Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

THẢO LUẬN 2:

1.1 Xây dựng cnxh và bảo vệ Tổ quốc 1975-1981


I . Xây dựng cnxh
a. CM Việt Nam chuyển sang giai đoạn mới
- Sau thắng lợi kháng chiến chống Mỹ => Đất nc ta thống nhất => CMVN chuyển sang giai
đoạn mới => cả nc đi lên CNXH
- Độc lập dân tộc là điều kiện tiên quyết để ta tiến lên CNXH => nhằm bảo vệ độc lập thêm
bền vững
- Như vậy, độc lập dân tộc và thống nhất đất nước gắn liền với CNXH => con đường đó phù
hợp vs quy luật phát triển CMVN
b. Thực hiện kế hoạch 5 năm 1976-1981
- Chủ trương: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng (12-1976) đã đề ra phương
hướng, nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch 5 năm (1976-1981) => xây dựng cơ sở vật chất
của CNXH, hình thành cơ cấu kt mới, cải thiện đời sống nhân dân
- Thành tựu: Phục hồi công, nông nghiệp, giao thông vận tải
+ Nông nghiệp: Diện tích gieo trồng tăng lên gần 2tr ha, trag bị thêm máy móc
+ Công nghiệp: Nhiều nhà máy đc gấp rút xây dựng : nhà máy điện, cơ khí, xi
măng,...
+ Giao thông vận tải: Đc khôi phục, xây dựng mới nhìu tuyến đường: tuyến đường
sắt thống nhất từ HN  HCM hđ trở lại
+ Cải tạo XHCN đc đẩy mạnh => giai cấp tư bản mại bản bị xóa bỏ => đại bộ phận
nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể => thủ công nghiệp và thương mại đc sắp xếp
tổ chức lại
+ Văn hóa, giáo dục, y tế: xóa bỏ những văn hóa phản động, xây dựng văn hóa mới,
hệ thống giáo dục từ mầm non  phổ thông  đại học đều đc phát triển , công tác
chăm sóc sức khỏe ndan đc qtam
II . Bảo vệ tổ quốc
a. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Tây Nam
- Ngay sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ => tập đoàn Khơ-me Đỏ do PonPot
cầm đầu ở Campuchia => tiến hành khiêu khích, xâm phạm nhìu vùng lãnh thổ nc ta từ
Tây Ninh – Hà Tiên
- Đầu T5/1975 chúng đah chiếm đảo Thổ Chu và Phú Quốc
- 19 sư đoàn tiến đah Tây Ninh, 22/12/1978, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lấn biên giới Tây
Nam nước ta => quân VN kết hợp vs lực lượng CM Campuchia tiến công tiêu diệt lực
lượng PonPot
- 7/1/1979, PhnomPenh đc giải phóng, khơ-me đỏ bị lật đổ
- Ý nghĩa : Đem lại hòa bình cho biên giới Tây Nam
b. Cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc

1
- 1 số nhà lãnh đạo TQ đã ủng hộ PonPot nên đã khiêu khích ta dọc ở biên giới phía Bắc =>
họ dựng lên sự kiện “nanj kiều” => cắt viện trợ, rút chuyên gia
- Sáng 17/2/1979, TQ dã dùng 32 sư đoàn tiến công dọc biên giới nc ta từ Móng Cái 
Phong Thổ(Lai Châu)
- Để bảo vệ lãnh thổ quân ta đã kiên quyết đah trả => 18/3/1979, quân TQ phải rút khỏi nc
ta
- Ý nghĩa: giữ gìn hòa bình, bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ => khôi phục tình đoàn kết hữu nghị
hợp tác giữa VN-TQ-Campuchia vs tinh thần “Khép lại quá khứ, mở rộng tương lai”

