Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

SẢN XUẤT THUỐC

Câu 1: Độ mài mòn của viên nén dùng cho bao phim nên là:
A. Đến 0,5% B. Đến 0,2% C. Đến 1,0%
D. Đến 1,5% E. Đến 2,0%
Câu 2: Nguyên nhân chính làm cho viên bao đường có bề mặt lốm đốm hoặc có vân là:
A. Viên không được sấy khô sau giai đoạn bao bóng
B. Viên không được sấy khô sau giai đoạn bao màu
C. Viên có bề mặt gồ ghề sau khi bao màu
D. Viên có bề mặt gồ ghề sau khi bao nền
E. Viên không được sấy kỹ trước khi bao
Câu 3: Chất nào sau đây thuộc nhóm polymer bao trong ruột:
A. Polyetylen glycol 400 B. Hydroxyl propyl methyl cellulose
C. Cellulose acetat phthalate D. Eudragit RS
E. Eudragit E
Câu 4: Eudragit L100 được dùng để bao phim với mục đích
A. Bao phóng thích kéo dài B. Bao tan trong ruột
C. Bao bảo vệ D. Bao tác động tại kết tràng
E. Bao bảo vệ hoặc tan trong ruột tùy nồng độ
Câu 5: Yếu tố nào ít ảnh hưởng đến chất lượng viên bao phim nhất:
A. Chất lượng viên nhân B. Quy trình bao
C. Mức độ hiện đại của thiết bị D. Công thức dịch bao
E. Công thức dịch bao và quy trình bao
Câu 6: Nguyên nhân chính làm màu giữa các viên bao phim không đều là do:
A. Tốc độ phun dịch quá cao B. Chế độ sấy không phù hợp
C. Lượng dịch bao quá ít, lớp bao quá mỏng
D. Tốc độ nồi bao quá lớn E. Độ bền cơ học viên nhân không hạt
Câu 7: Hệ số kết tinh của đường saccarose là:
A. 1,03 B. 1,23 C. 1,13 D. 1,33 E. 1,43
Câu 8: Yêu cầu về tính kết tinh của đường trong kỹ thuật bao đường là:
A. Kết tinh ngay khi vừa được để vào viên
B. Kết tinh thành tinh thể rất mịn
C. Kết tinh dạng tinh thể hình kim
D. Chỉ bắt đầu kết tinh sau khi đã phân phối đều trên khối viên
E. Kết tinh càng chậm càng tốt
Câu 9: Hiện nay kỹ thuật bao phim được áp dụng nhiều do:
A. Viên bao phim bóng láng, nhiều màu sắc đẹp
B. Thời gian thực hiện bao phim nhanh, năng suất cao
C. Trang thiết bị đơn giản
D. Màng phim có tính kháng ẩm và các điều kiện bất lợi của môi trường tốt hơn
E. Nguyên liệu bao rẻ tiền
Câu 10: Ưu điểm của hệ thống phun dịch bao dùng khí nén là:
A. Dãy phun hẹp
B. Ít tiêu tốn năng lượng
C. Có thể điều chỉnh tốc độ phun dịch bao chính xác
D. Phun được dịch bao dạng hỗn dịch
E. Dãy phun ổn định khi phun ở tốc độ cao
Câu 11: Điều kiện bảo quản của vỏ nang cứng là
A. Nhiệt độ 4-25C, độ ẩm tương đối 20-60%
B. Nhiệt độ 10-25C, độ ẩm tương đối 30-50%
C. Nhiệt độ 20-35C, độ ẩm tương đối 20-60%
D. Nhiệt độ 30-45C, độ ẩm tương đối 30-70%
E. Nhiệt độ 10-35C, độ ẩm tương đối 20-60%
Câu 12: Tiêu chuẩn về độ tan của vỏ nang cứng:
A. Tan hoặc rã hoàn toàn trong nước ở 37C trong vòng 15 phút
B. Tan hoặc rã hoàn toàn trong dung dịch đệm PH = 6,8 ở 37C trong vòng 15 phút
C. Tan hoặc rã hoàn toàn trong nước ở nhiệt độ phòng trong 15 phút
D. Tan hoặc rã hoàn toàn trong dung dịch acid hydrochloric 0,5% ở 37C trong vòng 15 phút
