bài tập nhóm hiến pháp

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

I.

PHẦN THÔNG TIN:

1. Chủ đề tranh biện: Chủ đề 1- Trong quá trình soạn thảo luật lao động,có ý
kiến cho rằng phải đặt ra nguyên tắc độ tuổi nghỉ hưu của người lao động
nữ bằng với nam giới. Hãy lập luật để ủng hộ/phản đối ý kiến trên.

2. Quan điểm bảo vệ: Phản đối

3. Nhóm tranh biện: Nhóm 2 – Lớp 4515

4. Thành viên nhóm:

STT Họ và tên MSSV Vai trò


1 Nguyễn Lê Minh Đức 451508
2 Nguyễn Khánh Linh 451509
3 Phạm Trung Dũng 451510
4 Nguyễn Hoàng Anh 451511
5 Phạm Thị Thu Hằng 451512
6 Nguyễn Thị Thùy Trang 451513
7 Nguyễn Quang Minh 451514

II.KHÁI QUÁT VỀ CHỦ ĐỀ TRANH BIỆN:

Khi một người lao động trải qua thời gian dài làm việc, khả năng lao động
giảm sút, đến một độ tuổi nhất định sẽ cần phải nghỉ hưu. Tuổi nghỉ hưu của
người lao động là độ tuổi nhất định được xác định trong quan hệ pháp luật ở
mỗi quốc gia, mà theo đó khi người lao động đạt đến tuổi đó sẽ chấm dứt lao
động và được hưởng chế độ hưu trí. Tùy thuộc vào từng thời kỳ, trường hợp,
điều kiện cụ thể sẽ có những quy định khác nhau về tuổi nghỉ hưu.
Quy định về tuổi nghỉ hưu là một vấn đề đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ
có ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của hàng triệu người lao động, mà
còn có tác động sâu sắc đến mọi mặt của đất nước từ kinh tế, chính trị, đến xã
hội.
Trong quá trình soạn thảo, sửa đổi, bổ sung luật lao động, đã có nhiều ý
kiến đóng góp liên quan đến vấn đề này. Trong đó có ý kiến cho rằng: phải đặt ra
nguyên tắc độ tuổi nghỉ hưu của người lao động nữ bằng với lao động nam để
tiến tới bình đẳng giới, đảm bảo an toàn lâu dài đối với quỹ bảo hiểm xã hội
(BHXH) và thích ứng với xu hướng già hóa dân số. Tuy nhiên, việc hiện thực hóa
ý kiến này sẽ dẫn đến nhiều bất cập liên quan đến nhiều vấn đề như là: sức khỏe
y tế, nhu cầu việc làm, bảo hiểm xã hội,…Chính vì vậy, chúng tôi phản đối quan
điểm nêu trên, chưa đến lúc cần thiết đề ra nguyên tắc độ tuổi nghỉ hưu của lao
động nữ và nam bằng nhau.

III. NỘI DUNG TRANH BIỆN:

1. LẬP LUẬN 1: Trên thực tế, các quy định của pháp luật về độ tuổi nghỉ
hưu đều dựa trên nguyên tắc chênh lệch giữa nam và nữ.

1.1: Cơ sở lập luận:


Quy định cụ thể về độ tuổi nghỉ hưu:
- Điều 145 Bộ Luật Lao động năm 1994(đã được sửa đổi năm 2002, 2006, 2007).
- Điều 187 Bộ luật Lao động năm 2012.
- Điều 169 Bộ luật Lao động năm 2019. Quy định chi tiết trong Nghị định số
135/2020/NĐ-CP về tuổi nghỉ hưu, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/1/2021.

1.2.Phân tích lập luận:

● Thực tế quy định của pháp luật về độ tuổi nghỉ hưu của lao động nam và lao
động nữ (làm việc ở điều kiện bình thường và tham gia đóng bảo hiểm xã hội
theo quy định của pháp luật) luôn có sự chênh lệch:

- Tại Việt Nam, chính sách hưu trí được bắt đầu từ năm 1961, khi đó tuổi nghỉ
hưu được quy định là nam 60 tuổi và nữ 55 tuổi – tức là ngay từ đầu đã có sự
chênh lệch lên đến 5 tuổi về độ tuổi nghỉ hưu giữa lao động nam và lao động
nữ. Độ tuổi nghỉ hưu này vẫn được giữ nguyên trong Bộ luật Lao động lần đầu
tiên được ban hành năm 1994 và qua các bản sửa đổi bổ sung năm 2002, 2006,
2007, 2012. Điều đó đã chứng minh, trong một khoảng thời gian dài, độ tuổi
nghỉ hưu của lao động nam cao hơn lao động nữ là phù hợp với điều kiện của
người lao động nói riêng và điều kiện kinh tế- xã hội của đất nước nói chung.

- Đến Bộ luật Lao động sửa đổi năm 2019, tuổi nghỉ hưu được điều chỉnh theo
lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam và đủ 60 tuổi đối với lao
động nữ. Mặc dù khoảng cách về độ tuổi nghỉ hưu đã được thu hẹp nhưng vẫn
giữ nguyên nguyên tắc chênh lệch giữa nam và nữ. Đây là kết quả của quá
trình chuẩn bị kỹ lưỡng, dựa trên các căn cứ khoa học và thực tiễn, là quá trình
tham vấn lấy ý kiến dân chủ, cầu thị lắng nghe; đồng thời tranh thủ tối đa
những đóng góp kỹ thuật của các chuyên gia quốc tế, đặc biệt là các chuyên
gia Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO). Quá trình soạn thảo Bộ luật Lao động
(sửa đổi) là một diễn đàn tranh luận rộng rãi dân chủ, thẳng thắn và quyết liệt
để đi đến sự đồng thuận của đông đảo các thành phần trong xã hội. Đặc biệt là
quy đinh về độ tuổi nghỉ hưu. Điều đó càng khẳng định độ tuổi nghỉ hưu của
lao động nam cao hơn lao động nữ là hoàn toàn phù hợp trong điều kiện hiện
tại.

● Ngoài ra, trong một số trường hợp được quy định cụ thể, độ tuổi nghỉ hưu có
thể tăng hoặc giảm tùy vào tính chất, mức độ làm việc của công việc. Nhưng
vẫn đảm bảo nguyên tắc ưu tiên độ tuổi nghỉ hưu của lao động nữ thấp hơn.

You might also like