Thương M I 2

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 17

MỞ ĐẦU

Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ra
trong hoạt động của nền kinh tế thị trường. Khi các tranh chấp phát sinh trong các
hoạt động thương mại, các bên có thể giả quyết bằng các phương thức: thương lượng,
hòa giải, tòa án và trọng tài thương mại. Trọng tài thương mại với những ưu điểm
vượt trộ trong giả quyết tranh chấp thương mại đang trở thành xu hướng mà các bên
ưu tiên lựa chọn để giải quyết tranh chấp đặc biệt là trong các tranh chấp có yếu tố
nước người. Theo các báo cáo khảo sát của trường luật Queen Mary, Đại học London
kết hợp với các hãng luật uy tín thực hiện trong những năm gần đây đều cho thấy xu
hướng mạnh mẽ với hơn 90% doanh nghiệp lựa chọn trọng tài thương mại như là
phương thức giải quyết tranh chấp tối ưu. Để tìm hiểu và phân tích rõ hơn về thi
hành và hủy phán quyết trọng tài, em xin chọn đề bào số 10: “Phân tích và bình luận
quy định pháp luật Việt Nam về thi hành và hủy phán quyết trọng tài”
NỘI DUNG
I. Khái quát chung về phán quyết trọng tài thương mại
1.Khái niệm phán quyết trọng tài thương mại
Trọng tài thương mại (Trọng tài thương mại) là một phương thức giải quyết
tranh chấp thương mại,theo đó các bên tranh chấp thỏa thuận đưa tranh chấp ra trước
một Hội đồng trọng tài vụ việc hoặc Trung tâm trọng tài để giải quyết và được tiến
hành theo trình tự thủ tục quy định của pháp luật trọng tài thương mại.
Khi các bên tranh chấp có thỏa thuận trọng tài về việc giải quyết tranh chấp,
Trọng tài sẽ thụ lý để giải quyết theo một trình tự, thủ tục mà pháp luật về Trọng tài
thương mại quy định. Kết thúc quá trình giải quyết tranh chấp (gọi là tố tụng trọng
tài), Trọng tài thương mại sẽ đưa ra quyết định giải quyết cuối cùng gọi là phán
quyết. Phán quyết được hiểu là “ra một quyết định có giá trị pháp lý ai cũng phải
thực hiện” hay là “quyết định để mọi người phải tuân theo” và phán quyết này ràng
buộc các bên tranh chấp. Bởi vậy, Khoản 10 Điều 3 Luật Trọng tài thương mại năm
2010 quy định: “Phán quyết trọng tài là quyết định của Hội đồng Trọng tài thương
mại giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài buộc các bên
tranh chấp phải thực hiện”.
Như vậy có thể đưa ra khái niệm khái quát về phán quyết trọng tài thương mại
như sau: “Phán quyết Trọng tài thương mại là văn bản có giá trị pháp lý của Hội
đồng Trọng tài thương mại giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp thương mại giữa các
bên tranh chấp và chấm dứt tố tụng trọng tài buộc các bên tranh chấp phải thực
hiện.”
2. Đặc điểm của phán quyết trọng tài thương mại
1
Một là, phán quyết Trọng tài là quyết định giả quyết toàn bộ vụ tranh chấp và
chấm dứt tố tụng trọng tài của Hội đồng trọng tài.
Quá trình giải quyết toàn bộ vụ tranh chấp của Hội đồng trọng tài được tính
từ thời điểm “ Trung tâm trọng tài nhận được đơn khởi kiện của nguyên đơn” đối
với trường hợp tranh chấp được giải quyết tại Trung tâm trọng tài hoặc “ tính từ khi
bị đơn nhận được đơn khởi kiện ” đối với trường hợp tranh chấp được giải quyết
bằng Trọng tài vụ việc đến khi Trọng tài họp phiên cuối cùng đưa ra quyết định về
giải quyết tranh chấp . Quá trình đó phải tuân theo một trình tự , thủ tục luật định .
Kết thúc quá trình đó , một phán quyết sẽ được đưa ra , phán quyết đó là chung thâm.
Sự khác biệt giữa phán quyết chung thẩm này với các loại quyết định khác mà Hội
đồng trọng tài có thể ban hành là ở chỗ nó “ giải quyết mọi vấn đề ( hoặc vấn đề còn
lại ) đã đưa ra Trọng tài . Nó thông thường là kết quả của một quá trình tranh luận
thấu đáo của Hội đồng trọng tài ”, “ nghĩa là nó giải quyết tận gốc mọi vấn đề và
nó có tính ràng buộc đối với các bên ”.
Phán quyết Trọng tài không phải được trình bày một cách tùy tiện mà phải
tuân theo một quy định chung về hình thức văn bản cũng như nội dung theo quy định
của Luật. Điều 61 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định rõ về nội dung và
hình thức của phán quyết trọng tài , cụ thể , phán quyết trọng tài phải được lập bằng
văn bản và có các nội dung chủ yếu sau đây : Ngày, tháng, năm và địa điểm ra phán
quyết:Tên, địa chỉ của nguyên đơn và bị đơn , Họ , tên , địa chỉ của Trọng tài viên ;
Tóm tắt đơn khởi kiện và các vấn đề tranh chấp ; Căn cứ để ra phán quyết , trừ khi
các bên có thỏa thuận không cần nêu căn cứ trong phán quyết , Kết quả giải quyết
tranh chấp Thời hạn thi hành phán quyết ; Phân bổ chi phí trọng tài và các chi phí
khác có liên quan ; Chữ ký của Trọng tài viên. Trên cơ sở quy định chung về nội
dung và hình thức Phán quyết Trọng tài , mỗi một Trung tâm Trọng tài hay một Hội
đồng Trọng tài vụ việc có thể có những cách luận giải trình bày khác nhau nhưng
bắt buộc phải tuân theo quy định chung đó .
Khi phán quyết Trọng tài được đưa ra đồng nghĩa với việc vụ tranh chấp đã
được giải quyết toàn bộ và thủ tục trọng tài chấm dứt. Như vậy, có thể hiểu phán
quyết của trọng tài là sản phẩm cuối cùng của quá trình tố tụng trọng tài. Với ý nghĩa
là phán quyết của một cơ quan tài phán, phán quyết trọng tài kết thúc quá trình tố
tụng. Về hình thức, phán quyết trọng tài tạo ra một sự kiện pháp lý mà theo đó tranh
chấp chấm dứt. Về nội dung, phán quyết trọng tài đưa ra các kết luận khách quan về
tranh chấp, quy định quyền và nghĩa vụ mà các bên tham gia tranh chấp phải thực
hiện .
Hai là, phán quyết trọng tài buộc các bên tranh chấp phải thực hiện.

