Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 12

Ba  

Định  Luật  về


Kết  Quả
Viết  lại  Tương  lai  của  Tổ  chức
và  Cuộc  sống  của  Bạn
Tác giả: Steve Zaffron và Dave Logan
Xuất bản: 2009
ISBN: 978-470-19559-8

1/12
LỜI GIỚI THIỆU
Trong môi trường làm việc cũng như ở nhà, khi mọi việc không trôi chảy, mọi người
phải vật lộn không biết nên xử lý phần nào của vấn đề trước. Tuy nhiên cái lý do mà
việc sửa chữa một vấn đề thường không đem lại kết quả như mong muốn là bởi vì
gốc rễ của vấn đề mà khiến cho vấn đề lặp đi lặp lại thì lại không được giải quyết.
Mỗi một vấn đề đều có một tương lai đã viết sẵn cho nó. Ba Định Luật về Kết quả
không viết về việc quản lý sự thay đổi. Cuốn sách này nói về việc viết lại tương lai,
giải quyết các vấn đề, và đạt được kết quả đột phá. Khi Ba Định Luật được áp dụng
vào các tình huống, kết quả làm việc được chuyển hóa lên một cấp độ xa hơn nhiều
cái mà hầu hết mọi người nghĩ là có thể đạt được.

PHẦN I: BA ĐỊNH LUẬT TRONG HÀNH ĐỘNG


Định Luật Thứ Nhất về Kết Quả nói rằng cách thức mọi người hành động tương
quan đến cách thức các tình huống hiện ra cho họ. Nó trả lời câu hỏi “Tại sao
mọi người làm cái việc mà họ làm?”. Zaffron và Logan gợi ý rằng khi một người có
một hành động nào đó, hành động đó hoàn toàn hợp lý đối với họ. Mỗi người đều
tưởng rằng cách thức mọi cái hiện ra cho họ cũng giống như cách thức mọi cái hiện
ra cho người khác. Hai tác giả sử dụng thuật ngữ “hiện ra” để mô tả cách thức một
người trải nghiệm một tình huống. Trải nghiệm này dựa trên quan điểm riêng và quá
khứ của người đó. Điều quan trọng cần lưu ý là các tình huống hiện ra hoàn toàn
khác biệt đối với mỗi người. Không nhận thức được điều này có thể làm cho ta
tưởng như hành động của người khác là điên rồ. Cách thức một tình huống hiện ra
cho một người bao gồm quan điểm của họ về quá khứ (tại sao mọi việc lại diễn ra
như vậy) và về tương lai (mọi việc sẽ đi đến đâu).
Định Luật Thứ Nhất phản biện lại quan điểm thông thường về hành động – có nghĩa
là mọi người làm cái mọi người làm trong một tình huống nào đó là bởi vì một sự
hiểu biết chung về thực tiễn. Trên thực tế, hành động có tương quan chặt chẽ đến
cách thức thế giới hiện ra cho một người, chứ không phải đến việc thế giới thực sự
như thế nào. Khi mọi người liên hệ với nhau cứ như là tất cả mọi người đều giải
quyết với cùng một bộ dữ liệu thực tế, họ đã rơi vào cái mà hai tác giả gọi là ảo
tưởng về hiện thực. Định Luật Thứ Nhất nói rằng cách thức một tình huống hiện ra
cho một người đi đôi với hành động của người đó. Như vậy là có hai thành tố: việc
tạo ra kết quả và cách thức một tình huống hiện ra. Hai thành tố này luôn luôn đi đôi
với nhau trong mọi tình huống, không có ngoại lệ.
Định Luật Thứ Nhất cũng chỉ ra rằng khi cái hiện ra chuyển đổi thì hành động cũng
chuyển đổi theo. Dường như nghe thì có vẻ rất phản trực giác nhưng phần lớn các
nỗ lực thay đổi cuối cùng lại làm củng cố thêm cách thức một tình huống hiện ra.
Nguyên tắc vận hành trong trường hợp này là “điều gì bạn càng kháng cự thì nó
càng tồn tại dai dẳng”. Một số hành động cụ thể có thể thực hiện để áp dụng sức
mạnh của Định Luật Thứ Nhất về Kết Quả bao gồm:
• Nhận biết mối liên hệ giữa việc tạo ra kết quả và cách thức các tình huống hiện
ra cho mọi người. Nhận thấy rằng mối quan hệ này luôn luôn tồn tại.
• Nhìn ra ảo tưởng về hiện thực khi nó xảy ra. Gần như không có ngoại lệ, mọi
người không để ý rằng họ chỉ nhận biết được cách thức các tình huống hiện ra
cho họ mà thôi. Họ nói và hành động như thể họ thấy được đúng bản chất của
sự việc/ sự vật.

