Phần đầu

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 7

Phần đầu: giới thiệu, mục lục.

Hình ảnh có ghi chú (dưới hình ảnh), có nguồn:


Hình 1 .....:trang ...
Hình 2....: trang...
Kết luận
Chỉ cần 1 số nhân tố, chỉ ra sự tác động
Cuối cùng có phần trích dẫn

Làm sao kinh tế Trung Quốc có thể phục hồi từ COVID-19 nhanh tới
vậy? Bí mật của họ là gì?
Trả lời ngày 7/1/2021 bởi Hoàng Phan
Link: https://qr.ae/pNztp3
Bài này dài nên chỉ dịch một nửa thôi, lười quá.
---------------------------------------
Đây là câu chuyện về những chính sách “bần cùng hóa láng giềng”
trong nền kinh tế thế giới hiện nay: những quốc gia có tiêu dùng
quốc nội yếu (như Trung Quốc: nước này có tỷ lệ tiêu dùng quốc nội
trên GDP thấp nhất lịch sử) cố gắng tăng trưởng bằng cách đáp ứng
nhu cầu tiêu dùng của nước ngoài nhằm tăng thặng dư thương mại
của chính họ.
Dữ liệu thương mại tháng 11 năm 2020 tiếp tục cho thấy nền kinh tế
Trung Quốc phục hồi lệch như thế nào: gần như toàn bộ lượng phục
hồi là từ phần “cung” chứ không phải từ “cầu”. Với giá trị hàng hóa
xuất khẩu tăng 14,9% tính theo nhân dân tệ (NDT) hay 21,1% nếu
tính theo đô la Mỹ, chúng ta đáng lẽ sẽ thấy phần tiền đó hồi lưu trở
lại nền kinh tế thông qua tăng lương và tăng tiêu dùng quốc nội (thể
hiện qua nhu cầu nhập khẩu hàng hóa tăng mạnh). Nhưng không.
Lượng hàng nhập khẩu trong tháng 11 của Trung Quốc thực tế còn
giảm 0,8% tính bằng NDT (hay 4,5% tính bằng đô la Mỹ) so với tháng
10. [1]
Thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt kỷ lục trong tháng 11 và
cũng là tháng lớn nhất: 75,4 tỷ đô la Mỹ - tương đương 6,0% GDP
hằng tháng của nước này. Điều này nghĩa là phần còn lại của thế giới
thâm hụt thương mại khoảng 1,2% GDP của họ – tương đương một
sự thu hẹp tài khóa đáng kể.
Sự phục hồi của Trung Quốc và Mỹ có sự khác biệt rất lớn: ở Mỹ là
nhờ tiêu dùng quốc nội tăng (sản xuất của các ngành công nghiệp thì
ngược lại), tương phản với Trung Quốc. Điều này càng thể hiện sự
mất cân bằng giữa họ.
Những nước áp dụng chính sách thúc đẩy sản xuất sẽ được hưởng lợi
từ các nước có chính sách thúc đẩy tiêu dùng. [2]
Thực tế, nhu cầu mua hàng hóa nước ngoài của Mỹ và châu Âu nhằm
ứng phó với Covid 19 tăng nhiều đến mức một số nhà máy ở Trung
Quốc đã bị thiếu nhân lực trầm trọng. [3]
Nếu tình trạng này không nhanh chóng đảo ngược vào năm sau thì cả
thế giới sẽ gặp vấn đề. Hiện tại, nền kinh tế toàn cầu vẫn đang vấp
phải vấn đề nhu cầu giảm sút. Tuy nhiên, với một định chế giao
thương toàn cầu vốn dĩ đã phân bổ không đồng đều - chỉ biết chú
trọng vào việc tăng nguồn cung thay vì kích cầu - thì sẽ không có gì
ngạc nhiên khi các quốc gia tiếp tục chính sách thân ai nấy lo trong
dài hạn.
