Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.

HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG THPT LƯƠNG THẾ VINH


CUỘC THI
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KĨ THUẬT DÀNH CHO HỌC
SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2019 – 2020

Đề tài:

BIỆN PHÁP NÂNG CAO NHẬN THỨC


CỦA HỌC SINH THCS VỀ CÁC HIỆN
TƯỢNG THỜI TIẾT CỰC ĐOAN VÀ
THIÊN TAI

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học xã hội và hành vi

Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Văn Tư

Học sinh thực hiện: Phan Thành Đạt (12A6)


Thái Huỳnh Minh Khoa (12A6)

Tp Hồ Chí Minh, năm 2019


DANH MỤC HÌNH ẢNH
STT Tên hình ảnh Hình
1 Mô hình nghiên cứu 0.1.
2 Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên 1.1.
tai
3 Đặc điểm chung các biện pháp tuyên truyền 1.2.
4 Hỉnh ảnh sổ tay 2.1.
5 Hỉnh ảnh kênh Youtube 2.2.
6 Hỉnh ảnh Fanpage Facebook 2.3.
7 Hình ảnh trang Web 2.4.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


STT Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt
1 Trung học cơ sở THCS
TÓM TẮT
1. Tên đề tài: Biện pháp nâng cao nhận thức của học sinh Trung học cơ sở
về các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai.
2. Khách thể nghiên cứu: 131 học sinh tự nguyên trả lời phiếu khảo sát
3. Thời gian nghiên cứu: từ tháng 01/2019 đến 11/2019.
4. Kết quả nghiên cứu:
Như chúng ta đã thấy, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng hiện
nay, các hiện tượng thời tiết ngày càng khắc nghiệt và ngày càng khó dự đoán
do hệ quả của biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến những thiệt hại về mạng sống
của người và của cải, vật chất cũng ngày một tăng theo thời gian. Chính vì thế
việc nâng cao kiến thức về các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai cũng
như ý thức và cách phòng chống thiệt hại của học sinh nói riêng và người dân
nói chung về các hiện tượng đó cũng đặc biệt cần được chú ý. Đề tài “Biện
pháp nâng cao nhận thức của học sinh THCS về các hiện tượng thời tiết cực
đoan và thiên tai” thực hiện nghiên cứu sự hiểu biết và giúp nâng cao nhận thức
về các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai. Tìm hiểu thực trạng của sự hiểu
biết, nhận thức của học sinh THCS đồng thời tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng.
Từ đó đề xuất và thực hiện các biện pháp để nâng cao nhận thức của đối tượng
nghiên cứu.
Sau khi khảo sát, kết quả cho thấy được học sinh THCS chưa thật sự hiểu
biết về các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai dù số đông nhận biết được
khái niệm của chúng. Sự thiếu hiểu biết về các hiện tượng thời tiết cực đoan và
thiên tai có thể dẫn đến thiệt hại về của cải và mạng sống con người, vật nuôi
khi các hiện tượng thời tiết ngày càng khắc nghiệt và ngày càng khó dự đoán do
hệ quả của biến đổi khí hậu toàn cầu. Ngoài ra, các sản phẩm nhằm nâng cao sự
hiểu biết về các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai đã có nhưng chúng lại
không đem lại sự hiệu quả vì nhiều nguyên nhân như hình thức trình bày quá
khô cứng, thiếu sinh động, kiến thức quá hàn lâm và khó hiểu và chỉ quá ít các
nguồn tham khảo cùng với sự không phổ biến rộng rãi để tiếp cận đến được với
mọi người.
Từ đó, chúng tôi đã thực hiện các sản phẩm tuyên truyền dựa trên nhu cầu
tiếp cận của đối tượng nghiên cứu và kết quả là lượng kiến thức về các hiện
tượng thời tiết cực đoan và thiên tai được tăng đáng kể, giúp cho đối tượng
nghiên cứu biết được cách phòng tránh và sản phẩm đối phó tốt nhất khi tình
hình thời tiết bất trắc dĩ không may xảy ra.
Sau khi thực hiện các biện pháp tuyên truyền, chất lượng của các sản phẩm cũng
được chứng minh rõ ràng hơn với các số liệu đã được thống kê, với sự đánh giá
chung tất cả các sản phẩm rất cao và không có ý kiến trái chiều nào về các sản
phẩm này và đều được đại đa số đối tượng nghiên cứu thích và có ấn tượng tốt
đồng thời cũng đánh giá cao chúng.
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................1
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI........................................................................1
1. Lí do chọn đề tài................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu..........................................................................1
3. Nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................1
B. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU - GIẢ THUYẾT
KHOA HỌC............................................................................................1
1. Câu hỏi nghiên cứu............................................................................1
2. Vấn đề nghiên cứu.............................................................................2
3. Giả thuyết khoa học...........................................................................2
C. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................................2
1. Phương pháp nghiên cứu.....................................................................2
2. Kế hoạch nghiên cứu..........................................................................2
3. Mô hình nghiên cứu...........................................................................4
PHẦN NỘI DUNG.....................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN................................................................4
1.1. Hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai...........................................4
1.2. Xây dựng và thiết kế các sản phẩm tuyên truyền.................................5
CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN............................................6
2.1. Sổ tay.............................................................................................6
2.2. Kênh Youtube.................................................................................7
2.3. Fanpage Facebook...........................................................................8
2.4. Trang Web......................................................................................8
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..............................9
3.1. Số lượng đối tượng nghiên cứu.........................................................9
3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu............................................................9
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN.............................15
4.1. Kết luận chung..............................................................................15
4.2. Hướng phát triển của đề tài.............................................................15
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................16
PHẦN MỞ ĐẦU

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay, trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, thời tiết ngày càng
khắc nghiệt và khó dự đoán do hệ quả của biến đổi khí hậu toàn cầu dẫn đến con
số thiệt hại về tính mạng con người và của cải, vật chất ngày càng lớn.
Theo thông tin của “Viện Quy hoạch thủy lợi”, Việt Nam là một trong 4 quốc
gia chịu ảnh hưởng lớn nhất của hiện tượng khí hậu cực đoan trong hai thập kỷ
trở lại đây và xếp hạng thứ 3 trong năm 2008. Ở Việt Nam, mỗi năm thiên tai
cướp đi mạng sống của 466 người, thiệt hại trên 1,5 tỷ USD tương đương 1,5%
GDP. Thiên tai diễn biến ngày càng phức tạp, không theo quy luật như trước
đây, tần suất tăng lên, cường độ mạnh hơn.
Chính vì vậy, việc nâng cao kiến thức về các hiện tượng thời tiết cực đoan-thiên
tai cho học sinh nói riêng và toàn dân nói chung rất cần thiết.