2/12
• Tìm những người mà có những
hành động không thể lý giải nổi. Hãy
đặt những câu hỏi mở để tìm hiểu CÁC KHÁI NIỆM CHÍNH
cách thức tình huống hiện ra cho họ Ba Định Luật về Kết Quả cung cấp cho
như thế nào. Tiếp tục tìm hiểu cho người đọc một cơ chế để họ viết lại
đến khi nó trở nên rõ ràng rằng tương lai và cải thiện việc tạo ra kết
hành động của họ là hoàn toàn phù quả. Hai tác giả đã định nghĩa Ba Định
hợp với cách thức tình huống hiện Luật và ba Hệ quả Lãnh đạo như sau:
ra cho họ.
Định Luật Thứ Nhất về Kết Quả: Cách
• Quan sát để thấy rằng các nỗ lực thức con người hành động tương quan
thay đổi một tình huống thường là đến cách thức các tình huống hiện ra
phản tác dụng – tức là làm mạnh cho họ.
thêm, thay vì chuyển đổi cách thức
Hệ quả Lãnh đạo 1: Các nhà lãnh đạo
tình huống hiện ra. có tiếng nói, và trao cho người khác
• Thử suy nghĩ xem nếu có thể làm tiếng nói, trong cách thức các tình
được điều gì đó để thay đổi cách huống hiện ra.
thức các tình huống hiện ra cho mọi Định Luật Thứ Hai về Kết Quả: Cách
người thì sự thay đổi này sẽ có ảnh thức các tình huống hiện ra hình thành
hưởng như thế nào đến việc tạo ra trong ngôn ngữ.
kết quả của mọi người?
Hệ quả Lãnh đạo 2: Các nhà lãnh đạo
Định Luật Thứ Hai về Kết Quả tinh thông môi trường hội thoại.
Nhiều người đã tìm kiếm nhưng không Định Luật Thứ Ba về Kết Quả: Ngôn
thể tìm thấy chìa khóa của việc tạo ra ngữ căn cứ vào tương lai chuyển hóa
kết quả. Zaffron và Logan gợi ý rằng cách thức các tình huống hiện ra cho
phần lớn mọi người đang tìm kiếm chìa mọi người.
khóa của việc tạo ra kết quả trong sự Hệ quả Lãnh đạo 3: Các nhà lãnh đạo
chiếu sáng mà kiến thức mang lại. Tuy lắng nghe cho tương lai của tổ chức.
nhiên, có nhiều thông tin hơn chưa
chắc đã tạo ra những hành động khác. ========
Kết quả là mọi người tìm kiếm chìa Thông tin về tác giả và chủ đề:
khóa của việc tạo ra kết quả ở những
www.threelawsofperformance.com
nơi dễ tìm, hơn là những nơi tối tăm,
không quen thuộc và bị che đậy. Thông tin về quyển sách này và các
sách về kinh doanh khác:
Nếu một cá nhân hoặc một đội ngũ có
thể chuyển đổi cách thức một tình www.josseybass.com
huống hiện ra, hành động mới sẽ theo Các tóm tắt liên quan trong Thư viện
sau. Chìa khóa của việc tạo ra kết quả, BBR:
vì thế, nằm ở việc vận hành phức tạp
Ngôn ngữ Bí mật của sự Lãnh đạo
của cái hiện ra. Định Luật Thứ Hai về
Kết Quả nói rằng cách thức một tình Cách thức các nhà lãnh đạo thôi thúc
huống hiện ra hình thành trong ngôn hành động thông qua tường thuật
ngữ. Ngôn ngữ là phương tiện thông Stephen Denning
qua đó tương lai của một người đã
được viết sẵn. Tuy nhiên, nó cũng là Tiếng nói của Nhà Lãnh đạo
phương tiện mà thông qua đó tương lai Cách thức giao tiếp có thể thôi thúc
cũng có thể được viết lại. Hai tác giả sử hành động và tạo ra kết quả!
dụng thuật ngữ “ngôn ngữ” ở nghĩa Boyd Clarke & Ron Crossland
rộng nhất. Nó không những bao gồm
giao tiếp nói và viết, mà bao gồm cả

