Báo cáo đồ án - Thắng Võ Đức

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 36

TRƯỜNG CAO ĐẲNG KỸ THUẬT CAO THẮNG

KHOA ĐIỆN – ĐIỆN TỬ

BỘ MÔN ĐIỆN TỬ CÔNG NGHIỆP

--------

ĐỒ ÁN MÔN HỌC
Đề tài:

Mạch tạo xung PWM kết hợp mạch công suất

GVHD: Th.s Nguyễn Hữu Phước

SVTH: Hồ Công Trí

Võ Đức Thắng

LỚP: CĐ ĐKTĐ 19A

MSSV: 0309191099

0309191090
Tp. HCM, ngày….tháng… năm 2021

MỤC LỤC

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN .......................................................

LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN ....................................................................................

1.1 Đặt vấn đề ...........................................................................................................

1.2 Mục đích ............................................................................................................

1.3 Nội dung ……………………………………………………………………….

1.4 Ý nghĩa …………………………………………………………………………

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................

2.1 Linh kiện thiết kế mạch .......................................................................................

2.1.1 Nguồn DC ngõ vào ……………………………………………………….

2.1.2 IC 555 …………………………………………………………………….

2.1.2.1 Cấu tạo ………………………………………………………………

2.1.2.2 Thông số chuẩn của IC 555 …………………………………………

2.1.2.3 Nguyên lí hoạt động …………………………………………………

2.1.2.4 Ứng dụng của IC 555 ……………………………………………….

2.1.3 Điện trở …………………………………………………………………….

2.1.3.1 Khái niệm ……………………………….…………………………

2.1.3.2 Cấu tạo ………………………………………………………………

2.1.3.3 Nguyên lí hoạt động …………………………………………………

2.1.3.4 Phân loại điện trở …..……………………………………………….

2.1.4 Tụ điện …………………………………………………………………….


2.1.4.1 Khái niệm ……………………………….…………………………

2.1.4.2 Cấu tạo ………………………………………………………………

2.1.4.3 Nguyên lí hoạt động …………………………………………………

2.1.4.4 Những loại tụ điện …..……………………………………………….

2.1.5 Diode ……………………………………………………………………….

2.1.5.1 Khái niệm ……………………………….…………………………

2.1.5.2 Cấu tạo ………………………………………………………………

2.1.5.3 Nguyên lí hoạt động …………………………………………………

2.1.5.4 Phân loại Diode ….…..……………………………………………….

2.1.6 Opto cách ly .…………………………………………………………….

2.1.6.1 Khái niệm ……………………………….…………………………

2.1.6.2 Cấu tạo ………………………………………………………………

2.1.6.3 Nguyên lí hoạt động …………………………………………………

2.1.6.4 Các loại opto hiện nay và ứng dụng ….…..……………..………….

2.1.7 Transistor .…………………………………………………………….

2.1.7.1 Khái niệm ……………………………….…………………………

2.1.7.2 Cấu tạo ………………………………………………………………

2.1.7.3 Nguyên lí hoạt động …………………………………………………

2.1.7.4 Các loại Transistor ….…………………….……………..………….

2.1.7.5 Các ưu nhược điểm của Transistor …………………………………..

2.1.8 Mosfet ……..…………………………………………………………….

2.1.8.1 Khái niệm ……………………………….…………………………

2.1.8.2 Cấu tạo ………………………………………………………………


2.1.8.3 Nguyên lí hoạt động …………………………………………………

2.1.8.4 Ứng dụng ……………………………...…..……………..………….

2.1.8.5 Các ưu nhược điểm của Mosfet …………………………………….

2.1.9 Động cơ một chiều ( DC ) ……………………………………………….

2.1.9.1 Cấu tạo …..……………………………….…………………………

2.1.9.2 Nguyên lí hoạt động …………………………………………………

2.1.9.3 Ứng dụng ……………………………………………………………

2.2 Mạch tạo xung PWM kết hợp mạch công suất ....................................................

2.2.1 Cấu tạo ..........................................................................................................

2.2.2 Nguyên lí hoạt động ......................................................................................

CHƯƠNG 3 : THI CÔNG MẠCH ĐIỆN .................................................................

3.1 Thiết kế mạch in ..................................................................................................

3.2 Chuẩn bị linh kiện và thiết bị làm mạch .............................................................

3.2.1 Các thiết bị cần thiết để làm mạch in ……………………………………..

3.2.2 Các linh kiện của mạch ……………………………………………………

3.2.3 Các bước tiến hành ………………………………………………………..

3.2.4 Yêu cầu khi làm mạch in ………………………………………………….

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN .........................................................................................

4.1 Kết luận ………………………………………………………………………….

4.2 Hướng phát triển đề tài.........................................................................................

DANH MỤC HÌNH ẢNH

2.1 Kí hiệu nguồn DC . ……………………………………………………………..

2.2 IC555 . …………………………………………………………………………..


2.3 Sơ đồ chân IC555 .................................................................................................

2.4 Cấu hình chân IC 555 . ………………………………………………………….

2.5 Điện trở ………………………………………………………………………….