2
Một trong những nguyên tắc hoạt động cơ bản của Trọng tài thương mại là“
Phán quyết trọng tài là chung thẩm ” ( Khoản 1 Điều 4 Luật Trọng tài thương mại),
có nghĩa là sau khi Trọng tài thương mại đưa ra phán quyết thì các bên không có
quyền kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức hoặc một Tòa án nào ( trừ trường hợp có
đủ bằng chứng cho rằng phán quyết đó có vi phạm pháp luật thì có quyền yêu cầu
Tòa án có thẩm quyền hủy). Đây là một ưu thế xuất phát từ bản chất của Trọng tài
thương mại. Phán quyết của Trọng tài thương mại là do một chủ thể (Trọng tài viên
hoặc Hội đồng trọng tài gồm nhiều Trọng tài viên ) được các bên thỏa thuận thành
lập đưa ra , do đó các bên tranh chấp phải có tránh nhiệm thi hành . Chính nhờ ưu
thế này mà các nhà kinh doanh không bị kéo vào vòng kiện tụng, tốn kém tiền bạc
và thời gian như ở Tòa án.
II. Thi hành phán quyết trọng tài thương mại
Việc thi hành phán quyết được quy định tại chương X của Luật Trọng tài
thương mại năm 2010. Cụ thể là từ điều 65 đến điều 67.
1.Khái niệm thi hành phán quyết Trọng tài thương mại
Phán quyết Trọng tài là văn bản có giá trị pháp lý chung thẩm, các bên tranh
chấp phải có nghĩa vụ thi hành, không thể kháng cáo trước bất kỳ một tổ chức, Tòa
án nào và cũng không thể bị cơ quan nào kháng nghị, do đó, không có lý do gì nó
không được thi hành .
Từ đó có thể định nghĩa thi hành phán quyết thương mại như sau: “Thi hành
phán quyết trọng tài là hành vi tự nguyện thực hiện phán quyết trọng tài của các bên
tranh chấp hoặc hành vi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền buộc các bên tranh
chấp phải thực hiện phán quyết theo một trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.”
2. Nội dung của pháp luật về thi hành phán quyết Trọng tài thương mại
Phán quyết trọng tài được thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án
dân sự. Phán quyết của trọng tài do các bên tự nguyện thi hành. Hết thời hạn thi hành
mà bên phải chịu thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu
cầu hủy phán quyết trọng tài, thì bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ
quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài. Đối với phán
quyết của trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn yêu cầu Cơ quan
thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài sau khi phán quyết
được đăng ký tại Tòa án nơi Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết.
Thi hành phán quyết trọng tài được chia làm hai trường hợp:
Một là, Bên phải thi hành phán quyết trọng tài tự nguyện thi hành phán quyết;

3
Hai là, Bên phải thi hành phán quyết trọng tài không tự nguyện thi hành và
cũng không yêu cầu hủy phán quyết.
2.1 Trường hợp bên phải thi hành phán quyết trọng tài tự nguyện thi hành phán
quyết
Như đã phân tích trên, phán quyết trọng tài là chung thẩm và có hiệu lực kể
từ ngày ban hành, các bên tranh chấp có nghĩa vụ thi hành. Khi nhận được phán
quyết trọng tài, các bên thỏa thuận thông nhất thi hành theo phán quyết, tức là các
bên tự mình, không cần có sự can thiệp của bất kỳ tổ chức, cá nhân, cơ quan Nhà
nước có thẩm quyền nào, tự giác thi hành phán quyết đó. Trong trường hợp này, các
bên tranh chấp nhận thấy rằng phán quyết trọng tài là hợp lý, phù hợp với nguyện
vọng và thỏa mãn được kì vọng của các bên thì họ tự nguyện thi hành phán quyết
trọng tài. Cũng có thể do bản thân các bên tranh chấp muốn tiếp tục duy trì quan hệ
làm ăn lâu dài, hoặc nhận thấy rằng việc phản đối phán quyết trọng tài là tốn kém
công sức, thời gian và tiền bạc mà không đem lại được lợi ích gì hơn…nên tự nguyện
thi hành phán quyết trọng tài để nhanh chóng cho qua vụ việc. Bên phải thi hành
phán quyết trọng tài tự nguyện thi hành phán quyết cũng có một phần lý do là do họ
đã tự nguyện lựa chọn và tín nhiệm người phán xử cho mình thì đương nhiên phải
phục tùng quyết định của người đó. Hành động tự nguyện thi hành phán quyết trọng
tài của các bên trong phán quyết không chỉ là mong muốn của các bên tranh chấp và
các tổ chức trọng tài mà cũng chính là chủ trương, là mong muốn của Đảng và Nhà
nước trong việc khuyến khích các tổ chức, các cá nhân tự giác chấp hành pháp luật,
hạn chế đến mức tối đa phải áp dụng quyền lực Nhà nước, phù hợp với quy định
“Nhà nước khuyến khích các bên tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài.”(Điều 32
Luật Trọng tài thương mại 2010. Nếu các bên tranh chấp đều tự nguyện thi hành
phán quyết trọng tài thì không có gì đáng nói. Thế nhưng, không phải lúc nào bên
phải thi hành phán quyết trọng tài cũng chấp nhận phán quyết để mà tự nguyện thực
hiện nó. Vì vậy mà có trường hợp thứ hai.
2.2 Trường hợp bên phải thi hành phán quyết trọng tài không tự nguyện thi hành
phán quyết và cũng không yêu cầu hủy phán quyết
Điều 66 Luật Trọng tài thương mại năm 2010 quy định về quyền yêu cầu thi
hành phán quyết trọng tài
“1. Hết thời hạn thi hành phán quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết
không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài theo quy
định tại Điều 69 của Luật này, bên được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm
đơn yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng
tài.

