Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

Rèn luyện kỹ năng giải toán Hóa học – Chuyên đề HNO3

Chương 1: LÝ THUYẾT CHUNG VÀ KỸ THUẬT GIẢI


Chương này giới thiệu một số lý thuyết cơ bản mà các đề thi chính thức cũng như đề thi mô phỏng lại đề chính thức
đưa vào những năm vừa qua. Phần này trang bị cho các bạn tư duy chung về một bài toán HNO3, sau khi học hết cuốn
sách này chúng ta cũng nên xem lại một lần nữa để khắc sâu kiến thức trước khi bước vào kì thi.
I. LÝ THUYẾT CHUNG
Trích lược một số lí thuyết cốt lõi từ Sách giáo khoa Hóa học 11
1. Tính axit của HNO3
Axit nitric là một trong số các axit mạnh, trong dung dịch loãng nó phân li hoàn toàn thành H+ và NO3-.
Dung dịch HNO3 làm đỏ quỳ tím, tác dụng với oxit bazơ, bazơ và muối của axit yếu hơn tạo ra muối nitrat. Ví
dụ:
CuO + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O
Ca(OH)2 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + 2H2O
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2 + H2O
2. Tính oxi hóa của HNO3
Axit nitric là một trong những axit có tính oxi hóa mạnh. Tùy thuộc vào nồng độ của axit và bản chất của chất
khử mà HNO3 có thể bị khử đến một số sản phẩm khác nhau của nitơ.
a) Với kim loại
Trong dung dịch HNO3, ion NO3- có khả năng oxi hóa mạnh hơn ion H+, nên HNO3 oxi hóa được hầu hết các kim
loại, kể cả các kim loại có tính khử yếu như Cu, Ag, ... trừ Au và Pt. Khi đó, kim loại bị oxi hóa lên mức cao nhất và tạo
ra muối nitrat.
Khi tác dụng với kim loại có tính khử yếu như Cu, Pb, Ag, ... HNO3 đặc bị khử đến NO2, còn HNO3 loãng bị
khử đến NO. Ví dụ:
Cu + 4HNO3 (đặc) → Cu(NO3)2 + 2NO2 + 2H2O
Cu + 8HNO3 (loãng) → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Khi tác dụng với những kim loại có tính khử mạnh như Mg, Zn, Al, ... HNO3 loãng có thể bị khử đến N2O, N2
hoặc NH4NO3. Ví dụ:
8Al+ 30HNO3 (loãng) → 8Al(NO3)3 + 3N2O + 15H2O
4Zn+ 10HNO3 (rất loãng) → 4Zn(NO3)2 + NH4NO3 + 3H2O
Fe, Al, Cr, … bị thụ động hóa trong dung dịch HNO3 đặc, nguội vì tạo nên một màng oxit bền trên bề mặt các kim
loại này, bảo vệ cho kim loại không tác dụng với axit nitric và những axit khác mà trước đó chúng tác dụng dễ
dàng.
b) Với phi kim
Khi đun nóng, axit nitric đặc có thể oxi hóa được nhiều phi kim như C, S, P, ... Khi đó, các phi kim bị oxi hóa
đến mức oxi hóa cao nhất, còn HNO3 bị khử đến NO2 hoặc NO tùy theo nồng độ của axit. Ví dụ:
S+ 6HNO3 (đặc)→ H2SO4 + 6NO2 + 2H2O
c) Với hợp chất
Khi đun nóng, axit nitric có thể oxi hóa được nhiều hợp chất như H2S, HI, SO2, FeO, muối sắt (II), ... Ví dụ:
3H2S + 2HNO3 (loãng) → 3S + 2NO + 4H2O
Nhiều chất hữu cơ bị phá hủy hoặc bốc cháy khi tiếp xúc với axit HNO3 đặc.
3. Tính oxi hóa của ion NO3- trong môi trường axit.
Trong môi trường trung tính, ion NO3- không có tính oxi hóa. Khi có mặt ion H+, ion NO3- thể hiện tính oxi
hóa giống như HNO3:
3Cu + 8H + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO↑ + 4H2O
Lưu ý:
Các bài tập khó thường cho một hỗn hợp các chất khử (kim loại, oxit, phi kim, muối, …) vào dung dịch
HNO3 (hoặc NO3- trong môi trường chứa H+), khi đó từ đề bài ta có thể có một số kết luận:
1. Chúng ta thường chú trọng nhiều về tính oxi hóa của HNO3 mà quên đi tính axit của nó. Nếu hỗn hợp chất khử
chứa oxit hoặc muối như Fe3O4, FeCO3, … thì HNO3 ngoài đóng vai trò của chất oxi hóa (đẩy sắt lên số oxi hóa
cao) còn làm nhiệm vụ phản ứng với thành phần khác của hợp chất O2-, CO32-, …
2. Khi có sắt hoặc các hợp chất của sắt tham gia phản ứng, nếu đề cho:
+ HNO3 dư thì dung dịch sau phản ứng chỉ chứa Fe3+
+ Đề bài giả thiết dung dịch chỉ chứa Fe2+ hoặc chỉ chứa Fe3+, ...
Nếu đề không nói gì thêm thì mặc định rằng dung dịch chứa cả Fe2+ và Fe3+.
Nhiệm vụ của ta là phải biện luận xem nó chứa ion nào hay cả hai ion đó. Hoặc giải theo cách “đi vòng qua khó
khăn” mà không cần quan tâm đến dung dịch chứa sắt bao nhiêu.
3. Khi hỗn hợp đầu có chứa kim loại Mg, Al, Zn thì sản phẩm khử thường có NH4NO3. Nếu đề bài không nói khí
là sản phẩm khử duy nhất ta nên giả sử có NH4NO3 trong dung dịch.

Trang 5
Chương 1: Lý thuyết chung và kỹ thuật giải
Đối với trường hợp kim loại kiềm tác dụng với dung dịch HNO3 thì OH- sinh ra do kim loại kiềm phản ứng với
nước tác dụng với NH4NO3 sinh ra NH3.
4. Khi M của khí bé hơn 28 thì trong khí có H2.
Lưu ý đặc điểm phân tử của các sản phẩm khí sinh ra, có nhiều bài nếu đánh giá được điểm đặc biệt trong sản phẩm khí
thì giải ra rất nhanh và hạn chế được tính toán.
Khi trong sản phẩm khí có sinh ra H2 thì trong dung dịch sản phẩm không còn NO3- nữa. (Trừ trường hợp hỗn hợp
đầu là kim loại kiềm). Nguyên nhân là do ion NO3- trong môi trường H+ có tính oxi hóa mạnh hơn ion H+.
5. Lưu ý các phản ứng cho AgNO3, NaOH, Ba(OH)2 vào dung dịch sau phản ứng,
sinh ra các khí gì? Kết tủa gồm những gì? Chất nào hết? Chất nào dư?
Đọc kĩ đề, lưu ý các thao tác thí nghiệm như lọc kết tủa hay chỉ cô cạn rồi nung, nung muối nitrat của các kim loại
khác nhau thì cũng sinh ra những chất khác nhau, …
6. Phải vận dụng linh hoạt các định luật bảo toàn vì nó được xem như chìa khóa để giải quyết các bài toán vậy, một
bài toán hóa được đánh giá là hay và khó khi giải nó phải dùng nhiều định luật và kết hợp các định luật với nhau.