2.6 Cấu tạo …………………………………………………………………………..

2.7 Các kí hiệu điện trở ……………………………………………………………..

2.8 Tụ điện …………………………………………………………………………..

2.9 Cấu tạo của tụ điện ………………………………………………………………

2.10 Các kí hiệu của tụ điện ………………………………………………………….

2.11 Diode …………………………………………………………………………..

2.12 Cấu tạo của Diode ……………………………………………………………..

2.13 Các kí hiệu của Diode ………………………………………………………….

2.14 Opto cách ly ……………………………………………………………………

2.15 Cấu tạo của opto cách ly ………………………………………………………

2.16 Kí hiệu của opto cách ly ……………………………………………………….

2.17 Transistor ……………..……………………………………………………….

2.18 Cấu tạo của Transistor ..……………………………………………………….

2.19 Kí hiệu của Transistor ………………………………………………………….

2.20 Mosfet ………………………………………………………………………….

2.21 Cấu tạo của Mosfet ….…………………………………………………………

2.22 Sơ đồ Mosfet …………………………………………………………………...

2.23 Kí hiệu của Mosfet …..…………………………………………………………

2.24 Động cơ điện một chiều ( DC )…..…………………………………………….

3.1 Sơ đồ mạch vẽ trên Proteus ……………………………………………………..


3.2 Mạch in mô phỏng 3D ………………………………………………………….

3.3 Mạch điện sau khi thi công ……………………………………………………...

3.4 Hướng dẫn đấu nối mạch ………………………………………………………..


LỜI CẢM ƠN

Để đề tài đạt kết quả tốt đẹp, nhóm thực hiện đề đã nhận được sự hỗ trợ,
giúp đỡ từ các thầy cô. Trước hết nhóm thực hiện đề tài xin gửi tới các thầy cô
khoa Điện- Điện tử trường Cao Đẳng Kỹ thuật Cao Thắng lời chào trân trọng, lời
chúc sức khỏe và lời cảm ơn sâu sắc. Với sự quan tâm, dạy dỗ, chỉ bảo tận tình chu
đáo của thầy cô, đến nay nhóm thực hiện đề đề tài đã có thể hoàn thành đề tài:"
Mạch tạo xung PWM sử dụng IC 555 kết hợp mạch công suất ".
Đặc biệt chúng tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới thầy giáo– Th.s
Nguyễn Hữu Phước đã quan tâm giúp đỡ, hướng dẫn nhóm hoàn thành tốt đề tài
này trong thời gian qua.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường Cao Đẳng Kỹ thuật
Cao Thắng, các Khoa Phòng ban chức năng đã trực tiếp và gián tiếp giúp đỡ nhóm
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu đề tài.
Với điều kiện thời gian cũng như kinh nghiệm còn hạn chế của sinh viên,
đề tài này không thể tránh được những thiếu sót. Nhóm thực hiện đề tài rất mong
nhận được sự chỉ bảo, đóng góp ý kiến của các thầy cô để có điều kiện bổ sung,
nâng cao ý thức của mình..
Nhóm thực hiện đề tài xin chân thành cảm ơn!
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................

........................................................................................................................................
CHƯƠNG I : TỔNG QUAN

1.1 Đặt vấn đề

Như chúng ta được biết thì động cơ điện một chiều ( DC) nó hoạt động với
dòng điện một chiều. Động cơ điện một chiều ứng dụng rộng rãi trong các ứng dụng
dân dụng và trong công nghiệp hiện nay. Thông thường động cơ điện một chiều chỉ
chạy với một tốc độ duy nhất khi cấp nguồn điện vào, tuy nhiên chúng ta có thể
điều chỉnh được tốc độ và chiều quay của động cơ với sự hỗ trợ của mạch điện hoặc
thay đổi tốc độ động cơ bằng thay đổi dòng điện, thay đổi điện áp và thay đổi điện
trở phụ Rf trên mạch phần ứng. Nhưng hiệu quả nhất là sử dụng mạch điện vì nó
đảm bảo dòng ổn định giúp cho động cơ hoạt động tốt hơn tăng tuổi thọ động cơ và
hiệu quả lại cao hơn. Sau đây em xin giới thiệu đề tài : “ Mạch tạo xung PWM sử
dụng IC 555 kết hợp mạch công suất” để giải quyế những yêu cầu nêu trên .

1.2 Mục đích

Mạch điện sau khi hoàn thiện phải đáp ứng đủ những tiêu chí sau:

• Có thể điều khiển tốc độ của động cơ DC


• Tải được các động cơ có công suất lớn
• Có thể ứng dụng vào nhiều vấn đề thực tiễn trong cuộc sống
• Hoạt động ổn định , bền bỉ

1.3 Nội dung

Mạch điều khiển tốc độ động cơ một chiều bằng cách tạo xung PWM là phương
pháp thay đổi điện áp vào động cơ. Chúng tôi dùng mạch điện sử dụng IC 555 để
điều khiển sự đóng ngắt của 2 transitor nhờ đó có thể thay đổi độ rộng xung ngõ ra
mà không làm thay đổi tần số. Điện áp ngõ ra đặt vào động cơ sẽ nhỏ hơn hoặc
bằng điện áp nguồn. Nhưng mạch PWM có công suất nhỏ chỉ có thể điều khiển
được những động cơ công suất nhỏ. Do đó chúng tôi tích hợp mạch công suất để
tăng công suất điều khiển ngõ ra. Xung điều khiển được lấy từ mạch PWM đưa vào
mạch công suất điều khiển sự đóng mở của 2 Transistor. Mạch công suất với việc
sử dụng mosfet sẽ cho công suất ngõ ra. Với việc sử dụng xung ngõ ra để điều

1
khiển kết hợp với công suất ngõ ra cao sẽ đáp ứng được những tiêu chí đặt ra của đề
tài.

