Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

KHOA CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ




ĐỀ CƯƠNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nâng cao ý thức học tập trên giảng đường của học viên Học
viện Kỹ thuật Quân sự hiện nay

Mã số đề tài: 07/XH-NV/2020
Lĩnh vực đăng ký thực hiện: KHXH&NVQS

HÀ NỘI – 2020

1
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ
KHOA CÔNG TÁC ĐẢNG, CÔNG TÁC CHÍNH TRỊ


ĐỀ CƯƠNG
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

Nâng cao ý thức học tập trên giảng đường của học viên Học
viện Kỹ thuật Quân sự hiện nay

Mã số đề tài: 07/XH-NV/2020
Lĩnh vực đăng ký thực hiện: KHXH&NVQS
Học viên tham gia thực hiện: Bùi Ngọc Đại
Người hướng dẫn khoa học: Phạm Thái Hòa

HÀ NỘI – 2020

2
LỜI CAM ĐOAN

Chúng tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc
lập của tác giả. Các số liệu, trích dẫn trong đề tài là trung
thực và có xuất xứ rõ ràng, không trùng lặp với các công
trình khoa học đã công bố.
THAY MẶT TÁC GIẢ

3
DANH MỤC KÝ HIỆU CHỮ VIẾT TẮT

CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT

4
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 6
NỘI DUNG 11
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO Ý THỨC
HỌC TẬP TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG CỦA HỌC VIÊN
HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

1.1. Ý thức học tập trên giảng đường và vai trò của nó trong
quá trình học tập của học viên.
1.2. Các yếu tố quy định đến ý thức học tập trên giảng đường
của Học viên Học viện Kỹ thuật Quân Sự.
Chương 2 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
Ý THỨC HỌC TẬP TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG CỦA HỌC
VIÊN HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ HIỆN NAY.
2.1. Những ưu điểm và nguyên nhân của việc nâng cao ý thức
học tập trên giảng đường của học viên Học viện Kỹ thuật
Quân Sự hiện nay.
2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của ý thức học tập trên
giảng đường của học viên Học viện Kỹ thuật Quân Sự.
2.3. Một số giải pháp nâng cao ý thức học tập trên giảng
đường của học viên Học viện Kỹ thuật Quân Sự hiện nay
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ. 13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 13
PHỤ LỤC. 13