Trang 6
Rèn luyện kỹ năng giải toán Hóa học – Chuyên đề HNO3
II. VÀI KỸ THUẬT TÍNH TOÁN
Nhìn chung một bài toán HNO3 thường có sơ đồ như sau:
Hỗn hợp đầu + HNO3  Muối + Sản phẩm khử + H2O
Ta lần lượt khảo sát cách tính các đại lượng từ trái sang phải.
 Tính toán liên quan đến hỗn hợp ban đầu
+ Thông thường đề bài cho khối lượng của hỗn hợp ban đầu khi đó ta đặt ẩn là số mol các chất rồi thiết lập phương
trình.
+ Đề bài thường hỏi khối lượng (hoặc %) khối lượng của chất bất kì trong hỗn hợp đầu. Ta thường dùng bảo toàn
nguyên tố (thường là N, O, Kim loại) hoặc bảo toàn e để tìm.
+ Về vấn đề đặt ẩn cũng cần lưu ý: nếu có thể thì ta nên đặt ẩn trực tiếp là cái đề bài hỏi, để tiết kiệm thời gian và
tránh phải đi vòng. Nếu không thể đặt ẩn trực tiếp như vậy thì cũng nên đặt ẩn sao cho từ ẩn đó suy ra được số mol
của chất cần tìm dễ dàng.
 Tính toán liên quan đến mol HNO3
Để tìm số mol axit HNO3 ta có các cách làm sau
● Cách 1: Bảo toàn nguyên tố N
n HNO3  n N (khÝ) + n N (muèi) + n N (NH4 NO3 )
● Cách 2: Sử dụng bán phản ứng (số mol của H+ chính là số mol HNO3 nếu dung dịch chỉ chứa HNO3)
NO3- + 4H+ + 3e  NO + 2H2O
NO3- + 2H+ + 1e  NO2 + H2O
NO3- + 12H+ + 10e  N2 + 6H2O
NO3- + 10H+ + 8e  N2O + 5H2O
NO3- + 10H+ + 8e  NH4+ + 3H2O
Tæng qu¸t : aNO3  (6a  2b)H   (5a  2b)e  Na Ob  (3a  b)H2 O
Cách cân bằng các bán phản ứng:
Đầu tiên cân bằng N: đếm số N ở vế phải và đặt hệ số vào NO3- ở vế trái.
Tiếp theo cân bằng O: đếm số O ở vế trái (của NO3-) bớt đi O trong khí rồi đặt hệ số vào H2O.
Tiếp theo cân bằng H. Cân bằng điện tích 2 vế: số điện tích dương chính là số H do đó phải đặt số e sao cho tổng
điện tích ở vế trái bằng 0 (bằng vế phải).
Vì chỉ có các phản ứng trên nên ta nên học thuộc lòng luôn để làm nhanh.
● Cách 3: Dùng công thức giải nhanh sau (thực chất suy ra từ cách 1 hoặc 2):
n HNO3  4n NO  2n NO2  12n N2  10n N2O  10n NH4NO3
Nhận xét: Hệ số của sản phẩm khử = số e nhận + Số N của sản phẩm khử.
Lưu ý:
● Nếu biết cách khai thác bán phản ứng tổng quát là 1 công cụ giải toán rất mạnh.
● Nếu hỗn hợp ban đầu chứa các chất mà HNO3 thể hiện tính axit (như Fe3O4, FeCO3, Fe(OH)2, FeO…) thì cần
cộng thêm phần H+ thể hiện tính axit, hoặc khi hết NO3- thì H+ chỉ còn là H+, do đó:
n   2.n O  2n 2   4n NO  2n NO2  12n N 2  10n N 2O  10n NH 4 NO3  2n H 2  8n S
H CO 3

● Số mol HNO3 lấy để làm thí nghiệm có thể khác số mol HNO3 tham gia phản ứng có thể do hiệu suất phản ứng,
hoặc lấy dư so với lượng cần thiết…
● Số mol HNO3 bị khử (số mol HNO3 tạo sản phẩm khử) được tính theo số mol của N+5 thay đổi số oxi hóa khác số
mol HNO3 phản ứng. Thường dùng BTNT.N
● Khi quy đổi muối sunfua kim loại về S và kim loại, S sinh ra axit theo bán phản ứng sau:
S  4H2 O  SO24  8H   6e.
Cần cộng thêm lượng H+ này vào phản ứng để không làm sai kết quả bài toán.
 Tính toán liên quan đến muối
● mmuèi  mcation kim lo¹i hoÆc NH + manion
4

● n NO (t¹o muèi)  n e (nh­êng) = n e (nhËn)


3
Trong bài toán hỗn hợp với axit H2SO4 đặc nóng chú ý thêm:
n (nh­êng) n e (nhËn)
● n SO2 (t¹o muèi)  e =
4 2 2
Chú ý:
- Nếu đề không nói gì thêm (ví dụ không nói dung dịch chỉ chứa các muối, dung dịch chỉ chứa các muối trung
hòa…mà chỉ nói thu được dung dịch) thì lưu ý trong dung dịch sau phản ứng có thể có H+ dư.

