PHẦN 1.6-MÔI TRƯỜNG

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 7

1.

6 PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ, Y TẾ VÀ SỨC ÉP LÊN MÔI TRƯỜNG:

1.6.1 Phát triển dịch vụ và sức ép lên môi trường:

Dịch vụ chiếm vị trí trọng yếu trong nền kinh tế quốc dân. Do đó, nhà nước đã có nhiều
chủ trương, chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động dịch vụ phát triển và không
ngừng khuyến khích đổi mới và cải tiến các hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng ngày càng
tốt hơn nhu cầu sản xuất, tiêu dùng và đời sống dân cư,… Thông qua “Báo cáo tổng kết
thực hiện chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2011 – 2020”, giai đoạn 2011 -
2020, tăng trưởng của ngành dịch vụ ước tính đạt 6,4%/năm, cao hơn tăng trưởng chung
của nền kinh tế (5,9%/năm).

Một trong những lĩnh vực nổi bật của ngành dịch vụ là du lịch đã có bước phát triển rõ rệt
và đạt được những kết quả quan trọng, cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, số lượng
khách quốc tế tăng nhanh, từ 5 triệu lượt năm 2010 lên 18 triệu lượt năm 2019, bình quân
tăng khoảng 15%/năm, đóng góp trực tiếp khoảng 10% GDP.

Biểu đồ: Lượt khách du lịch quốc tế tại Việt Nam từ năm 2011-2019
Lượt khách (Triệu lượt)
20
18 18.09

16 15.50
14
12.92
12
10 10.01
7.89
8 6.74
7.58 7.90
6
4 5.92

2
0
2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019

Tuy nhiên, trong năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã tác động rất nghiêm trọng đến ngành
du lịch và nhiều ngành dịch vụ như giao thông vận tải, hàng không, khách sạn, ăn uống,
giải trí…, số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh.
Thế nhưng, do dịch bệnh được kiểm soát tốt trong nước nên hoạt động thương mại và
dịch vụ tiêu dùng vẫn đạt mức tăng cao trong những tháng cuối năm. Bên cạnh đó, hoạt
động du lịch trong nước đã được khởi động trở lại, mang lại nhiều kết quả tích cực. Cả
năm 2020, lượng khách nội địa đạt 56 triệu lượt, chiếm gần 66% lượng khách nội địa
năm 2019. Công suất sử dụng phòng khách sạn ở nhiều địa phương như ở Đà Lạt, Sầm
Sơn, Sa Pa, Hạ Long, Phú Quốc,...đã đạt tới 30- 50%, thời kỳ cao điểm, cuối tuần lên tới
80 - 90%.

Mặc dù chịu sự ảnh hưởng của dịch bệnh, du lịch Việt Nam hiện nay vẫn duy trì ở mức
ổn định cùng với đó là sự mở rộng quy mô về cơ sở vật chất kỹ thuật dịch vụ du lịch; hệ
thống hạ tầng, lưu trú, vận chuyển, giải trí...Tuy nhiên, điều này đã gây tác động không
nhỏ đến môi trường được thể hiện rõ nét nhất là vấn đề rác thải, nước thải, chất thải độc
hại và vấn đề vệ sinh môi trường từ hoạt động du lịch…

Tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH), đặc biệt là chất thải
nhựa tại một số khu du lịch biển đang ngày càng gia tăng. CTRSH chưa được thu gom,
xử lý đúng quy định, dẫn tới tình trạng ô nhiễm môi trường, nhất là tại một số bãi tắm
ven bờ, gần khu dân cư, nhà hàng, khách sạn… Trong khi ý thức BVMT của người dân
và du khách còn hạn chế, thường xuyên xảy ra tình trạng vứt chất thải, thực phẩm thừa
bừa bãi trên các bãi tắm, gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tiêu cực đến tiềm năng khai
thác du lịch.
Hình: Rất nhiều loại rác xuất hiện trên lối đi vào bãi, “mắc kẹt” trong những hốc đá hay
thậm chí ẩn nấp trong bụi cây hoặc nằm ngay giữa đường đi vào Gềnh đá Nam Ô (Đà
Nẵng)

Nguồn: Internet

Tại nhiều khu vực, do hoạt động du lịch phát triển “nóng” vượt năng lực quản lý hoặc do
nhận thức của những người có trách nhiệm và điều hành còn hạn chế nên các hoạt động
du lịch đã vượt quá khả năng đáp ứng của tài nguyên thiên nhiên và môi trường, gây tình
trạng ô nhiễm cục bộ và nguy cơ suy thoái môi trường về lâu dài, tác động ngược trở lại
quá trình phát triển du lịch.

