Bài - giảng - tu Duy Phan Bien a Son

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 63

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TÀI LIỆU THAM KHẢO

TƯ DUY PHẢN BIỆN

PGS.TS Lê Thanh Sơn

TS. Trương Quang Dũng

Biên soạn

1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

I.Khái quát về tư duy phản biện

Tiến trình nhận thức của con người gồm hai giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn trực quan
sinh động (còn gọi là giai đoạn nhận thức cảm tính), đó là giai đoạn con người sử dụng các
giác quan để nhận thức các hiện tượng, sự vật khách quan. Tiếp theo là giai đoạn tư duy trừu
tượng hay còn gọi là giai đoạn nhận thức lý tính, tức là giai đoạn sử dụng lý trí (bộ óc) để
nhận thức. Đây là quá trình tư duy. Hai giai đoạn này không tách rời nhau mà gắn bó chặt chẽ
với nhau. Như vậy, tư duy chính là quá trình con người chọn lọc, sắp xếp, liên kết, phối hợp
các dữ liệu thu được từ nhận thức cảm tính để tìm hiểu bản chất của các đối tượng trong hiện
thực và mối quan hệ giữa chúng; là quá trình rút ra các thông tin mới từ các thông tin đã có.

Theo từ điển triết học thì tư duy “là hình thức cao nhất của sự phản ánh tích cực hiện
thực khách quan – quá trình trong đó con người so sánh các tài liệu thu được từ nhận thức
cảm tính hoặc các ý nghĩ với nhau, phân tích chúng, suy xét, luận chứng để từ các tài liệu
hoặc các ý nghĩ đó rút ra các ý nghĩ khác với tri thức mới. Tư duy diễn ra dưới các hình thức
khái niệm, phán đoán, suy lý, giả thuyết, lý luận”. Tư duy là hoạt động nhận thức của con
người trước thế giới, đó là quá trình nhận thức vấn đề và ra quyết định để giải quyết vấn đề.
Trong quá trình tư duy, bộ não không ngừng hoạt động để đưa ra những nhận định, phán
đoán, đánh giá mọi vấn đề. Nói khác đi, thông qua tư duy con người tự khám phá, tìm kiếm và
phát hiện cái mới để tái tạo lại những tri thức của xã hội cho bản thân mình. Như vậy, tư duy
mở đường cho sự phát triển của con người.

Cuộc sống buộc con người phải không ngừng tư duy. Tuy vậy, luôn có sự mâu thẫn
giữa cái vô cùng, vô tận của thế giới khách quan với sự giới hạn về năng lực tư duy của con
người trong từng thời điểm cụ thể. Vì vậy, không thể tránh được những sai lầm trong quá trình
tìm hiểu bản chất của thế giới khách quan. Mặt khác, quá trình tư duy của con người luôn chịu
tác động của các yếu tố chủ quan (động cơ, cảm xúc, lợi ích, kinh nghiệm, trình độ, niềm tin,
sự mong đợi…) và các yếu tố khách quan (môi trường xã hội, môi trường tự nhiên, hoàn cảnh
sống…) dẫn đến những phán đoán, kết luận có thể đúng, có thể sai hoặc thiếu chính xác. Điều
đó tất yếu dẫn đến sự xuất hiện của tư duy phản biện.

Nhận thức về tư duy phản biện đã trải qua một chặng đường lịch sử khá dài từ sự tiếp
cận khởi đầu của nhà triết học Hy Lạp Socrates cách đây hơn 2.000 năm với khái niệm

2
“Critical thingking” nghĩa là “tư duy phản biện”. Nhiều tác giả, theo các góc độ khác nhau đã
đưa ra các định nghĩa về tư duy phản biện:

J.Dewey gọi tư duy phản biện là “Reflective thinking” (suy nghĩ sâu sắc) và được định
nghĩa là “Sự suy xét chủ động, liên tục, cẩn trọng về một niềm tin, một giả định khoa học có
xét đến những lý lẽ bảo vệ nó và những kết luận xa hơn được nhắm đến”. Định nghĩa này
nhấn mạnh đến tính chủ động của tư duy phản biện. Khi một người tư duy phản biện, họ tự
nảy ra câu hỏi, tự đi tìm các thông tin liên quan…, hơn là thụ động từ người khác. J.Dewey
cũng nhấn mạnh đến tính liên tục của tư duy phản biện. Tư duy phản biện đòi hỏi phải xem
xét mọi vấn đề, mọi thông tin liên quan trước khi đi đến kết luận hoặc ra quyết định. Quan
trọng nhất, định nghĩa của J.Dewey cho rằng niềm tin của chúng ta bị chi phối bởi suy luận.
Suy luận có vai trò quan trọng và to lớn trong tư duy phản biện, cả suy luận và đánh giá suy
luận đều có ý nghĩa tích cực. Trong tư duy phản biện, khả năng suy luận là yếu tố then chốt.

Theo R.Ennis: “Tư duy phản biện là sự suy nghĩ sâu sắc, nhạy cảm, thực tế và hữu ích
để quyết định niềm tin hay hành động”. Các tác giả trước đó đã đề cập đến sự “suy nghĩ sâu
sắc”, nhưng chính R.Ennis đã nhấn mạnh “để quyết định hành động”. Do đó, ra quyết định là
một yếu tố của tư duy phản biện theo định nghĩa của R.Ennis.

Richard Paul có góc nhìn khác về tư duy phản biện so với các tác giả trước ông: “Tư
duy phản biện là một mô hình tư duy – về một chủ đề, một vấn đề, một nội dung bất kỳ – trong
đó chủ thể tư duy cải tiến chất lượng tư duy của mình bằng việc điều khiển một cách thành
thạo các cấu trúc nền tảng có sẵn của tư duy và áp đặt các tiêu chuẩn của hành động trí tuệ
lên quá trình tư duy của mình”. Phát biểu này thú vị ở chỗ nó lôi cuốn người ta quan tâm đến
một đặc điểm của tư duy phản biện được các nhà giáo dục và các nhà nghiên cứu trong nhiều
lĩnh vực đồng ý rộng rãi, đó là: cách thức có ý nghĩa thực tế duy nhất để phát triển khả năng tư
duy phản biện của một ai đó là thông qua “tư duy về tư duy của chính họ” (thường được gọi là
“siêu nhận thức”- metacognition), với mục tiêu được quan tâm là cải tiến nó bằng cách tham
khảo một số mô hình tư duy thành công trong cùng lĩnh vực.

Michael Scriven thì cho rằng tư duy phản biện là “một năng lực học vấn cơ bản, tương
tự như là đọc và viết vậy” và phát biểu như sau: “Tư duy phản biện là khả năng, hành động
để thấu hiểu và đánh giá được những dữ liệu thu thập được thông qua quan sát, giao tiếp,
truyền thông và tranh luận”…

Theo tài liệu tập huấn về kỹ năng sống của tổ chức World Vision Việt Nam, có hai
định nghĩa về tư duy phản biện:
3
“Tư duy phản biện là quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một
thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định
lại tính chính xác của vấn đề. Lập luận phản biện phải rõ ràng, logic, đầy đủ bằng chứng, tỉ
mỉ và công tâm”.
“Tư duy phê phán là hoạt động nhận thức của trí óc có đặc điểm nhìn vấn đề một cách
hoài nghi tích cực, nhiều chiều, lật lại vấn đề (không xuôi chiều) để phân tích độ tin cậy, nhìn
nhận vấn đề một cách hợp lý. Sau đó, sử dụng lý lẽ, luận cứ, lập luận chặt chẽ, logic, có cơ sở
thuyết phục để bảo vệ chính kiến (chân lý, lẽ phải, các quan điểm khác nhau)”.

Tổng hợp các luận điểm từ các định nghĩa đó, có thể rút ra quan niệm khái quát về tư
duy phản biện như sau: “Tư duy phản biện là một khái niệm chỉ phẩm chất của một dạng thức
tư duy tích cực, trong đó chủ thể tư duy chủ động hướng tới những vấn đề và tình huống phức
tạp để bày tỏ chính kiến, quan điểm và niềm tin của mình bằng việc nhìn nhận, đánh giá vấn
đề một cách khách quan và toàn diện từ những góc nhìn đa chiều, trên cơ sở của các thao tác
lập luận logic nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề để đi đến sự lựa
chọn đúng đắn nhất ”.

Trong cụm từ Critical thingking, tính từ Critical có nghĩa là phê bình, phê phán. Tuy
nhiên có sự khác nhau căn bản giữa phản biện với phê phán. Phê phán chỉ là việc phát hiện
lỗi, chỉ ra cái xấu, cái sai, cái tiêu cực, cái nhược điểm…mà không bao hàm ý nghĩa “đánh
giá”, còn phản biện dù nhất thiết phải có yếu tố phê phán nhưng không chỉ là phê phán. Phản
biện là sự nhìn nhận vấn đề từ nhiều quan điểm, từ nhiều góc nhìn khác nhau để đánh giá vấn
đề một cách toàn diện cả ở hai mặt tốt/ xấu; đúng/ sai; hợp lý/không hợp lý… dựa trên các
thao tác của tư duy logic như phân tích, so sánh, lập luận để làm sáng tỏ và khẳng định tính
đúng đắn của vấn đề. Như vậy, phê phán chỉ là một mặt của phản biện. Hơn nữa, phê phán
trong tư duy phản biện phải là sự phê phán trên cơ sở khách quan, khoa học.

Để có nhận thức đúng đắn và đưa ra quyết định đúng đắn về một vấn đề thì yêu cầu
quan trọng là phải có tư duy đún đắn, tức là tư duy có tính phản biện hay tư duy phản biện.
Tuy vậy, tư duy phản biện không nghất thiết là tư duy đúng đắn, bởi ý kiến của người có tư
duy phản biện không phải bao giờ cũng đúng.

Cũng không nên nhầm lẫn giữa phản biện với phản bác. Phản bác đồng nghĩa với phủ
định, bác bỏ những quan điểm, giải pháp hay kết quả được cho là không đúng đắn, không phù
hợp nhưng không có sự phân tích, luận giải nào làm căn cứ cho sự phản bác của mình. Phản
4
biện là xem xét lại kết quả của một quá trình tư duy khác nhằm khẳng định lại tính chính xác
của các thông tin.

Như vậy, phản biện dù bao gồm cả phản bác trong đó nhưng không đồng nghĩa và
không đơn thuần chỉ là bác bỏ, phủ định. Việc bác bỏ trong phản biện luôn dựa trên những lý
lẽ và lập luận làm căn cứ. Hơn nữa, trong phản biện cùng với việc phủ định cái sai, cái không
hợp lý…còn là sự ủng hộ, khẳng định cái đúng, là sự bổ sung và đề xuất các giải pháp hợp lý
hơn để giải quyết vấn đề. Như vậy, người có tư duy phản biện không nhất thiết là người hay
phản bác. Ngược lại, người hay phản bác cũng không chắc chắn là người có tư duy phản biện.
Nếu một người chỉ khăng khăng bác bỏ ý tưởng của người khác mà không có lập luận chặt
chẽ hoặc chỉ vì ý tưởng đó không phải là của chính mình thì người đó không phải là người có
tư duy phản biện.

II. Vai trò của tư duy phản biện

Có thể nói tư duy phản biện là nhu cầu tất yếu, là công cụ không thể thiếu để chúng ta
xem xét giải quyết các vấn đề đặt ra ở mọi mặt hoạt động của đời sống. Trong thời đại thông
tin, cạnh tranh và hội nhập, khi con người hàng ngày phải tiếp nhận một khối lượng thông tin
phong phú và đa chiều thì chính tư duy phản biện sẽ cho phép con người có thể loại bỏ những
sai lầm để tiệm cận tới sự hợp lý trong các quyết định, các hành vi của mình. Tư duy phản
biện giúp chúng ta nhận thức đúng đắn và sâu sắc về đối tượng để từ đó có giải pháp phù
hợp/hiệu quả tác động lên đối tượng.
Tư duy phản biện giúp chúng ta vượt ra khỏi các khuôn mẫu có sẵn, thoát khỏi những
thói quen truyền thống, những định kiến trong suy nghĩ để có tâm thế sẵn sàng tìm tòi, tiếp
nhận cái mới, cái tiến bộ cũng như phát hiện những giá trị mới từ những vấn đề cũ. Từ đó,
phát huy óc sáng tạo khi xem xét và giải quyết vấn đề, đây là yếu tố không thể thiếu của sự
thành công khi con người phải thường xuyên đối diện với những vấn đề phức tạp và đa dạng
trong cuộc sống.
Trong khoa học, phản biện là một trong những thách thức chủ yếu để các nhà nghiên
cứu tiệm cận tới chân lý khoa học, bởi khoa học là một chuỗi sai lầm được sửa chữa nhờ có
phản biện, tức là nhờ sự tranh luận có chất lượng khoa học.

Tư duy phản biện giúp chúng ta biết lắng nghe, tôn trọng và thấu hiểu ý kiến người
khác trước khi kết luận vấn đề. Dám loại bỏ cái sai của mình và thừa nhận cái đúng của người
khác. Đó là cách để cuộc sống diễn ra và phát triển theo hướng tiến bộ. Chính vì thế, văn hóa

5
phản biện, văn hóa đối thoại là một yêu cầu không thể thiếu trong việc xây dựng mối quan hệ
xã hội tốt đẹp.

Không chỉ giúp loại bỏ những sai lầm để đạt tới sự hợp lý, đúng đắn trong các quyết
định cũng như các hành động mà tư duy phản biện còn giúp con người suy nghĩ theo hướng
tích cực, giảm được trạng thái tâm lý buồn rầu, thất vọng, chán nản, mất lòng tin khi gặp thất
bại. Tư duy phản biện thúc đẩy tái nhận thức, điều chỉnh thái độ. Những yếu tố tích cực trong
tư duy sẽ giúp con người tự khám phá những tiềm năng vốn có của bản thân, khai thác “nội
lực” để vượt lên chính mình, tự khẳng định mình, góp phần hình thành nhân cách tự chủ, độc
lập và sáng tạo.

Trong tổ chức đời sống xã hội, phản biện là một công cụ không thể thiếu, là một hoạt
động đương nhiên của một xã hội dân chủ và cũng là công cụ hữu hiệu để tạo ra nền dân chủ,
tạo ra sự phát triển của các quốc gia tiên tiến. Phản biện xã hội được coi là hành vi có chất
lượng khoa học của xã hội đối với hệ thống chính trị. Không có phản biện sẽ không có phát
triển. Một xã hội được tổ chức phản biện tốt sẽ góp phần tạo ra sự đồng thuận cho phát triển.
Lịch sử xã hội cũng cho thấy, những quốc gia chậm phát triển và tụt hậu chính là những nơi
mà ở đó xã hội không có năng lực phản biện hoặc không được thực hiện năng lực phản biện.
Không chấp nhận đối thoại đồng nghĩa với sự độc quyền chân lý, cũng có nghĩa là không chấp
nhận có sự phản biện để tranh luận đúng/sai. Thói quen độc thoại, suy cho cùng là thói quen
xấu của người có quyền lực và là biểu hiện của sự tha hóa của quyền lực. Một xã hội với số
đông là những người thụ động, bảo thủ trong tư duy và hành động là một xã hội trì trệ, nơi mà
việc phát huy nguồn lực trí tuệ sẽ bị kìm hãm.

Tóm lại, có thể nói không có bất cứ phát minh nào, bất cứ chủ trương, chính sách,
chiến lược hợp lý nào, bất cứ giải pháp hay quyết định đúng đắn nào mà lại không dựa trên cơ
sở tư duy phân tích, phản biện để phủ định cái sai, cái dở, để tiếp thu và phát huy cái đúng, cái
hay trên tinh thần sáng tạo, tìm tòi, đổi mới. Tư duy phản biện cần cho mọi lĩnh vực cuộc
sống: luật pháp, khoa học, giáo dục, quản lý, kinh doanh…Nếu không có phản biện có nghĩa
là con người mặc nhiên thừa nhận chỉ có một chân lý duy nhất, mặc nhiên hành động mà
không cần kiểm chứng về tình phù hợp, đúng đắn của hành động đó.

Ở nước ta trong thời gian gần đây, xã hội đã bắt đầu làm quen với tinh thần đối thoại,
phản biện trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Qua báo chí và các phương tiện truyền thông đại
chúng, nhiều dự thảo chính sách khi đang còn ở giai đoạn dự định ban hành đã được mổ xẻ
bởi các ý kiến phản biện đa chiều, trong đó không ít ý kiến có sức thuyết phục nên đã buộc
6
các cơ quan có thẩm quyền phải xem xét lại, điều chỉnh hoặc thay đổi (Ví dụ: dự án Boxit, dự
án tàu cao tốc Bắc-Nam, nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, thủy điện Sông Tranh…).

Để phản biện xã hội trở thành một thói quen thường trực, điều quan trọng là phải tạo
được môi trường thuận lợi để sự phản biện xã hội phát triển như một hoạt động phê phán có
chất lượng khoa học nhằm tạo động lực tích cực cho sự phát triển. Muốn vậy, điều đầu tiên là
phải tạo ra một môi trường xã hội trong đó tinh thần đối thoại bình đẳng là vấn đề cần phải
được coi trọng. Sự mở cửa giao lưu với thế giới bên ngoài, sự hội nhập ngày càng sâu rộng
với nền kinh tế thế giới không cho phép tồn tại sự bảo thủ và độc đoán trong tư duy. Việc hạn
chế phản biện xã hội sẽ đẩy quốc gia đi vào ngõ cụt của chuyên chế, độc tài, sẽ kìm hãm sự
phát triển của chính xã hội ấy.

III.Các đặc điểm của tư duy phản biện

Từ các nghiên cứu về tư duy phản biện, có thể nhận diện tư duy phản biện với các đặc
điểm cơ bản sau:

3.1.Tính khách quan và toàn diện

Nhận thức của con người luôn hữu hạn trước sự phong phú, đa dạng, phức tạp và
không ngừng biến động của thế giới khách quan. Hơn nữa, mục đích chủ quan của mỗi người
thường điều khiển cách người đó nhìn nhận một vấn đề. Chính những rào cản từ phía chủ
quan đã hình thành giới hạn trong việc tiếp cận chân lý một cách khách quan. Bởi vậy, tư duy
phản biện không cho phép có quyền tự tin để khẳng định mình đã hiểu cặn kẽ, chính xác và
trọn vẹn về một đối tượng, một sự việc, một hiện tượng. Để xem xét, đánh giá sự việc một
cách đúng đắn, tư duy phản biện đòi hỏi phải xem xét đối tượng một cách khách quan và toàn
diện; công tâm và bình đẳng khi nhìn nhận sự việc ở tất cả các góc nhìn; tôn trọng sự thật
khách quan, không gán ghép, bóp méo, cường điệu hay tô vẽ thêm cho đối tượng những đặc
điểm, tính chất mà nó không có trên thực tế; có sự thấu hiểu rõ ràng, chắc chắn, cặn kẽ về đối
tượng trên cơ sở những thông tin chính xác từ các nguồn đáng tin cậy, rõ ràng, được nắm bắt
bằng nhiều cách như: đọc, quan sát, nghe, nghiên cứu, theo dõi… từ thực tế phong phú, làm
cơ sở cho các phán đoán về đối tượng. Tư duy phản biện luôn xem xét các vấn đề, các đối
tượng một cách toàn diện từ nhiều mặt, nhiều khía cạnh, từ nhiều góc độ và cách nhìn khác
nhau; đặt đối tượng trong nhiều mối liên hệ, quan hệ với các vấn đề, đối tượng khác để xem
xét, bởi trong thực tế không có sự việc, hiện tượng nào có thể tồn tại cô lập, tĩnh tại mà không
liên hệ đến các sự việc, hiện tượng khác. Tư duy phản biện luôn đòi hỏi mỗi vấn đề cần phải
được thẩm định, phân tích, đánh giá một cách khách quan trên cơ sở tôn trọng các dữ kiện,
7
bằng chứng và sự lập luận logic, không thiên lệch, không để cho ý chí, tình cảm, lợi ích, định
kiến cá nhân ảnh hưởng đến việc xem xét vấn đề; trình bày lại các quan điểm khác nhau một
cách trung thực, khách quan; sử dụng các bằng chứng một cách am hiểu, không thiên lệch,
đồng thời có khả năng nhận ra được những sai lầm hoặc thiên kiến chủ quan trong quan điểm
của chính mình cũng như của người khác.

