2.BTL CB CDT TrinhNgocDuong N7 DS2 STT9

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ CƠ KHÍ
BỘ MÔN CƠ ĐIỆN TỬ
---------------o0o---------------

CẢM BIẾN TRONG CƠ ĐIỆN TỬ


Bài tập cuối kỳ

CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ DÙNG TRONG HỆ


THỐNG SẤY CAO SU

GVHD: Đinh Lê Cao Kỳ


SVTH: Trịnh Ngọc Dương
MSSV: 2025170023
Nhóm: 7 DS:2 STT: 9

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 7 NĂM 2021


BTL: Cảm biến trong hệ thống Cơ điện tử GVHD: Th.S Đinh Lê Cao Kỳ

TÓM TẮT ĐỀ TÀI


Trong nhiều lĩnh vực sản xuất công nghiệp hiện nay, nhất là ngành công nghiệp chế
biến thực phẩm, sơ chế nguyên liệu sản xuất như gỗ, cao su…. Vấn đề đo và khống chế
nhiệt độ được ưu tiên chú trọng vì nó mang đến yếu tố quyết định chất lượng sản phẩm.
Nắm được tầm quan trọng của vấn đề nên em tiến hành thực hiện đề tài cảm biến nhiệt
độ dùng trong hệ thống lò sấy cao su để làm sao khống chế nhiệt độ của lò sấy một cách
ổn định nhất.
Tuy nhiên do trình độ có hạn nên còn nhiều thiếu sót, rất mong các thầy có thể chỉ bảo
tận tình để báo cáo có thể hoàn thiện.

ii
BTL: Cảm biến trong hệ thống Cơ điện tử GVHD: Th.S Đinh Lê Cao Kỳ

MỤC LỤC
DANH SÁCH HÌNH MINH HỌA.....................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG SỐ LIỆU...........................................................................v
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ DÙNG TRONG HỆ
THỐNG SẤY CAO SU............................................................................................1
1.1. Giới thiệu về đề tài.....................................................................................1
1.2. Giới thiệu về cảm biến nhiệt độ dùng trong hệ thống sấy cao su............1
1.3. Nhiệm vụ của bài tập.................................................................................2
CHƯƠNG 2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ CỦA CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ....3
2.1. Cấu tạo của cảm biến Nhiệt độ..................................................................3
2.2. Nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ PT100.................................4
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH ƯU NHƯỢC ĐIỂM................................................6
3.1. Ưu nhược điểm của các cảm biến nhiệt độ PT100...................................6
3.2. Phân ưu nhược điểm của cảm biến nhiệt độ PT100................................7
3.3. So sánh với 2 dạng cảm biến khác :..........................................................8
CHƯƠNG 4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ MỘT SỐ ỨNG DỤNG KHÁC. .9
4.1. Hướng dẫn sử dụng:..................................................................................9
a. Cách lắp đặt...................................................................................................9
b. Cách vận hành:.............................................................................................9
c. Bảo trì...........................................................................................................10
d. Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục.................................................10
4.2 Ứng dụng của cảm biến nhiệt độ PT100..................................................10
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN..................................................................................12
CHƯƠNG 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................13

iii
BTL: Cảm biến trong hệ thống Cơ điện tử GVHD: Th.S Đinh Lê Cao Kỳ

DANH SÁCH HÌNH MINH HỌA


CHƯƠNG 1:

Hình 1.1: Cảm biến nhiệt độ PT100................................................................1

CHƯƠNG 2:Y

Hình 2.1: Cấu tạo của cảm biến nhiệt độ PT100.............................................3

Hình 2.2: Biểu đồ nhiệt độ của PT100.............................................................4

CHƯƠNG 4:

Hình 4.1: Vị trí lắp đặt cảm biến RTD PT100 trên hệ thống sấy..................9

Hình 4.2: Bộ điều khiển và hiển thị nhiệt độ...................................................9

iv
BTL: Cảm biến trong hệ thống Cơ điện tử GVHD: Th.S Đinh Lê Cao Kỳ

DANH SÁCH BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 3.1: Phân tích ưu nhược điểm................................................................7


