Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 16

1

A – PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài

Cây đàn Guitar có xuất xứ từ Ai Câ ̣p. Bức tượng khắc đá của người Hittite
Huyuk thuô ̣c Ai Câ ̣p cổ cách đây vào khoảng 4000 năm trước công nguyên cho
thấy mô ̣t người nhạc công đứng đánh đàn “Kithara” được coi là dấu tích cổ nhất
của cây đàn Guitar. Trải qua mô ̣t thời gian dài, với nhiều biến đổi và cải tiến, cây
đàn Guitar mới có được hình dạng số 8 hoàn mỹ như ngày nay.

Được du nhâ ̣p vào nước ta khoảng từ đầu thế kỷ XX, đàn Guitar nhanh
chóng được yêu thích bởi nó mang trong mình những âm sắc cực kỳ đă ̣c biê ̣t mà
khó có mô ̣t loại nhạc cụ nào có được: đơn giản mà thanh thoát, mô ̣c mạc mà
không quê mùa, kiêu sa nhưng không xa lạ.

Với tính chất dễ chơi, dễ học, gọn nhẹ, âm thanh trầm ấm, vang vọng
quyến rũ, âm sắc dồi dào nên cây đàn Guitar đã trở thành bạn đường thân thiết
của các nhạc sỹ kháng chiến, giới học sinh, sinh viên và nhiều người yêu nhạc.
Ngày nay đàn Guitar đã trở nên phổ biến trong các sinh hoạt âm nhạc, văn hóa,
giải trí của người dân Viê ̣t Nam.

Học viện Âm Nhạc Huế nằm trên vùng đất của những câu hò, điệu lý, là
nơi có Nhã nhạc cung đình, ca Huế… đó là những di sản Văn hóa phi vật thể mà
các thế hệ người dân Huế cũng như Giảng viên, Học sinh Sinh viên Nhà trường
phải luôn có ý thức để bảo tồn và phát huy.

Bên cạnh đó, việc mở rộng, giao thoa văn hóa Đông – Tây cũng là một
nhu cầu thiết yếu. Bởi lẽ, tiếp cận âm nhạc phương Tây là tiếp cận một nét văn
2

hóa toàn cầu, cũng là một cánh cửa hội nhập rộng mở cho giới trẻ đi vào nền văn
hóa thế giới.

Phong trào Guitar tại thành phố Huế đã phát triển rực rỡ từ những năm 60
của thế kỷ XX. Trải qua mô ̣t chă ̣ng đường phát triển, cây đàn Guitar và Bộ môn
Guitar Học viện Âm nhạc Huế đã khẳng định vai trò và vị trí của mình trong đời
sống âm nhạc và Văn hóa – Xã hội tại Thành phố Huế. Với nhiều buổi trình diễn
Guitar của các nghê ̣ sỹ chuyên nghiệp, cây đàn Guitar và dòng âm nhạc hàn lâm
đã có riêng cho mình những người nghe sành điê ̣u và biết chọn lọc.

Tuy nhiên, ngày nay bên cạnh sự phát triển của dòng nhạc hàn lâm, cây
đàn Guitar cũng phát triển ở những dòng âm nhạc khác như: Flamenco, Pop,
Rock, Jazz… Thêm vào đó, theo dòng chảy của thời gian, nhịp sống và con
người xứ Huế vốn trầm mă ̣c, lắng dịu thì nay đã trở nên năng đô ̣ng hơn, hiê ̣n đại
hơn. Do đó, những người hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật Guitar cổ điển cần
phải hoạch định ra những hướng đi đúng đắn, không nên để dòng âm nhạc hàn
lâm ngày càng xa dần với công chúng và tránh để người thưởng thức có thái độ
“không hiểu thì tránh xa" .

Trước thực tế đó, bên cạnh viê ̣c quảng bá sâu, rô ̣ng những nét hay, nét đẹp
của tác phẩm Guitar solo, các Giảng viên Guitar Học viện Âm nhạc Huế còn
phải phát triển nhiều hình thức biểu diễn Guitar, trong đó có hình thức hòa tấu
Guitar cổ điển. Bởi lẽ thể loại âm nhạc này rất gần gũi, dễ nghe và phù hợp với
thị hiếu thưởng thức của đông đảo người yêu nhạc.

