Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 36

Những sai lầm thường gặp

trong cấp cứu – hồi sinh tim phổi

TS.BS Đỗ Quốc Huy


Mục tiêu

 Nhận diện được các sai lầm thường gặp trong thực tế cấp

cứu hồi sinh tim phổi.

 Thảo luận được từng sai lầm cụ thể về thực trạng, nguyên

nhân và cách khắc phục, phòng tránh sai lầm.

 Nắm được yêu cầu của cấp cứu hồi sinh tim phổi là phải có

tổ chức, thực hiện sớm và có chất lượng.


Đại cương
 Ngưng tim = ngưng tuần hoàn - hô hấp.

 Là cấp cứu khẩn cấp có thể xảy ra bất kì nơi nào: đường

phố, bệnh viện, công trường, bãi biển, gia đình, …


 Xử trí cấp cứu = Hồi sinh Tim - Phổi:
➢ Phân loại tùy theo phương tiện và trình độ người CC:
 HSTP cơ bản: Basic Life Support - BLS.

 HSTP cao cấp: Advanced Cardiac Life Support - ACLS.

➢ Nhằm mục đích:


 Cung cấp tuần hoàn và hô hấp nhân tạo.

 Phục hồi tuần hoàn - hô hấp tự nhiên có hiệu qủa và tạo ĐK phục hồi não
Hồi sinh tim – phổi = chuỗi sống còn

Phát hiện & gọi cấp cứu

CPR ngay, ép tim là chính

Khử rung sớm

Hồi sinh TP nâng cao

Điều trị sau hồi sinh


Chất lượng cấp cứu quyết định dự hậu

 Dự hậu BN ngưng tim đột ngột phụ thuộc vào nhiều yếu tố:
➢ Bản chất và nguyên nhân gây ngưng tim phổi

➢ Chất lượng cấp cứu HSTP (tổ chức & kỹ thuật CPR, thời gian từ

lúc ngưng tim đến khi được hồi sinh tim có hiệu quả): quyết định

 Chất lượng HSTP chưa cao do còn có các sai lầm:


➢ Tổ chức công việc cấp cứu HSTP chưa tốt.

➢ Bỏ phí nhiều thời gian vào những việc không cần thiết.

➢ Kỹ thuật thực hiện cấp cứu HSTP không đạt.


Cải thiện chất lượng – cải thiện dự hậu

 Nhiều nghiên cứu cho thấy:


➢ Nếu được huấn luyện tốt, trang bị đủ và tổ chức hợp lý thì tỷ lệ cứu

sống BN ngưng tim đột ngột có thể lên đến 49 - 74%.


➢ Nếu được hồi sinh tim phổi ngay và được khử rung tim trước 5

phút thì tỷ lệ sống sót có thể tăng từ 2 – 3 lần. Emerg Med J. 2007;24(2):134.

 Thực tế:
➢ Có nhiều trường hợp HSTP được thực hiện thiếu chuyên nghiệp

➢ Ngay cả một số bác sĩ cũng không biết xử trí cấp cứu HSTP đúng

cách (ép tim quá chậm, quá nông, ngưng ép quá lâu…)!
Sai lầm thứ nhất:

Thiếu tổ chức


Thực trạng – vô tổ chức
 Nhiều trường hợp HSTP được làm không có tổ chức

 Trong hồi sinh tim phổi đơn lẻ:

➢ Không biết cần làm việc gì trước việc gì sau?

➢ Không biết cách làm một mình như thế nào?

 Trong hồi sinh tim phổi theo nhóm:

➢ Không phân công cụ thể công việc cho từng thành viên

➢ Không phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên.

➢ Nhiều người ra lệnh, không người thực hiện, …


Nguyên nhân
 Cấp cứu ngưng TH-HH chưa được coi trọng đúng mức:

➢ Trong xã hội – cộng đồng: chính quyền chưa quan tâm, người dân

thiếu kiến thức tối thiểu.

➢ Trong ngành y: cán bộ quản lý, NVYT chưa được huấn luyện

 Còn tồn tại nhiều quan niệm không đúng:

➢ Ngưng tim chỉ xảy ra ở bệnh viện, là việc của ngành y

➢ Ngưng tim là tim không đập → tìm bằng chứng tim không đập

➢ Xử trí cấp cứu ngưng tim = xoa bóp tim


Biện pháp khắc phục
 Tăng cường công tác truyền thông y tế để cải thiện …

 Tăng cường huấn luyện HSTP:


➢ BLS trong cộng đồng: HSSV, viên chức, CN, …

➢ BLS và ACLS cho NVYT: mọi NV trong BV, khoa hay gặp NT …

 Huấn luyện chuẩn: kiến thức - kỹ năng theo tình huống


➢ Một người CC: gọi hỗ trợ – ép tim – thổi ngạt nhịp nhàng

➢ Theo nhóm: phân công cụ thể, phối hợp nhịp nhàng

 Xây dựng các quy trình xử trí phù hợp: Ai? Làm gì? Khi

nào? Ở đâu?
Khi có một mình phát hiện BN ngưng tim

 Gọi giúp đỡ trước hay HSTP trước?