Trang 7
Chương 1: Lý thuyết chung và kỹ thuật giải
- Nếu cho dung dịch sau phản ứng tác dụng với NaOH (hoặc AgNO3) thì ta xét xem có bảo toàn điện tích cho dung dịch
sau phản ứng với NaOH (hoặc AgNO3) được hay không? Vì thường thì bảo toàn điện tích cho dung dịch sau phản ứng
với NaOH hoặc AgNO3 sẽ ít phức tạp hơn bảo toàn điện tích cho dung dịch sau phản ứng với HNO3.
- Thông thường để tìm ion cuối cùng trong dung dịch ta thường dùng bảo toàn điện tích (hoặc bảo toàn điện tích để
thiết lập phương trình). Tuy nhiên, nếu dung dịch chỉ chứa 1 ion âm thì ta không phải làm như vậy:
Ví dụ: Khi đã tính được số mol của Fe3+, NH4+, Mg2+, dung dịch chỉ chứa ion âm là Cl- thì ta có thể tính khối lượng
muối chính là khối lượng các chất FeCl3, MgCl2, NH4Cl.
 Tính toán liên quan đến sản phẩm khử
● Hỗn hợp khí là cái áp chót của sơ đồ nhưng thường thì trước khi bắt đầu sơ đồ hóa bài toán ta lại phải đi tìm số
mol của nó. Thông thường đề bài cho khối lượng mol trung bình và tổng số mol (thể tích hỗn hợp khí) khi đó ta có
một số lượng chọn để tìm số mol
Ví dụ: … thu được 1,792 lít (đktc) gồm N2O và NO có tỉ khối so với H2 là 18,5.
Cách 1: Cách truyền thống, giải hệ phương trình
x  y  0, 08
n NO  x mol  x  y  0, 08 x  0, 04
   30x  44y  
n N2O  y mol  x  y  18, 5.2 30x  44y  18, 5.2.0, 08 y  0, 04

Cách 2: Sử dụng đường chéo, ở đây ta bấm trực tiếp vào máy biểu thức. Sau đó từ tổng số mol ta chia ra xem mỗi
cái chiếm bao nhiêu.
n NO 44  18, 5.2 1 0, 04
  
n N2O 18.5.2  30 1 0, 04
Cách 3: Sử dụng tính chất của giá trị trung bình. Tất nhiên cách này chỉ dùng được khi điều kiện giá trị trung bình
bằng trung bình cộng các giá trị.
30  44
18, 5.2   n NO  n N 2O  0, 08 / 2  0, 04 mol
2
● Tính chất của một số sản phẩm khử
NO: khí không màu hóa nâu trong không khí (do tiếp xúc với oxi).
NO2: khí màu nâu.
N2O: khí không màu nặng hơn không khí.
N2: khí không màu nhẹ hơn không khí.
● Với bài toán xác định sản phẩm khử thì ta đi tìm số e mà N+5 nhận để tạo khí.
Số e mà N+5 nhận để tạo khí NO là 3, NO2 là 1, N2O là 8, N2 là 10. N+5 cũng nhận 8 e để tạo NH4NO3 tuy nhiên
sản phẩm khử này không phải là khí. Trường hợp cần phải biện luận thường dùng tính chất của giá trị trung bình để
biện luận
● Nếu các khí có cùng số oxi hoặc cùng số N thì từ số mol khí ta suy ra được số mol N trong hỗn hợp khí và ngược
lại.
Nếu đề cho số mol hai khí bằng nhau thì ta có thể chuyển 1O hoặc 1N từ khí này sang khí kia để hình thành khí
mới.
 Tính toán liên quan đến nước
● Đề bài không hỏi về lượng nước nhưng các đại lượng khác được tính thông qua nước. Chẳng hạn cần tính lượng
nước trong dung dịch sau phản ứng.
● Nếu đề cho 4 đại lượng kia dưới dạng khối lượng thì ta dùng bảo toàn khối lượng để tìm nước.
● Dùng bảo toàn nguyên tố H (hoặc O) để từ lượng nước tính được suy ra số mol của chất khác. Lưu ý rằng H
trước phản ứng có mặt trong HNO3, KHSO4, … H sau phản ứng có thể có trong dung dịch sau phản ứng (do dư
H+), trong NH4NO3 và H2O… Tóm lại, khi bảo toàn nguyên tố cần đặt ra câu hỏi: Nguyên tố đó có mặt ở những
chất nào?
● Từ các bán phản ứng ta cũng có quan hệ của số mol sản phẩm khử và số mol H2O như sau
n H2O  2n NO  n NO2  6n N2  5n N2O  3n NH4NO3
+ Cách nhớ các hệ số đứng trước sản phẩm khử trong biểu thức: Là hiệu của số oxi trong NO3- và trong sản phẩm
khử sau khi đã cân bằng N. Hoặc lấy số N trong sản phẩm khử nhân 3 trừ số O trong sản phẩm khử. Lưu ý sự khác
biệt của NH4NO3.
NO3- → NO thì mất 2O → Hệ số H2O là 2.
NO3- → NO2 mất 1O → Hệ số H2O là 1.
2NO3- → N2 mất 6O → Hệ số H2O là 6.
2NO3- → N2O mất 5O → Hệ số H2O là 5.
NO3- → NH4+ mất 3O → Hệ số H2O là 3.
+ Từ đây ta có thể tính số mol sản phẩm khử từ số mol nước. Chú ý vận dụng linh hoạt để tránh rơi vào bẫy của đề
bài.
Trang 8
Chương 2: Bài tập mức độ nhận biết
Chương 2: BÀI TẬP MỨC ĐỘ NHẬN BIẾT
Chương này trình bày các bài tập ở mức độ nhận biết kiến thức. Các ví dụ và bài tập dưới đây hầu như rất quen
thuộc và cơ bản nhất. Chúng ta thậm chí chỉ cần viết phương trình phản ứng hóa học cũng tìm được kết quả bài
toán mà không cần dùng đến các công cụ mạnh như là định luật bảo toàn. Tuy ở mức độ dễ nhưng việc luyện giải
các bài tập trong chương này là cơ sở nền tảng để các bạn giải quyết những vấn đề phức tạp hơn ở những chương
tiếp theo.
BÀI TẬP VÍ DỤ
Ví dụ 1: Hoà tan hoàn toàn 2,7 gam Al bằng dung dịch HNO3 (loãng, dư), thu được V lít khí NO (sản phẩm khử
duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
A. 1,12. B. 2,24. C. 4,48. D. 3,36.
(Đề thi tốt nghiệp THPT 2010-Bộ GD&ĐT)
Hướng dẫn:
Cách 1: Cân bằng phương trình và tính theo phương trình phản ứng hóa học
2,7
n Al   0,1 mol
27
Al  4HNO3  Al(NO3 )3  NO  2H 2O
0,1 mol  0,1 mol
n NO  0,1 mol  VNO  0,1.22, 4  2, 24 lÝt
Cách 2: Sử dụng phương pháp bảo toàn electron (BT.e)
Cho e: Alo  Al3  3e NhËn e: N 5  3e  N 2 (NO)
0,1  0,3 0,3  0,1
 n NO  0,1 mol  VNO  0,1.22, 4 = 2,24 lÝt
 Chọn đáp án B
Ví dụ 2: Hòa tan hoàn toàn 5,6 gam Fe trong dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch có chứa m gam
muối và khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 24,2. B. 18,0. C. 42,2. D. 21,1.
(Đề thi tốt nghiệp THPT 2013-Bộ GD&ĐT)
Hướng dẫn:
5,6
BTNT.Fe : n Fe(NO3 )3  n Fe  m Fe(NO3 )3  .(56  62.3)  24,2 (gam).
56
 Chọn đáp án A
Ví dụ 3: Đốt 5,6 gam Fe trong không khí, thu được hỗn hợp chất rắn X. Cho toàn bộ X tác dụng với dung dịch
HNO3 loãng (dư), thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là:
A. 18,0. B. 22,4. C. 15,6 D. 24,2.
(Đề thi TSĐH - khối B-2012)
Hướng dẫn:
5,6
BTNT.Fe : n Fe(NO3 )3  n Fe  m Fe(NO3 )3  .(56  62.3)  24,2 (gam).
56
NÕu hiÓu theo: m muèi = m KL + m  m muèi = 5,6 + 0,1.3.63= 24,2 (gam).
NO3

