Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 148

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI



LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG


ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH CỦA
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT
THƯƠNG MẠI

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN CHÂU HÀ

HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS. NGUYỄN VĂN THANH

HÀ NỘI 2006
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trong đồ án này là sản phẩm do chính

tôi viết ra, không sao chép của bất cứ một luận văn hay đề tài nào trước đó.

Tôi xin chịu trách nhiệm về những nội dung đã trình bày.

Nguyễn Châu Hà
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội
MỤC LỤC Trang
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Phần mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chất lượng đào tạo trong cơ chế thị 5
trường - hội nhập và phát triển

1.1. Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu trong quá trình đổi mới 5
– phát triển bền vững của đất nước
1.1.1. Vai trò và vị trí của đào tạo 5
1.1.2. Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu trong quá trình đổi 6
mới – phát triển bền vững của đất nước
1.2. Sự cần thiết và mục tiêu của công tác đào tạo 8
1.2.1. Phân biệt giáo dục và đào tạo 8
1.2.2. Sự cần thiết và mục tiêu của công tác đào tạo 9
1.3. Những nôị dung chính về chất lượng đào tạo trong thời kỳ công 10
nghiệp hoá và hiện đại hoá
1.3.1. Quan niệm chất lượng và chất lượng đào tạo 10
1.3.2. Chất lượng dịch vụ đào tạo trong cơ chế thị trường 12
1.4.Chương trình đào tạo, việc xây dựng và phát triển chương trình 16
đào tạo Đại học ở nước ta hiện nay.
1.4.1. Khái quát về chương trình đào tạo 16
1.4.2. Việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo Đại học 17
ở nước ta
1.5. Một số vấn đề tham khảo về giáo dục Đại học Việt Nam hiện 19
nay
1.5.1. Hội thảo khoa học về các giải pháp cơ bản nâng cao chất 19
lượng giáo dục Đại học
1.5.2. Một số vấn đề giáo dục đào tạo trong cơ chế thị trường 23
nước ta hiện nay
1.6. Kết luận chương 1 25

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác đào tạo và 28
chất lượng đào tạo ngành Quản trị kinh doanh ở
Trường Cao Đẳng KT - KT Thương Mại

2.1. Giới thiệu về trường Cao đẳng KT – KT Thương Mại 28


2.2. Phân tích thực trạng công tác đào tạo ngành quản trị kinh 31
doanh ở trường Cao đẳng KT – KT Thương Mại
2.2.1. Tình hình công tác đào tạo chuyên nghiệp 2002 – 2006 31
2.2.2. Tình hình công tác đào tạo của Bộ thương mại từ năm 33
2000 đến nay
2.2.3. Thực trang công tác đào tạo của trường CĐ KT-KT 36
Thương Mại

Nguyễn Châu Hà-Cao học 2004 -2006 - I- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội
2.3. Phân tích và đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến
công tác đào tạo và chất lượng đào tạo của trường CĐ KT-KT
Thương Mại 45
2.3.1. Các yếu tố thuộc về hạ tầng cơ sở 45
2.3.2. Các yếu tố thuộc về cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy 49
2.3.3. Các yếu tố thuộc về người học 53
2.4. Kết luận chương 2 55

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành 56
Quản trị kinh doanh của Trường Cao Đẳng KT – KT
Thương Mại

3.1. Các xu hướng tiếp cận chương trình đào tạo trong nước và
quốc tế
3.1.1. Xu hướng tiếp cận theo các chương trình chuẩn 56
3.1.2. Xu hướng tiếp cận chương trình đào tạo theo định hướng 57
phát triển
3.1.3. Xu hướng tiếp cận chương trình đào tạo gắn với nhu cầu thị 57
trường lao động
3.1.4. Những nguyên tắc, yêu cầu cơ bản và cơ sở xây dựng nội 58
dung chương trình đào tạo ở nước ta hiện nay
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Quản trị 60
kinh doanh của trường CĐ KT – KT Thương Mại
3.2.1. Giải pháp thứ nhất : Ứng dụng phương pháp DACUM để xây 60
dựng chương trình đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng
đào tạo
3.2.2. Giải pháp thứ hai: Đổi mới phương pháp dạy và học trên cơ 80
sở sử dụng các công cụ dạy và học khác nhau theo hướng sư
phạm tích cực
3.2.3. Ứng dụng SIAC và PIAC vào hoạt động đào tạo nhằm xây 93
dựng mối quan hệ Trường – Ngành sử dụng lao động
Kết luận và khuyến nghị của đề tài 108
Danh mục tài liệu tham khảo 110
Nhận xét của Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Thương Mại
Phần Phụ Lục
Tóm tắt luận văn cao học QTKD