1.4 Ý nghĩa

Mạch sau khi hoàn thiện và hoạt động ổn định có thể được áp dụng trong cuộc
sống. Điển hình như điều khiển tốc độ của quạt , điều chỉnh được lưu lượng nước
thông qua việc điều khiển tốc độ vòng quay của máy bơm , …. Chúng tôi hi vọng
với sản phẩm mà chúng tôi đã hoàn thiện sẽ giúp ích trong cuộc sống của con người
trong lĩnh vực sản xuất nhờ sự hữu ích cũng như giá thành rẻ của nó .

CHƯƠNG 2 : CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1 Linh kiện thiết kế mạch

2.1.1 Nguồn DC ngõ vào

Điện áp ngõ vào DC là dòng điện một chiều chuyên dùng để ứng dụng trong
các thiết bị điện như các ổ cắm điện thoại; ổ cắm nguồn 24v; các dòng điện 4-20ma
0-20ma 0-10v…Đây là các nguồn điện 1 chiều được sử dụng nhiều nhất

Hình 2.1 Kí hiệu nguồn DC

2
2.1.2 IC555

Hình 2.2 IC555

2.1.2.1 Cấu tạo:

Cấu tạo của 1 IC NE555 gồm có một bộ OP – AMP dùng để so sánh


điện áp, 1 mạch lật và transistor giúp xả điện. Cấu tạo rất đơn giản nhưng
nó được coi là một mạch tích hợp hoạt động rất tốt và có độ chính xác
khá cao.

Cấu tạo bên trong gồm có 3 điện trở được mắc nối tiếp để có thể
chia điện áp nguồn (Vcc) thành 3 phần giúp tạo nên một điện áp chuẩn.
Điện áp ⅓ Vcc sẽ được nối với chân dương của OP – AMP 1 và điện áp ⅔
Vcc còn lại sẽ được nối với chân âm của OP – AMP 2. Trong trường hợp
khi điện áp ở chân 2 nhỏ hơn ⅓ Vcc thì chân S=1 và lúc này FF kích
hoạt. Khi điện áp ở chân số 6 mà lớn hơn ⅔ Vcc thì chân R của FF=1 và
FF sẽ được reset.

Với đặc tính của IC 555 thì chân cấp nguồn sẽ được hoạt động với
dải điện áp từ 2.0 – 18V, cùng với đó là chuẩn đầu ra tương thích TTL
khi được cấp nguồn 5V với dòng điện rút và ấp có thể lên đến 200mA.

2.1.2.2 Thông số chuẩn của IC555

⚫ Với nguồn điện áp đầu vào nằm trong dải từ 2 -18V;

⚫ Dòng điện tiêu thụ: 6 - 15mA;

⚫ Công suất tiêu thụ lớn nhất ( Pmax): 600mW;

3
⚫ Điện áp logic đầu ra ở mức cao (mức1): 0.5 - 15V;

⚫ Điện áp logic đầu ra ở mức thấp (mức 2): 0.03 - 0.06V;

2.1.2.3 Chức năng hoạt động của từng chân:

Hình 2.3 Sơ đồ chân IC555

⚫ Chân 1 (GND): Chân nối GND để cung cấp dòng cho IC hay còn được gọi
là chân mass chung.

⚫ Chân số 2 (TRIGGER): Được biết đến là chân đầu vào thấp hơn so với
điện áp so sánh và được sử dụng giống như 1 chân chốt của một tần số áp.
Mạch so sánh ở đây được sử dụng là các Transistor PNP với điện áp chuẩn
2/3 Vcc

⚫ Chân số 3 (OUTPUT): Đây là chân được lấy tính hiệu logic đầu ra. Trang
thái tín hiệu ở chân số 3 này được xác định ở mức thấp (mức 0) và mức cao
(mức 1).

⚫ Chân số 4 (RESET): Dùng để lập định trạng thái đầu ra của IC555. Khi
chân số 4 được nối mass thì OUTPUT sẽ ở mức 0. Còn khi chân số 4 ở mức
cao thì trạng thái dầu ra sẽ phụ thuộc theo mức áp trên chân số 2 và chân số
6. Trong trường hợp, muốn tạo dao dộng thường chân này sẽ được nối trực
tiếp với nguồn Vcc.

4
⚫ Chân số 5 (CONTROL VOLTAGE): Chân này được sử dụng để làm thay
đổi mức điện áp chuẩn trong IC555 theo các mức biến áp ngoài hay dùng ở
các điện trở ngoài nối với chân số 1 GND.

⚫ Chân số 6 ( THRESHOLD): Là một chân đầu vào để so sánh điện áp và


cũng dùng như một chân chốt.

⚫ Chân số 7 (DISCHAGER): Đây được coi như là một khóa điện tử và chịu
tác động điều khiển từ tầng logic của chân số 3. Khi đầu ra là chân
OUTPUT ở mức 0 thì khóa này sẽ được đóng và ngược lại. Chân số 7 có
nhiệm vụ tự nạp và xả điện cho mạch R-C.

⚫ Chân số 8 (Vcc): Đây là nguồn cấp cho IC 555 hoạt động. Chân 8 có thể
được cung cấp với mức điện áp dao động từ 2 - 18V.

2.1.2.4 Ứng dụng IC555

Một số ứng dụng của IC555 như:

⚫ Mạch đèn led nhấp nháy

⚫ Mạch điều chỉnh độ sáng bóng đèn

⚫ Mạch còi cảnh sát

Hình 2.4 Cấu hình chân của IC555

5
2.1.3 Điện trở

Hình 2.5 Điện trở

2.1.3.1 Khái niệm

Điện trở (Resister) là một linh kiện điện tử thụ động với 2 tiếp điểm nối.
Chức năng của nó dùng để điều chỉnh mức độ tín hiệu, hạn chế cường độ dòng điện
chạy trong mạch. Dùng để chia điện áp, kích hoạt các linh kiện điện tử chủ động
như transistor, tiếp điểm cuối trong đường truyền điện đồng thời có trong nhiều ứng
dụng khác.