2. Mục đích nghiên cứu


- Giảm thiểu tối đa các thiệt hại về của cải và tính mạng con người, vật nuôi.
- Tăng cường khả năng ứng biến giúp hạn chế thiệt hại về người và vật chất.
- Góp phần ổn định cuộc sống của con người.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu


- Hệ thống hoá những lý luận liên quan tới vấn đề nghiên cứu của đề tài.
- Mô tả thực trạng, phân tích, đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu.
- Đề xuất và thực hiện các biện pháp, giải pháp nâng cao nhận thức về các hiện
tượng thời tiết cực đoan và thiên tai.
- Kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp, giải pháp đã được thực
hiện.

B. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU - VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU - GIẢ THUYẾT


KHOA HỌC

1. Câu hỏi nghiên cứu


- Học sinh THCS đã thật sự hiểu biết về các hiện tượng thời tiết cực đoan - thiên
tai không?

1
- Các giải pháp nâng cao nhận thức về các hiện tượng thời tiết cực đoan - thiên
tai cho học sinh THCS đã được thực hiện chưa?
- Các giải pháp đã thực hiện có thực sự hiệu quả không?

2. Vấn đề nghiên cứu


- Khảo sát về sự hiểu biết và nhu cầu tìm hiểu kiến thức các hiện tượng thời tiết
cực đoan và thiên tai của học sinh THCS.
- Đưa ra các biện pháp để nâng cao kiến thức và cách phòng tránh các hiện
tượng thời tiết cực đoan và thiên tai cho học sinh THCS, trong bối cảnh biến đổi
khí hậu toàn cầu ngày nay.

3. Giả thuyết khoa học


- Số người chưa có kiến thức cơ bản về các hiện tượng thời tiết cực đoan - thiên
tai nhiều, nhất là học sinh THCS.
- Các sản phẩm tuyên truyền nâng cao nhận thức về các hiện tượng thời tiết cực
đoan - thiên tai hiện nay chưa mang lại hiệu quả cao.
- Sau khi thực hiện các biện pháp tuyên truyền cho đối tượng nghiên cứu, lượng
kiến thức sẽ được tăng đáng kể, giúp cho đối tượng nghiên cứu biết cách phòng
tránh và có biện pháp đối phó tốt nhất khi gặp thời tiết xấu.

C. THIẾT KẾ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1. Phương pháp nghiên cứu.

1.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết


Phương pháp nghiên cứu thông qua các tài liệu lí thuyết được thu thập từ các
nguồn khác nhau như sách vở, tài liệu, các học thuyết và tư tưởng, công trình
nghiên cứu khác. Sau đó phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, tạo thành
tri thức, lí thuyết, làm cơ sở mới cho vấn đề nghiên cứu.

1.2. Phương pháp nghiên cứu điều tra


Phương pháp điều tra trong nghiên cứu khoa học là sử dụng hệ thống câu
hỏi theo những nội dung xác định nhằm thu thập những thông tin khách quan
phản ánh nhận thức và thái độ của người được điều tra.

2. Kế hoạch nghiên cứu


Thời gian Nhiệm vụ
Bắt dầu Hoàn thành
15/01/2019 29/01/2019 Nhận định và lên ý tưởng về đề tài nghiên cứu.
2
Đặt câu hỏi nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, giả
30/01/2019 04/02/2019
thuyết khoa học.
Nghiên cứu lý thuyết về các hiện tượng thời tiết
05/02/2019 17/02/2019 cực đoan và thiên tai.
Bắt đầu xây dựng đề cương nghiên cứu.
Khảo sát về sự hiểu biết của đối tượng nghiên
18/02/2019 22/02/2019 cứu về các hiện tượng thời tiết cực đoan và
thiên tai.
Thu thập, phân tích sổ liệu và đưa ra kết luận
23/02/2019 01/03/2019
sau khi khảo sát lần 1.
Đề xuất các biện pháp để nâng cao nhận thức và
02/03/2019 25/03/2019
sự hiểu biết.
Nghiên cứu lý thuyết về các loại sản phẩm
26/03/2019 15/04/2019
tuyên truyền.
Bắt đầu xây dựng, thiết kế và tạo ra sản phẩm
16/04/2019 01/06/2019
tuyên truyền đầu tiên là sổ tay.
Xây dựng, thiết kế và tạo ra sản phẩm tuyên
02/06/2019 10/07/2019
truyền thứ hai là trang Web.
Thiết kế, xây dựng và tạo ra các sản phẩm tuyên
11/07/2019 13/08/2019 truyền tiếp theo là kênh Youtube, Fanpage
Facebook.
14/08/2019 20/08/2019 Xây dựng nội dung cho bảng khảo sát lần 2.
Thực hiện biện pháp còn lại là tuyên truyền trực
21/08/2019 10/09/2019
tiếp cho các học sinh.
Khảo sát lần 2 là khảo sát về sự hiểu biết, nhận
thức sau khi thực hiện các biện pháp tuyên
11/09/2019 25/09/2019
truyền và kiểm tra tính khả thi, hiệu quả của các
sản phẩm tuyên truyền.
Thu thập, phân tích số liệu và đưa ra kết luận
26/09/2019 02/10/2019
sau khi khảo sát lần 2.
Viết bài nghiên cứu khoa học sau khi đã có đầy
03/10/2019 30/10/2019
đủ lý thuyết và số liệu nghiên cứu.
Thuyết trình và phản biện vòng cấp trường.
Chỉnh sửa bài nghiên cứu khoa học dựa trên
31/10/2019 05/11/2019
những góp ý của giám khảo, giáo viên.
Hoàn thành đề tài nghiên cứu.