Tờ Nhân Dân Nhật Báo của Trung Quốc đưa tin: Containers in short
supply as Chinese exports surge
Tôi nghĩ tình trạng thiếu hụt container không phải là do lượng hàng
hóa xuất khẩu tăng vọt mà là do nhập khẩu bị giảm sút: các container
chỉ có đi chứ không có về nên mới không đủ cung ứng.
Từ đà phục hồi khá chậm của nền kinh tế, phần còn lại của thế giới
có lẽ sẽ không vui vẻ lắm trước việc nhu cầu tiêu dùng quốc nội của
họ chảy sang cho các công ty sản xuất của Trung Quốc - đặc biệt là
những nền kinh tế lớn vốn chú trọng thúc đẩy tiêu dùng quốc nội
trong nền kinh tế của họ. Bắc Kinh chủ trương giúp nền kinh tế Trung
Quốc phục hồi sau Covid-19 nhờ tăng mạnh thặng dư thương mại
(các nước khác sẽ không thích điều này) hoặc tăng mạnh đầu tư công
(sẽ khiến gánh nặng nợ nần của Trung Quốc thêm trầm trọng). Cả hai
chính sách đều tiềm ẩn rủi ro lớn. Bắc Kinh đang muốn giới hạn khối
nợ của mình nhưng lại không thực sự nghiêm trọng trong việc điều
chỉnh chính sách, nên chỉ có thể tập trung vào cách thứ nhất. Điều đó
sẽ càng khiến căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng.
Nhưng đó chưa phải là toàn bộ câu chuyện
Các biện pháp áp chế tài chính của Trung Quốc sẽ khiến thu nhập của
các hộ gia đình nước này chững lại và người dân buộc phải gia tăng
tỷ lệ tiết kiệm. Khi Trung Quốc đang thiếu vốn đầu tư trầm trọng
trong thập niên 1990, tỷ lệ tiết kiệm cao và lãi suất thấp đã giúp họ
có được lượng vốn để đầu tư tăng năng suất, giúp khả năng sản xuất
của nền kinh tế nước này tăng lên nhanh chóng. Nhưng sang tới
những năm đầu của thập niên 2000, khi khoảng cách giữa mức đầu
tư thực tế của họ và mức đầu tư tối ưu được thu hẹp, thì nhiều dự
án tại Trung Quốc lại được đầu tư không hiệu quả. Do các động lực
của nền kinh tế phát triển quá mất cân đối và sức tiêu thụ của người
dân quá yếu, Trung Quốc không còn cách nào khác ngoài tiếp tục giữ
tỷ lệ của đầu tư công ở mức cao làm động lực cho tăng trưởng GDP.
Trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 21, các biện pháp áp chế tài chính
ở Trung Quốc đã tăng mạnh với mục đích chính là dọn sạch nợ xấu
của các ngân hàng lớn.
Vấn đề lần này càng thêm tệ hại khi xử lý bằng các biện pháp áp chế
tài chính để xử lý vì chúng chỉ khiến sự mất cân đối về nhu cầu thêm
trầm trọng, và tình trạng đầu tư không hiệu quả sẵn có tăng vọt.
Trên đây là một cách tóm tắt rất tốt về vai trò của các công ty nhà
nước trong nền kinh tế Trung Quốc. Tăng trưởng mục tiêu của nền
kinh tế dưới tốc độ tiềm năng (như tốc độ khoảng 15 năm trước,
trước khi nền kinh tế bắt đầu bước vào giai đoạn tăng trưởng vượt
bậc) có tương quan với việc nổi lên khu vực tư nhân trong nền kinh
tế Trung Quốc. Khi các dự án đầu tư vào khu vực kinh tế tư nhân vận
hành có lãi, thì không có gì ngạc nhiên khi nó giúp năng suất của nền
kinh tế gia tăng rất nhiều. [4]
Nhưng một khi tỷ lệ tăng trưởng thực suy giảm đáng kể, Bắc Kinh chỉ
có thể dựa vào khu vực kinh tế nhà nước để đạt mục tiêu tăng
trưởng GDP (vốn vượt quá tiềm năng của nền kinh tế) đề ra: họ sẽ
tăng phải tăng cường đầu tư cho các công ty này.