3.2.Tính khoa học và logic

Mục đích của phản biện là đi tìm sự đồng thuận có chất lượng khoa học, trong đó sự
tranh luận, phê phán hay khẳng định đều được tiến hành trên cơ sở sự xác nhận có chất lượng
khoa học chứ không đơn giản chỉ là sự đồng tình hay phản đối, không chỉ khẳng định hay phủ
định ý kiến người khác mà không dựa trên các cơ sở khoa học. Tư duy phản biện được thực
hiện trên cơ sở của năng lực phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá dựa trên các lý lẽ, lập luận
để bảo vệ hạt nhân logic, hợp lý cũng như chỉ ra những điểm bất hợp lý, phi logic; đưa ra các
nhận xét và quyết định dựa trên nền tảng của sự am hiểu thấu đáo, sự suy xét kỹ lưỡng và sâu
sắc. Bởi vậy, tư duy phản biện không cho phép có sự mơ hồ trong suy nghĩ.

Để xem xét vấn đề một cách khách quan và thấu đáo, tư duy phản biện đòi hỏi phải sử
dụng nhiều thuật tư duy khác nhau, như: đặt câu hỏi, đưa ra các phán đoán, thiết lập các giả
định, suy luận, lập luận, phát hiện ngụy biện… đồng thời, phải có khả năng sắp xếp và diễn
giải các ý tưởng một cách mạch lạc, ngắn gọn, rõ ràng và dễ hiểu.

Mài giũa kỹ năng tư duy phản biện chính là nâng cao khả năng lập luận, rèn luyện thói
quen nhận xét dựa trên cơ sở của chứng cứ và lý lẽ, rèn luyện khả năng phát hiện những sai
lầm, thiếu sót trong quan điểm của người khác để phản biện lại, cũng như khả năng bảo vệ
niềm tin của mình bằng sự lập luận chặt chẽ.

3.3.Tính nhạy bén

Tư duy phản biện không chấp nhận lối suy nghĩ và lập luận theo kiểu đơn logic, tức là
những vấn đề được giải quyết bằng việc lập luận chỉ với một quan điểm hay từ một khung
tham chiếu duy nhất. Với người có tư duy phản biện, một lời phát biểu có vẻ như nghịch lý
không phải là đối tượng cho sự phủ định mà nó có thể đánh thức họ về một thế giới phức tạp,
một thế giới không nằm gọn trong đúng/sai, tốt/xấu, bạn/thù. Đặc điểm nhạy bén của tư duy
phản biện đòi hỏi sự nhạy cảm để phát hiện và nhận diện những tình huống có vấn đề, đó là
những tình huống có những điểm khác thường, đặc biệt, ngoại lệ, gây sự thắc mắc, buộc
người ta phải suy nghĩ và hình thành nhu cầu, mong muốn tìm hiểu, giải quyết vấn đề. Tính
8
nhạy bén còn thể hiện ở khả năng nhìn thấy và phân biệt được những nét khác biệt trong sự
tương đồng, có khả năng suy luận để nhìn thấy được mối quan hệ logic bên trong giữa các
thông tin, dữ liệu, không bị nhầm lẫn bởi các dấu hiệu bề ngoài, có khả năng nhận thức được
vấn đề trong tính tổng thể, nhạy cảm với những cái đặc biệt và đơn nhất cũng như các dấu
hiệu điển hình. Tư duy phản biện, vì vậy, chính là cách mà chúng ta nỗ lực để “kích hoạt” các
tế bào trí tuệ luôn trong trạng thái phải làm việc một cách năng động và linh hoạt nhất.

3.4.Tính linh hoạt

Tư duy phản biện luôn có ý thức vượt ra khỏi tính khuôn mẫu và lối mòn có sẵn để tìm
các cách tiếp cận khác thường cho những vấn đề phức tạp. Bởi vậy, tư duy phản biện là tiền
đề cho sự sáng tạo. Tính linh hoạt của tư duy phản biện không cho phép suy nghĩ một chiều
mà luôn xem xét và nhận thức vấn đề từ nhiều phương diện, tiếp cận hiện tượng từ nhiều quan
điểm, trong nhiều hoàn cảnh và đưa ra những cách giải quyết khác nhau. Tư duy phản biện là
loại tư duy luôn có ý thức phản tỉnh và luôn biết hoài nghi. Người có tinh thần phản biện là
người biết hoài nghi chứ không theo chủ nghĩa hoài nghi: họ thường biết cách đặt ra hàng loạt
câu hỏi và chủ động khám phá để tìm ra câu trả lời hay giải pháp cho chính những câu hỏi đó
để khiến những suy nghĩ, quan điểm và niềm tin của mình trở nên hợp lý và chính xác hơn,
với nỗ lực nhằm nhận thức và giải quyết vấn đề. Hơn nữa, tư duy phản biện thường không
bằng lòng với việc dừng lại ở những câu hỏi thông thường, đơn giản và quen thuộc chỉ để
nhằm hướng đến sự quan tâm, mà quan trọng hơn phải là những câu hỏi hướng đến sự tìm tòi,
khám phá. Khi tiếp nhận một thông tin, người có tư duy phản biện trước tiên phải hiểu rõ nội
dung thông tin đó bằng việc trả lời được các câu hỏi: Về ai? (Về cái gì?, Về điều gì?), Ở đâu?,
Khi nào?, Như thế nào?, Liên quan đến những vấn đề gì, những lĩnh vực nào?, Tại sao lại như
thế?, Kết quả sẽ thế nào?, Hậu quả ra sao?, Nếu làm khác thì sẽ thế nào?...

3.5.Tính đối thoại

Tư duy phản biện nhận thức sâu sắc rằng các vấn đề trong thực tiễn thường có nhiều
hơn một giải pháp (giải pháp luôn nhiều hơn vấn đề), trong khi sự hiểu biết của cá nhân lại
luôn bị giới hạn, nên chân lý có thể đến từ sự tìm tòi, suy ngẫm, phân tích, tranh luận và tiếp
nhận trên tinh thần đối thoại dân chủ. Tinh thần đối thoại cũng đòi hỏi tư duy phản biện phải
gạt bỏ định kiến (sự khẳng định ý kiến, quan điểm, niềm tin bất chấp cơ sở thực tế hay những
bằng chứng và lý luận). Người có tư duy phản biện không xem quan điểm của mình là chân lý
mà luôn sẵn sàng quan tâm nghiêm túc đến quan điểm của người khác, biết lắng nghe và tôn
trọng ý kiến người khác, biết chấp nhận sự thật (kể cả khi sự thật đó ngoài mong muốn của

9
mình), cũng tức là dám dũng cảm thừa nhận cái sai của mình để chấp nhận cái đúng của người
khác. Đúng như quan niệm của Nietzsche về sự phê phán: “Phê phán không phải là một phản
ứng của sự phẫn hận, mà là biểu hiện tích cực của một lối sống tích cực: tấn công nhưng
không trả thù, đó là tính xâm hấn tự nhiên của một phương thức tồn tại, sự độc ác thần thánh
mà không có nó ta không thể hình dung được sự hoàn thiện”.
Tư duy phản biện là loại tư duy có khả năng tự đối thoại. Người có tư duy phản biện
luôn biết tự đánh giá và kiểm nghiệm lại tư duy của mình, cũng tức là tự đối thoại với chính
mình để phát hiện ra những lầm lẫn, những lập luận thiếu căn cứ trong tư duy của mình để tự
điều chỉnh. Tự đối thoại với chính mình, đó cũng là một kỹ năng cần thiết để suy nghĩ một
cách sâu sắc và nhạy bén.

3.6.Tính độc lập

Trong thực tế, nhiều khi cùng một sự việc, một hiện tượng nhưng có thể có các góc
nhìn khác nhau. Người có tư duy phản biện là người có năng lực suy nghĩ độc lập, có quan
điểm riêng dựa trên các năng lực tự nhận thức, tìm tòi, quan sát, suy luận, nhận diện vấn đề,
đặt câu hỏi và tìm những câu trả lời cần thiết cho mình, luôn kiểm tra và tự thử thách những
điều mình vốn tin, những quan điểm, suy nghĩ, những giả định của mình và của người khác.
Trong thực tế, không ít người có thói quen tiếp nhận thông tin về thế giới xung quanh một
cách thụ động, nhẹ dạ cả tin ngay cả với những điều phi lý mà không có khả năng phân biệt
đúng/sai, thật/giả (ví dụ niềm tin tôn giáo mù quáng, các tệ nạn mê tín dị đoan…).
Một khi đã tự đánh giá độ vững chắc của tư duy và lập luận của mình trên cơ sở đối
thoại với những quan điểm khác biệt, người có tư duy phản biện luôn có chính kiến, bản lĩnh,
tự tin và kiên định với những giải pháp mà mình đã lựa chọn, không “ba phải”.

Tóm lại, tư duy phản biện luôn đòi hỏi phải nhìn nhận vấn đề một cách đa diện, không
chấp nhận sự thiển cận, đơn giản, một chiều; có thái độ khách quan, khoa học, có khả năng lập
luận trong việc đánh giá và ra quyết định; không bảo thủ, giáo điều, dám dũng cảm thừa nhận
cái sai của mình để chấp nhận cái đúng của người khác trên tinh thần đối thoại; có năng lực
suy nghĩ độc lập, có bản lĩnh và chính kiến để không dễ bị bối rối, dao động, thiếu nhất quán.
Với tất cả những đặc điểm trên đây, tư duy phản biện là cấp độ biểu hiện sâu sắc của tư duy,
là cơ sở của tư duy sáng tạo, là phẩm chất không thể thiếu của các nhà khoa học và những
người thành đạt.

Do đó, học tư duy phản biện cũng tức là học cách để biết suy nghĩ một cách sâu sắc.

10
IV.Những phẩm chất cơ bản của tư duy phản biện

Có thể nói ngắn gọn: tư duy phản biện là tư duy tự định hướng, tự giác, tự giám sát và
tự hiệu chỉnh. Phẩm chất cơ bản của tư duy phản biện được cô đọng ở tinh thần phản biện và
năng lực phản biện. Đấy chính là cách hành xử của con tim và khối óc trước một vấn đề, một
tư tưởng, một sự việc, một quan điểm, một thông tin…

5.1.Tinh thần phản biện

-Biết tôn trọng mọi ý kiến; Không thành kiến với các ý kiến khác biệt; Không bị chế
ngự bởi tình cảm, quyền lợi, thói quen và sẵn sàng xem xét tất cả các ý kiến một cách thận
trọng, nghiêm túc, khách quan, khiêm tốn và chính trực.

-Đề cao giá trị công bằng, tôn trọng bằng chứng và lý lẽ, tôn trọng sự rõ ràng, chính
xác; Luôn cầu thị, cẩn thận lắng nghe các ý tưởng của người khác, nỗ lực nhằm hiểu rõ những
giả định và hàm ý của họ và sẵn sàng thay đổi quan điểm khi nhận thấy quan điểm của mình
sai hoặc thiếu căn cứ tin cậy.

-Dám vượt qua khỏi khuôn khổ của truyền thống, của các quan niệm, các định kiến.
Luôn tôn trọng và bảo vệ sự thật.

5.2.Năng lực phản biện

Các kỹ năng cốt lõi của tư duy phản biện là quan sát, diễn giải, phân tích, suy luận,
đánh giá, giải thích, và tri nhận tổng hợp. Một cách cụ thể, đó là:

-Có năng lực thu thập, phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá và xử lý các tình tiết, các
thông tin, các sự việc dựa trên sự suy xét vấn đề một cách cẩn trọng, sâu sắc và thấu đáo. Biết
vận dụng các tiêu chuẩn thích hợp để đánh giá các thông tin, các ý tưởng.

-Có năng lực tư duy độc lập, biết sử dụng nhiều thủ thuật tư duy khác nhau, biết đặt các
câu hỏi và tìm câu trả lời cần thiết, biết cách đưa ra các phán đoán, thiết lập các giả định.

-Nhạy bén trong việc quan sát, phát hiện và nhận diện những tình huống có vấn đề; Có
khả năng kết nối vấn đề trong tính tổng thể; Nhạy cảm với những dấu hiệu đặc biệt và đơn
nhất cũng như các dấu hiệu điển hình; Có khả năng nhìn thấy và phân biệt được những nét
khác biệt trong sự tương đồng; khả năng suy luận để nhìn thấy được mối quan hệ logic bên
trong giữa các thông tin, các dữ kiện, tình tiết để không bị nhầm lẫn bởi các dấu hiệu bề ngoài.

11
-Luôn xem xét vấn đề từ nhiều phương diện khác nhau, tiếp cận hiện tượng từ nhiều
quan điểm khác nhau, có khả năng xem xét vấn đề một cách toàn diện từ nhiều mặt, nhiều
chiều, nhiều mối quan hệ, nhiều khía cạnh và góc độ để tìm tòi, khám phá, đặt lại vấn đề theo
hướng khác để hiểu được bản chất khách quan sự việc.

-Sử dụng thành thạo các hình thức, quy luật logic, các phương pháp chứng minh, bác
bỏ; Có năng lực suy luận, lập luận dựa trên cơ sở của chứng cứ, lý lẽ; Có khả năng phát hiện
những sai lầm, thiếu sót trong quan điểm của người khác để phản bác lại; Có khả năng bảo vệ
quan điểm của mình bằng lập luận chặt chẽ; Thấy được mối quan hệ logic giữa các dữ liệu và
có khả năng rút ra kết luận từ một hoặc nhiều chi tiết; Hiểu được sự khác biệt giữa các suy
luận và luôn cố gắng suy luận có lý; Nhạy bén phát hiện và bác bỏ ngụy biện.

-Có khả năng tranh luận, bao gồm: việc nhận dạng, đánh giá và xây dựng các lý lẽ;
Hiểu những khác biệt trong các kết luận, giả định, giả thuyết; Nhận ra những sai lầm trong
quan điểm của người khác, những thiên lệch trong các quan điểm đó; Đưa ra các lý lẽ với các
bằng chứng hỗ trợ; Có khả năng trình bày rõ ràng, ngắn gọn, thuyết phục.

CÂU HỎI.

1.Hãy trình bầy một cách hiểu khác của bạn về tư duy phản biện.

2.Vì sao nói: “Không có phản biện sẽ không có phát triển”?.

3.Vì sao ở Việt Nam hiện nay, trong xã hội nói chung và trong sinh viên nói riêng chưa có
thói quen tư duy phản biện?. Làm thế nào để khắc phục được tình trạng này?.

4.Nêu các đặc điểm của tư duy phản biện. Vì sao có thể nói rằng các đặc điểm đó là tất yếu
của tư duy phản biện?.
5. Hãy nêu suy nghĩ của bạn về các tố chất cần có của một người có óc tư duy phản biện.

12
CHƯƠNG 2. TƯ DUY LOGIC - NỀN TẢNG CỦA TƯ DUY PHẢN BIỆN

Tư duy phản biện liên quan chặt chẽ với logic học, bởi lẽ khi đánh giá một lập luận,
một quan điểm nào đó người ta phải dựa trên logic, phải xem xét toàn bộ cơ sở cũng như các
lập luận dẫn đến qua điểm đó có tuân thủ các quy tắc, quy luật của logic hay không. Do vậy
để có tư duy phản biện tốt, cần phải nắm vững các kiến thức nền tảng của logic học.

I. Một số nội dung cơ bản của logic học

1.1.Logic hình thức và logic biện chứng

Thuật ngữ “logic” có nguồn gốc từ tiếng “logos” của Hy Lạp cổ đại có nghĩa là “tư
tưởng”, “trí tuệ”, “sự hợp lý”, “quy luật”… nhằm để chỉ những mối liên hệ chặt chẽ giữa các
sự vật, giữa các tư tưởng trong quá trình phản ánh thế giới hiện thực khách quan.

Thế giới vật chất vừa tĩnh (tương đối ổn định, bền vững), vừa động (biến đổi, phát triển
không ngừng). Logic hình thức và logic biện chứng là hai khoa học nghiên cứu về tư duy
phản ánh hai dạng tồn tại cơ bản đó của thế giới vật chất.

Logic hình thức là khoa học nghiên cứu hình thức và quy luật của tư duy, của tư tưởng.
Khi tập trung nghiên cứu để làm rõ các hình thức và cấu trúc của tư duy, logic hình thức tạm
“lãng quên”, không xem xét nội dung của tư tưởng.

Logic biện chứng nghiên cứu các quy luật của tư duy, song ở đây tư duy gắn chặt chẽ
với nội dung cụ thể có quá trình hình thành, vận động và phát triển.

Logic hình thức và logic biện chứng luôn có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho
nhau. Cả hai đều là khoa học về các quy luật và hình thức của tư duy.

13
1.2.Khái niệm

Khái niệm là hình thức, là đơn vị cơ bản đầu tiên của tư duy trừu tượng (giai đoạn nhận
thức lý tính), trong đó phản ánh các dấu hiệu cơ bản khác biệt của một đối tượng hay một lớp
đối tượng. Khái niệm bao hàm trong nó những tri thức khái quát của con người và sự vật, hiện
tượng; Phản ánh bản chất của một đối tượng hay một lớp đối tượng thông qua những dấu hiệu
cơ bản khác biệt. Ví dụ: khái niệm “con người” phản ánh dấu hiệu cơ bản là động vật có ngôn
ngữ, có tư duy, biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động…

Cấu trúc logic của khái niệm gồm nội hàm và ngoại diên.
-Nội hàm của khái niệm là tập hợp tất cả các dấu hiệu cơ bản của đối tượng được phản
ánh trong khái niệm đó, nó cho biết đối tượng đó là cái gì và phân biệt nó với cái khác.
-Ngoại diên của khái niệm là tập hợp đối tượng có cùng những dấu hiệu cơ bản được
phản ánh vào nội hàm của khái niêm, nó cho biết có bao nhiêu đối tượng cùng loại với nó.
Ví dụ: khái niệm “người” có nội hàm là các thuộc tính của con người và ngoại diên là
mọi người trên Trái đất.

1.3.Phán đoán

Phán đoán là hình thức của tư duy nhờ liên kết các khái niệm để khẳng định hoặc phủ
định một dấu hiệu nào đó của đối tượng.
Ví dụ: “Kim loại là chất dẫn điện” là một phán đoán. Ở đây hai khái niệm “kim loại”
và “chất dẫn điện” được liên kết với nhau, trong đó khái niệm “kim loại” đóng vai trò là đối
tượng, còn khái niệm “chất dẫn điện” đóng vai trò là dấu hiệu của đối tượng.

Một phán đoán gồm các bộ phận liên hệ với nhau như sau:

Chủ từ - hệ từ - Vị từ

Chủ từ: là bộ phận nêu lên đối tượng của tư tưởng.


Vị từ: là bộ phận khẳng định (hay phủ định) những thuộc tính mang những mối liên hệ
nào đó với chủ từ.
Hệ từ: là từ (cụm từ) giữ chức năng liên kết chủ từ với vị từ.

Ví dụ: “Mọi người đều thích xem bóng đá”.


“Một số động vật không có xương sống”
Chủ từ Hệ từ Vị từ

Có thể viết công thức chung của phán đoán ở dạng:


14
“S là (không là) P”.

Quá trình tư duy luôn là sự liên kết, đối chiếu, so sánh… các phán đoán, bởi phán đoán
là sự thể hiện tư tưởng con người trong quá trình phản ánh thế giới hiện thực. Phán đoán có
thể chân thực (đúng) – ví dụ phán đoán “Tất cả mọi người đều phải chết” – hoặc giả dối (sai)
ví dụ phán đoán “Quả đất không quay quanh mặt trời”.

Phán đoán có thể tạo nên bởi một hoặc nhiều phán đoán con. Nếu chỉ được tạo nên từ
một phán đoán con thì được gọi là phán đoán đơn, còn nếu được tạo nên từ nhiều phán đoán
con thì được gọi là phán đoán phức (phán đoán phức hợp).

Với phán đoán đơn, người ta phân loại theo Chất và Lượng của phán đoán.

Chất của phán đoán phụ thuộc vào hệ từ của phán đoán đó. Nếu phán đoán có hệ từ
mang tính khẳng định sự tồn tại mối liên hệ của vị từ đối với chủ từ, ta gọi là phán đoán
khẳng định. Ví dụ: “Tất cả sinh viên đều chăm học”. Ngược lại, nếu phán đoán có hệ từ mang
tính phủ định sự tồn tại mối liên hệ của vị từ với chủ từ, ta gọi là phán đoán phủ định. Ví dụ
“Cá là động vật không sống trên cạn”.

Lượng của phán đoán phụ thuộc vào số phần tử của đối tượng được phản ánh (S) là
toàn thể hay bộ phận. Nếu phán đoán phản ánh tất cả các phần tử của đối tượng có (hay không
có) mối quan hệ đối với thuộc tính (P), ta gọi đó là phán đoán toàn thể. Ví dụ: “Tất cả sinh
viên đều yêu Tổ quốc”. Nếu phán đoán chỉ phản ánh một bộ phận các phần tử của đối tượng
(S) có (không có) mối quan hệ đối với thuộc tính (P), ta gọi đó là phán đoán bộ phận. Ví dụ
“Đa số cử tri đã đi bỏ phiếu bầu cử”.

