Quản trị khu vực công - Nhóm

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA KINH TẾ

QUẢN TRỊ KHU VỰC CÔNG


QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ SỬ DỤNG ĐẤT ĐAI QUẬN SƠN TRÀ,
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Giảng viên: Nguyễn Danh Khôi


Thành viên nhóm:
Nguyễn Thị Vân
Nguyễn Thị Ngọc Trinh
Lê Thị Phương Nhi

Đà Nẵng, ngày 14 tháng 5 năm 2021


Mục Lục

Lời Mở Đầu...................................................................................................................1

I. Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.............2

1. Vị trí địa lý.............................................................................................................2

2. Tình hình kinh tế xã hội ở Sơn Trà.........................................................................2

3. Hoạt động quản lý nhà nước...................................................................................3

3.1 Sự cần thiết của nhà nước về quản lý đất đai....................................................3

3.2 Mục đích và nguyên tắc của nhà nước trong công tác quản lý đất đai..............3

a. Mục đích.....................................................................................................3

b. Nguyên tắc.................................................................................................3

3.3 Hoạt động quản lý nhà nước về đất đai ở quận Sơn Trà...................................4

II. Thực trạng về QLNN về đất đai trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng......4

1. Những vấn đề sai phạm trong việc sử dụng đất đai ở quận sơn trà, Đà Nẵng.........4

2. Nguyên nhân của những sai phạm..........................................................................5

3. Hướng giải quyết sai phạm đất đai của thành phố Đà nẵng....................................6

III. Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai thực tiễn
quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.................................................................................7

1. Các quan điểm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai từ thực tiễn
quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.............................................................................7

2. Đề xuất giải pháp...................................................................................................8

2.1 Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai.......................................8

2.2 Đánh giá tổng quát khu vực, cải cách và ứng dụng khoa học công nghệ vào
quản lý nhà nước về đất đai....................................................................................9

2.3 Nâng cao nhận thức các chủ thể có liên quan và nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ quản lý nhà nước về đất đai........................................................................9

TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................10


Lời Mở Đầu
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, vừa là địa bàn cư trú
của dân cư, tạo không gian sinh tồn cho xã hội loài người, là thành phần quan trọng hàng
đầu của môi trường sống. Đặc biệt trong xu thế phát triển như hiện nay tác động rất lớn
tới nhiều lĩnh vực, nhiều mặt của kinh tế - xã hội, nhất là trong giai đoạn phát triển nền
kinh tế thị trường, như: việc thu hút đầu tư, sự ổn định chính trị - xã hội (liên quan đến
thu nhập, việc làm của người nông dân, tình hình khiếu kiện tranh chấp đất đai…).
Do đó, làm tốt công tác quản lý nhà nước về đất đai hết sức quan trọng một phần là do
đất đai là tài nguyên có hạn về số lượng. Trong những năm gần đây bên cạnh sự phát
triển mạnh mẽ của nền kinh tế cả nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng đã
phần nào làm cho tình hình quản lý và sử dụng đất đai của nước ta nói chung và thành
phố Đà Nẵng nói riêng khá là phức tạp. Trong công tác quản lý và sử dụng đất đang còn
bộc lộ những hạn chế, yếu kém, nảy sinh nhiều vấn đề mới nằm ngoài tầm kiểm soát của
nhà nước như: sử dụng đất không đúng mục đích, giao đất trái thẩm quyền, tranh chấp và
lấn chiếm đất đai, quy hoạch sai nguyên tắc, khiếu nại tố cáo các hành vi vi phạm pháp
luật về đất đai vẫn còn đang diễn ra … và trong thời gian gần đây sự việc nhận được rất
nhiều sự qua tâm của người dân Đà Nẵng và báo chí chỉ ra hàng loạt sai phạm về sử dụng
đất ở bán đảo Sơn Trà thuộc thành phố Đà Nẵng.
Trước thực trạng quản lý nhà nước về đất đai ở quận Sơn Trà kéo dài trong nhiều năm
qua và sự quan tâm của dư luận nhóm em quyết định chọn đề tài “Quản lý nhà nước về
sử dụng đất đai quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng” để nghiên cứu, tìm hiểu về thực
trạng công tác QLNN về đất đai trên địa bàn quận Sơn Trà, chỉ ra những điểm mạnh và
những vấn đề còn yếu kém, bất cập và nguyên nhân dẫn đến những sai phạm trên để đề
xuất những phương hướng quản lý phù hợp hơn nhằm hoàn tiện công tác QLNN của
quận Sơn Trà.