 Nên gọi giúp đỡ trước:

➢ Nếu chứng kiến BN đột ngột “đổ sụp”

➢ Không thở hay thở ngáp

 Sau đó, tiến hành HSTP ngay

➢ Ép tim trước: 30 lần

➢ Rồi thổi ngạt: 2 cái


Khi làm việc theo nhóm

Trưởng nhóm Thành viên


 Tổ chức công việc nhóm  Nắm vững nhiệm vụ

 Giám sát và hỗ trợ.  Thông báo khi bắt đầu và kết

 Theo “hiệp đồng vòng kín” thúc nhiệm vụ.


➢ Ra mệnh lệnh  Phối hợp nhịp nhàng
➢ Xác nhận đã hoàn thành
 Thông báo kịp thời khi có bất
➢ Ra mệnh lệnh mới
thường…
Sơ đồ bố trí nhóm hồi sinh tim phổi
(ví dụ)

Thành viên 1 Trưởng nhóm


−Đảm nhiệm C và D ... −Trưởng nhóm: chỉ đạo.

−Bám sát đánh giá C và D −Đảm nhiệm A và B

−Thực hiện thủ thuật khác Thành viên 2


Thành viên 3 −Giúp trưởng nhóm.

−Chạy ngoài −Ghi hồ sơ

−Thay thế khi cần −Thay thế thành viên 1


Sơ đồ bố trí nhóm hồi sinh tim phổi
Tổ chức nhóm cấp cứu HSTP tại chỗ

 Tổ chức kip cấp cứu tại mỗi khoa có BN

 Chuẩn bị theo nhiều kịch bản soạn sẵn

 Trang bị máy phá rung cho các khoa nhiều nguy cơ

 Huấn luyện cho mọi CBNV trong bệnh viện:

➢ Gián tiếp, NV văn phòng, bảo vệ, lái xe, …: BLS

➢ Trực tiếp, NV khối HSCC: ACLS


CPR – hiệp đồng nhóm
Sai lầm thứ hai
Bỏ phí nhiều thời gian
Thực trạng - Bỏ phí thời gian
 Để xác định ngưng tim, :
➢ Khi mạch quay = 0 và huyết áp = 0

➢ Khi nghe tim, sờ mỏm tim không thấy đập, điện tim đẳng điện.

 Để phát hiện nhịp thở: “Look, listen and Feel for Breathing”

 Để huy động trang bị - phương tiện hồi sinh TP:


➢ Có đến 1/3 BN ngưng tim không được HSTP đúng nghĩa:

➢ Phải đi mượn, chờ mở kho, xin ý kiến chỉ đạo…

 Để đánh giá hiệu quả HSTP, để thay người, để đặt NKQ…


Nguyên nhân
 Chưa thấy tầm quan trọng của “thời gian là tính mạng”.

 Thiếu kiến thức và không cập nhật

 Quy trình HSTP bắt đầu bằng công việc A – B:

➢ Khó làm trong thực tế và

➢ Tâm lý ngán ngại,

 Sợ lây nhiễm chéo khi thổi miệng qua miệng.


Biện pháp khắc phục
 Truyền thông, huấn luyện: “thời gian là tính mạng”.

 Đơn giản hóa quy trình cấp cứu HSTP: C–A–B–D (2010)
➢ Loại bỏ “Look, listen and Feel for Breathing”

➢ Chỉ ép tim (Hand-Only CPR) nếu không chuyên nghiệp

 Trang bị đủ (…) và sẵn sàng mới hy vọng cứu sống BN:
➢ Xắp xếp dụng cụ cấp cứu ngay trong tầm tay

➢ Cắm điện để charge máy phá rung liên tục.

 Trưởng nhóm giám sát thời gian thực hiện gián đoạn HSTP
Đơn giản hóa quy trình – BLS

 Loại bỏ “Look, listen and Feel

for Breathing”

 Chỉ ép tim (Hand-Only CPR)

 Thay đổi trình tự C-A-B-D

 Hướng đến nâng cao chất

lượng HSTP
Đơn giản hóa quy trình – ACLS
 Nâng cao chất lượng HSTP

➢ Ép ≥ 5 cm và ≥ 100 l/ph.