Nguyễn Châu Hà-Cao học 2004 -2006 - II- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Danh môc c¸c b¶ng


Bảng 1.1: Chuẩn mực chất lượng 11
Bảng 2.1: Số liệu thống kê về tình hình chuyên ngành đào tạo, quy mô 31
đào tạo và đội ngũ nhà giáo các trường thuộc khối kinh tế
Bảng 2.2. Một số thông tin liên quan đến đào tạo của trường CĐ KT– 32
KT Thương Mại
Bảng 2.3. Quy mô học sinh, sinh viên từ năm 2002 – 2006 37
Bảng 2.4. Tình hình thực hiện khối lượng công tác giảng dạy 37
Bảng 2.5. Cơ cấu số lớp theo ngành đào tạo của trường CĐ KT – KT 38
Thương Mại
Bảng 2.6. Tỷ trọng giờ giảng của các khoa, bộ môn theo chương trình 39
đào tạo tính trên quy mô các chuyên ngành thực tế năm học
2003 – 2006
Bảng2.7. Khối lượng kiến thức toàn khoá hệ Cao đẳng chính quy 42
Bảng2.8 Thống kê kết quả tốt nghiệp của sinh viên ngành quản trị 44
kinh doanh của trường CĐ KT – KT Thương Mại qua các
năm 2003 -2005
Bảng 2.9. Tỷ lệ % kết quả tốt nghiệp của sinh viên ngành Quản trị 45
kinh doanh của Trường CĐKT- KT Thương Mại
Bảng 2.10. Tổng số tài liệu có trong thư viện của trường qua các năm 48
Bảng 2.11. Cơ cấu đội ngũ cán bộ giảng dạy theo chuyên môn chính 50
Bảng 2.12. Tình hình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
52
đội ngũ cán bộ
Bảng 3.1. Những tính toán dự kiến cho việc thực hiện giải pháp một 78
Bảng 3.2. Dự kiến các khoản chi phí hàng năm cho việc thực hiện giải 92
pháp hai
Bảng 3.3. Dự kiến các khoản chi phí hàng năm cho giải pháp thứ ba 106

Nguyễn Châu Hà-Cao học 2004 -2006 - III- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội
Danh môc c¸c h×nh
Hình 1.1. Sự cân bằng giữa khả năng người học và công việc 9
Hình 1.2. Mô hình dịch vụ trong đào tạo 13
Hình 1.3. Các nhân tố tác động đến dịch vụ đào tạo 15
Hình 2.1. Tổ chức bộ máy quản lý của nhà Trường. 31
Hình 2.2. Mô hình phân cấp quản lý đào tạo ngành quản trị kinh doanh 40
Hình 2.3. Mô hình quy trình tuyển sinh đầu vào hệ cao đẳng chính quy 41
của trường CĐ Kinh Tế - Kỹ thuật Thương Mại
Hình ảnh 1: Hội thảo xây dựng chương trình đào tạo 27
Hình ảnh 2: Toàn cảnh khu giảng đường của nhà trường hiện nay 46
Hình ảnh 3: Phòng học đa phương tiện 47
HÌnh 3.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ban / Tiểu ban Dacum 65
Hình 3.2. Các bước phát triển chương trình đào tạo 66
Hình 3.3. Thực hiện sự điều chỉnh phát triển chương trình đào tạo 67
Hình 3.4. Quy trình đánh giá trong quá trình học 73
Hình 3.5. Mô hình đánh giá phát triển chương trình đào tạo 74
Hình 3.6. Thiết kế xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành 76
Quản trị kinh doanh cho Trường CĐ Kinh Tế - Kỹ Thuật
Thương mại
Hình 3.7. Các bước thực hiện phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng 84
được nhu cầu giảng dạy
Hình 3.8. Đổi mới nội dung phương pháp dạy và học 86
Hình 3.9. Các bước đổi mới nội dung cách hoạ cho sinh viên 87
Hình 3.10. Các bước thực hiện tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật 88
chất, phương tiện hỗ trợ cho dạy và học
Hình 3.11. Tổng quan các phương tiện giảng dạy 90
Hình 3.12. Cơ cấu thành phần PIAC 97
Hình 3.13. Cơ cấu thành phần SIAC 98

Nguyễn Châu Hà-Cao học 2004 -2006 - IV- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà
Nội
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