3
3. Mô hình nghiên cứu

Hình 0.1. Mô hình nghiên cứu


(Chú thích: “EW” (Extreme Weathers): Các hiện tượng thời tiết cực đoan và
thiên tai)
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai
1.1.1. Khái niệm
- Thời tiết cực đoan: bao gồm các kiểu thời tiết như thời tiết trái mùa, thời
tiết khắc nghiệt khó dự đoán trước, là kiểu thời tiết bất thường và bất ngờ; thời
tiết ở những thái cực của sự phân bố lịch sử - phạm vi đã được nhìn thấy và
chứng kiến trong quá khứ.
- Thiên tai: là hiệu ứng của một tai biến tự nhiên gây ảnh hưởng tới môi
trường, và những thiệt hại về tài chính - con người.
1.1.2. Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai.
Các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai ảnh hưởng trực tiếp và nghiêm
trọng đến các vấn đề trong đời sống con người:

Hình 1.1. Tác động của các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai
1.1.3. Các hiện thời tiết cực đoan và thiên tai
1.1.3.1. Nắng nóng
- Xảy ra vào mùa hè.
4
- Có 3 cấp độ:
Nắng nóng Nắng nóng gay gắt Nắng nóng đă ̣c biê ̣t gay gắt
0 0
35 C đến 37 C 370C đến 390C trên 390C
1.1.3.2. Lốc xoáy
- Hình thành từ một cơn dông mạnh.
- Đặc điểm:
+ Hình dạng như một cái phễu
1.1.3.3. Rét đậm, rét hại
Rét đậm Rét hại
Nhiệt độ trung bình ngày từ Nhiệt độ trung bình ngày
13°C đến 15°C dưới 13°C
1.1.3.4. Mưa đá
- Do sự xung đột giữa hai khối khí nóng và khí lạnh kích thích sự đối lưu phát
triển mạnh. Kích thước hạt mưa có thể từ 5mm đến hàng chục cm.
1.1.3.5. Mưa lũ
- Hiện tượng mưa to từ trên những vùng cao sau đó dồn nước xuống miền
xuôi và đồng bằng.
- Đặc điểm: Tốc độ dòng chảy của sông, suối tăng cao đột ngột, vượt ngưỡng
bình thường dẫn đến ngập lụt.
1.1.3.6. Bão
- Bão là một cơn gió xoáy có phạm vị cực rộng, gây ảnh hưởng đến một nơi,
một vùng hay một khu vực nhất định.
- Đặc điểm của bão:
+ Đường kính từ 200km đến 500km.
+ Gió lớn và mưa lớn.
1.1.3.7. Động đất
- Là hiện tượng rung động đột ngột của lớp vỏ Trái Đất. Đơn vị đo là độ
Richter.
1.1.3.8. Sóng thần
- Sóng thần là một loạt các đợt sóng lớn tạo nên khi một thể tích lớn của nước
đại dương bị chuyển dịch chớp nhoáng trên một quy mô lớn và được tạo ra ở
tầng nước sâu khoảng 4000m dưới mực nước biển.
- Đặc điểm: Sóng thần là kết quả của động đất, núi lửa phun và va chạm thiên
thạch.

1.2. Xây dựng và thiết kế các sản phẩm tuyên truyền


1.2.1. Khái niệm
Sản phẩm tuyên truyền là sản phẩm tác động đến hành động của con người
bằng cách thông qua các đại diện. Những đại diện này có thể có hình thức nói,
viết, hình ảnh hoặc âm nhạc.

1.2.2. Đặc điểm chung các biện pháp tuyên truyền


5
Truyền tải
lượng thông
tin lớn

Hình thức
Thông tin
sinh động,
chính xác
ấn tượng

Hình 1.2. Đặc điểm chung các biện pháp tuyên truyền
1.2.3. Các biện pháp tuyên truyền
1.2.3.1. Sổ tay
Khái niệm: Sổ tay là một quyển vỏ nhỏ, sổ nhỏ kích cỡ đủ để có thể dùng bỏ
túi hoặc xách tay.
1.2.3.2. Kênh Youtube
Khái niệm: YouTube là một trang web chia sẻ video, là nơi người dùng có
thể tải lên hoặc tải về máy tính hay điện thoại và chia sẻ các video clip.
1.2.3.3. Fanpage Facebook
Khái niệm: Fanpage Facebook là một trang được tạo ra từ một tài khoản
Facebook cá nhân hay doanh nghiệp, nhằm tập hợp một nhóm cộng đồng có
cùng một sở thích cụ thể nào đó.
1.2.3.4. Trang Web
Khái niệm: Trang web được truy cập và nằm trong một tên miền chính hoặc
các tên miền phụ. Trang web là một tập tin HTML hoặc XHTML dùng giao
thức HTTP hoặc HTTPS và có thể được tạo nên bằng nhiều ngôn ngữ lập trình
web.

CHƯƠNG 2. BIỆN PHÁP TUYÊN TRUYỀN

2.1. Sổ tay
Sổ tay là biện pháp mà những kiến thức về những hiện tượng thời tiết cực
đoan và thiên tai được thiết kế và vẽ với những hình ảnh đẹp, độc đáo, bắt mắt.
Đề tài của chúng tôi mang lại biện pháp về sổ tay có sự đặc biệt riêng là
sự khác biệt về cách trình bày hình ảnh rất nhiều thay vì chú trọng đưa các kiến
thức đơn thuần bằng chữ sẽ gây nhàm chán cho người tiếp cận.
Ngoài những kiến thức chung của các biện pháp, sổ tay của chúng tôi có
thêm những kiến thức thực tế, mang tính thú vị, hữu ích và được đưa vào thành
một danh mục riêng là “Bạn có biết”. Danh mục này được bổ sung vào sổ tay

6
dựa trên các bài báo uy tín nhằm mục đích tăng thêm sự chú ý, hứng thú của độc
giả.

