Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Câu 1: Nguyên nhân hạn chế của phương hướng xây dựng nền dân chủ xã hội

chủ nghĩa, thực hiện đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường và mở rộng mặt
trận dân tộc thống nhất.
Trả lời:Chúng ta chưa quyết liệt giải quyết những vấn đề nảy sinh từ thực tế, bằng
lòng với kết quả đã có. Chưa tổng kết thực tiễn, xây dựng mô hình thí điểm hoạt
động của Mặt trận đoàn kết để tìm ra phương thức hoạt động tối ưu. Chưa quyết
liệt tổng kết thực hiện việc thí điểm nhân dân bầu trực tiếp một số chức danh lãnh
đạo ở cấp cơ sở và cấp quận (huyện) để tổ chức thực hiện trên cả nước.
Câu 2: Nguyên nhân hạn chế của phương hướng xây dựng Đảng trong sạch,
vững mạnh.
Trả lời:Chậm nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng, vai trò của xây dựng Đảng về
Đạo đức; tổ chức thực hiện trên thực tế công tác xây dựng Đảng về đạo đức chưa
tốt. Chúng ta tổ chức đấu chống tham nhũng, quan liêu, cửa quyền ,v.v.. trong bộ
máy Đảng, chính quyền trong nhiều nhiệm kỳ Đại hội nhưng hiệu quả không cao,
chưa đáp ứng yêu cầu mong mỏi của nhân dân và yêu cầu của sự nghiệp đổi mới.
Câu 1: Nguyên nhân hạn chế của phương hướng 1 là gì ?
Chưa thống nhất về mặt nhận thức lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa, về
kinh tế tri thức; còn cầu toàn quá về nghiên cứu lý luận nên chậm trong triển khai
thực tiễn. Hơn nữa, chúng ta chậm tổng kết thực tiễn thực hiện công nghiệp hóa,
hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức và bảo vệ môi trường trong thời kỳ
đổi mới để rút ra những bài học cần thiết cho thực hiện phương hướng này.
Câu 2: Nguyên nhân hạn chế của phương hướng 2 là gì ?
Tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận về vấn đề này còn chậm. Còn những nhóm
lợi ích nhóm xấu tìm mọi cách giữ lại cơ chế “xin – cho”. Hơn nữa, đây là mô hình
kinh tế mới chỉ có ở nước ta, nên không thể học hỏi kinh nghiệm các nước khác
được.
Câu 3: Nêu ưu điểm của các phương hướng
Tám phương hướng cơ bản của quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội được thực
hiện đồng bộ, toàn diện trong mối liên hệ với việc giải quyết 9 quan hệ lớn và đã
đạt được những thành tựu rất quan trọng. Kinh tế vĩ mô ổn định, tăng trưởng kinh
tế nhìn chung năm sau cao hơn năm trước, quy mô nền kinh tế tăng nhanh, nước ta
trở thành nước có thu nhập trung bình. Dân chủ xã hội chủ nghĩa ngày càng được
phát huy và trở thành động lực phát triển đất nước. Xây dựng Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa và hệ thống chính trị đạt kết quả khả quan, bộ máy bước
đầu được tinh giản, chính phủ liêm chính, kiến tạo, xây dựng được củng cố. Những
kết quả trên khẳng định sự đúng đắn, phù hợp thực tiễn của các phương hướng cơ
bản xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
Câu 4: Nguyên nhân ưu điểm của các phương hướng là gì ?
Có được những kết quả trên là do Đảng ta đã đề ra được những phương hướng xây
dựng chủ nghĩa xã hội đúng đắn, phù hợp thực tiễn nước ta, phù hợp với nguyện
vọng, lợi ích của nhân dân, được toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đồng lòng, quyết
tâm thực hiện. Nhà nước Việt Nam đã kịp thời cụ thể hóa, thể chế hóa các phương
hướng này thành các chính sách cụ thể phù hợp tình hình thực tiễn từng giai đoạn.
Điều kiện trong nước, khu vực và quốc tế cũng thuận lợi cho việc tổ chức thực
hiện các phương hướng này.
Câu 5: Hạn chế của các phương hướng là gì ?
Xây dựng Đảng về đạo đức chưa đạt mong muốn và yêu cầu. Niềm tin của nhân
dân vào Đảng, vào chế độ được nâng lên nhưng chưa bền vững. Chưa kiểm soát tốt
quyền lực trong bộ máy Đảng và chính quyền, mô hình, phương thức kiểm soát
quyền lực trong bộ máy Đảng và Nhà nước cũng chưa rõ. Mô hình, phương thức
kiểm soát quyền lực trong bộ máy Đảng và Nhà nước còn chưa rõ.
Câu 6: Nêu nguyên nhân hạn chế của các phương hướng?
