KTĐT Nhóm 9

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Lớp: CQ55/61

Gv bộ môn: TS. Trần Phương Dịu


Nhóm 9: Đầu tư công và mối quan hệ giữa đầu tư công và
nợ công
Danh sách thành viên nhóm:
1, Nhóm trưởng : Nguyễn Thị Thu Thảo

2, Lê Hồng Thơ

3, Trần Ngọc Quỳnh

4, Đỗ Thu Quyên

5, Lương Hoàng Hoài Thu

6, Phan Thị Thanh

7, Nguyễn Thúy Quỳnh

Đầu tư công và mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công


I. Đầu tư công
1.1 Khái niệm, vai trò của đầu tư công
 Khái niệm: Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các
chương trình, dự án kết cấu hạ tầng KT - XH và đầu tư vào các chương
trình, dự án phục vụ phát triển KT - XH.
 Các lĩnh vực đầu tư công (được quy định tại điều 5 Luật Đầu tư công năm
2014), bao gồm:
- Đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng KT – XH như chương trình
bê tông hóa đường giao thông nông thôn đã được nhiều tỉnh thành thực
hiện trong nhiều năm qua.
- Đầu tư phục vụ hoạt động của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
- Đầu tư và hỗ trợ hoạt động cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích;
- Đầu tư của Nhà nước tham gia thực hiện dự án theo hình thức đối tác
công tư.

 Vai trò của đầu tư công


- Góp phần củng cố và nâng cao năng lực hoạt động của nền kinh tế thông
qua việc làm gia tăng giá trị các tài sản công. Ở Việt Nam đầu tư công có
vai trò quan trọng, đầu tư công cho phát triển cơ cấu hạ tầng là điều kiện
tiên quyết nhăm thu hút các thành phần kinh tế ngoài nhà nước đầu tư và
phát triển.
- Góp phần thực hiện các mục tiêu xã hội trong chiến lược phát triển KT -
XH của đất nước (các chương trình 134, 135, 327, 157, các dự án an ninh
quốc phòng...). cụ thể, đầu tư công góp phần làm giảm khoảng cách giàu
nghèo, giảm bất bình đẳng, bất công trong xã hội bằng các chương trình,
dữ án kinh tế hỗ trợ những vùng khó khăn.Các chương trình đầu tư công
cũng góp phần đảm bảo ổn định và không ngừng tăng cường quốc phòng,
an ninh.
- Góp phần điều tiết NKT, là một trong những công cụ điều hành kinh tế
vĩ mô quan trọng của Nhà nước nhằm đạt được mục tiêu tăng trưởng
(gia tăng đầu tư công...). Đầu tư công có thể coi là một trong những
chính sách phát triển KT-XH rất quan trọng đối với bất cứ Nhà nước
nào, đặc biệt có ý nghĩa đối với những quốc gia đang trong giai đoạn
chuyển đổi và phát triển kinh tế thị trường như Việt Nam.
* Ví dụ: Vào giữa năm 2013, Bộ GTVT đã phê duyệt và công bố quy
hoạch chi tiết đường sắt khu đầu mối thành phố Hồ Chí Minh tại Quyết
định số 1556/QĐ-BGTVT trong đó có tuyến đường sắt Sài Gòn (Dĩ An)
- Lộc Ninh.

1.2. Nội dung của đầu tư công


 Đầu tư công theo các chương trình mục tiêu.
Chương trình mục tiêu là chương trình đầu tư công nhằm thực hiện một
hoạc một số mục tiêu trong từng ngành, ở một số vùng lãnh thổ, trong
từng giai đoạn
Các chương trình mục tiêu bao gồm: chương trình mục tiêu quốc gia và
chương trình mục tiêu cấp tỉnh.
 Đầu tư theo các dự án
Dự án đầu tư công là dự án đầu tư sử dụng vốn Nhà nước để thực hiện
các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội không có khả năng hoàn vốn trực
tiếp.
Các dự án đầu tư công thường là: các dự án phát triển kết cấu hạ tầng
kinh tế, xã hội; các dự án liên quan đến an ninh,quốc phòng;các dự án về
môi trường...

II,MỐI QUAN HỆ GIỮA ĐẦU TƯ CÔNG VÀ NỢ CÔNG

1.Đầu tư công ảnh hưởng đến xu hướng nợ công: Do đầu tư công là


một bộ phận của chi tiêu ngân sách, nên đầu tư công tăng sẽ làm tăng bội
chi ngân sách, dẫn đến nợ công tăng.

