Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

I) Thế hệ máy tính đầu tiên (1946-1959)

- Sử dụng ống chân không là linh kiện cơ bản cho bộ nhớ và


mạch điện cho CPU.
- Ống chân không là loại linh kiện điện tử sử dụng sự phát xạ
điện tử do nung nóng điện cực đặt trong môi trường chân
không cao, để thực hiện điều khiển dòng điện tích trong
các khuếch đại. Các ống này giống như những bóng đèn
điện, sinh ra rất nhiều nhiệt và dễ bị nung chảy thường
xuyên. Do đó, nó rất đắt tiền và chỉ được dùng trong các tổ
chức rất lớn.
- Các loại máy tính nổi bật: ENIAC, EDVAC, UNIVAC, IBM-
701, IBM-650.
- Đặc điểm của thế hệ máy tính đầu tiên:
+ Công nghệ ống chân không
+ Độ tin cậy thấp
+ Chỉ hỗ trợ ngôn ngữ máy
+ Đắt tiền
+ Sinh ra nhiều nhiệt
+ Thiết bị đầu vào, đầu ra chậm
+ Kích thước khổng lồ
+ Cần dòng điện xoay chiều
+ Không thể xách tay
+ Cần lượng lớn điện năng
+ Phải bảo trì định kì do lỗi phần cứng xảy ra liên tục
- Máy tính ENIAC: Electronic Numerical Integrator And
Computer.
+ Thiết kế và hoàn thành bởi giáo sư John Mauchly và John
Eckert tại đại học Pennsylvania (1943-1946)
+ Kích thước 2,4 x 0,9 x 30 m. ENIAC gồm: 18000 đèn điện
tử, 1500 công tắc tự động, nặng 30 tấn, tiêu thụ 140 kW
giờ. Nó có 20 thanh ghi 10 bit, có khả năng thực hiện 5000
phép toán trong 1 giây. Công việc lập trình bằng tay bằng
cách nối các đầu cắm điện và dùng các ngắt điện.
+ Được sử dụng trong chiến tranh thế giới thứ 2.
+ Tiếp tục phát triển cho đến năm 1955 và nó bị tháo rời.
- Giáo sư toán học John Von Neumann đã đưa ra ý tưởng
thiết kế máy tính IAS (Princeton Institute for Advanced
Studies): chương trình được lưu trong bộ nhớ, bộ điều
khiển sẽ lấy lệnh và biến đổi giá trị của dữ liệu trong phần
bộ nhớ, bộ làm toán và luận lý (ALU) được điều khiển để
tính toán trên dữ liệu nhị phân, điều khiển hoạt động của
các thiết bị vào ra. Đây là một ý tưởng nền tảng cho các
máy tính hiện đại ngày nay. Máy tính này còn được gọi là
máy tính Von Neumann.
- Vào những năm 50, những máy tính thương mại đầu tiên
được đưa ra thị trường (UNIVAC và IBM-701).
II) Thế hệ máy tính thứ hai (1946-1959)
- Cách hoạt động: Sử dụng mã máy làm ngôn ngữ lập
trình,mạch in và bộ nhớ bằng xuyến từ được dùng. Sử dụng
các ngôn ngữ cấp cao :Fortran(1956), Cobol(1959),
Algol(1960), hệ điều hành kiểu tuần tự được dùng (Batch
Processing),trong hệ điều hành này chương trình của người
thứ nhất chạy,rồi người thứ hai,và cứ thế tiếp tục...
- Ưu điểm:Máy tính thế hệ hai sử dụng Transistor do công ty
Bell(bởi John Bardeen Willian Shockley,Walter Brattain) phát
minh vào năm 1947 nên rẻ hơn(so với thế hệ 1),điện năng
tiêu thụ ít,nhỏ gọn,độ tin cậy cao,ít xảy ra lỗi phần cứng và
hoạt động nhanh hơn(hơn 10 lần so với máy tính thế hệ thứ
1,giảm thời gian tính từ mili-giây xuống micro-giây).
- Nhược điểm: Do hàng nghìn những tranzito riêng lẻ phải
được lắp ráp bằng tay nên sản xuất tốn kém và khó khăn.
- Một số dòng máy tính nổi bật :
IBM(16200),IBM(7024),CDC(1604),CDC(3600),UNIVAC(1108).
III) Thế hệ máy tính thứ ba (1946-1959)
Năm 1958, Jack St, Clair Kilby và Robert Noyce đã sáng chế
mạch tích hợp đầu tiên (IC) để tạo nên máy tính
Thế hệ thứ ba nằm trong giai đoạn khoảng 1965-1971.. Máy
tính thế hệ thứ ba sử dụng các mạch tích hợp (IC - integrated
circuits) ở vị trí của transitor. Một IC đơn có rất nhiều transitor,
điện trở, các tụ và các mạch điện liên quan. 
Cách hoạt động:Mạch tích hợp (IC) giúp làm giảm kích thước
của mạch đi rất nhiều (cỡ vài micromet), hơn nữa chúng còn
làm độ chính xác tăng lên
Về IC, IC được phát minh bởi Jack Kilby. Phát minh này đã làm
máy tính có kích thước nhỏ gọn hơn, độ tin cậy cao hơn và hiệu
quả hơn.