Chính vì thế, ngày 1/4/2012 vừa qua, Học Viê ̣n Âm Nhạc Huế đã ra mắt Dàn
nhạc hòa tấu Guitar và biểu diễn vào chiều chủ nhâ ̣t hàng tuần ở Bia Quốc học
Huế tọa lạc 2 bên bờ Sông Hương thơ mô ̣ng, với mong muốn góp sức mình vào
2

viê ̣c phát triển các hoạt đô ̣ng văn hóa của thành phố Festival, qua đó góp phần
nhân rô ̣ng niềm đam mê Guitar đến với khán thính giả yêu nhạc. Và đây còn là
sân khấu thực hành của các Học sinh, Sinh viên, giúp các em vững vàng hơn
trong nghề nghiệp.

Chính những lý do trên tôi đã chọn đề tài “HÒA TẤU ĐÀN GUITAR
CÔ ĐIỂN TẠI HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ” làm đề tài luận văn thạc sỹ
ngành sư phạm biểu diễn chuyên ngành của mình.

2. Lịch sử nghiên cứu

Liên quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn, chúng tôi đã tìm hiểu và tham
khảo một số luận văn thuộc ngành sư phạm biểu diễn như sau:

- Lại Quang Nghĩa “Đặc điểm âm nhạc của một số Guitar Việt Nam chuyển
biên”, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành âm nhạc.

- Nguyễn Thị Phương Thảo “Tác phẩm phức điệu mô phỏng 2 bè Piano thành
song tấu Guitar”, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành sư phạm biểu diễn.

- Vũ Minh Huy “Một số vấn đề giảng dạy Guitar hệ trung cấp năng khiếu tại
trường Cao đẳng Văn hóa – Nghệ thuật Thanh Hóa”, Luận văn thạc sỹ chuyên
ngành sư phạm biểu diễn.

- Lương Đức Thắng “Giảng dạy đàn Guitar tại trường Đại học Văn hóa Hà
Nội”, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành sư phạm biểu diễn.
2

- Cao Sỹ Anh Tùng “Tư duy âm nhạc và kỹ thuật diễn tấu tác phẩm Guitar thế
kỷ XX”, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành sư phạm biểu diễn.

- Nguyễn Quốc Vương “Thực trạng và một số giải pháp đào tạo Guitar trong
giai đoạn mới tại nhạc viện Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành sư phạm
biểu diễn.

- Cao Xuân Quảng “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giảng dạy đàn
Guitar tại trường Cao đẳng Văn hóa – Nghệ thuật Tây Bắc”, Luận văn thạc sỹ
chuyên ngành sư phạm biểu diễn.

- Đỗ Thị Nguyệt “Một số vấn đề giảng dạy đàn Guitar tại Đại học Hồng Đức
Thanh Hóa”, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành sư phạm biểu diễn.

- Nguyễn Thị Hà “Vấn đề giảng dạy các tác phẩm Guitar Việt Nam cho học sinh
bậc trung cấp dài hạn”, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành sư phạm biểu diễn.

- Đặng Văn Tú “Giảng dạy hòa tấu đàn Guitar cổ điển tại các trường âm nhạc
chuyên nghiệp”, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành sư phạm biểu diễn

Qua các luận văn trên có thể nhận thấy một điều rằng hầu hết các các luận
văn trên đều có chung một mục tiêu là nâng cao chất lượng giảng dạy và biểu
diễn đàn Guitar, chỉ có duy nhất đề tài“Giảng dạy hòa tấu đàn Guitar cổ điển tại
các trường âm nhạc chuyên nghiệp”, là có đề cập đến vấn đề hòa tấu. Tuy nhiên
đề tài vẫn chú trọng việc giảng dạy là chính. Việc đi sâu nghiên cứu về các loại
hình hòa tấu tại Học viện Âm nhạc Huế và các giải pháp được đưa ra được coi
là một bước đi mới trong công tác nghiên cứu khoa học. Những kết quả của đề
tài sẽ giúp cho dàn nhạc hòa tấu Guitar có những bước phát triển và đổi mới cả
2

về chiều rộng lẫn chiều sâu không chỉ tại Học viện Âm nhạc Huế mà còn ở các
cơ sở đào tạo Guitar chuyên nghiệp và không chuyên nghiệp khác.

3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu

- Mục tiêu:

Trên cơ sở những đặc điểm hiện tại của dàn nhạc Guitar Học viện Âm nhạc Huế,
Luận văn sẽ đề cập đến những giải pháp cụ thể về cách tổ chức dàn nhạc, kỹ
thuật diễn tấu, hệ thống bài bản, đội ngũ Giảng viên dạy hòa tấu, và đội ngũ Học
sinh – Sinh viên trong dàn nhạc.