1.2 Thực hiện kế hoạch 5 năm và BVTQ (1976 - 1980)


I. Thực hiện kế hoạch nhà nước 5 năm (1976-1980)
- Bối cảnh: 30/4/1975, đất nước Việt Nam thống nhất => Đại hội Đại biểu Toàn quốc của
Đảng Lao Động Việt Nam được tổ chức vào 12/1976 => Tại đây, Đại hội quyết nghị đổi tên nước
thành Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Việt Nam, khẳng
định đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội trên cả nước => Đường lối này được thể hiện bằng chủ
trương tiến hành kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 1976-1980.
- Nhiệm vụ cơ bản: 2 mục tiêu cơ bản :
+Xây dựng một bước cơ sở vậy chất – kĩ thuật của CNXH
+Bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước mà bộ phận chủ yếu là cơ
cấu công - nông nghiệp và cải thiện một đời sống vật chất, văn cho nhân dân lao động .
- Thành tựu: Phục hồi công, nông nghiệp, giao thông vận tải
+ Nông nghiệp: Diện tích gieo trồng tăng lên gần 2tr ha, trag bị thêm máy móc
+ Công nghiệp: Nhiều nhà máy đc gấp rút xây dựng : nhà máy điện, cơ khí, xi
măng,...
+ Giao thông vận tải: Đc khôi phục, xây dựng mới nhìu tuyến đường: tuyến đường
sắt thống nhất từ HN  HCM hđ trở lại
+ Cải tạo XHCN đc đẩy mạnh => giai cấp tư bản mại bản bị xóa bỏ => đại bộ phận
nông dân đi vào con đường làm ăn tập thể => thủ công nghiệp và thương mại đc sắp xếp
tổ chức lại
+ Văn hóa, giáo dục, y tế: xóa bỏ những văn hóa phản động, xây dựng văn hóa mới,
hệ thống giáo dục từ mầm non  phổ thông  đại học đều đc phát triển , công tác
chăm sóc sức khỏe ndan đc qtam
- Ý nghĩa: Kế hoạch 5 năm 1976-1980 do Đại hội IV đề ra đã đạt nhiều thành tựu trong khôi
phục kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế. Tầng lớp tư sản mại bản ở miền Nam bị xóa bỏ.
- Hạn chế:
+ Nền kinh tế còn mất cân đối, sản xuất chậm phát triển.
+ Đời sống nhân dân gặp nhìu khó khăn
+ Năng suất lđ thấp

2
2.1 Thực hiện kế hoạch nhà nước 1986-1990
*Trong 5 năm đầu của chặng đường đổi mới 1986-1990, tình hình diễn biến phức tạp, có các khó khăn
tưởng chừng khó vượt qua, ba năm liền lạm phát ở mức ba con số, đời sống những người hưởng
lương và trợ cấp xã hội giảm sút mạnh, nhiều xí nghiệp quốc doanh và hợp tác xã tiểu, thủ công nghiệp
đình đốn, thua lỗ, thậm chí phải đóng cửa; hàng chục vạn công nhân buộc phải rời xí nghiệp, hàng vạn
giáo viên phải bỏ nghề, những vụ đổ vỡ quỹ tín dụng xảy ra ở nhiều nơi. Những diễn biến quốc tế phức
tạp tác động xấu đến tình hình Việt Nam. Trong hoàn cảnh đó, Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam
đã tỏ rõ bản lĩnh vững vàng, ra sức khắc phục khó khăn, giữ vững ổn định chính trị , giải quyết những
vấn đề kinh tế xã hội cấp bách, từng bước đưa Nghị quyết Đại hội VI đi vào cuộc sống.

*Tháng 12 năm 1986, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã họp và thông qua chương trình đổi mới
kinh tế toàn diện theo ba hướng chính:
+Một là, chuyển đổi từ chính sách đơn thành phần sở hữu sang nền kinh tế nhiều thành
phần với sự tồn tại của nhiều hình thức sở hữu nhằm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả của nền
kinh tế.
+Hai là, chuyển từ cơ chế Nhà nước trực tiếp điều khiển các hoạt động của nền kinh tế
bằng kế hoạch pháp lệnh, gắn với cơ chế bao cấp, sang cơ chế kinh tế thị trường với sự quản lý của
Nhà nước ở tầm vĩ mô, bảo đảm quyền tự chủ kinh doanh của từng doanh nghiệp.
+Ba là, chuyển từ kinh tế mang nặng tính tự cung, tự cấp sang kinh tế mở cửa với thế giới
bên ngoài.
-Quán triệt các quan điểm đổi mới của Đại hội Đảng, Ủy ban Kế hoạch Nhà nước đã triển khai cụ
thể hóa thành các kế hoạch và chương trình hành động, trong đó nổi bật là ba chương trình kinh tế
lớn:
+Chương trình sản xuất lương thực, thực phẩm
+Chương trình sản xuất hàng tiêu dùng.
+Chương trình sản xuất hàng xuất khẩu.