1
I. Quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
1. Vị trí địa lý
Sơn Trà nằm về phía Đông thành phố Đà Nẵng, trải dài theo hạ lưu phía hữu ngạn sông
Hàn, có tọa độ địa lý từ 160004’51’’ đến 160009’13’’ vĩ độ Bắc, 108015’34’’ đến
108018’42’’ kinh độ Đông. Có diện tích tự nhiên 59,32 km2 và dân số vào khoảng
144.753 người (Niên giám TK 2013). Là một quận có ba mặt giáp sông, biển: Phía Bắc
và Đông giáp biển Đông, phía Tây giáp sông Hàn, phía Nam giáp quận Ngũ Hành Sơn.
Quận Sơn Trà có 7 phường: An Hải Đông, An Hải Tây, Phước Mỹ, An Hải Bắc, Nại
Hiên Đông, Mân Thái và Thọ Quang.
Sơn Trà có đường nội quận nối với quốc lộ 14B đi Tây Nguyên - Lào, có cảng nước sâu
Tiên Sa nối với đường hàng hải quốc tế, là một trong các cửa ngõ quốc tế về đường biển
của thành phố Đà Nẵng. Nhờ có cả 3 mặt giáp sông, biển, có nhiều bãi tắm đẹp tạo cho
Sơn Trà một lợi thế so sánh rất lớn về phát triển kinh tế biển cũng như phát triển các loại
hình du lịch biển trong chiến lược phát triển kinh tế biển và tổng thể phát triển du lịch của
của thành phố Đà Nẵng, vùng miền Trung và của cả nước. Địa
2. Tình hình kinh tế xã hội ở Sơn Trà
Trong quá trình phát triển của quận Sơn Trà, những năm gần đây cơ cấu các ngành sản
xuất đã có những thay đổi đáng kể do sự chuyển dịch về cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu các
ngành kinh tế trên địa bàn quận Sơn Trà.
Theo số liệu kiểm kê đất đai năm 2015, đất nông nghiệp toàn quận là 2559.80 ha, chiếm
40,38 % tổng diện tích tự nhiên. Hầu hết là đất lâm nghiệp, chủ yếu là đất rừng đặc dụng
với diện tích 2533,97 ha chiếm 98,9% tổng diện tích đất nông nghiệp và chiếm 39,97 %
tổng diện tích đất tự nhiên, tập trung chủ yếu ở phường Thọ Quang. Trong đó có một
phần nhỏ diện tích đất trồng cây lâu năm là 16,63 ha và đất trồng cây hằng năm khác là
9,21 ha, hầu hết tập trung xen lẩn trong khu dân cư do các hộ dân chưa chuyển mục đích
sang đất ở.
Ngoài ra, đất trồng cây lâu năm cũng biến động giảm do chuyển sang đất ở đô thị và đất
có mục đích công cộng. Đất nông nghiệp ở quận hầu hết đã được đầu tư khai thác sử
dụng, tuy nhiên hiệu quả vẫn chưa đạt yêu cầu, nhất là diện tích đất rừng sản xuất. Trong
thời gian tới, do cơ cấu kinh tế thay đổi theo hướng du lịch – dịch vụ, công nghiệp, thủy
sản, nông lâm, đặc biệt trọng điểm là vùng du lịch sinh thái trên bán đảo Sơn Trà và dịch