2.Đầu tư công kém hiệu quả làm tăng gánh nặng nợ công: Các khoản
nợ của quốc gia chịu tác động tiêu cực do hiệu quả đầu tư công thấp, dẫn
đến việc chính phủ phải gia tăng nợ. Do đó, để có thể giảm nợ công thì
ngoài việc cắt giảm đầu tư công thì còn phải gia tăng hiệu quả của đầu tư
công.

3.Ảnh hưởng của nợ công đến đầu tư công: Nếu nợ công vượt mức an
toàn thì chính phủ các quốc gia sẽ buộc phải xem xét và thực hiện việc
cắt giảm đầu tư công

4.Hiệu quả đầu tư công tác động mạnh mẽ đến nợ công:

* Vay nợ công để thực hiện đầu tư công là một việc bình thường vì đầu tư
công là một nguồn vốn quan trọng để tài trợ đầu tư công. Tuy nhiên
không phải lúc nào cũng vay nợ để tài trợ đầu tư công, không phải lúc
nào con số nợ công cũng tỉ lệ thuận với đầu tư công. Vay nợ công để đầu
tư công có thể làm tăng tài sản xã hội, tăng năng lực của một quốc gia
cũng như tạo đà tăng trưởng kinh tế, tuy nhiên có thể gây ra tác động
ngược lại như:
- Gia tăng gáng nặng nợ nần
- Tạo áp lực lạm phát
- Gây bất ổn vĩ mô
- Ngân sách nhà nước vì thế mà gặp nhiều khó khăn
* Đa số các quốc gia đều sử dụng nợ công để đầu tư cho an sinh xã hội –
yếu tố không tạo ra hay gia tăng trực tiếp năng lực sản xuất của một quốc
gia. Đầu tư thế nào để thu lại được vốn, chi trả các khoản nợ chính là đầu
tư có hiệu quả.
Hiệu quả đầu tư công có thể tác động đến nợ công theo nhiều xu hướng,
tăng hoặc giảm, đồng thời nó cũng tác động đến tính chất của nợ công –
làm tăng tính rủi ro và cũng có thể giảm áp lực nợ công, tính thanh khoản
của các khoản nợ.

* Đầu tư công hiệu quả tác động tốt đến nợ công:


- Khi đầu tư công có hiệu quả có thể hiểu là khi Nhà Nước bỏ vốn nợ
công 1 đồng, chi phí vốn để tăng trưởng ở mức thấp, khi đầu tư có hiệu
quả tất yếu sẽ tạo ra tăng trưởng ca, gia tăng tài sản ( tài sản vật chất, tài
sản trí tuệ, tài sản vô hình) từ đó tăng nguồn thu cho ngân sách.
- Đầu tư công có hiệu quả tạo động lực cho các thành phần khác như
thành phần kinh tế ngoài nhà nước phát triển từ đó tác động tích cực đến
toàn bộ nền kinh tế. Ngân sách tăng cao dẫn đến khả năng trả nợ các
khoản nợ công tăng, tính thanh khoản của nợ công cũng vì thế mà không
có lo ngại. => Rủi ro nợ công được giải quyết
* Tuy nhiên có 2 xu hướng khi đầu tư công có tác động hiệu quả đên nợ
công:
- Đầu tư công có hiệu quả làm giảm nợ công, do đó vốn tạo ra được dùng
để trả nợ, như vậy các khoản nợ công sẽ giảm dần nếu nhu cầu vay nợ
công không tăng lên
- Đầu tư có hiệu quả nên khả năng trả nợ của Chính Phủ là hoàn toàn có
thể và không phải lo về gánh nặng nợ hay lạm phát. Để thúc đẩy tăng
trưởng và sử dụng ngân sách cho những mục tiêu khác nhằm nâng cao
năng lực Quốc Gia, CP lại tiếp tục để thiếu hụt ngân sách hay dùng nợ
công để bù đắp bội chi => nợ công tăng => tăng đầu tư công và khả năng
trả nợ.