3/12
ngôn ngữ cơ thể, những biểu cảm trên khuôn mặt, giọng nói, hình vẽ, tranh ảnh, âm
nhạc, cách ăn mặc, và bất kỳ một hành động nào khác mà có ý nghĩa tượng trưng.
Giải mã ngôn ngữ bắt đầu bằng việc nhận biết rằng bất kỳ một điều gì đó được nói
ra thì các giao tiếp khác cũng đi kèm theo. Hiện tượng này được gọi là “điều không
nói ra nhưng được giao tiếp ra”. Đôi khi người phát ngôn nhận thức được điều
không nói ra, nhưng
thường thì không Dù có thông minh hay hiểu biết đến đâu, chúng ta
như vậy. Liên quan đều rất dễ bị mất kiểm soát bởi điều không được nói
đến việc nâng cao ra – nhất là những điều không nói ra mà chúng ta
kết quả làm việc thì không nhận thức được.
điều không nói ra là
phần quan trọng nhất của ngôn ngữ. Điều không nói ra nhưng được giao tiếp ra bao
gồm những giả định, sự trông đợi, sự thất vọng, sự oán giận, những hối tiếc, những
diễn dịch, tầm quan trọng, và các vấn đề mà hiện ra là mối nguy hiểm.
Một khía cạnh của giao tiếp mà viết nên tương lai của một người mà người đó
không nhận thức được chính là “điều không nói ra và được giao tiếp ra mà không
nhận thức được”. Điều này quyết định và định hình những thông điệp nào là có thể,
không thể, quan trọng, không quan trọng, có liên quan, không liên quan, phù hợp,
không phù hợp, v.v… Khía cạnh không nhận thức được đã khiến phần này của
ngôn ngữ nằm ngoài kiểm soát của con người. Trừ phi một người có thể tác động
đến phần này của ngôn ngữ, tương lai của người này đã được viết sẵn và không
thể thay đổi.
Quy trình bắt đầu bằng việc nhận thức về những điều mọi người đang không nói ra
nhưng đang giao tiếp ra. Điều không nói ra và được giao tiếp ra mà không nhận
thức được sẽ trở thành mớ bòng bong
về ngôn ngữ. Hãy hình dung về những
VỀ TÁC GIẢ mớ bòng bong trong các khoảng không
gian vật lý thì chúng ta sẽ hiểu hơn về
Steve Zaffron là Tổng Giám đốc điều gì xảy ra trong các tình huống mà
Tập đoàn Vanto, một hãng tư vấn mọi người bị giới hạn bởi những nút thắt
có trụ sở ở San Francisco chuyên của ngôn ngữ. Chúng ta thấy những tình
về thiết kế và triển khai các phát huống như vậy rất mệt mỏi, hỗn loạn và
kiến quy mô lớn nhằm nâng cao dang dở. Chìa khóa của việc tạo ra kết
kết quả tổ chức. Zaffron đồng thời quả không phải là thúc đẩy những cuộc
là một lãnh đạo cấp cao và là hội thoại mới về chiến lược hay tái tổ
thành viên HĐQT của Landmark chức trong một không gian đầy ắp
Education nơi ông là người đi đầu những mớ hỗn độn. Việc cần làm lúc
trong việc thiết kế Landmark này là dọn dẹp mớ hỗn độn. Gần như
Forum. trong mọi tình huống, chính cái điều
không nói ra lại là rào cản cho các cá
Dave Logan là Giảng viên Trường
nhân, các nhóm và các tổ chức. Trước
Kinh doanh Marshall thuộc Đại học
khi bất kỳ một cái gì đó mới có thể xảy
Nam California. Ông giảng dạy
ra, mọi người cần làm công việc dọn dẹp
môn Quản lý và Tổ chức trong
về mặt ngôn ngữ giống như chúng ta
chương trình MBA. Ông khởi
xướng hàng chục chương trình dọn dẹp tủ đồ của mình vậy. Điều này có
giáo dục và là đồng sáng lập và nghĩa là chúng ta phải đưa những vấn
điều hành cấp cao của Công ty đề ra ánh sáng để thảo luận, nói ra,
Culture-Sync, một hãng tư vấn nghiên cứu chúng một cách công khai.
quản trị chuyên về thay đổi văn Khi mọi người có thể bàn luận và nói ra
hóa và chiến lược.

4/12
những điều không được nói ra, các khoảng không gian bắt đầu mở ra.
Khi một người lần lượt đi qua các điều không nói ra, Zaffron và Logan chỉ ra rằng có
những thể thức và đối tượng cần phải tìm. Cái đầu tiên là tiếng nói bên trong. Đây là
tiếng nói trong đầu của một người mà liên tục nói về tất cả mọi thứ. Phần lớn thời
gian, tiếng nói bên trong lặp lại những dòng suy nghĩ cũ. Hiếm khi nó nói một cái gì
đó mới mẻ. Thế nhưng nó lại chiếm rất lớn nhận thức của một người. Tiếng nói bên
trong gần như không thể tạo ra bất kỳ một giải pháp mới lạ nào cho những thách
thức về việc tạo ra kết quả.
Một thể thức khác mà phần lớn mọi người không được đào tạo để nhận diện là cái
mà hai tác giả gọi là racket. Nhận thức về racket và chịu trách nhiệm về chúng là
một trong những khía cạnh quan trọng nhất để nâng cao kết quả.
Một racket có bốn thành tố:
1. Một lời than phiền mà tồn tại dai dẳng trong một thời gian.
2. Một kiểu hành vi mà luôn đi kèm với lời than phiền.
3. Một lợi ích nhận được khiến cho lời than phiền tiếp tục tồn tại.
4. Sự trả giá từ hành vi.
Mọi người nói chung nhận thức được về hai thành tố đầu tiên vì lời than phiền và
kiểu hành vi liên quan chặt chẽ với nhau. Lời than phiền khơi gợi ra kiểu hành vi, cứ
lặp đi lặp lại như vậy. Đối với một số người, kiểu hành vi cố hữu đến mức những
người khác nghĩ rằng con người họ là như vậy. Với mỗi lợi ích nhận được thì đều
phải trả giá. Lợi ích và cái giá phải trả đều nằm trong điều không nói ra và không
được nhận thức. Mọi
người sẽ mạnh mẽ Trừ phi mọi người có thể nói ra được tương lai mặc
hơn trong các tình định - tương lai mà đang lái cuộc sống của họ - họ
huống khi họ xác không thể lựa chọn đi theo một hướng khác.
định ra được racket
và nhận ra được
rằng cái mà hạn chế họ có liên quan đến cách thức một tình huống hiện ra cho họ.
Khi một cá nhân thấy được sức mạnh của điều không nói ra, họ sẽ rút ra được hai
nhận thức sâu sắc. Nhận thức thứ nhất: tình huống này thật lố bịch. Nhận thức thứ
hai: điều không nói ra cần được dọn sạch. Việc này được thực hiện bằng cách nói
ra cái điều không được nói ra và giải quyết nó. Bằng việc dọn sạch những điều
không nói ra thì chúng ta sẽ có khả năng để tăng tốc và nâng cao kết quả làm việc.
Định Luật Thứ Ba về Kết Quả
Định Luật Thứ Ba về Kết Quả nói rằng ngôn-ngữ-căn-cứ-vào-tương-lai chuyển
hóa cách thức các tình huống hiện ra cho mọi người. Định Luật Thứ Ba dựa
trên khái niệm căn bản: có hai cách khác nhau để sử dụng ngôn ngữ. Cách thứ nhất
mang tính mô tả - có nghĩa là sử dụng ngôn ngữ để miêu tả hay đại diện cho mọi
thứ như chúng đang là như vậy hoặc đã và đang là như vậy. Ngôn ngữ mô tả có
những hạn chế của nó. Một người không thể sáng tạo một cái gì mới chỉ bằng một
cách đơn giản là mô tả nó đã từng là như vậy hoặc đang là như vậy. Sử dụng ngôn
ngữ mô tả để nói về tương lai sẽ bị giới hạn thành sự tiên đoán dựa trên những
vòng quay quá khứ và thực tiễn hiện tại. Ngôn-ngữ-căn-cứ-vào-tương-lai, còn gọi là
ngôn ngữ sáng tạo, có sức mạnh để tạo ra những tương lai mới, xây dựng tầm
nhìn, và loại bỏ những rào cản mà ngăn chặn mọi người nhìn thấy những khả năng.

