Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 22

Lời tựa- Rơle bảo vệ cần được cung cấp dòng điện và điện áp chính xác từ các

biến dòng điện, biến điện áp để đẩm bảo tính tin cậy bảo vệ hệ thống điện. Trong bài viết
này, chúng tôi sẽ giải thích một sự kiện mà dây cáp nhị thứ của hai biến dòng điện, một
cấp cho so lệch thanh cái và một cấp cho so lệch máy biến áp, chạm chập với thiết bị nhất
thứ và gây sự cố. Sự chạm chập khiến cả hai rơle ghi nhận trực tiếp dòng nhất thứ, khiến
chúng ghi nhận sai dòng so lệch và tác động. Bài viết thảo luận nguyên nhân sự cố và
điều tra diễn biến sự cố, sự làm việc của rơle thông qua các bản ghi sự cố, việc tìm hiểu
và điều tra sự cố thông qua các bản ghi này. Bải viết cũng thảo luận về các hư hại có thể
xảy ra với rơle khi mạch dòng của biến dòng điện chạm chập với thiết bị nhất thứ.

I. Giới thiệu

Tháng 7 năm 2015, một Trạm biến áp 138 kV ở Texas mất điện toàn trạm trong một
giờ 20 phút. Sự cố xảy ra do rơle so lệch thanh cái tác động cắt ngay sau khi một máy
biến áp ở trạm bị cắt ra bởi bảo vệ so lệch máy biến áp. Đơn vị quản lý vận hành đã điều
tra và phát hiện hư hỏng tại một trong các sứ đầu cực phía cao của máy biến áp. Các điều
tra tiếp theo cho thấy sự lỏng lẻo của cả hai cuộn dây mạch dòng biến dòng tại sứ đầu
cực bị hư hỏng và chúng không chạm chập với nhau. Một cuộn chạm chập với đầu cực
phía trong MBA của sứ xuyên và tạo ra sự cố ngắn mạch nằm trong vùng bảo vệ của
BVSL MBA. Câu hỏi đặt ra là tại sao bảo vệ so lệch thanh cái lại tác động trong khi sự
cố dường nhau nằm ngoài vùng bảo vệ của nó.

Trong bài viết, các tác giả sẽ chỉa sẻ chi thiết về sự cố này và phân tích nguyên
nhân gây sự cố. Tiếp đó, chúng ta sẽ nguyên cứu bản ghi sự cố ghi lại bởi các rơle bảo vệ
để tìm ra các sự cố bên trong và diễn biến chi tiết cửa sự cố. Phân tích chuyên sâu để
khẳng định sự cố xảy ra do phần nhất thứ của biến dòng hay dây cáp mạch dòng nhị thứ,
BVSL thanh cái làm việc sai hay không và các vấn đề có thể xảy ra với rơle khi bị chạm
chập với dòng điện phía nhất thứ.

Sự cố này cho thấy việc hiểu rõ cấu trúc của thiết bị được bảo vệ cũng quan trọng
như việc hiểu rõ các chỉnh định rơle bảo vệ cho nó. Sự cố cũng cho thấy sự quan trọng
của việc phân tích sự cố trong việ hiểu rõ hơn về các sự cố xảy ra tỏng hệ thống và tìm
hiểu nguyên nhân sự cố. CUối cùng, sự cố này cho chúng ta thấy một sự việc đơn giản
như đấu dây nhị thứ không chắc chắn cũng có thể gây ra một sự cố nghiêm trọng, gây hư
hỏng các thiết bị đắt tiền.

II. Các kiến thức nền tảng


III. Sự cố

Hình 8 thể hiện sơ đồ một sợi cảu trạm biến áp 138kV. Rơle bảo vệ chính và rơle bảo
vệ khoảng cách dự phòng (Role R,S,T và U) bảo vệ cho các đường dây đến trạm. Thanh
cái 138kV được bảo vệ bởi bảo vệ so lệch có hãm 4 cuộn dây (rơle X) và được dự phòng
bởi các bảo vệ đường dây.

Hai máy biến áp hạ áp với công suất 12/16/20 MVA, điện áp 138/13.09kV cấp điện
cho các phụ tải lưới 13.09kV. Dao cách lý SW3 thường mở và phục vụ cho việc chuyển
đổi tải giữa hai MBA. MBA T1 được bảo vệ bởi rơle so lệch MBA (rơle Y) và dự phòng
bởi rơle quá dòng và chống hu hỏng máy cắt Z. Rơle Z sử dụng chung mạch dòng phía
cao máy biến áp với rơle Y.MBA T2 được bảo vệ bởi roel SL MBA W và dự phỏng bởi
rơle bảo vệ quá dòng, chống hư hỏng máy cắt V, nhưng mỗi rơle sử dụng riêng một cuộn
mạch dòng.

