Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Truyền xung băng cơ sở

Có 3 vấn đề quan trọng trong kỹ thuật truyền xung băng cơ sở là: Nhiễu giữa các ký hiệu,
Lọc phù hợp và ước lượng tỷ lệ bit lỗi.
1. Nhiễu giữa các ký hiệu
Thường viết tắt là ISI (Inter Symbol Interference). Đó là hiện tượng các dạng sóng đại
diện cho các tổ hợp bít khi gửi đi thì tách biệt lần lượt song khi nhận được lại có phần
chồng lấn lên nhau gây khó khăn cho việc nhận diện dạng sóng ở bên thu. Hiện tượng
này đặc biệt thấy rõ khi môi trường truyền là đa đường (multipath). Tuy nhiên ở đây ta
nhấn mạnh là ngay khi truyền 1 đường thì vẫn xảy ra ISI trong truyền tin số. Điều này
được giải thích như sau:
- Dạng sóng số giới hạn trong miền thời gian thì cũng vô hạn trong miền phổ
- Kênh truyền thường có băng thông (bandwidth) giới hạn, nên khi dạng sóng
truyền qua phổ của nó bị cắt còn giới hạn
- Phổ giới hạn có nghĩa là dạng sóng xoải rộng ra vô hạn dẫn đến chồng lấn lên
dạng sóng tiếp theo.
Trong lịch sử phát triển truyền tin số, ISI là vấn đề nan giải. cách giải quyết thô sơ là
dạng sóng sau phát chậm lại cách biệt với dạng sóng trước để bên thu không còn bị chồng
lấn; tuy nhiên cách này làm giảm nghiêm trọng tốc độ truyền tin. Người đề xướng ra cách
giải quyết vấn đề ISI là Nyquist (1928). Phương pháp giải quyết gắn với tiêu chuẩn thiết
kế bộ lọc truyền xung băng cơ sở mang tên ông là lọc Nyquist. Ý tưởng của ông như sau:
Do tính chất vật lý của kênh truyền và bản chất giới hạn của dạng sóng số trong thời gian,
nên hiện tượng ISI là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên trong truyền tin số bên thu chỉ
quan tâm đến tín hiệu nhận được tại thời điểm lấy mẫu. nên nếu có cách nào tạo lại dạng
tín hiệu trước khi lấy mẫu để tại các thời điểm lấy mẫu không xảy ra ISI (còn gọi là ISI
zero) là đạt yêu cầu, còn các thời điểm khác chồng lấn nhau không sao. Dạng sóng kiểu
hàm sinc(x)=sin(x)/x là một ví dụ (slice…)
Giải bài toán trong miền tần số của dạng sóng mong muốn, Nyquist đi đến tiêu chuẩn tạo
dạng trong miên tần số là:

Công thức này diễn tả: Chồng chập các phiên bản dịch của P(f), tức là phổ của dạng sóng
mong muốn, bằng 1 hằng số. Có thể thấy rằng tiêu chuẩn này có nhiều nghiệm thỏa mãn.
- Nghiệm lý tưởng:
Nghiệm này phổ có dạng chữ nhật (slice..). Rõ ràng dịch liên tiếp phổ này sang bên phải
hay bên trái với bước dịch là 1/Tb sẽ lấp đầy miền tần số với độ lớn Tb. Nghiệm này có độ
rộng phổ nhỏ nhất còn gọi là phổ Nyquist. Tuy nhiên dạng sóng miền thời gian có nó tắt
chậm (theo 1/t) nên nếu đồng hồ lấy mẫu (sampling) bị rung (xê dịch nhỏ) cũng tạo cho
nhiều giá trị khác zero của các ký hiệu xung quanh cộng thêm vào, gây nên sai khác
nghiêm trọng. Đây là lý do nghiêm nay gọi là nghiệm lý tưởng vì nó đòi hỏi độ chính xác
lấy mẫu phải lý tưởng. Điều này không đạt được trong thực tế
- Nghiệm cosin tăng:
Để khắc phục hiện tương rung của đồng hồ lấy mẫu, dạng sóng mong muồn cần tắt nhanh
hơn, để nếu khi lấy mẫu có xê dịch nhỏ chỉ một số ít dạng sóng liền kề cộng thêm vào,
dạng sóng ở xa không tác động động đáng kể. Khi đó sai sót do ISI nhỏ là chấp nhận
được trên thực tế. Điều này đồng nghĩa với việc mở rông phổ của tín hiệu mong muốn
thêm một tỷ lệ α (slice…)
B=W(1+α) với 0<α<1
Khi mở rộng phổ theo đường cong cosin, phổ vẫn thỏa mãn tiêu chuẩn chồng chập các
phiên bản dịch theo tiêu chuẩn Nyquist đồng thời thỏa mãn yêu cầu dạng sóng tắt nhanh
trong thời gian (theo 1/t2) (slice…). Hệ số mở rộng phổ α được chọn tùy thuộc mức
chống chịu lượng ISI của bên thu, và là giá phải trả để dạng sóng co hẹp lại (tắt nhanh
hơn).
2. Bộ lọc phù hợp (Matched filter)
Bộ lọc này nhằm cực đại tỷ số SNR tại thời điểm lấy mẫu ở bên thu, nhằm giảm ảnh
hưởng của tạp âm. Vai trò của bộ lọc phù hợp tương tự như bộ lọc cộng hưởng trong
truyền tin tương tự. Khi dò đài trong Radio, ta thay đổi giá trị tụ C dẫn đến thay đổi tần
số riêng cộng hưởng f0. Khi tần số riêng này trùng với tần số đài nào cần thu sẽ cộng
hưởng (hay phù hợp) với đài đó dẫn đến tăng SNR còn các tần số đài khác không được
cộng hưởng sẽ bị triệt nhỏ đi.
Sử dụng bất đẳng thức Schwarz trong biểu diễn miền tần số sau đó chuyển sang miền
thời gian, ta có đáp ứng xung của bộ lọc phù hợp có dạng h(t)=g(T-t). tức là đáp ứng phải
phù hợp với dạng tín hiệu.
Do kênh truyền trên thực tế luôn đồng thời có băng tần giới hạn và tạp âm, nên tạo dạng
sóng trước bộ lấy mẫu phải đồng thời thỏa mãn tiêu chuẩn Nyquist và tiêu chuẩn bộ lọc
phù hợp. Đây là vấn đề quan trọng trong thiết kế. Để có câu trả lời ngắn gọn, từ công
thức mô tả tổng thể hệ thống truyền thông trên miền tần số (slice..) ta có đáp ứng tần số
của bộ lọc phát và bộ lọc thu được thiết kế bằng căn của phổ Nyquist lựa chọn khi cho
kênh truyền có băng tần đủ rộng.
3. Ước lượng tỷ lệ lỗi
Trong chương trình đại học ta chỉ xem xét kênh truyền có tạp âm. Khi đã thiết kế tốt theo
tiêu chuẩn Nyquist và tiêu chuẩn lọc phù hợp thì lỗi đường truyền gây nên chủ yếu do tạp
âm. Khác với vấn đề ISI là về lý thuyết có thể làm cho ISI zero, song tạp âm lại không
thể làm cho tạp âm zero vì nó sinh ra do chuyển động nhiệt ngẫu nhiên tác động lên các
hạt tải điện.
Tạp âm do nhiệt sinh ra là tín hiệu ngẫu nhiên cộng thêm vào tín hiệu mong muốn. Do là
tín hiệu ngẫu nhiên nên ngoài biểu diễn trên miền thời gian, miền tần số còn có biểu diễn
phân bố xác suất theo độ lớn (biên độ) tạp âm. Trong nhiều thực nghiệm thực tế cho thấy
phân bố xác suất theo độ lớn của tạp âm là hàm Gau (hình quả chuông), tức là xác suất
giảm theo hàm mũ của độ lớn. Ngoài ra biểu diễn miền tần số của tạp âm là đường song
song với trục tần số, tức là tần số nào cũng có mặt như là ánh sáng trắng chứa đựng nhiều
tần số (màu sắc). Do đó tạp âm nhiệt hay được viết tắt là AWGN (additional White Gauss
Noise)
Tín hiệu dạng sóng có biên độ A (hay -A) đến nơi thu sẽ cộng với tạp âm nên giá trị lấy
mẫu có thể lớn hơn A hoặc nhỏ hơn A theo phân bố xác suất của tạp âm. Thông thường
bộ quyết định sẽ chọn ranh giới quyết nằm giữa A và –A tức là nếu giá trị mẫu>0 quyết là
A (ứng với 1), giá trị mẫu <0 quyết là-A (ứng với 0). Do phân bố xác suất của tạp âm trải
dài từ -∞ đến +∞ nên khi quyết như vậy sẽ có tỷ lệ sai do đuôi phân bố của dạng sóng kia
lấn sang. Tích phân phần đuôi phân bố lấn sang trong miền quyết định sẽ cho ta tỉ lệ lỗi
đường truyền (slice…)
Tích phân này không tính được trực tiếp (dùng bảng tra) được định nghĩa bằng hàm lỗi
erfc(u). Biến của hàm lỗi là Eb/N0 Và thường đồ thị diễn tả tỷ lệ lỗi viết trong thang
Logarit, có dạng hình thác nước (Water fall)
Bên cạnh công thức tính tỷ lệ lỗi chính xác cần lưu ý các ước lượng gần đúng bằng bất
đẳng thức (slice…). Các bất đẳng thức này cho phép ước lượng nhanh cận trên của tỷ lệ
lỗi.

You might also like