Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Nguyễn Thị Ngọc Thi_1911231713

Môi trường (Thứ 2,4_Ca 2)


Nhóm 1
Câu hỏi: Diện tích cây xanh tối thiểu quy định ở mỗi đô thị hiện nay là bao
nhiêu? Đô thị đặc biệt TP.HCM có đáp ứng được không và diện tích là bao
nhiêu?

Theo TCVN 9257 : 2012 - Quy hoạch cây xanh sử dụng công cộng trong các đô
thị, cây xanh sử dụng công cộng trong các đô thị được thiết kế quy hoạch gồm 3
loại:

- Cây xanh công viên;

- Cây xanh vườn hoa;

- Cây xanh đường phố;

Trong đó:

Tiêu chuẩn
Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn Tiêu chuẩn
đất cây xanh
đất cây xanh đất cây xanh đất cây xanh
Loại đô thị sử dụng công
công viên vườn hoa đường phố
cộng
(m2/người) (m2/người) (m2/người)
(m2/người)
Đô thị đặc biệt 12-15 7-9 3-3,6 1,7-2,0
Đô thị loại I và
10-12 6-7,6 2,5-2,8 1,9 - 2,2
loại II
Đô thị loại III
9-11 5-7 2 - 2,2 2,0 - 2,3
và loại IV
Đô thị loại V 8-10 4-6 1,6 - 1,8 2,0 - 2,5
- Theo Báo cáo của Tổng cục Môi trường năm 2020:

+ Tỷ lệ trung bình diện tích cây xanh tại Thành phố Hồ Chí Minh khoảng
2m2/người, trong đó diện tích công viên cây xanh chỉ đạt 0,55 m2/người
=> Mật độ cây xanh này không đạt quy chuẩn của đô thị vì theo ước tính, mỗi
người dân đô thị cần diện tích khoảng 10m2 cây xanh để bảo đảm không khí
trong lành cho cuộc sống.

- Mục tiêu đến năm 2030, cây xanh công viên đạt 1m2/người, tỷ lệ trung
bình diện tích cây xanh nâng lên 3-4 m²/người, qua đó, bước đầu cải
thiện cơ bản tình trạng thiếu mảng xanh của thành phố.

Câu hỏi: 1 doanh nghiệp có hành vi gây ô nhiễm môi trường và đưa ra giải
pháp?

Sonadezi Long Thành là thủ phạm gây ô nhiễm rạch Bà Chèo

Diễn biến: Năm 2011, nhiều hộ dân xã Tam An, H.Long Thành (Đồng Nai) đã
gửi đơn đến cơ quan chức năng khiếu nại việc Nhà máy xử lý nước thải
(NMXLNT) của Công ty CP DV Sonadezi đã xả nước thải trực tiếp ra môi
trường.

Theo đó, qua kiểm tra trong các năm 2008, 2009, 2010, cơ quan chức năng đều
phát hiện việc xả thải của nhà máy vượt chuẩn cho phép từ 2 đến dưới 5 lần.
Sau khi Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (C49) Bộ Công an
phát hiện nhà máy có dấu hiệu xả thải sai quy định (ngày 3/8/2011), Sở TN-MT
đã lấy mẫu nước phân tích. Kết quả cho thấy có 3 thông số chưa đạt là độ màu
vượt 2,4 lần, COD vượt 1,5 lần, sắt vượt 1,7 lần.

Hậu quả: Chính nguồn nước thải này đã gây ảnh hưởng đến sản xuất, nuôi
trồng thủy sản và chăn nuôi của các hộ dân. Cụ thể nước thải ảnh hưởng đến
một diện tích rộng lớn gần 114 ha, trong đó:

+ Thủy sản tự nhiên được đánh giá là thiệt hại 100% trong gần 4 năm, kể từ năm
2008 => Hàm lượng các chất hữu cơ được thể hiện thông qua trị số BOD cao
khi thải ra môi trường nước sẽ làm giảm lượng oxi trong nước, gây nguy hại cho
loài thủy sinh và đe dọa đến sức khỏe con người.

+ Về mặt cây trồng được đánh giá ảnh hưởng 100%=> Các chất dinh dưỡng
như N và P lớn, gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa đất đai và nguồn nước nơi
tiếp nhận, tạo điều kiện cho tảo phát triển. Ngược lại, nếu thiếu hụt chất dinh
dưỡng thì chúng dễ bị chết và phân rã, làm cho nguồn nước bị ô nhiễm lần hai.

Giải pháp:

- Đối với quy trình xử lý nước thải:


Hoàn thành việc cải tạo hệ thống xử lý nước thải, bảo đảm nước thải sau xử lý
đạt quy chuẩn môi trường

Lắp đặt thiết bị quan trắc tự động tại cửa xả nhà máy xử lý nước thải tập trung.

Trong giai đoạn xử lý sinh học:

+ Ứng dụng công nghệ xử lý sinh học kỵ khí, có sự tham gia của các vi sinh vật
kị khí để loại bỏ các chất hữu cơ có cấu trúc phức tạp thành đơn giản như CH4 ,
H2S, H2, CO2, NH3..., giảm nồng độ BOD và COD của nước thải.

+ Ứng dụng công nghệ xử lý sinh học hiếu khí Aerotank (Activated – Sludge
Process), có sự tham gia của các vi khuẩn hiếu khí để chuyển các chất hữu cơ
thành CO2 và H2O tiếp tục giảm nồng độ BOD và COD của nước thải.

- Đối với quy định xử phạt các hành vi vi phạm: Chính quyền địa
phương hay các cơ quan có thẩm quyền cần nhanh chóng xác nhận điều
tra ngay khi có trường hợp báo cáo các doanh nghiệp có hành vi gây ô
nhiễm mỗi trường và xử phạt thật nặng những hành vi vi phạm.

You might also like