Điển hình như tại Phú Quốc, theo báo cáo mỗi ngày phát sinh khoảng 150 tấn rác thải
sinh hoạt, những ngày cao điểm có nhiều khách du lịch, số rác thải phát sinh có khi lên
đến 180 tấn. Tuy nhiên, do chưa có nhà máy xử lý rác nào hoạt động nên số rác phát sinh
hằng ngày chỉ được thu gom rồi đưa về bãi rác Ông Lang. Từ tháng 7/2020, rác được đưa
về bãi rác Đồng Cây Sao (xã Cửa Dương). Sau 20 tháng, lượng rác ở bãi rác Đồng Cây
Sao đã lên đến hơn 90.000 tấn, dự kiến không lâu nữa cũng sẽ quá tải như bãi rác Ông
Lang trước đó.

Theo báo cáo của UBND TP.Phú Quốc tại buổi làm việc với đoàn công tác của UBND
tỉnh Kiên Giang về công tác bảo vệ môi trường, xử lý rác thải thì Phú Quốc đang phát
triển mạnh về du lịch, dịch vụ với nhiều điểm đến thu hút du khách.

Tuy nhiên, việc đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội chưa theo kịp nhu cầu phát triển,
đặc biệt là việc chậm triển khai các dự án xử lý rác thải, nước thải đô thị dẫn đến các vấn
đề ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân xung quanh.

Hình: Bãi rác ở xã Cửa Dương, thành phố Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang

Nguồn: Internet

1.6.2 Phát triển y tế và sức ép lên môi trường:

Dân số Việt Nam ngày càng gia tăng, kinh tế cũng phát triển dẫn đến nhu cầu khám và
điều trị bệnh tăng lên, số bệnh nhân cũng tăng theo.
Bảng: Một số chỉ số cơ bản ngành Y tế năm 2013 - 2018

STT Chỉ số Đơn vị 2013 2014 2015 2016 2017 2018

1 Số bác sỹ Người 7.61 7.76 8.02 8.56 8.58 8.67


cho 10000
dân

2 Giường Giường 24.67 25.60 26.50 27.00 29.02 30.10


bệnh bệnh
viện trên
10000 dân

3 Tỷ lệ dân % 70.00 71.00 76.5 81.80 85.35 86.80


số tham gia
BHYT
Nguồn: Niên giám thống kê, Bộ Y Tế (2013-2018)

Thời gian vừa qua, ngành y tế nước ta có bước phát triển đáng kể nhờ ứng dụng thành
công nhiều thành tựu y học hiện đại, quản lý tốt dịch bệnh COVID-19 nguy hiểm, củng
cố mạng lưới y tế các tuyến, góp phần nâng cao an sinh xã hội và từng bước nâng cao
chất lượng sức khỏe người dân.

Theo báo cáo của Bộ Y tế, hiện nay cả nước có gần 50.000 cơ sở khám, chữa bệnh, trong
đó có 1.263 bệnh viện (BV) và 21.048 phòng khám tư nhân.

Ở Việt Nam, mỗi ngày có 120 nghìn m3 nước thải y tế được thải ra, 350 – 400 tấn chất
thải y tế, trong đó, 42 tấn chất thải y tế độc hại cần được xử lý. Nước thải từ các bệnh
viện chưa qua xử lý xả ra môi trường đang là một vấn đề gây bức xúc trong nhân dân các
khu vực lân cận vì nó gây ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước mặt. Thậm chí, nhiều nơi ứ
đọng, thẩm thấu còn ảnh hưởng đến cả mạch nước ngầm. Mỗi ngày, các bệnh viện xả
hàng triệu mét khối nước thải ra môi trường, một phần trong số đó mang theo mầm bệnh
hòa vào dòng chảy mương, máng, sông ngòi qua các khu dân cư.