Điện trở công suất sẽ giúp tiêu tán 1 lượng lớn điện năng chuyển sang nhiệt
năng trong các hệ thống phân phối điện, trong các bộ điều khiển động cơ. Các điện
trở thường có trở kháng cố định, ít bị thay đổi bởi nhiệt độ và điện áp hoạt động.

Biến trở là loại điện trở có thể thay đổi được trở kháng và thông qua núm
vặn của nó đều có thể điều chỉnh được giá trị của biến trở .

2.1.3.2 Cấu tạo


Có rất nhiều loại điện trở trên thị trường và cấu tạo của chúng cũng khác nhau. Ở
trong đồ án này chúng tôi sử dụng điện trở cacbon nên chỉ nói về loại điện trở
này.Cấu tạo điện trở carbon bao gồm hai thành phần chính là : chất tro (bột gốm) và
than chì. Hỗn hợp trên sẽ được tạo thành hình trụ, có 2 dây kim loại ở mỗi đầu để
kết nối được với điện. Khối trụ này có lớp vỏ cách điện bên ngoài và các vòng màu
để ký hiệu giá trị.

6
Hình 2.6 Cấu tạo của điện trở

2.1.3.3 Nguyên lí hoạt động

Theo định luật ohm thì điện áp (V) đi qua điện trở sẽ tỉ lệ thuận với cường độ
dòng điện (I) và tỉ lệ này là một hằng số điện trở (R).

Công thức định luật ohm: V=I*R

V: Điện áp ( V)

I: Cường độ dòng điện (A)

R: Điện trở (Ω)

2.1.3.4 Phân loại điện trở

Ta có thể phân điện điện trở thành 3 loại theo công suất:

⚫ Điện trở thường: những loại điện trở có công suất nhỏ từ 0.125W tới 0.5W
⚫ Điện trở công suất: các điện trở có công suất lớn từ 1W, 2W, 5W và 10W.
⚫ Điện trở sứ, điện trở nhiệt: các loại điện trở công suất, điện trở này có vỏ bọc sứ
khi hoạt động thì chúng tỏa nhiệt.

7
Hình 2.7 Các kí hiệu điện trở

2.1.4 Tụ điện

Hình 2.8 Tụ điện

2.1.4.1 Khái niệm

Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động cấu tạo bởi hai bản cực đặt song
song được ngăn cách bởi lớp điện môi. Khi có chênh lệch điện thế tại hai bề mặt, tại
các bề mặt sẽ xuất hiện điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu. Tụ điện có tính
chất cách điện 1 chiều nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua nhờ nguyên lý phóng
nạp.

Đơn vị của tụ điện: là Fara (F), trong đó : 1 Fara: 1F = 10-6 MicroFara = 10-9
Nano Fara = 10-12 Pico Fara .

Tụ điện là một linh kiện có 2 cực thụ động lưu trữ năng lượng điện. Hay tích
tụ điện tích bởi 2 bề mặt dẫn điện trong một điện trường.

Hai bề mặt dẫn điện của tụ điện được ngăn cách bởi điện môi (dielectric)
không dẫn điện như : Giấy, giấy tẩm hoá chất, gốm, mica…

Khi 2 bề mặt có sự chênh lệch về điện thế, nó cho phép dòng điện xoay chiều
đi qua. Các bề mặt sẽ có điện tích cùng điện lượng nhưng trái dấu.

8
2.1.4.2 Cấu tạo

Hình 2.9 Cấu tạo của tụ điện

Cấu tạo của tụ điên bao gồm:

⚫ Cấu tạo của tụ điện gồm ít nhất hai dây dẫn điện thường ở dạng tấm kim loại.
Hai bề mặt này được đặt song song với nhau và được ngăn cách bởi một lớp
điện môi.

⚫ Điện môi sử dụng cho tụ điện là các chất không dẫn điện gồm thủy tinh, giấy,
giấy tẩm hoá chất, gốm, mica, màng nhựa hoặc không khí. Các điện môi này
không dẫn điện nhằm tăng khả năng tích trữ năng lượng điện của tụ điện.

2.1.4.3 Nguyên lí hoạt động

Nguyên lí phóng nạp của tụ điện được hiểu là khả năng tích trữ năng lượng
điện như một ắc qui nhỏ dưới dạng năng lượng điện trường. Nó lưu trữ hiệu quả các
electron và phóng ra các điện tích này để tạo ra dòng điện. Nhưng điểm khác biệt
lớn của tụ điện với ắc qui là tụ điện không có khả năng sinh ra các điện tích electron
9
Nguyên lý nạp xả của tụ điện là tính chất đặc trưng và cũng là nguyên lý cơ
bản trong hoạt động của tụ điện. Nhờ tính chất này mà tụ điện có khả năng dẫn điện
xoay chiều.

Nếu điện áp của hai bản mạch không thay đổi đột ngột mà biến thiên theo
thời gian mà ta cắm nạp hoặc xả tụ rất dễ gây ra hiện tượng nổ có tia lửa điện do
dòng điện tăng vọt. Đây cũng là nguyên lý nạp xả của tụ điện khá phổ biến.