Trong tình cảnh đó, các công ty tư nhân đơn giản là sẽ không có đủ
động lực để sản xuất và tỷ trọng của khu vực tư nhân trong nền kinh
tế Trung Quốc sẽ phải thu hẹp.
Dưới đây là một bài báo hay về sự gia tăng kiểm soát của chính phủ
Trung Quốc đối với nền kinh tế trong những năm gần đây, bất chấp
những đảm bảo của Bắc Kinh rằng họ muốn duy trì vai trò của khu
vực tư nhân. [5]
Một phần nào của xu hướng này có thể được giải thích chính xác bởi
niềm tin đã bám rễ sâu sắc vào giới lãnh đạo Trung Quốc rằng thị
trường và các công ty tư nhân là không thể dự đoán được (do đó
không thể tin tưởng hoàn toàn). Nhà nước kiểm soát cũng là một
chức năng quan trọng trong mô hình phát triển của Trung Quốc tại
giai đoạn này.
Michael Pettis thường xuyên cho rằng đó là điều sẽ xảy ra, và cũng là
luận điểm chính trong một bài báo mà ông viết trên Financial Times.
[6] Dưới đây là một đoạn trích:
“Chỉ cần Bắc Kinh còn muốn tiếp tục duy trì mục tiêu tăng trưởng
vượt quá tiềm năng của nền kinh tế Trung Quốc, họ sẽ không còn
cách nào khác ngoài tăng cường sự hiện diện của nhà nước trong
nền kinh tế. Nếu những động lực tăng trưởng lành mạnh nhất - tiêu
dùng quốc nội, xuất khẩu và đầu tư tư nhân - cộng lại cũng không thể
đạt được mức tăng trưởng GDP đề ra, thì Bắc Kinh chỉ có cách duy
nhất là tăng cường đầu tư công.”
Trong trường hợp đó, mục tiêu tăng trưởng GDP cũng đồng nghĩa với
tăng trưởng tín dụng: điều này là không thể đạt được nếu không cho
phép khối nợ tăng nhanh hơn GDP.
Chủ tịch XCMG Group (một trong những công ty cung cấp máy móc
xây dựng lớn nhất Trung Quốc lớn nhất) là Wang Min nói: “Sự sụp đổ
của các công ty nhà nước không chỉ là kết quả của sự quản lý yếu
kém, chiến lược không rõ ràng, mà còn có lỗi của chính phủ khi đặt
ra các mục tiêu cao tới phi lý cho các công ty này.” [7]
Đây là một điểm rất quan trọng với một hàm ý còn quan trọng hơn
nữa: đó là phải siết chặt các quy định cho vay. Hệ thống tài chính
Trung Quốc đang cho vay một cách vô kỷ luật. Một nhận định khác
của Wang Min là các công ty nhà nước đang gặp khó khăn tại Trung
Quốc không đáng được cứu trợ vì chúng không thể tồn tại được nếu
không có sự trợ giúp từ nhà nước. Ông khẳng định: “Cứ để những
công ty đó sụp đổ đi.”
Nhưng quan điểm trên bỏ sót một phần quan trọng: các cơ quan
quản lý ở Trung Quốc không thể để những công ty này sụp đổ. Họ có
thể cải cách hệ thống tài chính tùy ý, nhưng họ cần những công ty
nhà nước tồn tại. Trong trường hợp nền kinh tế Trung Quốc không
thể sản xuất đủ lượng hàng hóa-dịch vụ để đạt mức tăng trưởng mà
Bắc Kinh đề ra, các công ty nhà nước này sẽ là công cụ để đạt được
điều đó thông qua vay nợ. Nếu không có các doanh nghiệp nhà nước
thì phải có ai đó khác để làm điều này.
Và đơn giản là không có cách nào để ngăn ngừa bất ổn và những rủi
ro mang tính hệ thống khi gánh nặng nợ tăng lên. Vấn đề nền tảng
nằm ở chiến lược phát triển nền kinh tế chứ không phải ở cách kiểm
soát hệ thống tài chính của các cơ quan chức năng.