Hình 2.1. Hình ảnh sổ tay

2.2. Kênh Youtube


Youtube Channel là biện pháp mà các kiến thức về các hiện tượng thời
tiết cực đoan và thiên tai được dựng thành video và đăng tải lên một kênh mang
tên “The Weather Propagandist” thuộc mạng xã hội Youtube. Lượng kiến thức
sẽ được trình bày qua một biên tập viên và trong video là nội dung được thuyết
trình với các hình ảnh được hiện lên để người tiếp cận có hứng thú và dễ tiếp
thu.
Cũng tương tự như sổ tay, Youtube cũng có kiến thức riêng dựa trên biện
pháp sổ tay đã làm được là danh mục “Bạn có biết”. Phần này được xuất hiện
khi phần nội dung quan trọng được trình bày xong, đó là những kiến thức thực
tế, hữu ích và có phần giải trí để giảm đi sự nhàm chán của phần lý thuyết chính.

Hình 2.2. Hình ảnh kênh Youtube

7
2.3. Fanpage Facebook
Kiến thức sẽ được truyền tải đến người tiếp cận bằng cách đăng tải lên
trang tên “The Weather Propagandist” những bài viết mang nội dung thu hút
người xem rồi họ sẽ chia sẻ bài viết rộng rãi đến người khác. Từ đó ngày càng
nhiều người được tiếp cận và đồng thời lượng kiến thức của mọi người cũng
được tăng thêm.
Khác với các biện pháp tuyên truyền khác, Fanpage Facebook hoàn toàn
không thể hiện các nội dung chính của các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên
tai mà chỉ thực hiện các nội dung đặc biệt mang sự thu hút đến cho người sử
dụng mạng xã hội này.

Hình 2.3. Hình ảnh Fanpage Facebook

2.4. Trang Web


Chúng tôi đã thực hiện biện pháp là thành lập một trang Web mang tên
“Extreme Weather”. Trang Web bao gồm những nội dung chính của các hiện
tượng nhưng được trình bày dưới dạng chèn nhiều hình ảnh, video được sắp xếp
với bố cục hợp lý và hạn chế tối thiểu lượng kiến thức bằng chữ để thu hút mọi
người.
Nội dung kiến thức của Website cũng bao gồm nội dung kiến thức chính
và chung của các biện pháp tuyên truyền cùng đó là phần “Bạn có biết” được
thêm vào để tăng sự thú vị của toàn bộ trang. Ngoài ra, đi cùng với những kiến
thức quan trọng là những bài báo hữu ích, thực tế từ các nguồn uy tín được
Website cập nhật liên tục trong khoảng thời gian sớm nhất để những ai truy cập
sẽ nhận được những thông tin cho bản thân.

8
Hỉnh 2.4. Hình ảnh trang Web

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU


3.1. Số lượng đối tượng nghiên cứu
Đề tài thực hiện cuộc khảo sát với đối tượng nghiên cứu là học sinh THCS
của trường Lương Thế Vinh bao gồm mỗi lớp học của các khối 6, 7, 8 và 9.
Số lượng học sinh khảo sát được thống kê dưới bảng sau:
Bảng 3.1: SỐ LƯỢNG HỌC SINH KHẢO SÁT
Khối Lớp Số lượng
6 6A6 35
7 7A6 34
8 8A8 34
9 9A8 28
Tổng cộng 131

3.2. Phân tích kết quả nghiên cứu


3.2.1. Trước khi thực hiện các sản phẩm tuyên truyền
3.2.1.1. Sự hiểu biết của học sinh THCS về các hiện tượng thời tiết cực
đoan và thiên tai
Sau khi thực hiện cuộc khảo sát đầu tiên là khảo sát về sự hiểu biết của
các em học sinh THCS về các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai, chúng
tôi thu thập được các số liệu như sau:
 Số học sinh đã từng nghe về các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên
tai:
- Khi khảo sát 131 em học sinh THCS trường Lương Thế Vinh, cho thấy số
học sinh đã từng nghe qua và nhận biết được khái niệm “Hiện tượng thời tiết
cực đoan và thiên tai” là 70,3% và ngược lại số không nhận biết và chưa từng
nghe qua là 29,7%.

9
29.7

70.3

Đã từng nghe Chưa từng nghe


Biểu đồ 3.1: Tỉ lệ số lượng học sinh từng nghe về
các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai

 Nguồn tiếp cận kiến thức về các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai:
- Từ biểu đồ và số liệu thu thập được, cho thấy nguồn tiếp cận kiến thức về
các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai nhiều nhất là từ Youtube với
40,5% và nguồn được tiếp cận ít nhất từ Website là 26,7%. Ta cũng thấy được
sự tiếp cận từ sách, báo chí và Facebook cũng tương đối lần lượt là 34,4% và
31,3%. Ngoài ra, số học sinh vẫn chưa tiếp cận được cũng là con số đáng lo ngại
là 24,4%.
Chưa tiếp cận được 24.40%
Website 26.70%
Facebook 31.30%
Sách, báo chí 34.40%
Youtube 40.50%

0% 20% 40% 60% 80% 100%


Biểu đồ 3.2: Nguồn tiếp cận kiến thức
các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai

 Sự hiểu biết và nhạy bén về kiến thức các hiện tượng thời tiết cực
đoan:
- Dưới đây là bảng kết quả khảo sát sự hiểu biết và nhạy bén về các hiện
tượng thời tiết cực đoan và thiên tai với các câu hỏi thực tế mang tính vận dụng
cao, mỗi câu hỏi là một hiện tượng để đánh giá đối tượng nghiên cứu hiểu biết
như thế nào, từ các câu hỏi về sự hiểu biết và nhạy bén , ta có được số liệu như
sau:

Bảng 3.2: Khảo sát sự hiểu biết và nhạy bén về


các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai
Câu trả lời về hiện tượng Số lượng Tỉ lệ
Đúng 32 24,4%
Nắng nóng
Sai 99 75,6%
Đúng 59 45,0%
10
Rét đậm, rét hại Sai 72 55,0%
Đúng 41 31,3%
Bão
Sai 90 68,7%
Đúng 45 34,4%
Mưa lũ
Sai 86 65,6%
Đúng 48 36,6%
Lốc xoáy
Sai 83 63,4%
Đúng 49 37,4%
Mưa đá
Sai 82 62,6%
Đúng 59 45,0%
Động đất
Sai 72 55,0%
Đúng 56 42,7%
Sóng thần
Sai 75 57,3%
Bảng số liệu cho thấy, đa phần các em học sinh THCS đều trả lời sai các hiện
tượng. Điều này cho thấy, các em vẫn chưa nhạy bén và hiểu biết trong việc xác
định các hiện tượng để có biện pháp phòng tránh những tác hại.

