Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 15

Họ và Tên: Hàn Nguyên Tuấn

MSSV: 10520159

Lớp: ITEM1.C24

Đề: Tìm hiểu về hoạt động doanh nghiệp liên quan đến tài chính, nhân sự, tổ chức hoặc
marketing của một doanh nnghiệp ABC.

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vinamilk


Giới thiệu: Vinamilk là tên gọi tắt của Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam một công ty sản xuất,
kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa cũng như thiết bị máy móc liên quan tại Việt Nam.

Mã giao dịch trên sàn giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là VNM. Công ty
là doanh nghiệp hàng đầu của ngành công nghiệp chế biến sữa, hiện chiếm lĩnh 75% thị phần sữa
tại Việt Nam. Ngoài việc phân phối mạnh trong nước với mạng lưới 183 nhà phân phối và gần
94.000 điểm bán hàng phủ đều 64 tỉnh thành, sản phẩm Vinamilk còn được xuất khẩu sang nhiều
nước Mỹ, Pháp, Canada, Ba Lan, Đức, khu vực Trung Đông, Đông Nam Á... Sau hơn 30 năm ra
mắt người tiêu dùng, đến nay Vinamilk đã xây dựng được 8 nhà máy, 1 xí nghiệp và đang xây
dựng thêm 3 nhà máy mới, với sự đa dạng về sản phẩm, Vinamilk hiện có trên 200 mặt hàng sữa
tiệt trùng, thanh trùng và các sản phẩm được làm từ sữa.

Tính theo doanh số và sản lượng, Vinamilk là nhà sản suất sữa hàng đầu tại Việt Nam.
Danh mục sản phẩm của Vinamilk bao gồm: sản phẩm chủ lực là sữa nước và sữa bột; sản phẩm
có giá trị cộng thêm như sữa đặc, yoghurt ăn và yoghurt uống, kem và phó mát. Vinamilk cung
cấp cho thị trường một những danh mục các sản phẩm, hương vị và qui cách bao bì có nhiều lựa
chọn nhất.

Theo Euromonitor, Vinamilk là nhà sản xuất sữa hàng đầu tại Việt Nam trong 3 năm kết thúc
ngày 31 tháng 12 năm 2007. Từ khi bắt đầu đi vào hoạt động năm 1976, Công ty đã xây dựng hệ
thống phân phối rộng nhất tại Việt Nam và đã làm đòn bẩy để giới thiệu các sản phẩm mới như
nước ép, sữa đậu nành, nước uống đóng chai và café cho thị trường.

Phần lớn sản phẩm của Công ty cung cấp cho thị trường dưới thương hiệu “Vinamilk”, thương
hiệu này được bình chọn là một “Thương hiệu Nổi tiếng” và là một trong nhóm 100 thương
hiệu mạnh nhất do Bộ Công Thương bình chọn năm 2006. Vinamilk cũng được bình chọn trong
nhóm “Top 10 Hàng Việt Nam chất lượng cao” từ năm 1995 đến năm 2007.

Địa chỉ: 184 - 188 Nguyễn Đình Chiểu, P6, Q3, TP. HCM

Điện thoại:  (84.8) 39 300 358 - 39 305 197

Fax: (84.8) 39 305 206

Website: www.vinamilk.com.vn
Email: vinamilk@vinamilk.com.vn

Về Tổ Chức:

Thời bao cấp (1976-1986)

Năm 1976, lúc mới thành lập, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) có tên là Công ty Sữa – Cà Phê
Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm, sau khi chính phủ quốc hữu hóa ba xí nghiệp tư
nhân tại miền nam Việt Nam: Thống Nhất (thuộc một công ty Trung Quốc), Trường Thọ (thuộc
Friesland), và Dielac (thuộc Nestle)[2].

Năm 1982, công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về bộ công nghiệp thực phẩm và
đổi tên thành xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I . Lúc này, xí nghiệp đã có thêm hai
nhà máy trực thuộc, đó là:

 Nhà máy bánh kẹo Lubico.


 Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp).

Thời kỳ Đổi Mới (1986-2003)

Tháng 3 năm 1992, Xí nghiệp Liên hiệp Sữa – Cà phê – Bánh kẹo I chính thức đổi tên thành
Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) - trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến
sữa và các sản phẩm từ sữa.
Năm 1994, Công ty Sữa Việt Nam (Vinamilk) đã xây dựng thêm một nhà máy sữa ở Hà Nội để
phát triển thị trường tại miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy. Việc xây
dựng nhà máy là nằm trong chiến lược mở rộng, phát triển và đáp ứng nhu cầu thị trường Miền
Bắc Việt Nam.