Ngày 13 tháng 7 năm 2015, vào lúc 08h39’ tối, bảo vệ SL MBA (rơle Y) tác động cắt
MBA T1 ra khỏi vận hành và khóa rơle lockout. Rơle lock out MBA rơi và khóa đóng
MC CS1. Sau tác động của rơle SLMBA 3.28 chu kỳ , BV SLTC tác động cắt toàn bộ
các MC nối tới thanh cái, khiến mất điện toàn trạm. Các rơle lock out cắt các MC và
không cho đóng lại MC CB1, CB2, dao cách ly SW1, SW2. Sau 3 phút kể từ thời điểm
sự cố, trung tâm điều khiển xa reset rơle lockout và bảo vệ sltc, đóng điện xung kích
thanh cái bằng cách đóng máy cắt CB2 qua hệ thống SCADA. Khi MC đóng lại thành
công, SCADA tiếp tục đóng lại CB1 từ xa. Nhân viên sửa chữa được cử tới trạm và có
mặt sau 25 phút đó, báo lại phát hiện dầu trên mặt đất cạnh MBA T1. Họ cũng xác nhận
rằng họ đã mở DCL SW1 của MBA T2 và MBA T2 đã sẵn sàng đóng điện. Trung tâm
điều khiển xa do đó đã đóng điện lại MBA T2 qua SCADA. Các DCL SW1, SW3 được
đóng lại và toàn bộ phụ tải được cấp qua MBA T2. MBA T1 được tách ra để điều tra sự
cố. Toàn bộ sự cố làm mất điện trong vòng 1 giờ 20 phút.
IV. Điều tra sự cố
A. Kiểm tra bên ngoài

Ngay sau sự cố, khi nhân viên sửa chữa tới trạm, họ đã kiểm tra bên ngoài MBA và
phtá hiện sứ xuyên đầu cực MBA phía cao áp H3 đã hư hỏng (vỡ). Họ cũng phát hiện van
an taonf của máy biến áp đã tác động, cho phép dầu tràn ra ngoài máy biến áp và chảy
xuống đất. Kiểm tra tại rơle Y cho thấy rơle báo sự cố 2 pha B-C. Việc cả bảo vệ
SLMBA và BVSLTC đều tác động, cùng với các hư hại được phát hiện ở xứ H3 dẫn đến
nghi ngờ về sự tác động nhầm của BVSLTC khi mà sự cố xảy ra ngoài vùng bảo vệ.

B. Phân tích khí gas

Ngày hôm sau, nhân viên sửa chữa tiến hành phân tích khí dễ cháy(TCG) trong mẫu
khí lấy được phía trên lớp dầu MBA. Phân tích khí dễ cháy TCG là một phân tích nhanh
và hiệu quả trong việc phát hiện các bất thường của MBA. CÁc MBA dầu thường sản
sinh ra một lượng hỗn hợp khí hòa tan dễ cháy trong điều kiện làm việc bình thường do
sự phân hủy dầu cách điện trong quá trình làm việc. Tuy nhiên, sự xuất hiện đột ngột của
một lượng lớn hỗn hợp khí hòa tan TCG chứng tỏ rằng dầu cách điện MBA đã gặp phải
tình trạng làm việc bất thường và nhiệt độ cao.Lượng khí hòa tan được tìm thấy với
37%.MBA được khuyến cáo tách khỏi vận hành và liên hệ với NSX khi lượng khí hòa
tan đạt 5%.

DO hàm lượng khí cháy cao, đơn vị quản lý đã thực hiện thêm thí nghiệm phân tích
hàm lượng khí hòa tan trong dầu để tìm ra được loại khí chính và giúp xác định nguyên
nhân sự cố. Đội công tác đã thí nghiệm mẫu dẫu ngay tại trạm. Kết quả cho thấy khí
acetylene có hàm lượng 892ppm, ethylene có hàm lượng 519 ppm. Hàm làm acetylene
cao sinh ra do phóng điện hồ quang với nhiệt độ cao, và ethylene sinh ra khi dầu có nhiệt
độ cao.

C. Thí nghiệm điện

Với nguyên nhân là sự cố bên trong máy biến áp. Nhân viên sửa chữa đã thực hiện
hàng loạt các thí nghiệm điện để tìm hiểu nguyên nhân gây sự cố. Những thí nghiệm
này cho thấy các thông tin bên trong máy biến áp mà không cần mở thùng máy. Các
thí nghiệm và kết quả được thể hiện bên dưới.

1. Đo tỉ số biến (đạt)

Thí nghiệm đo tỉ số biến giúp phát hiện hiện tượng ngắn mạch giữa các vòng dây, các
hư hỏng trên cuộn dây hoặc vấn đề của lõi từ. Một điện áp chuẩn được bơm vào phía
cuộn cao áp, điện áp cảm ứng sẽ xuất hiện phía cuộn hạ áp và được đo lường. Tỉ số
biến được tính dựa trên tỉ số giữa điện áp đo được phía hạ áp và điện áp bơm vào phía
cao áp. Sai số tỉ số tính toán được sẽ phải nhỏ hơn 0.5% so với điện áp định mức ghi
trên nameplate của MBA nếu MBA đủ tiêu chuẩn vận hành.

