Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 80

TS.

DOÃN VĂN NGỌC


Bộ môn KTYH
Trình bày được nguyên tắc đảm bảo an toàn
bức xạ trong X quang chẩn đoán
Giai đoạn I: các quá trình vật lý, kích thích

và ion hoá các nguyên phân tử vật chất bị

chiếu xạ, xảy ra trong khoảng 10-16-10-12s.


Giai đoạn II: các phản ứng hoá học đầu tiên (ms),

xuất hiện các ion và các gốc tự do (GTD). GTD là

những tiểu phân hoá học (phân tử, nguyên tử, ion)

mang điện tử không ghép đôi, có hoạt tính hoá học

mạnh, thời gian tồn tại ngắn.


Giai đoạn III: giai đoạn hoá học (giai đoạn phân

tử), các ion và GTD tấn công các phân tử sinh học

làm tổn thương chúng.


Giai đoạn IV: Giai đoạn các phản ứng sinh học, rối

loạn trao đổi chất trong các tế bào ở mức độ khác

nhau phụ thuộc vào liều chiếu xạ (thời gian từ hàng

giờ đến hàng năm).


Để đơn giản hóa, các giai đoạn I, II,
III gọi chung là giai đoạn hóa lý
Giai đoạn IV là giai đoạn sinh học
HIỆU ỨNG SINH HỌC
CỦA BỨC XẠ ION HÓA
Tương tác sinh học quan trọng của bức xạ với
vật chất là quá trình ion hóa.
Quá trình ion hóa gây ra những phá hủy sinh học
do phá vỡ trực tiếp các màng tế bào của các tế
bào nhạy cảm hoặc hình thành gián tiếp các mảnh
tế bào có năng lượng (các gốc oxy), các gốc oxy
này phá vỡ các liên kết tế bào.
Tác dụng trực tiếp: Bức xạ ion hóa trực
tiếp truyền năng lượng và gây nên quá trình
kích thích và ion hóa các phân tử sinh học
dẫn đến tổn thương các phân tử đó. Tác
dụng này dễ dàng quan sát được trên thực
nghiệm với các vật chất khô.
Cơ chế tác dụng trực tiếp:
Năng lượng bức xạ được truyền trực tiếp cho các phân
tử sinh học mà chủ yếu là các phân tử hữu cơ.
Năng lượng đã gây nên các tổn thương về cấu trúc,
chức năng và tạo tiền đề cho các tổn thương khác nhau.
Như vậy, bức xạ có thể tách các nhóm chức hóa học
quan trọng ra khỏi cấu trúc phân tử chung, làm thay đổi
các cấu trúc không gian của chúng và tạo ra các phân tử
mới.
Tác dụng gián tiếp: Bức xạ ion hóa tác dụng lên
phân tử nước (chiếm 75% trong tổ chức sống)
gây hiện tượng xạ phân các phân tử nước.
Với sự hiện diện của phân tử oxy, quá trình xạ
phân đã tạo ra các ion (H+, OH-,...) các gốc tự do
(OH0, H0...) các hợp chất có khả năng oxy hóa
cao (HO2, H2O2...) đánh lên các phân tử sinh học
gây tổn thương chúng.
Những tổn thương trong giai đoạn này chủ yếu
là các tổn thương hóa sinh.
Có thể mô hình hoá cơ chế tác dụng trực tiếp bằng sơ
đồ sau:
AB  AB*  AB + hv
AB  AB*  A* + B’ hoặc B* + A’
Đó là hiện tượng kích thích phân tử cấu tạo.
Năng lượng tia tới truyền cho phân tử AB và đưa nó
về trạng thái kích thích AB*.
Nó có thể dễ dàng giải phóng năng lượng thu nhận
được (hv) để về trạng thái ban đầu.