2
vụ - du lịch biển ở phường Phước Mỹ,… Chắc chắn diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm
dần để chuyển vào các mục đích sử dụng khác.
3. Hoạt động quản lý nhà nước
3.1 Sự cần thiết của nhà nước về quản lý đất đai
Đất đai là một trong những nguồn tài nguyên đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và
phát triển của loài người. Tuy nhiên trong những năm gần đây khi giá đất cũng như lợi
nhuận khi đầu tư vào đất tăng cao vùn vụt đã khiến cho tình trạng đầu cơ, tranh chấp, lấn
chiếm đất đai xảy ra trên nhiều khu vực, làm khan hiếm nguồn tài nguyên đất và ảnh
hưởng nghiêm trọng đến mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội.
 Chính vì vậy, việc QLNN về đất đai trên cả nước nói chung và địa bàn quận Sơn
Trà nói riêng là điều hết sức cần thiết và cấp bách. Hạn chế và ngăn chặn triệt để
những hành vi xâm phạm chế độ công hữu đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người sử dụng đất và phát huy những ưu thế của cơ chế thị trường, thúc
đẩy nền kinh tế phát triển theo CNH HĐH quốc gia.

3.2 Mục đích và nguyên tắc của nhà nước trong công tác quản lý đất đai
a. Mục đích
- Bảo vệ quyền sở hữu nhà nước đối với đất đai, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp
của người sử dụng đất;
- Đảm bảo sử dụng hợp lý quỹ đất đai của quốc gia; tăng cường hiệu quả sử dụng
đất;
- Bảo vệ đất, cải tạo đất, bảo vệ môi trường.
b. Nguyên tắc
- Nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với Nhà nước.
- Nguyên tắc tập trung dân chủ
- Nguyên tắc thu hút nhân dân tham gia QLNN
- Nguyên tắc pháp chế XHCN
- Nguyên tắc kế hoạch hóa
- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo ngành và theo lãnh thổ
- Nguyên tắc kết hợp quản lý theo quan hệ trực tuyến với chức năng trên cơ sở trực
tuyến
- Nguyên tắc kết hợp chế độ tập thể lãnh đạo với chế độ thủ trưởng
- Nguyên tắc phân định chức năng và quyền hạn
3
3.3 Hoạt động quản lý nhà nước về đất đai ở quận Sơn Trà
- Công tác ban hành các văn bản pháp quy về quản lý nhà nước về đất đai của
UBND
- Công tác quản lý quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Công tác giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất
- Công tác quản lý tài chính về đất đai
- Công tác quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng
đất
- Công tác quản lý các hoạt động dịch vụ công về đất đai
- Công tác thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai;
giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo trong quản lý và sử dụng đất Thanh
II. Thực trạng về QLNN về đất đai trên địa bàn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
1. Những vấn đề sai phạm trong việc sử dụng đất đai ở quận sơn trà, Đà Nẵng
Thanh tra Chính phủ chỉ rõ 7 dự án giao, cho thuê đất vi phạm về an ninh quốc phòng
trong tổng số 18 dự án trên bán đảo Sơn Trà được UBND TP Đà Nẵng phê duyệt, chấp
thuận, có một phần diện tích là rừng tự nhiên với tổng diện tích là 163,32 ha nhưng chưa
xác định trong phương án giao quản lý, bảo vệ rừng. Hai dự án Đà Nẵng có văn bản lấy ý
kiến của Bộ Quốc phòng, Bộ Tư lệnh Quân khu 5, nhưng chỉ có 1 dự án Bộ Quốc phòng
có ý kiến thống nhất, 1 dự án chưa có văn bản trả lời. Mặc dù vậy, UBND TP vẫn giao
đất, cho thuê đất thực hiện dự án. 16 dự án còn lại, UBND TP Đà Nẵng chưa có văn bản
lấy ý kiến Bộ Quốc phòng, sau đó UBND TP Đà Nẵng không tổ chức rà soát để xử lý vi
phạm. Thành phố cũng giao đất, cho thuê đất đối với bốn dự án (Khu du lịch Bãi Trẹm,