3.2.1.2. Nguyên nhân của những khó khăn trong việc tiếp cận các kiến
thức về các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai
 Nguyên nhân của khó khăn.
Biểu đồ cho thấy, nguyên nhân dẫn tới những khó khăn trong việc tiếp cận
kiến thức: “Hình thức trình bày quá khô cứng và thiếu sinh động” được học
sinh lựa chọn nhiều nhất là 64,9%. Lần lượt tiếp theo, đứng thứ hai là “Quá ít
các nguồn tham khảo về kiến thức” (61,1%) và thứ ba với nguyên nhân “Kiến
thức quá hàn lâm và khó hiểu” (50,4%).
Kiến thức quá hàn lâm và khó hiểu 50.40%

Quá ít các nguồn tham khảo về kiến thức 61.10%

Hình thức trình bày quá khô cứng và thiếu sinh động 64.90%

0% 20% 40% 60% 80% 100%

Biểu đồ 3.3: Nguyên nhân làm cản trở việc tìm hiểu kiến thức
các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai

11
 Nhu cầu muốn tiếp cận thông tin về các hiện tượng thời tiết cực đoan
và thiên tai.
Sổ tay 16.80%

Sách, báo chí 19.90%

Website 42.00%

Facebook 49.60%

Youtube 64.90%
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%
Biểu đồ 3.4: Nhu cầu được tiếp cận kiến thức
các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai
Từ biểu đồ và số liệu cho thấy, nhu cầu được tiếp cận của học sinh cũng được
thể hiện rõ rệt, nhu cầu muốn được tiếp cận nguồn kiến thức nhiều nhất là từ
Youtube với 64,9% và thấp nhất là 16,8% của sản phẩm sổ tay. Cùng với đó,
đứng thứ hai và thứ ba cũng chiếm tỉ lệ khá cao lần lượt là Facebook (49,6%) và
Website (42,0%). Với tỉ lệ thấp thứ hai, nhu cầu tiếp cận với sách, báo chí là
19,9%.

3.2.1.3. Tiểu kết


- Tuy số học sinh nhận biết được khái niệm về các hiện tượng thời tiết cực
đoan và thiên tai khá nhiều (70,3%) nhưng sự hiểu biết của các em học sinh còn
thấp với tất cả câu hỏi của các hiện tượng đều sai trên 70%. do các nguồn tiếp
cận đều có hình thức trình bày quá khô cứng.
3.2.2. Sau khi thực hiện các sản phẩm tuyên truyền
Sau khi sử dụng các sản phẩm tuyên truyền, chúng tôi thực hiện cuộc khảo sát
lần thứ hai và thu được kết quả như sau:
3.2.2.1. Sự hiểu biết của học sinh THCS về các hiện tượng thời tiết cực
đoan và thiên tai.
- Sau khi thực hiện cuộc khảo sát về mức độ hiểu biết của các em học sinh
THCS qua 20 câu hỏi có sự phân hóa trình độ rõ ràng, chúng tôi có được kết quả
khả quan như sau:
Bảng 3.3: Mức độ hiểu biết của học sinh THCS về
các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai
Số học sinh trả lời tương ứng với số câu đúng
Số câu
đúng Số lượng Tỉ lệ

20 16 12,2%
19 16 12,2%
18 16 12,2%
17 17 13,0%

12
16 15 11,5%
15 13 9,9%
14 9 6,9%
13 10 7,6%
12 6 4,6%
11 6 4,6%
10 10 5,3%
0-9 0 0,0%
- Qua bảng số liệu, số câu trả lời đúng chiếm tỉ lệ cao nhất là 17 câu (13,0%)
và số câu trả lời đúng chiếm tỉ lệ thấp nhất là 4,6% với 11 câu cùng với 12 câu.
Với số lượng câu đúng từ 16 câu trở lên, ta thấy được điểm chung là đều chiếm
tỉ lệ trên 10% số học sinh khảo sát, tương tự với số lượng câu đúng từ 15 câu trở
xuống cũng có điểm chung là đều dưới 10%. Ngoài ra, số lượng đúng dưới 10
câu là không có học sinh nào tương đương với chiếm tỉ lệ 0%.
3.2.2.2. Đánh giá của học sinh THCS với các sản phẩm tuyên truyền
 Đánh giá chung
4.6 Rất dễ hiểu và đặc sắc
Tương đối dễ hiểu và ấn
tượng

36.6
58.8

Biểu đồ 3.5: Đánh giá nội dung và hình thức các sản phẩm tuyên truyền
Số học sinh đánh giá chung các sản phẩm tuyên truyền “Rất dễ hiểu và
đặc sắc” cao nhất với 58,8%. Theo sau cũng chiếm tỉ lệ tương đối với 36,6% là
đánh giá “Tương đối dễ hiểu và ấn tượng” và cao thứ ba là sự đánh giá “Đôi khi
khó hiểu và ấn tượng mờ nhạt” với tỉ lệ 4,6%. Ngoài ra, không có học sinh nào
đánh giá “Cực kì khó hiểu và không ấn tượng” nên tương đương với chiếm tỉ lệ
0%.
 Đối với các sản phẩm cụ thể:
 Sổ tay
Bảng 3.4: Khảo sát đánh giá chất lượng sản phẩm tuyên truyền sổ tay
Sự đánh giá Số lượng Tỉ lệ
Rất sinh động và phù hợp 84 64,1%

