Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 1

Tài liệu đang trong quá trình xin ý kiến góp ý để hoàn thiện.

Không phổ biến

là nguồn gốc "duy nhất và cuối cùng" của nhận thức. Triết học Mác - Lênin
khẳng định khả năng nhận thức thế giới của con người. V.I.Lênin đã chỉ rõ chỉ
có những cái mà con người chưa biết chứ không có cái gì không thể biết: "Dứt
khoát là không có và không thể có bất kỳ sự khác nhau nào về nguyên tắc giữa
hiện tượng và vật tự nó. Chỉ có sự khác nhau giữa cái đã được nhận thức và cái
chưa được nhận thức"24.
Triết học Mác – Lênin cho rằng nhận thức là sự phản ánh hiện thực khách
quan vào bộ óc người: "Tri giác và biểu tượng của chúng ta là hình ảnh của các
sự vật đó"25;"Cảm giác của chúng ta, ý thức của chúng ta chỉ là hình ảnh của thế
giới bên ngoài và dĩ nhiên là nếu không có cái bị phản ánh thì không thể có cái
phản ánh, nhưng cái bị phản ánh tồn tại độc lập với cái phản ánh"26. Điều này
thể hiện quan niệm duy vật về nhận thức, chống lại quan niệm duy tâm về nhận
thức. Nhưng bản chất của nhận thức là sự phản ánh tích cực, sáng tạo thế giới
vật chất vào bộ óc con người. Đây là một quá trình phức tạp, quá trình nảy sinh
và giải quyết mâu thuẫn chứ không phải quá trình máy móc giản đơn, thụ động
và nhất thời: "Nhận thức là sự tiến gần mãi mãi và vô tận của tư duy đến khách
thể. Phản ánh của thế giới tự nhiên trong tư tưởng con người phải được hiểu
không phải một cách “chết cứng”, "trừu tượng", không phải không vận
động, không mâu thuẫn, mà làtrong quá trình vĩnh viễn củavận động, của sự
nảy sinh mâu thuẫn và sự giải quyết những mâu thuẫn đó"27.
Nhận thức là một quá trình biện chứng có vận động và phát triển, là quá
trình đi từ chưa biết đến biết, từ biết ít tới biết nhiều, từ biết chưa đầy đủ đến đầy
đủ hơn. Đây là một quá trình, không phải nhận thức một lần là xong, mà có phát
triển, có bổ sung và hoàn thiện: "Trong lý luận nhận thức, cũng như trong tất cả
những lĩnh vực khác của khoa học, cần suy luận một cách biện chứng, nghĩa là
đừng giả định rằng nhận thức của chúng ta là bất di bất dịch và có sẵn, mà phải
phân tích xem sự hiểu biết nảy sinh ra từ sự không hiểu biết như thế nào, sự
hiểu biết không đầy đủ và không chính xác trở thành đầy đủ hơn và chính xác
hơn như thế nào"28.
Nhận thức là quá trình tác động biện chứng giữa chủ thể và khách thể
thông qua hoạt động thực tiễn của con người. Hoạt động thực tiễn của con

24
V.I.Lênin: Toàn tập, tập 18, Nxb TB M. 1980, tr.117.
25
V.I.Lênin: Toàn tập, tập 18, Nxb TB M. 1980, tr.126.
26
V.I.Lênin: Toàn tập, tập 18, Nxb TB M. 1980, tr.74.
27
V.I.Lênin : Bút ký triết hịc, tập 29, Nxb TB M. 1981, tr.207 – 208.
28
V.I.Lênin : Toàn tập, tập 18, Nxb TB M. 1980, tr.117.
71

You might also like