*Trong 5 năm 1986-1990, Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện những chính sách lớn dưới hình
thức một loạt các Luật của Quốc hội, Pháp lệnh của Nhà nước:
- Hoàn thiện chế độ khoán trong nông nghiệp, giao đất cho nông dân, thừa nhận quyền tự chủ
kinh doanh của gia đình nông dân và quyền sở hữu tư liệu sản xuất của cá thể, tư nhân.
- Thừa nhận sự cạnh tranh và bình đẳng trước pháp luật của mọi tập thể và cá nhân kinh doanh
không phân biệt nguồn gốc sở hữu.
- Xoá bỏ bao cấp lương thực, hàng tiêu dùng thiết yếu cho cán bộ, công nhân viên chức và gia
đình, bù giá vào tiền lương.
- Xoá bỏ bao cấp tư liệu sản xuất cho các xí nghiệp quốc doanh.
- Tổ chức lại một bước lực lượng xuất nhập khẩu.
- Ban hành Luật đầu tư nước ngoài.

*Tuy Nhà nước đã ban hành và tổ chức thực hiện những chính sách nhưng kết quả đạt được còn hạn
chế và chưa vững chắc. Đất nước chưa hoàn toàn thoát ra khỏi khủng hoảng kinh tế-xã hội, công cuộc
đổi mới còn những mặt hạn chế, nhiều vấn đề kinh tế-xã hội nóng bỏng chưa được giải quyết. Tuy
nhiên nước ta cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể.

3
*Đầu năm 1988 có nạn đói lớn ở nhiều vùng và lạm phát còn ở mức 393,8% nhưng từ năm 1989 trở đi
Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu được mỗi năm 1 đến 1,5 triệu tấn gạo, lạm phát giảm dần, đến năm
1990 còn 67,4%

*Việc thực hiện ba chương trình kinh tế lớn đạt những tiến bộ rõ rệt. Nền kinh tế hàng hoá nhiều
thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước bước đầu hình thành và có
những bước phát triển.

* Đời sống của nhân dân được cải thiện, dân chủ trong xã hội được phát huy. Quốc phòng, an ninh
được giữ vững, hoạt động đối ngoại được mở rộng, đẩy lùi tình trạng bị bao vây, cô lập. Lòng tin của
nhân dân từng bước được khôi phục.