1996: Liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí Nghiệp Liên
Doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm nhập thành công vào thị
trường Miền Trung Việt Nam.

2000: Nhà máy sữa Cần Thơ được xây dựng tại Khu Công Nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần Thơ,
nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại đồng bằng sông Cửu Long.
Cũng trong thời gian này, Công ty cũng xây dựng Xí Nghiệp Kho Vận có địa chỉ tọa lạc tại: 32
Đặng Văn Bi, Thành phố Hồ Chí Minh.

Thời kỳ Cổ Phần Hóa (2003-Nay)

2003: Công ty chuyển thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Tháng 11). Mã giao dịch trên sàn
giao dịch chứng khoán là VNM.

2004: Mua thâu tóm Công ty Cổ phần sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của Công ty lên 1,590 tỷ
đồng.

2005: Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa Bình Định
(sau đó được gọi là Nhà máy Sữa Bình Định) và khánh thành Nhà máy Sữa Nghệ An vào ngày
30 tháng 06 năm 2005, có địa chỉ đặt tại Khu Công Nghiệp Cửa Lò, Tỉnh Nghệ An.

 Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên Doanh SABMiller
Việt Nam vào tháng 8 năm 2005. Sản phẩm đầu tiên của liên doanh mang thương hiệu
Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007.

2006: Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 19
tháng 01 năm 2006, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà nước có tỷ lệ
nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của Công ty.

 Mở Phòng Khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6 năm 2006. Đây là
phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Phòng khám
cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa và khám
sức khỏe.
 Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm trang trại Bò sữa
Tuyên Quang vào tháng 11 năm 2006, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng 1.400
con. Trang trại này cũng được đi vào hoạt động ngay sau khi được mua thâu tóm.

2007: Mua cổ phần chi phối 55% của Công ty sữa Lam Sơn vào tháng 9 năm 2007, có trụ sở tại
Khu công nghiệp Lễ Môn, Tỉnh Thanh Hóa.
2009: Phát triển được 135.000 đại lý phân phối, 9 nhà máy và nhiều trang trại nuôi bò sữa tại
Nghệ An, Tuyên Quang

2010 - 2012: Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư là 220
triệu USD.

2011: Đưa vào hoạt động nhà máy sữa Đà Nẵng với vốn đầu tư 30 triệu USD.

Về Tài Chính:
Tình hình tài chính của doanh nghiệp

a)Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh
tổng quát tình hình kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán. Qua đó ta
biết được tình hình kinh doanh qua các năm của doanh nghiệp như thế nào, lời hay lỗ, có
tăng trưởng hay không và các số liệu cho ta thấy rõ nhất về các vấn đề này là các khoản
mục về doanh thu, chi phí và lợi nhuận.

Bảng số liệu:

CÔNG TY CP SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ĐVT: Triệu Đồng

KHOẢN MỤC 2008 2009

Tổng doanh thu 8,380,563 10,820,142

Các khoản giảm trừ -171,581 -206,371

Doanh thu thuần 8,208,982 10,613,771

Giá vốn hàng bán -5,610,969 -6,735,062

Lợi nhuận gộp 2,598,013 3,878,709

Doanh thu hoạt động tài chính 264,810 439,936


Chi phí hoạt động tài chính -197,621 -184,828

Chi phí bán hàng -1,052,308 -1,245,476

Chi phí quản lý doanh nghiệp -297,804 -2,929,942

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 1,315,090 2,595,399

Kết quả từ các hoạt động khác

Thu nhập khác 136,903 143,031

Chi phí khác -6,730 -7,072

Phần lỗ trong liên doanh -73,950

Lợi nhuận trước thuế 1,371,313 2,731,358

Chi phí thuế thu nhập hiện hành -161,874 -361,536

Lợi ích thuế thu nhập hoãn lại 39,259 6,245

Lợi nhuận sau thuế 1,248,698 2,376,067

Phân bổ cho:

Cổ đông thiểu số -1,422 375

Cổ đông của công ty 1,250,120 2,375,692

Lãi trên cổ phiếu

Lãi cơ bản trên cổ phiếu bằng VNĐ 3,563 6,769

Phân tích doanh thu, chi phí và lợi nhuận của năm 2008 và 2009:

Khoản mục 2008 2009


Doanh thu 8,208,982 10,613,771

Chi phí 6,837,669 7,882,413

Lợi nhuận 1,371,313 2,731,358

Đồ thị:
12,000,000
10,613,771
10,000,000
8,208,982 7,882,413
8,000,000
6,837,669

6,000,000 2008
2009
4,000,000
2,731,358

2,000,000 1,371,313

0
Doanh thu Chi phí Lợi nhuận

Nhận xét:

Nhìn vào đồ thị, ta thấy các nguồn doanh thu, chi phí và lợi nhuận năm 2009 có sự
gia tăng hơn năm 2008. Ở phần lợi nhuận 2009 ta thấy tỷ lệ của lợi nhuận tăng rất mạnh,
tăng gấp đôi lợi nhuận năm 2008.