Cũng có khi phân tử bị kích thích AB* đó tham gia
vào các phản ứng hoá học khác hoặc tự phân ly
thành các phân tử nhỏ hơn và cũng ở trạng thái kích
thích A*-B* hoặc có động năng nhất định A’-B’.
Các phân tử đó rất dễ gây nên các phản ứng tiếp
theo trong môi trường.
Các phần tử hữu cơ cũng bị ion hoá bởi tia tới
theo sơ đồ sau:
hv + AB  (AB)+ + e
(AB) +  hoặc A +, B-
và AB + e  (AB)-  A-, B + hoặc A +, B- trong đó
(AB) +, (AB)-, A +, B + hoặc A-, B- là các ion.
A +, B + là các phân tử nhỏ hơn và có động năng
nhất định. Các sản phẩm mới này dễ gây ra các
phản ứng hoá học mới trong môi trường.
Sự chết của tế bào có thể xảy ra trong quá
trình phân bào.
Bức xạ ion hoá ở mức liều thấp không phải là
nguyên nhân chính gây nên cái chết của tế bào
vì cơ thể con người còn có khả năng thích ứng
với những hiện tượng như vậy gây nên bởi các
yếu tố tự nhiên khác.
• Chỉ ở mức liều cao cỡ 1Gy hoặc cao hơn, số
tế bào chết đạt tới một lượng đáng kể và chức
năng của tổ chức này có thể không hồi phục
được. Hiệu ứng này được áp dụng vào việc điều
trị ung thư.
Tuy nhiên trong an toàn bức xạ ta lại quan tâm
đến hiệu ứng tế bào bị gây đột biến và chuyển
hoá thành các tế bào ác tính.
 Hình thành các tế bào ung thư là một quá trình phức
tạp.
 Chúng thường liên quan tới nhiều hiện tượng
chuyển hoá tế bào u lành thành tế bào ác tính.
 Chúng không giới hạn tại một chỗ và có xu thế phân
tán trong toàn bộ cơ thể. Mặc dù điều đó hiếm xảy ra
nhưng vẫn tồn tại một xác suất nhất định.
 Cho nên sự hình thành ung thư là vấn đề cần lưu
tâm tới khi sử dụng bức xạ ion hóa.
Để quản lý các nguy cơ bức xạ, người ta phân biệt
hiệu ứng sinh học của bức xạ tuỳ thuộc vào thể thức
xuất hiện:
- Các hiệu ứng tất nhiên: là hiệu ứng có một ngưỡng
xuất hiện.
- Các hiệu ứng ngẫu nhiên: là hiệu ứng xuất hiện một
cách không ổn định trong một nhóm dân cư bị chiếu
xạ.
1. Hiệu ứng tất nhiên
Các hiệu ứng này do:
- Sử dụng liều cao trong xạ trị ung thư
- Tình trạng tai nạn bức xạ (sự cố ở Nhật 1999 hay
ở Liên Xô 1986)
1. Hiệu ứng tất nhiên
Hiệu ứng tất nhiên là do chiếu xạ với liều rất cao.
Nó xuất hiện sớm trên một ngưỡng xác định (khoảng
1Sv).
Liều lớn hơn 1Sv, cung cấp trong vài giờ, gây ra
một cách hệ thống ở tất cả mọi người bị chiếu xạ các
hiệu ứng mà độ trầm trọng của chúng tăng với liều.
Thí dụ đối với chiếu xạ toàn thân:
- Từ 1 đến 2 Sv: sau 6 giờ: buồn nôn, nôn, nhức đầu, rối
loạn công thức máu, thường khỏi bệnh mà không cần
điều trị.
- Từ 2 Sv đến 5 Sv: sau 2 giờ: nôn, chảy máu, tổn
thương tủy xương, khỏi bệnh khi xử lý máu (truyền máu).
- Trên 5 Sv: trạng thái sốc (choáng), tổn thương phổi và
hệ thống thần kinh, chết hầu như chắc chắn.
Liều (Sv) Cơ quan Hiệu ứng

