Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

CHUYÊN ĐỀ VĂN HỌC LÃNG MẠN VIỆT NAM 1930-1945

PHẦN I: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN


I. Khái niệm:
Chủ nghĩa lãng mạn là một trào lưu giải phóng cá nhân khỏi những ràng buộc về luân lý và phận
vị xã hội, mà cụ thể là sự giải phóng cảm xúc.
II. Quá trình hình thành (xuất hiện ở đâu, thời gian nào?)
Năm 1789 giai cấp tư sản Pháp lật đổ chính quyền phong kiến chuyên chế, lập nên sự thống trị
của giai cấp tư sản, điều này làm dâng lên phong trào cách mạng dân chủ tư sản và phong trào
giải phóng dân tộc ở khắp châu Âu.
Đi liền với phong trào này là sự bấp bênh, hỗn loạn của hiện thực xã hội, lí tưởng của chủ
nghĩa Khai sáng bị hủy diệt, sự thất vọng ăn sâu lan rộng trong xã hội.
Cách mạng Pháp không theo con đường "Tự do - Bình đẳng - Bác ái" như khẩu hiệu đề ra làm
cho nhiều tầng lớp (quý tộc, trí thức, bình dân...) đều thất vọng. Chính những điều trên đã dẫn
đến hiện tượng phủ nhận thực tại sau cách mạng thể hiện qua nhiều thái độ khác nhau. Sự phủ
nhận của các tầng lớp nhân dân đối với xã hội mới thiết lập sau Cách mạng Pháp do nhiều
nguyên nhân khác nhau: sự thất vọng sâu xa về cơ chế xã hội đã không đáp ứng được khát vọng
tự do, dân chủ và hạnh phúc của nhân dân. Từ đó dẫn đến nhiều thái độ khác nhau trước thực tế
xã hội và trong sáng tác văn học, đồng thời đây cũng là tiền đề lịch sử dẫn đến sự ra đời của văn
học lãng mạn Pháp.
"Chủ nghĩa lãng mạn là phản ứng đầu tiên đối với Cách mạng Pháp và tư tưởng khai sáng
gắn liền với cuộc cách mạng đó." (Karl Marx)
"Chủ nghĩa lãng mạn là sự ghê tởm đối với thực tại và nguyện vọng muốn thoát ra khỏi thực
tại đó." (Emile Faguet)
III. Nguyên tắc phản ánh
Đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa lãng mạn là tinh thần hướng về lí tưởng. Rất khác so với tinh
thần chú trọng hiện thực, nhìn thẳng vào sự thật, trung thành với hiện thực của chủ nghĩa hiện
thực, chủ nghĩa lãng mạn luôn hướng về và truy tìm lí tưởng với tinh thần vượt lên trên hiện
thực, dùng lí tưởng chủ quan thay thế hiện thực khách quan, dốc toàn lực để biểu hiện một viễn
cảnh cuộc sống mà con người nên có.
Các nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa lãng mạn: Đề cao sự mộng tưởng, tình cảm, sự tự do.
IV. Tác giả tác phẩm tiêu biểu (của chủ nghĩa lãng mạn trên TG)

 Văn học Pháp: Victor Hugo với tập thơ Tia sáng và bóng tối, tiểu thuyết Nhà thờ đức bà
Paris, Những người khốn khổ, kịch Hernani; René của François-René de Chateaubriand.
 Văn học Anh: Tên cướp Biển, Don Juan... của G.Gordon Byron.
 Văn học Đức: Những tên cướp của Friedrich Schiller.
PHẦN II. TÌM HIỂU CHỦ NGHĨA LÃNG MẠN TRONG VĂN HỌC VIỆT NAM 1930 –
1945
I. Bối cảnh lịch sử xã hội
Khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, văn hóa Pháp, văn hóa châu Âu đã du nhập, tạo ảnh
hưởng vào Việt Nam, trong đó hạt nhân của nó là tư tưởng đề cao tự do cá nhân đã tác động
không nhỏ tới cảm xúc, lý trí của người tri thức.
Cuộc khủng bố quy mô toàn quốc của thực dân Pháp những năm 1930 đã gây nên một bầu
không khí hoang mang, lo sợ đối với các tầng lớp thanh niên tri thức.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu 1929 – 1933 ập tới Đông Dương, gây nên nhiều khó khăn
hơn nữa cho đời sống nhân dân, góp phần thêm bi quan vào bầu không khí u ám đó.
Những người tri thức mang tâm trạng chán nản, muốn thoát li thực tại, xa lánh đời sống chính
trị. Sẵn có tư tưởng tự do cá nhân, họ tạo ra các tác phẩm văn chương với nội dung và mục đích
thoát ly thực tại, đào sâu vào thế giới của cái tôi, nội cảm => chủ nghĩa lãng mạn ra đời.