CNH & HĐH - Công nghiệp hoá và hiện đại hoá


CBGD - Cán bộ giảng dạy
CBQL - Cán bộ quản lý
ĐH - Đại học
CĐ - Cao đẳng
TH - Trung học
HS - Học sinh
SV - Sinh viên
GD & ĐT - Giáo dục & Đào tạo
GDĐH - Giáo dục đại học
GDDC -Giáo dục đại cương
GDCN -Giáo dục chuyên nghiệp
KH & CN - Khoa học & Công nghệ
GV - Giảng viên
QTKD - Quản trị kinh doanh
KT-TC - Kế toán - Tài chính
CĐ KT - KT TM - Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại
XHCN -Xã hội chủ nghĩa

Nguyễn Châu Hà-Cao học2004-2006 Khoa Kinh tế &Quản lý


Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính bức thiết và sự lựa chọn đề tài
Chất lượng giáo dục đại học hiện nay được dư luận xã hội rất quan tâm, trong
đó chất lượng đào tạo là một vấn đề quan trọng nhất đang đặt ra đối với các
trường, các cơ sở đào tạo đặc biệt là trong xu thế đổi mới, hội nhập quốc tế.
Chất lượng đào tạo đại học đang gặp nhiều bất cập do sự mâu thuẫn giữa
nhu cầu học tập của người học ngày càng tăng với khả năng còn hạn chế của
hệ thống giáo dục nói chung và giáo dục đại học nói riêng, mâu thuẫn giữa
đào tạo với khả năng sử dụng thu hút nguồn nhân lực của nền kinh tế còn bị
hạn chế.
Sự đa dạng trong đào tạo nhân lực, một mặt cần đào tạo trình độ cao cho
các ngành mũi nhọn, tiên tiến, công nghệ cao đáp ứng được yêu cầu hội nhập,
cạnh tranh khu vực và quốc tế, mặt khác đào tạo để đáp ứng yêu cầu nhân lực
tại chỗ cho các ngành, các vùng, các địa phương còn chậm phát triển. Đào tạo
chuyên sâu để đáp ứng yêu cầu nhân lực và việc làm hiện tại và đào tạo rộng
để thích ứng với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động và thay đổi
việc làm.
Vấn đề nội dung chương trình đào tạo là một trong những yếu tố quan
trọng ảnh hưởng mạnh mẽ đến chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng, nâng
cao chất lượng, trong đó mối tương quan giữa giáo dục đại cương và giáo dục
chuyên nghiệp, tính đang dạng, liên thông và tự chọn… chưa được giải quyết
thoả đáng. Chương trình đào tạo còn nặng về chuyển tải kiến thức, nặng tính
lý thuyết, ít quan tâm đến kỹ năng thực hành, kỹ năng nghề nghiệp, năng lực
sáng tạo, năng lực hoạt động sáng tạo xã hội và năng lực tự lập nghiệp.
Phương pháp giảng dạy chủ yếu vẫn là phương pháp giảng giải, sử dụng
phấn, bảng, thiếu sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và các công cụ hiện đại
khác, không thích ứng với khối lượng tri thức mới tăng nhanh, không khuyến
khích sự chủ động sáng tạo của sinh viên.
Việc đầu tư cho giáo dục đại học còn quá thấp, cơ sở vật chất – trang

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -1- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

thiết bị còn bất cập, cơ chế quản lý giáo dục đào tạo đại học còn mang nặng
tính hành chính thiếu sự phân công, phân cấp hợp lý, tính chuyên nghiệp
trong quản lý ở các trường đào tạo chưa cao, tính tự chủ và trách nhiệm xã hội
của nhiều trường chưa được thực hiện có hiệu quả, chưa tạo dựng mối quan
hệ chặt chẽ giữa các trường đào tạo và ngành sử dụng lao động.
Như vậy để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường
Đại học và Cao đẳng nói chung và Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật
Thương Mại nói riêng đòi hỏi phải tìm kiếm và đưa ra được những giải pháp,
biện pháp quản lý đào tạo có hiệu quả làm sao cho nhà trường vẫn tăng được
quy mô đào tạo nhưng vẫn đảm bảo được yêu cầu về chất lượng đào tạo.
2. Đối tượng và phạm vi giới hạn của đề tài
* Đối tượng nghiên cứu: Những cơ sở lý luận thông qua việc nghiên
cứu tìm hiểu tài liệu, các chính sách đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà
Nước về giáo dục đào tạo đại học trong xu thế hội nhập và phát triển, các
nguyên lý cơ bản, các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo Đại học,
Cao Đẳng trong nước và quốc tế. Ứng dụng vào thực tiễn phân tích nhằm đưa
ra những giải pháp để nâng cao chất lượng đào tạo ngành quản trị kinh doanh
của Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Thương Mại.
* Phạm vi giới hạn:
Đề tài chỉ đề cập đến cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm áp dụng vào
Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Thương Mại nhằm thiết kế xây dựng
và phát triển chương trình đào tạo ngành Quản trị kinh doanh bậc cao đẳng
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo.
3. Nhiệm vụ chính của đề tài
Đề tài thực hiện trong luận văn mong muốn được trình bày, chỉ ra các
nhiệm vụ, vai trò và những vấn đề quan trọng trong việc thực hiện giải pháp
nâng cao chất lượng đào tạo trong xu thế hội nhập và phát triển, nhằm gắn
đào tạo với sử dụng lao động trong các ngành chuyên môn và mở ra nhiều cơ
hội học tập nâng cao nhận thức, tăng cường chất lượng nguồn nhân lực phục