MỞ ĐẦU

5
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học - công nghệ tiếp tục phát triển với
những bước tiến nhảy vọt, đưa thế giới từ kỷ nguyên công nghiệp sang kỷ nguyên
công nghệ thông tin và kinh tế tri thức. Đảng ta cũng đã sớm nhận thức được tầm
quan trọng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo trong sự nghiệp chung là xây dựng đất
nước mạnh giàu, phồn vinh. Tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX (tháng 4-
2001), Đảng ta khẳng định: "Phát triển giáo dục - đào tạo là một trong những động
lực quan trọng thúc đẩy sự công nghiệp hóa, hiện đại hóa, là điều kiện để phát huy
nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh
và bền vững". Vì vậy, vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo để tạo ra nguồn
nhân lực có trình độ cao, có năng lực đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của sự
nghiệp phát triển đất nước là vấn đề rất quan trọng hiện nay.
Học viện Kỹ thuật Quân sự là một trong những trung tâm đào tạo chất lượng
cao, đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự hàng đầu phục vụ sự nghiệp
xây dựng quân đội vững mạnh toàn diện, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới. Vì
vậy, nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay của Học viện vừa là vấn đề chiến lược
lâu dài vừa là nhiệm vụ thường xuyên, cấp bách. Để thực hiện được nhiệm vụ trên,
cùng với sự quan tâm của các các cơ quan chức năng trong toàn Học viện, đội ngũ
giáo viên thì cần phải phát huy cao độ vai trò nhân tố chủ quan của người học mà
một trong những yếu tố quan trọng là ý thức học tập của học viên, thể hiện được sự
chủ động của người học qua nhiều hình thức học tập khác nhau để đạt kết quả cao
nhất, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo theo chủ trương của Đảng đã đặt ra.
Qua thực tiễn khảo sát, toạ đàm, nghiên cứu các báo cáo tổng kết huấn luyện,
tổng kết thi đua, phân tích kết quả khảo sát thực trạng ý thức học tập trên giảng
đường của học viên Học viện Kỹ thuật Quân sự cho thấy hiệu quả giờ học chưa
cao. Có nhiều biểu hiện không tích cực của học viên trong giờ học làm ảnh
hưởng đến chất lượng dạy và học. Là học viên quân sự nhưng vẫn có học viên
6
vắng mặt tham gia học tập không có lý do. Khi học tập trên lớp lại có không ít học
viên lơ là nghe giảng hoặc tham gia trong các hoạt động dạy và học một cách chiếu
lệ, hoặc ngồi nghe nhưng lại không tập trung vào bài giảng của giáo viên. Phải
chăng là học viên quân sự đang say sưa mãn nguyện với thành tích đã vượt qua
được nhiều người để bước vào cổng trường Học viện kỹ Thuật Quân Sự mà bao
nhiêu người mơ ước. Và có những học viên suy nghĩ rằng thế nào họ cũng tốt
nghiệp ra trường và trở thành một sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam nên đã coi
nhẹ việc học tập khi ngồi trên ghế nhà trường. Chính vì vậy, hơn bao giờ hết, việc
học tập của học viên với ý nghĩa có trách nhiệm đối với chính bản thân, trách
nhiệm xây dựng quân đội phải được coi là mấu chốt, là động lực thôi thúc họ, thậm
chí trở thành vấn đề nóng bỏng khi mà yêu cầu đặt ra của xã hội nói chung, của
quân đội nói riêng ngày càng cao.
Muốn nâng cao chất lượng đào tạo, một điều không thể không quan tâm là học
viên phải chủ động trong việc học tập, trong đó coi trọng ý thức học tập là vấn đề
cần thiết, nếu có ý thức học tập tốt thì sẽ tạo thành thói quen cố hữu tìm tòi, học
hỏi của mỗi con người trong suốt cuộc đời. Như Georgi Lozanov đã từng nói “Học
tập là vấn đề thái độ chứ không phải là năng khiếu”. Thời gian học tập ở Học viện,
nhà trường không thể trang bị đầy đủ mọi tri thức hành trang cho chúng ta đi suốt
cuộc đời mà chỉ trang bị những tri thức cơ bản, những đường nét cơ bản để khi ra
trường, nó trở thành nền tảng tri thức, là cơ sở cho chúng ta có thể vận dụng phù
hợp với nhiệm vụ công tác. Phải coi ý thức học tập như là nhu cầu nội tại vươn lên
làm chủ tri thức để làm việc và chủ động hơn trong cuộc sống của học viên sau này
- trong điều kiện nhiều môn học không giảm số lượng và mức độ của tri thức thậm
chí tăng lên đồng thuận với yêu cầu của xã hội ngày càng khắt khe.
Từ những nhận thức trên đây, tôi cho rằng, việc lựa chọn vấn đề: “Nâng cao ý thức
học tập trên giảng đường của học viên Học viện Kỹ thuật Quân sự hiện nay” làm đề

7
tài nghiên cứu khoa học là mang tính cấp bách cả về lý luận và thực tiễn, có ý nghĩa thiết
thực, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo hiện nay tại Học viện.

2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài


Liên quan đến vấn đề học tập của học viên trong Học viện những năm gần
đây đã có khá nhiều công trình nghiên cứu, luận giải dưới các góc độ khác nhau, điển
hình như: “Đổi mới phương pháp tự học các môn khoa học xã hội & nhân văn của
học viên đào tạo dài hạn tại Học viện KTQS giai đoạn hiện nay” do KS Vũ Văn
Tuấn, ThS Đàm Trọng Tùng, ThS Đàm Thế Vinh hướng dẫn; “Một số giải pháp cơ
bản nhằm đổi mới phương pháp học tập từ học cơ bản sang học chuyên ngành đối
với học viên đào tạo dài hạn tại Học viện KTQS” do PGS.TS Nguyễn Trọng Tuấn
hướng dẫn; “Phát triển mối quan hệ giáo viên và học viên nhằm nâng cao chất
lượng học tập đối với học viên quân sự” do ThS Nguyễn Hữu Quyền hướng dẫn;
“Phát huy nhân tố chủ quan trong tự học của học viên đào tạo dài hạn HVKTQS
hiện nay” do TS Đoàn Quốc Thái hướng dẫn; “Một số giải pháp cơ bản nhằm nâng
cao năng lực tự học các môn lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí
Minh cho học viên đào tạo dài hạn ở HVKTQS” do PGS.TS Nguyễn Trọng Tuấn
hướng dẫn.
Những công trình nghiên cứu trên đây đã có những đóng góp quan trọng trong
việc định hướng cho hoạt động nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học
và quản lý giáo dục ở Quân đội nói chung, Học viện Kỹ thuật Quân sự hiện nay nói
riêng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu
một cách toàn diện, có hệ thống về ý thức học tập trên giảng đường của học viên
Học viện kỹ thuật Quân sự; trong khi đó, đây là một mặt hoạt động quan trọng
không thể thiếu, góp phần nâng cao chất lượng học tập của học viên, nhằm đáp
ứng yêu cầu nhiệm vụ đào tạo trong tình hình mới. Do vậy, cần thiết phải có sự