2. Thí nghiệm ngắn mạch ((đạt)

Điện kháng ngắn mạch của máy biến áp có thể dùng để phát hiện các hư hỏng trong
cuộn dây. Có 2 thí nghiệm được sử dụng là ngắn mạch 3 pha và ngắn mạch từng pha.
Trong cả 2 thí nghiệm, điện kháng ngắn mạch có sai số nhỏ hơn 3% so với thông số
định mức của MBA

3. Thí nghiệm sứ (đo hệ số công suất) (Không đạt)

Thí nghiệm hệ số công suất của sứ kiểm tra góc pha của cách điện. Trong điều kiện lý
tưởng, cách điện sứ có thể coi là một điện dung, thí nghiệm sẽ cho thấy dòng điện
vượt trước 90 độ so với điện áp, kết quả là hệ số công suất bằng không. Tuy nhiên,
điện trở tự nhiên của vật liệu có thể khiến sứ có hệ số công suất khác 0, hệ số này
thường được ghi tại nameplate của sứ. Nếu thí nghiệm cho kết quả có sự thay đổi lớn
so với định mức thì đó chính là lí do dẫn đến sự cố liên quan. Trong sự cố này, hệ số
công suất của sứ xuyên H2 có giá trị gấp đôi giá trị ghi trên name plate và do đó cần
tiến hành các bước điều tra sâu hơn. Tất cả các sứ đầu cực MBA khác cho giá trị thí
nghiệm bình thường.

Sau thí nghiệm, sứ được kiểm tra ngoại quan. Mặc dù kết quả thí nghiệm không có
vấn đề, một vệt đen được tìm thấy ở sứ X1, X3 phía hạ áp.

4. Thí nghiệm hở mạch (không tải) (Đạt)

Thí nghiệm không tải cho phép phát hiện ngắn mạch giữa các vòng dây, đứt dây, hư hỏng
bộ chuyển nấc, các vấn đề khác liên quan đến lõi từ và cuộn dây. Nguyên lý của thí
nghiệm này dựa trên thực tế dòng điện từ hóa lõi thép của máy biến áp sẽ tăng nếu có hư
hỏng trong cuộn dây. Nếu máy biến áp không có vấn đề, dòng điện từ hóa phải xấp xỉ thử
nghiệm xuất xưởng. Với máy biến áp 3 pha, thông thường dòng điện sẽ có dạng 2 pha có
trị số cao, một pha có trị số thấp. Hơn nữa, sai lệch giữa 2 pha có trị số dòng điện cao
không vượt quá 10% với các máy biến áp không hư hỏng, trong sự cố đang phân tích
máy biến áp cho kết quả tương tự.

5. Thí nghiệm đáp ứng tần số (đạt)


Thử nghiệm tần số tăng cao cho phép kiểm tra sự toàn vẹn cơ khí của máy biến áp và
phát hiện các hư hỏng trong lõi từ, cuộn dây. THí nghiệm dựa trên tiền đề coi cuộn dây
máy biến áp là một mạch điện bao gồm các thông số dải của điện trở, điện cảm và điện
dung. Mạch điện RLC sẽ tạo ra các điện áp khác nhau ở đầu ra tùy theo tần số đặt vào
mạch và được biết đến như mạch đặc tính riêng không đổi. Bất kể sự sai khác nào giữa
đặc tính thử nghiệm so với đặc tính lúc xuất xưởng của máy biến áp đều thể hiện rằng đã
có vấn đề xảy ra với lõi từ hoặc cuộn dây. Trong sự cố đang nghiên cứu, đáp ứng tần số
của máy biến áp trong lần bảo dưỡng từ năm 2012 và sau sự cố năm 2015 được thể hiện
trong hình bên dưới. Cả hai tùng khớp với nhau do đó không có hư hỏng nào được phát
hiện.

D. Kết quả điều tra sự cố

Tổng hợp các kết quả, kiểm tra ngoại quan cho thấy có hư hỏng tại sứ H3 của máy biến
áp. Phân tích mẫu khí cho chứng cứ về việc có phóng hôg quang điện và tăng nhiệt độ
đột ngột ở thùng máy. Một loạt các thí nghiệm điện đã được tiến hành đều để phân tích
nguyên nhân ban đầu gây phóng điện mà không cần mở máy biến áp. Những thí nghiệm
này không tìm thấy bất kỳ chứng cứ nào về sự ngắn mạchtrong cuộn dây MBA hoặc hư
hỏng lõi từ, chỉ có bằng chứng về việc có hư hỏng sứ đầu cực H2. Do tất cả các bằng
chứng đều hướng tới hư hỏng tại sứ đầu cực những lại xuất hiện ở hai sứ khác nhau, đơn
vị quản lý tin tưởng vào giả thuyết có vấn đề ở sứ và đã quyết định rút dầu khỏi máy biến
áp và thực hiện điều tra bên trong máy biến áp

E. Kiểm tra nội bộ MBA

Mặc dù kết quả thí nghiệm ở phần C cho thấy hư hỏng tại sứ H2, kiểm tra bên trong
không tìm thấy hư hại nào, tuy nhiên, tại sứ H3 đã tìm thấy hư hại nghiêm trọng. Ngoài
hư hỏng của sứ H3, cuộn dây của biến dòng chân sứ tại pha này cũng bị hư hỏng nặng. 3
cuộn dây của biến dòng bị hư hại, phá hủy như hình 11.
Các hư hỏng vật lý rõ ràng được tìm thấy ở sứ H3, vậy tại sao sứ H2 lại không đạt
ở thí nghiệm đo hệ số công suất? Điều quan trọng chúng ta phải hiểu là việc hệ số công
suất thấp không khẳng định được rằng có sự cố ở sứ và có thể chỉ là sứ bị suy giảm cách
điện. Trong sự cố này, điểm sự cố xảy ra ở cuối chuỗi sứ xuyên H3 và không gây ảnh
hưởng tới thông số cách điện của sứ cũng như hệ số công suất trong thử nghiệm.