4
2. Đối với phán quyết của Trọng tài vụ việc, bên được thi hành có quyền làm đơn
yêu cầu Cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài
sau khi phán quyết được đăng ký theo quy định tại Điều 62 của Luật này.”
2.2.1 Thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài
Khoản 1 Điều 8 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định: “Cơ quan thi hành
án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài là cơ quan thi hành án dân
sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết”.
Theo quy định đó thì cơ quan có thẩm quyền ra phán quyết trọng tài là cơ quan thi
hành án dân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Hội đồng trọng tài ra phán
quyết. Điều 14 Luật Thi hành án dân sự năm 2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy
định cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có nhiệm vụ hết sức quan trọng, thể hiện
đặc thù của ngành thi hành án dân sự là “trực tiếp tổ chức thi hành 4 bản án, quyết
định theo quy định tại Điều 35” của Luật Thi hành án dân sự 2008 (sửa đổi, bổ sung
năm 2014). Cụ thể đó là các bản án, “quyết định của Trọng tài thương mại”.
2.2.2 Quyền yêu cầu thi hành phán quyết trọng tài thương mại
Điều 66 Luật Trọng tài thương mại 2010 quy định rõ bên được thi hành phán
quyết trọng tài thương mại có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có
thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài nếu “hết thời hạn tự nguyện thi hành phán
quyết trọng tài mà bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng
không yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo quy đinh tại Điều 69 của Luật này”.
Theo quy định đó thì có thể hiểu điều kiện để bên được thi hành phán quyết trọng
tài yêu cầu cơ quant hi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng tài
là: bên phải thi hành phán quyết không tự nguyện thi hành và cũng không yêu cầu
hủy phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật. Pháp luật quy định rõ phán
quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Không có thỏa thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu :
Thỏa thuận trọng tài là “ thỏa thuận giữa các bên về việc giải quyết bằng trọng
tài tranh chấp có thể phát sinh hoặc đã phát sinh ” ( Khoản 2 Điều 3 Luật Trọng tài
thương mại ). Như vậy, các bên có thể thỏa thuận trọng tài trước hoặc sau khi tranh
chấp thương mại phát sinh. Nếu không có thỏa thuận trọng tài thì tranh chấp thương
mại đó không thể giải quyết bằng phương thức trọng tài , và đương nhiên phán quyết
trọng tài nếu có cũng sẽ bị hủy bỏ . Ngoài ra, có một số trường hợp vẫn có thỏa thuận
trọng tài nhưng thỏa thuận đó vẫn bị vô hiệu. Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục
tố tụng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên tranh chấp hoặc trái với
quy định của Luật Trọng tài thương mại. Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền
của Hội đồng trọng tài, trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc
thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thi nội dung đó bị hủy bỏ. Chứng cứ do các bên
5
cung cấp mà Hội đồng trọng tài có căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng
tài viên nhận tiền , tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh
hưởng đến tính khách quan , công bằng của phán quyết trọng tài. Phán quyết trọng
tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (Điều 68 Luật Trọng tài
thương mại). Trong thời hạn 30 ngày , kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài ,
nếu một bên có đủ căn cứ chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết
thuộc một trong những trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 68 của Luật Trọng tài
thương mại thì có quyền làm đơn gửi Tòa án có thẩm quyền yêu cầu hủy phán quyết
trọng tài . Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải kèm theo tài liệu, chứng cứ
chứng minh cho yêu hủy phán quyết trọng tài là có căn cứ và hợp pháp. Trường hợp
gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu hủy
phán quyết trọng tài (Điều 69 Luật Trọng tài thương mại). Như vậy , hết thời hạn tự
nguyện thi hành phán quyết trọng tài mà người phải thi hành phán quyết trọng tài
không tự nguyện thi hành , đồng thời hết thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
mà không có bên nào làm đơn gửi Tòa án có thẩm quyền hủy phán quyết thì bên
được thi hành phán quyết trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án
Dân sự cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết thi hành phán quyết trọng tài
theo quy định của pháp luật .
2.2.3 Thủ tục thi hành phán quyết trọng tài
Điều 67 Luật Trọng tài thương mại quy định: “phán quyết trọng tài được thi
hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự”. Trình tự thủ tục thi hành
án dân sự được hiểu là các bước thi hành án dân sự (thi hành án Dân sự) do cơ quan
thi hành án Dân sự có thẩm quyền thực hiện tính từ thời điểm cơ quan thi hành án
Dân sự có thẩm quyền thụ lý đơn yêu cầu thi hành án và ra quyết định thi hành án
theo đơn yêu cầu của người được thi hành án đến khi thi hành xong toàn bộ nội dung
bản án dân sự và đưa hồ sơ thi hành án vào lưu trữ. Quá trình này được Chấp hành
viên cơ quan thi hành án Dân sự cấp tỉnh nơi Hội đồng trọng tài ra phán quyết –
người được Nhà nước giao nhiệm vụ thi hành các bản án, quyết định theo quy định
của pháp luật – tổ chức thi hành. Trình tự thủ tục thi hành án được tiến hành theo
các bước sau:
* Đơn yêu cầu thi hành án
Hết thời hạn tự nguyện thi hành phán quyết trọng tài theo quy định tại Điều
66 Luật Trọng tài thương mại, người được thi hành án (thi hành án) có quyền làm
đơn yêu cầu cơ quan thi hành án Dân sự có thẩm quyền thi hành phán quyết trọng
tài. Đơn yêu cầu thi hành án phải có các nội dung chính sau:
- Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu;
- Tên cơ quan thi hành án Dân sự nơi yêu cầu;
6
- Tên, địa chỉ của người được thi hành án; người phải thi hành án;
- Nội dung yêu cầu thi hành án;
- Thông tin về tài sản, điều kiện thi hành của người phải thi hành án (nếu có)
(Điều 31 Luật thi hành án Dân sự).
Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên
hoặc điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại điện hợp
pháp và đóng dấu của pháp nhân. Người yêu cầu thi hành án có quyền yêu cầu cơ
quan thi hành án Dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án theo quy định tại
Điều 66 Luật thi hành án Dân sự nhằm ngăn chặn việc tẩu tán, hủy hoại tài sản, trốn
tránh việc thi hành án. Các biện pháp bảo đảm gồm: Phong tỏa tài khoản; Tạm giữ
tài sản, giấy tờ, tạm dừng việc đăng ký, chuyển quyền sở hữu, sử dụng, thay đỏi hiện
trang tài sản.
Sau khi hoàn chỉnh nội dung và hình thức đơn yêu cầu thi hành án và các tài
liệu kèm theo, người được thi hành án tự mình hoặc ủy quyền cho người khác yêu
cầu thi hành án bằng một trong các hình thức sau : nộp đơn hoặc trực tiếp trình bày
bằng lời nói tại cơ quan thi hành án Dân sự ; Gửi qua đường bưu điện ( Điều 32 Luật
thi hành án Dân sự ) .
* Thụ lý hoặc từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án
Khi nhận đơn yêu cầu thi hành án, cơ quan thi hành án Dân sự phải kiểm tra
cụ thể nội dung đơn và các tài liệu kèm theo. Theo quy định của pháp luật, có hai
trường hợp xảy ra khi cơ quan thi hành ánDân sự nhận đơn yêu cầu thi hành án:
Một là, trong trường hợp nếu thấy đơn yêu cầu thi hành án không có đầy đủ
nội dung theo quy định tại Điều 31 Luật thi hành án Dân sự hoặc không ghi rõ thông
tin về điều kiện thi hành án nhưng không yêu cầu cơ quan thi hành án Dân sự xác
minh thì cơ quan thi hành án Dân sự thông báo để đương sự bổ sung nội dung đơn
yêu cầu thi hành án trước khi ra quyết định thi hành án (Điều 4 Luật thi hành án Dân
sự).
Hai là, trường hợp nếu thấy có căn cứ từ chối nhận đơn yêu cầu thi hành án
thì cơ quan thi hành án Dân sự sẽ không thụ lý đơn của người được thi hành án. Các
trường hợp từ chối nhận đơn yêu cầu gồm: Người được thi hành án không có quyền
yêu cầu thi hành án hoặc nội dung đơn yêu cầu thi hành án không liên quan đến nội
dung của bản án, quyết định; Cơ quan thi hành án Dân sự được yêu cầu không có
thẩm quyền thi hành bản án, quyết định; Hết thời hiệu yêu cầu thi hành bản án, quyết
định (Điều 34 Luật thi hành án Dân sự). Thời hiệu yêu cầu thi hành án được quy
định tại Điều 30 Luật thi hành án Dân sự, theo đó “Trong thời hạn 05 năm, kể từ
ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải
7
thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành ánDân sự có thẩm quyền ra quyết
định thi hành án…; Trường hợp người yêu cầu thi hành án chứng minh được do trở
ngại khách quan hoặc do sự kiện bất khả kháng mà không thể yêu cầu thi hành án
đúng thời hạn thì thời gian có trở ngại khách quan hoặc sự kiện bất khả kháng không
tính vào thời hiệu yêu cầu thi hành án”. Cơ quan thi hành án Dân sự từ chối nhận
đơn yêu cầu thi hành án phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu thi
hành án. Như vậy, nếu xét thấy đơn yêu cầu của người được thi hành án đầy đủ nội
dung theo quy định của pháp luật và không thuộc các trường hợp từ chối nhận đơn
yêu cầu thi hành án thì cơ quan thi hành án Dân sự sẽ thụ lý đơn yêu cầu thi hành án
và ra quyết định thi hành án theo đơn yêu cầu của người được thi hành án.
* Ra quyết định thi hành án
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu thi hành
án, thủ trưởng cơ quan thi hành án Dân sự ra Quyết định thi hành án Dân sự theo
đơn yêu cầu (Điều 36 Luật thi hành án Dân sự). Quyết định thi hành án Dân sự là
văn bản do Thủ trưởng cơ quan thi hành ánDân sự có thẩm quyền ban hành theo
trình tự, thủ tục do pháp luật quy định để thi hành một hoặc nhiều khoản của những
bản án, quyết định của Tòa án, Hội đồng xử lý vụ việc cạnh tranh, Trọng tài thương
mại… làm căn cứ để Chấp hành viên lập hồ sơ và tổ chức việc thi hành án nhằm
đảm bảo lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền lợi của các bên đương sự tham gia vào
việc thi hành án. Quyết định thi hành án phải được gửi cho Viện kiểm sát nhân dân
cùng cấp ( Điều 38 Luật thi hành án Dân sự ), đồng thời Quyết định thi hành án và
các văn bản khác có liên quan đến việc thi hành án phải được thông báo cho các
đương sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan để họ thực hiện quyền và nghĩa
vụ của mình. Việc thông báo được thực hiện theo các hình thức: Thông báo trực tiếp
qua cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật: Niêm yết công khai
(áp dụng trong trường hợp không rõ địa chỉ của người phải thi hành án ); Thông báo
trên các phương tiện thông tin đại chúng (Điều 39 Luật thi hành án Dân sự ) .
* Tổ chức thi hành quyết định thi hành án
Chấp hành viên tiến hành các bước thi hành Quyết định thi hành ánDân sự.
Trước hết, Chấp hành viên thông báo cho người phải thi hành án thời hạn tự nguyện
thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người phải thi hành án nhận được hoặc được thông
báo hợp lệ quyết định thi hành án. Như vậy, việc thi hành án mặc dù đã có sự can
thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhưng pháp luật về thi hành ánDân sự
vẫn quy định cho phép người phải thi hành án có một khoảng thời gian nhất định (10
ngày) để tự nguyện thi hành án. Tuy nhiên, tùy từng trường hợp nếu xét thấy cần
thiết hoặc có yêu cầu của người được thi hành án, Chấp hành viên có thể áp dụng
ngay các biện pháp bảo đảm thi hành án nhằm ngăn chặn việc đương sự tẩu tán tài
sản để trốn tránh nghĩa vụ thi hành án mặc dù có thể vẫn còn thời hạn tự nguyện thi
8
hành án. Chấp hành viên không phải thông báo trước cho đương sự khi áp dụng biện
pháp bảo đảm. Cùng với việc gửi quyết định thi hành án và thông báo thời gian tự
nguyện thi hành cho người phải thi hành án, Chấp hành viên thực hiện hoạt động
xác minh thi hành án. Thời hạn tự nguyện thi hành án là 10 ngày, kể từ ngày người
phải thi hành án nhận được hoặc được thông báo hợp lệ quyết định thi hành án. Hết
thời hạn trên người phải thi hành án có điều kiện thi hành án mà không tự nguyện
thi hành án thì bị cưỡng chế thi hành.
* Kết thúc thi hành án
Quá trình thi hành án được coi là đương nhiên kết thúc trong các trường hợp sau
(Điều 52 Luật thi hành án Dân sự):
Đương sự đã thực hiện xong quyền, nghĩa vụ của mình: Trường hợp này được
hiểu là khi đương sự, tức là người được thi hành án đã thực hiện xong quyền của
mình và người phải thi hành án thực hiện xong nghĩa vụ theo phán quyết trọng tài
(có thể là tự nguyện thi hành hoặc bị Chấp hành viên cơ quan thi hành ánDân sự
cưỡng chế thi hành) thì việc thi hành án kết thúc.
Có quyết định đình chỉ thi hành án: Điều 50 Luật thi hành án Dân sự năm
2008 (sửa đổi, bổ sung năm 2014) quy định các trường hợp Thủ trưởng cơ quan thi
hành án Dân sự phải ra quyết định đình chỉ thi hành án.
Có quyết định trả đơn thi hành án: Ngoài các trường hợp trả đơn như trên, thì
quá trình thi hành án, sau khi việc kê biên, cưỡng chết tài sản thi hành án xong mà
“tài sản kê biên không bán được mà người được thi hành án không nhận để thi hành
án” thì cơ quan thi hành án Dân sự sẽ ra quyết định trả đơn yêu cầu cho người được
thi hành án, khi đó việc thi hành án đương nhiên cũng sẽ kết thúc. Việc thi hành án
được coi là kết thúc hoàn toàn (xong hoàn toàn theo thuật ngữ chuyên ngành thi hành
án Dân sự) khi hồ sơ thi hành án Dân sự được duyệt (bởi Thẩm tra viên thi hành án
Dân sự) và đưa vào lưu trữ. Tuy nhiên, điều đó không có nghãi là hồ sơ đó sẽ mãi
không được tái thi hành mà nó có thể được tiếp tục thi hành trở lại khi người thi hành
án “phát hiện người phải thi hành án có điều kiện thi hành” và làm đơn yêu cầu cơ
quan thi hành ánDân sự tiếp tục thi hành án.
III. Hủy phán quyết trọng tài thương mại
Phán quyết trọng tài sau khi được tuyên sẽ có giá trị chung thẩm, các bên phải
tự nguyện thi hành mà không có kháng cáo, kháng nghị. Tuy nhiên, vì lý do khác
nhau mà phán quyết trọng tài có thể sai sót, nên có thể bị tuyên hủy bởi Tòa án nơi
Hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết trọng tài.
1.Căn cứ hủy phán quyết trọng tài