8
nghiên cứu công phu, nghiêm túc về ý thức học tập, đánh giá đúng thực trạng, đề
xuất những phương hướng, giải pháp thúc đẩy mạnh mẽ ý thức học tập trên giảng
đường của học viên Học viện Kỹ thuật Quân sự. Với ý nghĩa đó, học viên đã lựa
chọn vấn đề “Nâng cao ý thức học tập trên giảng đường của học viên Học viện
Kỹ thuật Quân sự hiện nay” là đề tài khoa học độc lập, không trùng lặp với bất
kỳ công trình khoa học nào đã công bố.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài


* Mục đích nghiên cứu
Đánh giá khái quát ý thức học tập trên giảng đường của học viên Học viện
Kỹ thuật Quân sự. Từ đó đưa ra những điểm mạnh và điểm chưa làm được. Đồng
thời đưa ra một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao ý thức học tập trên giảng đường
của học viên Học viện Kỹ thuật Quân sự.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ những vấn đề lý luận cơ bản về nâng cao ý thức học tập trên giảng
đường của học viên Học viện Kỹ thuật Quân sự hiện nay.
- Đánh giá thực trạng ý thức học tập trên giảng đường của học viên Học viện
Kỹ thuật Quân sự trong thời gian qua.
- Đề xuất một số yêu cầu, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao ý thức học tập trên
giảng đường của học viên Học viện Kỹ thuật Quân sự hiện nay.

4. Đối tượng, khách thể và phạm vi nghiên cứu của đề tài

4.1. Đối tượng nghiên cứu

Đề tài có đối tượng nghiên cứu là ý thức học tập trên giảng đường của học
viên Học viện Kỹ thuật quân sự hiện nay.

4.2. Khách thể nghiên cứu

Khách thể nghiên cứu của đề tài là học viên Học Viện Kĩ Thuật Quân Sự,
đại đội, tiểu đoàn quản lí Học viên, cán bộ chỉ huy đại đội, tiểu đoàn, giảng viên

9
các bộ môn của Học Viện Kĩ Thuật Quân Sự, cơ quan ban ngành theo dõi camera
trên giảng đường, phòng giáo dục và đào tạo của học viện.

4.3. Phạm vi nghiên cứu.

Đề tài chỉ thực hiện nghiên cứu tại Học Viện Kĩ Thuật Quân Sự địa chỉ 236
Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Trong đề tài chúng tôi tập
trung nghiên học viên Học Viện Kĩ Thuật Quân Sự trong quá trình học tập trên
giảng đường từ đó làm sáng ý thức học tập trên giảng đường của học viên đào tạo
kỹ sư dài hạn ở Học viện Kỹ thuật Quân sự hiện nay.

5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu


5.1. Phương pháp luận
Đề tài được xây dựng dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về mối
quan hệ khách quan và chủ quan, về sự phát triển của lực lượng sản xuất; đường
lối quan điểm của Đảng, các chỉ thị, quyết định của Quân uỷ Trung ương và Bộ
quốc phòng về nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo trong các nhà trường quân
đội, quyết định của Học viện về đào tạo; quyết định của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào giáo dục - đào tạo.
5.2 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp của khoa học xã hội như phân
tích, tổng hợp, so sánh, thống kê số liệu, toạ đàm, quan sát thực tế, chuyên
gia...đồng thời kế thừa các kết quả nghiên cứu có liên quan.
6. Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Bước đầu hệ thống hóa về mặt lý luận những vấn đề cơ bản về nâng cao ý
thức học tập trên giảng đường của học viên Học viện Kỹ thuật Quân sự; phân tích
tìm hiểu thực trạng nâng cao ý thức tự học tập trên giảng đường của học viên ở
Học viện hiện nay; trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp cơ bản, thiết thực nhằm
thúc đẩy, nâng cao ý thức tự học tập trên giảng đường của học viên ở Học viện Kỹ
thuật Quân sự hiện nay.
7. Kết cấu của đề tài