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -2- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

vụ cho sự phát triển bền vững của đất nước.


4. Phương pháp áp dụng trong luận văn
- Phương pháp nghiên cứu lý luận qua tài liệu.
- Phương pháp điều tra, phân tích thống kê, phân tích so sánh, đối chiếu.
- Các phương pháp tư duy triết học Mác-Lênin như: phán đoán, ngoại
suy phân tích, phép biện chứng duy vật nhìn nhận sự vật, sự kiện trong hiện
thực vận động và phát triển.
5. Những vấn đề chính, vấn đề mới và giải pháp chính của luận văn
- Tìm hiểu, nghiên cứu xác định các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đào tạo
qua các tài liệu.
- Xem xét các yếu tố, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào
tạo trong nhà Trường hiện nay.
- Bàn về vấn đề con người trong đào tạo, hướng tác động của giáo dục
đào tạo lên người học sao cho mang lại hiệu quả cao nhất, mang lại chất
lượng đào tạo cao nhất.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Quản trị
kinh doanh trong nhà trường nhằm nâng cao uy tín, vị thế của nhà trường,
đồng thời góp phần to lớn vào việc đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao
phục vụ cho sự phát triển của ngành thương mại và đất nước.
6. Kết cấu của luận văn
Nội dung chính của luận văn được trình bày trong 3 chương, bao gồm:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về chất lượng đào tạo trong cơ chế thị trường
- hội nhập và phát triển

Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng công tác đào tạo và chất
lượng đào tạo ngành Quản trị kinh doanh ở Trường Cao
Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Thương Mại

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -3- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Quản trị
kinh doanh của Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật
Thương Mại
3.2.1. Giải pháp thứ nhất : Ứng dụng phương pháp DACUM để xây
dựng chương trình đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng
đào tạo
3.2.2. Giải pháp thứ hai: Đổi mới phương pháp dạy và học trên cơ
sở sử dụng các công cụ dạy và học khác nhau theo hướng sư
phạm tích cực
3.2.3. Ứng dụng SIAC và PIAC vào hoạt động đào tạo nhằm xây
dựng mối quan hệ Trường – Ngành sử dụng lao động

Kết luận và khuyến nghị của đề tài

Học viên Nguyễn Châu Hà


Cao học ngành Quản trị Kinh doanh
Khoá 2004 – 2006.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -4- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT V Ề CH ẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRONG CƠ
CHẾ THỊ TRƯỜNG – HỘI NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN
1.1. Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu trong quá trình đổi mới –
phát triển bền vững đất nước.
1.1.1. Vai trò và vị trí của giáo dục đào tạo
Để phát triển một cách bền vững về mọi mặt, hầu hết các quốc gia trên
thế giới đều quan tâm đến sự phát triển giáo dục đào tạo và đầu tư nhằm nâng
cao chất lượng giáo dục đào tạo – một lĩnh vực then chốt để phát triển trên
toàn bộ các lĩnh vực của một quốc gia.
Thực tế đã chứng minh cho thấy một số quốc gia kém phát triển cũng là
do nền giáo dục đào tạo ở Quốc gia đó lạc hậu, lỗi thời. Ở Việt Nam, Nghị
quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định từ nay đến năm
2020 phấn đấu để xây dựng nước ta cơ bản thành nước công nghiệp: khoa học
và công nghệ phải trở thành nền tảng và động lực của công cuộc công nghiệp
hóa hiện đại hóa đất nước. Vì vậy giáo dục đào tạo càng được đặt ở vị trí quốc
sách hàng đầu, là sự nghiệp của đất nước và của toàn dân với mục tiêu nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài [1, 135-136].
Công nghiệp hóa và hiện đại hóa là con đường thoát khỏi nguy cơ tụt
hậu, giữ vững ổn định chính trị, xã hội, bảo vệ độc lập chủ quyền và định
hướng phát triển xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu chung “dân giàu nước
mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh”.
Một trong những nền tảng quan trọng có tính quyết định, bảo đảm sự
thành công của chiến lược phát triển theo hướng công nghiệp hóa và hiện đại
hóa nói trên là nguồn nhân lực, đặc trưng trước hết là chất lượng mới và số
lượng lớn. Giáo dục đào tạo là cái nôi để hình thành đội ngũ những người lao
động có chất lượng mới tiến vào thế kỷ 21 với mục tiêu nâng cao dân trí, đào
tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát triển nhân cách. Hình thành đội ngũ
người lao động có tri thức, có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ, năng