 Chọn đáp án D
Ví dụ 4: Cho 6,72 gam Fe phản ứng với 125 ml dung dịch HNO3 3,2 M, thu được dung dịch X và khí NO (sản
phẩm khử duy nhất của N+5). Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng muối trong dung dịch X là
A. 24,20 gam. B. 21,60 gam. C. 25,32 gam. D. 29,04 gam.
(Đề thi tốt nghiệp THPT 2013-Bộ GD&ĐT)
Hướng dẫn:
Phản ứng xảy ra hoàn toàn. HNO3 có thể dư. Nếu HNO3 dư hoặc vừa đủ để tạo thành Fe(NO3)3 thì muối tạo thành
chỉ có Fe(NO3)3
BTNT.Fe : nFe(NO3 )3  nFe  0,12  mFe(NO3 )3  0,12.(56  62.3)  29,04 (gam).

Theo phương trình: Fe  4HNO3  Fe(NO3 )3  NO 2H 2O .


0,12 0,48 mol

Trang 10
Rèn luyện kỹ năng giải toán Hóa học – Chuyên đề HNO3
Số mol HNO3 tối thiểu cần dùng là 0,48 mol > số mol HNO3 bài cho là 0,4 mol. Như vậy trong dung dịch có cả
Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3. Đến đây, dùng bán phản ứng: NO3  4H   3e  NO 2H 2O có vài cách giải sau:
0,4 0,3 0,1

Cách 1: Tư duy theo bảo toàn electron


2
Fe : x BT.Fe : x  y  0,12
 3    x  y  0,06
Fe : y BT.e : 2x  3y  0,3
m  m Fe(NO3 )2  m Fe(NO3 )3  0,06.180  0,06.242  25,32 gam.

Cách 2: Tư duy theo bảo toàn N


n NO (muèi) = n NO (ban ®Çu) - n NO  n NO (muèi)  0, 4  0,1  0,3 mol;
3 3 3

m muèi  m KL  m NO  6,72  0,3.62  25,32 gam.


3

Cách 3: Kẹp khoảng đáp án


Theo lí luận ở trên dung dịch chứa cả Fe(NO3)2 và Fe(NO3)3 nên

mFe(NO3 )2  mmuèi  mFe(NO3 )3 


BT.Fe
 21,6  mmuèi  29,04

Ta loại ngay được 2 đáp án B và D. Còn lại A thì 24,2 chia hết cho 242 (M của Fe(NO3)3) nhiều khả năng là sai (vì
2 muối mà) nên ta chọn C.
 Chọn đáp án C
Ví dụ 5: Hòa tan hoàn toàn 12 gam hỗn hợp Fe, Cu (tỉ lệ mol 1:1) bằng axit HNO3, thu được V lít (ở đktc) hỗn hợp
khí X (gồm NO và NO2) và dung dịch Y (chỉ chứa hai muối và axit dư). Tỉ khối của X đối với H2 bằng 19. Giá trị
của V là (cho H = 1, N = 14, O = 16, Fe = 56, Cu = 64)
A. 2,24. B. 4,48. C. 5,60. D. 3,36.
(Đề thi TSĐH khối A-2007)
Hướng dẫn:
12
n Fe  n Cu   0,1; n e (nh­êng)  0,1.(3  2)  0,5
56  64
M NO  M NO2
19.2   n NO  n NO2  x (mol)  V=2x.22,4 (lÝt)
2
BT.E
n e(nhËn)  x.(3  1)  4x  4x  0,5  V=2x.22,4 = 5,6 lÝt
 Chọn đáp án C
Ví dụ 6: Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu
được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối
khan. Giá trị của m là
A. 38,72. B. 35,50. C. 49,09. D. 34,36.
(Đề thi TSĐH Khối A - 2008)
Hướng dẫn:
Coi hỗn hợp chỉ gồm Fe và O; BTKL: 56x + 16y = 11,36g (1)

 Cho e: Fe  Fe3  3e  NhËn e: O0  O2  2e; N 5  3e  N 2


x 3x y 2y 0,18 0,06

BT.e: 3x = 2y + 0,18 (2).

Gi°i hÖ ph­¬ng tr×nh (1) v¯ (2) x = 0,16 = n Fe


BTNT.Fe : m Fe(NO3 )3  0,16.242  38,72 gam.
 Chọn đáp án A
Ví dụ 7: Nung m gam bột sắt trong oxi, thu được 3 gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung
dịch HNO3 (dư), thoát ra 0,56 lít (ở đktc) NO (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
(cho O = 16, Fe = 56)
A. 2,62. B. 2,32. C. 2,22. D. 2,52.

Trang 11
Chương 2: Bài tập mức độ nhận biết
(Đề thi TSĐH khối B-2007)
Hướng dẫn:
Quy đổi hỗn hợp X thành Fe o và Oo.
Feo Fe3 Oo O2  N 5  N 2
m 3 m 0,56 SOLVE
BT.e : .3  .2  .3   m  2,52 gam
56 16 22, 4
 Chọn đáp án D
Ví dụ 8: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở
đktc). Khí X là
A. N2O. B. NO2. C. N2. D. NO.
(Đề thi Cao Đẳng năm 2008)
Hướng dẫn:
Ta đi tìm số e mà N+5 nhận (đặt là a) để tạo thành khí X thì sẽ xác định được khí X
3,6 2,24
BT.e : .2  a.  a  3 (N 5  3e  N 2 (NO))
24 22, 4
 Chọn đáp án D
Ví dụ 9: Cho 3,024 gam một kim loại M tan hết trong dung dịch HNO3 loãng, thu được 940,8 ml khí NxOy (sản
phẩm khử duy nhất, ở đktc) có tỉ khối đối với H2 bằng 22. Khí NxOy và kim loại M là
A. NO và Mg. B. N2O và Al C. N2O và Fe. D. NO2 và Al.
(Đề thi TSĐH khối A-2009)
Hướng dẫn:
M NxOy  22.2  44  N x Oy  N 2 O ( Lo¹i ®¸p ¸n A, D).
0,9408 3,024
BT.e: .8  3. (Cßn ®¸p ¸n B, C chØ cã hãa trÞ 3)  M  27 (Al)
22,4 M
 Chọn đáp án B