Trong một phán đoán phức, các phán đoán đơn liên kết với nhau bằng các liên từ logic
và tạo thành các loại như sau:

+/Phán đoán kết hợp: Ở đây, các phán đoán đơn liên kết với nhau bằng liên từ logic “và”. Ví
dụ: “Sinh viên tiêu biểu là sinh viên có kết quả học tập tốt và kết quả rèn luyện, tu dưỡng tốt ”.
Đối với phán đoán kết hợp, chỉ khi các phán đoán đơn đồng thời đều đúng thì phán
đoán kết hợp mới đúng và nó sẽ sai khi ít nhất có một phán đoán đơn sai.

+/Phán đoán lựa chọn: Được tạo thành từ các phán đoán đơn, liên kết với nhau bằng liên từ
logic “hoặc”.

Phán đoán lựa chọn có hai dạng:

15
-Phán đoán lựa chọn kết hợp: Sự lựa chọn có khả năng kết hợp với nhau chứ không loại trừ
nhau. Ví dụ: “Sản xuất hàng hóa có thể nộp thuế bằng tiền hoặc hiện vật”. Người nộp thuế có
quyền lựa chọn nộp tiền hoặc hiện vật; hoặc kết hợp nộp tiền và nộp hiện vật.

-Phán đoán lựa chọn tuyệt đối: Lúc này, sự lựa chọn hoặc cái này, hoặc cái kia vì chúng loại
trừ nhau, nghĩa là chúng không thể cùng đúng. Ví dụ: “8 giờ sáng mai tôi sẽ đi xe lửa hoặc
máy bay ra Hà Nội”. Trường hợp này, không thể vừa đi xe lửa, vừa đi máy bay được.

+/Phán đoán có điều kiện:


Phán đoán có điều kiện tạo thành từ các phán đoán đơn, liên kết với nhau bằng liên từ logic
“Nếu…thì”. Ví dụ: “Nếu bật máy lạnh thì phòng sẽ mát”.
Trong phán đoán có điều kiện, có sự phản ánh quan hệ nhân – quả.

1.4.Suy luận

Có hai cách để để làm giàu tri thức khi phản ánh đối tượng:

-Cách thứ nhất: khái quát trực tiếp hiện thực khách quan nhờ sự quan sát và cảm nhận trực
tiếp của các cơ quan cảm giác;
-Cách thứ hai: thu nhận gián tiếp thông qua những tri thức đã rút ra để tiếp tục phản ánh đối
tượng.

Cách thứ hai chính là sự suy luận. Như vậy, suy luận là một hình thức của tư duy nhằm
rút ra một tri thức, một phán đoán mới bằng cách dựa vào một hoặc nhiều tri thức, phán đoán
đã biết. Thông qua suy luận mà con người nhận được tri thức mới nhanh và nhiều hơn so với
cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan.

Về cấu trúc, suy luận được tạo thành từ ba bộ phận: tiền đề, kết luận và lập luận.
-Tiền đề: Là những tri thức, những phán đoán đã biết hoặc được thừa nhận, là cơ sở và chỗ
dựa để rút ra tri thức mới.

-Kết luận: Là phán đoán, là tri thức mới được rút ra như một tất yếu từ tiền đề đã cho.

-Lập luận: Là phương thức, cách thức rút ra và kết luận dựa trên tiền đề với sự vận dụng các
quy luật, các quy tắc logic cần thiết.

Ví dụ: “Toàn cầu hóa là kết quả phát triển của lực lượng sản xuất, là một quá trình tất
yếu. Tuy vậy, toàn cầu hóa hiện nay có ảnh hưởng hai mặt đối với các nước đang phát triển.
Vì vậy, nước ta không thể quay lưng lại với tiến trình toàn cầu hóa, nhưng phải biết khai thác
16
những thuận lợi mà quá trình này đem lại và đồng thời phải hạn chế những ảnh hưởng tiêu
cực của nó”.

Trong ví dụ này, đoạn từ đầu đến “Vì vậy” là tri thức đã biết, được thừa nhận hoặc được
giả định, là phần tiền đề. Có thể coi hai câu trong phần tiền đề là hai tiền đề. Phần còn lại là
kết luận được rút ra từ tiền đề. Các câu “nước ta không thể quay lưng lại với tiến trình toàn
cầu hóa”, “phải biết khai thác những thuận lợi mà quá trình này đem lại” và “phải hạn chế
những ảnh hưởng tiêu cực của nó (toàn cầu hóa” là các kết luận của suy luận đang xét.

Suy luận có thể đúng, có thể sai. Một suy luận trở thành suy luận đúng, phù hợp với chân
lý của nhận thức, phải đồng thời thỏa mãn các điều kiện dưới đây:

a. Tiền đề phải chân thực;


b. Kết luận phải mang tính tất yếu logic;
c. Cách thức rút ra kết luận phải phù hợp với các quy luật, quy tắc logic của tư duy.
Nếu suy luận chỉ thỏa mãn điều kiện c được gọi là suy luận hợp logic.

Có hai cách suy luận, đó là:

1.4.1.Suy luận diễn dịch (suy diễn):

Là suy luận trong đó phương thức rút ra kết luận được đi từ cái chung, cái phổ biến đến
cái riêng, cái đặc thù. Sơ đồ biểu diễn có dạng:

Cái chung

Riêng 1 Riêng 2 Riêng...

Nói khác đi, suy diễn có phạm vi đối tượng phản ánh ở câu kết luận không vượt quá
giới hạn được phản ánh trong tiền đề. Ví dụ: suy luận “Tất cả các kim loại đều dẫn điện.
Nhôm là kim loại. Nên, nhôm dẫn điện” là suy luận diễn dịch. Ở đây, phán đoán tiền đề “Tất
cả kim loại…” mang tính phổ quát, còn kết luận “nhôm dẫn điện” chỉ mang tính chất bộ phận.
Hơn nữa, đối tượng phản ánh trong kết luận (“nhôm”) không vượt quá giới hạn phản ánh đối
tượng ở tiền đề (“tất cả kim loại”).

17
1.4.2.Suy luận quy nạp:

Là suy luận bằng cách đi từ tri thức về đối tượng riêng lẻ, có tính cá thể để rút ra kết
luận mới có tính khái quát. Nói khác đi, tri thức của kết luận trong quy nạp là tri thức mang
tính tổng hợp so với tri thức của các tiền đề của phép quy nạp đó.

Riêng 1 Riêng 2 Riêng...

Cái chung

Ví dụ: “Người là động vật, cần không khí


Bò là động vật, cần không khí
Rắn là động vật, cần không khí
Suy ra, mọi động vật đều cần không khí”.

Hai hình thức suy luận này không đối lập hay loại trừ lẫn nhau mà có liên hệ chặt chẽ
với nhau trong quá trình nhận thức của con người. Suy luận diễn dịch luôn luôn dẫn tới kết
luận đúng từ tiền đề đúng, nếu cách lập luận tuân theo các quy luật, quy tắc logic. Còn kết
luận của suy luận quy nạp chỉ đúng với một xác suất nhất định.

II. Các quy luật cơ bản của logic hình thức

Không chỉ tư duy phản biện mà tư duy nói chung đều phải tuân thủ các quy luật logic,
trước hết là bốn quy luật logic hình thức. Đây là những quy luật tồn tại khách quan, có tính
phổ biến và tính tiên đề, chi phối sự liên kết của tất cả các hình thức tư duy.

2.1.Quy luật đồng nhất

*Nội dung quy luật: Mọi tư tưởng (khái niệm, phán đoán…) phải luôn luôn đồng nhất với
chính nó. Điều đó có nghĩa là mỗi tư tưởng phải có cùng một nội dung xác định trong suốt
quá trình tư duy.

*Yêu cầu của quy luật: Trong quá trình tư duy không được thay đổi nội dung tư tưởng đã
được xác định từ đầu; Không được thay đổi nội dung tư tưởng này bằng nội dung tư tưởng
khác; Không được thay đổi đối tượng tư tưởng này bằng đối tượng tư tưởng khác. Nói khác

18
đi, trong quá trình tư duy không được đánh tráo hai tư tưởng đồng nhất thành hai tư tưởng
khác biệt và hai tư tưởng khác biệt thành hai tư tưởng đồng nhất.

Biểu hiện của sự vi phạm quy luật đồng nhất trong quá trình tư duy là: Sự thiếu hiểu
biết về đề tài, đối tượng đang tranh luận, mỗi người hiểu một cách khác nhau; Do sử dụng
thuật ngữ và khái niệm không chính xác (nhất là các khái niệm có các từ đồng âm và đồng
nghĩa); Do thay đổi luận đề một cách vô tình hay hữu ý khi chứng minh hoặc bác bỏ.

Ví dụ: “Vật chất” tồn tại vĩnh viễn


“Trái đất” là vật chất
Do đó, trái đất tồn tại vĩnh viễn.

Với ví dụ này, ta thu được một kết luận giả dối. Bởi vì, khái niệm”vật chất” của tiên đề thứ
nhất hiểu theo nghĩa của triết học Mác (bao gồm những gì tồn tại khách quan và độc lập với ý
thức con người). Còn khái niệm ”vật chất” ở tiên đề thứ hai là một dạng cụ thể của vật chất.
Hai khái niệm này có nội hàm khác nhau nhưng đã được đồng nhất với nhau, nghĩa là vi phạm
luật đồng nhất.

*Ý nghĩa của quy luật: Quy luật đồng nhất biểu thị một tính chất cơ bản của tư duy đúng đắn
và chính xác, đó là tính xác định và nhất quán. Nếu tư duy không có tính xác định và nhất
quán thì chúng ta không thể hiểu đúng sự vật và không thể hiểu đúng về nhau được. Tính xác
định là sự phản ánh tính ổn định tương đối về chất của các sự vật hiện tượng.

Nghiên cứu quy luật này giúp tư duy của chúng ta chính xác, mạch lạc, rõ ràng, nhất
quán, khúc chiết và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của con người; Giúp chúng ta loại
bỏ sự mập mờ, lẫn lộn, thái độ nước đôi trong tư duy, chống lại thói tùy tiện khi sử dụng các
thuật ngữ (vô tình hay cố ý), giúp phát hiện những lỗi logic của mình và của người khác trong
quá trình tư duy.

2.2. Quy luật không mâu thuẫn (còn gọi là quy luật cấm mâu thuẫn)

*Nội dung quy luật: Hai phán đoán đối lập hay mẫu thuẫn nhau khi cùng xem xét về một
thuộc tính nào đó của cùng một đối tượng, trong cùng một quan hệ, trong cùng một điều kiện
và cùng một thời gian thì không thể đồng thời chân thực.

*Yêu cầu của quy luật: Quy luật này không cho phép có mâu thuẫn logic trong tư duy, tức là
khi xem xét cùng một dấu hiệu nào đó của cùng một đối tượng trong một khoảng không gian
nhất định, một thời gian nhất định và cùng một quan hệ nhất định thì không thể vừa khẳng
19
định điều đó lại vừa phủ định ngay chính điều đó. Nghĩa là, không thể có chuyện một tư tưởng
nào đó vừa chân thực, lại vừa giả dối.
Như vậy, hai phán đoán đối lập hay mẫu thuẫn nhau khi cùng xem xét về một thuộc
tính nào đó của cùng một đối tượng, trong cùng một quan hệ, một điều kiện và cùng một thời
gian thì phải có ít nhất một phán đoán là giả dối. Tức là khi đó sẽ có hai trường hợp xảy ra:
một là, có một phán đoán chân thực và hai là, cả hai phán đoán là giả dối.

Do đó, những trường hợp sau đây không vi phạm luật không mâu thuẫn:
-Thứ nhất: Nếu khẳng định dấu hiệu nào đó của đối tượng nhưng lại phủ định dấu hiệu khác
cũng của đối tượng đó. Ví dụ: “Mèo là động vật có xương sống” và “Mèo không phải là động
vật ăn cỏ”.

-Thứ hai: Hai phán đoán nêu lên hai đối tượng khác nhau. Ví dụ: “Minh Hưng là kiến trúc sư”
và “Hòa Hưng không phải là kiến trúc sư”.

-Thứ ba: Việc khẳng định và phủ định cùng một thuộc tính của cùng đối tượng thực hiện ở
thời gian khác nhau. Ví dụ: “An là cô giáo” và “An không phải là cô giáo”. Hai phán đoán này
sẽ không mâu thuẫn nếu ta xét ở hai thời điểm hiện tại và 5 năm trước chẳng hạn.

-Thứ tư: Đối tượng của tư tưởng được xem xét trong các quan hệ khác nhau. Ví dụ: “Thành là
người giỏi toán” và “Thành không phải là người giỏi toán”. Hai phán đoán không mâu thuẫn
nếu phán đoán “Thành là người giỏi toán” được xét trong quan hệ với những người có sức
học bình thường, còn phán đoán “Thành không phải là người giỏi toán” xét trong quan hệ với
những học sinh có trình độ Toán cao, ví dụ các học sinh của đội tuyển quốc gia đi thi Toán
quốc tế chẳng hạn.

*Ý nghĩa của quy luật: Quy luật không mâu thuẫn biểu thị một tính chất rất cơ bản của tư duy
đó là tính không mâu thuẫn. Không mâu thuẫn logic trong tư duy có ý nghĩa rất quan trọng
trong quá trình nhận thức, là điều kiện cần thiết của nhận thức chân lý.

2.3. Quy luật loại trừ cái thứ ba (quy luật bài trung)

*Nội dung quy luật: Trong hai phán đoán mâu thuẫn nhau, nhất thiết có một phán đoán
chân thực, phán đoán ngược lại là giả dối, chứ không có khả năng thứ ba. Nói cách khác,
hai phán đoán mâu thuẫn nhau bao giờ cũng có giá trị đối lập nhau, chứ chúng không bao giờ
có cùng giá trị.

20
Ví dụ: trong hai phán đoán: “Tất cả sinh viên đều học logic” và “Một số sinh viên
không học logic” thì bao giờ cũng chỉ có một phán đoán là chân thực, phán đoán còn lại là giả
dối. Không thể có cả hai phán đoán cùng là chân thực hoặc cùng là giả dối.

*Yêu cầu của quy luật: Quy luật loại trừ cái thứ ba nêu ra cách lựa chọn một trong hai phán
đoán mâu thuẫn nhau là chân thực, song nó không chỉ rõ phán đoán nào trong hai phán đoán
là chân thực. Vấn đề này phải được giải quyết trong quá trình nhận thức và phải dựa vào thực
tiễn để kiểm tra xem phán đoán nào là phù hợp và phán đoán nào không phù hợp với hiện
thực khách quan.

*Ý nghĩa của quy luật: Quy luật loại trừ cái thứ ba có vai trò to lớn trong nhận thức nói chung
cũng như trong khoa học nói riêng. Nó là cơ sở giúp ta lựa chọn một trong hai tư tưởng mâu
thuẫn nhau, là cơ sở của nhiều suy luận và chứng minh gián tiếp (còn gọi là chứng minh phản
chứng, là cách chứng minh tính chân thực của luận đề thông qua việc chứng minh luận đề
mâu thuẫn với nó – tức phản luận đề – là giả dối).

2.4.Quy luật lý do đầy đủ

*Nội dung quy luật: Mỗi tư tưởng được coi là chân thực chỉ khi nó được chứng minh hoặc
có đầy đủ các lý do, bằng chứng xác đáng. Điều này có nghĩa là việc thừa nhận tính chân
thực của một tư tưởng nào đó phải đầy đủ căn cứ (lý do). Những căn cứ có thể là bằng chứng,
có thể là những sự kiện thực tế, có thể là những điều đã được khoa học chứng minh và thực
tiễn xác nhận. Song cũng có thể bằng con đường logic, tức là so sánh với các luận điểm đã
được chứng minh để lập luận về tính chân thực của chúng.

*Yêu cầu của quy luật:

-Những căn cứ làm tiền đề cho việc rút ra kết luận phải đầy đủ, phải là những tư tưởng chân
thực, đã được chứng minh hay kiểm nghiệm thông qua hoạt động thực tế. Mọi suy nghĩ phải
có căn cứ, cơ sở, lý do đầy đủ, chống lại mọi sự suy nghĩ, tiếp thu bằng niềm tin mù quáng.
-Trong quá trình tư duy để rút ra kết luận phải tuân theo các quy luật và quy tắc của tư duy.

Như vậy, yêu cầu ở đây là: “Nói phải có sách, mách phải có chứng”, không nên vội vã
đưa ra những nhận xét, kết luận về một điều nào đó khi chưa có đủ cơ sở lý lẽ để giải thích,
chứng minh cho tính chân thực của nó; Không nên vội tin ngay vào những điều mà tư duy của

21
chúng ta còn mơ hồ, chưa xác định được tính chân thực của chúng hoặc không tuân theo các
quy luật và quy tắc của tư duy.

*Ý nghĩa của quy luật: Tính chứng minh được, tính có căn cứ là thuộc tính quan trọng của tư
duy logic, là đặc điểm cơ bản để phân biệt tư duy khoa học với tư duy phản khoa học. Tuân
theo quy luật lý do đầy đủ là yêu cầu cần thiết của nhận thức khoa học, nó ngăn cấm việc tiếp
thu tri thức một cách vô căn cứ, tiếp thu chỉ bằng lòng tin. Nắm vững và vận dụng đúng đắn
quy luật lý do đầy đủ còn giúp chúng ta nâng cao năng lực tư duy khoa học, tìm hiểu được
nguyên nhân của những vấn đề phát sinh và phát triển trong thực tiễn.

Bốn quy luật cơ bản trên đây của tư duy hình thức phản ánh những mối liên hệ nhất
định của các sự vật, hiện tượng trong thế giới hiện thực khách quan. Do vậy, việc tuân thủ các
quy luật cơ bản của tư duy hình thức là yêu cầu, là điều kiện cần thiết để nhận thức đúng đắn
hiện thực khách quan. Không có tư tưởng nào đúng đắn nếu vi phạm một trong bốn quy luật
nói trên. Bốn quy luật này có sự liên hệ chặt chẽ với nhau và tác động đồng thời trong bất cứ
một quá trình tư duy nào.

III.Một số dạng lập luận có căn cứ thường gặp

Mỗi suy luận thường là sự kết hợp của các dạng lập luận, mỗi dạng có thể được áp
dụng nhiều lần. Để có kỹ năng lập luận tốt, cần nắm vững một số dạng lập luận sau:

3.1. Liên kết luận

Lập luận liên kết được biểu diễn như sau:


A.B
Do đó, A. Đọc là: A và B, do đó A
A.B A và B, do đó B.
Do đó, B.

A, B đều đại diện cho những mệnh đề hoàn chỉnh, cả A và B đều đúng. Đó là một
chỉnh thể thống nhất. Ta không thể cô lập một mệnh đề, không thể cho rằng một mệnh đề
đúng, mệnh đề còn lại là sai được. Cả –A (không A) và –B (không B) (phủ định của mệnh đề
A.B) là sai vì chúng mâu thuẫn với cái được nêu ra trong tiền đề của lập luận.
Ví dụ: “Hùng là sinh viên năm thứ hai trường Đại học Khoa học Tự nhiên và anh học
ngành Công nghệ thông tin”.

22
3.2. Phân tách luận

Lập luận này có dạng:

AvB Đọc là: A hoặc B


A A
Do đó, –B . Do đó không B.

Hay: AvB Đọc là: A hoặc B

B B

Do đó, –A . Do đó không A.

A và B cũng đại diện cho những mệnh đề hoàn chỉnh, chúng không thể cùng đúng,
nghĩa là loại trừ nhau. Nếu một mệnh đề đúng thì mệnh đề còn lại phải sai và ngược lại. Ví
dụ: “Năm nay, An sẽ vào đại học hoặc nhập ngũ. An đã nhập ngũ, do đó An không vào đại
học”.
Lấy ví dụ trong dạng thức đầu tiên, thay vì đi trực tiếp từ phát biểu ban đầu (AvB) đến
kết luận (Do đó, –B), ta cần một phát biểu xen vào (A) để hoàn tất lập luận. Cụ thể ta phải
được thông báo trong hai mệnh đề A và B thì mệnh đề nào đúng. Trong lập luận này, dòng
đầu (tiền đề AvB) là tiền đề chính; còn dòng thứ hai (A), là tiền đề phụ.

3.3. Khẳng định luận

Dạng này còn được gọi là lập luận giả thuyết, một dạng của lập luận có điều kiện. Nó
phản ánh thói quen suy nghĩ của chúng ta. Ví dụ “Nếu thời tiết thứ Năm đẹp thì chúng tôi sẽ đi
cắm trại”. Dạng lập luận này được biểu diễn bằng ký hiệu:

A B
A Đọc là: Nếu A thì B. A, do đó B.

