Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 8

Đề cương

Câu 1: Hãy trình bày các triệu chứng cơ năng của các bệnh thường gặp ở vùng cùng
hậu môn trực tràng.

1. Chảy máu
Chảy máu trực tràng là hiện tượng chảy máu đỏ qua hậu môn
- Triệu chứng của Trĩ: Chảy máu trước và sau khi đại tiện, máu chảy thành tia hoặc
chỉ dính vào giấy vệ sinh .
- Triệu chứng nứt kẽ hậu môn: máu chảy sau đại tiện, mức độ ít, chỉ dính vào giấy vệ
sinh kèm đau thắt , kéo dài nhiều giờ sau đại tiện.
- Trong ung thư trực tràng, đại tràng: máu dính vào khuôn phân, máu lẫn chất nhầy.

2. Đau vùng hậu môn


- Đau vùng hậu môn và tầng sinh môn , tính chất đau liên quan các bệnh khác nhau.

- Tính chất đau bệnh nứt kẽ hậu môn:


+ Đau thắt hậu môn sau đại tiện, kéo dài vài giờ
+ Làm bệnh nhân sợ không dám đại tiện

- Trong bệnh trĩ tắc mạch


+ Đau khởi phát đột ngột, đau dữ dội và liên tục
+ Đau không tăng khi đại tiện

- Trong áp xe cạnh hậu môn:


+ Đau tăng dần, liên tục, nhức nhối, không liên quan đại tiện

3. Ngứa hậu môn


+ Là triệu chứng thường gặp của các bệnh lý ở hậu môn
=> hỏi , thăm khám kỹ để tìm các bệnh: nhiễm trùng, KST, nấm, dị ứng…..

4. Chảy dịch

Dịch có thể chảy qua lỗ hậu môn hoặc lỗ ở cạnh hậu môn

- Dịch mủ chảy qua các lỗ cạnh hậu môn: Nguyên nhân các bệnh nhiễm trùng ( bệnh
verneuil, viêm nang lông, rò hậu môn…)

- Dịch chảy qua lỗ hậu môn: do áp xe liên cơ thắt

- Dịch nhầy lẫn máu: ung thư trực tràng, viêm đại trực tràng

- Ẩm ướt : sa trĩ , viêm da quanh hậu môn

5. Các khối ở hậu môn, tầng sinh môn


- Khối trĩ tắc mạch: các khối xuất hiện đột ngột ở rìa hậu môn + đau chói

- Ổ áp xe cạnh hậu môn: các khối cạnh hậu môn + sốt cao
- Ung thư biểu mô vảy ( tổn thương ác tính): khối sùi, loét trong lòng ống hoặc lỗ hậu
môn

- Polyp ống hậu môn, tổn thương dạng u nhú: xuất hiện từ trong lòng ống ra đến rìa
hậu môn

6. Các triệu chứng liên quan đến đại tiện

- Hội chứng trực tràng: đau quặn, mót rặn, đại tiện chỉ có nhầy hoặc nhầy lẫn máu, ko
có phân => nghĩ đến : ung thư trực tràng

- Các khối : búi trĩ sa hoặc sa trực tràng ( các khối tự co vào ống hậu môn sau đại tiện,
người bệnh tự lấy tay đẩy vào)

- Ỉa lỏng , táo bón

- Thay đổi khuôn phân

- Đại tiện khó, cảm giác đại tiện không hết phân

- Đại tiện không tự chủ: gặp trong đứt cơ thắt, nhão cơ thắt

Câu 2: Hãy trình bày kỹ thuật khám hậu môn trực tràng
a, Tư thế khám

Có 4 tư thế:
- Tư thế gối ngực: người bệnh quỳ gối, chổng mông, ngực và 1 bên má áp sát mặt
bàn
- Tư thế nằm ngửa: đùi gập vào bụng, 2 tay ôm gối kéo vào bụng
- Tư thế sản khoa
- Tư thế nằm nghiêng trái: bệnh nhân nằm nghiêng trái, chân trái duỗi nhẹ, gối và đùi
phải gấp nhẹ, mông nhô nhẹ ra ngoài bàn khám

b, Kĩ thuật khám

1. Nhìn
- Người khám dùng 2 bàn tay áp lên mông bệnh nhân
- 2 ngón tay banh mông sang 2 bên , kéo căng các nếp da cạnh hậu môn => lộ rõ
vùng da trơn hậu môn
- Có đèn sáng chiếu vào vùng hậu môn

+ Các tổn thương có thể thấy: các u nhú, phân ở lỗ hậu môn, vết loét, u sùi…..