5/12
Nó không mô tả một tình huống hiện ra như thế nào. Thay vào đó, nó chuyển hóa
cách thức tình huống hiện ra bằng cách viết lại tương lai.
Một nguyên tắc phổ biến là mọi người sống trong tương lai mà họ thấy là đang tiến
đến với họ, chứ không phải tương lai thực sự họ sẽ đi đến một ngày nào đó. Trừ phi
mọi người làm một điều gì đó cấp tiến để chuyển đổi hướng đi của nó, nếu không
tương lai mà họ đang sống với nó là một tương lai mặc định. Hai tác giả nói đến
tương lai mặc định ở đây không có nghĩa là tương lai không thể tránh được, mà là
cái tương lai mà sẽ xảy ra theo kinh nghiệm của một người, dù họ có suy nghĩ về nó
nhiều hay không. Tương lai mặc định bao gồm những kỳ vọng, nỗi sợ hãi, những hy
vọng, và những tiên đoán của một người, mà tất cả những cái đó thì về bản chất là
dựa trên trải nghiệm trong quá khứ của người đó. Hết lần này đến lần khác, tương
lai mặc định chính là một phỏng chiếu của những gì đã xảy ra trong quá khứ mà
được kể qua ngôn ngữ mô tả. Không có ngôn ngữ sáng tạo, mọi người thường cố
gắng chống chọi với tương lai mặc định, và điều nghịch lý là họ lại làm cho nó càng
có nhiều khả năng xảy ra hơn.
Ngôn-ngữ-căn-cứ-vào-tương-lai xây dựng một tương lai mới thay thế cho cái mà
mọi người thấy đang đến. Nó không chỉnh sửa tương lai mặc định, mà nó thay thế
tương lai mặc định. Tương lai được chuyển đổi từ một tương lai mặc định sang một
tương lai được sáng tạo ra. Trước khi bất kỳ một cái gì có thể được tạo ra, cần phải
có một khoảng không gian trống rỗng. Tương lai mà một người đang sống ở trong
đó phải được làm trống rỗng. Quá trình làm trống rỗng tương lai hay “làm trắng tấm
vải vẽ” có ba bước:
1. Nhận biết rằng cái trói buộc và hạn chế mọi người không phải là những dữ liệu
thực tế, mà chính là ngôn ngữ và cụ thể hơn, là ngôn ngữ mô tả.
2. Biểu đạt ra cái tương lai mặc định và hỏi: “Chúng ta có thực sự muốn điều này là
tương lai của chúng ta không?”
3. Hoàn tất các vấn đề trong quá khứ. Đây có lẽ là bước tạo ra hiệu quả mạnh mẽ
nhất. Hoàn tất một vấn đề có nghĩa là dịch chuyển nó từ tương lai mặc định về
quá khứ. Khi điều đó xảy ra, vấn đề đó không còn kiểm soát hành động của một
người nào đó nữa và nó không còn bóp méo cách các tình huống hiện ra cho
một người nữa.
Một hình thức nữa của ngôn-ngữ-căn-cứ-vào-tương-lai là lời tuyên bố. Tất cả ngôn
ngữ sáng tạo đều dựa trên các hành động nói – có nghĩa là một hành động thực
hiện thông qua ngôn ngữ. Hình thức căn bản nhất của các hành động nói là một lời
tuyên bố mà làm cho một tương lai có thể thành hiện thực. Một tương lai được
tuyên bố ra không phải là một giấc mơ hay hy vọng, mà là một tương lai mà một
người cam kết vào đó. Đầu tư vào bản thân và tự đặt bản thân vào rủi ro là điều cốt
yếu trong việc viết
lại tương lai. Việc Lãnh đạo không thể truyền sức mạnh cho người khác
này được thực hiện để viết lại và hiện thực hóa những tương lai mới khi
bằng cách cam kết,
môi trường hội thoại không toàn vẹn và hoàn tất.
cam kết cũng là một
thể thức khác của
hành động nói.
Sáng tạo một tương lai mới là một bước đi cấp tiến khác hẳn cách các nhà điều
hành thường dùng để dẫn dắt những thay đổi. Khi mọi người nói về chiến lược,
không có gì về mặt căn bản được chuyển đổi. Thêm vào đó, tương lai mặc định vẫn