Trong thế hệ thứ ba, xử lý từ xa, chia sẻ thời gian, hệ điều hành
đa lập trình được sử dụng. Các ngôn ngữ lập trình bậc cao
như FORTRAN-II đến IV, COBOL, PASCAL PL/1, BASIC, ALGOL-
68, ... được sử dụng trong suốt thế hệ này.

Ưu điểm so với thế hệ thứ 2


 Người dùng đã được sử dụng bàn phím và màn hình
và giao tiếp với một hệ điều hành (hệ điều hành) thay
vì thẻ đục lỗ và bản in.
 Trong thế hệ này, máy tính có thể chạy nhiều ứng
dụng cùng một lúc.
 Mạnh mẽ hơn so với các máy tính thế hệ thứ hai, có
khả năng thực hiện 1 triệu tập lệnh mỗi giây
Những đặc điểm chủ yếu của máy tính thế hệ thứ ba là:
 Máy tính được tạo bởi những mạch tích hợp IC.
 Đĩa từ và băng từ có sức chứa lớn hơn (vài chục megabyte).
 Các ngôn ngữ lập trình cấp cao được chuẩn hóa như
FORTRAN IV, COBOL 68, ANSI FORTRAN và COBOL ANSI, các
NNLT cấp cao khác ra đời như PL/1, PASCAL và BASIC.
 Hai nhóm hệ điều hành đã được sử dụng: HĐH phân chia
theo thời gian, tách phần mềm từ phân cứng.
 Bắt đầu phát triển một ngành công nghiệp phần mềm độc
lập.
 Xuất hiện máy tính cá nhân, mini.
Tính năng:
 Kích thước nhỏ, yêu cầu không gian cài đặt nhỏ hơn.
 Tiêu thụ nhiệt và điện năng ít hơn
 Đáng tin cậy hơn và ít xảy ra sự cố phần cứng hơn
 Chi phí bảo trì thấp hơn
 Là những máy đa năng thích hợp cả ứng dụng thương mại
lẫn ứng dụng khoa học
 Giúp cải thiện năng suất của lập trình viên, cắt giảm thời
gian và chi phí của chương trình
 Các máy tính mini của thế hệ thứ ba có giá phải chăng.
Một vài máy tính thuộc thế hệ này là:
 IBM-360 series
 Honeywell-6000 series
 PDP(Personal Data Processor - bộ xử lý dữ liệu cá nhân)
 IBM-370/168
 TDC-316
IV) Thế hệ máy tính thứ tư (1971-1980)
 Những máy tính thế hệ thứ tư sử dụng mạch tích hợp có
quy mô rất lớn (VLSI - Very Large Scale Integrated). Mạch
VLSI có khoảng 5000 con transitor, những mạch thành
phần khác và những mạch liên quan trên một con chip
đơn. VLSI là một trong những công nghệ sử dụng rộng
rãi nhất cho các bộ xử lý vi mạch, mạch tích hợp (IC) và
thiết kế thành phần. Nó được thiết kế ban đầu đến hàng
trăm ủng hộ của hàng ngàn cổng transistor trên một vi
mạch đó, tính đến năm 2012, vượt qua vài tỷ. Tất cả các
bóng bán dẫn được tích hợp rõ rệt và nhúng trong một
vi mạch đã bị thu hẹp theo thời gian nhưng vẫn có khả
năng giữ một lượng lớn các transistor.
 Bộ nhớ lõi từ được thay thế bởi các bộ nhớ bán dẫn.
 Siêu máy tính dựa trên công nghệ xử lí tiến trình song
song và công nghệ tiến trình đối xứng.
 Xuất hiện chuẩn máy tính của IBM.
 Xuất hiện các phần mềm văn phòng.
 Xuất hiện ngôn ngữ lập trình song song ADA.
 Xuất hiện ngôn ngữ lập trình C/C++.
 Xử lý pipeline (Đây là một kỹ thuật làm cho các giai đoạn
khác nhau của nhiều lệnh được thực thi cùng một lúc).
 Hệ điều hành chia sẻ thời gian: .Hệ điều hành chia
sẻ thời gian dùng lập lịch CPU vàđa chương để cung cấp
cho mỗi người sử dụng một phần nhỏ trong máy tính
chia sẻ. Một chương trình khi thi hành được gọi là một
tiến trình. Trong quá trình thi hành của một tiến trình,
nó phải thực hiện các thao tác nhập xuất và trong
khoảng thời gian đó CPU sẻ thi hành một tiến trình khác.
Hệđiều hành chia sẻ cho phép nhiều người sử dụng chia
sẻ máy tính một cách đồng bộ do thời gian chuyển đổi
nhanh nên họ có cảm giác là các tiến trình đang được thi
hành cùng lúc.
 Hệ thống thời gian thực:  hệ thống thông tin thời gian
thực là khi hệ thống đó điều khiển một vật thể vật lý với
một tốc độ phù hợp với sự tiến triển của tiến trình chủ.
 Sử dụng hệ thống mạng: Mạng nội bộ (LANs) và mạng
diện rộng (WANs), hệ điều hành MSDOS, MS-Window,
Unix trở nên phổ biến. ( Đây cũng là thế hệ mà mạng
máy tính được ra đời).
 Ưu điểm so với thế hệ trước: Giá thành rẻ, Đáng tin cây,
sử dụng như một máy tính cá nhân, kích thước nhỏ hơn,
không cần dung dòng điện AC. Ở thế hệ này, chia sẻ thời
gian, thời gian thực, mạng, Hệ điều hành phân bố được
sử dụng. Tất cả những ngôn ngữ lập trình bậc cao như C,
C++, DBASE, ... đều được sử dụng trong thế hệ này.
Một số dòng máy nổi bật
DEC 10 Xerox Alto MITS CRAY-1 CRAY -X-
Altair MP

