Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I, NH 2020 - 2021

TRƯỜNG THPT PHAN VĂN TRỊ Môn: SINH HỌC 11


Thời gian làm bài: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

Đề thi học kỳ I môn Sinh học khối 11 bao gồm 28 câu trắc nghiệm (Học sinh chọn đáp án
đúng và tô đen vào bảng trả lời bên dưới) và 2 câu tự luận (Học sinh làm trực tiếp trên tờ đề dưới
mỗi câu hỏi, ở phần có dấu chấm (…)
Bảng trả lời trắc nghiệm
01 8 15 22
02 9 16 23
03 10 17 24
04 11 18 25
05 12 19 26
06 13 20 27
07 14 21 28
ĐỀ 01
I. Trắc nghiệm: 7đ – 28 câu trắc nghiệm
Câu 1. Điểm bão hoà CO2 là thời điểm
A. nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt cao nhất.
B. nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt mức trung bình.
C. nồng độ CO2 đạt tối thiểu để cường độ quang hợp đạt cao nhất.
D. nồng độ CO2 đạt tối đa để cường độ quang hợp đạt tối thiểu.
Câu 1. Động vật nào sau đây hô hấp qua hệ thống ống khí?
A. Cá B. Giun đất C. Chim D. Cào cào
Câu 3. Trong không khí CO2 chiếm khoảng
A. 80% B. 89% C. 0,03% D. 0,05%
Câu 4. Dạ dày ở những động vật ăn thực vật nào có 1 ngăn?
A. Ngựa, thỏ, chuột, trâu, bò. B. Ngựa, thỏ, chuột.
C. Ngựa, thỏ, chuột. D. Trâu, bò, cừu, dê.
Câu 5. Nitơ trong đất bị thất thoát do vi khuẩn nào?
A. Vi khuẩn amôn hóa. B. Vi khuẩn nitrat hóa.
C. Vi khuẩn phản nitrat hóa. D. Vi khuẩn cố định nitơ phân tử.
Câu 6. Trong điều kiện cường độ ánh sáng cao, thực vật CAM có những đặc điểm thích nghi nào?
A.Có hai loại tế bào quang hợp (tế bào mô giậu và tế bào bao bó mạch); thực hiện cố định CO2
theo con đường C4.
B. Đóng khí khổng vào ban ngày và mở khí khổng ban đêm để hấp thu CO2.
C. Chỉ thực hiện cố định CO2 bằng chu trình Canvin.
D. Tăng cường thoát hơi nước để hạ nhiệt độ của lá, tạo điều thuận lợi cho enzim quang hợp.
Câu 7. Ý nào dưới đây không đúng với sự giống nhau giữa thực vật CAM với thực vật C4 khi cố
định CO2?
A. Tiến trình gồm hai giai đoạn (2 chu trình). B. Thời gian của 2 giai đoạn.
C. Sản phẩm quang hợp đầu tiên. D. Điều diễn ra vào ban ngày.
Câu 8. Năng suất sinh học là
A. tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh
trưởng
B. được tịch lũy trong các cơ quan lá, thân, củ, quả,... chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế
C. tổng lượng chất khô tích lũy được một tháng trên 1 ha gieo trồng trong suốt thời gian sinh
trưởng
D. một phần của năng suất sinh học được tịch lũy trong các cơ quan lá, thân, củ, quả,... chứa
các sản phẩm có giá trị kinh tế.
Câu 9. Nồng độ CO2 thấp nhất mà cây quang hợp được là
A. 0,008% - 0,01% B. 0,003% - 0,008% C. 0,001% - 0,008% D. 0,005% - 0,01%
1
Câu 10. Trong pha tối của quang hợp, ở thực vật C3, chất nhận CO2 đầu tiên là
A. RiDP B. APG C. AM D. AOA
Câu 11. Sản phẩm của pha sáng trong quang hợp gồm có
A. ATP, CO2, H2O và nhiệt B. ATP, NADPH và CO2
C. ATP, NADPH, O2 và nhiệt D. ATP, NADPH và O2
Câu 12. Quá trình lên men và hô hấp hiếu khí có nguyên liệu chung là
A. đường phân. B. chu trình crep.
C. C6H12O6. D. chuỗi chuyển êlectron
Câu 13. Vì sao phổi của thú có hiệu quả trao đổi khí ưu thế hơn ở phổi của bò sát, lưỡng cư?
A. Vì có nhiều phế nang, diện tích bề mặt trao đổi khí lớn.
B. Vì có hệ thống túi khí phát triển ở phía trước và sau phổi.
C. Vì có kích thươc lớn hơn, có bề mặt ẩm ướt.
D. Vì có khối lượng lớn hơn và có hệ thống túi khí phát triển mạnh.
Câu 14. Chu trình canvin diễn ra trong quang hợp ở nhóm thực vật nào?
A. Ở cả 3 nhóm thực vật C3, C4 và CAM. B. Ở nhóm thực vật C4 và CAM.
C. Chỉ ở nhóm thực vật CAM. D. Chỉ ở nhóm thực vật C3.
Câu 15. Ở động vật có túi tiêu hoá, thức ăn được tiêu hoá như thế nào?
A. Tiêu hoá nội bào
B. Một số tiêu hoá nội bào, còn lại tiêu hoá ngoại bào.
C. Tiêu hóa ngoại bào.
D. Tiêu hóa ngoại bào, tiêu hoá nội bào.
Câu 16. Dòng mạch gỗ được vận chuyển nhờ
(1) lực đẩy (áp suất rễ).
(2) lực hút do thoát hơi nước ở lá.
(3) lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
(4) sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và cơ quan đích (hoa, củ…)
(5) sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa môi trường rễ và môi trường đất.
A. (1), (3), (5). B. (1), (2), (4). C. (1), (2), (3). D. (1), (3), (4).
Câu 17. Trong quang phổ ánh sáng, thực vật hấp thu mạnh nhất ở
A. miền ánh sáng đỏ và xanh tím. B. miền ánh sáng đỏ và cam.
C. miền ánh sáng xanh tím và hồng ngoại. D. miền ánh cực tím và hồng ngoại.
Câu 18. Loại nông phẩm nào sau đây thường được phơi khô để giảm cường độ hô hấp trong quá
trình bảo quản?
A. Lá cam. B. Hạt cà phê. C. Thân rau dền. D. Quả dưa hấu.
Câu 19. Trong lục lạp pha sáng diễn ra ở đâu?
A. Màng trong lục lạp B. Tilacoit C. Màng ngoài lục lạp D. Chất nền Stroma
Câu 20. Khí CO2 được hấp thu trong pha nào của quá trình quang hợp?
A. Pha sáng. B. Pha tối. C. Chu trình C3. D. Chu trình C4.
Câu 21. Đặc điểm của bề mặt trao đổi khí phải
A. mỏng và ẩm ướt.
B. nhỏ và chứa nhiều sắc tố hô hấp.
C. có nhiều mao mạch máu và bề mặt dày.
D. dày và có nhiều sắc tố hô hấp.
Câu 22. Hô hấp sáng xảy ra với sự tham gia của 3 bào quan
A. ti thể, lục lạp, ribôxôm. B. ti thể, lục lạp, bộ máy Gôngi.
C. ti thể, lizôxôm, lục lạp. D. perôxixôm, ti thể, lục lạp.
Câu 23. Loài nào sau đây thuộc nhóm thực vật C4?
A. Rau dền. B. Cây thuốc bỏng. C. Cây Lim. D. Mía.
Câu 24. Biện pháp bảo quản nông phẩm là
A. giảm nồng độ CO2. B. tăng hàm lượng nước. C. tăng nồng độ O2. D. giảm nhiệt độ.
Câu 25. Ở người, chất được biến đổi hoá học ngay từ miệng là
A. prôtêin. B. tinh bột. C. lipit. D. xenlulôzơ.