BÀI TẬP TỰ LUYỆN


Câu hỏi liên quan đến hỗn hợp đầu
 Chất cho e (thường là kim loại) và chất nhận e (N+5 để tạo các sản phẩm khử như NO, NO2, N2O, N2, NH4NO3)
có quan hệ bảo toàn e với nhau nên nếu cho số mol chất này hoàn toàn có thể tìm số mol chất kia.
 Fe, Al, Cr… bị thụ động trong HNO3 đặc nguội (không phản ứng với HNO3 đặc, nguội).
 Trường hợp kim loại phản ứng là Fe tùy giả thiết của bài toán mà muối tạo thành có thể là Fe(NO 3)2 hoặc
Fe(NO3)3 hoặc cả hai muối đó.
 Với bài toán có nhiều kim loại thông thường ta đặt ẩn là số mol các kim loại rồi dùng các định luật bảo toàn thiết
lập các phương trình rồi giải.
 Bài toán ngược (xác định kim loại) thường dùng định luật bảo toàn e rồi từ đó tìm được M → Kim loại.
Dạng 1: Tính khối lượng hoặc % khối lượng
Câu 1: Hoà tan m gam Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,448 lit khí NO duy nhất (đktc). Giá trị của m

A. 1,12 gam. B. 11,2 gam. C. 0,56 gam. D. 5,6 gam.
Câu 2: Cho m gam Al tác dụng vừa đủ với dung dịch HNO3 tạo ra hỗn hợp khí A gồm 0,15 mol NO và 0,05 mol
N2O không còn sản phẩm khử nào khác. Giá trị của m là
A. 7,76g B. 7,65g C. 7,85g D. 8,85
Câu 3: Hòa tan hết m gam Al trong dung dịch HNO3, thu được hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 có thể tích là
8,96 lit, tỷ khối đối với hiđro là 16,75 không còn sản phẩm khử nào khác. Giá trị của m là
A. 9,1125 B. 2,7g C. 8,1g D. 9,225g
Câu 4: Hoà tan hoàn toàn a gam Al trong dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra 44,8 lít hỗn hợp 3 khí NO, N2O và
N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1 : 2 : 2 không còn sản phẩm khử nào khác. Giá trị của a là
A. 140,4 gam B. 70,2 gam C. 35,1 gam D. Kết quả khác
Câu 5: Cho m gam Al tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 thấy tạo ra 11,2 lit (đktc) hỗn hợp 3 khí NO, N2O, N2
với tỷ lệ mol tương ứng là 1:2:2 không còn sản phẩm khử nào khác. Giá trị của m là
A. 16,47g B. 23g C. 35,1g D. 12,73g
Câu 6: Cho m gam Mg tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3, phản ứng làm giải phóng ra khí N2O (sản phẩm khử
duy nhất) và dung dịch sau phản ứng tăng 3,9 gam. Vậy m có giá trị là
A. 2,4 gam B. 3,6 gam C. 4,8 gam D. 7,2 gam

Trang 12
Rèn luyện kỹ năng giải toán Hóa học – Chuyên đề HNO3
Câu 7: Cho 1,86 gam hợp kim Mg và Al vào dung dịch HNO3 loãng dư thu được 560 ml (đktc) khí N2O sản phẩm
khử duy nhất. Khối lượng Mg trong hỗn hợp là
A. 1,62 gam B. 0,22 gam C. 1,64 gam D. 0,24 gam
Câu 8: Cho 38,7 gam hỗn hợp kim loại Cu và n tan hết trong dung dịch HNO3, sau phản ứng thu được 8,96 lít khí
NO (ở đktc) và không tạo ra NH4NO3. Vậy khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp sẽ là:
A. 19,2 gam và 19,5 gam B. 12,8 gam và 25,9 gam
C. 22,4 gam và 16,3 gam D. 9,6 gam và 29,1 gam
Câu 9: Cho 11 g hỗn hợp hai kim loại Al và Fe vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 6,72 lit khí NO (đktc) sản
phẩm khử duy nhất. Khối lượng (gam) của Al và Fe trong hỗn hợp đầu là
A. 5,4 và 5,6. B. 5,6 và 5,4. C. 4,4 và 6,6. D. 4,6 và 6,4.
Câu 10: Chia 34,8 gam hỗn hợp gồm Al, Fe và Cu thành 2 phần bằng nhau:
- Phần I: Cho vào dung dịch HNO3 đặc nguội, dư thu được 4,48 lít khí NO2 (đktc).
- Phần II: Cho vào dung dịch HCl dư thu được 8,96 lít H2 (ở đktc).
Vậy khối lượng của Al và Fe trong hỗn hợp ban đầu là
A. 10,8g và 11,2g B. 8,1g và 13,9g C. 5,4g và 16,6g D. 16,4g và 5,6g
Câu 11: Cho 68,7 gam hỗn hợp gồm Al, Fe và Cu tan hết trong dung dịch HNO3 đặc nguội, sau phản ứng thu được
26,88 lít khí NO2 (ở đktc) không còn sản phẩm khử nào khác và m gam rắn B không tan. Vậy m có giá trị là
A. 33,0 gam B. 3,3 gam C. 30,3 gam D. 15,15 gam
Câu 12: Hòa tan hết 2,88 gam hỗn hợp kim loại gồm Fe và Mg trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được 0,9856 lít
hỗn hợp khí X gồm NO và N2 (ở 27,30C và 1 atm), có tỉ khối so với H2 bằng 14,75 không còn sản phẩm khử nào
khác. Vậy theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp bằng
A. 58 và 42 B. 50 và 50 C. 45 và 55 D. 52 và 48
Câu 13: Hòa tan hết 4,431 gam hỗn hợp kim loại gồm Al và Mg trong dung dịch HNO 3 loãng thu được dung dịch
A chỉ chứa các muối của kim loại và 1,568 lít hỗn hợp khí X đều không màu, có khối lượng 2,59 gam, trong đó có
một khí bị hóa nâu trong không khí. Vậy theo khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp bằng
A. 12 và 88 B. 13 và 87 C. 12,8 và 87,2% D. 20 và 80
Dạng 2: Xác định kim loại
Câu 14: Hoà tan hoàn toàn 0,9 gam kim loại X vào dung dịch HNO3 ta thu được 0,28 lít khí N2O (đktc) sản phẩm
khử duy nhất. Vậy X có thể là
A. Cu B. Fe C. Zn D. Al
Câu 15: Cho 19,5 gam một kim loại M hóa trị n tan hết trong dung dịch HNO3 thu được 4,48 lít khí NO (ở đktc).
M là kim loại:
A. Mg B. Cu C. Fe D. Zn
Câu 16: Hoà tan hoàn toàn 16,2 gam một kim loại chưa rõ hoá trị bằng dd HNO3 được 5,6 lít (đktc) hỗn hợp A
nặng 7,2 gam gồm NO và N2. Kim loại đó cho là:
A. Fe B. Zn C. Al D. Cu
Câu 17: Hoà tan hoàn toàn 16,25 gam kim loại M chưa rõ hóa trị bằng dung dịch HNO3 loãng sau phản ứng thu
được 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm 2 khí không màu, không hoá nâu trong không khí nặng 3,56 gam. Xác định
M
A. Ca B. Mg C. Zn D. Ag
Câu 18: Hòa tan hoàn toàn 19,2g kim loại M trong dung dịch HNO3 dư thu được 8,96 lít (đktc) hỗn hợp khí gồm
NO2 và NO tỉ lệ thể tích 3:1. Xác định kim loại M
A. Fe (56) B. Cu (64) C. Al (27) D. Zn (65)
Câu 19: Cho 19,2 gam kim loại M tan hoàn toàn trong dung dịch HNO3 dư thu được 4,48 lit khí NO (ở đktc),
dung dịch A. Cho NaOH dư vào dung dịch A thu được một kết tủa B. Nung kết tủa B trong không khí đến khối
lượng không đổi thu được m gam chất rắn. Kim loại M và khối lượng m của kết tủa B lần lượt là
A. Mg; 36 g B. Al; 22,2 g C. Cu; 24 g D. Fe; 19,68 g