Mệnh đề thứ nhất A được gọi là tiền kiện (tiền đề); mệnh đề thứ hai B được gọi là hậu
thức (kết luận).
Dòng thứ nhất (A B) là tiền đề chính của lập luận; Dòng thứ hai (A) là tiền đề phụ
của lập luận; Dòng thứ ba (Do đó B) hiển nhiên là kết luận (từ “Do đó” có vai trò là chỉ thị
logic nhận diện mệnh đề kết luận).
23
Tiền đề chính cho ta biết mối quan hệ giữa A và B hoàn toàn mang tính tất yếu. Nói
cách khác, nếu A xảy ra thì B phải xảy ra.
Tuy nhiên, hầu hết các khẳng định luận chúng ta sử dụng trong đời sống không theo sát
tinh thần logic chặt chẽ, nghĩa là hiếm khi giữa tiền kiện và hậu thức có mối liên hệ manh tính
tất yếu thực sự. Chẳng hạn với ví dụ trên, ta thấy giữa tiền kiện (thời tiết thứ năm đẹp) và hậu
thức (đi cắm trại) không có mối quan hệ tất yếu. Thời tiết có thể rất lý tưởng vào thứ năm,
nhưng có thể vì một lý do nào đó không biết trước mà việc đi cắm trại sẽ không thực hiện.
Nhưng với lập luận “Nếu Hùng đang chạy thì Hùng đang chuyển động. Hùng đang chạy. Do
đó, Hùng đang chuyển động” ta thấy có mối quan hệ tất yếu giữa tiền kiện và hậu thức.
Không thể có chuyện đang chạy mà lại không chuyển động.

3.4. Nghịch đoạn luận

Một dạng lập luận có căn cứ khác của lập luận có điều kiện được gọi là nghịch đoạn
luận (hay phủ định hậu thức), và có dạng:

A B
–B Đọc là: Nếu A thì B. Không B, do đó không A.
–A
Đối chiếu với ví dụ trên, tiền đề chính đặt ra điều kiện “Nếu Hùng đang chạy thì Hùng
đang chuyển động”. Tiền đề phụ (–B) nói rằng “Hùng đang không chuyển động”. Kết luận
“Hùng đang không chạy”. Logic của lập luận là: chạy chắc chắn đòi hỏi phải chuyển động,
một người không chuyển động chắc chắn là đang không chạy.

Ví dụ: “Nếu trước năm 2008 hệ thống ngân hàng của nước ta hội nhập sâu rộng vào
hệ thống ngân hàng Thế giới thì trong đợt khủng hoảng tài chính tiền tệ Thế giới bắt đầu từ
năm 2008, nền kinh tế nước ta cũng chịu ảnh hưởng rất nặng nề. Trên thực tế, nước ta có chịu
ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng nói trên, nhưng không nặng nề lắm. Như vậy, trước năm
2008 hệ thống ngân hàng của nước ta chưa hội nhập sâu rộng vào hệ thống ngân hàng Thế
giới”.

Dưới đây trình bày một số dạng thức khác của nghịch đoạn luận.

+Dạng 1:

(A v B) C Đọc là: Nếu A hoặc B thì C


–C 24
Không C
–A & –B
Do đó: Vừa không A, cũng vừa không B.
Ví dụ: “Nếu biết tiếng Anh hoặc tiếng Pháp thì anh ấy đã đọc được thông tin đầy đủ về
vấn đề công nghệ mà công ty đang quan tâm. Nhưng thực tế anh ấy không đọc được thông tin
đầy đủ về vấn đề công nghệ công ty đang quan tâm. Như vậy, anh ấy vừa không biết tiếng
Anh, vừa không biết tiếng Pháp”.

+Dạng 2:

Đọc là: Nếu A và B thì C


(A & B) C
–C Không C
– A v –B Do đó: Không A, hoặc không B.

Ví dụ: “Nếu đủ vốn và kinh nghiệm trong kinh doanh thì doanh nhân Việt Nam không
thua kém gì các doanh nhân các nước khác. Thế nhưng dễ nhận thấy là hiện nay các doanh
nhân của chúng ta vẫn thua kém doanh nhân nước ngoài khá xa. Điều đó chứng tỏ các doanh
nhân của ta hoặc thiếu vốn, hoặc chưa tích lũy đủ kinh nghiệm”.

+Dạng 3:
A (B & C) Đọc là: Nếu A thì B và C
–B v –C Không B, hoặc không C
–A Do đó: Không A.

Ví dụ: “Nếu anh ta thật sự là doanh nhân giỏi thì anh ta vừa biết lựa chọn chiến lược kinh
doanh đúng, và vừa biết xác định thời cơ tốt. Nhưng thực tế hoặc anh ta không chọn được
chiến lược kinh doanh đúng, hoặc không nắm bắt được thời cơ (hoặc không làm được cả hai
điều đó). Như vậy, có thể khẳng định chắc chắn rằng anh ta không phải là doanh nhân giỏi”.

+Dạng 4:
A (B v C) Đọc là: Nếu A thì B hoặc C
–B & –C Không B, và không C
–A
Do đó: Không A.

25
Ví dụ: “Nếu ta luôn cố gắng thì hoặc ta sẽ thành công, hoặc ta sẽ học được kinh nghiệm. Thế
nhưng ta chưa thành công, cũng chưa đút rút được kinh nghiệm nào. Vậy, ta đã không luôn cố
gắng”.

3.5.Tam đoạn luận

Là dạng suy luận gián tiếp phản ánh cách thức tư duy thông thường của con người là:
kết nối các khái niệm rồi rút ra kết luận từ các quan hệ kết nối đó. Lập luận này được biểu
diễn dưới dạng ký hiệu:

Mọi M là P (Mệnh đề chính)


(Tiền đề)
Mọi S là M (Mệnh đề phụ)
Do đó, mọi S là P. (Kết luận)

Các ký hiệu M, P, S đại diện cho những khái niệm được diễn đạt thành ngôn từ tạo
thành ba mệnh đề (thuật ngữ logic): M đại diện cho “trung từ”, P đại diện cho “đại từ” và S
đại diện cho “tiểu từ”.
Tiền đề chính của lập luận (mọi M là P) có thể được minh họa như sau:

P (M đại diện cho nhóm nhỏ


M hơn, nằm gọn trong P).

Tiền đề phụ (mọi S là M) cũng được minh họa tương tự:

P (Nhóm nhỏ hơn nằm bao gọn


S M trong nhóm lớn hơn).

Do đó kết luận hiển nhiên là mọi S cũng là (một phần) của P.

Ví dụ: “Mọi sinh vật (M) đều có tính di truyền (P)


Người (S) là sinh vật (M)
Do đó: người (S) có tính di truyền (P)”.

Trong cấu trúc logic của tam đoạn luận chỉ có 3 thuật ngữ, đó là:
-Tiểu từ (S): có mặt ở mệnh đề phụ và là chủ từ của phán đoán kết luận.
-Đại từ (P): có mặt ở mệnh đề chính và là vị từ của phán đoán kết luận.
26
-Trung từ (M): có mặt ở cả hai mệnh đề, có nhiệm vụ kết nối hai mệnh đề (kết nối đại từ với
tiểu từ). Nó là chủ từ ở mệnh đề chính và là vị từ ở mệnh đề phụ. Trung từ không xuất hiện ở
mệnh đề kết luận.
Trung từ có vai trò đặc biệt quan trọng. Sự thành bại của lập luận phụ thuộc vào khả
năng liên kết của trung từ.

3.6.Tam đoạn luận điều kiện

Trường hợp này tiền đề có kết cấu điều kiện “nếu…thì. Dạng lập luận này hợp lý với
bất kỳ số lượng tiền đề nào khi trong mỗi tiền đề “A→B”, B trở thành A của tiền đề tiếp theo.

Hình thức của suy luận này có dạng:


A B Đọc là: Nếu A thì B,
B C
………….... Nếu B thì C….
F X
Do đó, nếu A thì X.
A X

Ví dụ: “Nếu phá rừng thì sẽ bị xói mòn. Nếu bị xói mòn thì đất sẽ bị bạc màu. Nếu đất
bị bạc màu thì năng suất cây trồng sẽ giảm. Vậy, nếu phá rừng thì năng suất cây trồng sẽ
giảm”.

3.7.Tam đoạn luận lựa chọn

Hình thức của suy luận này có dạng:

A v B Đọc là: A hoặc B, Hay: A v B Đọc là: A hoặc B,


–A Không A. –B Không B.

B Do đó B. A Do đó A.

Ví dụ: “Để tốt nghiệp đại học, bạn phải học tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Bạn không học tiếng
Anh. Do đó, để tốt nghiệp đại học, bạn phải học tiếng Pháp”.

3.8. Song quan luận

Hình thức suy luận có căn cứ tiếp theo là song quan luận, được mô tả như sau:

A v B Đọc là: A hoặc B,


27
A r Nếu A thì r
B r
Nếu B thì r
r
Ví dụ: “Hoặc chúng ta đi xem xiếc hoặc chúng ta đi trượt băng. Nếu chúng ta đi xem
xiếc, chúng ta sẽ có một kỳ nghỉ lý thú. Nếu chúng ta đi trượt băng, chúng ta cũng có một kỳ
nghỉ lý thú. Do đó, chúng ta sẽ có một kỳ nghỉ lý thú”.

3.7. Phản chứng luận

Có thể xem đây là một phiên bản của nghịch đoạn luận. Ở đây, người ta dùng phép
“phản chứng” nghĩa là đưa ra kết luận đối lập với kết luận ban đầu và chứng minh kết luận
mới này dẫn đến sự vô lý (kết quả mâu thuẫn). Do đó kết luận ban đầu là đúng.

Có thể mô tả lập luận này như sau:


Để chứng minh: A đúng.
Giả định kết luận đối lập: Không A.
Lập luận rằng từ giả định đó ta phải đi đến B.
Cho thấy B là sai (mâu thuẫn, giả dối, vô lý) nghĩa là không A là sai.
Kết luận: A phải đúng.

Ví dụ: Xem ví dụ ở mục 4.2.2 (chứng minh gián tiếp).

IV. Các quy tắc logic khi chứng minh và bác bỏ

4.1.Cấu trúc của chứng minh

Chứng minh là thao tác của tư duy dựa trên cơ sở một số luận cứ chân thực để luận
chứng về tính chân thực hoặc giả dối của luận đề. Nói khác đi, chứng minh là nhằm xác định
giá trị chân lý của một luận đề nào đó.

Một phép chứng minh bao giờ cũng có ba bộ phận:

-Luận đề: Là phán đoán, là luận điểm mà người ta cần lý giải căn cứ logic của nó, hay nói
cách khác là cái cần chứng minh, nó nhằm trả lời câu hỏi: “Chứng minh cái gì?”.

-Luận cứ: Là căn cứ để chứng minh, nó trả lời câu hỏi: “Dựa vào đâu (cái gì) để chứng
minh?”. Có thể hiểu luận cứ là vật liệu để xây dựng nên phép chứng minh, là thao tác logic,
28
có tác dụng làm cho mỗi bước của phép chứng minh có cơ sở đúng đắn. Như vậy, luận cứ là
một hay nhiều phán đoán chân thực đã được xác định. Luận cứ là cơ sở khách quan để xác
định giá trị của luận đề, vì thế đòi hỏi luận cứ không những phải chân thực mà còn phải đầy
đủ. Trong chứng minh, luận cứ tồn tại dưới hai loại: Một là, những chứng cứ (sự kiện, dữ
kiện) có giá trị chân thực mà ta có thể cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan. Hai là, các tiên
đề, định đề, quy luật, định lý, định nghĩa, những điều luật, … mà qua hoạt động thực tiễn, con
người đã khái quát và kiểm nghiệm.

-Luận chứng: Là cơ cấu, cách thức lập luận, sắp xếp, tổ chức của phép chứng minh nhằm làm
cho các yếu tố của luận đề, luận cứ và luận chứng liên hệ với nhau một cách logic. Nói cách
khác, luận chứng là xác lập mối liên hệ các luận cứ với nhau theo những quy tắc của logic và
quy luật của tư duy để rút ra luận đề. Nó trả lời câu hỏi: “Chứng minh như thế nào?”.

Luận đề, luận cứ và luận chứng là ba bộ phận hợp thành của chứng minh, mỗi bộ phận
có một chức năng và nhiệm vụ khác nhau, không thể thay thế cho nhau. Song giữa chúng có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tồn tại nương tựa vào nhau, không tách rời nhau. Trong mối
quan hệ đó, luận đề giữ vai trò trung tâm của chứng minh vì nó chi phối các bộ phận hợp
thành của chứng minh, có vai trò quyết định việc lựa chọn luận cứ và luận chứng. Trong
chứng minh, phải dựa vào luận đề để lựa chọn luận cứ và luận chứng phù hợp, nhằm phục vụ
cho luận đề và xác định giá trị của luận đề. Tuy vậy, luận cứ và luận chứng không phải là
những bộ phận hoàn toàn thụ động, lệ thuộc luận đề mà có tác động trở lại luận đề và tác động
lẫn nhau. Điều này thể hiện ở chỗ, luận cứ và luận chứng giúp xác định tính chân thực và nâng
cao độ tin cậy của luận đề: luận cứ đầy đủ và chân thực sẽ giúp cho luận chứng được thực thi
một cách dễ dàng. Ngược lại, luận chứng có nhiệm vụ kiểm tra tính chân thực và tính đầy đủ
của các luận cứ và cùng luận cứ rút ra tính chân thực của luận đề.

4.2.Phương pháp chứng minh

Có thể thực hiện chứng minh trực tiếp hoặc chứng minh gián tiếp.

4.2.1.Chứng minh trực tiếp

Là thao tác tư duy dựa trên cơ sở một số luận cứ chân thực để luận chứng trực tiếp về
tính chân thực của luận đề.

29
Ví dụ 1: Để chứng minh cho luận đề “Đồng là chất dẫn điện”, ta dựa vào luận cứ “Mọi
kim loại đều là chất dẫn điện; đồng là kim loại”. Ta luận chứng rằng: “Đồng là chất dẫn điện”
là chân thực.

Ví dụ 2: Trong toán học để chứng minh


cho luận đề: “2 đường thẳng a và b song song”
1
(hình vẽ), ta vẽ cát tuyến cắt hai đường thắng a, a
b và chứng minh góc 1 bằng góc 3. Dựa vào 2

các luận cứ: b


3
-Góc 1 bằng góc 2 (tính chất góc đối đỉnh)
-Góc 2 bằng góc 3 (tính chất góc đồng vị).
Do đó, góc 1 bằng góc 3 (do tính chất bắc cầu).

Vậy luận đề đã được chứng minh.

4.2.2.Chứng minh gián tiếp

Là chứng minh trong đó tính chân thực của luận đề được rút ra từ tính giả dối của phản
luận đề. Nói khác đi, bằng cách chứng minh phản luận đề là giả dối để khẳng định luận đề là
chân thực.

Ví dụ: Với luận đề “Nếu hai đường thẳng (a, b) cùng vuông góc với một đường thẳng
thứ ba (c) thì chúng song song với nhau”, ta chứng minh như sau:
Giả sử hai đường thẳng a, b không song song với nhau, nghĩa là a cắt b tại điểm O chẳng hạn.
Lúc đó tam giác MON được tạo thành sẽ có 2 góc vuông
a1
và một góc nhọn. Như vậy tổng của ba góc trong b1

tam giác này sẽ lớn hơn 1800. Điều này mâu thuẫn O
với định lý đã được chứng minh là: “Tổng các góc a b
trong một tam giác bằng 1800”. Do đó hai đường
thẳng a và b không song song với nhau là sai.
c
Vậy luận đề “…song song với nhau” là đúng.
M N

4.3.Các quy tắc của phép chứng minh

+Quy tắc đối với luận đề

30
-Luận đề phải rõ ràng, đầy đủ, tránh lối nói (viết) mập mờ, hai nghĩa.
-Luận đề phải nhất quán trong suốt quá trình chứng minh.
-Luận đề mà ta cần chứng minh cho tính chân thực của nó phải là luận điểm chân thực, còn
luận đề ta cần chứng minh cho tính giả dối của nó phải là luận điểm giả dối. Nếu vi phạm
“quy tắc” này thì phép chứng minh sẽ mắc sai lầm logic và là “ngộ biện” (nếu vô tình mắc
phải) hoặc “ngụy biện” (nếu cố ý mắc phải).

+Quy tắc đối với luận cứ


-Luận cứ phải là những phán đoán chân thực và tính chân thực đó của luận cứ phải độc lập đối
với luận đề. Nếu vi phạm quy tắc này ta sẽ bị mắc lỗi “chứng minh vòng quanh”.
-Luận cứ phải chân thực và tính chân thực đó đã được chứng minh, đã được thừa nhận.
Ngoài ra, luận cứ phải đầy đủ, có mối liên hệ với luận đề. Bởi vì nếu luận cứ trung thực
nhưng không liên quan tới luận đề thì ta vẫn không chứng minh được (không suy ra được).

+Quy tắc đối với luận chứng


-Luận chứng phải tuân theo mọi quy tắc của phép suy luận.
-Luận chứng phải đảm bảo tính hệ thống. Nghĩa là phải tổ chức sắp xếp luận cứ một cách
mạch lạc, gắn liền với nhau theo một trình tự nhất định.
-Luận chứng phải nhất quán, không mâu thuẫn. Nghĩa là người ta không thể suy ra được giá
trị logic của luận chứng bằng một giá trị logic khác mâu thuẫn với nó.

4.4.Bác bỏ

Nếu mục đích của chứng minh là khẳng định tính chân thực của luận đề thì mục đích
của bác bỏ là nhằm phủ định tính chân thực đó. Bác bỏ là thao tác của tư duy dựa trên cơ sở
một số luận cứ để luận chứng về tính giả dối của luận đề.
Như vậy, bác bỏ cũng là một phép chứng minh, hơn nữa nó là phép chứng minh đặc
biệt: chứng minh tính sai lầm, tính vô căn cứ của luận đề. Mục đích của bác bỏ là tìm ra được
một bộ phận (trong ba bộ phận: luận đề, luận cứ, luận chứng) không chân thực là đủ. Nếu ta
chỉ ra được sai lầm logic trong luận đề thì sự bác bỏ đó gọi là bác bỏ luận đề. Tương tự, ta có
bác bỏ luận cứ và bác bỏ luận chứng. Sau đây là các cách bác bỏ:

+Bác bỏ luận đề

31
Bác bỏ luận đề là việc chứng minh phản luận đề là đúng (phản luận đề là chân thực).
Để đạt được mục đích đó ta có thể chỉ ra tính không có cơ sở của dữ kiện nêu trong luận đề
cần bác bỏ, có thể chỉ ra tính giả dối của hệ quả được rút ra từ luận đề cần bác bỏ.
Ví dụ: Bác bỏ luận đề “trí thức là đội ngũ phi sản xuất” ta phải chứng minh sự chân
thực của phản luận đề “trí thức là đội ngũ sản xuất” bằng cách chỉ ra hiệu quả đối với sản xuất
thông qua hoạt động của đội ngũ trí thức như chế tạo ra máy móc, nghiên cứu để có giống cây
với năng suất cao hơn…

+Bác bỏ luận cứ
Bác bỏ luận cứ là chỉ ra tính giả dối hoặc không chắc chắn của luận cứ (đã được sử
dụng để chứng minh).

Ví dụ: Mẩu đối thoại giữa A và B:

-“A: Cái kèn tại sao lại kêu được?


-B: Vì cái kèn có loa nên kêu được
-A: Vậy cái ống nhổ (dùng cho người ăn trầu) cũng có cái loa sao nó không kêu?
-B: ?..?...?”

Luận cứ của B bị bác bỏ.

+Bác bỏ luận chứng


Bác bỏ luận chứng là vạch ra tính không logic, vi phạm quy tắc logic trong quá trình
chứng minh.

Ví dụ với suy luận: “Vợ mình là con người ta


Con mình do vợ đẻ ra
Suy đi, tính lại chẳng bà con chi”

Ở đây luận chứng “mình với vợ”, “chẳng bà con chi” cần phải bác bỏ. Ta có thể chỉ ra sai lầm
logic của suy luận này ở chỗ: tam đoạn luận trên có bốn danh từ (bao gồm ba danh từ: vợ
mình, người ta, con mình và một danh từ “ẩn”: “mình”). Do vậy, tam đoạn luận trên vi phạm
quy tắc của tam đoạn luận về số lượng các danh từ (hạn từ). Đây là sai lầm logic trong quá
trình lập luận, vận dụng luận chứng: mình với vợ “chẳng bà con chi” là không chân thực.
Luận chứng “mình với vợ”, “chẳng bà con chi” đã bị bác bỏ.

32
Bác bỏ luận đề, bác bỏ luận cứ và bác bỏ luận chứng có khác nhau về mức độ và cách
thức, nhưng giống nhau ở mục đích, đó là: chỉ ra tính vô căn cứ, sai lầm logic của luận điểm
cần bác bỏ.

