Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

KỸ NGHỆ KIM LOẠI TRONG XÂY DỰNG.

I.Mục đích, yêu cầu và trang thiết bị:

I.1.Mục đích:

 Trong xây dựng kim loại (thép,nhôm,…) là những vật liệu chính tham gia chịu lực và tạo nên
khung của ngôi nhà.Thép thường được sản xuất theo cuộn , theo chiều dài nhất định .
 Một số vật dụng bằng kim loại như: dàn giáo…
 Vì vậy mục đích chính của phần này là giúp chúng ta biết cách gia công thép gồm công việc như:
 Lựa chọn thép ( tùy thuộc vào đặc tính chịu lực,cấu kiện của của từng công trình mà ta
chọn lựa các loại thép cho phù hợp)
 Duỗi thẳng thép
 Cắt thép
 Uốn thép.
 Mài thép.
 Biết cách lắp dựng dàn giáo.

I.2.Yêu cầu:

Vì thép rất nhiều hình dạng ,kích thước khác nhau.Vì thế yêu cầu đặc ra :

 Phải nắm được các loại thép (đối với từng cấu kiện của công trình nên biết lựa chọn thép chu phù
hợp).
 Phải biết được chi tiết đó cần phải gia công thế nào (uốn ,hay cắt vát,…)
 Phải nắm được các loại máy gia công thép ( máy cắt ,kéo ,uốn thép…), để gia công cho phù hợp.

Đối với dàn giáo phải biết cách lắp tháo 1 cách thành thục.

II.Nội dung:

II.1.Lựa chọn thép:


 Đối với những cấu kiện khác nhau trong công trình , ta phải lựa chọn các loại thép khác nhau với
kích cỡ khác nhau.
 Đối với nhà dân ta sử dụng các loại thép:
 Đối với thép sàn sử dụng: thép tròn ∅ 6 hoặc ∅ 8
 Thép dầm sử dụng: thép tròn có gờ ∅ 12 trở lên.
 Đối với nhà công nghiệp :
 Thép hình được sử dụng là chủ yếu (thép chữ I, L,…)
 Thép hộp
 Thép bản (bản mã để nối các thanh thép lại với nhau).

II.2.Thiết bị duỗi thép:

MSP MDC01

Sắt Ø6 - Ø 8

Chế độ Duỗi sắt Cắt sắt

Thông Nguồn điện 220V - AC


số
C/S Motor 1 HP

Lô nắn 8

Tốc độ duỗi sắt 11m/p


Công dụng: Máy duỗi thép hoạt động chủ yếu cho thép cuộn (6, 8), dùng đễ duỗi những cuộn thép
thành những thanh thép thẳng.
Cấu tạo:
- Các con lăn đặt so le nhau.
- Động cơ điện
- Bánh quay nối cố định với trục quay
- Dây đai
Nguyên lí hoạt động:
- Động cơ điện quay sẽ làm quay bánh nối cố định với trục quay thông qua dây đai, sẽ làm cho
khung chứa các con lăn đặt so le nhau quay làm duỗi thẳng thép.
- Trường hợp thép duỗi ra bị cong ta phải tiến hành chỉnh các con lăn bằng cách vặn bulong điều
chỉnh các thanh chứa con lăn cho đến khi thep duỗi thẳng.

II.2.Thiết bị cắt thép:

a.Kềm cắt thép:

- Đây là phương pháp thủ công dùng để cắt thép.


- Dùng để cắt những thanh thép với đường kính nhỏ cỡ d10 trở xuống.
Nhược điểm:
- Chỉ cắt được một số kích cỡ thép.
- Cắt chậm tốn công, không thích hợp đối với các công trình cấp cao.

b.Máy cắt sắt bằng động cơ điện:


Công dụng: Dùng để cắt thép theo chiều dài và hình dạng khác nhau theo thiết kế đối với từng cấu
kiện của công trình.
Cấu tạo:
- Động cơ điện.
- Lưỡi cắt bằng đá hoặc bằng kim loại.
- Bàn đặt thép (bộ phận điều chỉnh góc thép & bộ phận giữ cố định thép khi cắt).
Nguyên lí hoạt động:
- Máy cắt sắt dùng động cơ điện: Khi Động cơ điện quay, qua bộ truyền đai, sẽ truyền chuyển
động quay qua lưỡi cắt, khi lưỡi cắt tiếp xúc với thép, nhờ sự ma sát sẽ gây ra đứt thép.
- Trên bàn cắt có thiết bị chỉnh để ta có thể dễ dàng cắt thép theo các góc qui định.

