Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

I.

PHẦN MỞ ĐẦU

Phát triển là xu thế chung của từng cá nhân và cả loài người trong quá trình sống. Giữa
môi trường và sự phát triển có mối quan hệ hết sức chặt chẽ: môi trường là địa bàn và đối
tượng của sự phát triển, còn phát triển là nguyên nhân tạo nên các biến đổi của môi
trường.

Tuy nhiên, hiện tượng ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường, biến đổi khí hậu lại xảy ra
do chính các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội của đất nước đã và đang được thúc đẩy
với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao.

Ô nhiễm môi trường vẫn tiếp tục gia tăng, gây ra nhiều sự cố nghiêm trọng, ảnh hưởng
đến đời sống, sản xuất của người dân. Đồng thời còn gây ra hiện tượng biến đổi khí hậu
ngày càng nhanh, càng phức tạp. Điều này được thể hiện qua các hiện tượng thiên tai bất
thường, thời tiết cực đoan, hạn hán khắc nghiệt... Trong tương lai, biến đổi khí hậu cũng
sẽ khiến cho tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra phức tạp hơn, trên nhiều lĩnh vực, như
ô nhiễm lưu vực sông, ô nhiễm biển, ô nhiễm không khí…

Thực trạng này đã ảnh hưởng rất tiêu cực và nguy hiểm đến mọi mặt của đời sống xã hội.
Do đó, phát triển kinh tế với khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ
môi trường đã trở thành mối quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế. Việc khai thác, sử
dụng tài nguyên và môi trường ở Việt Nam cũng không nằm ngoài thực trạng chung của
thế giới.

Ở Việt Nam, kết quả của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, thu hút các dự
án đầu tư, đã tạo ra ngày càng nhiều việc làm cho người lao động, nhờ đó kinh tế tăng
trưởng, đời sống vật chất và tinh thần của người dân được nâng cao, nhưng cũng kéo theo
đó là sự xuống cấp nghiêm trọng của môi trường.

Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ đã có nhiều nỗ lực trong việc hoàn thiện
chính sách, pháp luật về môi trường, tuy nhiên việc thực thi chính sách, pháp luật chưa
đáp ứng được yêu cầu. Một trong những nguyên nhân chính đó là nhận thức của các cấp
ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và người dân về vấn đề BVMT còn nhiều hạn chế, chưa
hiểu sâu sắc về tác động nguy hại của suy thoái tài nguyên và ô nhiễm môi trường đến
sức khỏe của cộng đồng, ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của đất nước.

Báo cáo chuyên đề “Phát triển kinh tế - xã hội và sức ép lên môi trường” sẽ cung cấp
cho người đọc nhận thấy được bức tranh tổng thể về việc phát triển mọi mặt kinh tế - xã
hội mà hệ quả song song với đó là hiện trạng môi trường suy thoái tại Việt Nam nói
riêng.
II. PHẦN KẾT LUẬN

Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội sẽ không tránh khỏi việc khải thác, sử dụng tài
nguyên dẫn đến ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, để đạt được sự phát triển bền vững,
chúng ta cần phải gắn liền sự nghiệp phát triển kinh tế với công tác bảo vệ môi trường.

Ô nhiễm môi trường đã, đang và sẽ là vấn đề mang tính toàn cầu nếu không đưa ra được
giải pháp hay chiến lược, chính sách cụ thể và phải được thực hiện dựa trên sự phối hợp
của cả chính quyền và nhân dân trong cùng một nỗ lực bảo vệ môi trường. Tuy nhiên,
điều đáng lo ngại là mặc dù đã nhận thức được đầy đủ được tính nghiệm trọng của vấn đề
nhưng không phải con người lúc nào cũng có những bước đi cụ thể và tham gia đầy đù
trong nỗ lực này. Con người đã và đang tàn phá môi trường một cách bừa bãi qua các
hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ sản suất và sinh hoạt của đời sống xã hội, gây nên
hàng loạt các vấn suy thoái môi trường nghiêm trọng mà không hề e sợ rằng một ngày
nào đó chính điều mà mình đã làm sẽ quay lại phá hủy chính bản thân mình.

Con người là tổng thể của tác động hay nói cách khác con người tác động lên mọi vấn đề
bao gồm cả hoạt động phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó, từ những điều đã nói ở
trên, chỉ khi nào con người cảm nhận được sự tác động của môi trường tới sự sống, sự
phát triển của mình và tính cấp bách của việc bảo vệ môi trường thì định hướng phát triển
mới thay đổi, khi đó mâu thuẫn giữa môi trường và phát triển kinh tế - xã hội mới có thể
được giải quyết.

Có thể mất rất lâu nữa tình trạng này mới được cải thiện, nhưng mỗi người chúng ta hãy
luôn tâm niệm và tin tưởng rằng “Chỉ cần ta thực sự nghĩ đến nó thì khó đến mấy chuyện
gì cũng có thể thành sự thật”.

You might also like