Việc xây dựng Đảng về đạo đức còn có biểu hiện chưa thật quyết liệt, chưa thật
quyết tâm. Việc cụ thể hóa, thể chế hóa các chủ trương của Đảng còn chậm. Việc
triển khai, tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương của Đảng chậm, việc tổng kết,
đánh giá, rút ra bài học kinh nghiệm chưa kịp thời.
Những câu hỏi liên quan đến mô hình dân chủ xã hội ở các nước Bắc Âu
1. Nêu những vấn đề nan giải của dân chủ ?
Tl: Dân chủ có ba nan giải chính:
Một là: Mục tiêu và sự đồng thuận Điều này sẽ xẩy ra khi muốn tìm kiếm một
mục tiêu chung và một sự đồng thuận chung.
Hai là: Vấn đề lá phiếu. Dân chủ là bầu cử nhưng chưa hẳn bầu cử đã là dân
chủ hoàn hảo. Nói cách khác, mặc dù có thể xem bầu cử là biểu hiện đầu tiên và
rõ rệt nhất của dân chủ, nhưng sự bình đẳng về mặt số lượng lá phiếu chưa hẳn
đã là sự bình đẳng cho tất cả.
Ba là: Vấn đề số đông. Madison từng đề cập đến mối nguy hiểm của các phe
phái trong một chính phủ dân chủ vì các phe phái có thể phá hoại các mục đích
của chính phủ tốt. Tuy nhiên, xuất phát từ bản chất của con người, các nhóm
phe phái như vậy là điều không thể tránh khỏi. Mặt khác, trong một xã hội tự
do, nơi những lợi ích và ý kiến khác nhau phát sinh từ những người có địa vị
khác nhau, đặc biệt là đối với sở hữu tài sản, thì phe phái sẽ là điều tất yếu. Nếu
phe phái là thiểu số, ý chí của đa số quyết định kết quả, và đảm bảo rằng phe
phái sẽ không chiếm ưu thế thì hoạt động của chính phủ không có nhiều trở
ngại. Nhưng mọi việc phức tạp sẽ nảy sinh nếu phe phái chiếm đa số.
2. Các bạn hãy nêu những nguồn gốc của dân chủ xã hội?
TL: Dân chủ xã hội được hình thành từ nhiều nguồn gốc, có thể kể đến một
số nguồn gốc chủ yếu của Dân chủ xã hội là:
- Chủ nghĩa Mác
- Phong trào Phục Hưng
- Phong trào Khai sáng
- Chủ nghĩa xã hội đạo đức Neo-Kantian
- Chủ nghĩa cải lương xã hội của Lassalle
- Chủ nghĩa xã hội Fabian
- Chủ nghĩa xét lại của Bernstein
- Giáo lý Kitô giáo
- Chủ nghĩa tự do
- Chủ nghĩa Keynes.
3. Các yếu tố tác động đến sự biến đổi trong mô hình Dân chủ xã hội Bắc
Âu?
Mô hình Bắc Âu đang có sự tác động của các yếu tố sau đây:
-Yếu tố thứ nhất, sự khủng hoảng của dân chủ xã hội. Trên toàn châu Âu, các
đảng DCXH nhìn chung hiện đang đứng trước nhiều thách thức: Một là, châu
Âu và toàn cầu hoá.Hai là, bất bình đẳng. Ba là, tính bền vững. Bốn là, cải thiện
chủ nghĩa tư bản. Năm là, vai trò của nhà nước. Sáu là, tổ chức dân chủ và các
đảng chính trị.
-Yếu tố thứ hai, vấn đề nhân khẩu học. Thách thức nhân khẩu học được xem là
yếu tố chính và là một cơ sở quan trọng cho những thách thức khác đối với nhà
nước phúc lợi Bắc Âu. Tuổi thọ tăng và tỷ lệ sinh tương đối thấp, dân số ở các
nhà nước phúc lợi Bắc Âu đang già đi. Điều này tạo ra những thách thức trong
nhiều lĩnh vực,
-Yếu tố thứ ba, vấn đề nhập cư. với số lượng người nhập cư nước ngoài ngày
càng tăng, đã có nhiều vấn đề xã hội “chưa từng có” xảy ra trong xã hội Bắc
Âu. Thứ nhất, vấn đề tội phạm nhập cư. Thứ hai, tỷ lệ người nhập cư dựa vào
trợ giúp xã hội ngày càng tăng, theo nghĩa người nhập cư ngày càng trở thành
gánh nặng kinh tế của xã hội Bắc Âu. Thứ ba, rào cản văn hóa do nhập cư ngày
càng trở nên nghiêm trọng hơn.