6/12
như cũ và nó chôn vùi những dự định tốt nhất và các nỗ lực của các nhà điều hành.
Zaffron và Logan gợi ý rằng có ba quy tắc để sáng tạo những tương lai mới.
1. Những tương lai thôi thúc hành động. Sáng tạo một tương lai mới cho một đội
ngũ nhân sự lớn cần một phương thức khác biệt hoàn toàn. Nó bắt đầu bằng
việc thay thế những cuộc hội thoại không tạo ra kết quả bằng các cuộc hội thoại
thúc đẩy một tương lai sống động mà mọi người háo hức biến nó thành hiện
thực. Các nhà lãnh đạo cần phải tìm hiểu xem trong tổ chức đang thiếu những
cuộc hội thoại nào mà nếu được tạo ra và thực hiện sẽ đem lại cho mọi người
những phương thức mới cho hành động.
2. Những tương lai kết nối tất cả mọi người trong quá trình sáng tạo và thực hiện.
Điều khiến cho một nỗ lực nào đó thành công là khi mọi người cảm thấy tương
lai mới đáp ứng được những mối quan tâm của họ. Khi mọi người thấy được
điều này, họ sẽ lôi cuốn nhau để cùng biến tương lai đó thành hiện thực và để
đem lại sự thành công cho từng người.
3. Những tương lai hiện hữu trong giây phút nói ra. Ngôn-ngữ-căn-cứ-vào-tương-lai
không mô tả bất kỳ điều gì trong thực tiễn hiện tại. Thay vào đó, nó tạo ra một
tương lai có thể mà người nói cam kết vào đó trong giây phút họ nói ra.
Hai tác giả phác thảo ra những hành động cụ thể mà các nhà lãnh đạo có thể thực
hiện để xây dựng một tương lai để bản thân họ và những người khác sống trong đó.
Những hành động này bao gồm:
• Cam kết hoàn tất bất kỳ một vấn đề nào mà hiện ra là chưa hoàn tất.
• Nói rõ ra cái tương lai mặc định là gì. Quá khứ nói gì về cái sẽ xảy ra?
• Hỏi: “Chúng ta có thực sự muốn cái tương lai mặc định này không?”
• Nếu không, hãy bắt đầu nghiên cứu xem tương lai nào sẽ thôi thúc mọi người
hành động, hãy giải quyết những mối quan tâm của tất cả mọi người tham gia,
và hãy chân thực trong giây phút nói ra.
• Khi có người không đồng thuận với tương lai, hỏi xem đề nghị ngược lại của họ
là gì.
• Tiếp tục quá trình cho đến khi tất cả mọi người đồng thuận. Điều này xảy ra khi
mọi người thấy “tương lai này đại diện cho tôi” và họ cam kết vào tương lai đó.

PHẦN II: VIẾT LẠI TƯƠNG LAI CỦA SỰ LÃNH ĐẠO


Sự lãnh đạo mà hình thành từ Ba Định Luật về Kết Quả có sức mạnh để viết lại
tương lai của một tổ chức. Mỗi Định Luật về Kết Quả có một hệ quả về sự lãnh đạo.
Những hệ quả này định hướng hành động cho các nhà lãnh đạo và định hình họ là
ai cho những người khác.
Hệ quả Lãnh đạo 1 nói rằng các nhà lãnh đạo có tiếng nói, và trao cho người
khác tiếng nói, trong cách thức các tình huống hiện ra. Các nhà lãnh đạo mà
truyền sức mạnh cho người khác để viết lại và hiện thực hóa tương lai có thể
chuyển hóa bất kỳ tình huống nào, bất kể tình huống đó có thể trông khó thực hiện
đến đâu. Mặc dù các nhà lãnh đạo không thể kiểm soát hoàn toàn hoặc quyết định
cách thức các tình huống hiện ra cho họ, họ vẫn có tiếng nói nhất định. Các nhà
lãnh đạo cần tự đặt cho mình những câu hỏi như sau:
• Tôi có thể giao tiếp với người khác như thế nào để các tình huống hiện ra là
truyền sức mạnh cho họ?