2. Sờ nắn hậu môn và vùng quanh hậu môn


- Người khám dùng tay phải có đeo găng để sờ nắn hậu môn và xung quanh lỗ hậu
môn bằng ngón trỏ và ngón cái
=> xác định tình trạng cơ thắt, các khối áp xe, đường xơ của rò hậu môn, các khối u ở hậu
môn…

3. Thăm hậu môn trực tràng


- Người khám dùng ngón trỏ có đeo găng ( ngón áp út: cho trẻ em)
- Bôi dầu trơn hoặc thuốc mỡ có thuốc tế đưa nhẹ nhàng vào lỗ hậu môn, đồng thời
yêu cầu bệnh nhân rặn nhẹ
- Khi ngón trỏ vào ống hậu môn, yêu cầu BN nín thắt hậu môn => đánh giá cơ thắt
- Đưa ngón tay lên cao , thăm dò hết chu vi trực tràng theo chiều kim đồng hồ và
ngược lại
- Cần kết hợp tay kia để khám bụng hoặc âm đạo ( ở phụ nữ).

=> phát hiện hiển tổn thương trực tràng , các tạng lân cận ( tuyến tiền liệt, tử cung, túi cùng
Douglas….)

4. Soi hậu môn trực tràng


Soi hậu môn trực tràng: có thể soi bằng ống cứng hoặc ống soi mềm
- Trực tràng được chuẩn bị sạch phân
- Bệnh nhân nằm tư thế gối ngực hoặc tư thế trên bàn chuyên dụng khám hậu môn
trực tràng.
- Ống soi có nòng được bôi trơn
- Khi đưa ống soi vào hậu môn, yêu cầu bệnh nhân rặn nhẹ để giãn cơ thắt
- Đưa vào hết chiều dài ống soi, rút bỏ nòng, rút dần ống soi và quan sát thành trực
tràng từ trong ra ngoài
- Có thể yêu cầu BN rặn: phát hiện sa trực tràng, sa búi trĩ. Khi soi thấy các tổn
thương cần sinh thiết -> chuẩn đoán mô bệnh học.

Câu 3: Hãy mô tả các tổn thương bệnh lý thường gặp ở hậu môn trực tràng

● Các tổn thương bệnh lý thường gặp ở hậu môn trực tràng:
- Trĩ
- Nứt kẽ hậu môn
- Ung thư trực tràng , ống hậu môn .
- Polyp trực tràng .
- Viêm loét hậu môn , trực tràng
- Áp xe cạnh hậu môn
- Rò hậu môn…..

● Mô tả các tổn thương:


- Trĩ:

+ Trĩ nội: Sau khi phân đi qua hậu môn , máu chảy thành tia như kiểu cắt tiết gà hay
nhỏ giọt hoặc thấm vào giấy chùi . Không kèm theo đau , máu chảy tự cầm sau khi đi
đại tiện
+ Xuất hiện 1 khối u ở vùng hậu môn : ở rìa hậu môn đột ngột kèm theo đau : Đó là trĩ
tắc mạch hoặc xung huyết trĩ ngoại .

- Nứt kẽ hậu môn:


+ Máu chảy sau khi đi đại tiện, mức độ không nhiều như trĩ nội , chỉ thấm vào giấy vệ
sinh hay bám dính vào phân .
+ Nhưng đặc biệt kèm theo đau rất dữ dội . Đau kéo dài nhiều giờ sau , mỗi lần đi đại
tiện lại đau trở lại như vậy.

- Rò hậu môn:

+ Mủ thực sự hoặc chỉ là nước dịch đục thấm vào quần lót , gây ngứa và ẩm ướt khó
chịu .
+ Đau : rát khó chịu và tổn thương xuyên vùng hậu môn

- Ung thư trực tràng, hậu môn:


+ Chảy máu : tươi mức độ vừa phải , bám dính xung quanh phân . Ung thư trực tràng
và trĩ có thể cùng tồn tại trên 1 người bệnh
+ Khối u xuất hiện và to dần lên một cách chậm chạp

- Áp xe cạnh hậu môn

+ Mủ ngà ngà xanh , ngón tay ấn vào thành trực tràng hay cạnh hậu môn ( chỗ căng
đau ) dòng mủ chảy ra mạnh hơn . Mũ chảy ra từ trong lòng hậu môn hay từ lỗ rò
cạnh hậu môn .
+ Khối u xuất hiện từ từ, trong vài ba ngày và kèm theo sốt, đau

You might also like