Theo ước tính, trong một đêm, mỗi giường bệnh thải ra môi trường khoảng 2,5 kg rác
thải, chất thải, trong đó từ 10% đến 15% là loại chất thải độc hại, dễ gây ô nhiễm. Thế
nhưng, khâu quản lý rác thải, chất thải của các cơ sở y tế lại hết sức lỏng lẻo. Hầu hết rác
thải y tế là những mẫu bệnh phẩm chưa được phân theo đúng chủng loại, chưa được khử
khuẩn trước khi thải bỏ, không có nhà lưu chứa hoặc có nhưng không đúng tiêu chuẩn,
trong đảm bảo vệ sinh và có nguy cơ lây nhiễm ra cộng đồng.
Thực tế cho thấy, hầu hết các cơ sở y tế hiện nay chưa quan tâm đúng mức đến việc xử lý
chất thải y tế. Trong số 1.263 bệnh viện (BV), có công trình xử lý nước thải chiếm
53,4%, còn 46,6% hầu như không có.

BV có hệ thống xử lý
53% 47% nước thải

BV không có hệ thống
xử lý nước thải

Biểu đồ: Tỷ lệ BV có hệ thống xử lý rác thải y tế 2020

Đối với chất thải rắn, 90% BV thu gom hằng ngày, 67% BV xử lý bằng lò đốt, than bùn
hoặc công nghệ đốt khác, 32,2% xử lý bằng lò đốt thủ công hoặc chôn lấp trong bệnh
viện.

90%
90%

80%

67%
70%

60%

50%

40% 32.2%
30%

20%

10%

0%

Thu gom hàng ngày Xử lý bằng lò đốt, than Xử lý bằng lò đốt thủ
bùn hoặc công nghệ công
khác

Biểu đồ: Tỷ lệ các BV áp dụng các hình thức xử lý rác thải y tế


2020
Việc sử dụng lò đốt thủ công để xử lý chất thải “nhả khói”, cũng gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng. Các trạm y tế xã hầu như chưa có hệ thống xử lý rác thải, phải chôn lấp.

Trong hầu hết các bệnh viện huyện chất thải y tế được chôn lấp tại bãi công cộng hay
chôn lấp trong khu đất của một số bệnh viện. Trường hợp chôn lấp trong bệnh viện, chất
thải được chôn vào trong các hố đào và lấp đất lên, nhiều lớp đất phủ trên quá mỏng
không đảm bảo vệ sinh. Tại các bệnh viện không có lò đốt tại chỗ, bào thai, nhau thai và
bộ phận cơ thể bị cắt bỏ sau phẫu thuật được thu gom để đem chôn trong khu đất bệnh
viện hoặc chôn trong nghĩa trang tại địa phương. Nhiều bệnh viện hiện nay gặp khó khăn
trong việc tìm kiếm diện tích đất để chôn.

Vật sắc nhọn cũng được chôn lấp cùng với các chất thải y tế khác tại khu đất bệnh viện
hay tại bãi rác công cộng, dễ gây rủi ro cho nhân viên thu gom, vận chuyển chất thải và
cộng đồng.

Hầu hết các bệnh viện, phòng khám tư nhân ở vùng sâu, vùng xa đều không xử lý, hoặc
xử lý qua loa rồi xả thẳng ra môi trường. Nhiều tỉnh, 100% bệnh viện không có hệ thống
xử lý nước thải. Ở nhiều cơ sở y tế, nhà vệ sinh của bệnh nhân không có bể phốt và được
thải ra mà không qua xử lý. Chất thải này có thể rò rỉ trực tiếp vào trong môi trường do
hệ thống ống thoát nước bị hư hỏng. Hầu hết các cơ sở y tế không có đủ ngân sách hoặc
cơ sở vật chất để xử lý loại rác thải này. Một số bệnh viện đã lắp đặt lò đốt chất thải hiện
đại, nhưng hiệu suất hoạt động của lò không cao.

Đối với môi trường, khi chất thải y tế không được xử lý đúng cách (chôn lấp, thiêu đốt
không đúng quy định, tiêu chuẩn) sẽ dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí,
ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người, hệ sinh thái.

You might also like