7/12
• Tôi có thể tổ chức các quy trình, hội thoại, cuộc họp nào để mọi người có thể
thấy mình là đồng tác giả của một tương lai mới, chứ không chỉ là người đón
nhận những quyết định của người khác?
Hệ quả Lãnh đạo 2 nói rằng các nhà lãnh đạo tinh thông môi trường hội thoại.
Trong phần lớn các tổ chức, mạng lưới các cuộc hội thoại là ầm ĩ, mâu thuẫn, và
huyên náo mà vẽ ra một tương lai mặc định mà mọi người sống trong đó. Môi
trường này khiến những tương lai mới là không thể thực hiện được. Có hai thành tố
mà môi trường hội thoại cần phải có để đạt được kết quả đột phá. Thành tố thứ nhất
là một cam kết liên tục và của toàn công ty để giải quyết tất cả những điều chưa
hoàn tất. Kết quả là một “không gian trắng” trên toàn công ty mà từ đó một tương lai
mới có thể được xây nên. Thành tố thứ hai là áp dụng integrity. Integrity tạo ra một
điều kiện cho tính khả thi của công việc. Không có integrity, sự hiệu quả bị giảm đi
và bị thay thế bằng những lời thất hứa và sự thiếu tinh thần trách nhiệm trong công
việc.
Hệ quả Lãnh đạo 3 nói rằng các nhà lãnh đạo lắng nghe cho tương lai của tổ
chức. Các nhà lãnh đạo tạo ra các cuộc hội thoại bao gồm ngôn-ngữ-căn-cứ-vào-
tương-lai. Những cuộc hội thoại này xây nên những tương lai cho tổ chức mà trước
đó chưa từng tồn tại. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo không tự bản thân họ viết lại
tương lai. Họ tạo ra không gian và cung cấp “sự lắng nghe” cho tương lai đó.
Tổ Chức Tự-Thân-Lãnh-Đạo
Phương thức tiếp cận
của Zaffron và Logan,
dựa trên Ba Định Luật, Bước tiến đầu tiên bắt đầu bằng việc giữ lập trường
cho rằng trải nghiệm của vững vàng rằng tổ chức của bạn có thể vượt ra khỏi
toàn nhân loại được hình những quan điểm hiện tại về sự thành công, để đến
thành trong ngôn ngữ. một cấp độ mà kết hợp động cơ lợi nhuận với mong
Phần lớn mọi người sử
muốn trở thành những công dân toàn cầu.
dụng ngôn ngữ theo một
cách rời rạc. Các cá nhân
muốn giành được thiện
cảm và sự đồng tình sẽ nói theo cách mà sẽ giúp mình đạt được sự chấp thuận
trong khoảnh khắc đó. Trong khoảnh khắc khác, với một nhóm người khác, thì
những người ấy lại nói khác đi. Điều này gây ra một sự thiếu nhất quán. Về mặt tích
cực, trân trọng lời nói của mình là cách thức để tạo ra các mối quan hệ xã hội và
công việc toàn vẹn và hoàn tất. Hành vi này mang lại một hướng đi có thể thực hiện
được để giành được sự tin cậy của người khác. Các tác giả gọi người mà hành
động như vậy là Tự-Thân-lãnh-đạo (Self-led). “Tự Thân” được viết hoa, tượng trưng
cho sự hoà hợp trọn vẹn tất cả những yếu tố của một con người. Điểm mấu chốt
cần ghi nhớ là “Tự Thân” được hình thành trong ngôn ngữ và thông qua các cuộc
hội thoại.
Khi một tổ chức Tự-Thân-lãnh-đạo (Self-led), cái Tự Thân được hình thành từ việc
tất cả mọi người tham gia vào mạng lưới các cuộc hội thoại của tổ chức. Để một tổ
chức xử lý được những áp lực kinh doanh không thể tránh khỏi, tổ chức đó phải viết
tương lai của nó bằng cách thay đổi mạng lưới các cuộc hội thoại. Trong quá trình
đó, cái Tự Thân của tổ chức được hình thành. Cái Tự Thân này là một tập hợp cốt
lõi của tất cả mọi người tham gia vào việc vận hành tổ chức, bao gồm một tương lai
mà truyền cảm hứng cho họ và đáp ứng các mối quan tâm của họ.
Vấn đề lớn đặt ra là tại sao không có nhiều nhà lãnh đạo hơn đứng lên để biến một
tổ chức thành một tổ chức Tự-Thân-lãnh-đạo? Đâu có cần phải có thẩm quyền mới

8/12
đưa được một tổ chức vào một công cuộc mới. Hai tác giả tin rằng thậm chí các nhà
quản lý cấp trung cũng có thể sử dụng ngôn-ngữ-căn-cứ-vào-tương-lai để tạo ra
một tình thế để thực hiện những hành động mới mà các nhà điều hành cấp cao thấy
lôi cuốn.
Để những tương lai mới được hình thành, môi trường hội thoại cần phải có integrity
và ngôn-ngữ-căn-cứ-vào-tương-lai. Để cái Tự Thân của tổ chức hình thành, mọi
người phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ tổ chức và cho những mối quan tâm của
các cổ đông. Mọi người cần phải làm chủ công ty, làm chủ mạng lưới các cuộc hội
thoại, và môi trường mà những cuộc hội thoại đó diễn ra.
Khi cái Tự Thân của một tổ chức đã rõ ràng, các nhà lãnh đạo phải xúc tiến và sử
dụng ngôn-ngữ-căn-cứ-vào-tương-lai để đưa ra những lời tuyên bố. Các nhà quản
lý sau đó sẽ xúc tiến việc xây dựng các hệ thống, quy trình, chính sách, và thủ tục
để biến những lời tuyên bố thành hiện thực. Cái Tự Thân của tổ chức tuy mạnh mẽ
nhưng cũng dễ bị tiêu tan. Nếu không có sự duy trì liên tục và tận tụy, cái Tự Thân
của một tổ chức có thể bị tan thành mây khói, nhường chỗ cho những chính sách và
lợi ích ngắn hạn lên nắm quyền kiểm soát.