13
Sinh động và phù hợp 36 27,5%
Bình thường 11 8,4%
Thiếu sinh động và không phù hợp 0 0%
Từ bảng số liệu, cho thấy học sinh cũng khá thích thú với cuốn sổ tay. Khi
64,1% các em cho rằng cuốn sổ tay “Rất sinh động và phù hợp”, không có em
nào trả lời “Thiếu sinh động và không phù hợp”
 Website, Facebook, Youtube
Bảng 3.5: Khảo sát đánh giá chất lượng sản phẩm tuyên truyền Website,
Facebook, Youtube
Sự đánh giá Website Facebook Youtube
Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ
Rất thích 62 47,3% 56 42,7% 57 43,5%
Thích 42 32,1% 50 38,2% 42 32,1%
Bình thường 25 19,1% 24 18,3% 31 23,7%
Không thích 2 1,5% 1 0,8% 1 0,8%
Số liệu trên cho thấy, các Website, Facebook, Youtube với sự đánh giá
“Rất thích” số lượng học sinh đánh giá nhiều nhất, lần lượt chiếm tỉ lệ là 47,3%
(Website), 42,7% (Facebook), 43,5% (Youtube). Ngoài những đánh giá tích cực
về các sản phẩm, vẫn có một số ít học sinh có sự đánh giá không đồng thuận với
số lượng lớn đối tượng nghiên cứu khác, với Website thì tỉ lệ “Không thích” là
1,5% còn với Facebook và Youtube thì tỉ lệ thấp hơn đều là 0,8%.
2.2.2.3. Tiểu kết
- Tất cả các học sinh đều làm đúng từ một nửa số câu trở lên và số học sinh
làm đúng trên 15 câu chiếm hơn 50%. Từ đó chứng tỏ sự hiểu biết và nhạy bén
về các kiến thức này đã được nâng cao rất nhiều so với trước khi thực hiện các
sản phẩm tuyên truyền.
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN
4.1. Kết luận chung
- Sau khi thực hiện xong đề tài nghiên cứu, chúng tôi rút ra được một số kết
luận, kết quả như sau:
+ Số lượng học sinh nhận biết được các hiện tượng thời tiết cực đoan – thiên
tai lớn hơn nhiều so với trước khi chưa thực hiện các biện pháp tuyên truyền.
+ Đáp ứng được nhu cầu muốn tìm hiểu các kiến thức về thời tiết cực đoan –
thiên tai thông qua nhiều hình thức khác nhau.
+ Thiết kế, xây dựng được các sản phẩm tuyên truyền với nội dung và hình
thức đa dạng.

14
4.2. Hướng phát triển của đề tài.
- Mở rộng đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu ở khối học sinh tiểu học và khối
học sinh THPT.
- Phát triển thêm các nội dung và thông tin dựa trên các sản phẩm tuyên
truyền hiện có.
- Xây dựng các biện pháp với các sản phẩm tuyên truyền đa dạng và phong
phú hơn.

15
E. TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Đỗ Vân Nguyệt và công sự (2011), Giảm nhẹ rủi ro thiên tai và ứng
phó với biến đổi khí hậu, Live&Learn.
2. Mai Trọng Nhuận và cộng sự (2015), Sự thay đổi của cực đoan khí hậu
và thiên tai tới hệ sinh thái và hệ nhân sinh, SREX-VN.
3. Phạm Tiến Dũng và cộng sự (2017), Rủi ro thiên tai – Biến đổi khí hậu
và hành đông của doanh nghiêp Việt Nam, Phòng thương mại và công
nghiêp Việt Nam.
4. Jung Eun Oh và cộng sự (2019), Giải quyết Vấn đề Biến đổi Khí hậu
trong ngành Giao thông Vận tải, Ngân hàng Thế giới.
5. Lê Anh Tuấn (2009), Phương pháp lồng ghép biến đổi khí hậu vào kế
hoạch phát triển kinh tế - xã hội đại phương, Trung tâm Bảo tồn và Phát
triển Tài nguyên Nước (WARECOD).
6. Trang Web “Kho tri thức số” dung để tham khảo đồ án, luận văn, báo
cáo thực tập, tài liệu
Link: https://khotrithucso.com
7. Trang Web “Tổng cục khí tượng thủy văn Việt Nam”
Link: http://kttvqg.gov.vn
8. Trang Web “Trung tâm ứng phó sự cố an toàn môi trường”
Link: https://ungphosuco.vn

Tiếng Anh:
9. Trang Web “National Climate Assessment”
Link: https://nca2014.globalchange.gov
10. Trang Web “National Geographic”
Link: https://www.nationalgeographic.com/
11. Trang web “World Heath Organization”
Link: https://www.who.int
12. Trang web “NASA Climate”
Link: https://climate.nasa.gov
13. Trang web “New Scientist”
Link: https://www.newscientist.com
14. Trang web “Inside Climate News”
Link: https://insideclimatenews.org

16
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1:
MÃ NGUỒN SẢN PHẨM TUYÊN TRUYỀN CÁC HIỆN TƯỢNG THỜI
TIẾT CỰC ĐOAN VÀ THIÊN TAI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

SỔ TAY FANPAGE FACEBOOK


Link: https://bit.ly/2nErGR3 Link: http://bit.ly/2pnoV78

WEBSITE YOUTUBE CHANNEL


Link: https://bit.ly/2ouMiLC Link: https://bit.ly/2owrEur

PHỤ LỤC 2: NỘI DUNG PHIẾU KHẢO SÁT ĐỢT 1


Phiếu Khảo Sát
Bạn học khối nào?
 6
 7
 8
 9

I. Bạn biết gì về Các Hiện Tượng Thời Tiết Cực Đoan & Thiên Tai
1. Bạn đã từng nghe "Các Hiện Tượng Thời Tiết Cực Đoan & Thiên Tai"
(EW)?
 Có
 Không
2.Bạn thường biết về EW qua các kênh nào? (nếu trả lời "có" ở câu trên)
(được chọn nhiều đáp án)
¨ Web
¨ Facebook
¨ You tube
¨ Báo chí
¨ Mục khác: …
3. Nếu được chọn lựa cách tiếp cận EW thì bạn mong muốn được tìm hiểu
qua kênh nào? (được chọn nhiều đáp án)
¨ Web
¨ Facebook
¨ You tube
¨ Sách báo
¨ Sổ tay
¨ Mục khác: …
4. Theo bạn thì nguyên nhân nào thường làm cản trở việc tìm hiểu kiến
thức về EW? (được chọn nhiều đáp án)
¨ Kiến thức về EW quá hàn lâm và khó hiểu
¨ Quá ít các nguồn tham khảo về kiến thức này
¨ Hình thức trình bày quá khô cứng và thiếu sinh động ( chủ yếu là chữ viết,
hình ảnh kém thu hút)
¨ Mục khác: …