9
Tòa án xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài theo trình tự, thủ tục được
quy định tại Điều 71 Luật Trọng tài thương mại năm 2010. Theo đó, Tòa án không
xem xét lại nội dung tranh chấp cũng như trình tự, thủ tục tố tụng mà chỉ xem phán
quyết trọng tài đã tuyên có thuộc các trường hợp được quy định tại Điều 68 Luật
Trọng tài thương mại không. Nếu thuộc một trong các trường hợp đó, Tòa án ra
quyết đinh hủy phán quyết trọng tài. Nếu không thuộc một trong các trường hợp quy
định theo Điều 68 thì Tòa án ra quyết định không hủy phán quyết trọng tài và khi đó
phán quyết của trọng tài sẽ có hiệu lực.
Theo Điều 68 Luật Trọng tài thương mại 2010, hủy phán quyết trọng tài khi:
Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu: trong trường
hợp tranh chấp phát sinh trong các lĩnh vực không thuộc thẩm quyền của trọng tài;
người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định
của Bộ luật Dân sự; hình thức trọng tài không phù hợp; một trong các bên bị lừa dối,
đe doạ, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận trọng tài và có yêu cầu tuyên bố
thoả thuận trọng tài đó là vô hiệu; hoặc thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của
pháp luật. Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp
với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật trọng tài thương mại.
Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp
phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của hội đồng trọng tài thì
nội dung đó bị huỷ.
Chứng cứ do các bên cung cấp mà hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán
quyết là giả mạo; hoặc trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của
một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết
trọng tài.
Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.
2. Nghĩa vụ chứng minh
Theo quy định của Khoản 3 Điều 68 Luật Trọng tài thương mại năm 2010,
ngoại trừ trường hợp Tòa án chủ động xác minh, bên yêu cầu hủy phán quyết trọng
tài có nghĩa vụ chứng minh Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc một trong các
trường hợp phán quyết phải bị hủy; Đối với yêu cầu hủy phán quyết trọng tài do
thuộc trường hợp trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, Tòa án có
trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy
phán quyết trọng tài.
3.Thời hạn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài

10
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được phán quyết trọng tài, nếu một
bên có đủ căn cứ để chứng minh được rằng Hội đồng trọng tài đã ra phán quyết thuộc
một trong những trường hợp bị hủy, thì có quyền làm đơn gửi Toà án có thẩm quyền
yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Trường hợp gửi đơn quá hạn vì sự kiện bất khả
kháng thì thời gian có sự kiện bất khả kháng không được tính vào thời hạn yêu cầu
hủy phán quyết trọng tài(Điều 69 Luật Trọng tài thương mại năm 2010). “Sự kiện
bất khả kháng” theo Bộ luật Dân sự là những sự kiện xảy ra một cách khách quan
không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và khả năng cho phép (Điều 156 Bộ luật Dân sự 2015).
4. Tòa án có thẩm quyền
Tòa án có thẩm quyền hủy phán quyết trọng tài là Tòa án cấp tỉnh tại nơi các
bên lựa chọn hoặc tại nơi mà hội đồng trọng tài đã tuyên phán quyết (Điều 7 Luật
Trọng tài thương mại năm 2010).
5. Đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài phải có các nội dung chủ yếu sau đây :
- Ngày , tháng , năm làm đơn ;
- Tên và địa chỉ của bên có yêu cầu ; và
- Yêu cầu và căn cứ huỷ phán quyết trọng tài.
Kèm theo đơn yêu cầu phải có bản chính hoặc bản sao phán quyết trọng tài đã
được chứng thực hợp lệ ; và bản chính hoặc bản sao thoả thuận trọng tài đã được
chứng thực hợp lệ. Giấy tờ kèm theo đơn yêu cầu bằng tiếng nước ngoài phải được
dịch ra Tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực hợp lệ.
6. Sự có mặt của các đương sự
Phiên họp được tiến hành với sự có mặt của các bên tranh chấp, luật sư của
các bên, nếu có, kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp (Khoản 3 Điều 71 Luật Trọng
tài thương mại năm 2010).
Trong trường hợp có một bên yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài mà rút đơn
hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên
họp mà không được hội đồng chấp thuận thì hội đồng ra quyết định đình chỉ việc xét
đơn yêu cầu (Khoản 5 Điều 71 Luật Trọng tài thương mại năm 2010). Tuy nhiên,
trường hợp có nhiều bên yêu cầu hội đồng xét đơn mà có một trong các bên vắng
mặt hoặc đã được triệu tập hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời
phiên họp mà không được hội đồng chấp thuận thì hội đồng vẫn tiến hành xét đơn
như bình thường (Khoản 3 Điều 71 Luật Trọng tài thương mại năm 2010).

