Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

Tên: Lâm Quế Chi

MSSV: AT160803

Chủ đề thảo luận 1: Nội dung của đường lối kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược của Đảng thời kỳ 1946 – 1954
1. Hoàn cảnh lịch sử:
- Thuận lợi: có nhà nước dân chủ nhân dân, có Đảng lãnh đạo (rút vào hoạt
động bí mật; nhân dân Việt Nam anh hùng, đã chủ động chuẩn bị lực
lượng).
- Khó khăn: Phải trực tiếp chiến đấu với đội quân nhà nghề có tiềm lực quân
sự mạnh lại được sự giúp đỡ của các nước đế quốc nhất là Mỹ. Tình hình
kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khóc khăn; lực lượng cách mạng đã có bước
chuẩn bị song còn mỏng, yếu; chưa có điều kiện để nhận sự giúp đỡ của
bên ngoài.
2. Quá trình hình thành và nội dung của đường lối:
- Quá trình hình thành: đường lối kháng chiến chống thực dân Pháp được
hình thành, hoàn chỉnh và phát triển thể hiện trong các văn kiện của Đảng.
 Chỉ thị “Kháng chiến kiến quốc” 25/11/1945
 Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh 19/12/1946
 Chỉ thị toàn quốc kháng chiến của Ban thường vụ Trung ương Đảng
 Tác phẩm Kháng chiến nhất định tháng lợi (Trường Chinh) 1947
- Nội dung cơ bản của đường lối kháng chiến:
 Mục tiêu: kế tục và phát triển sự nghiệp cách mạng tháng Tám, “đánh
phản động thực dân Pháp, giành độc lập thống nhất, xây dựng chế độ
dân chủ nhân dân, góp phần đấu tranh cùng nhân dân thế giới vì hòa
bình dân tộc và chủ nghĩa xã hội.”
 Tính chất kháng chiến: trường kỳ kháng chiến, toàn diện kháng chiến.
 Đối tượng: đế quốc Pháp xâm lược, bọn tay sai và can thiệp Mỹ.
 Nhiệm vụ: là một cuộc chiến trnag có tính dân tộc độc lập và dân chủ tự
do. Hoàn thành nhiệm vụ giải phóng dân tộc.
 Phương thức tiến hành: Kháng chiến toàn dân, toàn diện, lâu dài, tự lực
cánh sinh, dựa vào sức mạnh là chính.
Kháng chiến toàn dân: tất cả mọi lực lượng
Kháng chiến toàn diện: đánh địch về mọi mặt
Kháng chiến lâu dài, dựa vào sức mạnh của mình là chính: phải tự cấp,
tự túc về mọi mặt.

1
 Đảng Cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo cuộc kháng chiến, sự lãnh
đạo đúng đắn của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của cuộc kháng
chiến.
3. Đảng chỉ đạo cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược:
Tiến hành qua 3 giai đoạn: phòng ngự, cầm cự và phản công, tiến lên giành
thắng lợi.

Từ 1947 đến 1950, Đảng đã tập trung chỉ đạo đánh địch trong cả đô thị, cổng
cố các vùng tự do, đánh bại cuộc hành quân lớn của địch lên Việt Bắc. Đánh
địch và giành thắng lợi chiến dịch Biên giới 1950.
- Việt Bắc – Thu Đông:

Bác Hồ cùng các chiến sĩ cách mạng tại căn cứ địa Việt Bắc.

 Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến trên toàn quốc bùng nổ. Bộ đội ta
công kích đồng loạt vào các vị trí quân của thực dân Pháp, sau đó nhanh
chóng chuyển sang bao vây, ghìm giữ quân địch ở Hà Nội và các thành
phố thị xã trên địa bàn cả nước
=> Thực dân Pháp tiến công lớn lên Việt Bắc bằng chiến lược “đánh
nhanh thắng nhanh” -> Bào vây căn cứ Việt Bắc
 Bộ tổng chỉ huy quyết định tập trung lực lượng đánh địch trên 3 mặt
trân: “Đánh mạnh ở mặt trận Sông Lô; đường số 4 và đường số 3 nhằm
phá vận tải tiếp tế địch, phục kích các đường rừng, đánh đường sông; tại

2
những căn cứ của địch luôn quấy rối, với những vị trí nhỏ thì bao vây
tiêu diệt để phối hợp với Việt Bắc”.
 Chiến khu do Bộ Tổng chỉ huy trực tiếp chỉ huy, đồng chí Võ Nguyên
Giáp làm đội trưởng.
 Ngày 22/12/1947, cuộc chiến đấu chống địch tấn công Việt Bắc kết thúc
thắng lợi.
- Chiến dịch Biên giới năm 1950:

Sáng sớm 16/9/1950, từ vị trí quan sát đặt trên núi Báo Đông (cách Đông Khê 11 km
đường chim bay), Chủ tịch Hồ Chí Minh chăm chú quan sát, theo dõi chặt chẽ diễn biến
trận Đông Khê, mở màn Chiến dịch Biên giới.
 Đây là chiến dịch đầu tiên mà bộ đội Việt Minh chủ động tấn công quân
Pháp, thực hiện một kế hoạch tác chiến mới với tên gọi “Đánh điểm diệt
viện”.
 Ta chọn đánh cứ điểm Đông Khê, buộc 2 binh đoàn của Pháp từ hướng
Lạng Sơn, Cao Bằng về ứng cứu cho Đông Khê. Sau đó chặn đánh địch
trên 2 tuyến đường ứng cứu đó.
 Thắng lợi to lớn này đã mở ra một thời kỳ mới trong cuộc kháng chiến
trường kỳ chống thực dân Pháp xâm lược – thời kỳ thế chủ động trên
chiến trường hoàn toàn nằm trong tay quân đội cách mạng Việt Nam.
Sau 1950, Đảng đã chỉ đạo giành thắng lợi và tiến hành Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ II, hoàn thiện đường lối cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và tiếp tục đẩy
mạnh cuộc kháng chiến tới thắng lợi