Câu hỏi liên quan đến HNO3


Để tìm số mol axit HNO3 ta có các cách làm sau
 Cách 1: Bảo toàn nguyên tố N
n HNO3  n N (khÝ) + n N (muèi) + n N (NH4 NO3 )
 Cách 2: Sử dụng bán phản ứng (số mol của H+ chính là số mol HNO3)

Trang 13
Chương 2: Bài tập mức độ nhận biết
NO3  4H   3e  NO  2H 2 O.
NO3  2H   1e  NO 2  H 2 O.
2NO3  12H   10e  N 2  6H 2 O.
2NO3  10H   8e  N 2 O  5H 2 O.
NO3  10H   8e  NH 4  3H 2 O.
Vì chỉ có các phản ứng trên nên ta nên học thuộc lòng luôn để làm nhanh.
 Cách 3: Dùng công thức giải nhanh sau (thực chất suy ra từ cách 1 hoặc 2):
n HNO3  4n NO  2n NO2  12n N2  10n N2O  10n NH4NO3
Câu 20: Cho 8,32 gam Cu tác dụng vừa đủ với 120 ml dung dịch HNO3 sau phản ứng thu được 4,928 lit (đktc)
hỗn hợp NO và NO2. Nồng độ mol của dung dịch HNO3 ban đầu là
A. 2,17 B. 5,17 C. 4 D. 6,83
Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 0,368 gam hỗn hợp gồm Al và n cần 25 lít dung dịch HNO 3 0,001M thì vừa đủ. au
phản ứng thu được 1 dung dịch gồm 3 muối. Vậy nồng độ mol l của NH4NO3 (sản phẩm khử duy nhất) trong dung
dịch sau là
A. 0,01 mol/l B. 0,001 mol/l C. 0,0001 mol/l D. 0,1 mol/l
Câu 22: Cho m gam Cu tan hoàn toàn vào 200 ml dung dịch HNO3, phản ứng vừa đủ, giải phóng một hỗn hợp 4,48
lít khí NO và NO2 có tỉ khối hơi với H2 là 19. Tính CM của dung dịch HNO3.
A. 2 M. B. 3M. C. 1,5M. D. 0,5M.
Câu 23: Hòa tan hoàn toàn m g hỗn hợp 3 kim loại A, B, C trong 1 lượng vừa đủ 400 ml ddịch axit HNO3 aM thu
được 4,48 lít X (sản phẩm khử duy nhất, đktc) và dung dịch thu được (m + 37,2) g muối khan. Giá trị của a là
A. 2,0 B. 1,0 C. 5,0 D. 6M
Câu 24: Thể tích dung dịch HNO3 2M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe
và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO).
A. 800 ml B. 1000 ml C. 400 ml D. 500 ml
Câu 25: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe
và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO).
A. 1,0 lít. B. 0,6 lít. C. 0,8 lít. D. 1,2 lít.
Câu hỏi liên quan đến khối lượng muối
 mmuèi  mKL + m   mNH4NO3 (nÕu cã)
NO3

 n NO  n e (nh­êng) = n e (nhËn)


3
 Nếu hỗn hợp ban đầu chứa các kim loại như Al, Mg, n thì lưu ý có thể có muối NH 4NO3 nếu đề bài không nói
khí là sản phẩm khử duy nhất.
Câu 26: Cho 11,2 gam một kim loại tan trong một lượng HNO3 vừa đủ, sau phản ứng thu được dung dịch A và
4,48 lít khí NO (ở đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn dung dịch A thu được muối khan có khối lượng bằng
A. 55,6 gam B. 48,4 gam C. 56,5 gam D. 44,8 gam
Câu 27: Hoà tan 9,94 gam X gồm Al, Fe và Cu trong lượng dư dung dịch HNO3 loãng thấy thoát ra 3,584 lít NO ở
đktc và là sản phẩm khử duy nhất. Tổng khối lượng muối khan tạo thành là
A. 39,7 gam B. 29,7 gam C. 39,3 gam D. Kết quả khác
Câu 28: Cho 1,35 gam hỗn hợp gồm Mg, Al, Cu tác dụng hết với HNO3 thu được hh khí gồm 0,01 mol NO và 0,04
mol NO2. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp muối với khối lượng là:
A. 5,69 gam B. 5,5 gam C. 4,98 gam D. 4,72 gam
Câu 29: Hoà tan hoàn toàn 12,8 gam hỗn hợp X gồm 3 kim loại Fe, Mg, Cu vào HNO 3 dư thu được dung dịch
và 3,36 lít khí NO (đkc). Cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan (chứa 3 muối). Giá trị m là
A. 22,1 gam B. 19,7 gam C. 50,0 gam. D. 40,7 gam
Câu 30: Cho 5,1 gam hỗn hợp kim loại gồm Mg và Al tỉ lệ số mol 1:1 tan hết trong dung dịch HNO 3 thu được 560
ml khí N2O (ở đktc) thoát ra và dung dịch A. Cô cạn dung dịch A thu được lượng muối khan gần nhất với
A. 41 gam B. 39 gam C. 25 gam D. 36 gam
Câu 31: Hoà tan 2,16 gam Mg vào dung dịch HNO3 loãng dư. sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 0,224 lít
N2 (ở đktc). Cô cạn dung dịch thu được m g muối. Giá trị của m là
A. 14,12 g B. 13,32 g C. 13,92 g D. 7,4 gam

Câu hỏi liên quan đến sản phẩm khử


 Dùng bảo toàn e để tìm số mol các khí.