2.2 Thực hiện kế hoạch 5 năm 1991-1996


Đại hội VII đề ra "Kế hoạch Nhà nước 5 năm (1991 – 1995) xuất phát từ đặc điểm tình hình trong
và ngoài nước, căn cứ vào mục tiêu của chặng đường đầu thời kì quá độ lên Chủ nghĩa xã hội.Đại hội
VII cũng đồng thời đề ra quyết định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội của Kế hoạch.
I. Nhiệm vụ
- Đặt ra Phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế xã hội của Kế hoạch là:
+ Đẩy lùi và kiểm soát lạm phát
+ Ổn định phát triển và nâng cao hiệu quả nền sản xuất xã hội
+ Bước đầu ổn định và từng bước cải thiện đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động.
+ Bắt đầu có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế
II. Thực hiện
- Kế hoạch 5 năm 1991-1995 do Đại hội đề ra đã đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực của sự nghiệp
đổi mới:
+ Công nghiệp và dịch vụ : nhịp độ phát triển kinh tế cao, những mục tiêu chủ yếu của kế
hoạch hoàn thành vượt mức. Tổng sản phẩm trong nước tăng 8,2% /năm. Công nghiệp tăng 13,3%
/năm. Dịch vụ tăng 80%. Vận tải tăng 62%. Lạm phát từ 67.1% 1991 giảm còn 12.7% 1995
+ Nông nghiệp: Sản lượng lương thực tăng 26%. Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp và kinh tế
nông thôn.
+ Kt đối ngoại: Kinh tế đối ngoại phát triển. Xuất khẩu đạt 17 tỉ USD. Nhập khẩu 21 tỉ USD. Có
quan hệ buôn bán với hơn 100 nước. Nhà nước mở rộng quyền xuất nhập khẩu cho tư nhân . Vốn đầu
tư nước ngoài tăng 50% đạt trên 19 tỉ USD.
+ Văn hóa xh: Khoa học công nghệ, văn hóa xã hội phát triển. Thu nhập quốc dân tăng và giải
quyết được nạn đói. => Chính trị xã hội, quốc phòng an ninh được củng cố => ở rộng quan hệ đối
4
ngoại, không còn bị bao vây do đã rút quân khỏi Campuchia từ năm 1988. Bình thường quan hệ với Mỹ
và gia nhập ASEAN năm 1995
III.Hạn chế và khó khan
- Việt Nam vẫn là nước nghèo. Kinh tế Việt Nam còn mất cân đối, lạc hậu, trình độ kém, thu nhập
quốc dân, năng suất còn thấp, đời sống nhân dân khó khăn.
- Xã hội nảy sinh nhiều hiện tượng tiêu cực tham nhũng, lãng phí, buôn lậu và nhiều tiêu cực còn
tồn tại trong nhà nước.
- Bắt đầu phân hóa giàu nghèo giữa các vùng và các tầng lớp dân cư.

3.1 Quá trình đổi mới tư duy về CNH từ Đại hội IV Đh V
Đại hội IV (12 – 1976) của Đảng xác định đường lối CNH xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước: “Đẩy
mạnh CNH xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế
nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một
cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ”
Phương hướng:
- Xuất phát từ đặc điểm nền kinh tế nước ta để xác định phương hướng của CNH xã hội chủ
nghĩa. Từ thực tiễn chỉ đạo CNH 5 năm (1976 – 1981), Đảng ta rút ra kết luận: Từ một nền
sản xuất nhỏ đi lên, điều quan trọng là phải xác định đúng bước đi của CNH cho phù hợp
với mục tiêu và khả năng của mỗi chặng đường.
- Đại hội V (3 – 1982) của Đảng xác định nội dung chính của CNH chặng đường trước mắt là:
Phải lấy nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, ra sức phát triển công nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng; việc xây dựng và phát triển công nghiệp nặng giai đoạn này cần làm có mức độ,
vừa sức, nhằm phục vụ thiết thực, có hiệu quả cho nông nghiệp và công nghiệp nhẹ. Đây
là bước điều chỉnh chiến lược quan trọng, phù hợp với thực tiễn Việt Nam thể hiện nhận
thức mới về CNH của Đảng ta.
- Thực tiễn tổ chức chỉ đạo CNH sau Đại hội V của Đảng: Tiếc rằng, nhận thức mới, bước
điều chỉnh chiến lược quan rất quan trọng trên đã không được thực hiện trên thực tế,
CNH vẫn không có bước phát triển đáng kể nào.

5
3.2 Mục tiêu quan điểm CNH-HĐH
I. Khái niệm
Công nghiệp hóa hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất,
kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế- xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một
cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển
của công nghệ với tiến bộ khoa học - công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
II. Mục tiêu
Mục tiêu lâu dài: cải biến đất nước ta thành một nước công nghiệp hóa có cơ sở vật chất kỹ thuật
hiện đại => có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp với trình độ phát triên của lực
lượng sản xuất, mức sống vật chất và tinh thần cao, quốc phòng an ninh vững chắc, dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng.
III. Định hướng tương lai nền kt số VN 2030-2045
- Mục tiêu tổng quát: Đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực
ASEAN về công nghiệp, trong đó một số ngành công nghiệp có sức cạnh tranh quốc tế và tham gia sâu
vào chuỗi giá trị toàn cầu. Tầm nhìn đến năm 2045, Việt Nam trở thành nước công nghiệp phát triển
hiện đại.
-Quan điểm CNH-HĐH: là nhiệm vụ trung tâm suốt thời kỳ quá độ lên CNXH => ở nước ta là một
quan điểm cơ bản của Đảng về CNH.
+ Một là, CNH gắn với HĐH và công nghiệp hóa HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức, bảo vệ tài
nguyên môi trường.
+ Hai là, CNH,HĐH gắn với phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập kinh tế
quốc tế.