2.1.4.4 Những loại tụ điện phổ biến:

⚫ Tụ hóa: là tụ có phân cực (-), (+) và luôn có hình trụ. Trên thân tụ được thể hiện
giá trị điện dung từ 0,47 µF đến 4700 µF

⚫ Tụ giấy, tụ mica và tụ gốm: là tụ không phân cực và có hình dẹt, không phân
biệt âm dương. Có trị số được ký hiệu trên thân bằng ba số, điện dung của tụ
thường khá nhỏ, chỉ khoảng 0,47 µF

⚫ Tụ xoay: là tụ có thể xoay để thay đổi giá trị điện dung, tụ này thường được lắp
trong Radio để thay đổi tần số cộng hưởng khi ta dò đài.

⚫ Tụ Lithium ion: có năng lượng cực cao dùng để tích điện 1 chiều

Hinh 2.10 Các kí hiệu của tụ điện

10
2.1.5 DIODE

Hình 2.11 DIODE

2.1.5.1 Khái niệm

Diode là linh kiện điện tử cho phép dòng điện đi qua nó theo một chiều duy
nhất mà không chạy ngược lại. Bạn hãy tưởng tượng diode giống như van một
chiều dùng cho nước, nước chỉ chạy được một chiều khi qua van, chiều còn lại sẽ bị
chặn.

Diode bán dẫn thường đều có nguyên lý cấu tạo chung là một khối bán dẫn
loại P ghép với một khối bán dẫn loại N và được nối với 2 chân ra là anode và
cathode.

2.1.5.2 Cấu tạo

Diode bán dẫn có cấu tạo gồm hai lớp chất bán dẫn. Lớp chất bán dẫn loại P và
lớp chất bán dẫn loại N.

Hình 2.12 Cấu tạo diode

11
2.1.5.3 Nguyên lí hoạt động

Khi cấp nguồn cho diode theo mạch: Chân dương cấp vào chân dương anode
của diode, chân âm nguồn cấp vào chân cathode của diode. Khi nguồn cấp lớn hơn
0.7V với chất bán dẫn loại Si hay 0.2V với chất bán dẫn loại Ge, thì diode dẫn hay
còn gọi là phân cực thuận. Lúc này dòng điện được đi qua diode.

Ngược lại, khi chân dương nguồn cấp vào chân Cathode của diode và chân âm
nguồn cấp vào chân Anode thì diode không dẫn tức là không cho dòng điện chạy
qua. Người ta gọi trường hợp này là phân cực ngược.

Diode có cực tính, diode chỉ dẫn theo chiều thuận cực.

2.1.5.4 Phân loại Diode

• Đi ốt chỉnh lưu thường


• Đi ốt Zener
• Đi ốt tín hiệu
• Đi ốt Schottky
• Đi ốt quang (Photodiode)
• LED (điốt phát sáng)
• Đi ốt Laser

Hình 2.13 Các kí hiệu diode

12
2.1.6 OPTO cách ly

Hình 2.14 OPTO cách ly

2.1.6.1 Khái niệm

Opto (optocoupler) còn gọi là bộ Opto cách ly quang là một linh kiện dùng
để chuyển tín hiệu điện sang ánh sáng và sau đó mới truyền đi.

Ưu điểm chính của opto là cách ly điện áp giữa các mạch đầu vào và đầu ra.
Tiếp xúc duy nhất giữa đầu vào và đầu ra ở opto là một chùm ánh sáng. Điện trở
cách li giữa hai mạch lên tới hàng ngàn MΩ. Được ứng dụng trong các mạch có
điện áp cao và điện thế của hai mạch có thể khác nhau tới vài nghìn vôn.

2.1.6.2 Cấu tạo

Gồm 2 thành phần chính :

⚫ Phần phát ánh sáng (1,2): Linh kiện phát ánh sáng ở phía đầu vào lấy
tín hiệu đến rồi chuyển nó thành tín hiệu ánh sáng. Điển hình của bộ phát
sáng là một điốt phát quang (LED).

⚫ Phần nhận ánh sáng (3,4): Linh kiện dò/phát hiện ánh sáng trong bộ
ghép quang sẽ phát hiện/nhận ánh sáng từ linh kiện ở phần phát và
chuyển nó trở lại thành tín hiệu điện. Linh kiện nhận ánh sáng có thể là
một photodiode, transistor quang, quang trở, SCR quang hoặc TRIAC
quang.

13
Hình 2.15 Cấu tạo opto cách ly

2.1.6.3 Nguyên lí hoạt động

Khi có dòng điện nhỏ đi qua 2 đầu của led có trong opto làm cho LED phát
sáng. Khi LED phát sáng làm thông hai cực của photo transitor hay photo diot mở
cho dòng điện chạy qua.

Hình 2.16 Kí hiệu của opto cách ly

14
2.1.6.4 Các loại opto hiện nay và ứng dụng

Các loại opto thông dụng hiện nay : Opto P512, Opto 4N35, Opto PC817,…..

Ứng dụng : Opto cách ly được sử dụng nhiều trong công nghiệp như là bộ chuyển
đổi tín hiệu giữa các thiết bị có điện áp cao (công tắc giới hạn) và các mạch logic
điện áp thấp, trong hệ thống vi xử lý được lập trình để bật và tắt động cơ, đèn và
máy sưởi cần phải có một thiết bị cách ly chúng nhằm giảm nhiễu dòng điện đến
các thiết bị điện tử điều khiển và có thể bảo vệ nó trong trường hợp SCR hoặc
TRIAC bị hư hỏng.