E. Tan hoặc rã hoàn toàn trong nước ở 37C trong vòng 30 phút
Câu 13: Chất nào sau đây hay được lựa chọn cho chất hóa dẻo cho màng bao phim nhất:
A. Polyetylen glycol 400 B. Ethyl cellulose
C. Cellulose acetat phtalat D. Eudragit L100
E. Eudragit E
Câu 14: Sự hiện diện của đường glucose sẽ gây hiện tượng:
A. Mặt viên bị rỗ B. Viên dính đôi hoặc dính thành khối
C. Lớp bao không khô D. Màu trên viên không sáng
E. Màu không đều
Câu 15: Nguyên nhân có đường glucose trong siro đường saccarose là:
A. Có sẵn trong nguyên liệu B. Có sẵn trong chất màu
C. Do nấu siro ở nhiệt độ cao D. Sinh ra trong quá tình bao, nhất là khi sấy viên
E. Có sẵn trong dung môi hòa tan đường
Câu 16: Tiêu chuẩn không yêu cầu đối với viên nén đem bao là:
A. Viên phải có hình trụ lồi B. Viên phải có hình trụ lõm
C. Cạnh viên phải mỏng D. Viên phải đảm bảo độ bền cơ học quy định
E. Dược chất và tá dược trong viên không tương kỵ với tá dược bao
Câu 17: Trong kỹ thuật bao đường nguyên nhân chính của hiện tượng vỏ bao bị rạn nứt là:
A. Sử dụng lượng chất vô cơ trong công thức bao lớn
B. Viên nhân bị trương nở sau khi bao
C. Viên nhân bảo quản quá lâu từ lúc dập đến lúc đem bao
D. Sử dụng chất hóa dẻo qua nhiều
E. Dịch bao chứa lượng đường glucose cao
Câu 18: Phương pháp nào nên được sử dụng để rút ngắn thời gian bao lót
A. Phun bằng sung phun không dùng khí nén
B. Bồi bằng dịch bao-bột luân phiên C. Bao bằng hỗn dịch
D. Thêm các polymer vào dịch bao E. Chỉ bao bằng siro nóng
Câu 19: Phương pháp bao bằng hỗn dịch màu không có ưu điểm nào sau đây
A. Sự phân bố màu trên viên đồng nhất hơn
B. Sự phân bố màu giữa các lô tốt hơn
C. Giảm độ dày của lớp bao màu
D. Lớp bao màu sáng hơn
E. Giảm thời gian thực hiện của toàn bộ quy trình
Câu 20: Nguyên nhân chính làm nứt viên trong kỹ thuật bao phim là:
A. Màng bao quá mỏng B. Viên trương nở
C. Dung môi bay hơi quá nhanh D. Tốc độ phun dịch bao quá nhanh
E. Nhiệt độ sấy viên quá cao
Câu 21: DĐVN IV quy định thời gian rã đối với viên bao đường phải
A. Không quá 5 phút B. Không quá 15 phút C. Không quá 30 phút
D. Không quá 45 phút E. Không quá 60 phút
Câu 22: Nguyên liệu nào sau đây dùng trong bao đường mà thích hợp với bệnh nhân kiêng
đường:
A. Lactose B. Manitol C. Xylitol
D. Maltitol E. Sorbitol
Câu 23: Nguyên liệu dùng bao bóng là:
A. Các polymer có nhiệt độ nóng chảy thấp B. Các tá dược hữu cơ
C. Siro với nồng độ phù hợp D. Các sáp có nhiệt độ nóng chảy thấp
E. Các bột vô cơ hạt mịn
Câu 24: Loại đường nào sau đây có thể bao bằng phương pháp phun:
A. Saccarose B. Manitol C. Glucose
D. Xylitol E. maltitol
Câu 25: Nồng độ đường saccarose thích hợp nhất dùng trong kỹ thuật bao đường là:
A. 20-30% B. 30-40% C. 40-50%
D. 50-60% E. >60%
Câu 26: Bột thuốc có tỷ trọng biểu kiến là 0,8. Nếu đóng nang dung tích 500mg thì dung tích