4 Phổi Chết
Chứng cường
3 Tuyến giáp
tuyến giáp
2 Da Ban đỏ
1 Thủy tinh thể mắt Đục thủy tinh thể
Sự hiểu biết quan hệ liều – hiệu ứng này rất quan
trọng đối với thầy thuốc trong những giờ đầu tiên sau
tai nạn bức xạ vì liều bệnh nhân nhận được nói
chung không biết, chính những khảo sát các dấu hiệu
lâm sàng sớm sẽ định hướng việc chẩn đoán.
2. Hiệu ứng ngẫu nhiên
Các hiệu ứng này đã được nghiên cứu khi điều tra dịch
tễ trên dân cư bị chiếu xạ: người sống sót sau thảm họa
Hiroshima và Nagasaki, công nhân hầm mỏ Uran,
những người chiếu X quang ở đầu thế kỷ 20…
Hiệu ứng ngẫu nhiên bao gồm ung thư và bệnh bạch
cầu, những bệnh xuất hiện muộn: vài năm sau hoặc
chục năm sau khi bị chiếu xạ.
Các hiệu ứng này mang tính xác suất (tuân theo luật
ngẫu nhiên) trong một nhóm dân chúng bị chiếu xạ,
chúng không xuất hiện một cách hệ thống ở mỗi
người và người ta không thể đoán trước được ai sẽ
bị ảnh hướng.
Hơn nữa, khi ung thư được phát hiện người ta không
có thể nói ung thư nào là do cảm ứng bức xạ.
Nói một cách khác độ trầm trọng của hiệu ứng ngẫu
nhiên không phụ thuộc vào mức độ chiếu xạ: một cá
nhân có ung thư hay không có ung thư. Chỉ có thể
nói tần suất xuất hiện ung thư trong dân chúng bị
chiếu xạ tăng cùng với liều.
Những hiểu biết hiện nay về hiệu ứng của liều thấp
chỉ cho phép do thống kê trong một nhóm dân cư 100
người, mỗi người trong nhóm đã nhận một liều 1Sv
tích lũy trong cả một đời người, người ta đánh giá số
người bị ung thư từ 25 đến 30, không thể phân biệt
được 5 trường hợp do cảm ứng bức xạ bổ sung: 25
tự nhiên + 5 cảm ứng bức xạ.
 Những hiệu ứng liên quan đến sự thụ thai khi bị chiếu
xạ phụ thuộc vào thời điểm chiếu xạ, tuổi của bào
thai.
 Chiếu xạ bào thai trong 3 tuần đầu sau khi thụ thai
dường như không gây ra các hiệu ứng tất định và
ngẫu nhiên đối với trẻ sơ sinh mặc dù hệ thần kinh
trung tâm và tim bắt đầu phát triển trong tuần thứ 3.
 Trong thời gian còn lại, bắt đầu từ tuần thứ 3 trở
đi sau khi thụ thai, quái thai có thể xuất hiện
trong các cơ quan đang phát triển ở thời điểm bị
chiếu.
 Các hiệu ứng này là hiệu ứng tất định do bản
chất của hiệu ứng với ngưỡng vào cỡ 0,1Gy,
theo đánh giá trên các thí nghiệm với động vật .
 Từ 3 tháng sau khi thụ thai dường như bức