Đây là điều mà chúng ta có thể thấy rõ ràng nhất trong năm 2020
nhờ tác động của đại dịch: khu vực tư nhân đã thực sự co lại, còn
khu vực công lại tăng trưởng hơn 100%. Dù tổng sản lượng kinh tế
Trung Quốc năm 2020 chỉ tăng trưởng chưa bằng một nửa tốc độ
tăng trưởng của nó năm 2019, tổng sản lượng thép năm 2020 đã
tăng 5,5% và gang là 4,2%.[8] Điều này cho thấy tầm quan trọng của
những dự án đầu tư công vào cơ sở hạ tầng đối với nền kinh tế Trung
Quốc năm 2020. Nó giải thích tại sao tỷ lệ nợ/GDP sẽ tăng 25-26% (so
với mức 6% của năm ngoái): có quá nhiều hoạt động kinh tế liên
quan tới xây dựng và tiêu dùng của người dân thì quá ít.
Năm tới chúng ta có thể sẽ thấy khu vực kinh tế tư nhân duy trì tỷ lệ
của nó trong nền kinh tế Trung Quốc (một phần là vì nhu cầu tư nhân
phục hồi, tạo điều kiện để đạt được tỷ lệ tăng trưởng GDP đề ra),
nhưng sau đó sự hiện diện của doanh nghiệp nhà nước trong nền
kinh tế Trung Quốc sẽ tăng trở lại. Nếu không tái cân bằng các động
lực phát triển kinh tế một cách nghiêm túc (tức chỉ cần Bắc Kinh đặt
mục tiêu tăng trưởng GDP từ 3-4% hoặc hơn nữa), thành phần kinh
tế nhà nước (tăng trưởng nhờ vay nợ) sẽ buộc phải tăng lên, không
còn cách nào khác cả. Chỉ cần kinh tế Mỹ đình đốn là Trung Quốc sẽ
bị ảnh hưởng nặng nề.
Cùng lúc đó, cuộc tranh luận về gánh nặng nợ của Trung Quốc vẫn
tiếp diễn. Giới chức Bộ Tài Chính Trung Quốc cho rằng “khi kinh tế
phục hồi, nợ của các địa phương cần phải được kiểm soát và tỷ lệ
đòn bẩy cần được giữ ổn định trong ngưỡng chấp nhận được.” [9]
Cũng theo bài báo này, nợ của các chính quyền địa phương tại Trung
Quốc đã tăng 22% trong năm 2020 và tăng trung bình 14%/năm
trong hai năm vừa qua.
Vấn đề là công ty nhà nước tại các địa phương phải tồn tại để nhận
trách nhiệm vay nợ nhằm giúp nền kinh tế tăng trưởng đạt mức đề
ra (vì tỷ lệ tăng trưởng GDP được đặt ra thường vượt quá tiềm năng
thực sự của nền kinh tế Trung Quốc). Cách duy nhất để chính phủ
Trung Quốc đưa khối nợ về trong tầm kiểm soát trong tình cảnh tỷ
trọng trong mức chi tiêu quốc gia quá lệch so với doanh thu (80% và
30%) sẽ là các chính quyền địa phương bán bớt tài sản (chủ yếu là
bất động sản và các công ty nhà nước) một cách quyết liệt hơn. Để
giữ tỷ lệ đòn bẩy ổn định, họ sẽ phải bán bớt một lượng tài sản
tương đương ít nhất 3,0-3,5% GDP hằng năm - một con số vô cùng
lớn.