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -5- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

động và sáng tạo, có đạo đức cách mạng có tinh thần yêu nước xây dựng chủ
nghĩa xã hội.
Những mục tiêu đó đòi hỏi các nhà trường cần phải nâng cao khả năng
đào tạo toàn diện, có năng lực chuyên môn sâu, có ý thức tự chủ trong công
việc, có khả năng tự tìm và tự tạo việc làm trong nền kinh tế thị trường nhiều
thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
1.1.2. Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu trong quá trình đổi mới –
phát triển bền vững đất nước.
Nhân loại đã trải qua nền văn minh nông nghiệp. nền văn minh công
nghiệp và tiến tới nền văn minh hậu công nghiệp, nền văn minh tri thức và kỹ
năng của con người đang và sẽ quyết định năng suất lao động và tốc độ phát
triển kinh tế xã hội của đất nước.
Ngày nay khi xem xét tiềm lực của mỗi quốc gia người ta chủ yếu dựa
đội ngũ trí thức và các nhà khoa học và khoa học kỹ thuật công nghệ, đó là
nguồn lực có khả năng tái sinh và tự sinh, tạo sự phát triển bền vững của mỗi
quốc gia. Xuất phát từ lý do đó nhiều nước trên thế giới rất quan tâm đầu tư
cho chiến lược phát triển nhân tài, trong đó đặc biệt chú ý tới tính sáng tạo và
phát huy khả năng sáng tạo của thế hệ trẻ.
Chúng ta luôn nói đến sự phát triển toàn diện về mọi mặt và đặc biệt là
sự phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật công nghệ. Song điều đầu tiên để
phát triển kinh tế là phát triển giáo dục đào tạo. Chỉ có phát triển giáo dục đào
tạo thì mới có đủ nguồn nhân lực, mới có nhân tài để đảm đương được nhiệm
vụ, công việc và thực hiện được các mục tiêu kinh tế xã hội của đất nước.
Không phát triển giáo dục đào tạo mà chỉ nói đến phát triển kinh tế thì
trước hết không tạo ra được đội ngũ người lao động có trình độ chuyên môn,
có kỹ năng làm việc độc lập, sáng tạo để thực thi công việc mà còn là nguyên
nhân của sự tụt hậu, suy thoái về đạo đức, văn hoá và nhân cách. Sự tiến bộ,
giàu có của xã hội không chỉ đo bằng mức sống vật chất mà phải bằng các chỉ
tiêu chuẩn mực đạo đức thẩm mỹ, chính trị xã hội và môi trường. Con người

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -6- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

có kiến thức sẽ nắm bắt được khoa học kỹ thuật để xây dựng đất nước để biết
giữ nhân phẩm để có được mối quan hệ với mọi người tốt đẹp hơn.
Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, điều đó có nghĩa là sự nghiệp
giáo dục của Đảng và nhà nước có tầm quan trọng hàng đầu, mọi cơ quan tổ
chức từ trung ương xuống địa phương và các thành phần kinh tế, mọi tâng lớp
nhân dân và mọi người trong xã hội phải quan tâm và coi trọng nó.
Quốc sách hàng đầu còn thể hiện ở sự hưởng thụ và cống hiến. Mọi
người đều có quyền bình đẳng trong giáo dục, mọi người đều có và được đào
tạo cơ hội học tập như nhau. Con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển
giáo dục đào tạo là hạt nhân để tạo sự phát triển bền vững trong cá nhân con
người và toàn xã hội.
Xuất phát từ ý nghĩa đó, nhằm cụ thể mục tiêu của giáo dục đào tạo theo
tinh thần Nghị quyết trung ương 2 khóa VIII, lần đầu tiên nước ta xây dựng
Bộ luật Giáo dục. Luật giáo dục được Quốc hội Nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thông qua tháng 12 năm 1998 [2,129], Nghị quyết đại hội X
đã xác định rõ: “Mục tiêu giáo dục là phát triển nguồn nhân lực chất lượng
cao, đổi mới toàn diện giáo dục đào tạo, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam
làm cho giáo dục cùng khoa học và công nghệ thực sự là quốc sách hàng
đầu”.[36,58-59] Mục tiêu cao cả nhất của giáo dục đào tạo đại học là góp
phần cho sự phát triển bền vững của toàn xã hội trên cơ sở tạo nguồn nhân lực
có chất lượng cao và những công dân có tinh thần trách nhiệm để đáp ứng nhu
cầu trong tất cả các hoạt động của xã hội.
Giáo dục đại học phát triển và phổ biến kiến thức thông qua nghiên cứu
và cung cấp như một phần dịch vụ đối với cộng đồng, cung cấp những tri thức
thích hợp nhằm thúc đẩy xã hội phát triển về kinh tế, văn hóa xã hội, cung cấp
cơ hội học tập đại học cho tất cả mọi người.
Xu thế toàn cầu hóa hiện nay có ảnh hưởng tích cực, tiêu cực tới nền
kinh tế của một quốc gia, đặc biệt là những quốc gia kém phát triển, quốc gia
nghèo. Tuy nhiên, toàn cầu hóa có những ảnh hưởng tích cực đến giáo dục