Đon vị quản lý yêu cầu việc vệ sinh máy biến áp phải được thực hiện trước khi
đóng điện trở lại máy biến áp. Hình 13 cho thấy có sợi carbon ở phía trên thùng máy, nơi
mà sự carbon nổi trên bề mặt dâu. Cũng có các sợi carbon xuất hiện trên khung từ và
dưới đáy thùng máy. Kể cả khi đã tháo bỏ sứ đầu cực, Hình 13 cho thấy biến dòng chân
sứ vẫn được giữ trên thùng máy cùng với giấy cách điện phần phía của biến dòng cuối
chân sứ.
Bằng chứng về việc phóng điện và đánh thủng cách điện được tìm thấy ở dây cấp
nhị thứ của biến dòng cho tới phía hộp nối như hình 14.
Hộp đấu nối cáp mạch dòng nhị phía phía cao áp J1 bị cháy hoàn toàn như hình
15. Mạch dòng từ đây sẽ được đưa tới bảo vệ so lệch máy biến áp rơle Y và bảo vệ quá
dòng dự phòng rơle Z. Các hộp đấu nối cáp mạch dòng khác không bị sự cố. Giả thuyết
rằng cuộn dây mạch dòng đã bị chùng xuống thấp và tiếp xúc với đáy của sữ xuyên H3
được đưa ra. Do điện áp ở điểm đấy của sứ là 80kV trong khi cách điện của cáp mạch
dòng chỉ 600V, sự phá hủy cách điện xảy ra ngay khi dây mạch dòng tiếp xúc với sứ
xuyên. Sự hư hỏng cách điện xảy ra trên toàn bộ đường cáp tới hộp đấu dây trên mặt máy
biến áp với điện áp nhất thứ và do đó tạo ra hồ quang phóng xuống đất từ hộp đấu dây J1.

Việc kiểm tra nội bộ máy biến áp đặt ra thêm câu hỏi là tại sao dây mạch dòng nhị
thứ từ biến dòng lại bị tụt xuống, tại sao dây không được bó lại. Đơn vị quản lý đã nghĩ
rằng cáp nhị thứ có thể đã bị di chuyển khi sứ xuyên bị tháo ra, nhưng các sổ theo dõi
của họ lại không ghi nhận bất kỳ hình thức bảo dưỡng nào liên quan. Do đó, đơn vị quản
lý đã kết luận rằng sự sô lệch của cáp là lỗi của nhà sản xuất. Tuy nhiên, máy biến áp đã
vận hành từ năm 1994, nếu là do lỗi từ khi xuất xưởng, tại sao đến thời điểm năm 2015
sự cố mới xảy ra? Điều gì đã thay đổi từ năm 1994 đến năm 2015 và dẫn đến sự cố?
Có thể sự tuần hoàn tự nhiên của dầu máy biến áp trong quá trình vận hành đã đẩy
cáp mạch dòng theo thời gian cho đến khi dây cáp tiếp xcú với chân sứ. Các sự cố bên
ngoài cũng là nguyên nhân có thể dẫn đến việc cáp mạch dòng bị di chuyển. Thêm vào
đó là hệ thống làm mát máy biến áp gồm quạt, bơm dầu khiến tốc độ lưu chuyển dầu
trong máy biến áp cũng cao hơn. Cũng có thể quá trình đóng, cắt mang tải máy biến áp đã
khiến máy biến áp bị rung động mạnh dẫn đến sự di chuyển của cáp mạch dòng. Tuy
nhiên, nguyên nhân chính xác rất khó xác định khi mà dữ liệu và sự làm việc của bơm
dầu, quạt làm mát trong vận hành không có.

V. Phân tích bản ghi sự cố

Trong khi đơn vị quản lý bắt đầu tiến hành quá trình sửa chữa máy biến áp, họ cũng tiến
hành thu thập các bản ghi sự cố từ các rơle liên quan và tiến hành phân tích. Đơn vị quản
lý yêu cầu sự hỗ trợ từ nhà sản xuất rơle trong quá tình phân tích. Thêm vào đó, đơn vị
quản lý cũng phản hồi về việc cả bảo vệ so lệch MBA và bảo vệ so lệch thanh cái cùng
tác động. Dựa vào vị trí của biến dòng và vùng của bảo vệ như hình 17, sự cố xảy ra ở
chân sứ xuyên phải không thuộc phạm vi bảo vệ của bảo vệ so lệch thanh cái. Trong sự
cố này lẽ ra nên chỉ có rơle so lệch MBA tác động
A. Bản ghi sự cố của rơle so lệch MBA (rơle Y)