II. Thử Tài Nhạy Bén Của Bạn Về Môi Trường Xung Quanh Nào
Hãy trả lời xem những biểu hiện sau đại diện tiêu biểu cho hiện tượng thời tiết
nào nhé!!!
1. Giả sử bạn về quê và thấy ruộng nương nứt nẻ, khô cằn, sông thì cạn.
Bạn sẽ nghĩ đến hiện tượng thời tiết & thiên tai nào?
.....................................................................................................................................
2. Giả sử bạn đi chơi ở Tây Bắc và tình cờ thấy trâu, bò chết cóng; ai ai
cũng mặc áo ấm, quàng khăn cổ. Bạn sẽ nghĩ đến hiện tượng thời tiết &
thiên tai nào?
.....................................................................................................................................
3. Giả sử bạn có dịp đi miền trung nhưng ngay lúc đó lại thấy mưa lớn, gió
quật dữ dội, cây đổ, nhà tốc mái. Ba bạn thì bảo đây là hiện tượng xảy ra
rất phổ biến ở miền trung nước ta. Bạn sẽ nghĩ đến hiện tượng thời tiết &
thiên tai nào?
.....................................................................................................................................
4. Có dịp đi chơi ra miền Bắc và tình cờ bạn thấy nước sông dâng rất
nhanh, nhanh đến nỗi người dân không kịp thu dọn đồ và rất nhiều thứ bị
cuốn đi. Bạn sẽ nghĩ đến hiện tượng thời tiết & thiên tai nào?
.....................................................................................................................................
5. Bạn bất ngờ nhìn thấy một vòi xoáy đang tiến lại, nó hút hết mọi vật từ
dưới mặt đất vào và đem chúng lên cao bắn ra. Bạn sẽ nghĩ đến hiện tượng
thời tiết & thiên tai nào?
.....................................................................................................................................
6. Một hôm nọ vào ban ngày bạn thấy trời giông mạnh, mây đen kịt; ban
đêm thì sấm sét, gió thổi đều, môt lúc thì bạn nghe tiếng "lộp cộp" trên mái
nhà. Bạn sẽ nghĩ đến hiện tượng thời tiết & thiên tai nào?
.....................................................................................................................................
7. Cá trong hồ nhà bạn di chuyển bất thường, xung quay bạn thấy các động
vật cứ thường xuyên kêu to hay khó chịu. Bạn sẽ nghĩ đến hiện tượng thời
tiết & thiên tai nào?
.....................................................................................................................................
8. Một ngày đẹp trời đang đi tắm biển bạn bất ngờ khi thấy nước biển rút
ra thật xa bờ. Bạn sẽ nghĩ đến hiện tượng thời tiết & thiên tai nào?
.....................................................................................................................................
PHỤ LỤC 3: NỘI DUNG PHIẾU KHẢO SÁT ĐỢT 2
Phiếu Khảo Sát Sự Hiểu Biết Của Học Sinh THCS Về Các Hiện Tượng Thời
Tiết Cực Đoan & Thiên Tai

