KTGK -K11-ĐỀ 3

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ II, NH 2020 - 2021

TRƯỜNG THPT PHAN VĂN TRỊ Môn: SINH HỌC 11


Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)

Bảng trả lời trắc nghiệm


0 8 1 2
1 5 2
0 9 1 2
2 6 3
0 1 1 2
3 0 7 4
0 1 1 2
4 1 8 5
0 1 1 2
5 2 9 6
0 1 2 2
6 3 0 7
0 1 2 2
7 4 1 8
ĐỀ 03
Câu 1. Vận động nở hoa tulip (Tulipa) thuộc kiểu ứng động nào sau đây?
A. Ứng động hóa học. B. Ứng động tiếp xúc.
C. Ứng động tổn thương. D. Ứng động sinh trưởng.
Câu 2. Hoocmôn thực vật là những chất hữu cơ do cơ thể thực vật tiết ra
A. chỉ có tác dụng ức chế hoạt động của cây.
B. có tác dụng kháng bệnh cho cây.
C. có tác dụng điều tiết hoạt động của cây.
D. chỉ có tác dụng kích thích sinh trưởng của cây.
Câu 3. Tiến hành thí nghiệm cắt ngọn cây và chiếu sáng từ một phía thì thân non mất
tính hướng sáng. Có bao nhiêu nhận xét sau đây đúng?
(I) Auxin có tác dụng sinh lí gây hướng sáng tại ngọn.
(II) Nếu cắt bỏ ngọn, cây không tổng hợp được auxin. Do đó không gây nên hiện tượng
hướng sáng.
(III) Ở phần đã phân hóa các tế bào phân chia kém, do đó không có sự chênh lệch sinh
trưởng ở hai phía rõ ràng.
(IV) Do ngọn cây không có tính hướng sáng.
A. 1. B. 3. C. 2. D. 4.
Câu 4. Khi nói về cảm ứng ở thủy tức, phát biểu nào sau đây sai?
A. Hoạt động cảm ứng tiêu tốn ít năng lượng. B. Thủy tức co mình để tránh kích thích.
C. Thủy tức có hệ thần kinh dạng lưới. D. Phản ứng của thủy tức là phản xạ.
Câu 5. Ở ngành chân khớp, hạch thần kinh nào sau đây phát triển nhất?
A. Hạch thần kinh đầu. B. Hạch thần kinh ngực.
C. Hạch thần kinh bụng. D. Hạch thần kinh lưng.
Câu 6. Tốc độ cảm ứng ở thực vật so với động vật như thế nào?
A. Thực vật nhanh hơn. B. Tốc độ tương đương.
C. Thực vật chậm hơn. D. Nhanh hay chậm tùy loài.
Câu 7. Khi nói về phản xạ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Phản xạ chỉ có ở những sinh vật có tổ chức thần kinh.
B. Phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ.
C. Phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng.
D. Phản xạ có ở những loài thực vật và động vật.
Câu 8. Điện thế hoạt động gồm các giai đoạn theo trình tự nào sau đây?
A. Đảo cực → tái phân cực → mất phân cực.
B. Tái phân cực → đảo cực → mất phân cực.
C. Mất phân cực → đảo cực → tái phân cực.
D. Mất phân cực → tái phân cực → đảo cực.
Câu 9. Loại hoocmôn nào sau đây có tác dụng kích thích quá trình phân chia tế bào, hình
thành cơ quan mới, ngăn chặn sự hoá già của cây?
A. Auxin. B. Xitôkinin. C. Axit abxixic. D. Gibêrelin.
Câu 10. Tốc độ lan truyền điện thế hoạt động trên sợi thần kinh không có bao miêlin so
với sợi thần kinh có bao miêlin như thế nào?
A. Bằng một nửa. B. Như nhau. C. Nhanh hơn. D. Chậm hơn.
Câu 11. Điện thế hoạt động khi xuất hiện được gọi là
A. xung thần kinh hay động năng. B. xung thần kinh hay xung điện.
C. xung điện hay thế năng. D. điện thế tế bào hay động năng.
Câu 12. Chỉ số nào sau đây được dùng để đánh giá tế bào, mô hưng phấn hay không
hưng phấn?
A. Điện tế bào. B. Điện thế hoạt động. C. Điện năng. D. Điện thế nghỉ.
Câu 13. Tương quan của hai loại hoocmôn nào sau đây quyết định đến trạng thái ngủ và
hoạt động của hạt?
A. AAB/GA. B. Auxin/xitôkinin. C. Xitôkinin/GA. D. Xitôkinin/AAB.