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -7- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

đào tạo. Mọi người trên thế giới có nhiều cơ hội để tiếp xúc với tri thức nhân
loại, khoa học kỹ thuật công nghệ và đặc biệt là nền giáo dục đào tạo giữa các
quốc gia khác nhau giúp mở rộng tầm nhìn, sự hiểu biết của cá nhân và sự
giao thoa giữa các nền giáo dục khác nhau giữa các quốc gia trên thế giới.
1.2. Sự cần thiết và mục tiêu của công tác đào tạo
1.2.1. Phân biệt giáo dục và đào tạo
Bố trí người lao động vào thực hiện một công việc chưa hẳn đã đảm bảo
hoàn thành tốt công việc. Những người lao động mới thường không cảm thấy
vững tâm về vai trò và trách nhiệm của họ khi làm một công việc nào đó. Để
hoàn thành tốt công việc được giao, mỗi người lao động phái có sự tương
đồng giữa khả năng làm việc và yêu cầu để thực thi công việc đó. Vì vậy,
những nhiệm vụ đó đang đặt ra đối với những trường học, cấp học một nhiệm
vụ nặng nề để đào tạo ra đội ngũ người lao động có chất lượng để khi họ vừa
tốt nghiệp có thể đảm đương tốt được các công việc.[3, 337]. Giáo dục là một
hệ thống các hoạt động đào tạo và giảng dạy ở trường học nhằm trang bị kiến
thức và phát triển kỹ năng cho con người (Từ điển Oxford).
Đào tạo là một loạt các hoạt động được tổ chức có hệ thống để trang bị
cho người học, người lao động nhận thức, kỹ năng tay nghề và động lực thực
hiện công việc.[3, 338]
Đào tạo và giáo dục là hai khái niệm khác nhau nhưng có mối quan hệ gắn
kết chặt chẽ với nhau. Giáo dục có tính bao trùm hơn, chung hơn, nhưng lại ít thực
tiễn hơn, nó mang tính chất định hướng. Còn đào tạo chỉ lả một lĩnh vực của giáo
dục, đào tào giúp trang bị cho con người các nhận thức và kỹ năng thực tiễn tốt
hơn các công việc. Ích lợi của công tác đào tạo không chỉ dừng lại ở chỗ trang bị
cho người lao động các kỹ năng nghề nghiệp hiện tại mà còn phát triển họ lên một
nấc cao hơn để đảm nhiệm trọng trách nặng nề hơn trong tương lai. [3, 338-339]

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -8- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Định hướng
Khả Yêu cầu của
năng công việc
hiện tại
của người học
Đào tạo

Hình 1.1. Sự cân bằng giữa khả năng người học và công việc
[3, 338]
1.2.2. Sự cần thiết và mục tiêu của công tác đào tạo
Nhu cầu đào tạo bắt nguồn từ nhu cầu giải quyết các tồn tại hiện vật và
vượt qua những thử thách trong tương lai.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và áp lực cạnh tranh ngày càng cao trong
nền kinh tế thị trường, các trường đào tạo nói chung và các doanh nghiệp phải
không ngừng cải tiến để tăng cường sức mạnh, nâng cao chất lượng trên các
mặt về sản phẩm và dịch vụ. Đối với các trường đào tạo phải gắn mục tiêu
đào tạo với phát triển kinh tế xã hội nhằm đào tạo ra đội ngũ người lao động
có chất lượng cao.[3, 341]
Công tác đào tạo, khi được tiến hành tốt sẽ mang lại không chỉ cho nhà
trường mà còn mang lại cho các doanh nghiệp những người sử dụng lao động
và bản thân người lao động những lợi ích cụ thế: “Tăng khả năng sinh lợi cho
doanh nghiệp, cải thiện kỹ năng nhận thức nghề nghiệp, tăng nhuệ khí người
lao động, tạo động lực phát triển…”. Bên cạnh các lợi ích trên, công tác đào
tạo còn mang đến người lao động một số lợi ích khác, nhưng tựu chung lại
cũng là lợi ích của nhà trường đào tạo và các doanh nghiệp và của toàn xã hội,
không những thế công tác đào tạo còn cải thiện mối quan hệ giữa người với
người, các mối quan hệ trong nhóm, cải thiện sự trao đổi qua lại giữa các
nhóm và các cá nhân giúp người lao động định hướng bằng cách đào tạo
chuyển giao hoặc hỗ trợ phát triển nhằm cải thiện kỹ năng bản thân, tạo