Hình 18 thể hiện bản ghi dạng sóng của rơle so lệch MBA bảo vệ cho MBA T1 – rơle Y.
đường thẳng màu xanh thể hiện thời điểm rơle tác động cắt MBA bằng chức năng so lệch
không hãm 87U. Bản ghi cho thấy dòng sự cố có trị số rất cao xảy ra phía cao áp của
MBA (IAW1, IBW1 và ICW1), trong khi dòng phía hạ áp không thay đổi (IAW2, IBW2,
ICW2). Do dòng sự cố không đi qua biến dòng phía hạ áp, có thể kết luận rằng sự cố xảy
ra phía trước các biến dòng này.
Hình 19 cho thể hiện dòng làm việc và dòng hãm của rơle trong hệ đơn vị cơ bản (pu).
IOP1_PU và ỈT1_PU tương ứng với dòng tác động và dòng hãm của pha A mà rơle tính
toán sau khi ghi nhận được dòng IAW1 và IAW2 với thông số biên độ và góc pha. Tương
tự, IOP2_PU và IRT2_PU tương ứng các thông số cho pha B, IOP3_PU và IRT3_PU là
các thông số của pha C. Sự cố xảy ra ở chu kỳ thứ 2, khi mà cả dòng hãm và dòng làm
việc đều tăng cao. Dòng so lệch nhanh chóng tăng cao hơn giá trị dòng so lệch không
hãm U87P là 8pu. Chức năng so lệch không hãm 87U2, 87U3 làm việc và rơle đã tác
động. Rơle Y đã tác động trip chính xác với sự tăng cao của của dòng so lệch mà rơle ghi
nhận được.
Bản ghi sự cố dạng sóng ở hình 18, hình 19 là bản ghi đã được filter (lọc), nghĩa là dòng
điện thể hiện trong bản ghi đã được rơle lcọ bỏ các sóng hài và thành phần dòng một
chiều để có thể tạo ra dòng điện pha có tần số 60Hz. Bản ghi filter rất hữu dụng cho việc
phân tích sự làm việc của rơle, nhưng bản ghi ban đầu lại cần thiết để biết được dòng điện
thực tế mà rơle nhận được từ biến dòng điện trước khi bị lọc. Trong sự cố đang phân tích,
chứng ta biết rằng dây mạch dòng đã hư hỏng gây sự cố. do đó các dữ liệu ban đầu rất
quan trọng. Mặc dù bản ghi chưa filter của rơle Y không được thu thập, bản ghi từ rơle
quá dòng dự phòng, rơle Z, lấy chung cuộn mạch dòng với rơle Y, lại cung cấp được các
dữ liệu này. Bản ghi của rơle Z được thể hiện trong hình 20.
Bản ghi cho thấy dòng điện oha B IBY_SEC đột biến trước, tiếp ngay sau đó là dòng
điện ở pha A IAY_SEC, và sau cùng là dòng điện pha C ICY_SEC sau một chu kỳ. Điều
này khẳng định phù hợp với việc biến dòng pha B phía cao áp, thuộc chân sú H3, đã
chạm chập với phần nhất thứ trước. Sự cố sau đó đã phát triển sang biến dòng các pha A,
C. Do tất cả các cáp mạch dòng được bó chung từ đầu ra các biến dòng và nối tới hộp đấu
dây, sự lan rộng của sự cố một cách nhanh chóng là điều dễ hiểu. Hộp đấu dây mạch
dòng phía cao áp JB1 do đó đã bị cháy sau sự cố.

Cũng trong hình 20, xung dòng điện có dạng phẳng. Bộ biến đổi A/D (tương tự
sang số) của rơle có giá trị định mức cho dòng tối đa là 230A nhị thứ. Khi bộ biến đổi
A/D gặp phải dòng lớn hơn giá trị này, nó chỉ chuyển đổi và gửi cho rơle trị số 230A,
khiến cho dạng sóng có dạng như trên. Điều đó nghĩa là bản ghi sự cố không thể cho
chúng ta biết được dòng điện lớn nhất mà rơle thấy thực tế, nhưng chúng ta chắc chắn là
dòng đó phải lớn hơn 230A. Các giá trị đo lường trong bản ghi chưa filter rơle quá dòng
và trong bản ghi filter của rơle so lệch giống nhau, do đó biên độ và góc pha của bản ghi
filter cũng đã bị ảnh hưởng bởi lí do này.

Một điều quan trọng cần nhớ là trong khi máy biến áp tác động đúng trong trường
hợp này, nhưng trong thực tế không phải lúc nào rơle cũng nhìn nhận sự cố là phía trong
vùng bảo vệ. Với những sự cố của hệ thống điện, tín hiệu mạch dòng và cực tính có thể
được sủ dụng để xác định sự cố là trong hay ngoài vùng bảo vệ.Trong sự cố đang phân
tích, cáp mạch dòng là phần tử bị sự cố, tín hiệu mà rơle ghi nhận được không đúng với
dòng sự cố thực tế, và do đó sự làm việc của rơle không tin cậy.

Bản ghi của rơle so lệch MBA xác nhận kết quả điều tra sự cố của đơn vị quản lý
dựa trên các bằng chứng vật lý. Dẫu vậy, nó không thể hiện được liệu rằng chỉ có biến
dòng bị chạm chập với chân sứ hay biến dòng bị sự cố đầu tiên hay không. Nên nhớ rằng
có 2 biến dòng tại mỗi chân sứ, một cấp mạch dòng cho rơle SL MBA, 1 cấp cho rơle SL
thanh cái. Có thể cáp từ biến dòng cấp cho SLTC cũng đã bị chạm chập dẫn đến bảo vệ
SLTC tác động dù sự cố ngoài vùng bảo vệ. Để xác nhận điều này chúng ta cần đọc bản
ghi sự cố của rơle SLTC.