- Có thể nói đầu tư công có hiệu quả sẽ làm tăng hoặc giảm nợ công
nhưng đều dưới góc độ tích cực và hiển nhiên sẽ làm giảm rủi ro của nợ
công. Như vậy nếu đầu tư hiệu quả thì càng phải khuyến khích CP vay nợ
thêm để tạo ra nhiều tài sản và lợi ích cho xã hội, đồng thời số tiền thu
được từ nguồn lợi đầu tư có thể trả nợ gốc và lãi vay đúng hạn trong
tương lai.
- Đầu tư công không hiệu quả làm gia tăng nợ công, tăng rủi ro nợ công:
+ Đầu tư công có thể coi là căn nguyên của nợ công vì đơn giản không
phải chính phủ nào cũng có mức ngân sách cân bằng. Đầu tư công không
hiệu quả chính là nguyên nhân chủ yếu làm gia tăng gánh nặng nợ công,
mức nợ công liên tục tăng, làm gia tăng gánh nặng nợ công.
- Rủi ro nợ công có thể xét theo nhiều khía cạnh, bao gồm rủi ro về khả
năng thanh toán nợ, được đáng giá qua các chỉ tiêu: quy mô khoản nợ so
với GDP, tổng thu ngân sách nhà nước, tổng giá trị xuất khẩu.
- Rủi ro về tỉ giá, được đáng giá qua sự mất giá của đồng nội tệ so với
đồng tiền vay nợ
- Rủi ro về tính thanh khoản về nợ công, đáng giá khả năng thanh toán nợ
nội địa, nợ nước ngoài trong ngắn trung và dài hạn
+ Đầu tư công được sử dụng như 1 công cụ kích cầu, đầu tư không hiệu
quả sẽ dẫn tới tăng chí phí đầu tư, kéo dài thời gian, do đó kéo theo khả
năng lạm phát tăng cao. Khi lạm phát tăng cao => đồng nội tệ mất giá =>
gia tăng chi phí trả nợ => nợ công tăng nhanh chóng.
+ Ở các nước đang phát triển, trong điều kiện khu vực kinh tế tư nhân còn
nhỏ, không đủ năng lực để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thì kinh tế nhà
nước có vai trò quan trọng thông qua việc sử dụng chính sách tài khoá
mở rộng và chủ yếu thông qua đầu tư công. Quy mô đầu tư công ở những
nước này thương lớn, nếu đầu tư không tốt trong thời gian dài sẽ làm
gánh nặng nợ lớn dần lên. Trong trường hợp tốc độ tăng thu ngân sách
không theo kịp với tốc độ tăng của các nghĩa vụ trả nợ, chính phủ buộc
phải sử dụng biện pháp mới để trả nợ cũ. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn
tới nguy cơ mất khả năng trả nợ của chính phủ. Nếu nợ công tăng cao mà
không có khả năng trả nợ thì sẽ dẫn đến vỡ nợ. Nếu không trả được nợ
công => lệ thuộc nước ngoài, các tổ chức tài chính.
+ Đầu tư công chiếm tỉ trọng quá lớn trong ngân sách tất yếu dẫn đến hạn
chế chi tiêu cho dịch vụ công, sự nghiệp văn hoá, giáo dục, y tế

- Khi đầu tư công không hiệu quả, rủi ro nợ công tăng cao, hệ quả là
người tiêu dùng các sản phẩm dịch vụ công đó vừa phải trả 1 cái giá cao
hơn, vừa phải trả thuế nhiều hơn. Nói cách khác chính người dân trong
nước phải trả tiền cho sự kém hiệu quả của đầu tư công, đồng thời phải
trả thuế để trả nợ công.
- Tóm lại, đầu tư công nói chung và hiệu quả đầu tư công nói riêng có
quan hệ mật thiết với nợ công. Tính chất của đầu tư công và nợ công sẽ
tác động nhiều mặt đến nền kinh tế, thay đổi tăng trưởng, chuyển dịch cơ
cấu cũng như ảnh hưởng đến năng lực kinh tế của 1 quốc gia.
Năm 2008, dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được triển khai
với tổng vốn đầu tư là 552 triệu USD.

* Liên hệ thực tiễn : Dự án đường sắt Cát Linh- Hà Đông


- Năm 2008, dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông được triển
khai với tổng vốn đầu tư là 552 triệu USD.
- Nhưng đến năm 2016 thì tổng số vốn điều chỉnh tăng lên 868 triệu USD
(tăng lên hơn 1,5 lần so với mức vốn ban đầu. Trong số đó có bao gồm
vay của Trung Quốc 669 triệu USD trả lãi cho khoản này mỗi ngày là 1,2
tỷ đồng/ngày. Và thực tế hiện nay dự án này đầu tư không hiệu quả.

You might also like