Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

C2

1. Các quyền lợi được hưởng của việc thuê nhãn hiệu của bên thuê và bên
cho thuê là gì?

- Đối với bên cho thuê: Sẽ thu về một khoản tiền nhất định, từ đó gia tăng
giá trị đầu tư và lan tỏa thương hiệu đến rộng rãi khách hàng.
- Bên thuê: Không mất thời gian, công sức để gây dựng thương hiệu mà
vẫn được khách hàng biết đến nhanh nhất. Tuy nhiên, lợi ích luôn song
hành với rủi ro nếu các bên tham gia không đánh giá đúng năng lực của
nhau và quy định rõ ràng.

2. Đối với hình thức li-xăng độc quyền thì bên thuê có thêm lợi thế gì so với
li-xăng không độc quyền?

- Hợp đồng chuyển quyền sử dụng ( hợp đồng li-xăng ) ghi nhận việc chủ
sở hữu đối tượng sở hữu công nghiệp cho phép tổ chức, cá nhân khác
sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thuộc phạm vi quyền sử dụng
của mình. Trong đó, hợp đồng li xăng nhãn hiệu độc quyền là hợp đồng
mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển
quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên
chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu
công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở
hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền. Hợp
đồng chuyển quyền sử dụng (hợp đồng li-xăng) nhãn hiệu không độc
quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao
quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở
hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu
công nghiệp không độc quyền với người khác.

 Như vậy, khi lựa chọn hình thức li-xăng độc quyền, quyền năng của chủ
sở hữu sẽ bị hạn chế (quyền sử dụng, định đoạt quyền sử dụng).

3. Với lý do thay đổi hoàn cảnh của mình mà bên thuê đưa ra thì có thể là lý
do chấm dứt hợp đồng thuê nhãn hiệu hay không?

- Căn cứ khoản 1 điều 420 BLDS 2015 quy định về thực hiện hợp đồng khi
hoàn cảnh thay đổi cơ bản:

“1. Hoàn cảnh thay đổi cơ bản khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi
giao kết hợp đồng;

b) Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước
được về sự thay đổi hoàn cảnh;

c) Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp
đồng đã không được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung
hoàn toàn khác;

d) Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung
hợp đồng sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên;

đ) Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong
khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể
ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích.”

Theo đó, khi giao kết hợp đồng bên thuê đã phải có kế hoạch về việc
kinh doanh của mình và có cách phương án dự phòng (dự phòng về vốn,
về chiến lược kinh doanh,…). Khi việc kinh doanh không như kết quả
mong đợi, bên thuê làm vào tình cảnh khó khăn về tài chính và bị lấy lại
mặt bằng kinh doanh thì bên thuê có thể thực hiện thuê mặt bằng khác
để tiếp tục việc kinh doanh. Ở đây có thể khẳng định trong hợp đồng hai
bên không thoả thuận về trường hợp chấm dứt hợp đồng nên bên thuê
mới viện dẫn cớ do hoàn cảnh thay đổi để chấm dứt hợp đồng. Tuy
nhiên lý do hoàn cảnh thay đổi lại không phù hợp vì nó xuất phát từ yếu
tố chủ quan của bên thuê: bên thuê đã lường trước được các trường
hợp có thể xảy ra khi tiến hành kinh doanh và trên thực tế thì họ đã phải
có các phương án dự phòng khác như đã kể trên. Ngoài việc dự tính
được các rủi ro thì một nguyên nhân khác khiến bên thuê không thể viện
dẫn tới thay đổi hoàn cảnh là do nguyên nhân làm thay đổi hoàn cảnh
căn bản phải đến từ những yếu tố khách quan bên ngoài như dịch bệnh,
bão lũ,... không lường trước được và dù đã cố gắng khắc phục nhưng
vẫn ảnh hưởng lớn tới lợi ích các bên. Cho nên trong trường hợp này
việc làm ăn thua lỗ, thu lại mặt bằng không xuất phát từ nguyên nhân
khách quan bên ngoài, có thể khắc phục được nếu có chiến lược kinh
doanh phù hợp do đó không thể coi đây là nguyên nhân làm thay đổi cơ
bản hoàn cảnh.
 Vậy với lý do thay đổi hoàn cảnh của mình mà bên thuê đưa ra không
thể là lý do chấm dứt hợp đồng thuê nhãn hiệu.

4. Bên cho thuê có được phép chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu trong thời
gian hợp đồng với bên thuê đang có hiệu lực không?

- Theo Khoản 1 Điều 143 Luật Sở hữu trí tuệ 2019 có quy định:

“1. Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời
hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối
tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp
đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào
và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép
của bên được chuyển quyền..”

 Ta thấy bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền ký với nhau hợp
đồng có nội dung thuê quyền sử dụng thương hiệu SSL. Thương hiệu là
một trong những sở hữu công nghiệp và trong hợp đồng có nêu quyền
sử dụng này là độc quyền. Do đó áp dụng điều khoản trên thì trong thời
gian còn hiệu lực của hợp đồng thì bên chuyển quyền tức bên cho thuê
không được phép chuyển quyền sử dụng cho bên thứ ba trong bất kỳ
trường hợp nào

You might also like