Khu du lịch Bãi Bụt, Khu dân cư kho thiết bị phụ tùng An Đồn và Lô đất L09 thuộc dự
án Khu biệt thự Suối Đá trên bán đảo Sơn Trà) được giao theo hình thức ký hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất, không tuân thủ trình tự, thủ tục theo các quy định của
pháp luật về quản lý đất đai, là vi phạm khoản 4 Điều 5 Luật Đất đai năm 2003.
Tại dự án Khu du lịch sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa do Công ty CP
Xây dựng 79 của Phan Văn Anh Vũ, tức Vũ “nhôm”, làm chủ đầu tư. Kết luận nêu rõ khi
giao đất, các cơ quan chức năng thẩm định không đầy đủ về nhu cầu sử dụng đất theo
quy định tại Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT; UBND TP.Đà Nẵng xác định tiền chuyển
quyền sử dụng đất với diện tích thấp hơn so với quy hoạch chi tiết xây dựng TL 1/500 là
13.679 m2; chủ đầu tư không thực hiện đúng tiến độ dự án được phê duyệt, vi phạm quy
4
định tại điểm i khoản 1 điều 64 luật Đất đai năm 2013; sau khi được cấp 33 Giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất với diện tích 194.968 m 2, chủ đầu tư ký hợp đồng góp vốn bằng
33 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có biểu hiện chuyển nhượng dự án nhưng không
thấy doanh nghiệp kê khai, nộp các khoản nghĩa vụ có liên quan vào ngân sách nhà nước.
Tại Dự án Khu biệt thự Suối Đá, UBND TP.Đà Nẵng giao đất, cho thuê đất đối với Lô
L09 không thông qua đấu giá quyền sử dụng đất; phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết
đối với Dự án Khu biệt thự Suối Đá làm giảm tiền sử dụng đất hơn 11,2 tỉ đồng, có dấu
hiệu làm trái quy định pháp luật, gây thất thoát tài sản nhà nước.
Dự án Khu du lịch Bãi Bụt Bay ở bán đảo Sơn Trà, các cơ quan chức năng đã xác định
sai thời điểm tính giá đất làm giảm tiền đất phải nộp (giao đất năm 2004 nhưng lại tính
giá đất theo năm 2001). Theo quy hoạch, dự án này được quy hoạch phê duyệt làm Khu
nghỉ dưỡng tại Khu vực bán đảo Sơn Trà, nhưng cơ quan chức năng Đà Nẵng đã cấp 10
sổ đỏ với mục đích đất ở đô thị, thời gian sử dụng lâu dài cho Công ty Hải Huy với tổng
diện tích đất 21.000m2. Bên cạnh đó, 5 lô đất (dự án DHC - Marina Bến du thuyền và
Câu lạc bộ thể thao dưới nước; dự án Bất động sản và Bến du thuyền Đà Nẵng; Lô đất
A1.1 thuộc dự án Vệt thương mại du lịch tuyến ven biển Sơn Trà – Điện Ngọc; Lô A1-1,
A1-2, A1-3 thuộc dự án Vệt khai thác quỹ đất mở rộng đường Lê Văn Hiếu và Trần Đại
Nghĩa; Lô L09 thuộc dự án Khu biệt thự Suối Đá) đã được giao hoặc cho thuê không
thông qua hình thức đấu giá quyền sử dụng đất là vi phạm Điều 58 Luật Đất đai 2003,
Điều 61 Nghị định 181/2004/NĐ-CP và Luật Đất đai 2013.
Địa phương còn giao cho các đơn vị không có chức năng, thẩm quyền ký hợp đồng
chuyển quyền sử dụng đất với chủ đầu tư một số dự án; giao đất cho cá nhân tại 3 dự án
không đúng đối tượng, không đúng thẩm quyền, vi phạm quy định Luật Đất đai năm
2003. Đến thời điểm thanh tra, Đà Nẵng đã thu hồi dự án khu du lịch Bãi Rạng, giao
Trung tâm phát triển quỹ đất thành phố quản lý…
2. Nguyên nhân của những sai phạm
Bán đảo Sơn Trà là khu vực tổng hòa của hệ sinh thái rừng tự nhiên gắn liền biển và đô
thị, có lợi thế về vị trí địa lý, có tầm quan trọng đặc biệt về quốc phòng, an ninh, tuy
nhiên đến thời điểm thanh tra, Đà Nẵng chưa phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển
bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà. Các cơ quan, đơn vị chức năng chưa thực
hiện điều tra, đánh giá tổng thể về đa dạng sinh học, chưa lập báo cáo hiện trạng đa dạng