- Phạm vi nghiên cứu:

Dàn nhạc Guitar tại Học viện Âm nhạc Huế, Dàn nhạc Guitar Học viện Âm nhạc
Quốc gia Việt Nam.

4. Những đóng góp của đề tài

- Đưa ra các giải pháp mới cho công tác giảng dạy và biểu diễn của dàn nhạc
Guitar tại Học viện Âm nhạc Huế.

- Hệ thống, phân loại các tác phẩm hòa tấu Guitar của các nhà soạn nhạc nổi
tiếng và các tác phẩm chuyển soạn cho hòa tấu Guitar (bao gồm cả nhạc nước
ngoài và nhạc Việt Nam).

5. Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp sau:
2

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết bao gồm: sưu tầm, phân tích, tổng hợp các
tư liệu liên quan đến đề tài.

- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm: Tiến hành tổ chức dạy và biểu diễn thực
nghiệm trực tiếp tại trường và ngoài xã hội. Kết quả đó làm cơ sở khoa học cho
các giải pháp đã được đề xuất trong luận văn.

6. Bố cục luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, và Tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến
gồm có hai chương:

Chương I: Cơ sở lý luận của nghệ thuật hòa tấu đàn Guitar

Chương II: Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy hòa tấu
Guitar cổ điển tại Học viện Âm nhạc Huế.
2

B. NỘI DUNG

CHƯƠNG I

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NGHỆ THUẬT HÒA TẤU ĐÀN GUITAR

1.1. Nghệ thuật biểu diễn đàn Guitar

1.1.1: Độc tấu Guitar

- Nghệ thuật diễn tấu đàn Guitar.

- Những kỹ thuật diễn tấu cơ bản của độc tấu Guitar.

1.1.2. Hòa tấu Guitar

- Nghệ thuật diễn tấu hòa tấu đàn Guitar.

- Những kỹ thuật diễn tấu cơ bản của hòa tấu đàn Guitar

+ Động tác tạo ra một số thế tay để tạo ra sự cộng hưởng giúp âm thanh
kêu to và hay hơn.

+ Thực tế ở ngoài xã hội đưa vào giảng dạy

+ Sử dụng đàn guitar có lắp hệ thống khuếch đại âm thanh.

1.2. Một số vấn đề về hòa tấu nhạc cụ tại Học viện Âm nhạc Huế

Học viện Âm nhạc Huế là một trung tâm đào tạo lớn nhất khu vực miền
Trung và Tây nguyên, có sứ mạng đào tạo nguồn nhân lực thuộc lĩnh vực âm
nhạc ở trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học và sau đại học có chất lượng cao,
2

nghiên cứu khoa học, biểu diễn các loại hình âm nhạc, tiếp thu tinh hoa âm nhạc
thế giới, phát huy các giá trị di sản âm nhạc đặc trưng nhằm đáp ứng sự nghiệp
bảo tồn, phát triển nghệ thuật âm nhạc của khu vực miền Trung – Tây Nguyên và
cả nước.

Bên cạnh dòng nhạc hàn lâm được đào tạo trong Học viện Âm nhạc Huế
từ trước đến nay (chủ yếu là Solo), Học viện Âm nhạc Huế cũng đã không ngừng
phát triển các hình thức biểu diễn hòa tấu thính phòng.Tuy nhiên các loại hình
hòa tấu thính phòng chỉ mới phục vụ trong Học viện Âm nhạc Huế với qui mô
nhỏ. Và với tinh thần “Học đi đôi với hành”, toàn thể Giảng viên và Học sinh
Sinh viên Học viện Âm nhạc Huế với mong muốn mang những kiến thức và khả
năng của mình ra phục vụ quần chúng yêu nhạc ở Huế, vừa đáp ứng được nhu
cầu thưởng thức của khán giả cung như là nơi thực hành, sân chơi bổ ích cho
toàn thề Giảng viên và Học sinh Sinh viên của Học viện Âm nhạc Huế, nhằm
tăng thêm đời sống tinh thần cho người dân xứ Huế.