11
7. Thủ tục xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài
Sau khi thụ lý đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài, toà án có thẩm quyền
thông báo ngay cho trung tâm trọng tài hoặc các trọng tài viên của hội đồng trọng
tài vụ việc, các bên tranh chấp và viện kiểm sát cùng cấp (Khoản 1 Điều 71 Luật
Trọng tài thương mại năm 2010).
Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý, Chánh án toà án chỉ định
một hội đồng xét đơn yêu cầu gồm ba thẩm phán, trong đó có một thẩm phán làm
chủ tọa theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày được chỉ định, hội đồng xét đơn yêu cầu
phải mở phiên họp để xét đơn yêu cầu huỷ phán quyết trọng tài. Tòa án phải chuyển
hồ sơ cho Viện kiểm sát cùng cấp nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày làm việc trước
ngày mở phiên họp để tham dự phiên họp của Tòa án xét đơn yêu cầu. Hết thời hạn
này, Viện kiểm sát phải gửi trả lại hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp xem xét đơn
yêu cầu (Khoản 2 Điều 71 Luật Trọng tài thương mại năm 2010).
Khi xét đơn yêu cầu, hội đồng xét đơn yêu cầu căn cứ vào các quy định của
Luật Trọng tài thương mại năm 2010 về căn cứ hủy phán quyết trọng tài (nêu ở trên)
và các tài liệu kèm theo để xem xét, quyết định; không xét xử lại nội dung vụ tranh
chấp mà Hội đồng trọng tài đã giải quyết. Sau khi xem xét đơn và các tài liệu kèm
theo, nghe ý kiến của những người được triệu tập, nếu có, kiểm sát viên trình bày ý
kiến của Viện kiểm sát, hội đồng thảo luận và quyết định theo đa số (Khoản 4 Điều
71 Luật Trọng tài thương mại năm 2010). Hội đồng xét đơn yêu cầu có quyền ra
quyết định huỷ hoặc không huỷ phán quyết trọng tài. Hội đồng cũng có thể đình chỉ
việc xét đơn yêu cầu nếu bên yêu cầu được triệu tập rút đơn hoặc đã được triệu tập
hợp lệ mà vắng mặt không có lý do chính đáng hoặc rời phiên họp mà không được
hội đồng chấp thuận (Khoản 5 Điều 71 Luật Trọng tài thương mại năm 2010). Quyết
định của toà án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành (Khoản 10 Điều 71
Luật Trọng tài thương mại năm 2010). Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày
ra quyết định, Tòa án gửi quyết định cho các bên, trung tâm trọng tài hoặc trọng tài
viên trọng tài vụ việc và viện kiểm sát cùng cấp (Khoản 6 Điều 71 Luật Trọng tài
thương mại năm 2010).
8. Hậu quả của việc hủy phán quyết trọng tài
Trường hợp hội đồng xét đơn yêu cầu ra quyết định hủy phán quyết trọng tài,
các bên có thể thỏa thuận lại để đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại trọng tài hoặc
một bên có quyền khởi kiện tại Tòa án. Ngược lại, trường hợp hội đồng xét đơn yêu
cầu không hủy phán quyết trọng tài thì phán quyết trọng tài được thi hành (Khoản 8
Điều 71 Luật Trọng tài thương mại năm 2010). Trong mọi trường hợp, thời gian giải
quyết tranh chấp tại trọng tài, thời gian tiến hành thủ tục hủy phán quyết trọng tài tại
12
Tòa án không tính vào thời hiệu khởi kiện (Khoản 9 Điều 71 Luật Trọng tài thương
mại năm 2010).
9. Tạm đình chỉ giải quyết đơn yêu cầu trong trường hợp trọng tài có sai sót về
tố tụng
Theo yêu cầu của một bên và xét thấy phù hợp , hội đồng xét đơn yêu cầu có
thể tạm đình chỉ việc xem xét giải quyết đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài trong
thời hạn không quá 60 ngày để tạo điều kiện cho Hội đồng trọng tài khắc phục sai
sót tố tụng trọng tài theo quan điểm của Hội đồng trọng tài nhằm loại bỏ căn cứ hủy
bỏ phán quyết trọng tài . Hội đồng trọng tài phải thông báo cho Tòa án biết về việc
khắc phục sai sót tố tụng. Trường hợp hội đồng trọng tài không tiến hành khắc phục
sai sót tố tụng thì hội đồng tiếp tục xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài (Khoản
7 Điều 71 Luật trọng tài thương mại năm 2010 ) .
IV. Bình luận quy định của pháp luật Việt Nam về thi hành và hủy phán quyết
trọng tài
1.Bình luận quy định của pháp luật về thi hành phán quyết trọng tài
Tuy là giải quyết tranh chấp bằng trọng thương mại – một tổ chức phi Chính
phủ, nhưng được hỗ trợ, đảm bảo về mặt pháp lý của tòa án trên nhiều mặt: Xác định
giá trị pháp lý của thỏa thuận trọng tài; giải quyết khiếu nại về thẩm quyền của Hội
đồng trọng tài; xét đơn yêu cầu hủy phán quyết trọng tài; công nhận và thi hành phán
quyết trọng tài. Bên cạnh đó, kết quả của việc giải quyết tranh chấp thương mại
thông qua phương thức trọng tài được đảm bảo bằng sự cưỡng chế từ phía cơ quan
nhà nước có thẩm quyền (Điều 66 Luật Trọng tài thương mại năm 2010) . Quy định
này là sự hỗ trợ rất quan trọng và cần thiết của Nhà nước đối với hoạt động thi hành
phán quyết trọng tài để đảm bảo quyền lợi của bên được thi hành phán quyết.
Mặt khác, với sự hỗ trợ từ phía cơ quan tư pháp, phán quyết trọng tài được thi
hành một cách triệt để tạo điều kiện cho tranh chấp được giải quyết dứt điểm, tránh
tình trạng một bên kéo dài thời hạn thi hành án. Đây là một biện pháp đảm bảo phán
quyết của trọng tài sẽ được thi hành bởi cơ quan thi hành án trong trường hợp bên
phải thi hành không tự nguyện thi hành.
Tuy nhiên, Luật Trọng tài thương mại năm 2010 chưa quy định rõ về nội dung
trong kết quả giải quyết tranh chấp của Trọng tài gây khó khăn đến việc thực thi
phán quyết trọng tài. Bởi quyết định trọng tài có ảnh hưởng trực tiếp đến việc thi
hành phán quyết. Nếu trong Quyết định trọng tài chỉ ghi "không chấp nhận yêu cầu
khởi kiện của nguyên đơn", "không chấp nhận yêu cầu kiện lại của bị đơn" mà không
quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của các bên như thế nào thì các bên không biết mình
cần thực thi phán quyết này như thế nào và quyền lợi của mình sẽ được giải quyết