Bảng 3.2: Bảng so sánh 3 cảm biến nhiệt độ...................................................8

v
BTL: Cảm biến trong hệ thống Cơ điện tử GVHD: Th.S Đinh Lê Cao Kỳ

CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ CẢM BIẾN NHIỆT ĐỘ DÙNG


TRONG HỆ THỐNG SẤY CAO SU

1.1. Giới thiệu về đề tài

Cảm biến nhiệt độ là một thiết bị được thiết kế đặc biệt để phục vụ cho các
ngành công nghiệp thực phẩm, dược phẩm, hóa chất, ô tô, hàng hải, vật liệu nhựa(cao
su)… cũng như tất cả các ngành có sự đòi hỏi cao về độ chính xác, độ tin cây trong các
phép đo.

1.2. Giới thiệu về cảm biến nhiệt độ dùng trong hệ thống sấy cao su

Cảm biến nhiệt độ dùng trong hệ thống sấy cao su được chia làm các dạng:
+ Cặp nhiệt điện(Thermocouple)
+ Nhiệt điện trở: RTD và Thermistor
+ IC đo nhiệt độ
Hệ thống sấy cao su chủ yếu được dùng cảm biến nhiệt độ dạng công
nghiệp RTD PT100

Hình 1.1: Cảm biến nhiệt độ PT100

Những đặc điểm riêng của cảm biến nhiệt độ dạng nhiệt điện trở là:
+ Dây kim loại làm từ Đồng, Nikel, Platinum,…được quấn tùy theo hình
dáng của đầu đo. Có 2 loại cơ bản: loại dây quấn và loại màn mỏng.
+ Về cơ bản, cảm biến nhiệt độ được cấu tạo gồm hai dây kim loại khác
nhau được gắn vào một đầu gọi là đầu nóng ( đầu đo) và đầu lạnh ( đầu chuẩn). Khi có

1
BTL: Cảm biến trong hệ thống Cơ điện tử GVHD: Th.S Đinh Lê Cao Kỳ
sự chênh lệch nhiệt độ giữa hai đầu thì sẽ phát sinh một nhiệt điện động tại đầu lạnh.
Vì thế cần kiểm soát nhiệt độ đầu lạnh( tùy thuộc vào loại chất liệu).

1.3. Nhiệm vụ của bài tập

- Tìm hiểu về cảm biến nhiệt độ dùng trong hệ thống sấy cao su
- Tìm hiểu cấu tạo nguyên lý hoạt động của cảm biến.
- So sánh ưu nhược điểm và cách khắc phục lỗi thường gặp.

2
BTL: Cảm biến trong hệ thống Cơ điện tử GVHD: Th.S Đinh Lê Cao Kỳ

CHƯƠNG 2. CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ CỦA CẢM BIẾN


NHIỆT ĐỘ

2.1. Cấu tạo của cảm biến Nhiệt độ

– Bộ phận cảm biến: bộ phận cảm biến là phần quan trọng nhất của khả năng
chịu nhiệt, một bộ phận cảm biến kém chất lượng sẽ gây nguy hiểm cho hoạt động
chính xác của toàn bộ thiết bị cảm biến. Sau khi kết nối với đầu nối, nó được đặt bên
trong vỏ bảo vệ. Các nguyên tố cảm biến với cuộn dây đôi có sẵn cho mức độ chính
xác khác nhau.
– Dây kết nối. Kết nối của bộ phận cảm biến có thể được thực hiện bằng cách
sử dụng 2, 3 hoặc 4 dây; vật liệu dây phụ thuộc vào điều kiện sử dụng đầu dò.