xạ có thể gây ra các hiệu ứng ngẫu nhiên trong

trẻ sơ sinh.

 ICRP cho rằng hệ số xác suất tử vong danh

định lớn hơn vài lần so với xác suất đó đối với

dân chúng.
 Đối với trẻ sinh ra do bị chiếu vào tử cung ở

Hiroshima và Nagasaki có hai phát hiện cơ bản định

lượng sau:

- Giảm 30 điểm thông minh (30 IQ) trên một Sv đối

với chiếu xạ bào thai ở tuần thứ 8 đến tuần thứ 15

sau khi mang thai.


- Sự giảm nhẹ hệ số thông minh được phát hiện ở

tuần thứ 16-25.

- Sự xuất hiện có thể là các hiệu ứng tất nhiên với

ngưỡng xác định bởi sự dịch chuyển tối thiểu hệ số

thông minh có thể xác nhận bằng bệnh lý.


- Phát hiện thứ 2 là mối tương quan với liều, ở tần suất trẻ
em được phân loại thành nhóm “chậm phát triển nghiêm
trọng”.
-Số lượng các trường hợp xảy ra nhỏ, nhưng số liệu chỉ ra
xác suất chậm phát triển trí tuệ vào cỡ 0,4-1 Sv.
- Tất cả các nghiên cứu về IQ và xác suất chậm phát triển trí
tuệ liên quan tới liều cao và suất liều lớn và chúng được sử
dụng trực tiếp để đánh giá cao mức rủi ro.
I. BẢO VỆ NHÂN VIÊN BỨC XẠ
Vùng kiểm soát: là vùng phải áp dụng các biện pháp bảo
vệ và các quy định an toàn đặc biệt nhằm kiểm soát sự chiếu
xạ hoặc ngăn ngừa nhiễm bẩn phóng xạ lan rộng trong điều
kiện làm việc bình thường, ngăn ngừa hoặc hạn chế mức độ
chiếu xạ tiềm ẩn.
Vùng giám sát: là vùng các điều kiện chiếu xạ luôn được
theo dõi mặc dù không cần thiết phải có các biện pháp bảo
vệ và các quy định an toàn đặc biệt như đối với khu vực soát.
KIỂM XẠ VỊ TRÍ LÀM VIỆC được thực hiện:
 Trước khi làm việc với thiết bị mới lắp đặt.
 Khi có thay đổi về cấu trúc che chắn (hoặc lý do
khác) làm ảnh hưởng đến mức bức xạ khu vực
bao quanh.
 Sau khi bảo dưỡng, sửa chữa máy tia X làm ảnh
hưởng đến công suất ống phát tia X tăng mức bức
xạ.
Mục đích của kiểm xạ là:
- Nhận dạng sự thay đổi có thể xảy ra do thay
đổi tải làm việc, che chắn, quy trình hoặc vị trí
máy phát tia X.
- Cung cấp hồ sơ đánh giá bảo về bức xạ và
điều kiện an toàn trong vùng kiểm soát và
vùng không kiểm soát
Kiểm xạ cần ghi chép
 Tên người thực hiện
 Ngày thực hiện
 Máy đo sử dụng (hãng sản xuất, mã hiệu máy, số
seri, ngày hiệu chuẩn gần nhất)
 Bản đồ phòng bức xạ đo được.
 Đo bức xạ tán xạ trong khi chiếu xạ phantom ở vị
trí của bệnh nhân.
Cơ sở phải đảm bảo rằng tất cả nhân viên
bức xạ được cung cấp:
+ Quần áo bảo vệ thích hợp
+ Liều kế cá nhân
Quần áo bảo vệ không được sử dụng để
thay thế cho các biện pháp bảo vệ cá nhân.
+ Tạp dề chì
+ Găng tay tương đương chì.
+ Che chắn tuyến giáp
+ Kính bảo vệ mắt
+ Được cất ở trạng thái treo, không gấp
+ Được kiểm tra định kỳ độ toàn vẹn che chắn (12-18
tháng)
+ Nếu nghi ngờ bị hư phải báo cáo ngay và được kiểm tra,
chỉ sử dụng khi đảm bảo an toàn.
- Tương đương chì không được nhỏ hơn 0,25mm (đến
100kV) và 0,35mm (>100kV). Nhân viên làm X quang can
thiệp luôn sử dụng yếm chì có tương đương chì 0,5mm.
 Nhân viên làm X quang can
thiệp ở suất liều cao cần sử
dụng bảo vệ tuyến giáp
 Dẫu sao, việc sử dụng một
che chắn treo giữa bệnh
nhân và NVBX có thể giảm
sự cần thiết việc bảo vệ
riêng biệt tuyến giáp.
 Trong một vài quy trình X quang
can thiệp, mắt của bác sĩ có thể
nhận liều hàng năm ≥ 150 mSv
 Cần sử dụng kính chì hoặc che
chắn mặt
 Dẫu sao, việc sử dụng một che
chắn treo giữa bệnh nhân và
NVBX có thể giảm sự cần thiết
việc bảo vệ riêng biệt mắt.
 Găng tay tương
đương chì 0,25-
0,5mm cho phép bảo
vệ tốt tay khi tiếp cận
gần mép chùm sơ cấp
 Màn che chắn
 Drape chì bảo vệ đặt trên bàn bệnh nhân.
 Rèm chì bảo vệ đối với operator trong quá trình