10
Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, kết luận, phụ lục, đề tài
được kết cấu thành 2 chương, 7 tiết.
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO Ý THỨC HỌC TẬP TRÊN
GIẢNG ĐƯỜNG CỦA HỌC VIÊN HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ

1.1 Ý thức học tập trên giảng đường và vai trò của nó trong quá trình học tập
của học viên
1.1.1 Ý thức học tập trên giảng đường
a) Khái niệm ý thức
b) Ý thức học tập trên giảng đường
1.1.2 Vai trò của ý thức học tập trên giảng đường đối với quá trình học
tập của học viên Học Viện Kỹ Thuật Quân Sự.

1.2. Các yếu tố quy định đến ý thức học tập trên giảng đường của Học viên
Học viện Kỹ thuật Quân Sự
1.2.1 Nhân tố chủ quan của con người quy định đến ý thức học tập trên
giảng đường của học viên
1.2.2. Cơ sở vật chất quy định đến ý thức học tập trên giảng đường của
học viên
1.2.3 Nội dung chương trình môn học quy định đến quá trình học tập
trên giảng đường của học viên
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO Ý THỨC HỌC TẬP
TRÊN GIẢNG ĐƯỜNG CỦA HỌC VIÊN HỌC VIỆN KỸ THUẬT

11
QUÂN SỰ HIỆN NAY
2.1. Những ưu điểm và nguyên nhân của việc nâng cao ý thức học tập trên
giảng đường của học viên Học viện Kỹ thuật Quân Sự hiện nay
2.1.1. Những ưu điểm trong nâng cao ý thức học tập trên giảng đường
của học viên
2.1.2. Những nguyên nhân tạo nên ưu điểm trong nâng cao ý thức học tập
trên giảng đường của học viên Học viện Kỹ thuật Quân sự hiện nay

2.2. Những hạn chế và nguyên nhân của ý thức học tập trên giảng đường của
học viên Học viện Kỹ thuật Quân Sự
2.2.1. Những hạn chế trong nâng cao ý thức học tập trên giảng đường
của học viên
2.2.2. Những nguyên nhân dẫn tới hạn chế trong nâng cao ý thức học tập
trên giảng đường của học viên

2.3. Một số giải pháp nâng cao ý thức học tập trên giảng đường của học viên
Học viện Kỹ thuật Quân Sự hiện nay
2.3.1. Nhóm giải pháp liên quan đến cơ sở vật chất, điều kiện học tập
2.3.2. Nhóm giải pháp liên quan đến quá trình tổ chức giảng dạy
2.3.2.1. Liên quan tới quá trình tổ chức giảng dạy của giảng viên
2.3.2.2. Phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng, đề cao trách
nhiệm của cán bộ chủ trì các cấp, tạo chuyển biến cơ bản về động cơ, thái
độ trách nhiệm học tập của học viên
2.3.3. Nhóm giải pháp liên quan đến bản thân người học để nâng cao ý
thức học tập trên giảng đường của học viên

12
2.3.3.1. Học viên cần xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch học tập
gắn với tổ chức nâng cao ý thức học tập trên lớp với các hình thức học tập
khác thi đua học tập sôi nổi, rộng khắp trong toàn Học viện
2.3.3.2. Chủ động định hướng, giới thiệu nội dung học tập phù hợp,
tích cực bồi dưỡng phương pháp học tập, kịp thời cổ vũ động viên, nhân
rộng điển hình tiên tiến trong nâng cao ý thức học tập trên giảng đường của
học viên
2.3.3.3. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá, gắn kết quả học tập trên
giảng đường của học viên với phân loại, bình xét thi đua khen thưởng và
đánh giá chất lượng học viên

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

2. Kiến nghị

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tài liệu trong nước
Tài liệu nước ngoài
PHỤ LỤC

13

You might also like