Hình 2.1: Cấu tạo của cảm biến nhiệt độ PT100

– Chất cách điện gốm. Chất cách điện bằng gốm ngăn ngừa đoản mạch và cách
điện các dây kết nối khỏi vỏ bảo vệ.
– Phụ Chất làm đầy bao gồm bột alumina cực kỳ mịn, sấy khô và rung, lấp đầy
bất kỳ khoảng trống nào để bảo vệ cảm biến khỏi các rung động.
3
BTL: Cảm biến trong hệ thống Cơ điện tử GVHD: Th.S Đinh Lê Cao Kỳ
– Vỏ bảo vệ: vỏ bảo vệ để bảo vệ các bộ phận cảm biến và các dây kết nối. Vì
nó tiếp xúc trực tiếp với quá trình, điều quan trọng là nó được làm bằng vật liệu phù
hợp và có kích thước phù hợp. Trong một số điều kiện nhất định, nên bọc thêm vỏ bọc
bằng vỏ bổ sung (thermowell).
– Đầu kết nối: Đầu kết nối chứa bảng mạch được làm bằng vật liệu cách điện
(thường là gốm) cho phép kết nối điện của điện trở. Tùy thuộc vào kết cấu sử dụng vỏ
chống cháy nổ có thể được sử dụng. Bộ chuyển đổi 4-20 mA có thể được cài đặt thay
cho bảng đầu cuối

2.2. Nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt độ PT100

– Nguyên lý chung của các loại cảm biến nhiệt là hoạt động dựa trên sự thay
đổi của điện trở.
– Theo tiêu chuẩn thì nhiệt độ ở mức 0ºC thì giá trị điện trở của cảm biến là
100Ω.
Khi nhiệt độ đi qua cảm biến sẽ cho ra một số đo điện trở nhưng ta không thể
đọc trực tiếp được nhiệt độ là bao nhiêu.
– Chính vì vậy cây PT100 sẽ kết nối thêm với các bộ chuyển đổi tín hiệu nhiệt
độ ; thông qua những dây dẫn làm bằng đồng, bộ chuyển đổi này sẽ giúp chuyển đổi
tín hiệu ra tín hiệu dòng điện 4-20mA
– Thông qua một bộ hiển thị nhiệt độ sẽ cho ta biết chính xác được nhiệt độ môi
trường đó là bao nhiêu, tăng giảm thế nào….

4
BTL: Cảm biến trong hệ thống Cơ điện tử GVHD: Th.S Đinh Lê Cao Kỳ
Hình 2.2: Biểu đồ nhiệt độ của PT100

5
BTL: Cảm biến trong hệ thống Cơ điện tử GVHD: Th.S Đinh Lê Cao Kỳ
- Nguyên lý hoạt động:
Đầu dò cảm biến chủ yếu là cặp nhiệt điện hoặc điện trở nhiệt. Bộ chuyển
đổi tín hiệu bao gồm một đơn vị đo lường, xử lý tín hiệu và đơn vị chuyển đổi. Cảm
biến nhiệt độ PT100 thay đổi giá trị điện trở khi nhiệt độ tăng. Nếu tăng, nó được gọi
là điện trở dương. Nếu tăng theo nhiệt độ nhưng giá trị điện trở giảm thì nó được gọi là
điện trở âm. Hầu hết các cảm biến nhiệt độ điện trở được làm bằng Pt. Chúng là loại
ổn định nhất, có khả năng kháng axit và kiềm, tuyến tính khá, được lựa chọn và sử
dụng nhiều nhất.

6
BTL: Cảm biến trong hệ thống Cơ điện tử GVHD: Th.S Đinh Lê Cao Kỳ

CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH ƯU NHƯỢC ĐIỂM

3.1. Ưu nhược điểm của các cảm biến nhiệt độ PT100

Ưu điểm

– Vỏ thép không gỉ, độ bền lý tưởng

– Vít di động cố định, dễ sử dụng

– Được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế IEC751

– Đầu dò có sẵn với nhiều kích thước khác nhau, đem lại nhiều lựa chọn hơn
khi sử dụng

– Độ chính xác cao, độ ổn định cao, độ nhạy cao

– Kích thước nhỏ gọn, kinh tế và rất thực tế

– Ổn định với nhiệt độ cao

Nhược điểm

– Đáp ứng chậm hơn cặp nhiệt điện

– Ảnh hưởng bởi sốc và rung

– Yêu cầu 3 dây hoặc 4 dây

7
BTL: Cảm biến trong hệ thống Cơ điện tử GVHD: Th.S Đinh Lê Cao Kỳ

3.2. Phân ưu nhược điểm của cảm biến nhiệt độ PT100

Cảm biến nhiệt độ PT100 có 3 loại (2 dây,3 dây,4 dây)