Bài báo quan trọng dưới đây cho rằng để siết chặt vay nợ thì trước
hết phải điều chỉnh lại mục tiêu tăng trưởng GDP sao cho thực tế
hơn. "Các cơ quan thuộc chính phủ Trung Quốc chịu trách nhiệm tài
trợ hàng trăm tỷ đô la Mỹ cho các dự án cơ sở hạ tầng đang phải vật
lộn để huy động tiền mặt sau những vụ phá sản hàng loạt của các
công ty nhà nước." Bài báo nói tiếp: tình trạng tín dụng bị thu hẹp
"đã làm dấy lên lo ngại rằng tình trạng phá sản của các công ty nhà
nước sẽ lây lan sang các khu vực vừa mới hồi phục sau đại dịch của
nền kinh tế." [10]
Mục đích của việc để những công ty không có khả năng trả nợ đã vay
phá sản nhằm ngăn các ngân hàng và nhà đầu tư đổ tiền vào các
công ty kinh doanh không hiệu quả. Thống đốc Dịch Cương của Ngân
Hàng Nhân Dân Trung Quốc (PBoC): PBoC không thể kiếm tiền từ sự
phá sản của các công ty nếu điều đó khiến niềm tin vào đồng nhân
dân tệ suy giảm. [11]
Nhưng chỉ cần Bắc Kinh vẫn khăng khăng giữ mục tiêu tăng trưởng
không tương xứng với khả năng thực sự của nền kinh tế, các chính
quyền địa phương và công ty nhà nước của Trung Quốc sẽ phải tiếp
tục đầu tư vào các dự án cơ sở hạ tầng, dù chúng không mang về đủ
doanh thu để bù đắp chi phí bỏ ra.
Nhưng họ sẽ không thể tiếp tục làm thế nữa nếu ngân hàng từ chối
cấp những khoản vay không mang tính kinh tế (trong quá khứ, các
ngân hàng làm vậy vì có sự bảo lãnh ngầm của chính phủ). Không có
gì đáng ngạc nhiên sự bảo lãnh ngầm đó đã làm suy yếu khả năng
phân bố vốn hiệu quả của các ngân hàng Trung Quốc trong suốt
nhiều năm.
Tôi tự hỏi sẽ mất bao lâu để PBoC hành động nhằm giải quyết những
vấn đề về tầm nhìn của những người điều hành chính sách thuộc cơ
quan này và những rủi ro mang tính hệ thống được cựu bộ trưởng tài
chính Trung Quốc Lou Jiwei nêu ra. [12]
Trong bài báo trên tờ Finance News, một phát ngôn viên của PBoC
viết rằng mọi người đều cho rằng những vấn đề mà Lou Jiwei nêu ra
đều là vấn đề của thị trường tài chính: “Thực ra thì không phải thế.
Chúng là hình ảnh phản chiếu của sự can thiệp từ chính phủ và
những cải cách không đầy đủ dành cho những công ty nhà nước
thuộc sở hữu của chính quyền các địa phương.” Nhận định trên hoàn
toàn chính xác. Đòn bẩy dư thừa và những vấn đề trên thị trường trái
phiếu không phải là do những người điều hành của PBoC thất bại, mà
là hậu quả trực tiếp của mô hình phát triển một mực theo đuổi mục
tiêu tăng trưởng GDP đề ra nhờ vay nợ rồi đầu tư không hiệu quả.
Vì mục tiêu tăng trưởng phi thực tế của Bắc Kinh, các quan chức điều
hành của PBoC đơn giản là không thể làm gì để ngăn khối nợ phình
ra. Không có cách nào để tăng trưởng được như vậy nếu không vay
nợ. PBoC không thể đưa khối nợ về trong tầm kiểm soát chừng nào
Bắc Kinh không đề ra một mức tăng trưởng thực tế hơn.
Một khi khối nợ đạt tới giới hạn, Trung Quốc sẽ không còn cách nào
khác ngoài giảm mục tiêu tăng trưởng xuống rất nhiều và kéo dài
trong nhiều năm. Đó là điều luôn xảy ra với mô hình phát triển này.
[13]
Tổng dân số Trung Quốc sẽ bắt đầu giảm trong 5-10 năm tới, nhưng
dân số trong độ tuổi lao động của họ hiện đã bắt đầu giảm, khiến
Trung Quốc trở thành nước già hóa nhanh nhất thế giới. [14]

You might also like