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -9- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

không khí học tập, tạo sự gắn kết, tạo sự phát triển và hợp tác.
Mục tiêu đào tạo bắt nguồn từ nhu cầu đào tạo của mỗi lĩnh vực, nhưng
tất cả đều thể hiện sự mong muốn được trang bị nhiều kỹ năng cũng như nhận
thức mới cho những người lao động để tăng năng suất lao động, nâng cao chất
lượng hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu thị trường trong các điều
kiện xác định. [3, 342]
1.3. Những nội dung chính về chất lượng đào tạo trong thời kỳ công
nghiệp hóa và hiện đại hóa.
1.3.1. Quan niệm chất lượng và chất lượng đào tạo.
1.3.1.1. Chất lượng là gì?
Chất lượng là khái niệm khó định nghĩa, lý do chính của sự phức tạp
nằm ở chỗ ý tưởng về chất lượng rất rộng. Quan niệm chất lượng thường
mang nhiều tính cảm xúc và đạo đức hơn những chỉ số khách quan. Khái
niệm chất lượng, khi đưa từ thực tiễn vào lĩnh vực nghiên cứu không còn
mang đầy đủ đặc tính ban đầu nữa. Ý định đưa ra một quan niệm chính xác
cho khái niệm chất lượng là không khả thi. Cách hiểu chất lượng theo quan
điểm của Sallis (1993) là khả dĩ hơn cả.[Sallis E.1993.Totat Qualyty
Management in Education. Philadelphia]
Theo Sallis, chất lượng được hiểu theo nghĩa tương đối và nghĩa tuyệt
đối. Khái niệm chất lượng dùng trong cuộc sống hàng ngày thường mang ý
nghĩa tuyết đối. Thuật ngữ chất lượng được dùng để nói về những thứ tuyệt
hảo, hoàn mỹ, những thứ đó được coi là chất lượng, theo quan niệm này sẽ có
những chuẩn mực rất cao không vượt qua được. Chính sự tuyệt hảo của nó
làm cho nó có giá trị và uy tín trong chính bản thân nó.[4, 31]
Chất lượng hiểu theo nghĩa này chính là chất lượng cao nhất – hiểu chất
lượng theo nghĩa này rất không thực tiễn, bởi đại bộ phận dân chúng chỉ có
thể ngưỡng mộ những sản phẩm có chất lượng, chỉ một số người trong họ
muốn sở hữu chúng, nhưng rất ít người trong số đó có đủ điều kiện để sở hữu.
Theo cách hiểu trên thì có rất ít các cơ sở giáo dục đào tạo có thể cung

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -10- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

cấp dịch vụ đào tạo “chất lượng cao” cho người học. Do vậy, chúng ta có thể
sử dụng khái niệm chất lượng theo nghĩa tương đối.
Quan niệm chất lương theo nghĩa tương đối cho rằng “ Sản phẩm hay
dịch vụ được coi là có chất lượng khi chúng đạt được những chuẩn mức nhất
định được quy định trước.”.[4, 32-33]
Chất lượng theo quan niệm người tiêu dùng có thế được định nghĩa “Là
cái làm hài lòng, vượt qua những nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng
về lợi ích mang lại”. [3,11] Đây là định nghĩa thiết thực nhất, khi mua sản
phẩm, thông thường người tiêu dùng sẵn sàng trả tiền cao cho các sản phẩm
phù hợp với họ mà không phụ thuộc vào loại hàng hóa gì.
Khách hàng là người phán xét chất lượng cuối cùng, trước đó người sản
xuất phải tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ với những chuẩn mực nhất định.
Những chuẩn mực này phài phù hợp với các yêu cầu của khách hàng. Như
vậy sẽ xuất hiện hai loại chuẩn mực: “chuẩn mực của sản phẩm dịch vụ và
chuẩn mực của người tiêu dùng”.
Bảng 1.1. Chuẩn mực chất lượng [4, 35]
Chuẩn mực sản phẩm và dịch vụ Chuẩn mực của người tiêu dùng
• Sự phù hợp với các chỉ số  Sự hài lòng của người tiêu dùng
• Sự phù hợp với các mục đích và  Mức độ vượt qua kỳ vọng
tiêu dùng
• Không hư hỏng  Sự hài lòng của khách hàng