Trang 14
Rèn luyện kỹ năng giải toán Hóa học – Chuyên đề HNO3
 Với bài toán xác định sản phẩm khử thì ta đi tìm số e mà N+5 nhận để tạo khí. Số e mà N+5 nhận để tạo khí NO
là 3, NO2 là 1, N2O là 8, N2 là 10. N+5 cũng nhận 8 e để tạo NH4NO3 tuy nhiên sản phẩm khử này không phải là
khí.
Dạng 1: Xác định thể tích khí thu được sau phản ứng…
Câu 32: Để hòa tan vừa hết 9,6 gam Cu cần dùng V ml lít dung dịch HNO3 2M, sau phản ứng thu được V1 lít khí
NO (ở đktc) (là sản phẩm khử duy nhất). Vậy V và V1 có giá trị là
A. 100 ml và 2,24 lít B. 200 ml và 2,24 lít
C. 150 ml và 4,48 lít D. 250 ml và 6,72 lít
Câu 33: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm 0,1 mol Fe và 0,2 mol Al vào dung dịch HNO 3 dư thu được hỗn hợp khí
X gồm NO và NO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1. Vậy thể tích của hỗn hợp khí X (đktc) là
A. 86,4 lít B. 8,64 lít C. 19,28 lít D. 192,8 lít
Câu 34: Hoà tan hoàn toàn 12,8 gam Cu trong dung dịch HNO3 thấy thoát ra V lít hỗn hợp khí A gồm NO, NO2
(đktc). Biết tỉ khối hơi của A so với H2 là 19, giá trị V là
A. 4,48 lít B. 2,24 lít C. 0,448 lít D. Kết quả khác
Câu 35: Cho 8 gam Cu tác dụng với 120 ml dung dịch X gồm HNO3 1M và H2SO4 0,5M thu được V lit khi NO
(đkc). Tính V
A. 1,244 lit B. 1,68 lit C. 1,344 lit D. 1,12 lit
Câu 36: Cho 6,4 gam vào 150 ml dung dịch HNO3 60 (D = 1,367 g ml). Khối lượng NO2 thu được là
A. 55,2 gam B. 55,3 gam C. 55,4 gam D. 55,5 gam.
Câu 37: Hoà tan hoàn toàn 57,6 gam kim loại Cu vào dung dịch HNO3 loãng, khí NO thu được đem oxi hóa thành
NO2 rồi sục vào nước có dòng oxi để chuyển hết thành HNO3. Thể tích khí oxi ở đktc đã tham gia vào quá trình
trên là bao nhiêu?
A. 3,36 lít B. 10,08 lít C. 50,4 lít D. 5,04 lít
Câu 38: Khi cho 3,20 gam đồng tác dụng với dung dịch axit nitric dư thấy có chất khí màu nâu đỏ được giải
phóng. Biết hiệu suất phản ứng là 80 , thể tích khí màu nâu đỏ được giải phóng ở 1,2 atm và 25oC là bao nhiêu?
A. 1,6300 lit B. 0,1630 lit C. 2,0376 lit D. 0,20376 lit
Câu 39: Hoà tan hoàn toàn 0,1 mol Fe và 0,2 mol Al vào dung dịch HNO3 dư thu được hỗn hợp khí A gồm NO và
NO2 có tỉ lệ mol tương ứng là 2:1 không còn sản phẩm khử nào khác. Thể tích của hỗn hợp khí A (ở đktc) là
A. 86,4 lít B. 8,64 lít C. 19,28 lít D. 2,88 lít
Câu 40: Một hỗn hợp gồm 2 kim loại Mg và Al được chia thành 2 phần bằng nhau
Phần 1: cho tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 3,36 lit khí H2
Phần 2: hòa tan hết trong dung dịch HNO3 loãng dư thu được một khí không màu hóa nâu trong không khí (thể
tích các khí đo ở đktc). Giá trị của V là
A. 2,24 lit B. 3,36 lit C. 4,48 lit D. 5,6 lit
Dạng 2: Xác định khí tạo thành sau phản ứng
Câu 41: cho hỗn hợp gồm 0,2 mol Fe và 0,3 mol Mg vào dung dịch HNO3 dư thu được 0,4 mol một sản phẩm khử
chứa N duy nhất sản phẩm đó là
A. NH4NO3 B. N2O C. NO D. NO2
Câu 42: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,24 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở
đktc). Xác định khí X.
A. N2O. B. N2. C. NO2. D. NO.
Câu 43: Hòa tan hoàn toàn 11,2 gam Fe vào HNO3 dư thu được dung dịch A và 6,72 lít hỗn hợp khí B gồm NO và
một khí X, với tỉ lệ thể tích là 1:1. Khí X là
A. NO B. N2O C. NO2 D. N2
Hỗn hợp đầu chứa hợp chất
 Tư duy chung là tách hợp chất thành các nguyên tố tạo thành nó rồi giải như bài toán đơn chất tác dụng với
HNO3.
 Một số bài toán có thể cần phải sử dụng để kĩ thuật quy đổi. Lưu ý các phản ứng tạo kết tủa, hòa tan kết tủa, tạo
phức tan…của các ion kim loại.
Câu 44: Nung 7,28 gam bột sắt trong oxi, thu được m gam hỗn hợp chất rắn X. Hòa tan hết hỗn hợp X trong dung
dịch HNO3 đặc, nóng, dư, thoát ra 1,568 lít NO2 (ở đktc) (là sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là
A. 9,48 B. 10 C. 9,65 D. 9,84
Câu 45: Hỗn hợp A gồm ba oxit sắt (FeO, Fe3O4, Fe2O3) có số mol bằng nhau. Hòa tan hết m gam hỗn hợp A này
bằng dung dịch HNO3 thì thu được hỗn hợp K gồm hai khí NO2 và NO có thể tích 1,12 lít (đktc) và tỉ khối hỗn hợp
K so với hiđro bằng 19,8. Trị số của m là
A. 20,88 gam B. 46,4 gam C. 23,2 gam D. 16,24 gam
Câu 46: Để 6,72g Fe trong không khí thu được m gam hỗn hợp X gồm 4 chất rắn. Để hoà tan X cần dùng vừa hết
255ml dung dịch HNO3 2M thu được V lit khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Giá trị của m và V là
A. 8,4 và 3,360 B. 10,08 và 3,360 C. 10,08 và 5,712 D. 8,4 và 5,712