-Yếu tố thứ tư, chủ nghĩa dân túy. Có thể thấy chủ nghĩa dân túy đang trở thành
một kênh chủ yếu để những cử tri thuộc tầng lớp dưới thể hiện nỗi thất vọng và
kêu gọi thay đổi đường lối, nhấn mạnh đến các nguy cơ mâu thuẫn giữa “nhân
dân” với tầng lớp “tinh hoa”. Ở Bắc Âu, các nhà dân túy theo lập trường thiên
về cánh Hữu, nhấn mạnh yếu tố sắc tộc và chống người nhập cư. Họ muốn bảo
vệ các nhà nước phúc lợi hiện hữu nhưng không coi trọng việc mở rộng nhanh
chóng các dịch vụ hoặc trợ cấp xã hội.
4. Bạn hãy nếu khái niệm và đặc điểm về mô hình dân chủ xã hội ở các
nước Bắc Âu.
TL: Sẽ không có một Mô hình Dân chủ xã hội ở Bắc Âu mang tính lý thuyết.
Phụ thuộc vào các điều kiện lịch sử, kinh tế, văn hóa cụ thể của từng quốc gia,
sẽ có những mô hình dân chủ riêng biệt.
Mô hình DCXH ở Bắc Âu là một mô hình dân chủ có sự tham gia rộng rãi của
nhân dân, với một nhà nước phúc lợi toàn diện, thuế cao, phân phối lại công bằng
trên nền tảng lý thuyết của dân chủ xã hội. Mô hình Dân chủ xã hội ở Bắc Âu bao
gồm các đặc tính của một Mô hình Dân chủ (khác với Quân chủ, Quả đầu); có
những đặc điểm lý luận của Dân chủ Xã hội (khác với Dân chủ tự do, Dân chủ Phụ
quyền v.v.) và có những đặc trưng riêng ở Bắc Âu (khác với ở Trung Âu, Tây Âu
hay Nam Âu).
Mô hình DCXH ở Bắc Âu có những đặc điểm cơ bản là:
(1) Dân chủ. dân chủ ở đây không chỉ là “đi bầu” và các thiết chế bầu cử trung lập.
Nền dân chủ Bắc Âu luôn được đánh giá là những nền dân chủ đầy đủ (full
democracy) Đó là nền "dân chủ thực sự", tức trên cơ sở của tri thức và trách nhiệm
xã hội.
(2) Nhà nước can thiệp, thuế cao và phân phối bình đẳng. Khác với dân chủ tự do,
nhấn mạnh yếu tố "tự do cá nhân"; nhà nước DCXH nhấn mạnh yếu tố "bình đằng
xã hội" và do vậy có khuynh hướng can thiệp mạnh hơn khâu tái phân phối (vì mục
tiêu là "bình đẳng xã hội" về chính các điều kiện thực tế). Tuy nhiên, cũng khác
với các nước XHCN, các nhà nước DCXH công nhận sở hữu tư nhân, và nhìn vấn
đề bất bình đẳng nằm ở 11 khâu "phân phối" chứ không phải "sở hữu". Các nước
này cũng chấp nhận các dùng thể chế cơ bản về dân chủ chinh trị (như toàn dân bỏ
phiếu đồng thuận về việc phân phối lại này).
(3) Phúc lợi toàn diện trên nền tảng hệ tư tưởng DCXH. Bắc Âu với đặc tính phúc
lợi toàn diện trên nền tảng hệ tư tưởng DCXH. Nguyên tắc chỉ đạo của hệ tư tưởng
của Đảng Dân chủ Xã hội là dân chủ chính trị, dân chủ kinh tế, dân chủ xã hội và
dân chủ quốc tế, với 3 cốt lõi giá trị chính là tự do, bình đẳng, đoàn kết (tình huynh
đệ).

Trình bày mă ̣t hạn chế của việc xây dựng hệ thống phúc lợi hiệu quả:
Ở cấp xã hội, phúc lợi cao dẫn đến sự kém hiệu quả xã hội và thiếu sức sống cho
nền kinh tế. Phúc lợi cao làm cho hiệu quả lao động không cao, gia tăng sự ỉ lại và
tận hưởng, gia tăng số người lười biếng trong xã hội. Vì vậy nhiều người phụ thuộc
vào hệ thống phúc lợi hơn. Hiện nay, các nước Bắc Âu đang đối mặt với tỷ lệ thất
nghiệp cao, già hóa dân số, vấn đề nhập cư, luân chuyển thị trường lao động và các
vấn đề nổi bật khác.
Ở cấp quốc gia, phúc lợi cao của mô hình Bắc Âu đã dẫn đến một vấn đề xã hội
nan giải khi phải vừa đảm bảo phúc lợi tốt cho nhân dân, vừa đạt được mục tiêu
việc làm đầy đủ.

You might also like