I. Phần kiểm tra kiến thức sau khi tiếp xúc với các sản phẩm nâng cao khả
năng hiểu biết của học sinh thcs về các hiện tượng thời tiết cực đoan &
thiên tai
1. Ba cấp độ của nắng nóng có biên độ nhiệt lần lượt là?
 Nắng nóng: 35°C-37°C; Nắng nóng gay gắt: 37°C-39°C; Nắng nóng đặc
biệt gay gắt: >39°C
 Nắng nóng: 34°C-36°C; Nắng nóng gay gắt: 36°C-38°C; Nắng nóng đặc
biệt gay gắt: >38°C
 Nắng nóng: 35°C-37°C; Nắng nóng gay gắt: 37°C-40°C; Nắng nóng đặc
biệt gay gắt: >40°C
 Nắng nóng: 33°C-35°C; Nắng nóng gay gắt: 35°C-37°C; Nắng nóng đặc
biệt gay gắt: >37°C
2. Ba bệnh thường gặp khi tiếp xúc với không khí lạnh?
 Viêm tai giữa, viêm phế quản, cháy nắng
 Viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi
 Viêm tai giữa, viêm phế quản, tiêu chảy
 Viêm tai giữa, viêm phế quản, tay chân miệng
3. Bão thường được hình thành ở đâu?
 Đất liền
 Đại dương
 Lòng đất
 Vũ trụ
4. Mưa lũ được hình thành như thế nào?
 Mưa lớn ở vùng cao- dồn nước chảy xuống vùng thấp- với tốc độ và luu
lượng lớn dẫn mưa lũ
 Mưa lớn ở vùng thấp- dồn nước chảy lên vùng cao- với tốc độ và luu
lượng lớn dẫn mưa lũ
 Mưa lớn và động đất ở vùng cao- dồn nước chảy xuống vùng thấp- với
tốc độ và luu lượng lớn dẫn mưa lũ
 Mưa lớn và bão ở vùng cao- dồn nước chảy xuống vùng thấp- với tốc độ
và luu lượng lớn dẫn mưa lũ
5. Lốc xoáy có mấy cấp độ?
3
4
5
6
6. Cách nhận biết mưa đá vào ban ngày và ban đêm?
 Ban ngày: giông mạnh, mây trắng; Ban đêm: sấm sét, gió thổi đều
 Ban ngày: giông mạnh, mây đen kịch; Ban đêm: sấm sét, gió thổi đều
 Ban ngày: giông mạnh, mây đen kịch; Ban đêm: lốc xoáy, gió thổi đều
 Ban ngày: giông nhẹ, mây đen kịch; Ban đêm: sấm sét, gió thổi đều
7. Người ta đo động đất dựa và đơn vị nào?
 Met
 Colomb
 Richter
 Newton
8. Hai nguyên nhân chính dẫn tới sóng thần?
 Động đất dưới lòng biển, núi lửa phun trào dưới lòng biển
 Động đất dưới lòng biển, núi lửa phun trào trên đất liền
 Bão mạnh trên biển, núi lửa phun trào dưới lòng biển
 Động đất dưới lòng biển, lốc xoáy
9. Bạn sẽ làm gì để không bị các triệu chứng bệnh khi thời tiết nắng nóng?
 Chia nhỏ lượng nước uống trong ngày; Dùng đồ sáng màu, thoáng, thấm
mồ hôi; Rèn luyện thể chất
 Chia nhỏ lượng nước uống trong ngày; Dùng đồ tối màu, thoáng, thấm
mồ hôi; Rèn luyện thể chất
 Uống thật nhiều nước mỗi lần; Dùng đồ sáng màu, thoáng, thấm mồ hôi;
Rèn luyện thể chất
 Chia nhỏ lượng nước uống trong ngày; Dùng đồ sáng màu, thoáng, thấm
mồ hôi; Ngồi yên một chỗ
10. Trong các sản phẩm sau đây sản phẩm nào là phù hợp để giữ ấm cơ thể
trong điều kiện thời tiết giá rét?
 Uống rượu bia
 Đốt than trong phòng kín để giữ ấm
 Ra ngoài vào rạng sáng và đêm sương
 Luôn mặc quần áo dày để giữ ấm
11. Hai việc cần làm khi nghe tin bão sắp tới?
 Gọi cứu trợ; Chạy tới vùng cao (đỉnh núi)
 Gọi cứu trợ; Núp dưới cây cao
 Gọi cứu trợ; Núp vào nhà
 Gọi cứu trợ; Núp trong lều dã ngoại
12. Hai việc cần làm khi lũ tới?
 Mang theo túi đồ sơ tán; Tới gần bờ sông
 Mang theo túi đồ sơ tán; Tới gần cóng, rãnh
 Mang theo túi đồ sơ tán; Núp dưới cây cao
 Mang theo túi đồ sơ tán; Di chuyển ra khói nhà khi có thông tin từ chính
quyền
13. Nếu bạn đang lái xe ở một xa lộ trống trải và một cơn lốc xoáy đang
đuổi theo sau thì bạn sẽ làm gì?
 Dừng xe lại và ra khỏi xe để chạy thoát
 Không làm gì cả vì cơn lốc xoáy không thể cuốn chiếc xe lên không được
 Tiếp tục chạy xe về phía trước tránh cơn lốc xoáy bắt kịp
 Dừng xe lại và ra khỏi xe đi tìm vật để bám như cây to, …
14. Hai việc cần làm khi đang có cơn mưa đá xuất hiện?
 Trốn dưới gầm bàn; Đội nón thời trang
 Trốn dưới gầm bàn; Đội nón bảo hiểm
 Trốn dưới gầm bàn; Ra ngoài kiểm tra tình hình ngay sau khi hết mưa đá
 Trốn dưới những vật nhẹ; đội nón bảo hiểm
15. Nếu bạn đang đi chơi trên phố (hai bên là nhà) thì bỗng nhiên có động
đất, khi đó bạn nên đứng ở vị trí nào trên mặt đường?
 Hai mép đường (vỉa hè)
 Đứng giữa đường
 Đứng đâu cũng an toàn
 Đứng dưới cây cao
16. Theo bạn việc cấp thiết nhất cần làm khi sóng thần đến là gì?
 Bám lấy khúc gỗ
 Nghe tin từ chính quyền
 Chạy ngay sâu vào đất liền
 Chuẩn bị túi đồ sơ tán
17. Ở vùng đồng bằng sông Cửu Long ở nước ta, người dân có một lối sống
đặc trưng được gọi là?
 Sống chung với bão
 Sống chung với thùy triều
 Sống chung với hạn hán
 Sống chung với lũ
18. Theo bạn việc chặt phá rừng đầu nguồn sẽ gây ra hậu quả gì?
 Giúp cho nước sông chảy và lưu thông tốt
 Xảy ra tình trạng mưa lũ, lũ quét, sạt lở đất
 Không còn rừng đầu nguồn để giảm lực của bão khi vào đất liền
 Mưa đá xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều
19. Theo bạn thực trạng nóng lên toàn cầu có ảnh hưởng như thế nào tới
biến đổi khí hậu toàn cầu?
.....................................................................................................................................
20. Hãy nêu 4 sản phẩm để giúp bảo vệ môi trường?
.....................................................................................................................................
II. Đánh Giá Chung
1.Nhìn chung, bạn thấy các sản phẩm của nhóm chúng mình như thế nào?
 Rất dễ hiểu và đặc sắc
 Tương đối dễ hiểu và ấn tượng
 Đôi khi khó hiểu và ấn tượng mờ nhạt
 Cực kì khó hiểu và không có ấn tượng gì
2. Bạn thấy sổ tay về hình thức và nội dung có sinh động và phù hợp với các
bạn học sinh THCS không?
 Rất sinh động và phù hợp
 Sinh động và phù hợp
 Bình thường
 Thiếu sinh động và phù hợp
3. Bạn cảm thấy như thế nào về Fanpage Facebook?
 Rất thích
 Thích
 Bình thường
 Không thích
4. Bạn cảm thấy như thế nào về Website?
 Rất thích
 Thích
 Bình Thường
 Không Thích
5. Bạn cảm thấy kênh như thế nào về kênh Youtube?
 Rất Thích
 Thích
 Bình thường
 Không thích

You might also like