Ưu điểm :

- Cắt được nhiều loại thép với nhiều hình dạng(thép hộp,…) và kích cỡ khác nhau.
- Cắt được nhanh ít tốn sức đem lại hiệu quả cao.
- Có thể vát góc đầu thép 1 cách dễ dàng.

An toàn lao động khi cắt thép:

- Trước khi vận hành máy phải kiểm tra máy , kiểm tra đĩa cắt .
- Khi vận hành phải cho máy chạy không khoảng vài dây , rồi mới từ từ đưa vào cắt thép.
- Phải giải tán mọi người tránh xa khi máy vận hành , để tránh tia lửa và bụi.

II.3.Thiết bị uốn thép:

Cấu tạo:

1.Động cơ điện

2.Trụ lăn cố định

3.Trụ lăn di động

4.Thanh điều chỉnh góc quay


Nguyên lí hoạt động:
Hoạt động dựa vào 02 trụ lăn: Một cố định , một di động được theo đường cong quanh trụ cố định.
Đường di chuyển của trụ di động có thể điều chỉnh cho phù hợp với nhu cầu sử dụng khi bẻ sắt ( 30 0;
450; 600; 900; 1800)

II.4.Máy mài:

Công dụng: làm sạch phẳng , bề mặt của bảng thép.

Cấu tạo:

- Động cơ điện
- Đá mài được làm từ các vật liệu rất cứng,rất nhỏ,được ép dính lại với nhau bằng các chất kết
dính,sức bền nén của đá rất tốt.

An toàn lao động khi mài:

- Phải kiểm tra kỹ máy trước khi vận hành, kiểm tra vặn kỹ đá mài đã gắn kỹ và chặt chưa.
- Lắp thiết bị che chắn vào đá mài.
- Khi vận hành phải cho đá chạy ở ngoài vài giây, rồi mới đưa đá vào từ từ để mài.
- Khi mài phải bịt khẩu trang để tránh bụi .
- Không được cho người ngồi đối diện khi mài.

II.5.Dàn giáo:

Dàn giáo công tác hay gọi gọn là giàn giáo là các loại thiết bị sử dụng trong xây dựng (và trong các lĩnh
vực dân dụng khác), dùng để nâng đỡ con người cùng các trang bị công cụ cầm tay, để thực thi các công
việc làm trong không gian có độ cao lớn (vượt hơn tầm vóc con người) so với các mặt nền cơ sở thông
thường (như là mặt đất, sàn các tầng nhà,...).

Dàn giáo công tác là thiết bị giúp con người có thể làm việc trên cao một cách an toàn. Dàn giáo công tác
sử dụng chủ yếu trong xây dựng nên nó còn được gọi là (dàn) giáo thi công hay (dàn) giáo xây dựng hoặc
giáo thi công ngoài (công trình), tuy nhiên nó còn có thể dùng cho các lĩnh vực công việc khác như: bảo
trì, vệ sinh hệ thống vách kính bao quanh các nhà cao tầng, lắp đặt và sửa chữa hệ thống chiếu sáng đô
thị, cứu hỏa,...)
Một công trình xây dựng thật sự được an toàn trong lao động thì việc tháo dỡ và sử dụng dàn
giáo là rất quan trọng. Sau đây chúng tôi xin nêu ra một số lưu ý khi tháo dỡ dàn giáo cho an
toàn.

1. Chỉ những ai hội đủ các điều kiện kỹ thuật sau mới được làm các công việc có liên quan đến 
giàn giáo:

                                     GIÀN GIÁO XÂY DỰNG. DÀN GIÁO THI CÔNG

                         

 Có độ tuổi lao động phù hợp với quy định cuả nhà nước. Có chứng nhận đủ sức khoẻ bởi
cơ quan y tế.
 Được đào tạo chuyên môn tương ứng và được chính thức giao làm việc đó.
 Được huấn luyện bảo hộ lao động và có chứng chỉ kèm theo.
 Sử dụng đúng và đủ các phương tiện bảo vệ cá nhân cấp phát theo chế độ.