II. Những chặng đường phát triển


1. Thời kì 1932 – 1935:
Thời kỳ này, phong trào Thơ Mới và văn chương Tự lực văn đoàn hầu như đồng nhất, chưa có sự
phân hóa. Nội dung, tư tưởng có những yếu tố tiến bộ, tích cực nhất định.
Thơ Mới thời kì này khẳng định tên tuổi của Thế Lữ, Lưu Trọng Lư, Huy Thông, Nguyễn Nhược
Pháp, Vũ Đình Liên với những bài thơ trong sáng, thấm tinh thần dân tộc như “Nhớ rừng”,
“Tiếng gọi bên sông”, “Chùa Hương”, “Con voi già”... Văn chương của Tự lực văn đoàn cũng
có 1 số tác phẩm có giá trị như “Hồn bướm, mơ tiên” , “Gánh hàng hoa”... ca ngợi tình yêu tự
do, “Nửa chừng xuân”, “Đoạn tuyệt”... đấu tranh cho quyền sống cá nhân, phê phán gia đình
phong kiến.
Ngoài sự đóng góp của các tác giả, các cuộc tranh luận văn học sôi nổi thu hút được sự tham gia
tích cực của văn giới, của nhiều tờ báo – nơi quy tụ văn chương của các nhà văn, nhà thơ của
phong trào văn học lãng mạn đóng 1 vai trò lớn trước sự thắng thế của văn học lãng mạn thời kì
này.

2. Thời kì 1936 – 1939:


Bắt đầu có sự phân hóa do ảnh hưởng của phong trào Mặt trận Dân chủ. Về văn xuôi, có một số
nhà văn có xu hường nghiêng về bình dân, trong tác phẩm có nhiều yếu tố hiện thực và nhân đạo
(Thạch Lam, Trần Tiêu). Một số nhà văn lãng mạn như Nhất Linh, Hoàng Đạo đã bắt đầu quan
tâm đến những cảnh “tối tăm” ở thôn quê.
Về thơ ca nói chung, có sự phân hóa giữa các trào lưu thơ cách mạng, thơ trào phúng, thơ hiện
thực; nhưng trong Thơ mới lãng mạn thì sự phân hóa rất ít mà chủ yếu đào sâu vào cái tôi cá
nhân. Khi phong trào cách mạng của quần chúng rầm rộ lên cao trong thời kì Mặt trận Dân chủ
thì cái tôi đó của Thơ mới hiện ra lạc lõng.
Vẫn còn đó những gương mặt tiêu biểu đại diện cho thời kì tiền thoái này: lòng yêu cuộc sống da
diết trong thơ Xuân Diệu; nỗi đau xót quằn quại, lòng yêu thương trân trọng con người của Huy
Cận, Tế Hanh, Lưu Trọng Lư; tâm sự yêu nước và nỗi tiếc nuối một thời quá khứ của Chế Lan
Viên...

3. Thời kỳ 1940 – 1945:


Sau 1939, phong trào cách mạng bị khủng bố dữ dội, đời sống trở nên túng quẫn, khó khăn. Các
nhà lãng mạn, Tự lục văn đoàn, Thơ mới rơi vào cảnh bế tắc. Những tác phẩm càng ngày càng
mang khuynh hướng tiêu cực, mang màu sắc hiện đại chủ nghĩa như “Đẹp”, “Bướm trắng”,...
Thơ mới đi vào thời kì thoái trào với các tập thơ “Thơ say” – Vũ Hoàng Chương; “ Kinh cầu tự”,
“Vũ trụ ca” – Huy Cận; “Vàng sao” – Chế Lan Viên;...
Như vậy có thể nói là con đường đi của văn học lãng mạn là con đường ngày càng xuống dốc.
Càng đến gần CMT8 thì trào lưu này càng lộ rõ những bạc nhược, những hạn chế của nó. Nguyên
nhân sâu xa là do nghệ sĩ lãng mạn ngay từ đầu đã tách biệt mình khỏi đời sống xã hội, đứng
ngoài cuộc đấu tranh lành mạnh giải phóng dân tộc của quần chúng nhân dân.

III. Những thành tựu (ND, NT)

1. Nghệ thuật
- Xây dựng những hình tượng có tính chất cá biệt, biệt lệ.
- Tiểu thuyết, truyện ngắn trữ tình, đặc biệt là thơ trữ tình phát triển
- Sử dụng thủ pháp tương phản, khoa trương, phóng đại, ngôn ngữ giàu sức biểu hiện cảm xúc.

2. Nội dung
- Bắt đầu cho quá trình hiện đại hóa, đánh dấu những bước quan trọng.
- Thể hiện chủ nghĩa yêu nước:
+Thể hiện qua thiên nhiên đất nước
+ Phong tục đất nước
+Yêu tiếng Việt
- Sự thức tỉnh mãnh liệt của ý thức cá nhân.
IV. Cảm hứng chủ đạo
Cảm xúc buồn, nỗi đau được xem là tình cảm đẹp.
Hướng tới những cái phi thường có tính biệt lệ.
Xây dựng những hình tượng con người vượt lên thực tại của đời sống của hoàn cảnh, hướng tới
một cái gì tốt đẹp và thánh thiện hơn hiện thực.

V. Tìm hiểu một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu


Chữ người tử tù – Nguyễn Tuân
Hai đứa trẻ - Thạch Lam
Vội vàng – Xuân Diệu
Từ ấy – Tố Hữu

You might also like