Ngoài ra, chi phí qua hai năm 2008 và 2009 ta thấy có sự tăng thêm qua năm
2009, việc tăng chi phí này thi doanh nghiệp cần xem xét lại chi phí của doanh nghiệp vì
sao lại tăng như thế. Từ đó chọn phương pháp tốt để có thể giữ ổn định chi phí.

Bảng số liệu:

CÔNG TY CP SỮA VIỆT NAM (VINAMILK)

Bảng cân đối kế toán ĐVT: Triệu đồng

KHOẢN MỤC 2008 2009

TÀI SẢN

Tài sản ngắn hạn 3,187,605 5,069,157


Tiền và các khoản tương đương tiền 338,645 426,135

Tiền 132,977 376,135

Các khoảng tương đương tiền 205,677 50,000

Đầu tư ngắn hạn 374,002 2,314,253

Đầu tư ngắn hạn 496,998 2,400,760

Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn -122,996 -86,507

Phải thu ngắn hạn 646,385 728,634

Phải thu thương mại 530,149 513,346

Trả trước cho người bán 75,460 139,363

Các khoản phải thu khác 40,923 76,588

Dự phòng phải thu khó đồi -147 -663

Hàng tồn kho 1,775,342 1,311,765

Hàng tồn kho 1,789,646 1,321,271

Dự phong giảm gia hàng tồn kho -14,304 -9,506

Tài sản ngắn hạn khác 53,222 288,370

Chi phí trả trước ngắn hạn 31,460 21,986

Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 19,196 37,399

Thuế thu nhập doanh nghiệp trả trước Nhà nước 226,000

Tài sản ngắn hạn khác 2,566 2,985

Tài sản dài hạn 2,779,354 3,412,879

Phải thu dài hạn 475 8,822

Phải thu khác 475 8,822


Tài sản cố định 1,936,923 2,524,964

Tài sản cố định hữu hình 1,529,187 1,835,583

Nguyên giá 2,618,638 3,135,507

Khấu hao lũy kế -1,089,451 -1,299,924

Tài sản cố định vô hình 50,868 39,241

Nguyên giá 79,416 82,339

Phân bổ lũy kế -28,548 -43,098

Xây dựng cơ bản dở dang 356,868 650,140

Bất động sản đâu tư 27,489 27,489

Nguyên giá 27,489 27,489

Đầu tư dài hạn 570,657 602,479

Đầu tư vào công ty liên kết 23,702 26,152

Đầu tư dài hạn khác 546,955 672,732

Dự phòng giảm giá đầu tư dài hạn -96,405

Tài sản dài hạn khác 243,810 249,125

Chi phí trả trước dài hạn 195,512 194,714

Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 47,276 53,521

Tài sản dài hạn khác 1,022 890

TỔNG TÀI SẢN 5,966,959 8,482,036

NGUỒN VỐN

NỢ PHẢI TRẢ 1,154,432 1,808,931

Nợ ngắn hạn 972,502 1,552,606


Vay ngắn hạn 188,222 13,283

Phải trả thương mại 492,556 789,867

Người mua trả tiền trước 5,917 28,827

Thuế phải nộp Ngân sách Nhà nước 64,187 399,962

Phải trả công nhân viên 3,104 28,688

Chi phí phải trả 144,052 208,131

Các khoản phải trả khác 74,464 83,848

Nợ dài hạn 181,930 256,325

Phải trả thương mại 93,612 116,940

Nợ dài hạn khác 30,000 92,000

Vay dài hạn 22,418 12,455

Dự phòng trợ cấp thôi việc và bảo hiểm thất


nghiệp 35,900 34,930

VỐN CHỦ SỞ HỮU 4,761,913 6,637,739

Vốn chủ sở hữu 4,761,913 6,637,739

Vốn cổ phần 1,752,757 3,512,653

Thặng dư vốn cổ phần 1,064,948

Cổ phiếu ngân quỹ -154

Quỹ đầu tư và phát triển 869,697 1,756,283

Quỹ dự phòng tài chính 175,276 294,348

Quỹ khen thưởng và phúc lợi 96,198 182,265

Lợi nhuận chưa phân phối 803,037 892,344


LỢI ÍCH CỔ ĐÔNG THIỂU SỐ 50,614 35,366

TỔNG NGUỒN VỐN 5,966,959 8,482,036

b) Phân tích kết cấu tài sản

Phân tích cơ cấu tài sản, ngoài việc so sánh tổng số tài sản cuối kỳ với đầu năm
còn phải xem xét tỷ trọng của từng loại tài sản chiếm trong tống số tài sản dễ thấy mức
độ bảo đảm cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Phân tích kết cấu tài sản của năm 2008 và 2009:

2008 2009

KHOẢN MỤC Giá trị % Giá trị %

Tài sản ngắn hạn 3,187,605 53% 5,069,157 60%

Tài sản dài hạn 2,779,354 47% 3,412,879 40%

Tổng tài sản 5,966,959 8,482,036

Đồ thị:

2008

Tài sản ngắn


47% hạn
53% Tài sản dài hạn
2009

Tài sản ngắn


40%
hạn
Tài sản dài hạn
60%

Nhận xét:

Qua biểu đồ ta thấy được có sự chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Ở đây, ta chú tâm vào nguồn tài sản dài hạn, nguồn tài sản này các năm từ 2008 đến 2009
có sự giảm sụt đi. Năm 2009 giảm còn 40% so với năm 2008 thì giảm 7%. Điều này làm
cho doanh nghiệp cần phải có sự xem xét và kiểm tra lại tình hỉnh hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp hiện nay như thế nào, để có thể đưa ra những giải pháp khắc phục và
đẩy mạnh phát triển.

c) Phân tích kết cấu nguồn vốn

Phân tích cơ cấu nguồn vốn, ta thấy nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao
trong tổng số nguồn vốn thì doanh nghiệp có khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và
mức độ độc lập của doanh nghiệp đối với các chủ nợ là cao và ngược lại, nếu công nợ
phải trả chiếm chủ yếu trong tổng số nguồn vốn thì khả năng đảm bảo về mặt tài chính
của doanh nghiệp sẽ thấp.

Phân tích kết cấu nguồn vốn của năm 2008 và 2009:
2008 2009

KHOẢN MỤC Giá trị % Giá trị %

NỢ PHẢI TRẢ 1,154,432 19.51% 1,808,931 21.42%

VỐN CHỦ SỞ HỮU 4,761,913 80.49% 6,637,739 78.58%

TỔNG NGUỒN VỐN 5,916,345 8,446,670

Đồ thị:

2008

19.51%
NỢ PHẢI TRẢ

VỐN CHỦ SỞ
80.49% HỮU
2009

21.42% NỢ PHẢI TRẢ

VỐN CHỦ SỞ
78.58% HỮU

Nhận xét:

Kết hợp bảng số liệu và đồ thị cho ta thấy, nợ mà doanh nghiệp cần phải trả có sự
gia tăng từ năm 2008 sang năm 2009, điều này thể hiện sự chiếm dụng vốn của doanh
nghiệp nhiều. Bên cạnh đó, vốn chủ sở hữu lại có sự đi ngược lại là suy giảm, từ đó cho
ta thấy nguồn đầu tư cho doanh nghiệp ngày càng giảm. Vì vậy doanh nghiệp cần phải
xem xét và ra những biện pháp và chính sách làm tăng vốn chủ sở hữu.

Về Nhân Sự:
Về công tác nhân lực, những năm qua đã tuyển chọn trên 50 con, em cán bộ công ty và học sinh
giỏi qua các kỳ thi tuyển về công nghệ sữa làm nòng cốt lực lượng kế thừa trong tương lai gửi
đào tạo ở nước ngoài. Hơn 100 cán bộ khoa học, kỹ sư được cử đi tiếp thu công nghệ ngắn ngày
trong nước; 12 người theo học các lớp đào tạo giám đốc; 15 cán bộ được đào tạo Lý luận chính
trị cao cấp; 9 cán bộ theo các lớp đào tạo cán bộ Công đoàn. Thực hiện nâng lương, nâng bậc
đúng niên hạn cho CBCNV. Bổ nhiệm 7 giám đốc điều hành, 15 giám đốc đơn vị và 17 giám đốc
chuyên ngành nhà máy, Xí nghiệp, Chi nhánh; 12 giám đốc các Phòng, Trung tâm . Hàng năm
thu nhập bình quân năm sau cao hơn năm trước từ 10 – 20,3%; tổ chức trên 2.000 lao động tham
quan trong và ngoài nước; 10 đợt khám sức khoẻ định kỳ cho tất cả người lao động trong công ty
; tham gia thành phố 5 đợt Hội thao; 2 đợt Hội diễn văn nghệ; các chế độ bảo hiểm Y tế, bảo
hiểm xã hội, học tập nâng cao trình độ chính trị và chuyên môn được đảm bảo đầy đủ .
Về Marketing:
Công ty thực hiện chiến lược chiếm lĩnh 75% thị phần toàn quốc ; mở rộng thị trường trong đó
lấy thị trường nội địa làm trung tâm; Đẩy mạnh và phủ đều điểm bán lẻ trên tất cả mọi vùng, địa
bàn lãnh thổ của cả nước với mạng lưới rất mạnh bao gồm 183 nhà phân phối, 94.000 điểm bán
hàng phủ đều 64/64 tỉnh, thành phố. Đổi mới công tác tiếp thị và các hoạt động Marketing có
hiệu quả. Đối với thị trường ngoài nước, công ty tích cực xúc tiến quan hệ đối ngoại, tìm kiếm
thị trường mới để xuất khẩu đồng thời giữ vững thị trường truyền thống .