V. Nhận diện và bác bỏ ngụy biện

5.1.Bản chất của ngụy biện

Ngụy biện (Fallacy) là một từ Hán-Việt: “Ngụy” nghĩa là giả dối, “Biện” nghĩa là tranh
biện (tranh luận). Ngụy biện là sự cố ý vi phạm các quy tắc logic trong suy luận khiến nó trở
nên vô căn cứ hay không hợp lý. Ngụy biện liên quan đến suy luận, lập luận chứ không liên
quan đến kết luận của suy luận, lập luận ấy.

Dạng thức ngụy biện khá phong phú, vì vậy nguyên nhân dẫn đến ngụy biện cũng đa
dạng. Nếu căn cứ vào cấu trúc của một phép chứng minh, ta có thể chia ngụy biện thành ba
loại: ngụy biện liên quan đến luận cứ, ngụy biện liên quan đến luận đề và ngụy biện liên quan
đến lập luận. Ở đây, chỉ nêu 3 dạng nguyên nhân cơ bản thường gặp của ngụy biện:

+Dạng 1: Tiền đề không đúng.

Nguyên tắc đầu tiên để nhận ra ngụy biện là kết luận được rút ra từ một tiền đề không
chân thực. Ví dụ: “Cánh cụt thuộc loài chim. Chim biết bay. Do đó cánh cụt biết bay”.

+Dạng 2: Tiền đề không đủ hoặc không có mối quan hệ với kết luận.

Mục tiêu của các tiền đề là hỗ trợ kết luận, đưa ra những lý do thuyết phục để chấp
nhận kết luận. Nhưng nếu tiền đề không đủ hoặc không có mối liên quan với kết luận thì tiền
đề không thực hiện được chức năng này. Ví dụ sau đây là trường hợp tiền đề không liên quan
đến kết luận. Ví dụ:“A là một cầu thủ bóng đá giỏi, anh sở hữu một thân hình cường tráng và
một nụ cười quyến rũ. A còn là tác giả của nhiều bài thơ hay. Vì thế A xứng đáng được giao
trọng trách làm Tổng giám đốc Công ty”.

+Dạng 3: Lập luận không tuân thủ các quy tắc logic.

Như đã nói, ngụy biện cơ bản là một lập luận. Việc cố ý không tuân thủ các nguyên tắc
logic trong suy luận sẽ dẫn đến ngụy biện. Ví dụ:

“Mọi con sóc đều là động vật có vú.

33
Mọi con sóc chuột đều là động vật có vú.
Do đó, mọi con sóc chuột đều là con sóc”.

Lập luận trên có dạng: P M


S M
S P

Ở đây, trung từ M (“động vật có vú”) là vị từ trong cả hai mệnh đề, vi phạm quy tắc của tam
đoạn luận.

5.2.Một số dạng ngụy biện thường gặp

Sau đây là một vài dạng ngụy biện thường gặp.

Dạng 1.Ngụy biện lợi dụng quyền lực (dựa vào uy tín)

Một quan điểm, một ý kiến được đưa ra phải đi kèm với các cơ sở, căn cứ của ý kiến,
quan điểm đó (các lý thuyết khoa học đã được chứng minh, các sự kiện, các quy định của
pháp luật…). Đây là yêu cầu của quy luật lý do đầy đủ. Những điều mà tính đúng– sai chưa rõ
ràng thì không thể được dùng làm cơ sở cho ý kiến, lập luận được đưa ra.

Ngụy biện lợi dụng quyền lực sử dụng sử dụng uy tín hay hình ảnh của cá nhân, của
chuyên gia hay tổ chức để khẳng định tính đúng đắn của kết luận được đưa ra. Sở dĩ đây là
ngụy biện bởi vì uy tín của một người hay một tổ chức không đảm bảo chắc chắn rằng những
điều mà người (hay tổ chức) đó nói đều đúng. Thực ra, điều ngược lại, chính sự đúng đắn của
câu nói mới tạo nên uy tín cho người (hay tổ chức) đó.

Ví dụ 1, lập luận: “Thuyết sáng tạo thông minh, theo thuyết đó cuộc sống là quá phức
tạp để có thể giải thích bằng thuyết tiến hóa mà phải thừa nhận có tác động của một quyền
lực siêu nhiên, là đúng, vì cựu Tổng thống Mỹ G.Bush đã tin như thế”. Ở đây, người ta đã sử
dụng uy tín của cựu Tổng thống G.Bush để thay thế cho chứng cứ.

Ví dụ 2: “Phụ nữ là một phần của người đàn ông, vì họ được làm ra từ một cái xương
sườn của người đàn ông. Kinh thánh đã viết rõ như vậy”.

Có thể viết lại hình thức ngụy biện này dưới dạng:
*Cá nhân (tổ chức) A là chuyên gia (có uy tín) về chủ đề B
34
*A đưa ra kết luận C về chủ đề D
*Do đó kết luận C đúng.

Dạng 2.Ngụy biện lòng trắc ẩn

Ngụy biện này cố gắng tạo ra sự đồng cảm hay thương hại của người nghe thay vì đưa
ra những chứng cứ hỗ trợ hợp lý.

Ví dụ khi đàm phán với nhà tuyển dụng, ứng viên dự tuyển nói: “Ông Nội tôi đang bị
bệnh nặng lắm, có nguy cơ không qua khỏi. Nhà tôi lại còn mẹ già và hai đứa con nhỏ. Một
mình tôi phải làm việc để nuôi cả nhà. Nếu không được nhận vào làm, gia đình tôi sẽ rất khó
khăn”. Ở đây, người ngụy biện đã tác động vào tình cảm và khơi gợi sự thương hại của người
nghe thay vì đưa ra những bằng chứng về năng lực, kinh nghiệm làm việc của mình. Dạng
ngụy biện này thường phát huy tác dụng mạnh đối với những người cảm tính.

Có thể viết lại dạng ngụy biện này như sau:

*Phát biểu A được nêu ra để khơi gợi lòng thương, lòng trắc ẩn
*Do đó, A đúng.

Dạng 3.Ngụy biện khái quát hóa vội vã

Rút ra kết luận dựa trên quá ít những mẫu thử (hay dựa trên những mẫu thử quá nhỏ) là
cách lập luận của ngụy biện này. Ví dụ: trong chuyến du lịch ở Thành phố T, sau khi đi dạo
qua vài con phố và nhìn thấy cảnh sát giao thông ở các con phố đó, bạn tôi kết luận: “Tất cả
các con đường ở thành phố T đều có cảnh sát giao thông”.

Có thể viết dạng ngụy biện này như sau:

*Một phần nhỏ của A là B


*Do đó, A là B.

Dạng 4.Ngụy biện lập luận cái mới

Trong nhiều trường hợp, theo phản xạ tự nhiên, người ta thường tin tưởng rằng cái mới
sẽ là sự cải tiến từ cái cũ, mang những tính năng, đặc điểm hoàn thiện hơn và tốt hơn cái cũ.
Ngụy biện lập luận cái mới hoạt động dựa trên niềm tin rộng rãi rằng cái mới chắc chắn sẽ tốt
hơn cái cũ, bất chấp việc xem xét chi tiết và công bằng các đặc điểm tốt hơn (và dở hơn) của
35
những cái mới này. Dạng ngụy biện này được sử dụng khá phổ biến trong hoạt động chính trị
và quảng cáo, ví dụ: “Đây là loại bột giặt (kem đánh răng) với nhiều ưu điểm vượt trội, được
sản xuất theo quy trình công nghệ mới, hiện đại”.

Dạng ngụy biện này được viết như sau:

*A mới
*Do đó, A đúng (hoặc tốt hơn).

Dạng 5.Ngụy biện lối mòn

Ngược lại với dạng ngụy biện lập luận cái mới, dạng ngụy biện này dựa trên tâm lý của
con người là chuộng cái cũ, cái bền vững theo thời gian. Người phạm ngụy biện tuyên bố rằng
điều gì đó đúng hơn hay tốt hơn chỉ vì nó là truyền thống hay là một thực tiễn được tồn tại
trong nhiều năm. Ví dụ khi nghe nói: “Đây là phương pháp điều trị bệnh phổ biến đã được áp
dụng lâu đời” thì người bệnh có cảm giác yên tâm, bớt lo ngại hơn. Hay với quảng cáo:
“Ngân hàng của chúng tôi là ngân hàng đã có tuổi đời gần 60 năm, luôn hoạt động hiệu quả
và được khách hàng tín nhiệm” thì tâm lý khách hàng sẽ vững vàng hơn khi rót tiển vào ngân
hàng này.

Có thể tóm tắt ngụy biện lối mòn dưới dạng:

*A cố xưa hay là một truyền thống


*Do đó, A đúng đắn (hay tốt) hơn.

Dạng 6.Điệp nguyên luận

Điệp nguyên luận là dạng ngụy biện trong đó một lập luận mà tiền đề cũng chính là kết
luận. Điệp nguyên luận có thể chia thành hai dạng như sau:

+Dạng 1: Kết luận nằm trong tiền đề


Ví dụ: “Chúng ta nên ngăn cản hoạt động đầu cơ bất động sản vì ngăn cản hoạt động
đầu cơ bất động sản là một nhiệm vụ nên làm”.
Tiền đề: Ngăn cản hoạt động đầu cơ bất động sản là một nhiệm vụ nên làm (A nên làm).
Kết luận: Chúng ta nên ngăn cản hoạt động đầu cơ bất động sản (do đó chúng ta nên làm A)
Ở đây, lập luận là nêu lại tiền đề và chỉ thêm vào chữ “do đó”!.
+Dạng 2: Kết luận nằm trong một tiền đề thuộc chuỗi lập luận dẫn đến kết luận (dạng này còn
được gọi là lập luận luẩn quẩn).
36
Ví dụ: “Phá thai là hành động mưu sát
Mưu sát là hành động vô đạo đức
Do dó, phá thai là hành động vô đạo đức”
Ngụy biện ở đây là ngay trong giả định “phá thai là hành động mưu sát” cũng chính là tuyên
bố “phá thai là hành động vô đạo đức”. Không có lập luận nào diễn ra cả, bởi bản thân kết
luận đã ẩn ý trong tiền đề. Kết luận đơn giản chỉ là sự nhắc lại những gì đã giả định trong tiền
đề.

Có thể viết lại điệp nguyên luận dưới dạng:

*Tiền đề chứa đựng phát biểu giả định rằng kết luận A là đúng.
*Do đó, kết luận A là đúng.

Dạng 7.Ngụy biện bất khả tri

Dạng ngụy biện này “đẩy” trách nhiệm phải chứng minh tính bất hợp lý của người lập
luận sang cho đối thủ. Nếu đối thủ không thể chứng minh tính bất hợp lý thì có nghĩa là lập
luận đó hợp lý.

Ví dụ: “Chẳng ai chứng minh được tôi không đẹp trai cả. Do đó, tôi đẹp trai”.

Lỗi ngụy biện là nếu anh không chứng minh được một phát biểu là sai thì nó phải
đúng, mà bỏ qua sự lựa chọn thứ ba: có thể không có đủ thông tin để chứng minh phát biểu đó
là đúng hay sai.

Dạng 8.Ngụy biện nhân quả

Ngụy biện nhân quả nhìn vào hai sự kiện A và B, sau đó tuyên bố rằng vì sự kiện A
xảy ra trước sự kiện B, do đó A là nguyên nhân của B.
Ví dụ: “Giá vàng trong nước tăng vì trước đó báo chí đưa tin xảy ra chiến sự ở Châu Phi”.
Có thể nguyên nhân của việc xảy ra sự kiện này chưa chắc đã sai, nhưng lỗi ngụy biện
ở đây là lập luận chỉ quan tâm đến tính thời điểm của sự kiện mà bỏ qua những khả năng khác
có thể gây ra kết quả. Vì vậy, để phát hiện dạng ngụy biện này, hãy đặt ra những câu hỏi sau:
-Kết quả đó có nguyên nhân không?
-Nguyên nhân mà lập luận nêu ra có đúng là nguyên nhân không?
-Nguyên nhân đó có phải là nguyên nhân duy nhất không?
Có thể viết ngụy biện nhân quả dưới dạng:

37
*Sự kiện A xảy ra trước sự kiện B
*Do đó, A gây ra B.

Dạng 9.Ngụy biện rẽ đôi

Dạng ngụy biện này chỉ đưa ra hai lựa chọn (bỏ qua tất cả các lựa chọn khác có thể).

Ví dụ: “Có hai loại người trên thế giới, người quản lý người khác và người bị người
khác quản lý. Anh muốn trở thành loại nào?”. Ngụy biện ở đây là trong thực tế ai cũng vừa là
người quản lý người khác đồng thời cũng bị người khác quản lý.

Có thể viết ngụy biện này dưới dạng:

*Không A thì B.
*Không A, do đó B.

Hay: *A đúng hoặc B đúng (trong trường hợp có thể còn những lựa chọn A, D, E, F…khác).
*A sai.
*Dó đó, B đúng.

Dạng 10.Ngụy biện khẳng định hậu thức và phủ định tiền kiện

Như đã nói” một lập luận luôn có tiền đề (tiền kiện) và kết luận (hậu thức). Trong cấu
trúc: “Nếu…thì…”, “Nếu” là tiền đề và “thì” là hậu thức. Một lập luận là đúng đắn khi khẳng
định tiền đề (tiền kiện) để chứng minh kết luận (hậu thức). Ví dụ: “Nếu tôi làm rơi quả trứng,
nó sẽ vỡ. Tôi đã làm rơi quả trứng, vì thế nó vỡ”.

Cấu trúc của lập luận đúng sẽ là: * Nếu A thì B.


*A, do đó B. (Khẳng định luận)

Ngụy biện xẩy ra trong các trường hợp sau:

+Khẳng định hậu thức:


Ví dụ: “Nếu tôi làm rơi quả trứng, nó sẽ vỡ. Quả trứng này vỡ, do đó tôi đã làm rơi”.
Có thể viết ngụy biện này dưới dạng: * Nếu A thì B.
*B, do đó A.
+Phủ định tiền kiện:
“Nếu tôi làm rơi quả trứng, nó sẽ vỡ. Vì tôi không làm rơi quả trứng, nên nó sẽ không
vỡ”.
38
Có thể viết ngụy biện này dưới dạng:
* Nếu A thì B.
*Không A, do đó không B.

Dạng 11.Ngụy biện kẻ cờ bạc

Ngụy biện kẻ cờ bạc hoạt động trên nền tảng của xác suất, giả định rằng nếu một sự
kiện xảy ra nhiều lần hơn kết quả kỳ vọng tính theo xác suất thì lần tiếp theo sự kiện đối lập
của sự kiện đó sẽ xảy ra.
Ví dụ: Tính theo xác suất, khi tung đồng xu thì kết quả kỳ vọng sẽ có số lần xuất hiện
mặt ngửa và mặt sấp phải ngang nhau. Do vậy, giả sử đã có liên tiếp 5 lần xuất hiện mặt ngửa
thì lần thứ 6 sẽ xuất hiện mặt sấp (lỡ không thì chắc chắn lần thứ 7 sẽ xuất hiện).

Lưu ý rằng lập luận “số lần xuất hiện mặt ngửa và mặt sấp phải ngang nhau” chỉ xảy ra
khi thực hiện việc tung đồng xu khoảng 10.000 lần. Trong xác suất thống kê, kết quả này
được gọi là quy tắc số lớn. Sự ngụy biện ở đây là chỉ thực hiện vài lần (số nhỏ) và quy chiếu
sang quy tắc số lớn để kết luận, do đó lập luận sai.

Ngụy biện kẻ cờ bạc có thể viết lại dưới dạng:

*A xảy ra
*A xảy ra không đúng với xác suất kỳ vọng
* Do đó. A sẽ sớm không xảy ra nữa.

Dạng 12.Ngụy biện câu hỏi phức

Đây là dạng ngụy biện thường xảy ra trong tranh luận. Ở đây, người ngụy biện đưa ra
câu hỏi có chứa đựng những giả định chưa được minh chứng hoặc còn tranh cãi. Ví dụ: “Anh
có còn thường xuyên bán sản phẩm chất lượng kém cho khách hàng nữa không?”. Với câu hỏi
này, câu trả lời đúng phải là “còn” hoặc “không”. Dù người trả lời chọn câu trả lời nào đi nữa
thì cũng đồng nghĩa với việc thừa nhận trước đó mình đã bán sản phẩm chất lượng kém cho
khách hàng.
Cũng có thể câu hỏi được đưa ra có chứa trong đó hai hay nhiều câu hỏi và một câu trả
lời được xem như trả lời cho các câu hỏi đó. Ví dụ: “Có phải anh đã ghét cô ấy và đã giết cô
ấy phải không?”. Việc kết hợp nhiều ý hỏi trong cũng một câu hỏi rất tinh vi mà nhiều khi
người trả lời không biết mình đã trả lời cho nhiều ý cùng một lúc.

39
Có thể viết ngụy biện câu hỏi phức như sau:

*A hỏi câu hỏi B mà trong B có chứa phát biểu C chưa được chứng minh hay còn đang
tranh cãi.
*Dó đó, C đúng.

Dạng 13.Ngụy biện tổng thể

Ngụy biện này lập luận rằng đặc tính của một trong những cá thể trong nhóm là đặc
tính của cả nhóm hoặc kết luận toàn bộ cá thể manh đặc tính A bởi vì một phần của cá thể đó
có đặc tính A. Ví dụ tại World Cup 2002, có lập luận cho rằng “Pháp là đội tuyển mạnh nhất
thế giới bởi trong đội tuyển Pháp có những cầu thủ giỏi nhất thế giới như Henry, Zidane,
Thuram”, hay: “Chúng ta sẽ được xem một màn biểu diễn võ thuật tuyệt vời bởi vì tất cả
những võ sư tham gia biểu diễn đều là những võ sư xuất sắc”.

Ngụy biện tổng thể hoạt động dựa trên nền tảng tâm lý học. Sai lầm của ngụy biện này
là ở chỗ một cá thể hay một phần của nhóm không mang tính đại diện cho cả nhóm.

Có hai dạng tổng quát của ngụy biện tổng thể:

Dạng 1: *A sở hữu đặc tính B.


*Do đó, nhóm tổng thể của những A khác nhau cũng sở hữu đặc tính B.

Dạng 2: *Các cá thể trong nhóm A sở hữu đặc tính B.


*Do đó, nhóm A sở hữu đặc tính B.

Dạng 14.Ngụy biện thay đổi tiêu chuẩn

Loại ngụy biện này hoạt động trên cơ chế thay đổi tiêu chuẩn liên tục để từ đó làm cho
đối phương không thể giành phần thắng trong tranh luận được. Ví dụ:

“A: Thuốc cảm X là loại thuốc tốt. Đảm bảo bạn uống vào sẽ hết sốt.
B: Tôi đã uống rồi những vẫn không hết sốt đây này!.
A: Thế à. Nhưng nếu bạn không uống thì bạn còn sốt nặng hơn!”.

Ở đây, ngưới A đã thay đổi lập luận của mình. Tiêu chuẩn ban đầu trong lập luận của A
là: “Thuốc cảm X là loại thuốc tốt, nếu bạn uống vào sẽ hết sốt ngay”. Tuy nhiên sau khi bị B
“phản kích” bằng một luận cứ chính xác thì A đã thay đổi tiêu chuẩn thành: “Thuốc cảm X là

40
thuốc tốt vì nếu bạn không uống thì bạn còn bị sốt nặng hơn”. Gọi là ngụy biện bởi cách lập
luận đã vi phạm luật chơi.

Có thể viết lại ngụy biện thay đổi tiêu chuẩn như sau:

*A đưa ra lập luận B dựa trên tiêu chuẩn C.


*Tiêu chuẩn C bị chứng minh là sai.
*A đưa ra lập luận B lần nữa dựa trên tiêu chuẩn D.
*Tiêu chuẩn D bị chứng minh là sai.
*…(tiếp tục).

Dạng 15.Ngụy biện thủ tiêu ngoại lệ

Đây là loại ngụy biện áp dụng quy tắc chung lên một trường hợp cụ thể nào đó nằm
ngoài phạm vi bao trùm của quy tắc đó. Vi dụ: “Trẻ em cần phải ăn nhiều để chóng lớn” (Phát
biểu này đúng nhưng không phải trong trường hợp những đứa trẻ béo phì hay dư chất). Ngụy
biện thủ tiêu ngoại lệ có thể viết dưới dạng:

*Quy luật A áp dụng cho nhóm B.


*C thuộc nhóm B nhưng là một trường hợp ngoại lệ.
*Người phạm ngụy biện tuyên bố quy luật A cũng áp dụng cho C.