➢ Lồng ngực giãn nở hoàn toàn

➢ Giảm tối đa gián đoạn.

➢ Tránh thông khí quá mức.

➢ Đổi người mỗi 2 phút

➢ Theo dõi CO2 thở ra


Tại sao lại phải thay đổi quy trình?
 Nhằm rút ngắn thời gian để bắt đầu ép tim

➢ Mở thông đường thở chiếm mất hơn 30”

➢ PAO2 , PaO2 vẫn còn đủ ở những phút đầu sau ngưng tim

 Hầu hết ngưng tim đột ngột là do rung thất, nhanh thất VM

➢ Ép tim đúng: đủ mạnh, đủ nhanh và

➢ Khử rung sớm sẽ quyết định lưu lượng máu não

 Nếu đủ người: tiến hành đồng thời


Chuỗi sống còn – sinh mạng: sớm

Phát hiện Ép tim Phá rung KT cao


sớm sớm sớm sớm
Sai lầm thứ ba:
Kỹ thuật không đúng
Thực trạng – HSTP không đạt kỹ thuật

 Khảo sát thực tế HSTP: hầu hết không đạt về kỹ thuật


➢ Ép tim ngoài lồng ngực.

➢ Thổi ngạt hoặc bóp bóng hay thở máy.

➢ Khử rung tim…

 Kiến thức không cập nhật:


➢ Thủ thuật:

➢ Dùng thuốc:
Kỹ thuật ép tim không đúng

 Ép tim sai động tác: bàn tay, khuỷu tay, vị trí, …

 Ép tim không đủ mạnh ≥ 5 cm.

 Ép tim không đủ nhanh ≥ 100 lần/phút.

 Gián đoạn ép tim (KT mạch, thay người, …) quá lâu ≥10 s.
Kỹ thuật thông khí NT, khử rung sai

 Thổi ngạt hay bóp bóng quá nhanh ≥ 10 lần/phút (tăng TK)

 Không phối hợp nhịp nhàng giữa ép tim và thổi ngạt khi

chưa có ống NKQ.

 Khử rung nhiều lần liên tiếp, hoặc liều tăng dần

 Sử dụng máy khử rung không an toàn


Không cập nhật kỹ thuật
 Không thực hiện ép tim/thổi ngạt theo tỷ lệ 30/2.

 Vẫn dùng “cú đấm trước tim” thay cho ép tim.

 Vẫn cố gắng bằng mọi giá đặt đường TM trung tâm.

 Tìm mọi cách phải đặt bằng được ống NKQ để HSTP.

 Vẫn tiêm chích thuốc trực tiếp vào tim.

 Không kiểm chứng bằng máy theo dõi sóng capnography.

 Không điều chỉnh FiO2 sao cho SpO2 > 94%.


Không cập nhật điều trị
 Không khuyến cáo dùng Atropin trong hoạt động điện vô

mạch/vô tâm thu

 Khuyến cáo dùng thuốc tăng nhịp (chronotropic) thay thế để

tạo nhịp khi nhịp chậm HĐH không ổn định/có triệu chứng

 Adenosine: hiệu quả và an toàn trong điều trị và chẩn đoán

phân biệt nhịp nhanh phức bộ QRS rộng, đều và đơn dạng.

 Bổ sung “chăm sóc sau ngừng tim” vào chuỗi sống còn.
Nguyên nhân không đạt kỹ thuật
 Không được huấn luyện hay huấn luyện không đạt chuẩn:

➢ Không bố trí đủ thời gian để từng người thực hành kỹ năng

➢ Không có đủ trang thiết bị huấn luyện tối thiểu

➢ Không lượng giá kỹ năng sau huấn luyện.

 Không đủ sức khỏe để làm HSTP có chất lượng.

 Không cập nhật, kiểm tra lại định kỳ


Biện pháp khắc phục

Huấn luyện: kiến thức và kỹ năng BLS và ACLS


Trang bị đủ dụng cụ cấp cứu hồi sinh tim phổi
Kết luận
 Chất lượng cấp cứu HSTP không cao do các sai lầm:

➢ Thiếu tổ chức công việc HSTP .

➢ Mất nhiều thời gian vô ích.

➢ Không đúng kỹ thuật.

 Cần tìm mọi cách để cải thiện chất lượng HSTP:

➢ Huấn luyện phổ cập BLS cho cộng đồng và tất cả NVYT

➢ Huấn luyện ACLS cho NV khối cấp cứu

➢ Trang bị đủ máy phá rung cho các nơi có nguy cơ cao.
Xin cám ơn sự chú ý!
Đỗ Quốc Huy
Tel: 0903.723.769
Email: doquochuymd@gmail.com

You might also like