Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

HOÁN CẢI – VÌ ĐÃ TỪNG LẦM LỠ

Thú thực nhiều lúc người ta sợ nhắc hai từ “lầm lỡ”. Vì sao vậy? Vì cuộc đời có
ai muốn mình sa vào lầm lỡ bao giờ. Lầm lỡ là những kết quả thất bại của một người
sau một quyết định hoặc một chọn lựa nào đó cho đời mình. Lầm lỡ là biểu thị cho một
vết sẹo hằn sâu trong tâm thức mỗi người, rằng mỗi khi ai đó muốn chạm tới vết sẹo ấy
thì họ đã né trước rồi. Lầm lỡ cũng có thể là những lần nhục nhã khi phải lãnh nhận
một hậu quả tồi tệ không mong muốn, có thể gây ảnh hưởng cho người khác… Và
nhiều suy nghĩ khác nữa về lầm lỡ, tùy theo góc nhìn của mỗi người.
Tuy nhiên, khi nhớ lại biến cố hoán cải của thánh I-nhã, bản thân tôi được mời
gọi hiểu kinh nghiệm lầm lỡ theo cách khác: tích cực hơn. Thực tế là cuộc đời vẫn phải
chấp nhận những thương đau và thất bại, nhưng tôi đã nhìn nhận những thương đau
ấy theo góc nhìn như thế nào? Nếu thực sự tôi mặc cho nó cái nhìn tiêu cực, thì dù có
mở ra hàng trăm con đường thoát thân, người ta cũng không muốn dạm chân vào. Có
câu nói rất hay rằng: “lạc lối có nghĩa là đường nào cũng thế!” 1. Vâng! Điều ấy đúng
lắm. Còn ngược lại, nếu thưc là người có cái nhìn tích cực và lạc quan, thì trong những
vấp ngã họ vẫn luôn tìm thấy lối thoát nho nhỏ để vươn ra khỏi ngục tối. Nếu hiểu như
thế thì lầm lỡ là một cơ hội chứ đâu phải vết sẹo đau thương.
Có thể ai đó cho rằng khi nghĩ lầm lỡ là một cơ hội chỉ là lối nói tạo động lực, hỗ
trợ tâm lý hay chỉ là tự an ủi chính mình. Nếu có cho là vậy thì lầm lỡ vẫn có giá trị thúc
đẩy của nó, dù là miễn cưỡng. Ít ra nó còn cho người ta một chút động lực để vươn lên
thay vì ngồi nguyền rủa bóng đêm. Ít ra nó còn nâng tâm lý người ta lên mức trung bình
thay vì chìm đắm trong những tiêu cực đang giết chết họ. Ít ra còn chút lạc quan để tự
khuyến khích chính mình hãy cố lên, thua keo này ta lại bày keo khác, rồi mấy chốc ta
lại thành công.
Nhưng khi nhắc lại biến cố lầm lỡ theo cái nhìn tích cực, người ta lại thấy nhiều
tác dụng hơn nhiều. Chắc chắn bàn đạp để người ta vươn tới thành công không chỉ là
những thành công, mà còn đó những thất bại. Có những doanh nhân thành đạt hoặc
những tỷ phú nổi danh xuất hiện khắp nơi trên các phương tiện truyền thông, nhiều
người nhìn vào họ và biến họ thành “idol” về sự thành công. Nhưng tiếc thay họ chỉ mới
ngưỡng mộ cái thành quả của người khác, còn tiến trình đạt tới thành quả ấy thì…
Vâng! Gian nan và vất vả biết bao để những con người đó đạt tới điểm cao của
thành công. Một cô hoa hậu hay một vận động viên xuất sắc đã phải kiêng khem, tập
luyện và nỗ lực như thế nào để được đặt chân lên bục vinh quang. Những thương nhân
giàu có đã thất bại bao nhiêu phen để rút kinh nghiệm và lần họ họ quyết tâm làm tốt
hơn. Thomas Edison đã từng nói rằng: “Tôi chưa thất bại. Tôi chỉ là đã tìm ra 10,000
cách không hoạt động.”, đó là tinh thần tích cực khi nhìn vào những lầm lỡ của Thomas
Edison, cuối cùng ông đã làm ra điều hữu ích cho nhân loại.

1
Trích “Mắt kính không vướng bụi”, Bao Nakashima, NXB Lao Động.
Lầm lỡ là còn phương thuốc hiệu nghiệm dù rằng… rất đắng. Tôi vẫn nhớ hồi
nhỏ khi bị bệnh, mẹ hay dẫn tôi ra tiệm thuốc Bắc hốt thuốc. Mùi thuốc khi mẹ nấu thực
sự là nỗi ám ảnh với tôi. Cái mùi hăng hăng và nhẫn nhẫn, thêm vào đó là chút gì muốn
ói ra mọi thứ trong bụng. Mẹ đưa chén thuốc cho tôi và kêu tôi uống. Cầm chén thuốc
tôi lắc đầu ngao ngán nhưng vẫn phải nghe lời mẹ. Nhắm mắt, nín thở và hai tay cầm
chén thuốc đổ ực một hơi vào miệng. Sợ kinh khiếp nhưng nhờ đó mà bệnh tôi lại mau
khỏi. Từ điều đó, tôi nhận ra lầm lỡ của cuộc đời cũng đắng ngắt, tựa vết sẹo hằn lên
đau đớn khủng khiếp, tựa chén thuốc năm nào. Nhưng nếu biết hưởng nếm nó với hết
sự cố gắng và khôn ngoan rút ra ích lợi, chắc hẳn nó dạy ta nhiều điều qúy giá hơn là
sách vở và lý thuyết.
Chấp nhận lầm lỡ là chấp nhận rủi ro, và hãy mỉm cười với những rủi ro sẽ đến
trong cuộc đời. Vì trước sau gì đời người cũng phải đối diện với những rủi ro như thế,
nhưng ít nhiều ta sẽ nghiệm ra rằng con đường nào là đúng. Thiên Chúa không chỉ rõ
từng chỗ phải đi, từng việc phải làm cách trực tiếp, nhưng qua những biến cố cuộc đời,
Người dạy họ biết ý Người muốn là gì. Từ đó, những ai khao khát tiến tới lý tưởng cao
đẹp theo ý Chúa, bỏ cái sai để chọn cái đúng, bỏ cái đúng này để chọn theo cái đúng
hơn, bỏ cái đúng hơn để chọn cái đúng nhất.
Vậy, kinh nghiệm hoán cải của thánh I-nhã là vì sao? Đơn giản vì ngài đã từng…
lầm lỡ. Chính sự lầm lỡ đã dẫn ngài tới những sụp đổ về lý tưởng thế gian, rồi ngài
chuyển hướng sang Thiên Chúa, và dần dà ngài hướng trọn vẹn về Người. Thánh
nhân đã chuyển đối tượng “idol” của mình từ vua chúa trần gian và những công nương
xinh đẹp ở trần gian sang đối tượng “idol” cao hơn là Đức Mẹ và Thiên Chúa. Ngài đã
hãm dẹp, tiết chế và nỗ lực chiến đấu liên lỉ với những lôi kéo khủng khiếp của sự dữ.
Ngài đã nếm phương thuốc đắng của lầm lỡ qua phân định thiêng liêng và Linh Thao,
để nhờ đó mà ngài nhận ra Chúa đang chữa lành cho ngài qua phương thuốc đắng
ngắt ấy. Sự thanh lọc – sự chữa lành – mà Thiên Chúa dành cho I-nhã khởi đi từ
những gì rất thật của bản thân I-nhã, lầm lỡ…

You might also like