B. Bản ghi sự cố của rơle so lêch thanh cái (rơle X)


HÌnh 21 thể hiện bản ghi lấy từ rơle so lệch thanh cái tổng trở thấp( Rơle X). Đường gạch màu đỏ
thể hiện thời điểm tác động của chức năng so lệch không hãm 87U. Tín hiệu từ đầu vào W2 – phía cao
áp của MBA T2 - tới rơle không được thể hiện vì nó không tham gia vào sự cố.
Dòng sự cố xuất hiện từ chu kỳ đầu tiên của bản ghi. Từ chu kỳ 1 đến chu kỳ 3,
dòng sự cố pha B được ghi nhận từ đầu vào W3, W4 của rơle X – tương ứng với dòng
điện phía hai đường dây đi vào thanh cái cũng như từ đầu vào W1 tương ứng với dòng
điện phía cao áp của máy biến áp T1. Với sự cố ngoài vùng bảo vệ, dòng điện các ra vào
thanh cái phải cân bằng. Hình 22 thể hiện dòng điện pha B phía nhất thứ trong 3 chu kỳ
lấy từ các đầu vào W1, W3, W4. Góc pha của đường dây (W3, W4) thể hiện rằng chứng
cùng pha, ttổng dòng của chúng bằng và lệch pha 180 độ so với dòng đi ra MBA (W1).
Đây là dạng sóng thể hiện cho việc sự cố ngoài vùng bảo vệ.

Trong 3 chu kỳ đầu, bản ghi ghi lại được sự cố thực tế xảy ra trong máy biến áp,
sự cố này ngoài vùng bảo vệ của bảo vệ SLTC khi mà có sự chạm chập giữa dây nhị thứ
mạch dòng với phần nhất thứ. Bảo vệ SLTC làm việc đúng và nhận định sự cố ngoài
vùng bảo vệ trong 3 chu kỳ đầu này cùng với sự đảm bảo của dòng hãm.

Từ chu kỳ thứ 4, rơle X tác động bằng chứng năng so lệch không hãm. Hình 20
cho thấy từ giữa chu kỳ 3 và chu kỳ 4 có sự biến động trong dòng điện từ đầu vào W1-
phía cao áp của MBA T1. Hình 23 ghi lại góc pha của dòng điện tại chu kỳ thứ 4 của bản
ghi. Tại thời điểm này, dòng đầu vào từ W3, W4 vẫn có cường độ và góc pha không đổi
nhưng đầu vào W1 thay đổi dẫn đến dòng ra vào thanh cái không còn cân bằng và góc
pha 2 phía thanh cái không còn lệch nhau 180 độ. Thêm nữa, do mạch điện hình tia nên
dòng phía W1 không thể nào lớn hơn tổng dòng của W3 và W4, trong khi role ghi nhận
dòng điện tang cao bất thường ở phía W1. Điều đó chứng tỏ mạch dòng cáp cho role X từ
phía W1 không còn chính xác và cuộn dây mạch dòng của W1 cũng đã hư hỏng, liên
quan đến sự cố.

–––

Hình 23

Bản ghi sự cố từ rơle X, hình 24, chứng thực cho những suy luận trên. Trong 2 chu
kỳ đầu, role ghi nhận sự cố ngoài vùng bảo vệ và có hãm. Sau đó, trong khoảng 5 chu kỳ,
Cáp mạch dòng đã pha B cấp cho role đã tham gia vào sự cố. Trị số dòng điện nhanh
chóng đạt mức tối đa có thể biến đổi của bộ biến đổi A/D, 225A phía nhị thứ, dẫn đến tín
hiệu dòng có dạng phẳng ở đỉnh chu kỳ. Chú ý rằng không thể so sách trực tiếp trên cùng
trục thời gian giữa bản ghi filter và bản ghi ban đầu (raw) bời vì chức năng filter của rơle
có độ trễ nhất định khi tạo ra bản ghi filter.
Hình 25 cho thấy dòng làm việc và dòng hãm của bảo vệ thể hiện trong hệ đơn vị
tương đối per unit. Khi dòng điện sự cố xuất hiện ở chu kỳ đầu tiên, dòng hãm pha B
IRT2 cũng tăng theo nhưng dòng làm việc IOP2 (dòng tác động) không tăng. Điều này
khiến rơle không tác động với các sự cố ngoài vùng bảo vệ. Từ chu kỳ 3.5, sự cố bắt điền
diễn tiến và dòng làm việc tăng lên nhanh chóng. Tại chu kỳ 4, dòng làm việc trở nên cao
hơn dòng tác động của chức năng so lệch không hãm U87P (10pu) và rơle X đã tác động.

Hình 25

Mặc dù điểm sự cố, do cáp mạch dòng chạm chập với chân xứ xuyên, nằm ngoài
vùng bảo vệ nhưng đây không phải là sự tác động nhầm do lỗi của rơle. Trong phần đầu
tiên của sự cố, rơle đã nhìn nhận đúng sự cố và không tác động, chỉ đến khi cáp mạch
dòng cấp cho rơle bị ảnh hưởng và tham gia vào sự cố thì rơle mới tác động do tính hiệu
dòng điện cấp cho rơle đã không còn chính xác. Tín hiệu mạch dòng không đúng khiến
rơle không phân biệt được sự cố là nằm ở trong hay ngoài vùng bảo vệ đúng nữa, do đó
rơle đã tác động.