13
ra sao . Vì vậy kết quả giải quyết tranh chấp cần ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các
bên liên quan, thời hạn thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên… có như vậy các
bên liên quan mới có thể dễ dàng thực thi phán quyết của Trọng tài.
Quy định tại Điều 67 Luật Trọng tài thương mại: “Phán quyết trọng tài được
thi hành theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự”. Do đặc thù của Trọng
tài thương mại chỉ giải quyết tranh chấp thương mại, nên thủ tục thi hành phán quyết
Trọng tài thương mại không thể như thủ tục thi hành án dân sự thông thường, mà
cần phải bảo đảm tính nhanh, gọn. Như vậy, có lẽ quy định tại Điều 67 Luật Trọng
tài thương mại đã làm phức tạp thêm quá trình áp dụng phương thức giải quyết Trọng
tài thương mại, vốn được coi là phương thức giải quyết nhanh, gọn.
2. Bình luận quy định của pháp luật về hủy phán quyết trọng tài
Luật Trọng tài Thương mại năm 2010 quy định: bên không đồng ý với quyết
định trọng tài có quyền làm đơn gửi Tòa án yêu cầu hủy quyết định trọng tài. Thủ
tục hủy quyết định trọng tài của Tòa án không phải là thủ tục xét xử lại vụ kiện ,
không giống như thủ tục phúc thẩm trong tố tụng dân sự . Khi nhận được đơn yêu
cầu hủy quyết định trọng tài đối với vụ tranh chấp đã được trọng tài giải quyết , Tòa
án có thẩm quyền không xét xử lại vụ tranh chấp , mà chỉ đối chiếu với các trường
hợp hủy quyết định trọng tài theo quy định tại Điều 68 Luật Trọng tài thương mại
để ra quyết định. Nếu như bên yêu cầu chứng minh được quyết định trọng tài đã
tuyên thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm a, b, c và d khoản Điều 68
Luật Trọng tài thương mại thì Tòa án sẽ quyết định hủy quyết định trọng tài. Với
trường hợp quy định tại điểm đ khoản 2 Điều 68 , thì Tòa án sẽ có trách nhiệm chủ
động xác minh , thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy quyết định
trọng tài. Như vậy, quy định này góp phần khắc phục những sai phạm ( nếu có ) của
Hội đồng trọng tài khi giải quyết tranh chấp , làm cho vụ tranh chấp được giải quyết
thực sự khách quan , công bằng , đúng pháp luật
Luật Trọng tài thương mại năm 2010 đã quy định một cách cụ thể về vấn đề
hủy quyết định trọng tài. Khi xem xét việc hủy phán quyết trọng tài, còn có sự tham
gia của Viện kiểm sát với tư cách là cơ quan giám sát hoạt động tố tụng của Tòa án
trong việc hỗ trợ hoạt động trọng tài. Như vậy, đã có cơ quan giám sát hoạt động của
tòa án, làm cho việc giải quyết được minh bạch, khách quan hơn. Quyết định của
Tòa án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành. Đây là một chế định quan
trọng của Luật Trọng tài thương mại nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
đương sự khi đưa ra tranh chấp ra giải quyết tại Trọng tài
Như vậy, việc Tòa án hỗ trợ trọng tài trong việc hủy hay không hủy phán
quyết trọng tài đã giúp cho phán quyết được thi hành dễ dàng hơn khi có hiệu lực và
Tòa án như đã trở thành cấp trên của trọng tài. Tuy nhiên, Tòa án và trọng tài vẫn là

