinh doanh nổi
tiếng. Một ngày nọ có khách hàng A là một người nước ngoài đến nhờ em tư vấn
hai vấn đề sau:
a) Anh ta muốn mở một siêu thị ở Việt Nam nhưng anh ta không biết cần phải
bán những mặt hàng gì là cho đúng?
b) Anh ta nói rằng ở nước anh ta khi kinh doanh siêu thị thì không cần phải
đóng thuế? Còn ở Việt Nam thì sao?
Bằng những gì đã học em hãy tư vấn để giúp khách hàng của mình kinh
doanh như thế nào là đúng quy định của pháp luật Việt Nam.
Câu 7: Sau khi học xong bài Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. A nói
rằng: “Việc có tham gia lao động hay không là tùy thuộc vào điều kiện kinh tế của
mỗi gia đình. Học sinh con nhà nghèo thì cần lao động, còn học sinh con nhà giàu
thì không cần”.
a) Em có đồng ý với quan điểm của A không? Vì sao?
b) Nêu 2 câu ca dao hoặc tục ngữ nói về lao động.
Câu 8: Nêu một số hành vi vi phạm luật lao động của người lao động và người sử
dụng lao động mà em biết.

17
Trường THCS Đa Phước Tài liệu môn GDCD 9

Câu 9: Em Nguyễn Văn B (16 tuổi) học hết lớp 10 phổ thông. Vì không có điều
kiện tiếp tục đi học nên em có nguyện vọng xin vào làm việc ở một cơ quan xí
nghiệp nhà nước.
Hỏi: Em B có được tuyển dụng vào biên chế ở cơ quan nhà nước không? Vì sao?
………………………………………………………………………………………
Lưu ý: HS ghi Nội dung bài học và làm bài tập phần tự luận vào vở GDCD

18

You might also like