Để đẩy mạnh tăng trưởng, công ty chọn hướng đón đầu áp dụng công nghệ mới, lắp đặt các thiết
bị máy móc chế biến hiện đại, tăng công suất chế biến và mở rộng cơ sở sản xuất, phát triển vùng
nguyên liệu nội địa...với tổng vốn đầu tư 5 năm 2005 – 2010 là 4.469 tỷ đồng. Sự đầu tư trên đã
tạo ra năng suất lao động cao, quy mô sản xuất phát triển mạnh góp phần tạo doanh thu lớn, lợi
nhuận cao. Công tác sắp xếp , đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp
theo Nghị quyết Trung ương 3, khoá IX đã được công ty thực hiện và phát huy hiệu quả rõ rệt:
làm tăng thêm hàng ngàn tỷ đồng vào phần vốn ngân sách Nhà nước; cổ tức đảm bảo theo Nghị
quyết của Đại hội đồng cổ đông hàng năm, các ngành nghề kinh doanh được đa dạng hoá. Tiếp
tục thực hiện mô hình hạch toán tập trung nhằm tăng điều kiện hiện đại hoá máy móc thiết bị,
công nghệ. Thành lập các trung tâm tư vấn dinh dưỡng sức khoẻ trên cả nước, khám và cung cấp
sữa miễn phí hàng năm cho hàng ngàn lượt trẻ em, học sinh tiểu học và đối tượng suy dinh
dưỡng. Công tác khoa học công nghệ luôn được coi là mũi nhọn đột phá làm tăng dần chủng loại
qua từng năm. Trong 5 năm nghiên cứu cho ra đời trên 30 sản phẩm mới, xét duyệt nhiều sáng
kiến làm lợi cho Nhà nước hàng trăm tỷ đồng, điển hình như sản phẩm Dielac Anpha 1,2,3; sản
phẩm sữa tươi 100%...

Trong 5 năm, Công ty đã đầu tư khoảng 4.500 tỷ đồng hiện đại hoá máy móc thiết bị, công nghệ
cho sản xuất và xây dựng thêm 2 nhà máy chế biến mới và 2 chi nhánh, xí nghiệp: Nhà máy Sữa
Lam Sơn ( tháng 12/2005); nhà máy Nước giải khát Việt Nam ( 2010); , 01 Chi nhánh Cần Thơ
(1998); Xí nghiệp kho vận Hà Nội ( 2010 ), đồng thời đang xúc tiến xây dựng 2 trung tâm Mega
hiện đại tự động hóa hoàn toàn ở Phía Bắc ( Tiên Sơn ) và phía Nam ( Bình Dương ), 2 Nhà máy
: sữa bột Dielac2 tại Bình Dương và Nhà máy sữa Đà Nẵng. Dự kiến các nhà máy này sẽ đi vào
hoạt động cuối năm 2012. Nhiều dây chuyền tinh chế hiện đại xuất xứ từ các nước công nghiệp
tiên tiến như Mỹ, Đan Mạch, Ý, Đức, Hà Lan...đã được lắp đặt bởi các chuyên gia hàng đầu thế
giới hướng dẫn vận hành và chuyển giao công nghệ đã cho ra đời trên 300 chủng loại sản phẩm
chất lượng cao. Đồng thời với việc trao quyền tự chủ trong sản xuất cho các nhà máy thành viên
đã phát huy năng lực, trí tuệ từ cơ sở chứng tỏ hiệu quả rất lớn trong thời kỳ đổi mới.

You might also like