Hệ quả của việc mua lại ngân hàng với giá 0 đồng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Hệ quả của việc mua lại ngân hàng với giá 0 đồng.

Tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng đã qua giai đoạn 1 với nhiều điểm nhất, trong
đó đáng chú ý là trường hợp 3 ngân hàng bị âm vốn, không thể tái cơ cấu được và bị
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) mua lại bắt buộc toàn bộ cổ phần với giá 0 đồng
là OceanBank, GPBank và VNCB.

VNCB:

 Phạm Công Danh lập hồ sơ khống để thực hiện đề án nâng cấp hệ thống
Corebanking để rút 63,2 tỉ đồng của VNCB; ký các hợp đồng khống để thuê
mặt bằng tại đường Tô Hiến Thành và Sư Vạn Hạnh, sau đó lấy 581 tỉ đồng từ
VNCB trả cho các hợp đồng khống này để trả lãi cho các công ty thuộc tập
đoàn Thiên Thanh và một số khoản nợ khác. Sau đó, Phạm Công Danh chỉ đạo
cấp dưới lập hồ sơ phát hành 2.500 trái phiếu tập đoàn Thiên Thanh và bán 900
trái phiếu (trị giá 900 tỉ) này cho 3 công ty từ nguồn tiền của VNCB rồi chuyển
tiền cho Danh sử dụng. Ngoài ra, Phạm Công Danh còn rút 5490 tỉ đồng từ tiền
gửi của khách hàng vào VNCB mà không có chữ ký của khách hàng là bà Trần
Ngọc Bích, gây thiệt hại cho VNCB. ì cần tiền trả nợ, Phạm Công Danh đã ký
các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu khống để rút 4700 tỉ đồng của VNCB để
trả nợ cho nhiều nhóm khác nhau. Chỉ trong 2 năm (từ năm 2012 đến 2014)
tổng số tiền mà Phạm Công Danh gây thiệt hại cho VNCB đến thời điểm khởi
tố vụ án là hơn 9000 tỉ đồng. Đây là vụ án kinh tế gây thiệt hại số tiền lớn nhất
từ trước đến nay. 
Đường thất thoát của 9000 tỷ đồng trong đại án Phạm Công Danh.

(Nguồn: VnExpress)
 VNCB tiền thân là Ngân hàng Đại Tín (TrustBank). Tại thời điểm cuối năm
2012 khi ngân hàng đã được liệt kê vào danh sách 9 ngân hàng yếu kém và bị
kiểm soát, TrustBank lỗ lũy kế 8.765 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu âm 5.711 tỷ
đồng. Đến cuối năm 2013, con số lỗ lũy kế lên 11.348 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu
âm 8.293 tỷ đồng. Đến cuối năm 2014, phần vốn chủ sở hữu âm tới hơn 24.000
tỷ và lỗ lũy kế 27.000 tỷ đồng.
 Sau khi được mua lại và chuyển đổi mô hình hoạt động sang ngân hàng TNHH
một thành viên kể từ ngày 5/3/2015, ngân hàng được đổi thành CBBank. Đến
tháng 6/2016 ngân hàng đã đạt số dư huy động vốn đạt 29.552 tỷ đồng với
doanh số huy động vốn tăng ròng trong 6 tháng đạt 2.497 tỷ đồng. Hoạt động
xử lý nợ xấu được chú trọng với 500 tỷ đồng bán cho VAMC năm ngoái và
tiếp tục bán nợ thêm trong năm nay. CBBank cũng đã tiến hành xử lý nợ xấu
tồn đọng cũ từ thời TrustBank với khởi đầu là việc khởi kiện Phương Trang để
đòi 3.000 tỷ đồng. Đến nay, CBBank đã có mạng lưới 112 điểm giao dịch trên
toàn quốc với nhân sự 1.500 người và vốn điều lệ 3.000 tỷ.

OceanBank:

 Nguyên chủ tịch Hà Văn Thắm đã gây thiệt hại hơn 1500 tỷ đồng. Ông Thắm
và và cấp dưới được xác định thực hiện nhiều hành vi sai phạm gây thiệt hại số
tiền lớn. Trong đó, ông cho công ty của Phạm Công Danh (cựu Chủ tịch Ngân
hàng Xây dựng) vay 500 tỷ đồng trái quy định, không thể thu hồi. Ngoài ra,
ông Thắm chỉ đạo chủ trương chi tiền lãi suất ngoài với khách hàng gửi tiền tại
OceanBank, gây thiệt hại gần 990 tỷ đồng. Trong đó, riêng việc ưu ái lãi suất
huy động vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam gây thiệt hại 550 tỷ đồng. Cựu
Chủ tịch OceanBank còn bị cáo buộc cùng cấp dưới vì động cơ cá nhân đã đề
ra chủ trương "thu phí" của khách hàng vay vốn và khách hàng mua ngoại tệ
thông qua Công ty BSC trái với quy định của nhà nước, dẫn đến thiệt hại cho
ngân hàng và khách hàng gần 71 tỷ đồng.
 Với tổn thất tài chính nặng nề, Ocean Bank bị âm vốn điều lệ và không có các
giải pháp khả thi để tăng vốn điều lệ đảm bảo mức vốn pháp định theo yêu cầu
của Ngân hàng Nhà nước. Theo cơ quan cảnh sát điều tra, nợ xấu tại thời điểm
31/3/2014 là hơn 14, 9 nghìn tỷ đồng, chiếm 49,84% tổng dư nợ toàn hệ thống
của OceanBank, lợi nhuận trước thuế lỗ hơn 10,1 nghìn tỷ đồng, bằng 249,63%
vốn chủ sở hữu (tức âm vốn chủ sở hữu gần 2,5 lần). Đoàn giám định của
NHNN đã đánh giá và xác định hậu quả đối với các khoản vay của 8 khách
hàng gồm công ty TNHH Bất động sản TNN; công ty CP BSC Việt Nam;
Công ty CP Đầu tư và tư vấn tài chính Liên Việt; Công ty cổ phần tập đoàn
Vina Megastar; Công ty CP Nam Định; Công ty CP Sân Golf Ngôi sao Chí
Linh; Công ty CP Đầu tư Toàn Việt và Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng và
kinh doanh nhà với tổng dư nợ nhóm 5 tính đến 31/3/2016 là hơn 2.652 tỷ
đồng, trong đó nợ gốc là hơn 1.785 tỷ và nợ lãi, tiền phạt hơn 866 tỷ.
 Hiện nay, Oceanbank đã được đổi tên thành Ngân hàng TM TNHH MTV Đại
Dương do Nhà nước sở hữu có vốn điều lệ là 4.000 tỷ đồng. Mạng lưới hoạt
động bao gồm 21 chi nhánh và 101 phòng giao dịch. Tại Hội nghị tổng kết năm
2015 của VietinBank, Chủ tịch ngân hàng VietinBank cho biết công tác thu hồi
nợ xấu tại OceanBank đã có sự cải thiện, đã xử lý thu hồi được 5.000 tỷ đồng
nợ xấu và đến cuối năm 2015 ngân hàng đã bắt đầu có lãi. Trong 6 tháng đầu
năm 2016, Đối với cho vay khách hàng cá nhân, OceanBank đã ban hành nhiều
sản phẩm ưu đãi lãi suất giành cho khách hàng, dư nợ cho vay tăng 24%; Công
tác thu hồi nợ đạt 28% kế hoạch năm 2016.