5
sinh học. Điều này được cho là gây khó khăn cho công tác quản lý, bảo tồn và phát triển
đa dạng sinh học trên bán đảo.
Tổ chức được giao thực hiện đấu giá quyền sử dụng đất đã không thực hiện đầy đủ hoặc
chưa đúng các nội dung, điều kiện theo quy định về đấu giá quyền sử dụng đất như:
Không có phương án đấu giá được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thông báo mời đấu giá
nêu không đúng mục đích sử dụng đất đã được phê duyệt, nội dung thông báo chưa đầy
đủ thông tin về quy hoạch sử dụng đất chi tiết, quy hoạch xây dựng chi tiết; không kiểm
tra hiện trạng mặt bằng dẫn đến tổ chức đấu giá khi thửa đất chưa được giải phóng mặt
bằng; không có số liệu đo đạc kỹ thuật thửa đất dẫn đến sai lệch diện tích giữa phê duyệt
và bàn giao thực tế; thủ tục đấu giá không có quy định, điều kiện về vốn hoặc khả năng
tài chính để thực hiện phương án đầu tư theo quy định.
UBND Đà Nẵng không ban hành giá đất tại bán đảo Sơn Trà dẫn đến việc xác định tiền
thu sử dụng đất, tiền thuê đất gặp nhiều khó khăn; chưa thực hiện đầy đủ quy trình theo
quy định về xác định giá đất; không lấy ý kiến hoặc không xem xét ý kiến của các sở ban,
ngành mà chỉ căn cứ ý kiến của Chủ tịch và các Phó chủ tịch thành phố tại các cuộc họp.
"Đà Nẵng cho hưởng ưu đãi, giảm 10% tiền sử dụng đất tại một số dự án không đúng quy
định; xác định, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất khi chưa có quyết định giao đất, cho
thuê đất; không tính, thu tiền phạt chậm nộp tiền sử dụng đất là không đúng quy định",
kết luận thanh tra nêu.
3. Hướng giải quyết sai phạm đất đai của thành phố Đà nẵng
Chủ trì, phối hợp với Bộ TNMT, Bộ Tài chính rà soát, xác định giá đất; tính và thu nộp
đầy đủ vào ngân sách Nhà nước các khoản nghĩa vụ tài chính của các dự án, đảm bảo
theo đúng quy định của pháp luật, có tính đến yếu tố đặc thù tại Bán đảo Sơn Trà; đối với
các dự án Chủ đầu tư chưa nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất thì xem xét thực hiện đấu
giá theo quy định của pháp luật. Chỉ đạo thu hồi khoản tiền Chủ đầu tư chưa nộp về Qũy
Bảo vệ và Phát triển rừng thành phố Đà Nẵng, tiền chậm nộp tiền sử dụng đất, khoản tiền
giảm 10% giá trị đầu tư cơ sở hạ tầng trừ chi phí giải phóng mặt bằng, giảm 10% tiền sử
dụng đất không đúng quy định. Rà soát, hủy bỏ các văn bản do UBND TP Đà Nẵng ban
hành không đúng quy định của pháp luật (việc giảm, hỗ trợ tiền sử dụng đất, xác định giá
đất, giao đất, phê duyệt quy hoạch...); khẩn trương phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát
triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà theo quy định.