C. Kết hợp bản ghi trên cùng trục thời gian

Chúng ta có thể kết hợp bản ghi của các rơle bảo vệ cho thanh cái và rơ le bảo vệ cho
máy biến áp trên cùng một trục thười gian. Đáng tiếc là chỉ có rơle SL MBA và rơle
SLTC được đồng bộ thời gian bằng GPS. Bảo vệ quá dòng dự phòng và bảo vệ chống hư
hỏng máy cắt, những bảo vệ chó thể cung cấp bản ghi ban đầu (raw data) cho tín hiệu
phía cao áp MBA không được kết nối với đồng hồ GPS. Do đó, việc tự hiệu chỉnh trục
thời gian để kết hợp các bản ghi là cần thiết để có thể tổng hợp đúng diễn biến sự cố.
Hình 26 thể hiện dòng điện pha B cấp cho bảo vệ thanh cái (màu xanh) và dòng điện cấp
cho bảo vệ MBA (màu đỏ) sau khi đã được hiệu chỉnh đồng bộ thời gian.

Hình 26

Trong phần đầu của sự cố, khoảng thời gian giữa hai đường thẳng đúng màu xanh, thể
hiện việc cáp mạch dòng cấp cho bảo vệ MBA chạm chập với chân sứ. mạch dòng cấp
cho bảo vệ thanh cái thể hiện dòng sự cố đi qua thanh cái, ngoài vùng bảo vệ. Dòng điện
cấp cho bảo vệ MBA tăng cao đột ngột cho thấy đã xảy ra sự cố, có thể có sự phóng điện
hồ quang. Phần sau của sự cố, phía sau đường màu xanh thứ hai, cho thấy dòng điện tăng
cao ở cả biến dòng cấp cho TC và cấp cho MBA. Điều thú vị là trong khi dòng điện cấp
cho thanh cái ghi nhận sự phóng điện hồ quang thì dòng điện cấp cho bảo vệ MBA lại ghi
nhận được giá trị bằng không, điều này nghĩa là máy cắt đã không loại trừ hoàn toàn
được dòng sự cố. Sự sụp giảm của dòng điện nhị thứ MBA có vẻ như là do mạch dòng đã
bị phá hủy hoàn toàn và không còn dẫn dòng cấp cho bảo vệ được nữa, trong khi đó cáp
mạch dòng cấp cho bảo vệ thanh cái vẫn tiếp tục ghi nhận được dòng điện sự cố. Dòng
điện cấp cho bảo vệ TC dập tắt hoàn toàn sau 6 chu kỳ kể từ khi sự cố xảy ra, bằng với
thời gian tối đa của chu trình cắt dòng sự cố của máy cắt CS1. Điều này cho thấy máy cắt
đac so thể loại trừ hoàn toàn sự cố trước khi mạch dòng thanh cái bị cháy hoàn toàn.

Quá trình phân tích bản ghi sự cố cho thấy bản ghi của các rơle đã cung cấp những
thông tin rất có giá trị. Kể cả nếu không có cá kết quả từ quá trình kiểm tra vật lý thực tế,
nhưng với những kiến thức về cấu tạo máy biến áp và quá trình phân tích bản ghi, toàn bộ
diễn biến sự cố có thể được tổng hợp lại mà không cần mở máy biến áp ra. Trong mọi
tình huống, sự cố đang phân tích là ví dụ điển hình cho việc kết hợpcác kiểm tra, thí
nghiệm thực tế với phân tích bản ghi sự cố để tìm hiểu nguyên nhân thực sự của một sự
cố.

VI. Các hư hại của rơle

Bảo vệ SLTC và bảo vệ MBA được thiết kế để chống chịu với các thông số tiêu chuẩn
quy định với các quy chuẩn của IEC, IEEE, điển hình như các tiêu chuẩn quy định tại
IEC 61000-4-4, IEC 6100-4-5, IEEE C37.90.3, IEC61000-4-2,… Tuy nhiên. Cho dù là
những rơle được thiết kế tốt nhất cũng có thể sẽ bị hư hại bởi dòng điện phía nhất thứ.Đó
là lí do mà biến dòng điện được sử dụng để bảo vệ rơle khỏi dòng điện có trị số cao phía
nhất thứ, cũng cô lập mạch điện nhất thứ và nhị thứ. Với sự cố đang phân tích, biến dòng
cấp bảo vệ thanh cái và máy biến áp đều chạm chập với chân sứ xuyên và xông điện phía
nhất thứ tới rơle bảo vệ. Không chỉ có trị số dòng điện cao, sự cố còn khiến mạch dòng
của rơle phải gánh chịu điệp áp cao nguy hiểm phía nhất thứ. Điều này dẫn đến những hư
hại do quá nhiệt, hư hại về điện cho rơle.