PHẦN III: TINH THÔNG CUỘC CHƠI TẠO RA KẾT QUẢ


Ở cấp độ cá nhân, một người có thể tự tái tạo bản thân và trở thành một vị lãnh đạo
trong những lĩnh vực quan trọng trong cuộc sống của người đó. Các tác giả khuyến
nghị việc nhớ lại những khoảnh khắc chủ chốt trong quá khứ của một người, khi
phản ứng tự nhiên là “có gì đó không ổn ở đây” hay “tôi có gì đó không ổn”. Những
quyết định đưa ra trong những khoảnh khắc đó ảnh hưởng đến cách ứng xử của
một người trong hiện tại và trong tương lai. Những quyết định mà một người đưa ra
để xử lý cái “không ổn” của họ hình thành nên nền tảng tính cách của người đó.
Zaffron và Logan gọi những quyết định này là những “bản án chung thân” bởi vì
chúng hạn chế và thu hẹp cách thức một người hiện ra cho bản thân mình và cách
thức cuộc sống hiện ra cho người đó.
Mặc dù một bản án chung thân giúp một người sinh tồn và cho họ một cách thức để
thành công, nó cũng dẫn đến sự lãnh đạo bị giới hạn và không chân thực. Sự lãnh
đạo xuất chúng chỉ hình thành khi một người đặt câu hỏi xem họ thực sự là ai, vượt
ra ngoài cái tính cách mà được tạo ra thông qua bản án chung thân. Để tạo ra một
sự chuyển hóa, một người cần phải tạo ra một cuộc khủng hoảng về danh tính trong
đó cách thoát ra duy nhất là sự chuyển hóa. Để tìm ra cuộc khủng hoảng này, một
người phải tập trung vào những lĩnh vực trong cuộc sống mà họ không chân thực và
giả tạo. Mỗi một bản án chung thân đều có một lợi ích đi kèm. Nó mang lại một
phương thức tin cậy để xử lý những rủi ro trong cuộc sống. Tuy nhiên, để trải
nghiệm sự chuyển hóa, một người phải tự hỏi liệu họ có sẵn lòng từ bỏ sự chắc
chắn có được từ bản án chung thân hay không.
Tinh thông Ba Định Luật
Việc tinh thông Ba Định Luật về Kết quả giống như việc học một ngoại ngữ. Mặc dù
chìm đắm trong một ngôn ngữ mới không có tính tuyến tính, nhưng có những cột
mốc mà một người phải trải qua trên con đường trở nên thuần thục. Tương tự như
vậy, có những cột mốc trên con đường tinh thông Ba Định Luật.

9/12
Cột mốc đầu tiên là nhìn ra cái màng lọc thuật ngữ (terministic screen) trong hành
động. Cách một người nhìn nhận một tình huống được sàng lọc bởi một cái màng
lọc thuật ngữ. Cái màng này được tạo thành từ ngôn ngữ và nó dẫn dắt sự chú ý
của một người đến chỉ một số khía cạnh của hiện thực. Mọi người không nhìn thấy
toàn bộ thế giới và họ không thấy cái màng lọc thuật ngữ mà họ đang nhìn qua nó.
Thay vào đó, họ chỉ nhìn thấy những gì màng lọc cho phép họ nhìn thấy. Khi thay
thế một màng lọc thuật ngữ bằng một cái khác, cùng một tình huống nhưng giờ tình
huống đó trông đã hoàn toàn khác. Một người nhìn ra những thứ mà họ không nhìn
thấy trước đây và hành động của họ cũng thay đổi theo. Khi thay đổi màng lọc, cách
thức thế giới hiện ra cho một người cũng thay đổi theo.
Cột mốc thứ hai trên con đường tinh thông Ba Định Luật là xây dựng một màng lọc
thuật ngữ mới xoay quanh những khái niệm cốt lõi mới. Quá trình học một cái gì đó
mới bao gồm làm cho cái mới tương thích với cái đã biết. Khi một người học theo
cách này, cái màng lọc thuật ngữ của họ tăng lên, nhưng luôn theo hướng tự điều
chỉnh cho nhất quán. Phương pháp học này có hiệu quả nếu màng lọc thuật ngữ
đem lại một nền tảng tương thích với cái được học. Tuy nhiên, nếu một người định
học một cái gì đó hoàn toàn mới mẻ, quy trình học thông thường này sẽ thành trở
ngại.
Chừng nào Một lợi ích phụ tuyệt vời từ việc luyện cho tinh thông Ba Định
một người Luật là phát triển sự lãnh đạo, và thậm chí sức cuốn hút.
còn chưa Bạn sẽ thấy mình đứng lên bảo vệ cho một tương lai thay vì
đến được cố gắng suy đoán ra tương lai sẽ là như thế nào.
điểm này,
họ sẽ tiếp
tục thích ứng với những ý tưởng mới bằng cách làm cho những ý tưởng mới này
tương thích với màng lọc thuật ngữ ban đầu. Kết quả nhận được là một sự thay đổi
những ý tưởng mới để làm cho chúng nhất quán với những thuật ngữ đã có. Mặc
dù quá trình này làm cho việc học dễ hơn nhiều, nó hạn chế đi một cách đáng kể
những tác động tiềm năng của những ý tưởng mới. Khi một người nhận ra rằng họ
muốn nhận được toàn bộ tác động của những ý tưởng mới, đã đến lúc xây dựng
một màng lọc thuật ngữ mới.
Cột mốc thứ ba là nhìn thấy cơ hội để nâng cao kết quả ở khắp mọi nơi, dựa trên Ba
Định Luật.
• Định Luật Thứ Nhất: Khi nhìn vào các tình huống dưới góc nhìn của Ba Định
Luật, ta sẽ nhận ra rằng cách thức một tình huống hiện ra cho người khác là
quan trọng hơn so với những gì ta nghĩ về tình huống đó.
• Định Luật Thứ Hai: Ta có thể quan sát thấy cách mà mọi người sử dụng ngôn
ngữ sẽ biểu đạt và duy trì cách thức mà các tình huống hiện ra cho họ. Ta cũng
có thể nhận thức được rằng phần lớn mọi người nói về tương lai trong bối cảnh
quá khứ. Và rõ ràng là hành động của họ tương quan với những tương lai mặc
định của họ.
• Định Luật Thứ Ba: Ta sẽ thấy rằng chỉ một số ít người nói để sáng tạo. Thay vì
mô tả, số ít người này sử dụng ngôn ngữ để kiến tạo những tương lai mới.
Cải thiện Kết quả Cho Toàn bộ Tổ chức
Zaffron và Logan đã chỉ ra bảy cam kết cụ thể mà sẽ xóa bỏ rào cản trong việc tạo
ra kết quả nếu những cam kết được đưa ra với integrity.