PT100 2 dây 3 dây 4 dây

Phân tích Tính chính xác: Tính chính xác: Tốt Tính chính xác: Cao
ưu nhược Thấp nhất trong ba hơn loại hai dây. nhất trong các loại
điểm loại Tính ứng dụng cao: dây kết nối điện trở.
Tính ứng dụng thấp: Sử dụng nhiều nhất Tính ứng dụng: Sử
Chỉ được dùng trong trong các ngành công dụng trong phòng thí
trường hợp kết nối nghiệp. nghiệm, ít được dùng
độ bền nhiệt được Kỹ thuật đo lường trong lĩnh vực công
thực hiện với dây này loại bỏ được các nghiệp.
điện trở nhắn & có lỗi gây ra bởi điện trở Độ chính xác của loại
mức điện trở thấp. của dây dẫn; điện áp này chỉ phụ thuộc vào
Nên kiểm tra mạch đầu ra phụ thuộc hoàn độ ổn định của dòng
điện tương đương, toàn vào sự biến đổi đo & độ chính xác
điện trở đo được phụ điện trở của cảm biến của số đọc điện áp
thuộc vào nhiệt độ & nhiệt & điều chỉnh trên nhiệt.
điện trở của dây dẫn. liên tục theo sự thay Có hai loại nhiệt điện
đổi của nhiệt độ. tạo thành, là cách
nhiệt truyền thống &
cách nhiệt khoáng
chất MgO

Bảng 3.1: Phân tích ưu nhược điểm

8
BTL: Cảm biến trong hệ thống Cơ điện tử GVHD: Th.S Đinh Lê Cao Kỳ

3.3. So sánh với 2 dạng cảm biến khác :

Cảm biến RTD Thermocouple IC đo nhiệt độ

Ưu điểm Tuyến tính trên khoảng Cấu tạo đơn giản, chịu Tuyến tính cao
rộng được va đập Ngõ ra thay đổi lớn
Chính xác cao Khoảng đo nhiệt độ Rẻ tiền
Ổn định với nhiệt độ rộng
cao Rẻ tiền
Đáp ứng nhanh
Đa dạng
Nhược điểm Đáp ứng chậm hơn cặp Phi tuyến Đo dưới 250 độ
nhiệt điện Ít ổn định Đáp ứng chậm
Đắc tiền hơn cặp nhiệt Điện áp thấp Yêu cầu nguồn cung cấp
điện Cần điểm tham chiếu Tự phát nóng
Ảnh hưởng bởi sốc và
rung
Yêu cầu nhiều dây

Bảng 3.2: Bảng so sánh 3 cảm biến nhiệt độ

9
BTL: Cảm biến trong hệ thống Cơ điện tử GVHD: Th.S Đinh Lê Cao Kỳ

CHƯƠNG 4. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG VÀ MỘT SỐ ỨNG


DỤNG KHÁC

4.1. Hướng dẫn sử dụng:

a. Cách lắp đặt

Hình 4.1: Vị trí lắp đặt cảm biến RTD PT100 trên hệ thống sấy

b. Cách vận hành:

Hình 4.2: Bộ điều khiển và hiển thị nhiệt độ

10
BTL: Cảm biến trong hệ thống Cơ điện tử GVHD: Th.S Đinh Lê Cao Kỳ
Để có thể sấy cao su trong hệ thống lò sấy thì phải kết nối bộ điều khiển và
hiển thị nhiệt độ cho cảm biến PT100
Sau khi đưa cao su vào lò thì tùy từng thời gian và nhiệt độ hiển thị khi
nung để điều chỉnh cho thích hợp
Quy trình xông sấy kéo dài trong 4 ngày liên tục:
+ Ngày thứ nhất chuyển vào buồng A xông với nhiệt độ 40 -45 độ C
+ Ngày thứ hai chuyển qua buồng B xông với nhiệt độ 45 – 50 độ C
+ Ngày thứ ba chuyển sang buồng C xông với nhiệt độ 50 – 60 độ C

c. Bảo trì
Đối với lò sấy sử dụng gas gặp khó khi tăng giảm nhiệt độ, không đáp ứng
được tức thời theo nhiệt độ yêu cầu của quá trình sấy. Ngoài ra, việc điều chỉnh nhiệt
độ khi sử dụng gas phải cần công nhân có tay nghề túc trực thường xuyên.
Chú ý thường xuyên vệ sinh hệ thống điều khiển, hệ thống xử lý khói thải lò
vì hệ thống luôn hoạt động ở nhiệt độ chính xác và đạt đúng hiệu suất

d. Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục

Do phải chịu đựng nhiệt độ cao liên tục trong các nhà máy nên cảm biến sẽ
bị ảnh hưởng khi truyền tính hiệu về bộ điều khiển.