+ Lấy phát huy nguồn lực con người là yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững.

+ Coi phát triển khoa học và công nghệ là nền tảng là động lực của CNH,HĐH
+ Phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững , tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ và công
bằng xã hội, bảo vệ môi trường tự nhiên bảo tồn đa dạng sinh học.

6
4.1 Nội dung định hướng CNH-HĐH gắn với phát triển kt tri thức
Tại Đại hội lần thứ IX, lần đầu tiên, Đảng ta đã ghi vào văn kiện luận điểm quan trọng về phát
triển KTTT ''Đi   nhanh vào công nghệ hiện đại ở những ngành và lĩnh vực then chốt để tạo bước nhảy
vọt về công nghệ và kinh tế, tạo tốc độ tăng trưởng vượt trội ở những sản phẩm và dịch vụ chủ lực.
Công nghiệp hóa gắn với hiện đại hóa ngay từ đầu và trong suốt các giai đoạn phát triển. Nâng cao
hàm lượng tri thức trong các nhân tố phát triển kinh tế- xã hội, từng bước phát triển KTTT ở nước ta''
 Nội dung, định hướng của CNH, HĐH phải dựa vào tri thức, kết hợp việc sử dụng vốn tri thức
của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại
1. Nội dung:
- Phát triển các ngành và sản phẩm kinh tế có giá trị gia tăng cao dựa nhiều vào tri thức, kết hợp
sử dụng nguồn vốn tri thức của con người Việt Nam với tri thức mới nhất của nhân loại.
- Coi trọng cả số lượng và chất lượng tăng trưởng kinh tế trong mỗi bước phát triển của đất
nước, ở từng vùng, từng địa phương, từng dự án kinh tế xã hội.
- Xây dựng cơ cấu kinh tế hiện đại và hợp lý
- Giảm chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động của tất cả các ngành, lĩnh vực có sức cạnh
tranh cao

2. Định hướng:
- Đẩy mạnh công nghiệp, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề
nông nghiệp, nông thôn, nông dân:
+ Một là, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
+ Hai là, về qui hoạch và phát triển nông thôn.
+ Ba là, về giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn.

- Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ:
+ Một là, đối với công nghiệp và xây dựng.
+ Hai là, đối với dịch vụ.

- Phát triển kinh tế vùng:


+ Có cơ chế chính sách phù hợp để các vùng trong cả nước phát triển nhanh hơn trên cơ sở
phát huy lợi thế so sánh của từng vùng, đồng thời tạo ra sự liên kết giữa các vùng, khắc phục
tình trạng chia cắt khép kín theo địa giới hành chính.
+ Xây dựng ba vùng kinh tế trọng điểm ở miền Bắc, miền Trung và miền Nam để tạo đông lực
phát triển và sự lan tỏa đến các vùng khác, có chính sách trợ giúp nhiều hơn về nguồn lực để
phát triển các vùng khó khăn.

- Phát triển kinh tế biển:


+ Phát triển mạnh kinh tế biển gắn với quốc phòng an ninh
+ Quy hoạch và phát triển kinh tế biển toàn diện

7
- Chuyển dịch cơ cấu lao động và cơ cấu công nghệ
+ Phát triển nguồn nhân lực
+ Phát tiển khoa học và công nghệ
+ Kết hợp chặt chẽ giữa hoạt động khoa học và công nghệ với giáo dục và đào tạo.
+ Đổi mới cơ chế quản lý khoa học và công nghệ đặc biệt là cơ chế tài chính.