Dạng 16.Ngụy biện loại suy sai lầm

Loại suy là phương pháp suy luận phổ biến và quan trọng. Phương pháp loại suy cho
rằng: các vật thể giống nhau ở điểm này cũng sẽ giống nhau ở điểm khác. Loại suy sai lầm lại
là ngụy biện mặc dù vẫn tuân thủ hình thái loại suy đúng đắn. Ví dụ: “Xe máy chạy bằng xăng
như xe hơi. Xe máy cũng cần người lái như xe hơi. Xe máy khi chạy cũng phải đóng đủ các lệ
phí và thuế như xe hơi. Xe hơi chạy được ở giữa đường, sao xe máy của tôi cũng chạy như vậy
thì lại gọi là lấn tuyến”. Hay: “Phụ nữ cũng như đàn ông thích được ăn ngon, mặc đẹp, được
sống thoải mái sung sướng và tham gia các hoạt động giải trí. Đàn ông thích đi câu cá để giải
trí. Do đó tôi tin chắc phụ nữ cũng thích đi câu cá”.

Có thể thấy rất khó phân biệt giữa một loại suy chính xác và không chính xác. Tất cả
những gì chúng ta có thể làm được là dựa vào lý trí của từng cá nhân. Để nhận ra ngụy biện
loại suy sai lầm, có thể tham khảo các yếu tố sau:

-Mối quan hệ giữa những điểm tương đồng với những tương đồng rút ra từ kết luận.
-Số lượng những điểm chung của hai sự vật/sự việc được so sánh.
41
-Số lượng điểm chung giữa các sự vật/sự việc được trình bày để rút ra kết luận.

Ngụy biện loại suy sai lầm có thể viết lại ở dạng:

*A có đặc tính X, Y, Z.
*B có đặc tính X, Y, Z.
*A có đặc tính S.
*Do đó, B có đặc tính S.

5.3.Nguyên tắc bác bỏ ngụy biện

Phương pháp chung để bác bỏ ngụy biện là suy nghĩ ngược lại với những thủ thuật mà
người ngụy biện đã dùng. Ví dụ: Người ngụy biện dùng cách đánh tráo luận đề, đánh tráo khái
niệm thì phải yêu cầu xác định lại, định nghĩa lại khái niệm; người ngụy biện dùng luận cứ
không chân thực thì phải chứng minh sự giả dối của luận cứ đó; Người ngụy biện dùng hành
văn mập mờ thì phải đòi hỏi sự rõ ràng trong hành văn…Phương pháp này đòi hỏi phải nghiên
cứu để hiểu rõ các thủ thuật mà người ngụy biện đã sử dụng. Vì vậy, rất cần thiết phải nắm rõ
các loại ngụy biện cũng như các ví dụ ngụy biện.
Cách thứ hai để bác bỏ ngụy biện là phát hiện các sai lầm logic, nghĩa là phát hiện sự
vi phạm các quy luật, quy tắc logic mà người ngụy biện thực hiện trong suy luận (thường là:
các quy luật cơ bản, các quy tắc định nghĩa, các quy tắc chứng minh, sai lầm ở một số dạng
thức suy luận…). Về cơ bản, việc nắm vững các quy tắc logic sẽ cho phép dễ dàng vạch ra
những ngụy biện trong suy luận.
Nói chung, muốn phát hiện ra các ngụy biện, cần phải liên tục suy nghĩ về mối quan hệ
nhân – quả và luôn đặt câu hỏi về tính xác đáng của các tiền đề trong bức tranh tổng quan của
lập luận đó.

CÂU HỎI.

1.Nêu nội dung, yêu cầu, ý nghĩa của các quy luật cơ bản của logic hình thức.

2.Thế nào là một suy luận đúng đắn?.

3.Thế nào là phép chứng minh?. Nêu cấu trúc của phép chứng minh và các phương pháp
chứng minh.

4.Thế nào là bác bỏ?. Trình bầy nguyên tắc bác bỏ.

5.Vì sao nói: thực chất của ngụy biện là phi logic?

42
CHƯƠNG 3. RÈN LUYỆN KỸ NĂNG TƯ DUY PHẢN BIỆN

Mặc dù sự tồn tại của con người luôn gắn liền với suy nghĩ, tư duy nhưng không phải
ai cũng có năng lực tư duy phản biện, bởi điều đó còn phụ thuộc vào quá trình rèn luyện để
phát triển kỹ năng của mỗi người.

Các kỹ năng cần rèn luyện để có thể có được tư duy phản biện sắc sảo gồm có:

I.Rèn luyện tính nhạy bén và linh hoạt trong phát hiện và xử lý vấn đề

Tư duy phản biện đòi hỏi trước hết phải có tính nhạy bén và linh hoạt trong phát hiện
và xử lý vấn đề. Để rèn luyện tính nhạy bén và linh hoạt của tư duy, ta phải:

-Luyện tập thói quen tự tìm tòi, khám phá, học hỏi, mở rộng sự hiểu biết về mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội; hướng sự quan tâm đến những cái mới, cái khác thường.
-Luyện tập tư duy biện chứng và thói quen suy nghĩ đa logic trước mọi vấn đề. Tập
thói quen đưa ra nhiều phương án giải quyết trước một vấn đề, cũng như khả năng dự đoán.
Xây dựng giả thuyết, phác thảo và động não những giải pháp khác có thể. Vạch ra những ưu
khuyết điểm của mỗi giải pháp.
-Rèn luyện tư duy phản biện cũng tức là rèn luyện thói quen biết nghi ngờ và luôn đặt
lại vấn đề, không coi một chân lý nào là vĩnh viễn. Đừng thừa nhận bất cứ điều gì khi chưa có
bằng chứng. Hãy nhìn vào sự thật khách quan để xem xét nguồn gốc của thông tin và hiện
trạng của nó.
Rèn luyện để không làm xơ cứng suy nghĩ của mình theo cách hoàn toàn tin cậy vào
những kinh nghiệm có trước, vì như thế sẽ làm cho mình không còn sáng tạo ra điều gì khác
với người đi trước.
-Rèn luyện thói quen sẵn sàng động não và kỹ năng biết đặt câu hỏi trước mỗi vấn đề
và tìm câu trả lời. Rèn luyện cho mình có phản xạ sử dụng những câu hỏi phản biện thông
thường như: Cái gì? Thế nào? Đâu là yếu tố cơ bản? Tại sao điều này lại quan trọng? Tại
sao lại đưa ra được kết luận đó? Điều gì sẽ xẩy ra nếu nhận định này sai? Tại sao có mối liên
hệ này? Dựa vào đâu để có thể khẳng định điều đó? Tại sao không là…? Có thể tiếp cận vấn
đề này từ những quan điểm nào? Những giả định được đưa ra có ý nghĩa gì? Yếu tố nào làm
cho vấn đề trở nên phức tạp? Thông tin này được lấy từ đâu? Làm thế nào để có thể kiểm tra
độ chính xác, độ tin cậy của những dữ kiện được đưa ra? Điều gì có thể giải thích cho hiện
tượng này? Sự việc có thể xảy ra theo cách khác không? Nếu khác đi thì sẽ thế nào? Có thể
còn những phương án nào khác? Làm thế nào để tốt hơn nữa?...
43
II.Rèn luyện kỹ năng xem xét vấn đề một cách khách quan

Để biết cách xem xét đối tượng một cách khách quan, ta cần:

-Rèn luyện kỹ năng thu thập và xử lý thông tin một cách khách quan. Thu thập thông
tin về các vấn đề, bao gồm cả thông tin hỗ trợ và mâu thuẫn với lập trường của bạn. Bạn cần
tất cả các dữ kiện để thực hiện một quyết định thông minh, không thiên vị. Phân tích tất cả các
dữ kiện thu thập và phân tích từng phần của vấn đề. Biết cách đánh giá thông tin. Đặt câu hỏi
cho mỗi câu trả lời mà bạn tìm thấy. Hãy chắc chắn rằng những nguồn tin là đáng tin cậy. Bạn
phải thấy được những định kiến của người cung cấp thông tin.
-Rèn luyện thói quen biết tôn trọng các ý kiến khác biệt để sẵn sàng xem xét vấn đề
một cách khách quan và thấu đáo. Phải chắc chắn rằng bạn nhìn vấn đề một cách cởi mở, công
tâm và khách quan. Hãy nhận ra những thành kiến của bạn và đặt sang một bên.

Để phản biện người khác, trước hết hãy tập luyện thói quen và khả năng phản biện
chính mình, phải trở thành “nhà phê bình” của chính mình, đó là điều kiện cần để phát triển tư
duy phản biện; biết khiêm tốn để nhìn nhận những giới hạn của mình cũng như biết tự điều
chỉnh khi thấy có sự ngộ nhận, biết rút lui khi thấy mình sai lầm.

III.Rèn luyện kỹ năng xem xét vấn đề một cách toàn diện

Nguyên tắc toàn diện đòi hỏi khi xem xét vấn đề, đối tượng, cần xem xét nó từ nhiều
mặt, từ nhiều khía cạnh, dưới nhiều góc độ, phải đặt nó trong nhiều mối liên hệ với các vấn
đề, các đối tượng khác.

Để xem xét đối tượng một cách toàn diện, ta cần:


a) Xác định rõ mục đích của việc xem xét đối tượng (xem xét để làm gì?).
b) Xem xét đối tượng từ nhiều mặt, nhiều khía cạnh, tìm mối liên hệ giữa các bộ phận,
giữa bộ phận với toàn thể. Để làm điều này, hãy đặt ra các câu hỏi: Cái gì? Khi nào? Ở đâu?
Ai? Tại sao? Như thế nào? (kiểu câu hỏi 5W, 1H: What? When? Where? Who? Why? How?).
Cùng với việc trả lời các câu hỏi đó, cần phải biết phân tích vấn đề một cách toàn diện: điểm
mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức…
c) Tổng hợp các thông tin thu được từ mọi phía trước khi đưa ra cách giải quyết vấn đề.
Tránh suy nghĩ đơn giản, một chiều, nông cạn, hời hợt dẫn đến quyết định vội vàng.
d) Tập thói quen chỉ nên thể hiện sự đồng ý hay phản đối ý kiến của người khác sau khi
mình đã hiểu vấn đề một cách cặn kẽ và thấu đáo.

44
IV.Rèn luyện kỹ năng vận dụng thành thạo các quy luật tư duy logic

Không chỉ tư duy phản biện mà mọi tư duy đúng đắn nói chung đều phải tuân thủ các
quy luật logic. Đối với tư duy phản biện, tư duy logic có vai trò là nền tảng, là điều kiện tiên
quyết, bởi khi đánh giá một lập luận, một quan điểm nào đó xem có đúng đắn hay không thì
trước hết người ta phải thẩm định nó dựa trên quy tắc của tư duy logic. Bởi vậy, để rèn luyện
tư duy phản biện, ta cần phải:
-Nắm vững và vận dụng thành thạo các quy luật tư duy logic, các phương pháp chứng
minh, bác bỏ. Biết cách lập luận logic và nắm vững các kỹ năng lập luận.
- Xác định vấn đề mà bạn đang cố gắng giải quyết. Nhận biết được các dạng ngụy biện,
tránh và biết cách bác bỏ ngụy biện.
- Rèn luyện các kỹ năng diễn đạt, trình bày vấn đề (quan điểm, suy nghĩ) một cách rõ
ràng, ngắn gọn, mạch lạc, chặt chẽ, tường minh và chính xác.
-Thường xuyên thực hành tóm tắt vấn đề hay câu chuyện người khác nói bằng chính
ngôn từ của mình.
Ta biết rằng, một luận cứ thường được xây dựng trên những giả thiết, gọi là tiên đề. Từ
tập hợp các tiên đề, tác giả áp dụng các lý luận logic hình thức để suy luận và đi đến một số
kết luận. Nếu lập luận không phạm lỗi logic hình thức, thì kết luận sẽ đúng nếu xuất phát từ
tiên đề đúng. Từ đó, có thể thấy tư duy phản biện gồm các bước chính sau:
-Đọc và theo dõi cẩn trọng những bước đi của luận cứ nhằm xác định các tiên đề và các kết
luận mà tác giả luận cứ nêu ra.
-Nếu trong luận cứ ta thấy không có suy luận mà chỉ là những khẳng định (facts) thì luận cứ
chỉ chứa đựng những thông tin, có thể chính xác hoặc sai lệch. Như thế, ta có quyền không
quan tâm đến những gì mà tác giả của luận cứ muốn thuyết phục người nghe.
-Trong trường hợp suy luận của luận cứ không tuân thủ quy tắc của logic hình thức, thì đây là
một ngụy biện.
-Cuối cùng, nếu suy luận của tác giả hoàn toàn chặt chẽ về mặt logic hình thức, thì luận cứ
được xem là đúng đắn. Vấn đề cuối cùng là xem xét có nên chấp nhận những tiên đề mà tác
giả sử dụng trong luận cứ hay không. Đây là điểm mấu chốt của tư duy phản biện: nếu chấp
nhận tập hợp các tiên đề của luận cứ tức là hoàn toàn chấp nhận kết luận của tác giả, nói khác
đi là chấp nhận luận cứ. Ngược lại, phủ nhận tiên đề nghĩa là loại bỏ luận cứ, không chấp
nhận kết luận mà tác giả đưa ra.

V.Rèn luyện kỹ năng tư duy độc lập

45
Tư duy phản biện đòi hỏi phải có năng lực suy nghĩ độc lập, có quan điểm riêng dựa
trên các năng lực tự nhận thức, tìm tòi, quan sát, suy luận, nhận diện vấn đề, đặt câu hỏi và
tìm những câu trả lời cần thiết cho mình. Bởi vậy, để rèn luyện tư duy phải biện, phải:
-Rèn luyện khả năng suy nghĩ độc lập để hình thành thói quen luôn ý thức rằng không
có gì là tuyệt đối.
-Trong học tập, cần phải rèn luyện thói quen tự biết mình, xem xét phân tích, lật ngược
vấn đề, biết nêu lên thắc mắc…Cần thấm nhuần nguyên tắc: mọi chân lý chỉ là tương đối
trước sự phong phú, đa dạng và luôn biến đổi của hiện thực. Vì vậy, không nên tự đóng mình
trong sự tin tưởng tuyệt đối vào sách vở và những kiến thức đã tích lũy được.
-Cần rèn luyện thói quen không thụ động phụ thuộc vào người khác, mà phải học cách
tự tìm tòi những tư liệu mới và phong phú để mở rộng và đào sâu kiến thức, qua đó để phát
huy khả năng tự phân tích và đưa ra cách nhìn nhận riêng đối với mỗi vấn đề.
-Cần rèn luyện thói quen không nhất thiết phải nghe theo, đồng ý, làm theo ý kiến của
đám đông (của dư luận, của những người nhiều tuổi hơn, người có vị trí xã hội cao hơn, hay
các nhà lãnh đạo), khi mà ta chưa xem xét vấn đề một cách kỹ lưỡng. Bởi vậy, việc rèn luyện
bản lĩnh cũng rất cần thiết cho tư duy phản biện để khẳng định chính kiến cũng như tự bảo vệ
mình trong các trường hợp: khi ý kiến của mình mâu thuẫn với ý kiến của cấp trên, của lãnh
đạo (dễ bị cho là sai, không trung thành); khi ý kiến của mình khác biệt với suy nghĩ của số
đông (dễ bị quy chụp là lập dị); thay đổi ý kiến khi phát hiện mình sai (dễ bị cho là không có
lập trường kiện định)…

VI.Rèn luyện kỹ năng liên kết, phân tích để tìm nguyên nhân cốt lõi

Quy luật lý do đầy đủ chỉ ra rằng mọi kết quả đều có nguyên nhân (hoặc tập hợp của
các nguyên nhân). Vì vậy để hiểu rõ bản chất của một sự vật, hiện tượng… thì điều quan trọng
là phải truy tìm được các nguyên nhân, trong đó đặc biệt là nguyên nhân cốt lõi. Việc phân
tích để tìm nguyên nhân được thực hiện bằng cách đặt câu hỏi. Ví dụ với hai sự kiện A và B:

A B

Các câu hỏi và phản hồi có thể là:


-Tại sao B xảy ra? -Vì A xảy ra.
-Làm sao để có B? -Cần phải có A.
-Làm sao để không xảy ra B? -Ngăn chặn để A không xảy ra…

46
Một kết luận đúng phải xuất phát từ nguyên nhân đúng và đủ. Với phát biểu: “Vì có A
nên có B”, nếu:
-Ngoài A, phải có thêm C nữa mới có B thì thì phát biểu này sai (không có trạng thái vừa
đúng vừa sai. Không đủ cũng là sai).
-Nếu như việc có hay không có A không ảnh hưởng đến việc có B thì phát biểu trên cũng sai.

Để nhận ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề, ta có thể liên tục đặt câu hỏi. Ví dụ:

*Tại sao xe khách lao xuống vực? Do xe bị mất phanh.


*Tại sao xe bị mất phanh? Do phanh không đảm bảo chất lượng mà chưa được thay mới.
*Tại sao không thay mới phanh đúng hạn? Do không có tiền, do không có sổ theo dõi thay thế
phụ tùng, do người bảo trì chủ quan.
Như vậy, muốn không xảy ra tai nạn do mất phanh như trên thì phải có tiền cho việc
thay phanh cũng như phải có sổ theo dõi định kỳ việc thay thế, bảo trì phụ tùng và phải nâng
cao ý thức trách nhiệm của người bảo trì.

Các sự kiện có liên quan với nhau như chuỗi mắt xích, mỗi sự kiện, hiện tượng là kết
quả của một (một số) sự kiện trước đó và là nguyên nhân của (một số) sự kiện tiếp sau. Tạo
liên kết giữa các sự kiện, hiện tượng (mắt xích) là cách để thấy rõ nguyên nhân trực tiếp dẫn
đến sự kiện đang xem xét và bức tranh tổng thể. Chẳng hạn với sự kiện đang quan tâm xem
xét A, ta có hình ảnh liên kết như sau:

B1
a1

a2 A B2
a3.1

B3
a3.2 a3

a3.3

Vì có a1, a2, a3 nên mới có A. Các a có thể có quan hệ “hoặc” hoặc “và”. Vì có A nên
có B1, B2, B3. Các B có thể có quan hệ “hoặc” hoặc “và”.

47
VII.Rèn luyện kỹ năng tranh luận

Tranh luận là hình thức giao tiếp ngôn ngữ đặc thù, mang tính đối kháng cao nhằm
phân định phải/trái, đúng/sai, trong đó các bên đều nỗ lực dùng lý lẽ và lập luận để bác bỏ
quan điểm của đối phương, đồng thời khẳng định chân lý thuộc về mình.

Hình thức tranh luận có thể là trực tiếp (đối đáp trực tiếp như: tranh luận đời thường,
tranh luận trong hội thảo, trên nghị trường, trong lớp học…) hoặc gián tiếp (ví dụ tranh luận
qua báo chí, các bài viết…).

Về bản chất, có thể nói tranh luận là cuộc giao đấu về tư tưởng, là cuộc đọ trí bằng
ngôn ngữ, trong đó cả hai bên tranh luận vừa phải lập luận để bảo vệ quan điểm của mình, lại
vừa phải phản biện để bác bỏ quan điểm của đối phương. Vì vậy, tranh luận đòi hỏi tư duy đa
chiều, tư duy phản biện. Nói khác đi, để hình thành kỹ năng tranh luận, bên cạnh việc đòi hỏi
phải hội tụ các phẩm chất cần có của tư duy phản biện, cần rèn luyện để nâng cao những kỹ
năng cần thiết khác, đó là:

-Kỹ năng lắng nghe tích cực: lắng nghe để chọn lọc, ghi nhớ thông tin trọng điểm, biết
phân biệt, xử lý thông tin (đúng/sai, hợp lý/không hợp lý…), đồng thời phải tổng hợp và liên
kết, xâu chuỗi thông tin nhanh nhạy để có thể đưa ra phương án đối phó, phản biện tức thì.

-Kỹ năng sử dụng ngôn ngữ: với đặc điểm có tình đối kháng cao và tiến độ diễn ra
nhanh nên tranh luận đòi hỏi sự rõ ràng, chính xác, dễ hiểu về quan điểm. Điều đó yêu cầu
ngôn từ sử dụng phải được chắt lọc, không vòng vo, dài dòng, lan man, không tối nghĩa và mơ
hồ, không kiểu cách, sáo rỗng. Đặc biệt, sự sắc sảo, chặt chẽ, logic khi sử dụng ngôn ngữ là
những yếu tố vô cùng quan trọng để làm tăng sức mạnh, giành lợi thế chiến thắng.

-Kỹ năng kiểm soát cảm xúc bản thân: Mặc dù là hình thức giao tiếp mang tính đối
kháng cao, nhưng tranh luận luôn phải tuân thủ nguyên tắc bình đẳng và dân chủ, tôn trong sự
thật và chân lý. Đó là tiêu chí văn hóa của tranh luận. Nhận biết và kiểm soát cảm xúc của bản
thân là nền tảng của văn hóa tranh luận. Ở đây, sự tôn trọng quan điểm, ý kiến trái ngược của
đối phương, thái độ cầu thị, biết gạt bỏ định kiến…là những kỹ năng vô cùng quan trọng để
đưa cuộc tranh luận đến đúng mục đích là bảo vệ chân lý, phân định rõ đúng/sai, phải/trái,
thuyết phục đối phương bằng sự “thấu tình, đạt lý”.