2.1.7 Transistor

Hình 2.17 Transistor

2.1.7.1 Khái niệm

Transistor là một loại linh kiện bán dẫn chủ động, chúng thường được sử dụng
như một phần tử khuếch đại hoặc một khóa điện tử. Transistor nằm trong khối đơn
vị cơ bản tạo thành một cấu trúc mạch ở máy tính điện tử và tất cả các thiết bị điện
tử hiện đại khác. Vì đáp ứng nhanh và chính xác nên các transistor được sử dụng
trong nhiều ứng dụng tương tự và số, như khuếch đại, đóng cắt, điều chỉnh điện áp,
điều khiển tín hiệu, và tạo dao động. Transistor cũng được kết hợp thành mạch tích
hợp (IC), có thể tích hợp tới một tỷ transistor trên một diện tích nhỏ.

2.1.7.2 Cấu tạo

15
Transistor gồm ba lớp bán dẫn ghép với nhau hình thành hai mối tiếp giáp P-N,
nếu ghép theo thứ tự PNP ta được Transistor thuận, nếu ghép theo thứ tự NPN ta
được Transistor ngược. Về phương diện cấu tạo Transistor tương đương với hai
Diode đấu ngược chiều nhau. Cấu trúc này được gọi là Bipolar Junction Transitor
(BJT) vì dòng điện chạy trong cấu trúc này bao gồm cả hai loại điện tích âm và
dương (Bipolar nghĩa là hai cực tính).

Ba lớp bán dẫn được nối ra thành ba cực, lớp giữa gọi là cực gốc ký hiệu là B
(Base), lớp bán dẫn B rất mỏng và có nồng độ tạp chất thấp [separator]. Hai lớp bán
dẫn bên ngoài được nối ra thành cực phát (Emitter) viết tắt là E, và cực thu hay cực
góp (Collector) viết tắt là C, vùng bán dẫn E và C có cùng loại bán dẫn (loại N hay
P) nhưng có kích thước và nồng độ tạp chất khác nhau nên không hoán vị cho nhau
được.

Hình 2.18 Cấu tạo transistor (NPN, PNP)

2.1.7.3 Nguyên lí hoạt động

Khi ta đặt điện thế một chiều vào chân B thì hai chân E và C thông nhau như
một dây dẫn bình thường.

2.1.7.4 Các loại Transistor:

⚫ Transistor lưỡng cực (BJT – Bipolar junction transistor)


16
⚫ Transistor hiệu ứng trường (Field-effect transistor)

⚫ Transistor mối đơn cực UJT (Unijunction transistor)

Hình 2.19 Kí hiệu Transistor

2.1.7.5 Các ưu nhược điểm của Transistor :

➢ Ưu điểm :
• Transistor có lượng tiêu thụ điện năng không lớn và độ trễ gần như
không có khi khởi động.
• Không chứa chất độc hại bởi chúng không có bộ phận làm nóng
cathode.
• Thiết kế với kích thước nhỏ nhẹ nên sản phẩm được tối ưu hơn rất
nhiều.
• Transistor sử dụng điện áp hoạt động nhỏ gần bằng với pin tiểu nên
rất phù hợp sử dụng với thiết bị hiện đại.
• Cho hiệu suất cao và tuổi thọ dài, ít bị vỡ.
➢ Nhược điểm :
• Dễ bị hỏng nếu sốc điện hay nhiệt

17
• Dễ nhạy cảm với bức xạ
• Khả năng hoạt động suy giảm dần theo thời gian
• Hoạt động không tốt ở tần số cao

2.1.8 MOSFET

Hình 2.20 MOSFET

2.1.8.1 Khái niệm

Mosfet là Transistor hiệu ứng trường (Metal Oxide Semiconductor Field


Effect Transistor) là một Transistor đặc biệt có cấu tạo và hoạt động khác với
Transistor thông thường mà ta đã biết. Mosfet có nguyên tắc hoạt động dựa trên
hiệu ứng từ trường để tạo ra dòng điện, là linh kiện có trở kháng đầu vào lớn thích
hợp cho khuếch đại các nguồn tín hiệu yếu. Mosfet được sử dụng nhiều trong các
mạch nguồn Monitor, nguồn máy tính.
2.1.8.2 Cấu tạo
Mosfet kênh N có hai miếng bán dẫn loại P đặt trên nền bán dẫn N, giữa hai
lớp P-N được cách điện bởi lớp SiO2 hai miếng bán dẫn P được nối ra thành cực D
và cực S, nền bán dẫn N được nối với lớp màng mỏng ở trên sau đó được dấu ra
thành cực G. Mosfet có điện trở giữa cực G với cực S và giữa cực G với cực D là vô
cùng lớn , còn điện trở giữa cực D và cực S phụ thuộc vào điện áp chênh lệch giữa
cực G và cực S (UGS).
Khi điện áp UGS = 0 thì điện trở RDS rất lớn, khi điện áp UGS > 0 => do hiệu
ứng từ trường làm cho điện trở RDS giảm, điện áp UGS càng lớn thì điện trở RDS
càng nhỏ.

18
Hình 2.21 Cấu tạo của Mosfet

2.1.8.3 Nguyên lí hoạt động


Mosfet hoạt động ở 2 chế độ đóng và mở. Do là một phần tử với các hạt mang
điện cơ bản nên Mosfet có thể đóng cắt với tần số rất cao. Nhưng mà để đảm bảo
thời gian đóng cắt ngắn thì vấn đề điều khiển lại là vẫn đề quan trọng .

Mạch điện tương đương của Mosfet . Nhìn vào đó ta thấy cơ chế đóng cắt phụ
thuộc vào các tụ điện ký sinh trên nó.

⚫ Đối với kênh P : Điện áp điều khiển mở Mosfet là V. Dòng điện sẽ đi từ S đến
D

⚫ Đối với kênh N : Điện áp điều khiển mở Mosfet là V >0. Điện áp điều khiển
đóng là V<=0. Dòng điện sẽ đi từ D xuống S.