14
những hình thức giải quyết tranh chấp độc lập. Việc có sự hỗ trợ của Tòa án hủy
quyết định trọng tài đối với những phán quyết vi phạm pháp luật của Trọng tài
thương mại giúp cho các nhà kinh doanh yên tâm hơn khi lựa chọn Trọng tài là
phương thức giải quyết tranh chấp, vì khi Trọng tài có sự vi phạm pháp luật Tòa án
sẽ đứng ra giúp đỡ họ. Quy định này góp phần hạn chế sự tùy tiện trong hoạt động
xét xử của Trọng tài viên, làm cho họ phải khách quan trong khi giải quyết tranh
chấp bởi phán quyết trọng tài có thể bị hủy bởi Tòa án.
Tuy nhiên, hiện nay là không có phúc thẩm và giám đốc thẩm lại các phán
quyết hủy quyết định của trọng tài do tòa án đưa ra. Điều này có những điểm tích
cực nhưng cũng có mặt tiêu cực. Quyết định hủy hoặc không hủy phán quyết trọng
tài của Tòa án là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành để đảm bảo cho tính
đặc thù của tố tụng trọng tài và phù hợp với thông lệ quốc tế. Nhưng quyết định hủy
này của tòa án ban hành trong trạng thái “trên đầu không có ai”. Tức là không có ai
giám sát tòa án. Bất cứ quyền lực nào không có giám sát sẽ dẫn đến lạm dụng . Vì
thế, nếu nhận thấy quyết định của tòa án là không hợp lý, không hợp pháp thì đương
sự cũng không thể kháng cáo mà vẫn phải chấp nhận. Như vậy, liệu có gây thiệt hại
cho các bên đương sự hay không?
KẾT LUẬN
Tranh chấp thương mại được giải quyết thỏa đáng không những bảo vệ được quyền
và lợi ích hợp pháp của các bên tranh chấp mà còn góp phần ổn định nền kinh tế,
thúc đẩy các doanh nghiệp phát triển. Vì vậy, việc thi hành phán quyết trọng tài cũng
như việc hủy phán quyết trọng tài để giải quyết các tranh chấp thương mại thông qua
thủ tục trọng tài làm sao cho thỏa đáng và bảo vệ được lợi ích hợp pháp của các bên
là rất quan trọng.

15
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Trọng tài thương mại, 2010
2. Luật Thi hành án Dân sự, 2014
3. Luật Thi hành án Dân sự, 2008
4. Giáo trình Luật thương mại Việt Nam tập II, Đại học Luật Hà Nội, Nxb Tư pháp,
2020
5. Luận văn “Hủy phán quyết trọng tài theo quy định của pháp luật Việt Nam”,
Nguyễn Thị Phượng
6. Bài viết “Khó khăn, vướng mắc trong việc áp dụng các quy định về hủy phán
quyết trọng tài thương mại và một số giải pháp khắc phục”, Vũ Thị Hồng Vân, Nghề
Luật, Học viện Tư pháp,Số 3/2016, tr. 72 - 77.
7. Luận văn “Pháp luật về thi hành phán quyết của trọng tài thương mại ở Việt Nam
và Một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nguyễn Mạnh Cường
8. Bài viết “Thi hành phán quyết trọng tài”, LawKey
Link: https://lawkey.vn/thi-hanh-phan-quyet-cua-trong-tai/
9. Bài viết “Thi hành và hủy phán quyết của trọng tài”, Công ty Luật Dương Gia,
29/08/2018
Link: https://luatduonggia.vn/thi-hanh-va-huy-phan-quyet-cua-trong-tai/
10. Bài viết “Vấn đề hủy phán quyết trọng tài thương mại theo pháp luật hiện hành”
Công ty Luật Dương Gia, 26/10/2020
Link: https://luatduonggia.vn/huy-phan-quyet-trong-tai-thuong-mai/
11. Bài viết “Nhiều bất cập trong thi hành phán quyết trọng tài”, Đỗ Mến, 20/06/2020
08:00
Link:https://tinnhanhchungkhoan.vn/nhieu-bat-cap-trong-thi-hanh-phan-quyet-
trong-tai-post243385.html
12. Bài viết “Thủ tục tuyên hủy phán quyết trọng tài thương mại”, Long Phan PMT
Link: https://luatlongphan.vn/thu-tuc-tuyen-huy-phan-quyet-trong-tai-thuong-mai
13. Bài viết “Phân tích và bình luận quy định pháp luật Việt Nam về thi hành và hủy
phán quyết trọng tài”

16
Link: https://text.123doc.net/document/1292187-phan-tich-va-binh-luan-quy-dinh-
phap-luat-viet-nam-ve-thi-hanh-va-huy-phan-quyet-trong-tai.htm

17

You might also like