Trang 15
Chương 2: Bài tập mức độ nhận biết
Câu 47: Nung m gam Fe trong không khí, được 104,8 gam hỗn hợp rắn A gồm: Fe, FeO, Fe 2O3, Fe3O4. Hoà tan A
trong dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch B và 12,096 lit hỗn hợp hợp khí NO và NO 2 (đktc) có tỉ khối đối với
He là 10,167. Giá trị m là
A. 56 gam B. 68,2 gam C. 84 gam D. 78,4 gam
Câu 48: Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 vào dung dịch HNO3 loãng, nóng (dư) thu được 4,48
lít khí NO duy nhất (đktc) và 96,8 gam Fe(NO3)3. ố mol HNO3 đã tham gia phản ứng và khối lượng hỗn hợp ban
đầu là:
A. 1,4 – 22,4 B. 1,2 – 22,4 C. 1,4 – 27,2 D. 1,2 – 27,2
Câu 49: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm n và nO bằng dung dịch HNO3 loãng dư. Kết thúc thí nghiệm không
có khí thoát ra, dung dịch thu được có chứa 8 gam NH4NO3 và 113,4 gam Zn(NO3)2. Phần trăm số mol n có trong
hỗn hợp đầu là
A. 66,67%. B. 33,33%. C. 16,66%. D. 93,34%.
Câu 50: Cho V lit CO qua m1 gam Fe2O3 được m2 gam hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho hỗn hợp vào HNO3 dư
thì được 5,824 lit NO2 (đktc). Giá trị V là
A. 3,2 lit B. 2,912 lit C. 2,6 lit D. 2,24 lit
Câu 51: Cho khí CO qua ống sứ đựng m gam Fe2O3 nung nóng. au một thời gian thu được 13,92g hỗn hợp X
gồm Fe, FeO, Fe3O4, Fe2O3. Hòa tan hết X bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 5,824 lít NO2 duy nhất
(đktc). Giá trị m là
A. 4g B. 8g C. 16g D. 20g
Câu 52: Cho hỗn hợp FeO, CuO và Fe3O4 có số mol bằng nhau tác dụng hết với dung dịch HNO3 thu được hỗn
hợp khí gồm 0,09 mol NO2 và 0,05 mol NO. Tổng số mol của hỗn hợp là
A. 0,12 mol B. 0,24mol C. 0,21 mol D. 0,36 mol
Câu 53: Cho m gam hỗn hợp X gồm Fe, FeO vào dung dịch H2SO4 (dư), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra 2,24 lít
khí (đktc). Nếu cho hỗn hợp X ở trên vào một lượng dư axit nitric (đặc, nguội), sau khi kết thúc phản ứng sinh ra
3,36 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của m là
A. 32 gam B. 16,4 gam C. 35 gam D. 38 gam
Câu 54: Cho dung dịch HNO3 loãng tác dụng với hỗn hợp n và nO tạo ra dung dịch có chứa 8 gam NH 4NO3 là
sản phẩm khử duy nhất và 113,4 gam n(NO3)2. Khối lượng nO trong hỗn hợp là
A. 26 gam B. 22 gam C. 16,2 gam D. 26,2 gam
Câu 55: Hoà tan hoàn toàn 30,4g hỗn hợp rắn X gồm Cu, Cu , Cu2 và bằng dung dịch HNO3 thoát ra 20,16 lit
khí NO duy nhất (đkc)và dung dịch . Thêm Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được bao nhiêu gam kết tủa:
A. 81,55g B. 29,40g C. 110,95g D. 115,85g
Câu 56: Hỗn hợp X gồm n; n ; . Hoà tan 17,8g hỗn hợp X trong HNO3 đặc nóng dư thu được V lit khí NO2
duy nhất (đkc) và dung dịch . Thêm từ từ dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được kết tủa nặng 34,95g.
Giá trị của V là
A. 8,96 B. 20,16 C. 22,40 D. 29,12
Câu 57: Hoà tan hoàn toàn 25,6 gam hỗn hợp Fe, Fe , Fe 2 và bằng dung dịch HNO3 dư thu được dung dịch
và V lit khí NO duy nhất. Thêm dung dịch Ba(OH)2 dư vào dung dịch thu được 126,25g kết tủa. Giá trị của V là
A. 27,58 B. 19,04 C. 24,64 D. 17,92
Câu 58: Hoà tan 20,8 gam hỗn hợp bột gồm Fe , Fe 2, bằng dung dịch HNO3 đặc nóng dư thu được 53,76 lít
NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đkc) và dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư, lọc lấy
toàn bộ kết tủa nung trong không khí đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được là
A. 16 gam B. 9 gam C. 8,2 gam D. 10,7 gam
Câu 59: Hòa tan hoàn toàn 3,76 gam hỗn hợp gồm: , Fe , Fe 2 trong HNO3 dư được 0,48 mol NO2 và dung dịch
X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X, lọc kết tủa nung đến khối lượng không đổi thì khối lượng chất rắn thu được
là:
A. 17,545 gam B. 18,355 gam C. 15,145 gam D. 2,4 gam
Câu 60: Cho 18,5g hỗn hợp gồm Fe và Fe3O4 tác dụng với 200 ml dung dịch HNO3 loãng đun nóng và khuấy
đều. au khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất ở đktc; dung dịch 1 và còn lại 1,46g
kim loại. Khối lượng Fe3O4 trong 18,5g Z là
A. 6,69g B. 6,96g C. 9,69g D. 9,7g
BẢNG ĐÁP ÁN
1. A 2. B 3. D 4. A 5. C 6. D 7. D 8. A 9. A 10. A
11. C 12. A 13. C 14. D 15. D 16. C 17. C 18. B 19. C 20. C
21. C 22. B 23. A 24. C 25. C 26. B 27. A 28. A 29. D 30. B
31. A 32. B 33. B 34. A 35. C 36. A 37. B 38. A 39. B 40. A
41. C 42. D 43. C 44. D 45. A 46. A 47. D 48. C 49. A 50. B
51. C 52. D 53. D 54. C 55. C 56. D 57. C 58. A 59. A 60. B

Trang 16

You might also like