6
Giao Bộ NNPTNT, chỉ đạo, kiểm điểm xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân thuộc
Bộ có khuyết điểm, vi phạm nêu tại Kết luận thanh tra. Phối hợp với UBND TP Đà Nẵng
kiểm tra, rà soát, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét điều chỉnh diện tích rừng đặc dụng
đối với Khu bảo tồn thiên nhiên Bán đảo Sơn Trà tại Quyết định số 1976/QĐ-TTg ngày
30/10/2014 của Thủ tướng Chính phủ đảm bảo phù hợp, thống nhất với quy hoạch tổng
thể bảo tồn đa dạng sinh học, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai.
Giao Bộ Công an, điều tra, xử lý theo quy định đối với các vi phạm tại dự án Khu du lịch
sinh thái biển, biệt thự cao cấp Ghềnh Bàn - Bãi Đa do Công ty CP Xây dựng 79 làm Chủ
đầu tư và dự án khu biệt thự Suối Đá.
Thanh tra Chính phủ khẳng định, trách nhiệm đối với các khuyết điểm, vi phạm trên
thuộc về Chủ tịch, các Phó chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng, Giám đốc các Sở, lãnh
đạo các phòng ban, thủ trưởng các đơn vị trực thuộc và các cán bộ có liên quan qua các
thời kỳ có các khuyết điểm, vi phạm nêu tại Kết luận thanh tra. Lãnh đạo Bộ, thủ trưởng,
cán bộ các cục, vụ, đơn vị thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chịu trách
nhiệm về khuyết điểm, vi phạm thuộc lĩnh vực quản lý. Chủ đầu tư các dự án, tổ chức, cá
nhân có liên quan chịu trách nhiệm về các vi phạm nêu tại kết luận.Tổng Thanh tra Chính
phủ kiến nghị Thủ tướng giao UBND thành phố Đà Nẵng tổ chức kiểm điểm, xử lý trách
nhiệm theo quy định đối với tổ chức, cá nhân có khuyết điểm, vi phạm. Cụ thể, chiều 5.4,
thông tin từ Ủy ban Kiểm tra Thành ủy Đà Nẵng, ủy ban này vừa tổ chức kỳ họp thứ 4 để
xem xét, thi hành kỷ luật đối với các đảng viên vi phạm liên quan đến việc cho thuê đất,
cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng lô L09 thuộc Khu biệt thự Suối Đá (bán đảo Sơn
Trà).
III. Quan điểm và giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai thực
tiễn quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
1. Các quan điểm nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai từ thực tiễn
quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng.
Tăng cường quản lý nhà nước về đất đai cần gắn với việc cải cách nền hành chính và đảm
bảo sự phù hợp và thúc đẩy nền kinh tế thị trường định hướng chủ nghĩa xã hội phát
triển.
QLNN về đất đai cần phối hợp với các lĩnh vực khác như: Quản lý xã hội, quản lý về bảo
vệ môi trường, đầu tư và phát triển. Các lĩnh vực có tác động qua lại lẫn nhau, thúc đẩy
nhau cùng phát triển.
7
Quản lý nhà nước về đất đai góp phần bảo đảm chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Trong
công cuộc đổi mới đất nước, chúng ta phải mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực
và trên thế giới. Trong quá trình đó, nhà nước ta đã thay đổi nhiều chính sách kinh tế - xã
hội và từng bước đổi mới, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật, trong đó QLNN về đất
đai cần được đặc biệt chú trọng đổi mới nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thuê đất
của các tổ chức cá nhân nước ngoài.
4. Đề xuất giải pháp
4.1 Hoàn thiện pháp luật về quản lý nhà nước về đất đai
Thứ nhất, hoàn thiện các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Hiện nay
vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn còn nhiều hạn chế, chẳng hạn kế hoạch
sử dụng đất chưa gắn với chiến lược phát triển kinh tế xã hội, tiến hành chậm, thiếu
công khai, thậm chí là thay đổi, điều chỉnh quy hoạch nhiều lần, gây lãng phí và xáo
trộn cuộc sống người dân. Cần tiến hành rà soát, sửa đổi các quy định có liên quan,
trong đó bao gồm việc bổ sung vào Luật đất đai hiện hành một số quy định để làm rõ
trách nhiệm và nghĩa vụ về lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của
UBND cấp huyện và cấp tỉnh để nâng cao vai trò, trách nhiệm của cá nhân và cơ quan
QLNN về lĩnh vực này.
Thứ hai, Sửa đổi các quy định về giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất.
 Về giao đất: các thủ tục như đền bù cho người có đất, còn người được giao đất chỉ
cần nộp tiền sử dụng đất nhằm tránh tình trạng người được giao đất vừa nộp tiền
sử dụng đất vừa phải nộp tiền đền bù.
 Về thu hồi đất: Nên cấp thẩm quyền cho UBND có quyền thu hồi bất cứ loại đất
nào kể cả đất lấn chiếm. Ngoài ra, việc đền bù, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước
thu hồi đất phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia còn nhiều bất cập như: Giá
đền bù còn quá thấp so với giá thực tế.
Thứ ba, tiếp tục hoàn thiện các quy định về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Thứ tư, sửa đổi, bổ sung các quy định về sử dụng đất, đấu giá quyền sử dụng đất.
Thứ năm, hoàn thiện các quy định về thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm
phápluật về đất đai của chính quyền địa phương.