chiếu bằng ống tia X ở phía trên bàn. Chiếu bằng
ống tia X ở trên bàn không được khuyến cáo vì
nguy cơ bức xạ cao đối với operator so với chiếu
bằng ống tia X ở phía dưới bàn
 Cửa sổ kính chì hoặc acrylic
cho phép quan sát BN và
bảo vệ NVBX khỏi tia tán xạ
trong quá trình chiếu, chụp.
Chúng được đánh dấu tương
đương chì của mình và điện
áp cực đại tương ứng.
 Tất cả các vật liệu tương đương chì (yếm
chì, găng tay…) cần phải tương ứng với
chuẩn quốc tế và phải được kiểm tra chất
lượng định kỳ tối thiểu 2 năm
 Mỗi nhân viên bức xạ phải
được cung cấp liều kế cá
nhân và xác định liều định
kỳ.
 NVBX luôn luôn đeo liều kế
cá nhân khi ở trong khu vực
kiểm soát.
 Liều kế được đeo ở phía
trước, giữa thắt lưng và vai,
phía dưới tạp dề chì bảo vệ.
1. Ba nguyên tắc cơ bản của ATBX là khoảng cách,
thời gian và che chắn.
- Khoảng cách là biện pháp hiệu quả nhất để giảm
liều chiếu xạ do bức xạ rò và tán xạ, giữ khoảng cách
tối thiểu với cả ống phát tia X lẫn bệnh nhân là 2m,
nếu sử dụng thiết bị di động.
- Nếu không có bình phong bảo vệ, cần đeo yếm chì.
- Luôn đeo liều kế cá nhân (đeo dưới yếm chì) khi
làm việc với tia X
2. Chỉ những người xét thấy cần thiết mới
được ở lại trong phòng máy khi máy phát tia.
Những người này phải đứng xa chùm tia và
tốt nhất đứng sau tấm bảo vệ.
3. Cửa ra vào phòng máy phải đóng trong
suốt thời gian chụp
4. Bất kỳ ai không đứng sau màn bảo vệ cần phải
mặc áo bảo vệ thích hợp. Họ cũng phải đứng cách xa
BN trừ khi có yêu cầu.
Những biện pháp này đặc biệt quan trọng trong
phòng mổ với các ca phẫu thuật mạch, nơi thường có
vài người ở trong phòng và các thiết bị bảo hộ cản
trở công việc.
Các nhân viên cần tránh bị chiếu xạ trực tiếp ngay
cả khi đã được bảo vệ.
II. AN TOÀN CHO DÂN CHÚNG
1. Trẻ em, người yếu sức và những người được
gây mê và một số trường hợp cần được giúp đỡ
trong quá trình kiểm tra, nếu có điều kiện nên sử
dụng các thiết bị cơ học cố định bệnh nhân.
Không nên chỉ để một người trợ giúp BN lâu mà
phải chia việc đó cho nhiều người.
2. Với trẻ em có cha mẹ hoặc người lớn đi kèm
thì có thể đỡ trẻ nhưng không phải là người đang
mang thai.
Tất cả mọi người giúp BN phải được hướng dẫn
đầy đủ và nếu cần phải được mặc áo bảo hộ.
Khi cần người nâng đỡ BN, cần sử dụng máy X
quang có hệ thống đóng mở trường xa.
3. Trong những trường hợp đặc biệt, người trợ
giúp cần phải được theo dõi liều bức xạ cá nhân và
phải được sự đồng ý của phụ trách an toàn bức xạ.
Nếu liều bức xạ vượt quá mức 1,5 mSv, cần phải
báo cáo ngay cho cán bộ an toàn và cán bộ tư vấn
ATBX tiến hành khảo sát tình trạng trên.
III. AN TOÀN ĐỐI VỚI BỆNH NHÂN
1. Yêu cầu xét nghiệm: Chỉ xét nghiệm X quang
sau khi đã đánh giá chặt chẽ các điều kiện của BN
để tránh sự chiếu xạ không cần thiết. Khi nghi ngờ
tính hợp lý của một xét nghiệm, cần có sự bàn bạc
giữa một chuyên gia về bức xạ và Bs điều trị. Các
chỉ số lâm sàng, chẩn đoán và thông tin cần thiết
cho xét nghiệm X quang phải được Bs điều trị công
bố.
2. Các khảo sát bằng bức xạ để phát hiện lao,
ung thư biểu mô vú và các xét nghiệm lồng ngực
phải được tiến hành một cách cẩn thận. Cần tham
khảo thông tin của những xét nghiệm trước để tránh
sự chụp, chiếu lại nếu không cần thiết. Không làm
xét nghiệm bằng chiếu khi có thể thu được thông tin
cần thiết từ chụp.
3. Đảm bảo chất lượng: không được sử dụng
thiết bị X quang mới lắp đặt khi chưa tiến hành việc
kiểm tra chất lượng. Định kỳ phải thực hiện kiểm tra
chất lượng để đảm bảo tính năng hoạt động liên
tục. Bất kỳ sai hỏng nào được phát hiện phải được