Vì trong công nghiệp các ống truyền nhiên liệu gặp lỗi cũng ảnh hưởng đến
nhiệt độ đo được của cảm biến và báo nhiệt độ sai có thể dẫn đến cháy nổ nếu tăng
nhiên liệu vào lò sấy.

4.2 Ứng dụng của cảm biến nhiệt độ PT100

1. Đo nhiệt độ nước

Đối với các khu vực bể chứa cần giám sát nhiệt hoặc các dây chuyền gia
công sản xuất; các thiết bị sắt thép đều được gắn các loại bộ cảm biến nhiệt độ này.
Đo nhiệt độ trên đường ống nước nóng trực tiếp bằng cảm biến.

2. Giám sát nhiệt độ lò hơi

11
BTL: Cảm biến trong hệ thống Cơ điện tử GVHD: Th.S Đinh Lê Cao Kỳ
Lò hơi là một thiết bị có giá trị rất cao và đóng vai trò quan trọng trong dây
chuyền cấp hơi phục vụ cho sản xuất. Thiết bị cảm biến nhiệt độ tín hiệu ra analog 4-
20mA dùng trong lò hơi 200 – 300oC.
Do vậy việc kiểm soát nhiệt độ – Áp suất tại các lò hơi rất quan trọng. Nếu
giám sát không cẩn thận sẽ dẫn đến tình trạng nổ ống hơi trên dây chuyền hoặc làm hư
hỏng lò.
3. Duy trì nhiệt độ lò ấp trứng

Tại các lò ấp trứng thường sử dụng các loại dây dò nhiệt nhằm tiết kiểm chi
phí. Vì các khu vực nsày không cần nhiệt độ cao. Nhưng độ tin cậy phải chuẩn.
4. Đo nhiệt độ Muối – Axit – Hóa chất 

Đây là một trong những môi trường cần giám sát nhiệt rất khắc nghiệt. Vì
bản thân các dòng lưu chất này đều có độ bào mòn thiết bị theo thời gian rất cao.

12
BTL: Cảm biến trong hệ thống Cơ điện tử GVHD: Th.S Đinh Lê Cao Kỳ

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN

Cảm biến nhiệt độ trong hệ thống lò sấy có thể giúp tiết kiệm được chi phí
nhiên liệu đốt, thực hiện giám sát nhiệt độ trong lò sấy một cách chính xác nâng cao độ
chất lượng sản phẩm được làm ra.
Ngoài sử dụng trong lò sấy cảm biến có thể có nhiều ứng dụng thực tế khác
nhau mang đến độ hiệu quả khả quan
Giá thành rẻ có thể dễ dàng mua được
Lưu ý khi chọn cảm biến:
Loại đầu dò: sẽ có 2 loại củ hành và dạng dây, tùy vào nhu cầu của người dùng
Mức nhiệt cần đo là vào nhiêu: với dạng dây thì có thể đo lường trong khoảng
0-300°C còn với củ hành thì là 0-500°C nhé.
Chiều dài que đo: chúng ta sẽ có các kích thước chiều dài que đo khác nhau để
có thể lựa chọn như 50mm, 100mm, 200mm, 300mm,…
Đường kính que đo là bao nhiêu: thông thường thì sẽ có các loại đường kính
như ø3mm, ø5mm, ø6mm, ø8mm và ø10mm.

13
BTL: Cảm biến trong hệ thống Cơ điện tử GVHD: Th.S Đinh Lê Cao Kỳ

CHƯƠNG 6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] https://bachkhoa.org/cac-loai-cam-bien/#Luu_y_khi_chon_cac_loai_cam_bien
[2] https://eco-zenergy.com/cac-loai-cam-bien-nhiet-do-pt100-pt1000/
[3] https://congnghedoluong.com/cam-bien-nhiet-do-pt100/

14

You might also like