nang cần chọn là:
A. 0,37ml B. 0,40ml C. 0,67ml
D. 0,95ml E. 1,60ml
Câu 27: Cỡ vỏ nang nào có dung tích nhỏ nhất:
A. 00 B. 0 C. 3 D. 5 E. 2
Câu 28: Ưu điểm của hệ thống phun dịch bao không dùng khí nén là:
A. Có thể điều chỉnh dãy phun dễ dàng
B. Dãy phun không bị ảnh hưởng bởi độ nhớt của dịch bao
C. Dãy phun ổn định khí phun ở tốc độ cao
D. Giọt dịch bao rất mịn
E. Thích hợp khi phun hỗn dịch vì ít gây tắc sung phun
Câu 29: Biện pháp thường dùng để khắc phục độ giòn của lớp bao xylitol là:
A. Thêm gelatin vào dịch bao
B. Bao ở nhiệt độ thấp
C. Thêm gôm Arabic vào dịch bao
D. Cho nồi bao quay chậm trong quá trình bao
E. Để dịch bao ổn định 24h trước khi bao
Câu 30: Các chất bao thường dùng trong giai đoạn bảo vệ (hay cách ly) của quá trình bao
đường:
A. PEG B. Shellac C. Các chất vô cơ dạng rắn
D. Gelatin E. Ethyl cellulose
Câu 31: Nguyên liệu chính sử dụng trong bao lót của qua trình bao đường:
A. Siro với nồng độ cao B. Các chất vô cơ dạng rắn C. Các loại tinh bột
D. Đường lactose E. Các chất dẫn cellulose
Câu 32: DĐVN IV quy định thời gian rã đối với viên nén bao bảo vệ phải:
A. Không quá 5 phút B. Không quá 15 phút C. Không quá 30 phút
D. Không quá 45 phút E. Không quá 60 phút
Câu 33: Để tránh dính viên trong quá trình bao đường, viên nén nhân thường được thiết kế
nhưu sau:
A. Viên phải có hình trụ lõm B. Viên phải có hình trụ lồi
C. Viên phải có hình trụ phẳng D. Viên phải có hình trụ phẳng hoặc lồi
E. Viên phải có hình trụ lõm hoặc phẳng
Câu 34: Nguyên liệu nào sau đây cho lớp bao chống ẩm tốt, nhưng tan rất nhanh:
A. Saccarose B. Manitol C. Xylitol
D. Maltitol E. Glucose
Câu 35: Hàm ẩm quy định đối với vỏ nang cứng là:
A. 4-7% B. 7-10% C. 10-13%
D. 13-16% E. 16-19%
Câu 36: Trong sản xuất viên nang cứng nên sử dụng các tá dược dập thẳng để:
A. Tránh hiện tượng hút ẩm của khối thuốc đóng nang
B. Tăng tính chịu nén của khối hạt
C. Giúp viên nang rã nhanh
D. Tăng tuổi thọ chế phẩm
E. Tăng độ hòa tan của dược chất đóng nang
Câu 37: Để đảm bảo tỷ lệ khô tơi tỷ lệ dược chất mềm, đặc sánh trong công thức thuốc bột
không quá:
A. 30% B. 10% C. 9% D. 15% E. 20%
Câu 38: Trong kỹ thuật bao đường, Đường saccarose không có ưu điểm nào sau đây:
A. Tan dễ dàng trong nước B. Kết tinh nhanh C. Dung dịch có độ nhớt cao
D. Không lẫn đường đơn E. Rất ít hút ẩm
Câu 39: Nguyên nhân chính làm cho viên bao đường bị mờ và “đổ mồ hôi” là:
A. Viên không được sấy khô sau giai đoạn bao bóng
B. Viên không được sấy khô sau giai đoạn bao màu
C. Viên không được sấy khô sau giai đoạn bao bảo vệ
D. Sử dụng quá nhiều tá dược bao bóng
E. Viên không được sấy trước khi bao
Câu 40: Đối với thuốc nang tan trong ruột, sau khi kháng dịch vị 2h thì phải rã trong ruột bao
nhiêu phút:
A. 30 B. 60 C. 120 D. 90 E. 15

You might also like