2. Chỉ được lắp dựng các giàn giáo, giá đỡ đã được xét duyệt chính thức với bản vẽ thiết kế và
thuyết minh kèm theo. Công việc lắp dựng phải đặt dưới sự giám sát cuả đội trưởng hay cán bộ
kỹ thuật .
3. Mặt bằng nơi lắp đặt dàn giáo phải ổn định và có rãnh thoát nước tốt. Cột đỡ dàn giáo và  giá
đỡ phải được đặt thẳng đứng và được giằng neo theo đúng thiết kế. Chân cột đỡ phải được kê
đệm chống lún, chống trượt, cấm dùng gạch, đá hay ván gẫy để kê đệm.

GIÀN GIÁO BAO CHE. DÀN GIÁO KHUNG


4. Số lượng móc neo hoặc dây chằng cuả Giàn giáo và giá đỡ phải tuân theo đúng thiết kế.
Không cho phép neo vào các bộ phận kết cấu có tính ổn định kém như lan can, ban công, mái
đua . . .

5. Chiều rộng sàn thao tác  cuả dàn giáo và giá đỡ không được nhỏ hơn 1,0m. Sàn phải được lát
bàng ván sao cho bằng phẳng, đầu ván phải khít và ghìm chắc vào sàn. Ván sàn phải bảo đảm độ
bền, không mục mọt, nứt gẫy. Giữa sàn và công trình phải chừa một khe hở 10cm .

Nếu dùng ván rời để đặt dọc giàn giáo  thì phải có chiều dài đủ để khi đặt trực tiếp hai đầu ván
lên thanh đà, mỗi đầu phải chừa ra một đoạn ít nhất là 20 cm và được buộc hay đóng đinh chắc
chắn vào thanh đà .Phải dùng nẹp giữ cho các ván ghép không bị trượt trong khi làm việc. Sàn
thao tác phải có lan can bảo vệ cao 1m gồm tay vịn ở trên cùng, ở khoảng giữa có một thanh
ngang chống lọt.

6. Khi dàn giáo cao hơn 6m phải làm ít nhất hai sàn công tác . Sàn phía trên để làm việc, sàn phía
dưới để bảo vệ .Cấm làm việc đồng thời trên hai sàn trong cùng một khoang mà không có biện
pháp bảo vệ an toàn (sàn hoặc lưới bảo vệ )

7. Khi giàn giáo cao trên 12m phải dành hẳn một khoang giàn giáo để làm cầu thang lên xuống.
Cầu thang phải có độ dốc không quá 60o và có đặt tay vịn . Nếu dàn giáo không cao quá 12m thì
có thể thay cầu thang bằng thang tựa hay thang dây với chất lượng tốt.

8. Các lối qua lại phía dưới giàn giáo và giá đỡ phải được che chắn bảo vệ phía trên để đề phòng
vật liệu , dụng cụ rơi xuống trúng người .

9. Tải trọng đặt trên dàn giáo và giá đỡ phải phù hợp với thiết kế. Cấm người , vật liệu, thiết bị
tập trung vào một chỗ để tránh dẫn tới vượt quá tải trọng cho phép .

10. Tuyệt đối không cho phép các vật nặng đang cẩu chuyển va chạm vào giàn dáo hay giá đỡ
hay đặt mạnh lên mặt sàn thao tác.
11. Đội trưởng phải kiểm tra dàn giáo, giá đỡ để tin chắc là đủ bền trước khi cho công nhân lên
làm việc hàng ngày. Mỗi khi phát hiện thấy hiện tượng hư hỏng cuả giàn giáo, giá đỡ phải tạm
ngừng công việc và thực hiện ngay biện pháp sửa chữa thích hợp mới được tiếp tục cho làm việc
trở lại.

12. Hết ca làm việc không cho phép lưu lại trên dàn giáo vật liệu, dụng cụ .

13. Tháo dỡ dàn giáo phải làm theo trình tự ngược lại với lắp dựng, phải tháo từng thanh, tháo
gọn từng phần và xếp đặt chúng vào chỗ quy định. Nghiêm cấm tháo dỡ dàn giáo bằng cách giật
hay xô đổ chúng hoặc dùng dao chặt các nút buộc.

You might also like