48
-Kỹ năng sử dụng các chiến thuật phản biện và các chiến thuật tâm lý như thuật so
sánh, thuật phản vấn, thuật “cài bẫy”, các thuật “đắc nhân tâm”…là những kỹ năng bổ trợ
quan trọng giúp giành lợi thế chiến thắng trong tranh luận.

VIII.Rèn luyện thói quen luôn đặt vấn đề cần xem xét trước các chuẩn mực trí tuệ

Các chuẩn mực trí tuệ chính là những tiêu chuẩn để đảm bảo chất lượng tư duy. Một
vấn đề, một sự việc, một tư tưởng…khi được xem xét dưới góc độ các chuẩn mực trí tuệ sẽ là
cơ sở đảm bảo độ xác tín cao và theo đó quá trình tư duy cũng có chất lượng cao. Xuất phát từ
đặc điểm của tư duy phản biện, có thể tổng hợp các chuẩn mực đó như sau:

+Sự rõ ràng: Đây là chuẩn mực mang tính nền tảng. Chuẩn mực này đòi hỏi những ví dụ,
minh họa cụ thể, các cách trình bày khác cũng như những điều cần làm rõ hơn.
+Sự đúng đắn: Vấn đề có thực sự đúng như vậy không, làm sao có thể kiểm tra điều đó, làm
thế nào để biết điều đó là đúng đắn.
+Sự chính xác: Có thể có nhiều chi tiết hơn và cụ thể hơn không.
+Tính liên quan: Những minh chứng, những câu hỏi có liên quan gì với vấn đề đang xem xét,
giữa chúng có sự kết nối nào không.
+Chiều sâu: Quan tâm đến tính phức hợp của vấn đề.
+Chiều rộng: Quan tâm đến các góc nhìn khác. Ở mỗi góc nhìn thì vấn đề sẽ như thế nào. Có
cách nào khác để tiếp cận vấn đề không.
+Tính logic: Điều này thực sự có ý nghĩa không, nó xuất phát từ đâu và nảy sinh như thế nào.
+Tính khách quan, công bằng: Có thực sự xem xét vấn đề từ các lập trường không, có xuyên
tạc thông tin không, có định kiến hay quan tâm nhiều đến lợi ích của ta hơn lợi ích chung
không.

IX.Các bước thao tác tư duy phản biện

Để có kỹ năng tư duy phản biện, tức là có thói quen chủ động xem xét lại một vấn đề,
sự kiện, tư tưởng… cần luyện tập phản xạ suy nghĩ theo trình tự sau:

*Bước 1: Đặt câu hỏi nghi vấn


Đặt câu hỏi: Có đúng như vậy không? Bản chất của vấn đề là gì?...

*Bước 2: Quan sát


Thu thập tìm kiếm thông tin, bằng chứng, lỹ lẽ để khảo sát vấn đề đang được quan tâm.
Các thông tin từ thực tế có phù hợp với vấn đề này không, mức độ phù hợp thế nào.
49
*Bước 3: Tìm kiếm lý lẽ và lập luận
Vấn đề này đưa có phù hợp với logic không? Đâu là những bằng chứng chân thực để
chứng minh (bác bỏ) vấn đề?.

*Bước 4: Nhận thức và lý giải vấn đề


Vấn đề này đưa ra nhằm mục đích gì?. Ai là người tin vấn đề này? Tại sao người ta lại
nói, lại tin như vậy?. Khẳng định vấn đề này có ý nghĩa gì, dẫn tới hậu quả gì?.

*Bước 5: Khẳng định giá trị cá nhân


Đưa ra đánh giá, nhận định cá nhân về luận điểm, vấn đề đang xem xét.

*Bước 6: Khẳng định lại


Đưa ra ý kiến kết luận nhằm khẳng định (phủ định) toàn bộ (hoặc một phần) của vấn
đề.

Tóm lại, tư duy phản biện chính là cấp độ bậc cao, là trình độ phát triển sâu sắc của tư
duy, là sự nỗ lực của con người để thấu hiểu cặn kẽ về bản chất thế giới, qua đó có thể đưa ra
nhưng giải pháp hữu hiệu để cải tạo thế giới. Mặc dù hành trình sống của con người luôn gắn
liền với hoạt động tư duy, nhưng bẩm sinh không phải ai cũng có khả năng, tư chất tư duy
phản biện. Muốn có tư duy phản biện, cũng tức là muốn phát triển và hoàn thiện tư duy, cần
phải có sự rèn luyện lâu dài, thường xuyên và tích cực. Hoàn thiện và nâng cao chất lượng tư
duy của bản thân là một điều kiện tối quan trọng để giúp mỗi người có thể thấu hiểu sâu sắc
hơn cuộc sống cũng như khả năng bảo vệ sự thật và chân lý. Tư duy phản biện, vì vậy, là một
năng lực không thể thiếu để mỗi người có thể gặt hái được nhiều thành công trong cuộc sống.

CÂU HỎI.

1. Để có kỹ năng tư duy phản biện cần rèn luyện những phẩm chất gì?. Vì sao?.

2. Nêu các bước thao tác của tư duy phản biện khi tiếp nhận một vấn đề, một sự kiện, một tư
tưởng…

3.Kỹ năng tư duy phản biện là sự tổng hợp của một số kỹ năng. Theo bạn, đó là những kỹ
năng nào và yêu cầu của mỗi kỹ năng đó là gì?.

4. “Năng lực phản biện của trí thức phải hội đủ 3 chữ: Nhân, Trí, Dũng”. Bạn bình luận gì về
câu nói đó.

5. Hãy cho biết:


50
a.Khi phản biện ý kiến của người khác, làm thế nào để họ “tâm phục, khẩu phục”?.

b.Làm thế nào để tránh thái độ tự ái khi nghe ý kiến phản biện của người khác?

BÀI TẬP

I.Hãy đưa ra những suy nghĩ và ý kiến của cá nhân về các nhận định sau:

a/.“Có học vấn cao mới có thể đạt được thành công trong sự nghiệp”.

b/.“Cá không ăn muối cá ươn, con cãi cha mẹ trăm đường con hư”.

c/.“Vợ chồng cùng tuổi sẽ khó có sự hòa hợp về thể xác và tinh thần lâu dài, tốt nhất là theo
công thức: tuổi vợ = ½ tuổi chồng + 3”.

d/.“Phụ nữ bao giờ cũng khéo léo hơn đàn ông trong chuyện bếp núc”.

e/.“Phú quý sinh lễ nghĩa, bần cùng sinh đạo tặc”.

II.Với tinh thần tư duy phản biện, hãy đưa ra nhận xét cá nhân về những phát biểu trong các
tình huống sau:

1. Trước tình trạng cá chết hàng loạt tại các vùng biển từ Hà Tĩnh đến Thừa Thiên-Huế, Ông
Chu Xuân Phàm – trưởng văn phòng Formosa tại Hà Nội đã phát biểu khi trả lời phỏng vấn
của phóng viên báo Tuổi Trẻ vào sáng 25-4-2016 như sau: "Muốn bắt cá, bắt tôm hay nhà
máy, cứ chọn đi! Nếu chọn cả hai thì làm Thủ tướng cũng không giải quyết được”.

2. Khi thảo luận về dự án đường sắt cao tốc Bắc – Nam, một vị đại biểu Quốc hội đã phát
biểu: “Thế giới có Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha,
Ý, Thụy Điển, Hà Lan, Anh, Hàn Quốc, Bỉ đã có đường sắt cao tốc. Brazil, Nga, Indonesia
đang triển khai. Tôi thấy những nơi có chỉ số IQ cao thì họ có đường sắt cao tốc. Việt Nam ta
cũng có chỉ số IQ cao. Gần ta Trung Quốc họ làm nhiều đường sắt cao tốc. Việt Nam hội đủ
các yếu tố về sự cần thiết, về địa hình, nhu cầu đi lại hai miền rất lớn và sự phát triển kinh tế
của đất nước”.

3.Bàn về chất lượng giáo dục – đào tạo của Việt Nam, có ý kiến sau: “Chi phí trên đầu người
cho giáo dục – đào tạo ở nước ta thấp hàng chục lần so với các nước phát triển trung bình,
51
dẫn đễn chất lượng giáo dục – đào tạo thấp. Do vậy, cần tăng học phí của học sinh, sinh viên
để nâng cao chất lượng giáo dục – đào tạo”.

4.Một ý kiến có nội dung sau: “Cứ 10.000 năm một lần, trên Trái đất xảy ra thời kỳ băng hà.
Sáu thời kỳ băng hà cuối cùng đã được xác nhận bởi các kết quả nghiên cứu hóa thạch, phản
ánh sự thay đổi khí hậu trên Trái đất. Chúng ta đang ở vào giai đoạn cuối của chu kỳ 10.000
năm. Do vậy, trong vòng một trăn năm tới, nhân loại nhất định sẽ bước vào thời kỳ băng hà
mới”.

III. Dưới đây là một số bài báo. Bạn hãy đọc và phân tích logic của mỗi bài báo theo các nội
dung sau:

1.Phát biểu chính xác hết mức có thể về mục đích của tác giả khi viết bài báo này. Thông tin
quan trọng nhất bài báo là gì?.
2.Logic đã được sử dụng trong lập luận là gì?. Những điểm hợp lý, chưa (hoặc bất) hợp lý
trong các lập luận đó là gì?.
3.Đâu là những kết luận chính mà tác giả bài báo muốn đưa ra?.
4.Nêu các sự kiện, kinh nghiệm, dữ kiện quan trọng nhất (nếu có) đã được sử dụng để ủng hộ
cho những kết luận.
5.Nếu đồng ý (hoặc không đồng ý) với mục đích của bài báo thì điều gì sẽ diễn ra?.

Bài thứ nhất.

“Mấy ngày nay, trên một số báo đài, rộ lên nhiều ý kiến về việc học sinh đi xe gắn
máy. Bên “chống” tập trung vào mấy điểm như sau: Phụ huynh nuông chiều con cái, học sinh
hạnh kiểm kém, đua đòi, các nhà giữ xe ham lợi ích từ việc giữ xe xho học sinh.
Sau đó, phía này đề nghị dùng một số biện pháp như đánh thụt hạnh kiểm của học sinh,
cấm các hộ dân giữ xe gần trường, quay phim ghi hình học sinh đi xe gắn máy…
Có thể nói, giống như một số “phong trào” khác ở xứ ta, đây là sản phẩm của những
tư duy phi lý trí và sống sượng, thậm chí vi phạm phát luật. Xin bàn đến việc này bằng những
nét cơ bản như sau:

Thứ nhất là vấn đề lứa tuổi


Những ai đã nuôi con ăn học, nhất là khối cấp III phổ thông thì đều phải thấy con mình đánh
vật với chương trình học tập ra sao.
Quỹ thời gian dành cho việc học, kể cả học ở trường, học thêm ở các lò, học ở nhà nhiều khi
cỡ 14/24 giờ vẫn chưa bơi hết, vẫn phải cố gắng. Mười giờ còn lại thì ăn uống, sinh hoạt cá
nhân hết chừng 3 giờ, còn lại chừng 7 giờ dành cho việc ngủ.
52
Nếu phải đi bộ hoặc đi xe đạp đến trường sẽ khiến các em luôn vội vàng, hốt hoảng và quỹ
thời gian nghỉ sẽ hẹp lại. Khi đến trường là mệt nhoài, nhất là với các em ở cự ly xa trường
hơn 5 km. Nhìn vào lịch này, thấy quỹ thời gian dùng cho việc du hí, ngao du thì học sinh
thuộc nhóm ít nhất xã hội nếu so với thanh niên sinh viên, công nhân, thậm chí so với người
lớn.
Về mặt tài chính, lứa này chưa làm chủ được tiền bạc, muốn chi xài lớn cũng không có mà
chi. Do đó, loại tư duy như là “quy ước” rằng: hễ để cho học sinh đi xe máy là bị lạm dụng,
bị chúng dùng xe làm phương tiện quậy phá là rất phiến diện. Cần xem xét lại.
Nếu chủ động hạn chế dùng xe gắn máy đi cướp, đi đánh bạc, đi du hí vô lối thì phải nhằm
vào đối tượng người lớn, loại trên 18 tuổi chứ không phải nhóm đối tượng này. Cho nên việc
quy kết việc cho con đi xe gắn máy là một kiểu: “nuông chiều” con cái của phụ huynh là kiểu
nghĩ rất cũ, rất phiến diện cần điều chỉnh.

Thư hai là về thao tác lái xe


Luật giao thông hiện nay KHÔNG CẤM một cụ già 65 tuổi hoặc một bà trung niên nhà quê
chừng 50-60 tuổi cầm lái xe gắn máy nếu đã có giấy phép.
Cái xe gắn máy là loại phương tiện cực kỳ dễ tiếp thu. Cụ thể chỉ với 10 giờ tập, trên cơ sở đã
biết đi xe đạp là đi được. Đi rồi, chỉ một tháng là thạo.
Tôi đã quan sát nhiều trường hợp những phụ nữ từ nông thôn ra thành thị, 50 tuổi mới mó
vào cái xe lần đầu, một tháng sau đã chở cả đống hàng trên xe chạy ngon lành.
Do đó, không gì vô lý, duy lý hơn việc nghĩ rằng học sinh không biết lái xe, không có bằng
cấp là không lái được xe trong khi thanh niên 16-17 tuổi là loại thông minh, nhạy cảm và linh
hoạt nhất đời người.
Nhìn vào việc học – hành thì việc học tập để nắm luật giao thông, để có thể đi, thậm chí đi xe
gắn máy giỏi chỉ là chuyện nhỏ so với những kỹ năng khác mà các em phải học.
Trên thực tế các em đi xe rất giỏi, giỏi hơn các cụ già, các bà phụ nữ nhiều.
Nếu quan sát tỷ lệ người đi xe gắn máy là TUỔI HỌC SINH gây tai nạn thì thấy nó nằm trong
biên độ rất nhỏ so với lứa tuổi khác (dưới 5%).
Để kiểm chứng quan điểm này, tôi đoán chắc trước các cơ quan thẩm quyền rằng, nếu học
sinh từ 16 tuổi trở lên tham gia thi lấy phép lái xe với nội dung thi như hiện nay đang áp dụng
với người lớn thì tỉ lệ học sinh thi đậu cao hơn người lớn.

Thứ ba: gây ách tắc giao thông đô thị


Chính vì điều luật này, hạn chế công dân dưới 18 tuổi được điều khiển xe gắn máy nên nhiều
gia đình phải chở con em đi học.
53
Có nhà kết hợp được việc chở con em đi học rồi người lớn đi làm luôn, có người vì khác
tuyến, khác giờ lại phải trở lại nhà rồi đi làm, đến khi con tan học, lại sấp ngửa đi đón rước
con.
Từ đây, có thể thấy mô hình: nếu để học sinh đi học, mỗi ngày hai lượt đi – về nhưng nếu cấm
cách, mặt đường sẽ phải chịu 04 lần đi – về để giải quyết cùng một việc này.
Không có gì vô lí, nực cười hơn một bà mẹ gầy yếu chạy xe chở một ông con to béo, đang tuổi
“bẻ gẫy sừng trâu” ngồi ngất ngư đằng sau, suốt ba năm học cấp ba. Rõ ràng, việc này là
một tác nhân gây ách tắc giao thông đô thị.

Thứ tư là vi phạm pháp luật


Trong dòng ý kiến trên, loại tư duy “thich là cấm” có vẻ thắng thế với tiêu chí cấm tiệt học
sinh đi xe gắn máy. Quay phim, cấm giữ xe gần cổng trường, đánh tụt hạnh kiểm…
Những “quyết sách cùn” này thực chất sẽ gây nên nhiều di hại. Có em học sinh học giỏi,
chăm ngoan, phấn đấu không ngừng, nay chỉ vì “tội” đi xe gắn máy mà bị “giáng” điểm đạo
đức xuống là một sự bất công.
Hai nữa, Luật giao thông đường bộ không quy định bằng vở cho người điều khiển xe 50cc.
Như vậy, việc các em chạy xe gắn máy dưới 50cc là không phạm luật nhưng trong tinh thần
của các “luật trường – luật chợ” kiểu nói trên cứ gom hết “xe gắn máy” vào một rọ để hô
cấm là một cách làm ẩu, có dấu hiệu vi hiến.
Việc cấm các gia đình giữ xe gần cổng trường cũng dễ gây nên những bi kịch. Có gia đình, có
doanh nghiệp có giấy phép giữ xe từ khi chưa có trường, làm ăn hợp pháp mà nay bị cấm rất
vô…duyên, cấm bất tử là sao nếu không nói đó là loại “luật” kiểu tùy hứng qua cầu!.

Cuối cùng là bản chất của những vướng mắc


Có thể nói, sự lấn cấn đến căng thẳng này là những vướng mắc, gai gợn ngay trong đầu
những nhà quản lý.
Trong lúc, chỉ nói riêng ở khối nhà trường, có bao nhiêu việc để làm. Từ việc thầy giáo tha
hóa, hủ bại đến việc học sinh xa đọa, quy phim chụp hình sex đưa lên mạng, nghiệm Game
online. Chuyện trường lạm thu tiền bạc, thuê bảo vệ hành hung học sinh…thì không tập trung
vào làm, cứ cắm vào một việc thực chất là rất bình thường.
Kể cả công luận, không hiếm thấy những nhà báo “dễ tính” quên mất việc tìm những tư duy
xác đáng, căn bản, gần gũi với đời sống, cứ a dua theo những “chủ trương” hời hợt như trên,
tạo ra những căng thăng không cần thiết.
Kết thúc bài viết này, xin nêu một hình ảnh cụ thể như sau:

54
Con tôi học những năm cuối cấp trung học phổ thông tại trường Nguyễn Công Trứ Quận Gò
Vấp, ra trường năm 2006, nay đã là sinh viên năm cuối Đại học Bách Khoa.
Tấm ảnh trên đầu bài là hình chụp cháu với cô giáo chủ nhiệm lớp năm 2005. Thời điểm này,
“Ông học trò” nặng 62kg, cao 1,77m kia chưa được phép lái xe gắn máy và cô giáo trong
hình thì được phép. Một hình ảnh nói lên nhiều điều!.
Tôi cho con dùng xe từ năm học lớp 11 vì nhà cách trường 7km và cháu đã đi rất tốt, không
một lần gây tai nạn trong suốt hai năm trời đó.
Lớp thanh niên học cùng khóa với con tôi hiện nay hàng năm, dịp Tết, lễ vẫn gặp nhau trong
những buổi online vui vẻ tại nhà tôi và nếu quan sát kiểu báo chí thì thấy: 100% các em ĐÃ
DÙNG XE GẮN MÁY ĐI HỌC HỒI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG, trong đó có con tôi, vẫn
đang học tập, trưởng thành tốt.
Sĩ số dùng xe gắn máy đi học hồi đó là trên 60%, số không dùng xe là diện các em nhà gần
trường.
Đây là một tư liệu rất thực, nó bác bỏ thẳng thừng loại tư duy sơ giản, cho việc các em dùng
xe gắn máy đi học như một mầm họa hay một vấn nạn ghê gớm của xã hội.
Vấn nạn này, nếu có, là loại vấn nạn ở ngay trong đầu nhà quản lý”.

Nguyễn Huy Cường (Báo VNnet online ngày 10/3/2011).

Bài thứ hai

Thi cử động chạm đến những vấn đề cốt tủy của giáo dục. Nó là một trong số những
câu hỏi quan trọng nhất mà các nhà quản lý cần phải trả lời khi thiết kế và vận hành hệ thống
giáo dục của mình. Nhưng tiếc rằng, cho đến nay câu trả lời cho câu hỏi quan trọng này vẫn
còn bỏ ngỏ. Hoặc giả, câu trả lời cũng chưa đủ rành mạch cho tất cả những người có hoạt
động liên quan đến giáo dục. Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2014 vừa kết thúc với
kết quả đỗ tốt nghiệp lên đến hơn 99%. Một lần nữa, cuộc tranh luận xem có nên bỏ, hay tiếp
tục duy trì một cuộc thi tốn kém mà tất cả đều đỗ như vậy, lại bùng nổ. Chủ đề này càng nóng
hơn khi đây là năm đầu tiên Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tiến hành cải cách thi cử như
một bước đi chính thức của cuộc cải cách căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Và sâu xa
hơn. Câu hỏi “Thi để làm gì?” lại được đặt ra để thảo luận, vì nếu không trả lời rốt ráo câu
hỏi này, thì mọi cải cách trong thi cử đều không có kết quả.