2
Câu 26. Hô hấp hiếu khí, chuỗi truyền điện tử tạo ra bao nhiêu ATP?
A. 36 B.2 C. 38 D. 34
Câu 27. Ứng dụng hô hấp kị khí để
A. lên men giấm. B. giúp hạt nảy mầm. C. làm dưa chua. D. củ mau ra chồi.
Câu 28. Các loài nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Ốc sên, trai, tôm, côn trùng. B. Mực ống, giun đốt, chim, thú.
C. Ốc sên, trai, tôm, giun đốt. D. Mực ống, tôm, chim, thú.
II. Tự luận: 3đ – 2 câu
Câu 1. Hãy trình bày vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật.
Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật
- Duy trì thân nhiệt, tạo điều kiện thuận lợi cho các phản ứng Enzim.
- Cung cấp ATP cho hoạt động sống của tế bào.
- Tạo ra các sản phẩm trung gian làm nguyên liệu cho các quá trình tổng hợp các chất hữu
cơ khác.
Câu 2. Phân biệt quang hợp ở thực vật C3, C4 và CAM bằng cách hoàn thành bảng sau:

Quang hợp Quang hợp Quang hợp


Đặc điểm phân biệt
ở thực vật C3 ở thực vật C4 ở thực vật CAM
Các loài rêu và các Mía, rau dền, ngô, cao Xương rồng, dứa,
Đại diện
cây gỗ lớn, … lương, kê, … thanh long, …
Chất nhận CO2 đầu
RI. 1-5 điP PEP PEP
tiên
Sản phẩm cố định
APG (3C) AOA (4C) AOA (4C)
CO2 đầu tiên
Giai đoạn 1 vào ban
Thời gian 1 giai đoạn 2 giai đoạn
đêm, giai đoạn 2 vào
cố định CO2 vào ban ngày vào ban ngày
ban ngày
Các tế bào Tế bào mô giậu Tế bào mô giậu và Tế
Tế bào mô giậu
quang hợp của lá (tế bào nhu mô) bào bao bó mạch
Các loại lục lạp 1 loại 2 loại 1 loại

---Hết---

You might also like