3
- Chiến dịch Đông Xuân 1953 – 1954:
 Chủ trương: “ Tập trung lực lượng mở những cuộc tiến công vào những
hướng quan trọng về mặt chiến lược mà địch tương đối yếu, nhằm tiêu
diệt một bộ phận sinh lực địch, giải phóng đất đai, đồng thời buộc chúng
phải bị động phân tán lực lượng đối phó với ta ở những địa bàn xung
yếu mà chúng không thể bỏ, tạo điều kiện thuận lợi để ta tiêu diệt
chúng.”
 Thực hiện chủ trương của Đảng ta chủ động mở hàng loạt các chiến dịch
tấn công địch trên nhiều hướng, trên khắp các chiến trường Đông
Dương, buộc chúng phải phân tán lực lượng thành 5 nơi: Đồng bằng Bắc
Bộ, Điện Biên Phủ, Sên Nô, Play Cu, Luông Pha Băng.
 Tạo thời cơ thuận lợi để mở trận chiến chiến lược ở Điện Biên Phủ.
- Chiến dịch Điện Biên Phủ:
 Chủ trương: Tháng 12/1953, Đảng quyết tiêu diệt lực lượng địch, giải
phóng Tây Bắc, tạo điều kiện cho Lào giải phóng Bắc Lào
 Ngày 13/3/1954, ta nổ súng tấn công Điện Biên Phủ.
 Sau 55 ngày đêm chiến đấu vô cùng anh dũng, chiến dịch Điện Biên Phủ
đã toàn thắng. Kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ.

Sau 55 ngày đêm chiến đấu, ngày 7/5/1954, quân ta toàn thắng ở Điện Biên Phủ. Lá cờ quyết
chiến quyết thắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh tặng các đơn vị tham gia Chiến dịch Điện Biên
Phủ tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch.
4. Kết quả và ý nghĩa thắng lợi:
- Đối với dân tộc:

4
 Đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp, buộc thực dân
Pháp phải thừa nhận thống nhất chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của
Việt Nam.
 Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp mở đầu sự phá sản của chủ
nghĩa thực dân, nhân dân ta đã bảo vệ và phát triển được thành quả
cách mạng tháng Tám, giải phóng hoàn toàn miền Nam.
 Đưa cách mạng nước ta chuyển sang giai đoạn mới, cả nước tiến hành
đồng thời 2 chiến lược cách mạng.
 Qua cuộc kháng chiến, quân dội nhân dân, công an nhân dân, đã được
tôi luyện trường thành và phát triển mạnh mẽ.
- Đối với quốc tế:
 Cỗ vũ mạnh mẽ các dân tộc bị áp bức chống chủ nghĩa đế quốc, chống
chủ nghĩa thực dân giành độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội.
 Là tấm gương sáng và ý chí quyết tâm chiến đấu, về nghệ thuật phát
động và tổ chức chiến tranh nhân dân.
 Làm thức tỉnh phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước
thuộc địa Pháp, cổ vũ phong trào đấu tranh cách mạng Châu Á, Châu
Phi, Châu Mỹ La Tinh.
 Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp được ghi vào lịch
sử dân tộc ta như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa trong thế kỷ XX và
đi vào lịch sử thế giới như 1 chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ
thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.
5. Nguyên nhân thắng lợi và bài học kinh nghiệm:
- Nguyên nhân:
 Có sự lãnh đạo vững vàng của Đảng, đứng đầu là chủ tịch Hồ Chí Minh
với đường lối chiến trang nhân dân, toàn dân toàn diện, lâu dài, dựa vào
sức mình là chính, biết tổ chưc, vận động toàn dân đánh giặc.
 Có lực lượng vũ trang 3 thứ quân do Đảng trực tiếp lãnh đạo, là lực
lượng quyết định tiêu diệt địch trên chiến trường.
 Có chính quyền dân chủ nhân dân được củng cố vững mạnh là công cụ
sắc bến tổ chức toàn dân kháng chiến.
 Có sự liên minh chiến đấu giữa 3 dân tộc Việt Nam, Lào và Campuchia,
được sự đồng tình giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, nhất là Liên
Xô và Trung Quốc, của các dân tộc yêu chuộng hòa bình trên thế giới.

5
- Bài học kinh nghiệm:
 Xác định đúng đắn và quán triệt sâu rộng đường lối đó cho toàn Đảng,
toàn quân, toàn dân thực hiện. Đó là đường lối kháng chiến toàn dân,
toàn diện, lâu dài, dựa vào sức mình là chính.
 Kết hợp chặt chẽ và đúng đắn nhiệm vụ chống đế quốc và nhiệm vụ
chống phong kiến và xây dựng chế độ dân chủ nhân dân gây mầm mống
cho chủ nghĩa xã hội trong đó chủ yếu là nhiệm vụ chống đế quốc.
 Thực hiện phương châm vừa kháng chiến, vừa xây dựng chế độ mới, xây
dựng hậu phương ngày càng vững mạnh đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của cuộc kháng chiến.
 Quán triệt tư tưởng chiến lược kháng chiến gian khổ và lâu dài, đồng
thời tích cự chủ động đề ra phương thức tiến hành chiến tranh thích
hợp, vừa chiến đấu vừa xây dựng lực lượng chiến đấu, kết hợp đấu
tranh quân sự với đấu tranh ngoại giao đưa kháng chiến đến thắng lợi.
 Tăng cường công tác xây dựng Đảng, nâng cao sức chiến đâu và hiệu lực
lãnh đạo của Đảng trong chiến tranh.

You might also like