Nút bấm rúng động


Trong chương trình giao lưu trực tuyến do cổng thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều
ngày 4/12/2013, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển cho rằng: đổi mới thi, kiểm tra,
55
đánh giá học sinh là khâu đột phá trong đề án đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục. Ông coi
đây là nút bấm, để bấm một cái cả hệ thống GD-ĐT sẽ rúng động.

Rúng động vì sao?


Vì cách học ngày nay có mục đích duy nhất là học để thi. Nhận định này đã được nhiều nhà
giáo phát biểu, và cũng được xác nhận trong các khảo sát trực tiếp với học sinh bậc THCS và
THPT mà tôi đã tiến hành trong khoảng thời gian từ tháng 6-8/2013 tại Hà Nội.

Ngoài ra, học để thi cũng là một văn hóa điển hình của giáo dục Việt Nam, là sự tiếp nối của
truyền thống giáo dục Nho giáo kéo dài cả nghìn năm trong thời phong kiến, đến mức lều
chõng đi thi để trở thành ông cử, ông nghè, rồi sau đó vinh quy bái tổ đã trở thành hình ảnh
điển hình, đến mức ám ảnh của bất cứ anh học trò xưa nào.

Nói vậy để thấy, cho rằng thi cử là cái nút bấm của hệ thống giáo dục hiện tại là có cơ sở.
Lựa chọn tác động vào thi cử là một lựa chọn thông minh và vừa sức. Nhưng đây lại cũng chỉ
mới là giải pháp manh tính chiến thuật, chứ không thể coi là giải pháp chiến lược của giáo
dục.
Nó có thể làm cả hệ thống giáo dục rúng động, nhưng không chắc đã chuyển động để thoát
khỏi tình trạng dậm chân tại chỗ bấy lâu nay.

Vậy làm sao để bấm cái nút thi cử này, giáo dục thực sự chuyển động?. Trước hết chúng ta
phải trả lời câu hỏi đơn giản nhưng cơ bản: Thi để làm gì?.

Vòng luẩn quẩn: học để thi – thi để đánh giá sự học


Mỗi người, tùy vị trí đứng trong giáo dục mà có cách trả lời khác nhau cho câu hỏi thi để làm
gì. Với học sinh, có lẽ thi để lấy điểm, thi để lên lớp, để vào trường tốt…sẽ là cách trả lời phổ
biến nhất. Còn với các thầy cô thì khó hơn nhiều. Với các thầy cô, có lẽ không ít người coi
đây là một thao tác thực hiện theo chương trình định trước: Thi vì đến lịch phải thi, theo kế
hoạch từ trên dội xuống, còn để làm gì thì đó là việc của “trển”, cấp dưới chỉ việc thi hành.
Một số thầy cô khác sẽ đưa ra câu trả lời mang tính sách vở: Thi để đánh giá việc dạy và học.
Nhưng liệu cái logic học để thi, rồi thi lại để đánh giá việc học, có rơi vào vòng luẩn quẩn?.
Trên thực tế, ở Việt Nam đúng là phần nào đang duy trì vòng luẩn quẩn này, bởi nếu không
thi thì học sinh sẽ không học, hệ quả tất yếu của tình trạng học để thi hiện giờ.
Đồng thời, căn bệnh thành tích trầm trọng đã biến một sản phẩm phụ là chức năng lấy chứng
chỉ, bằng cấp, trở thành mục đích chính của việc thi cử. Như vậy, thay vì tổ chức thi cử để rồi
hơn 99% đều đỗ, vì sao người ta không cấp luôn chứng chỉ là xong, vừa đỡ tốn kém, vừa đáp
ứng ngay lập tức nhu cầu lấy chứng chỉ của người tham gia thi cử?.
56
Mục đích thực sự của thi cử: một phản tư của giáo dục
Thực tế cho thấy phản tư là tác nhân trực tiếp hoặc giám tiếp dẫn tới hầu hết các tiến bộ mà
con người đạt được. Thông qua quá trình phản tư mà con người hiểu biết thêm về tự nhiên, về
xã hội và về chính mình (con người sống tốt hơn, người hơn bằng cách tự hỏi: Người là gì?).
Phản tư chính là nguồn gốc của sự phát triển.

Trong giáo dục, về mặt triết học, thi cử chính là một quá trình phản tư. Thông qua thi cử và
đánh giá, chúng ta có thể đo lường sự tiến bộ của người học và khiếm khuyết của người dạy,
qua đó hiểu hơn về lý luận và thực tiễn giáo dục để từ đó tiếp tục cải thiện và phát triển giáo
dục. Thi cử do đó không thể bỏ và không thể tách rời khỏi giáo dục. Chừng nào còn tham gia
giáo dục, với bất cứ tư cách nào, dù là giáo viên hay học viên, thì con phải tham gia thi cử.

Năng lực và chất lượng của một hệ thống giáo dục được biểu hiện trực tiếp qua năng lực tổ
chức và chất lượng thi cử. Điều này cũng giống như năng lực của một cá nhân được biểu hiện
thông qua năng lực phản tư của chính anh ta, và sự tiến bộ của anh ta được đo thông qua việc
phản tư mà anh ta thực hiện.

Chỉ có ý nghĩa khi được tiến hành một cách độc lập và trung thực
Cũng giống như sự phản tư của con người, thi cử cần được tách ra khỏi chủ thể để nhìn nhận
lại chủ thể. Như thế, thi cử hay đánh giá trong giáo dục, lý tưởng nhất là được tiến hành bởi
một cơ quan độc lập. Trong trường hợp không thể thực hiện bởi cơ quan độc lập, thì thi cử
phải được tổ chức khách quan nhất có thể để ngăn chặn những can thiệp của chủ thể bị đánh
giá, bao gồm cả người dạy và người học, làm lệch lạc kết quả thi cử. Việc tổ chức các hội
đòng coi thi và chấm thi chéo, việc rọc phách các bài thi, chính là sự cụ thể hóa quan điểm
này. Xa hơn, việc chấm thi bằng máy tính, dù còn nhiều hạn chế, cũng đã được coi là một
trong số các giải pháp được nhiều nơi thực hiện để đảm bảo tính khách quan của thi cử.
Tuy nhiên, một sự phản tư chỉ có ý nghĩa nếu đó là một sự phản tư nghiêm túc, theo nghĩa có
một mục đích rõ ràng và được thực hiện bởi một quy trình khả tín và có tính hệ thống. Đặc
biệt quan trọng là sự phản tư đó phải trung thực, vì nếu không trung thực, mọi sự phản tư,
nếu được thực hiện thì cũng chỉ là sự lừa dối hoặc tự huyễn hoặc mình.
Trở lại với kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, nếu hiểu thi cử như một sự phản tư của giáo
dục thì ký thi này nên được tổ chức bởi các cơ quan khảo thí độc lập và có thể được tiến hành
nhiều lần trong một năm. Khi đó sự phản tư mới có thể tránh rơi vào bẫy bao biện hoặc tự
huyễn hoặc, và bệnh thành tích cũng vì thế mà ngăn chặn được.

Giáp Văn Dương (Tia sáng Online 18/11/2014).


57
Bài thứ ba

Ngọc Quyên: Mẹ và bạn trai chấp nhận ảnh nude của tôi

Cô người mẫu 23 tuổi vừa gây sốc dư luận bằng bộ ảnh “trần trụi giữa thiên nhiên”. Ngọc
Quyên khẳng định, cô trút bỏ xiêm y để kêu gọi ý thức bảo bệ rừng chứ không nhằm mục
đích đánh bóng tên tuổi.

…………………..
-“Sau khi cho đăng tải những bức hình nude, chị nhận được phản ứng thế nào từ phía khán
giả?.
+Rất nhiều người bình luận và hầu như đó đều là những ý kiến bất lợi cho tôi. Nhưng tôi đã
dự liệu được từ trước. Tôi biết những gì mình làm không chỉ ảnh hưởng tới danh tiếng cá nhân
mà còn tác động tới cả gia đình, bạn trai.

Ai cũng nghĩ tôi tung bộ ảnh đó ra để PR nhưng nếu để PR, tôi không cần phải làm tới
mức vậy. Thời điểm này, tôi đang rất đầy đủ, yên bình. Công việc của tôi rất tốt, gia đình vui
vẻ, mẹ và bạn trai tự hào, tin tưởng về tôi. Vậy tại sao tôi lại tự rước họa vào thân?. Nhưng
nếu mình muốn làm gì lớn, mình phải chấp nhận hy sinh. Tôi từ trước tới nay chưa từng có
tiếng nói với cộng đồng. Hoạt động xã hội của các người mẫu hiện nay đều là tự phát và đều
bị quy là chiêu đánh bóng tên tuổi. Tôi muốn làm điều gì đó có ý nghĩa, ngoài việc chỉ kiếm
lợi cho bản thân.

-Mẹ và bạn trai nói gì trước quyết định của chị?


+Trước khi công bố rộng rãi, tôi đưa bộ hình cho mẹ xem. Ban đầu mẹ tôi không đồng ý vì
không thể chịu nổi việc con gái mình trút bỏ quần áo để lên báo chí. Tôi đã phải thuyết phục
mẹ rất nhiều. Lần cuối cùng tôi nói với bà: “Mẹ phải tin tưởng con, mẹ không ủng hộ con thì
chẳng ai ủng hộ con nữa. Con không đủ mạnh mẽ để chống lại những thứ đổ ập lên con nếu
không có mẹ làm chỗ dựa”. Cuối cùng bà đành chấp nhận.
Tôi cũng gửi những hình ảnh này cho bạn trai mình. Bạn trai tôi chỉ nói một câu: “Em hãy
làm những gì em thích và cảm thấy có ích” – đó là điều làm tôi hạnh phúc nhất. Tôi hy vọng,
nếu bố mẹ bạn trai tôi thấy được, họ cũng sẽ không phản đối. Thực sự, tôi đã phải bỏ ra rất
nhiều công sức, tiền bạc cho bộ ảnh này.

-Bộ ảnh được đánh giá là khá đơn điệu, sơ sài về ý tưởng chứ chưa đạt đến trình độ nude
nghệ thuật. Dường như chị chưa thực sự đầu tư cho nó?
58
+Tôi chỉ có khuôn mặt và cơ thể để đóng góp cho những khuôn hình. Tôi tụt đồ để cuốn hút
sự chú ý đến thông điệp mình đưa ra, chứ không phải nude một cách tục tĩu. Một bộ ảnh nude
hướng về thiên nhiên, tất cả cần đơn giản. Nếu cầu kỳ, nó là bộ hình nude nghệ thuật với trung
tâm bức ảnh là nhân vật chứ không phải khung cảnh xung quanh nó. Tôi tạo dáng bên cây cối,
con suối trong tư thế thoải mái nhất. Khi đó, tôi cảm giác mình là một cái cây đang vươn lên.
Trái đất khi không có cây cũng giống như con người khi không cần mặc quần áo – không còn
gì bảo vệ, những tác động từ bên ngoài sẽ không còn gì ngăn cản. Tôi mong người xem hãy
nhìn khung cảnh sau tôi chứ không phải nhìn một Ngọc Quyên đang nude.

-Hình ảnh của chị ngày càng gắn với sự gợi cảm, lả lơi trong những bộ ảnh khoe ngực hay
những sự cố tụt áo trên catwalk. Giờ lại là nude. Chị nghĩ gì khi hình ảnh của mình ngày càng
xấu đi trong mắt khán giả?
+Tôi cho rằng quan trọng là cách nghĩ của người xem chứ không nằm ở người thể hiện.
Những bộ ảnh của tôi đều là bộ ảnh được đầu tư thực sự và tôi đã thể hiện tốt. Khi bước lên
sân khấu, chuyện gặp những tai nạn nghề nghiệp là điều khó ai tránh khỏi. Tôi xin lỗi tất cả
những người đã yêu thương mình – nếu tôi có làm cho họ sốc. Nhưng nếu họ nhìn con đường
7 năm tôi đã đi qua, họ sẽ hiểu rõ tôi làm gì và mục đích của tôi thế nào. Thực ra, đã là một
người mẫu, việc quan trọng không phải là tụt đồ hay không mà khi nude, mục đích là gì. Tôi
đâu cần tụt đồ người ta mới biết là tôi đẹp?. Trên sân khấu, khi mặc đồ tắm hay ôm sát, tôi
cũng đã có thể khoe được hình thể của mình rồi.

-Chị tự tin khoe ngực phải chăng là nhờ kết quả của những lần chỉnh sửa đôi gò bồng đào?
+Tôi cho rằng, quan trọng là tinh thần của mình chứ không liên quan đến việc có nâng, sửa
hay không. Không có người phụ nữ xấu, chỉ có người phụ nữ không biết làm đẹp. Việc nâng
ngực hay sửa chỗ này, chỗ khác để mình đẹp hơn cũng không có gì xấu. Tất cả chúng ta đều
hướng tới sự hoàn hảo.

-Không ít người, sau lần đầu làm đẹp đã đâm nghiệm phẫu thuật thẩm mỹ. Chị còn dự định
dao kéo nào khác?
+Với bản thân tôi thì có lẽ đã kết thúc rồi. Tôi cho rằng phẫu thuật thẩm mỹ chỉ là một phần,
còn nếu muốn làm đẹp hơn, phải biết tập luyện hàng ngày. Khi lên cân, tôi tập luyện để giữ
các cơ lại chứ không mải mốt đi hút mỡ bụng. Tôi không có thời gian đến trung tâm, nên tôi
tự tập ở nhà. Nhiều người cho rằng, tôi ngoài việc chỉnh sửa ngực, còn chỉnh sửa rất nhiều
trên khuôn mặt, nhưng thật ra không phải. Tôi biết cách make up rất tốt, sử dụng khối để làm

59
cho mặt mình cảm giác dài và thon hơn. Mình phải biết đâu là khuyết điểm để che đi, hướng
đôi mắt người đối diện vào những ưu điểm trên mặt mình”.
Ngọc Trâm thực hiện
(VNExpress ngày 23/3/2011)

Bài thứ tư

Có hay không việc tích hợp môn Lịch sử là điều tiếp tục được nhiều người quan tâm, đóng
góp ý kiến. Theo Dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo,
môn Lịch sử sẽ được tích hợp với một số môn học khác ở bậc trung học cơ sở, trung học phổ
thông. Nội dung về giáo dục Lịch sử có phần bắt buộc học sinh phải học và có phần tự chọn, số
tiết dạy sẽ được tăng lên. Tuy nhiên các nhà sử học cho rằng, môn Lịch sử phải là môn học độc
lập trong chương trình giáo dục phổ thông, không thể chia nhỏ nội dung rồi tích hợp với các môn
học khác như dự thảo.
Hầu hết các nhà sử học đều đồng tình về việc phải đổi mới nội dung dạy và học môn Lịch sử
trong chương trình phổ thông. Giáo dục lịch sử phải trở nên hấp dẫn, hứng thú với người học chứ
không gây áp lực nặng nề cho học sinh như hiện nay.
Môn Lịch sử được tích hợp ở bậc tiểu học là hoàn toàn đúng về phương diện khoa học và tâm lý
học sinh. Vấn đề mà nhiều chuyên gia lịch sử không đồng tình với Dự thảo Chương trình giáo dục
phổ thông tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo đó là tích hợp môn Lịch sử với một số môn học
khác thành môn học Công dân với Tổ quốc, Khoa học xã hội. Một số nhà khoa học ví von, việc
tích hợp môn Lịch sử với các môn học khác đồng nghĩa với việc xóa bỏ môn lịch sử. Bởi lẽ, Lịch
sử vốn là môn khoa học có tính toàn diện và hệ thống, dạy lịch sử là dạy cho học sinh về truyền
thống dân tộc, về quá trình dựng nước và giữ nước.
Việc tích hợp môn Lịch sử trong môn học Công dân với Tổ quốc hoặc môn Khoa học xã hội là
mất đi tên gọi, xóa bỏ tính hệ thống của một môn khoa học cùng vai trò giáo dục toàn diện vốn có
của môn học này. Phó Giáo sư Đinh Quang Hải, Viện Trưởng Viện Sử học Việt Nam nói: “Sử
học từ lâu đã được khẳng định là môn khoa học, vì vậy chúng ta cần phải đối xử coi đó là một
môn khoa học. Khẳng định phải để môn lịch sử là môn bắt buộc, độc lập, đúng với vị trí vai trò
của môn lịch sử trong giáo dục truyền thống yêu nước cũng như giáo dục tinh thần của người
công dân. Việc ghép môn Lịch sử theo tôi là sự gán ghép, ghép nối cơ học, thiếu nền tảng khoa
học, thiếu thực tiễn và chưa có tiền lệ trong lịch sử”.
Giáo sư Trần Thị Vinh, Đại học Sư phạm Hà Nội cho rằng, ba phân môn được tích hợp trong
môn Công dân với Tổ quốc có định hướng khoa học khác nhau, nội dung khác nhau, mục tiêu
khác nhau nên rất khó để tích hợp nhuần nhuyễn thành các bài học, hoặc chuyên đề. Nếu tích hợp
thì chỉ là sự lắp ghép cơ học ba phân môn này, sẽ rất khó để viết chương trình và tổ chức giảng
60
dạy: “Tôi cho rằng ở trung học cơ sở, bài học mà có thể tích hợp được khoảng 30%. Và rất khó
có thể tích hợp được một cách nhuần nhuyễn toàn bộ chương trình. Việc viết chương trình là rất
khó, việc thực hiện chương trình còn khó hơn. Những người đưa ra ý tưởng thì chỉ là trên giấy,
còn đội ngũ thực hiện là các thầy cô giáo, rồi tài liệu sách giáo khoa phổ thông. Nếu như ai đó
cho rằng thực tế giáo viên có thể đáp ứng được thì tôi nghĩ rằng ý kiến đó hơi chủ quan và chưa
sát với thực tế”.
Các chuyên gia cũng cho rằng, Ban soạn thảo tích hợp Lịch sử với các môn học khác mục tiêu là
để đổi mới cách dạy, cách học môn lịch sử, để học sinh hứng thú. Tuy vậy, học sinh không thích
học môn lịch sử do kiến thức hàn lâm, nặng nề, trong khi đó lại rất ít ngành nghề liên quan đến
môn Lịch sử chứ không phải do không thích lịch sử. Nếu tích hợp theo dự thảo nội dung lịch sử sẽ
bị lẫn vào các nội dung khác của môn Khoa học xã hội, hoặc Công dân với Tổ quốc và chỉ còn là
môn học chính thức với học sinh chọn phân ban khoa học xã hội. Như vậy dễ dẫn đến nguy cơ lớp
trí thức trẻ tương lai sẽ không hiểu hoặc hiểu biết lơ mơ về lịch sử dân tộc, lịch sử đất nước mình.
Theo Phó Giáo sư Phạm Xanh, nếu môn Lịch sử đứng độc lập, là môn học bắt buộc ở các cấp học
thì học sinh sẽ tiếp thu được kiến thức lịch sử một cách có hệ thống. Tuy nhiên, chương trình lịch
sử ở các cấp học sẽ phải thay đổi toàn diện.
…………………
Các nhà sử học cũng mong muốn, ngành Giáo dục- Đào tạo cần xác định lại vị trí, vai trò của
môn Lịch sử trong giáo dục phổ thông, để từ đó có hướng đổi mới cách dạy, cách học. Nếu chưa
xác định đúng vị trí của môn học này thì việc tích hợp hay để Lịch sử là môn học độc lập cũng
không có ý nghĩa.
Minh Hường/VOV - Trung tâm Tin tức

61
TÀI LIỆU THAM KHẢO.

[1] RICHARD PAUL-LINDAELDER “Cẩm nang Tư duy phản biện-khái niệm và công cụ”
NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (2015).

[2] Lê Thị Hồng Vân (chủ biên), “Giáo trình kỹ năng nghiên cứu và lập luận”, NXB Hồng
Đức-Hội Luật gia Việt Nam.

[3] Roy Van Den Brink – Budgen “Critical thinking for students”, 3rd edition, Howtbook,
United Kingdom, 2006.

[4] RICHARD PAUL-LINDAELDER “Cẩm nang Tư duy phân tích” NXB Tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh (2015).

[5] D.Q.MCINERNY “Tư duy logic” NXB lao Động (2015).

[6] ANTHONY WESTON “Viết gì cũng đúng” NXB Lao động (2015).

[7] Hồ Minh Đồng- Nguyễn Văn Hòa “Giáo trình Logic học” NXB Đại học Sư phạm-(2012).

[8]Phan Dũng “Tư duy logic, biện chứng và hệ thống” NXB Trẻ (2010).

[9] Nguyễn Thụy Khánh Chương “Những trò ngụy biện biến sai thành trái”, NXB Lao
động-Xã hội (2012).

*Các trang Web:


http://tailieu.vn/kynangmem
http://www.ebook.edu.vn

62
http://tailieu.vn
www.actdu.org.au

63

You might also like