Đứng trước thực tế đó Ban Giám đốc Học viện Âm nhạc Huế đã lần lượt
thành lập các dàn nhạc và ban nhạc nhằm quảng bá và phục vụ quần chúng nhân
dân yêu âm nhạc ở Huế như:

+ Dàn nhạc Giao hưởng

+ Dàn nhạc Dây

+ Dàn nhạc Kèn

+ Ban nhạc Trẻ

+ Dàn Nhã nhạc Cung đình Huế


2

+ Dàn Hát hợp xướng

+ Dàn nhạc Dân tộc tổng hợp

Đây đều là các dàn nhạc chuyên nghiệp trực thuộc Bộ và Học viện Âm
nhạc Huế. Tuy nhiên với mục đích xã hội hóa, các dàn nhạc đã rất mềm dẻo
trong việc chọn bài bản làm sao để vừa giữ tính chuyên nghiệp của một Trung
tâm đào tạo chuyên nghiệp vừa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức của công
chúng, chúng tôi đã đưa ra các bài bản rất gần gũi, dễ nghe phù hợp với nhu cầu
thưởng thức của công chúng.

1.2.1. Hòa tấu dàn dây.

- Sơ lược về hoạt động biểu diễn hòa tấu dàn dây ở Học viện Âm nhạc Huế

- Các hình thức biểu diễn của dàn dây tại Học viện Âm nhạc Huế.

+ Song tấu

+ Tam tấu

+ Tứ tấu

+ Hòa tấu dàn nhạc

1.2.2. Hòa tấu kèn gỗ, kèn đồng.

- Sơ lược về hoạt động biểu diễn hòa tấu dàn kèn ở Học viện Âm nhạc Huế

- Các hình thức biểu diễn của dàn kèn tại Học viện Âm nhạc Huế.

+ Song tấu
2

+ Tam tấu

+ Tứ tấu

+ Hòa tấu dàn nhạc

1.2.3. Hòa tấu dàn nhạc dân tộc tổng hợp

- Sơ lược về hoạt động biểu diễn hòa tấu dàn nhạc dân tộc tổng hợp ở Học viện
Âm nhạc Huế.

- Các hình thức biểu diễn của dàn nhạc dân tộc tổng hợp.

+ Song tấu

+ Tam tấu

+ Tứ tấu

+ Hòa tấu dàn nhạc

1.2.4. Hát hợp xướng với dàn nhạc.

- Sơ lược về hoạt động biểu diễn hát hợp xướng tại Học viện Âm nhạc Huế

- Các hình thức biểu diễn của dàn hợp xướng tại Học viện Âm nhạc Huế.

1.2.5. Hòa tấu nhã nhạc cung đình Huế

- Sơ lược về hoạt động biểu diễn hòa tấu nhã nhạc cung đình Huế tại Học viện
Âm nhạc Huế.

- Các hình thức biểu diễn của dàn hòa tấu nhã nhạc cung đình Huế tại Học viện
Âm nhạc Huế.
2

1.2.6. Dàn nhạc Giao hưởng

- Sơ lược về hoạt động biểu diễn của dàn nhạc Giao hưởng tại Học viện Âm
nhạc Huế.

- Các hình thức biểu diễn diễn của dàn nhạc Giao hưởng tại Học viện Âm nhạc
Huế

1.2.7. Ban nhạc trẻ

- Sơ lược về hoạt động biểu diễn của dàn nhạc trẻ tại Học viện Âm nhạc Huế.

- Các hình thức biểu diễn diễn của dàn nhạc trẻ tại Học viện Âm nhạc Huế.

1.3 Hòa tấu đàn Guitar cổ điển

1.3.1. Hòa tấu toàn Guitar

- Sơ lược về hoạt động biểu diễn hòa tấu Guitar cổ điển tại Học viện Âm nhạc
Huế.

- Các hình thức biểu diễn diễn của hòa tấu Guitar tại Học viện Âm nhạc Huế.

+ Song tấu

+ Tam tấu

+ Tứ tấu

+ Hòa tấu dàn nhạc

1.3.2. Hòa tấu với nhạc cụ khác


2

- Sơ lược về hoạt động biểu diễn hòa tấu Guitar cổ điển tại Học viện Âm nhạc
Huế.

- Các hình thức biểu diễn diễn của hòa tấu Guitar tại Học viện Âm nhạc Huế.

+ Song tấu

+ Tam tấu

+ Tứ tấu

+ Guitar Concerto

1.3.3. Hòa tấu dàn nhạc Guitar lớn

Tiểu kết chương I.