Do đảm bảo thời gian đóng cắt là ngắn nhất người ta thường : Đối với Mosfet
Kênh N điện áp khóa là V = 0 V còn Kênh P thì V=~0.

Hình 2.22 Sơ đồ MOSFET


19
2.1.8.4 Ứng dựng

Mosfet có khả năng đóng nhanh với dòng điện và điện áp khá lớn nên nó
được sử dụng nhiều trong các bộ dao động tạo ra từ trường do đóng cắt nhanh làm
cho dòng điện biến thiên. Nó thường thấy trong các bộ nguồn xung và các mạch
điều khiển điện áp cao.

Hình 2.23 Kí hiệu MOSFET

2.1.8.5 Các ưu nhược điểm của Mosfet :

➢ Ưu điểm :
• Nó có mức tiêu thụ điện năng thấp để cho phép nhiều thành phần hơn trên
diện tích bề mặt chip
• MOSFET không có diode cổng. Điều này làm cho nó có thể hoạt động với
điện áp cổng dương hoặc âm
• Khả năng tuỳ biến kích thước rất cao
• Tốc độ hoạt động cao hơn so với JFET
• Chế tạo, sản xuất MOSFET dễ dàng hơn JFET
• Có trở kháng đầu vào cao hơn nhiều so với JFET
• Hoạt động ở công suất thấp hơn và không có dòng điện.
• Sự vắng mặt của dòng điện cực gate dẫn đến trở kháng đầu vào cao tạo ra tốc
độ chuyển mạch cao.
• MOSFET cung cấp hiệu quả cao hơn trong khi hoạt động ở điện áp thấp hơn.
➢ Nhược điểm :

20
• Không hoạt động tốt trong tần số vô tuyến tín hiệu thấp
• Điện áp quá tải làm cho nó không ổn định.
• Lớp oxit mỏng làm cho các MOSFET dễ bị hỏng bởi các điện tích tĩnh điện.

2.1.9 Động cơ điện một chiều (DC)

Động cơ DC là động cơ được điều khiển bằng dòng điện có hướng xác định
hay nói cách khác thì đây là loại động cơ chạy bằng nguồn điện DC - điện áp 1
chiều.

2.1.9.1 Cấu tạo

Động cơ một chiều gồm những bộ phận sau :

⚫ Stator: là 1 hay nhiều nam châm vĩnh cửu hoặc nam châm điên

⚫ Rotor: phần lõi được quấn các cuộn dây

⚫ Chổi than : giữ nhiệm vụ tiếp xúc và tiếp diện cho cổ góp

⚫ Ổ bi giữ cho trục động cơ chuyển động ít ma sát

⚫ Vỏ động cơ : Bảo vệ những thành phần bên trong

2.1.9.2 Nguyên lí hoạt động

Khi có một dòng điện chạy qua cuộn dây quấn xung quanh một lõi sắt non,
cạnh phía bên cực dương sẽ bị tác động bởi một lực hướng lên, trong khi cạnh đối
diện lại bị tác động bằng một lực hướng xuống theo nguyên lý bàn tay trái của
Fleming. Các lực này gây tác động quay lên cuộn dây, và làm cho rotor quay.

2.1.9.3 Ứng dụng

⚫ Trong đời sống: đồ chơi trẻ em, moto quạt mini, máy cắt tóc ….

⚫ Trong công nghiệp : băng tải , phanh , đảo chiều,….

21
Hình 2.24 Động cơ điện một chiều (DC)

2.2 Mạch tạo xung PWM kết hợp mạch công suất

2.2.1 Cấu tạo

Mạch điều khiển tốc độ động cơ dùng IC555 kết hợp với mạch công suất được
cấu tạo : mạch tạo xung PWM , mạch công suất và nguồn điện cấp cấp cho mạch .

➢ Mạch tạo xung PWM cấu tạo bởi:

⚫ Nguồn DC 5V

⚫ IC NE555

⚫ Tụ điện : C1(47nF), C2(1nF)

⚫ DIODE: D1, D2

⚫ Điện trở: R2 (1KΏ), R5 (220Ώ)

⚫ Biến trở : RV1 (50KΏ)

➢ Mạch công suất:

⚫ Điện trở: R3 (33Ώ), R4 (4,7KΏ)

⚫ Nguồn 12V

⚫ Transistor: NPN ( Q1 BC547), PNP (Q2 BC557)

⚫ MOSFET: Q3 IRF540

⚫ Động cơ DC 12v

⚫ OPTO cách li PC817


22
2.2.2 Nguyên lí hoạt động
➢ Nguyên lí hoạt động của mạch tạo xung PWM :

Xung răng cưa được tạo ở chân 2, 6 do mạch tạo dao động R, C. Ta nhận thấy
khi tụ C1 nạp thì đầu ra xung ở mức cao. Và đầu ra ở mức thấp khi tụ C1 xả qua
điện trở R2. Khi thay đổi biến trở RV1 thì tần số xung ngõ ra bị thay đổi và độ rộng
của xung không thể thay đổi từ 0- 100% do thời gian nạp, xả của tụ C1 thay đổi.
Diode D1 và D2 dùng để ổn định tần số xung ngỏ ra.

Tần số xung của mạch phụ thuộc vào giá trị điện trở R2, biến trở RV1, tụ điện C1.
Chọn tụ C1 là tụ không phân cực thu được tần số ngõ ra cao, dùng tụ hóa giá trị lớn
sẽ thu được tần số thấp hơn.