- Bảo vệ, sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia, cải thiện môi trường tự nhiên:
+ Tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia.
+ Từng bước hiện đại hóa công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng – thủy văn
+ Xử lý tốt mối quan hệ giữa tăng dân số, phát triển kinh tế và đô thị hóa với bảo vệ môi trường,
bảo đảm phát triển bền vững.
+ Mở rộng hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường và quản lý tài nguyên thiên nhiên

- Đại hội lần thứ XI bổ sung thêm:


+ Phát triển mạnh công nghiệp và xây dụng theo hướng hiện đại, tiếp tục tạo nền tảng cho một
nước công nghiệp và ngâng cao khả năng độc lập, tự chủ của nền kinh tế
+ Phát triển nông nghiệp toàn diện, hiệu quả, bền vững theo hướng CNH, HDH, phát huy ưu thế
của nền nông nghiệp nhiệt đới gắn với giải quyết tốt các vấn đề nông dân, nông thôn.
+ Phát triển mạnh các ngàng có dịch vụ, nhất là các dịch vụ có giá trị gia tăng cao, tiềm năng lớn
và có sức cạnh tranh như các dịch vụ, tài chinh, ngân hàng,…
+ Tập trung phát triển hài hòa giữa các vùng đô thị và nông thôn

8
4.2 Một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả nghị quyết Đh XII của Đảng về CNH HĐH đất
nước
Quyết tâm công nghiệp hóa, hiện đại hóa của nước ta là có nhưng thực hiện chưa đúng cách. Cụ
thể là nước ta còn mang nặng tư duy phong trào, thực hiện theo nhiệm kỳ, quy hoạch thay đổi thường
xuyên, không ổn định, hoặc có thực hiện quy hoạch thi kết quả không được như mong muốn. Vấn đề
này thể hiện qua một số địa phương khu vực đồng bằng sông Cửu Long cố phát triển các Khu công
nghiệp nhưng ngành nghề sản xuất chưa có gì là kỹ thuật cao, thậm chí còn dùng công nghiệp lạc hậu
của các nước khác, hiệu quả chưa thấy nhưng hậu quả là thu ngân sách không được bao nhiêu mà các
khu vực sản xuất nông nghiệp lân cận rơi vào bất ổn. Mục tiêu và phương thức công nghiệp hoá cửa
nước ta là phải rút ngắn được thời gian, phát triển nhanh, gắn với hiện đại hoá để có thể bắt kịp trình
độ của các nước. Cho nên là chúng ta phải có một chính sách công nghiệp tốt, rõ ràng đồng thời phải
nắm bắt được cơ hội trong thời kì cách mạng 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ ở trên khắp thế giới.
Thứ nhất là, đổi mới mô hình tổ chức, quản lý, chương trình, phương pháp giáo dục – đào tạo ở
tất cả các cấp học, ngành học theo chuẩn quốc tế, cung cấp nguồn lao động chất lượng cao, có kỹ năng
và năng lực sáng tạo, đáp ứng yếu cầu công nghiệp hoá đất nước trong điều kiện cách mạng công
nghiệp lần thứ tư. Định hướng phát triển giáo dục – đào tạo gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã
hội đất nước, với định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực công nghệ cao, sản xuất thông minh của
nền kinh tế tri thức.
Thứ hai là, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 diễn ra với tốc độ nhanh theo cấp số nhân đang làm
thay đổi bối cảnh toàn cầu và có tác động ngày một gia tăng đến Việt Nam, cả tác động tích cực cũng
như bất lợi. Với tư cách là người tiêu dùng, tất cả người dân đều được hưởng lợi do hàng hóa và dịch
vụ sẽ phong phú hơn và giá cả hợp lý hơn, nhưng trong trung hạn, nhiều lao động có thể sẽ bị ảnh
hưởng, đặc biệt là lao động ít kỹ năng sẽ phải chịu tác động mạnh mẽ của quá trình tự động hóa đang
tăng tốc ở các nước phát triển. Nếu tận dụng tốt cơ hội và vượt qua được các thách thức, Việt Nam sẽ
có khả năng thu hẹp khoảng cách phát triển với các nước tiên tiến hơn, và sớm thực hiện được mục
tiêu trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Trong trường hợp ngược lại, khoảng cách
phát triển với các nước đi trước sẽ tiếp tục gia tăng. Là một nước ở mức độ phát triển thấp, Việt Nam
có mục tiêu phát triển kép: không để bị bỏ lại phía sau trong cuộc cạnh tranh toàn cầu, không để ai bị
bỏ lại phía sau trong quá trình tăng trưởng. Để đạt được mục tiêu này, kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế
gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng cần phải tiếp tục được thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa.
Thứ ba là, nâng cao vai trò định hướng của nguồn lực tài chính Nhà nước trong đầu tư phát triển
kinh tế xã hội gắn với thu hút sự tham gia đầu tư của khu vực tư nhân. Hoàn thiện hệ thống khuôn khổ
pháp lý về quản lý ngân sách nhà nước, tăng quyền hạn và trách nhiệm trong công tác quản lý ngân
sách Nhà nước ở các cấp, các đơn vị sử dụng ngân sách Nhà nước cùng với việc tăng cường tính minh
bạch và trách nhiệm giải trình. Thực hiện xây dựng kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch chi tiêu
trung hạn, đảm bảo việc phân bổ nguồn lực hàng năm định hướng vào các mục tiêu kinh tế xã hội
trong trung và dài hạn, trong đó có các mục tiêu về công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thứ tư là, thúc đẩy phát triển của các yếu tố tiền đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nhất là về cơ
sở hạ tầng trên cơ sở và phát triển nguồn nhân lực và khoa học công nghệ. Tiếp tục thúc đẩy phát triển
9
nông nghiệp, nông thôn theo các mục tiêu, yêu cầu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Đẩy mạnh mô
hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng ngoại trên cơ sở lựa chọn cho được các ngành và lĩnh vực
ưu tiên trong thực hiện chiến lược công nghiệp.
Thứ năm là, bảo vệ và sử dụng hiệu quả tài nguyên quốc gia đi đôi với việc cải thiện môi trường
tự nhiên bằng một số hành động như: tăng cường quản lý tài nguyên quốc gia, ngăn chặn hành vi huỷ
hoại và gây ô nhiễm môi trường. Từng bước hiện đại hoá công tác nghiên cứu, dự báo khí tượng thuỷ
văn.