8
4.2 Đánh giá tổng quát khu vực, cải cách và ứng dụng khoa học công nghệ vào
quản lý nhà nước về đất đai.
Nên tổ chức phê duyệt quy hoạch bảo tồn và phát triển khu bảo tồn thiên nhiên ,
hệ sinh thái ở bán đảo Sơn Trà để công tác quản lý đất và hệ sinh thái đảm bảo khu
vực này không bị ảnh hưởng quá nhiều bởi sự phát triển kinh tế đặc biệt là phát triển
du lịch. Cần đánh giá tổng thể mức độ đa dạng sinh học để đưa ra những phương thức
quản lý sao cho phù hợp nhất.
Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ vào quản lý nhà nước về đất đai trên
địa bàn quận Sơn Trà. Xây dựng mô hình quản lý dữ liệu đất đai điện tử cho bộ phận
UBND quận Sơn Trà, tiến hành đo đạc bằng kĩ thuật công nghệ như máy đo toạ độ từ
xa, vệ tinh cho những khu vực có địa hình sườn dốc nhằm tránh sai lệch so với bàn
giao trong thực tế.
4.3 Nâng cao nhận thức các chủ thể có liên quan và nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ quản lý nhà nước về đất đai.
Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và pháp luật về quản lý đất đai cho cán bộ
lãnh đạo của UBND cũng như lãnh đạo các cơ quan chuyên môn trực thuộc UBND.
Xâydựng quy hoạch đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác quản lý đất đai, hoàn thiện
các chức danh các bộ, tiêu chuẩn hóa cán bộ, công chức quản lý đất đai trong đó phải chú
ý cả hai mặt phẩm chất, đạo đức chính trị và trình độ năng lực chuyên môn. Tăng cường
công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá trình độ năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức
chính trị trên cơ sở đó bồi dưỡng kịp thời hoặc thuyên chuyển, cho thôi việc những cán
bộ không đủ trình độ năng lực, thoái hóa biến chất; tiêu chuẩn hóa cán bộ làm công tác
quản tác quản lý đất đai.

9
TÀI LIỆU THAM KHẢO
https://danviet.vn/vu-chu-tich-da-nang-bi-de-doalien-quan-den-dat-biet-thu-o-son-tra-
7777798491.htm?
fbclid=IwAR3Vck37GMdVRnvh1DU9e457NmHLMk6duqfwGZK0P0wZtwDODg-
8a8A09e0
https://baophapluat.vn/dieu-tra-bd/loat-sai-pham-trong-cac-du-an-tren-ban-dao-son-tra-
dat-biet-thu-gia-thue-chi-2000-dongm2-444320.html
http://cand.com.vn/Ban-doc-cand/Da-Nang-tong-ra-soat-cac-du-an-dau-tu-xay-dung-tren-
ban-dao-Son-Tra-620762/
https://thanhnien.vn/thoi-su/ket-luan-thanh-tra-ban-dao-son-tra-chuyen-2-vu-sang-bo-
cong-an-dieu-tra-1138622.html
https://tailieuxanh.com/vn/tlID2041909_tiem-nang-phat-trien-du-lich-trai-nghiem-tai-
ban-dao-son-tra-thanh-pho-da-nang.html?
fbclid=IwAR3yEH0ijZoNMlN62JCqO2PQcpb7XcapTHZLMagf99FRR2TAopNjJf7GR
XI
https://vtc.vn/sai-pham-cap-dat-son-tra-da-nang-het-thoi-hieu-ky-luat-hai-dang-vien-
ar604896.html?fbclid=IwAR3bMXDOXUOQk6WY9DmC5WXkj3hwYn-
v0FIlxhvGyVkm9wnKAoACg2caHxo

10

You might also like