10/12
1. Bước ra khỏi khán đài. Trên khán đài của một trận đá bóng, mọi người nói về
trận đấu, nhưng những cuộc hội thoại của họ chẳng có ảnh hưởng gì đến hành
động của trận đấu cả. Ngược lại, các cuộc hội thoại mà các cầu thủ đang có trên
sân cỏ mới là điều cốt yếu của trận đấu. Một người bước ra khỏi khán đài khi họ
ngừng việc đánh giá và phán xét, và thay vào đó là chấp nhận mạo hiểm và giao
tiếp theo cách mà xúc tiến hành động và chịu trách nhiệm để tạo ra chiến thắng.
2. Tạo ra một cuộc chơi mới. Một cuộc chơi bắt đầu khi một người có ảnh hưởng
sử dụng ngôn-ngữ-căn-cứ-vào-tương-lai để tuyên bố rằng một cái gì đó quan
trọng hơn một cái khác. Đây là việc đặt cược một cái gì đó và người đó chịu
trách nhiệm cho cái gì.
3. Coi những trở ngại là những điều kiện của cuộc chơi. Nếu một điều gì đó hiện ra
cho một người là một trở ngại, người đó sẽ đẩy lùi nó bằng việc chơi theo các
điều khoản của trở ngại đó. Điều quan trọng là coi những trở ngại là những điều
kiện của cuộc chơi.
4. Chia sẻ nhận thức. Kết quả đột phá là có thể khi một người lôi cuốn những
người khác vào nhận thức từ Ba Định Luật bằng việc chia sẻ thông tin. Khi chia
sẻ diễn ra, những người khác đón nhận những thách thức trong việc tạo ra kết
quả một cách hợp tác và hình thành một mạng lưới.
5. Tìm kiếm sự huấn luyện phù hợp. Huấn luyện tuyệt vời sẽ thay đổi cách thức
trận đấu hiện ra cho các cầu thủ, đặc biệt là trong những giây phút quan trọng.
Huấn luyện viên nói và làm bất kỳ điều gì cần thiết để chiến thắng. Khi một
người thiết lập một mạng lưới sẵn sàng đón nhận những thách thức của việc tạo
ra kết quả đột phá, họ sẽ tìm cho mình sự huấn luyện.
6. Bắt đầu đưa quá khứ về quá khứ. Khi con người gặp phải những sự việc căng
thẳng, họ sinh tồn, ghi lại cái gì hiệu quả và lưu giữ nó trong hồ sơ để tham khảo
trong tương lai. Trải qua thời gian, tủ hồ sơ dành cho Tương Lai trở nên đầy ắp.
Nghịch lý ở đây là tương lai thực sự không còn tồn tại nữa. Để tạo ra một tương
lai với một tấm vải trắng, các sự kiện trong quá khứ phải được lưu giữ trong quá
khứ.
7. Tham gia cuộc chơi như thể cuộc sống của ta hoàn toàn phụ thuộc vào nó. Bắt
đầu huấn luyện bằng việc huấn luyện bản thân. Lật ngược bản án chung thân và
kiến tạo một tương lai mạnh mẽ để sống trong đó. Mọi người sẽ kháng cự lại vì
bản chất con người là luôn luôn kháng cự những ý tưởng mới. Tuy nhiên chẳng
có hoàn cảnh nào trong công việc hay trong cuộc sống mà không thể giải quyết
được bằng Ba Định Luật.

11/12
ĐẶC ĐIỂM VỀ CUỐN SÁCH
Thời gian đọc: 8 đến 9 tiếng, 220 trang
Ba Định Luật về Kết quả phù hợp với đa dạng người đọc, từ các cá nhân, các nhà
quản lý và các nhà điều hành. Cuốn sách cung cấp một bản đồ để viết lại tương lai,
chuyển hóa các tình huống, và cải thiện một cách đáng kể kết quả của cá nhân và
tổ chức.
Xuyên suốt cuốn sách là những nghiên cứu tình huống để củng cố các khái niệm
cốt lõi. Ba Định Luật về Kết quả được thiết kế để đọc từ đầu đến cuối vì nội dung
của chương sau được xây dựng nối tiếp nội dung của chương trước. Cuốn sách
bao gồm một bảng chú dẫn chi tiết cho những ai muốn đọc lại theo từng chủ đề cụ
thể.

NỘI DUNG
Lời nhà biên tập, của Warren Bennis
Lời tựa, của Michael C. Jensen
Lời tác giả
Giới thiệu: Sức mạnh của Viết lại Tương lai
Phần I: Ba Định Luật trong Hành Động
Chuyển hóa một tình huống bất khả thi
Chìa khóa của việc tạo ra kết quả ở đâu?
Viết lại một Tương lai mặc định
Phần II: Viết lại Tương lai của sự Lãnh đạo
Có quá nhiều sách về sự lãnh đạo, tại sao vẫn có quá ít nhà lãnh đạo?
Tổ chức Tự Thân lãnh đạo
Phần III: Tinh thông Cuộc chơi Tạo ra Kết quả
Ai hay Cái gì đang dẫn dắt cuộc đời bạn?
Con đường đến sự tinh thông
Phá vỡ rào cản của việc tạo ra kết quả
Phụ lục: Ba Định Luật về Kết Quả và các Hệ Quả Lãnh Đạo
Lưu ý
Lời cảm ơn
Các tác giả
Chú dẫn

12/12

You might also like