5.1 Quán triệt sâu sắc quan điểm cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do dân và vì dân
Thấm nhuần sâu sắc quan điểm  của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò của quần chúng nhân dân
trong lịch sử, tư tưởng chỉ đạo cũng như trong thực tiễn hành động, Đảng luôn luôn đề cao vai trò làm
chủ của nhân dân, quyền của dân, luôn tin vào khả năng và sức mạnh của dân, rằng còn dân là còn
nước, được lòng dân là được tất cả.
Trong tác phẩm “Đường kách mệnh” (1927), trả lời cho câu hỏi: “Ai là người cách mệnh?”,
Người giải thích: “Vì bị áp bức mà sinh ra cách mệnh, cho nên ai mà bị áp bức càng nặng thì lòng cách
mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết. Khi trước tư bản bị phong kiến áp bức cho nên nó cách
mệnh. Bây giờ tư bản lại đi áp bức công nông, cho nên công nông là người chủ cách mệnh”

  Chính Nhân dân là người làm nên thắng lợi lịch sử. Toàn bộ hoạt động của Đảng phải xuất phát từ
lợi ích và nguyện vọng chân chính của Nhân dân. Sức mạnh của Đảng là ở sự gắn bó mật thiết với Nhân dân.
“Quan liêu, mệnh lệnh, xa rời Nhân dân sẽ đưa đến những tổn thất không lường được đối với vận mệnh của
đất nước”

  Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn tin tưởng vào sức mạnh và trí tuệ của Nhân dân, Người khẳng
định: “Trong bầu trời không gì quý bằng nhân dân. Trong thế giới không gì mạnh bằng lực lượng đoàn
kết của nhân dân”. Vì vậy, Người chủ trương: “Cách làm là: dựa vào: Lực lượng của dân, Tinh thần của
dân, để gây: Hạnh phúc cho dân”. Tin tưởng vào lực lượng và trí tuệ của Nhân dân là một trong những
phẩm chất cơ bản của người cộng sản. Trong hoàn cảnh đất nước càng gian khổ thì lại càng phải tin
vào khả năng cách mạng, tin vào lực lượng quần chúng Nhân dân.
    Tin vào dân, dựa vào dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn coi trọng phát huy tinh thần làm chủ của
Nhân dân, tôn trọng, lắng nghe ý kiến của Nhân dân. “Nước lấy dân làm gốc”  vừa là mục tiêu, vừa là
động lực, vừa là bí quyết thắng lợi của mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước

10
ta. Chủ nghĩa xã hội là nhằm nâng cao đời sống vật chất, văn hoá và tinh thần của Nhân dân và do
Nhân dân xây dựng. Nghĩa là phải phát huy tinh thần làm chủ và tinh thần sáng tạo của Nhân dân;
Nhân dân phải được tham gia một cách thực tế vào công việc quản lý sản xuất và đời sống của mình;
phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của Nhân dân thông qua các tổ chức đoàn thể đại diện như: Quốc hội,
Mặt trận tổ quốc, Công đoàn, Đoàn thanh niên, Hội Phụ nữ… Những vấn đề liên quan đến đường lối
chính sách, đến cơ chế tổ chức có liên quan đến sinh mệnh, cuộc sống, tương lai hy vọng của hàng
chục triệu quần chúng, nếu không có ý kiến của quần chúng, không tập hợp được trí tuệ của quần
chúng sẽ không tránh khỏi những hạn chế sai lầm.
        Trong điều kiện Đảng cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn căn dặn: Phải ra sức thực hành
dân chủ, thật sự tôn trọng quyền làm chủ của quần chúng, dân chủ về kinh tế, dân chủ về chính trị.
Theo Người “Có dân chủ mới làm cho cán bộ và quần chúng đề ra sáng kiến”, có dân chủ thì dân mới
tin, mới dám nói, mới có sự sáng tạo, do đó mới tạo nên động lực.

11
5.2 Sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định hàng đầu đảm bảo thắng lợi của CMVN
- Đến nay, hơn 90 năm hợp nhất thành một tổ chức Đảng lãnh đạo cách mạng. Ngày 3/2/1930,
Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã quyết định thống nhất các tổ chức cộng sản ở nước ta
thành một Đảng duy nhất, lấy tên là Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Với đường lối đúng đắn, Đảng đã lãnh đạo nhân dân ta đạt được nhiều thắng lợi quan trọng. Đó
là thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 xóa bỏ chế độ thuộc địa nửa phong kiến, thành
lập Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, mở ra kỉ nguyên mới của lịch sử dân tộc, kỉ nguyên độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Ngày 2/9/1945, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Sau đó là thắng lợi 30/4 giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
trước đế quốc Mĩ.
- Quả thật, sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1930 là một bước ngoặt lịch sử của cách
mạng Việt Nam và thực tiễn cách mạng 90 năm qua đã chứng minh sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng là
nhân tố hàng đầu quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
- Là thắng lợi của công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, không ngừng cải
thiện đời sống của nhân dân, nâng cao vị thế của đất nước, làm sáng tỏ nhận thức về chủ nghĩa xã hội
và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 
- Từ chỗ là một trong những quốc gia nghèo nhất trên thế giới, Việt Nam đã phát triển vượt bậc,
trở thành quốc gia thu nhập trung bình thấp, với GDP đầu người đạt khoảng 2.800 USD năm 2019, hơn
45 triệu người thoát nghèo; là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và năng động
nhấ t=> Từ khi tiến hành công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, vị thế chính trị - ngoại giao Việt Nam
không ngừng nâng cao
- Việt Nam ngày càng có vị thế quan trọng trong chính sách đối ngoại của các nước trong khu vực
và trên thế giới, nhất là các nước lớn. Tiếng nói của Việt Nam ngày càng có trọng lượng hơn trong các
vấn đề khu vực và quốc tế.
- Gần 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới và gần 30 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, với sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng Cộng Sản, Việt
Nam đã phát triển mạnh mẽ, toàn diện, đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử.

12

You might also like