Câu 14. Khi nói về bao miêlin của tế bào thần kinh, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Bản chất là prôtêin, có màu trắng và cách điện.
B. Bản chất là phôtpholipit, có màu trắng và cách điện.
C. Bản chất là prôtêin, có màu đen và có tính cách điện.
D. Bản chất là phôtpholipit, có màu đen và cách điện.
Câu 15. Ở người, tốc độ lan truyền xung thần kinh trên trên sợi thần kinh vận động có
bao miêlin là
A. khoảng 3-5m/s. B. khoảng 2-3m/s. C. khoảng 100m/s. D. khoảng 50m/s.
Câu 16. Trị số điện thế nghỉ của tế bào thần kinh khổng lồ ở mực ống là
A. 70 mV. B. 50 mV. C. -50 mV. D. -70 mV.
Câu 17. Trị số điện thế nghỉ của tế bào nón trong mắt ong mật là
A. 70 mV. B. -70 mV. C. -50 mV. D. 50 mV.
Câu 18. Xináp là diện tiếp xúc giữa
A. tế bào thần kinh với tế bào thần kinh hoặc giữa tế bào thần kinh với tế bào khác.
B. tế bào cơ với tế bào tuyến hoặc giữa tế bào cơ với tế bào khác.
C. tế bào tuyến với tế bào tuyến hoặc giữa tế bào tuyến với tế bào khác.
D. tế bào cơ với tế bào cơ hoặc giữa tế bào cơ với tế bào khác.
Câu 19. Mỗi xináp hóa học gồm các thành phần chính theo trình tự là
A. màng trước xináp, chuỳ xináp, khe xináp, màng sau xináp.
B. chuỳ xináp, màng trước xináp, khe xináp, màng sau xináp.
C. khe xináp, màng trước xináp, chuỳ xináp, màng sau xináp.
D. màng sau xináp, khe xináp, chuỳ xináp, màng trước xináp.
Câu 20. Trong quá trình truyền xung điện qua xináp, ion Ca2+ có vai trò
A. gắn bóng chứa chất trung gian hoá học vào màng trước xináp và vỡ ra.
B. tạo môi trường thích hợp để các chất trung gian hoá học hoạt động.
C. xúc tác sự tổng hợp chất trung gian hoá học.
D. tăng cường tái phân cực ở màng trước xináp.
Câu 21. Các bóng chứa chất trung gian hóa học bị vỡ là do tác động của in nào sau đây?
A. K+ . B. Na+. C. Ca2+. D. SO42- .
Câu 22. Chất trung gian hoá học trong bóng xináp phổ biến nhất ở thú là
A. axêtyncôlin và norađrênalin. B. axêtyncôlin và đôpamin.
C. axêtyncôlin và sêrôtônin. D. sêrôtônin và norađrênalin.
Câu 23. Một số động vật vốn không sợ người nhưng nếu bị đuổi bắt, chúng sẽ học được
kinh nghiệm chạy trốn thật nhanh khi nhìn thấy người. Đây là biểu hiện của tập tính
A. bẩm sinh. B. kiếm ăn. C. hỗn hợp. D. Học được
Câu 24. Ve sầu kêu vào mùa hè oi ả, ếch đực kêu vào mùa sinh sản là tập tính
A. học được. B. hỗn hợp. C. học được. D. kiếm ăn.
Câu 25. Nhện có thể thực hiện rất nhiều động tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ
thành một tấm lưới, đây là biểu hiện của tập tính
A. bẩm sinh. B. học được. C. hỗn hợp. D. bảo vệ lãnh thổ.
Câu 26. Tập tính nào sau đây thuộc tập tính bẩm sinh?
A. Hổ vồ mồi. B. Mèo bắt chuột.
C. Tò vò đào hố đẻ trứng. D. Người qua đường dừng lại khi gặp đèn đỏ.
Câu 27. Hổ, báo bò sát đất đến gần con mồi rồi rượt đuổi cắn vào cổ con mồi. Ví dụ mô
tả biểu hiện của dạng tập tính nào sau đây?
A. Kiếm ăn. B. Bảo vệ lãnh thổ. C. Sinh sản. D. Di cư.
Câu 28. Hươu đực quệt dịch có mùi đặc biệt tiết ra từ tuyến cạnh mắt của nó vào cành
cây để thông báo cho các con đực khác biết lãnh thổ đó đã có chủ. Đây là dạng tập tính
A. bảo vệ lãnh thổ. B. kiếm ăn. C. sinh sản. D. di cư.
PHẦN II. TỰ LUẬN (2 câu, 3 điểm)
Câu 1. Sinh trưởng sơ cấp ở thực vật là gì?
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………….
Câu 2. Vẽ và chú thích hình quá trình truyền tin qua xinap

You might also like