2

CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢNG


DẠY HÒA TẤU GUITAR CỔ ĐIỂN TẠI HỌC VIỆN ÂM NHẠC HUẾ

2.1. Thực trạng

2.1.1. Lực lượng Giảng viên

- Lực lượng Giảng viên trong Bộ môn Guitar hiện nay

- Lực lượng Giảng viên tham gia dạy môn hòa tấu Guitar

2.1.2. Môn hòa tấu đàn Guitar tại Khoa Thanh nhạc Guitar – Học viện Âm
nhạc Huế .

- Ngày thành lập: 01/04/2014

- Số lượng và chất lượng thành viên dàn nhạc Guitar

2.1.3. Chương trình giáo trình

Chương trình giáo trình môn hòa tấu Guitar cổ điển

2.1.4. Kiểm tra đánh giá

- Đánh giá sự cảm thụ, yêu thích của Học sinh, Sinh viên đối với môn học
hòa tấu Guitar

- Đánh giá khả năng các em khi thực hành chung với dàn nhạc

- Đánh giá khả năng của các em khi thực hành ở ngoài xã hội.

2.1.5. Biểu diễn gắn liền với xã hội


2

- Biểu diễn hàng tuần 2 bên bờ sông Hương.

- Biểu diễn các chương trình, lễ hội.

2.2. Những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy hòa tấu Guitar
tại Học viện Âm nhạc Huế

2.2.1. Tuyển chọn Học sinh, Sinh viên học hòa tấu đàn Guitar (trong ngành
và ngoài ngành).

2.2.1.1. Tuyển chọn trong ngành

- Tuyển chọn các em là Học sinh, Sinh viên thuộc Bộ môn Guitar.

- Các tiêu chí tuyển chọn

2.2.1.2. Tuyển chọn ngoài ngành

- Tuyển chọn bằng các hoạt động biểu diễn thực tế nhằm thu hút thành
viên tham gia học đàn Guitar tại Học viện Âm nhạc Huế.

- Các tiêu chí tuyển chọn

2.2.2. Nâng cao chất lượng của giảng viên dạy hòa tấu đàn Guitar

2.2.2.1. Trình độ biểu diễn hòa tấu

2.2.2.2. Khả năng sư phạm

2.2.2.3. Kiến thức liên ngành

(Như: âm nhạc học, văn hóa học, nghệ thuật học, mỹ học…)

2.2.3. Bổ sung chương trình giảng dạy hòa tấu đàn Guitar
2

- Tăng cường tác phẩm hòa tấu mới trên Thế giới

- Đầu tư cho các nghệ sỹ Việt Nam sáng tác các tác phẩm hòa tấu cho đàn
Guitar

- Ứng dụng công nghệ thông tin – Giáo trình điện tử cho việc giảng dạy
hòa tấu Guitar

2.3. Tổ chức biểu diễn hòa tấu Guitar phục vụ xã hội

- Tuyên truyền trên truyền hình

- Tham gia các đại nhạc hội Guitar

- Tổ chức biểu diễn hàng tuần hai bên bờ sông Hương

- Biểu diễn phục vụ chính trị xã hội

Tiểu kết chương II

C. KẾT LUẬN

- Kiến nghị đề xuất

- Phụ lục (đưa 1 số bản nhạc , trích một số tác phẩm hòa tấu…)

- Thể nghiệm chuyển soạn 1 số tác phẩm cho hòa tấu Guitar
2

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cao Sỹ Anh Tùng “Tư duy âm nhạc và kỹ thuật diễn tấu tác phẩm Guitar thế
kỷ XX”, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành sư phạm biểu diễn.

2. Đặng Văn Tú “Giảng dạy hòa tấu đàn Guitar cổ điển tại các trường âm nhạc
chuyên nghiệp”, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành sư phạm biểu diễn

3. Lại Quang Nghĩa “ Đặc điểm âm nhạc của một số Guitar Việt Nam chuyển
biên”, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành âm nhạc.

4.Nguyễn Tài Hưng, “Một số vấn đề trong việc chuyển soạn tác phẩm âm nhạc
cho đàn Acoordeon”, văn thạc sỹ chuyên ngành sư phạm biểu diễn.

5. Nguyễn Thị Phương Thảo “Tác phẩm phức điệu mô phỏng 2 bè Piano thành
song tấu Guitar”, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành sư phạm biểu diễn.

6. Nguyễn Quốc Vương “Thực trạng và một số giải pháp đào tạo Guitar trong
giai đoạn mới tại nhạc viện Hà Nội”, Luận văn thạc sỹ chuyên ngành sư phạm
biểu.

7. Juan Serrano, Flamenco Guitar Solo, NXB Cà mau.


8. Hội âm nhạc Hà Nội, Nghệ thuật trình tấu Guitar cổ điển ở Hà Nội, NXB Âm
nhạc.

9. Nguyễn Quốc Vương, Tuyển tập tác phẩm hòa tấu Guitar tập 1, 2, NXB
Thanh Niên Hà Nội 2002.

You might also like