sửa chữa trước khi cho thiết bị hoạt động trở lại.
4. Che chắn các cơ quan trong cơ thể: chùm tia
bức xạ không được chiếu trực tiếp vào những phần
cơ thể không có yêu cầu thăm khám, đặc biệt là vú
(phụ nữ) và cơ quan sinh dục trừ khi có yêu cầu
kiểm tra. Luôn nhớ rằng khi chiếu chụp chân tay,
phải dùng tấm chì trên mặt bàn để chắn tia xuyên
qua bàn vào các cơ quan nhạy cảm bức xạ.
5. Đối với BN trẻ và BN còn ở độ tuổi sinh sản
cần phải che bộ phận sinh dục trước khi tiến hành
chiếu chụp, trừ khi sự che chắn gây ảnh hướng tới
yêu cầu kiểm tra.
6. Đối với trường hợp chiếu, chụp vùng bụng,
vùng xương chậu của phụ nữ đang mang thai phải
có sự chỉ định của Bs và phải lập kế hoạch trước.
7. Khi tiến hành thăm khám X quang phụ nữ đang
có thai hoặc nghi ngờ có thai cần thận trọng sao
cho liều bức xạ đến bào thai ở mức nhỏ nhất.
Chụp hình ở những vùng xa bào thai như chụp
phổi, sọ chi trên… có thể thực hiện bất kỳ lúc nào
với điều kiện chùm tia khu trú tốt nhất và che chắn
phần thai tốt nhất.
8. Trường xạ nên được khu trú tại những chỗ cần
khám.
Đặc biệt cần áp dụng điều này một cách nghiêm
ngặt với trẻ nhỏ.
Vị trí khu trú chùm tyia được kiểm tra bằng hệ
chiếu sáng.
Hệ đóng mở chùm tia và đèn chiếu sáng phải
thường xuyên được kiểm tra.
9. Mở rộng diapharm sẽ dẫn tới BN bị chiếu nhiều
xạ không cần thiết cũng như tia tán xạ tăng lên.
Hạn chế độ rộng chùm tia bằng các thiết bị đóng
mở chùm tia sẽ hạn chế được các nguồn xạ vô ích
này.
10. Hướng đi của tia bức xạ qua cơ thể người
ảnh hưởng rất lớn đến phân bố liều hấp thụ đối với
các cơ quan nhạy bức xạ.
Hướng từ phía sau ra phía trước trong chụp phổi
ít ảnh hưởng tới vú hơn so với hướng từ phía trước
ra phía sau.
11. Các nhân viên X quang phải thành thạo vận
hành các thiết bị của mình, có trách nhiệm không để
cho bệnh nhân bị chiếu quá liều.
12. Phải sử dụng các hình nộm thích hợp để thay
thế cho những bộ phận của con người trong thực
hành đào tạo nhân viên bức xạ chụp hình và nghiên
cứu
13. Lưu trữ hồ sơ: các hồ sơ về xét nghiệm X
quang phải được lưu trữ để tham khảo sau này.
 Ba nguyên tắc cơ bản của an toàn bức xạ:
1. Khoảng cách: là biện pháp hiệu quả nhất để giảm
liều chiếu xạ do bức xạ rò và tán xạ. Giữ khoảng cách
tối thiểu tới cả ống phát tia X lẫn bệnh nhân là 2m (nếu
sử dung thiết bị di động.
2. Thời gian:
3. Che chắn: nếu không có bình phong bảo vệ cần
đeo yếm chì. Đeo liều kế cá nhân (dưới yếm chì) khi
làm việc với tia X.
 Các biện pháp kĩ thuật để giảm liều bức xạ
chiếu lên cơ thể
1. Thời gian:
Liều bức xạ = suất liều x thời gian bị chiếu
Giảm thời gian chiếu sẽ giảm liều nhận.
Ví dụ: Suất liều 10µSv/h: 1h nhận 10µSv, 2h
nhận 20µSv
2. Khoảng cách
I1 x (d1)2 = I2 x (d2)2
Suất liều bức xạ giảm theo tỉ lệ nghịch với bình
phương khoảng cách
Ví dụ: Tại khoảng cách 10m (so với nguồn)
suất liều10µSv/h . Tại k/c 20m, suất liều còn
2,5µSv/h.
3. Che chắn:
I2 = I1 / 2n n = d/HVL; HVL: là khoảng chiều dày
của vật liệu để làm giảm cường độ bức xạ ban đầu
đi 1/2
I2 = I1 / 2m m = d/TVL; TVL: là khoảng chiều dày
của vật liệu để làm giảm cường độ bức xạ ban đầu
đi 10 lần.
Suất liều bức xạ giảm khi sử dụng che chắn.
 Chỉ những người cần thiết mới được ở lại trong phòng
máy khi máy phát tia. Những người này phải đứng xa
chùm tia và tốt nhất đứng sau tấm bảo vệ
 Cửa ra vào phòng máy phải đóng trong suốt thời gian
chụp, chiếu.
 Ai không đứng sau màn bảo vệ cần phải mặc áo bảo
vệ thích hợp. Đứng cách xa BN trừ khi có yêu cầu.
 Nhân viên cần tránh bị chiếu xạ trực tiếp ngay cả khi
được bảo vệ.

You might also like