GPBank:

 Năm 2012, qua thanh tra Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phát hiện Ngân
hàng TMGP Dầu khí toàn cầu (GP Bank) bộc lộ nhiều yếu kém, tiềm ẩn nhiều
rủi ro, kết quả kinh doanh thua lỗ, âm vốn chủ sở hữu và quản trị, điều hành
ngân hàng kém hiệu quả. Căn cứ kết quả kiểm toán và định giá độc lập, Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam đã yêu cầu GP Bank tổ chức Đại hội đồng cổ đông
bất thường để thông qua phương án bổ sung vốn điều lệ, đảm bảo giá trị thực
của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định. Tuy nhiên, qua 3 lần tổ
chức, Đại hội đồng cổ đông bất thường của GP Bank không thành công, Ngân
hàng cũng không đề xuất được các giải pháp khả thi về tăng vốn điều lệ để đảm
bảo giá tri thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định theo yêu
cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. NHNN đã ban hành Quyết định
1304/QĐ-NHNN ngày 7/7/2015 mua bắt buộc toàn bộ cổ phần của cổ đông
hiện hữu tại GP.Bank với giá 0 đồng/cổ phần.
 Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2014 thì tính đến ngày 02/04/2015, tổng số lỗ
lũy kế của GP.Bank lên đến 12.280 tỷ đồng, dẫn tới vốn chủ sở hữu bị âm
9.195 tỷ đồng (vốn điều lệ của GPBank là 3.018 tỷ đồng). Tỷ lệ nợ xấu của
GPBank đạt tới con số cao kỷ lục 45,37%. Đồng thời, dư nợ cho vay khách
hàng giảm mạnh, chỉ còn 6.669 tỷ đồng.
 Sau khi NHNN mua lại với giá 0 đồng, theo số liệu mới nhất từ GPBank, đến
cuối tháng 6/2016, số dư huy động vốn của GPBank tăng 8,7% so với ngày
06/07/2015. Đặc biệt từ tháng 4/2016, dư nợ trên toàn hệ thống đã tăng trưởng
trở lại so với đầu năm.

NHNN cho biết, hiện nay cả ba ngân hàng 0 đồng đều đã ổn định, dòng tiền gửi đã trở
lại rất tốt và thanh khoản hoàn toàn được đảm bảo. Lượng tiền gửi mới được gia tăng,
tình trạng khách hàng rút tiền hàng loạt chấm dứt, nợ xấu đang được các ngân hàng
rốt ráo xử lý.
Liên quan vấn đề này, TS. Lê Xuân Nghĩa, chuyên gia kinh tế cho rằng, với 3 ngân
hàng 0 đồng, Ngân hàng Nhà nước chịu tổn thất tài chính là chắc chắn. Dạng tổn thất
thứ nhất, Ngân hàng Nhà nước cho 3 ngân hàng này phá sản và Ngân hàng Nhà nước
đứng ra trả tiền gửi cho người dân. Dạng tổn thất thứ hai, Ngân hàng Nhà nước mua 0
đồng và đứng ra gánh toàn bộ nợ, bù lỗ để các ngân hàng này hoạt động. Chưa biết
loại tổn thất nào lớn hơn, song phương án mua 0 đồng đã giữ được uy tín, niềm tin của
người gửi tiền, tránh sự đổ vỡ lây lan của toàn hệ thống.

Tuy vậy, Ts. Lê Xuân Nghĩa cho rằng trong quá trình tái cơ cấu ngành ngân hàng
trong ba năm qua, việc NHNN mạnh tay mua lại các ngân hàng yếu kém với giá 0
đồng chính là một trong những sáng kiến “kịp thời nhất”.

Dù nợ xấu đang được ba ngân hàng 0 đồng ưu tiên xử lý, song cũng hết sức khó khăn.
Đại diện Kiểm toán Nhà nước cho biết, trọng tâm kiểm toán năm 2017 đối với các
ngân hàng, tổ chức tín dụng là việc cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, đặc biệt là các tổ
chức tín dụng yếu kém, các ngân hàng được NHNN mua lại với giá 0 đồng.

You might also like