thuẫn bên trong. Song các đối tượng còn có những mối liên hệ và quan hệ với

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

Tài liệu đang trong quá trình xin ý kiến góp ý để hoàn thiện.

Không phổ biến

của chúng, nhưng phải thông qua mâu thuẫn bên trong mới phát huy tác dụng.
Các mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu đều là những mâu thuẫn giữa các mặt, các bộ
phận, yếu tố bên trong cấu thành sự vật hiện tượng nên có thể gọi chúng là mâu
thuẫn bên trong. Song các đối tượng còn có những mối liên hệ và quan hệ với
các đối tượng khác thuộc về môi trường tồn tại của nó, những mâu thuẫn loại
này được gọi là các mâu thuẫn bên ngoài. Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ
mang tính tương đối, bởi trong quan hệ này hoặc so với một số đối tượng này,
nó là bên trong; nhưng trong quan hệ khác, so với một số đối tượng khác, nó lại
là bên ngoài.
Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bảnlà đối lập nhau trong mối quan hệ
giữa các giai cấp ở một giai đoạn lịch sử nhất định, trong xã hội có mâu thuẫn
đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. Mâu thuẫn đối kháng là mâu thuẫn
giữa các giai cấp, tập đoàn người, xu hướng xã hội... có lợi ích cơ bản đối lập
nhau và không thể điều hoà được. Đó là mâu thuẫn giữa các giai cấp bóc lột và
bị bóc lột, giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị... Mâu thuẫn không đối kháng
là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, xu hướng xã hội... có lợi ích cơ
bản không đối lập nhau nên là mâu thuẫn cục bộ, tạm thời.
Nói về vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển, Ph.
Ăngghen nhấn mạnh, nguyên nhân chính và cũng là nguyên nhân cuối cùng tạo
nên nguồn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng là sự tác động
(theo hướng phủ định, thống nhất) lẫn nhau giữa chúng và giữa các mặt đối lập
trong chúng. Có hai loại tác động dẫn đến vận động là sự tác động lẫn nhau giữa
các sự vật, hiện tượng (bên ngoài) và sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập
của cùng một sự vật, hiện tượng (bên trong); nhưng chỉ có sự tác động lẫn nhau
giữa các mặt đối lập (bên trong) gây nên mới làm cho sự vật, hiện tượng phát
triển.
Mối quan hệ giữa các khái niệm của quy luật chỉ ra rằng, mâu thuẫn giữa
các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng là nguyên nhân, giải quyết mâu thuẫn
đó là động lực của sự vận động, phát triển. Bởi vậy, sự vận động, phát triển của
sự vật, hiện tượng là tự thân.
Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn. Thứ nhất, thừa nhận
tính khách quan của mâu thuẫn trong sự vật, hiện tượng; từ đó giải quyết mâu
thuẫn phải tuân theo quy luật, điều kiện khách quan. Muốn phát hiện mâu thuẫn,
cần tìm ra thể thống nhất của các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng; từ đó tìm
ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn. Thứ hai,

67

You might also like