V) Thế hệ máy tính thứ năm


- Hệ thống máy tính thế hệ thứ năm [Hiện tại và tương lai]
(FGCS) là một sáng kiến của Bộ Thương mại và Công nghiệp
Quốc tế Nhật Bản, bắt đầu vào năm 1982, để tạo ra một máy
tính sử dụng tính toán / xử lý song song ồ ạt. Nó là kết quả của
một dự án nghiên cứu lớn của chính phủ / ngành tại Nhật Bản
trong những năm 1980. Nó nhằm mục đích tạo ra một "máy
tính tạo ra kỷ nguyên" với hiệu suất giống như siêu máy tính và
để cung cấp một nền tảng cho sự phát triển trong tương lai của
trí tuệ nhân tạo. Ngoài ra còn có một dự án không liên quan của
Nga cũng được đặt tên là máy tính thế hệ thứ năm (xem Kronos
(máy tính))
- Thế hệ này dựa trên phần cứng xử lý song song và phần mềm
trí tuệ nhân tạo AI (Artificial Intelligence). Trí tuệ nhân tạo là
một nhánh của khoa học máy tính, làm cho máy tính có thể suy
nghĩ giống như con người.
Tất cả các ngôn ngữ bậc cao như C, C++, Java, .Net, ... được sử
dụng trong thế hệ này.

- Ưu điểm chính:
. Công nghệ ULSI
. Sự phát triển của trí tuệ nhân tạo tốt hơn so với các thế hệ cũ
. Sự phát triển của xử lý ngôn ngữ tự nhiên một cách nhanh
hơn
. Sự tiến bộ của xử lý song song
. Sự tiến bộ trong công nghệ siêu dẫn
. Nhiều giao diện người dùng với các tính năng đa phương tiện
. Máy tính rất mạnh mẽ, nhỏ gọn mà giá lại hợp lý.
. Một vài loại máy tính trong thế hệ thứ năm:
. Máy tính để bàn
. Laptop
. NoteBook
. UltraBook
. ChromeBook

You might also like