VII. Kết luận

Bài viết đã giới thiệu về một sự cố máy biến áp 138kV tại một trạm biến áp khiến mất
điện toàn trạm khi mà cả rơle SL TC và rơle SL MBA cùng tác động. Những điều tra của
đơn vị quả lý phát hiện cáp mạch dòng phía cao áp của MBA đã chạm chập với chân sứ
và gây ra sự cố bên trong MBA. Đon vị quản lý đã yêu cầu sự hỗ trợ của nhà sản xuất
rơle trong việc phân tích bản ghi sự cố trích xuất từ các rơle bảo vệ cũng như nguyên
nhân bảo vệ SLTC tác động khi mà sự cố xảy ra ngoài vùng bảo vệ.
Trong khi các bước kiểm tra, thí nghiệm MBA giúp cho đơn vị có những nhận định
ban đầu, việc phân tích bản ghi sự cố đã chứng thực diễn biến của sự cố và cung cấp
thêm các mảnh ghép còn thiếu. Kết quả phân tích cho thấy cáp mạch dòng cấp cho bảo vệ
MBA chạm chập đầu tiên với chân sứ, sau đó đã có sự diễn tiến sự cố dẫn đến sự chạm
chập của cả cáp mạch dòng cấp cho bảo vệ SLTC. Do tín hiệu dòng điện cấp cho rơle
không còn chính xác, rơle SLTC đã tác động.

Khi mạch dòng cấp cho rơle chạm chập với phần nhất thứ, rơle phải tiếp xúc với các
điều kiện nguy hiểm về cả dòng điện và điện áp phía nhất thứ, gây nên những hư hỏng do
cả quá nhiệt và điện.

Sauk hi nguyên nhân sự cố được tìm ra, đơn vị quản lý đã tiến hành sửa chữa MBA,
với việc thay thế xuyên đầu cực MBA H2, H3, van an toàn, cáp mạch dòng nhị thứ TI
chân sứ. Đơn vị quản lý quyết định thay thế cả sứ phía hạ áp dp họ tìm rằng có cả những
dấu hiệu hư hại tìm thấy trên những sứ này và có khả năng đã tồn tại trước khi có sự cố,
có thể được tìm ra trong các hoạt động kiểm tra bảo dưỡng định kỳ 5 năm. Chi phí để
thay thế các thiết bị lên tới hàng ngàn đô, chưa kể các chi phí để vận chuyển, thí nghiệm,
sửa chữa máy biến áp, nhân công và cả mất công suất cung cấp điện trong thời gian sửa
chữa.

Rất nhiều bài học có thể rút ra từ sự cố này:

- Các kỹ sư, nhân viên mất rất nhiều thười gian để có thể tiến hành cài đặt, đấu nối,
thử nghiệm, nghiệm thu cá thiết bị. Tuy nhiên, mặc cho các nỗ lực, sự cố này cho
thấy hệ thống điện vẫn có thể xảy ra sự cố. Sau tất cả, nguyên nhân dẫn đến một
sự cố nghiêm trọng, mất điện toàn trạm, hư hỏng thiết bị, lại xuất hiện đơn giản vì
sự chùng xuống của dây dẫn.
- Sự cố xảy ra do việc bó cáp mạch dòng không tốt, dẫn đến cáp mạch dòng bị lỏng
lẻo trong thùng máy, là một lỗi sản xuất. Lỗi này lẽ ra có thể phát hiện dễ dàng
trong quá trình kiểm tra ngoại quan bên trong máy biến áp trươc khi máy biến áp
được đổ đầy dầu cách điện. Với một thiết bị đắt tiền như MBA việc kiểm tra ngoại
quan trước khi cung cấp cho khách hàng là cần thiết để tránh sự cố và các chi phí
phát sinh do sự cố.
- Bản ghi sự cố của các rơle cần được thu thập đầy đủ sau sự cố. Như trongbài viết,
bản ghi sự cố ban đầu của rơle Y đã không được thu thập kịp thời, đơn vị quản lý
đã đưa rơle đi kiểm tra, thí nghiệm dẫn đến xóa mất bản ghi trước khi thu thập đủ
thông tin. May mắn là rơle dự phòng vẫn chưa bị tác động và cung cấp được bản
ghi cần thiết. Bài học rút ra là sau bất kỳ sự cố nào, bản ghi từ các rơle cần được
thu thập toàn bộ để tiến hành phân tích trước khi can thiệp, tác động vào rơle.
- Việc đồng bộ thời gian cho toàn bộ các rơle bảo vệ là cần thiết, giúp cho việc kết
hợp các bản ghi từ các rơle khác nhau trên cùng một trục thời gian dễ dàng. Từ đó
giúp tổng hợp diễn biến đầy đủ của sự cố.
- Bản ghi sự cố của rơle cung cấp những thông tin vô cùng giá trị về sự cố, giúp cho
chúng ta hiểu rõ được toàn bộ thông tin về sự cố, đặc biệt là các sự cố phức tạp.
Đây cũng là bằng chứng khẳng định cho các hư hại vật lý, sự tác động của rơle,
chỉnh định rơle và nhiều điều khác.
- Nếu rơle phải tiếp xúc với dòng điện nhất thứ, việc kiểm tra các hư hại của rơle là
cần thiết. Ngay cả khi việc kiểm tra vật lý không phát hiện bất thường gì, việc thí
nghiệm lại đo lường, chức năng bảo vệ cho rơle là cần thiết.
- Việc phân tích bản ghi sự cố đòi hỏi kiến thức nền tảng về thiết bị được bảo vệ,
cầu hình, chỉnh định của rơle, phương thức bảo vệ, kết hợp giữa các thông tin bản
ghi và kiến thức về thiết bị để có thể đưa ra những phân tích, nhận định chính xác.

You might also like