➢ Nguyên lí hoạt động của mạch công suất :

Sau khi nhận xung từ OPTO cách ly sẽ được đưa vào kích cho Transitor Q1, Q2
sẽ đóng mở . Nguồn sau khi đi qua Transistor sẽ đưa vào kích cho Mosfet đóng
mở với tốc độ cực nhanh làm thay đổi động cơ DC với công suất cực lớn .

CHƯƠNG III : THI CÔNG MẠCH ĐIỆN

3.1 Thiết kế mạch in

• Mạch điện thiết kế gọn gàng


• Các đường mạch phải có kích thước phù hợp
• Các linh kiện được sắp xếp có khoảng cách hợp lí tránh hiện tượng chập
cháy
• Mạch được phủ lớp bảo vệ để có thể hoạt động bền bỉ và ổn định

23
Hình 3.1 Sơ đồ mạch vẽ trên Proteus

Hình 3.2 Mạch in mô phỏng 3D


3.3 Chuẩn bị linh kiện và thiết bị làm mạch in

3.2.1 Các thiết bị cần thiết để làm mạch

• 1 miếng phíp đồng


• 1 bộ khoan để khoan chân linh kiện
• 1 giấy in mạch
• Hóa chất để ăn mòn
• 1 hộp nhựa để rửa mạch
• Bàn ủi
24
• Kìm cắt chân linh kiện
• Mỏ hàn , thiếc hàn
• Giấy chà nhám

3.2.2 Các linh kiện của mạch

• Domino kết nối


• Đế IC 8 pin và IC 555
• Điện trở
• Tụ điện
• Opto cách ly
• Biến trở
• Diode
• Transistor
• Mosfet IRF 540

3.2.3 Các bước tiến hành

• Đầu tiên in mạch in đã vẽ ra giấy in mạch


• Cắt phíp đồng sao cho vừa với kích thước của mạch
• Dùng giấy chà nhám và rửa sạch để loại bỏ lớp bảo vệ của phíp đồng đã
cắt
• Ép phần mạch đã in vào phíp đồng và cố định chắc chắn
• Dùng bài ủi ủi kĩ vào phần giấy in để cho phần mạch in bám vào phíp
đồng
• Sau khi ủi xong chờ khoảng 2 phút rồi ngâm vào nước và gỡ phần giấy in
ra
• Pha hóa chất vào hộp nhựa rồi bỏ mạch in vào lắc đều đến khi đồng đã
được ăn mòn hết
• Dùng giấy chà nhám đánh sạch phần mực bám trên mạch in và rửa sạch
• Dùng khoan và các mũi khoan phù hợp để khoan các chân linh kiện
• Sau khi khoan xong thì cắm linh kiện vào các vị trí tương ứng trên mạch
25
• Cố định các chân linh kiện và hàn lại
• Sau khi hàn xong dùng kìm cắt chân cắt các chân thừa của linh kiện

3.2.4 Yêu cầu khi làm mạch

• Các đường mạch phải nguyên vẹn không bị đứt đoạn


• Các lỗ khoan phải có kích thước phù hợp tránh việc không đút vừa chân linh
kiện
• Các mối hàn phải đẹp và đảm bảo việc dẫn điện
• Khi hàn tránh để nhiệt độ quá cao làm chết linh kiện
• Hóa chất sau khi rửa mạch xong phải xử lí và đổ đúng nơi quy định

Hình 3.3 Mạch điện sau khi thi công

3.4 Hướng dẫn sử dụng mạch


• Cấp nguồn 5V cho mạch băm xung PWM
• Cấp nguồn 12V cho mạch công suất
• Nối motor vào ngõ ra của mạch
• Vặn núm biến trở để thay đổi tốc độ động cơ mong muốn

26
Hình 3.4 Hướng dẫn đấu nối mạch

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN

4.1 Kết luận

Sau khi hoàn thành đề tài “Mạch tạo xung PWM sử dụng IC 555 kết hợp
mạch công suất” điều chỉnh tốc độ động cơ DC, nhóm thấy mạch khá hoàn chỉnh,
bên cạnh đó cần có những điểm cần phải phát triển hơn.

. Mạch điển khiển tốc độ động cơ DC được ứng dụng nhiều trong cuộc sống hiện
nay và nhiều lĩnh vực trong đó đa phần là nghành công nghiệp, giúp hạn chế sử
dụng các biện khá pháp có thể dẫn đến giảm tuổi thọ động cơ và các thiết bị khác,
khi hoạt động mạch hoạt động vẫn giữ nguyên tần số không thay đổi. Với giá thành
để tạo ra một sản phẩm hoàn chỉnh khá rẻ phù hợp mọi đối tượng và mạch hoạt
động khá ổn định. Do còn thiêu kinh nghiệm cũng như hiểu biêt về các linh kiện
điện tử cũng như chế tạo mạch điện nên trong quá trình thực hiện đề tài không thể
tránh những thiếu sót.
27
4.2 Hướng phát triển đề tài

Ứng dụng của đề tài có thể trong lĩnh vực công nghiệp như băng chuyền, máy
kéo, tốc độ máy móc khi muốn tăng năng suất của dây chuyền,công việc…trong đời
sống thì có thể áp dụng như các thiết bị quạt làm mát, motor bơm nước. Chúng ta có
thể phát triển đề tài để điều khiển được động cơ AC và có thể thay đổi chiều quay
động cơ như mong muốn.

Trên đây là nội dung báo cáo của nhóm thực hiện đề tài . Cảm ơn thầy thời
gian qua đã nhiệt tình hướng dẫn nhóm hoàn thành đề tài

28

You might also like