• Dùng lần đầu, dùng các lần sau


Như vậy, trong quản lý chất lượng sẽ xuất hiện vấn đề làm thế nào để
chuẩn mực chất lượng do nhà sản xuất cung cấp xác định phù hợp với các
chuẩn mực của người tiêu dùng và tạo ra sự hài lòng cao cho họ. [4, 34-35]
1.3.1.2. Chất lượng đào tạo.
Như đã chỉ ra ở trên thì chất lượng là một khái niệm nhiều mặt và bao
trùm ba khía cạnh:[5,56]

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -11- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

1, Mục tiêu
2, Quá trình triển khai để đạt mục tiêu
3, Thành quả đạt được
Chất lượng trong giáo dục đào tạo là một ý tưởng phức tạp khó xác định
và đánh giá, nhưng dù sao điều quan trọng hơn hết chính là: Sinh viên đã học
như thế nào (họ biết gì, học có thể làm được gì và phẩm chất của họ ra sao),
nhờ kết quả tương tác giữa họ với giáo chức, với khoa và nhà trường và
phương tiện. Định nghĩa về chất lượng được hầu hết các nhà phân tích và
hoạch định chính sách giáo dục đại học chấp nhận là “ trùng khớp với mục
đích”. Theo định nghĩa này thì chất lượng sẽ không có ý nghĩa nếu không xét
đến mối liên quan với mục đích của sản phẩm dịch vụ. Theo định nghĩa đó,
một khóa đào tạo trong một trường đại học là có chất lượng phù hợp nếu nó
tuân thủ các tiêu chuẩn xác định hoặc mức độ đạt thành quả đối với mục đích
thiết kế. [5,57-58]
Trong cơ chế quản lý mới, theo tinh thần nâng cao quyền tự chủ và trách
nhiệm của xã hội, một vấn đề nảy sinh: Cần một hệ thống quản lý và kiểm tra
đánh giá để đảm bảo chất lượng đào tạo, đó là một vấn đề lớn được nêu ra
dưới hình thức này, hình thức khác trên công luận và cũng là vấn đề băn
khoăn của số đông các phía liên quan có lợi ích gắn bó với hoạt động của các
trường đào tạo: Nhà nước, phụ huynh và sinh viên, giáo chức và viên chức ở
trường đào tạo, những người sử dụng sản phẩm đào tạo.
1.3.2. Chất lượng dịch vụ đào tạo trong cơ chế thị trường
1.3.2.1. Khái quát về dịch vụ đào tạo
Dựa trên mô hình hóa về sản phẩm dịch vụ thông thường ta có thể đưa ra
mô hình dịch vụ đào tạo như hình 1.2 , trong đó:
Dịch vụ đào tạo cốt lõi được hiểu là những chương trình đào tạo mà nhà
trường cung cấp cho sinh viên hay đó cũng chính là việc học tập của sinh
viên. Cụ thể bao gồm:
+ Khối lượng kiến thức đại cương

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -12- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

+ Khối kiến thức cơ sở ngành và rèn luyện bắt buộc


+ Khối kiến thức chuyên ngành
+ Số đơn vị học trình tối thiểu cho mỗi môn học
+ Thời gian đào tạo cho mỗi học kỳ và cho toàn khóa học
Cốt lõi (Core)

Dịch vụ bao quanh

Dịch vụ bổ sung

Dịch vụ
đào tạo
Thương hiệu
cốt lõi

Hình 1.2: Mô hình dịch vụ trong đào tạo[6, 8-9]


Dịch vụ bao quanh là những gì có mối quan hệ gần gũi nhất đối với
những yếu tố thuộc về sản phẩm cốt lõi, chúng có giá trị làm gia tăng những
nhận biết của người học về sản phẩm cốt lõi. Đó là:
+ Học liệu: Giáo trình, bài giảng, đề thi
+ Phương tiện dạy học cần thiết ở mức tối thiểu như phấn, bảng
+ Đội ngũ giảng viên trực tiếp tham gia giảng dạy
+ Đội ngũ cán bộ quản lý đào tạo và quản lý sinh viên
+ Đội ngũ nhân viên phục vụ
Dịch vụ bổ sung là tất cả những gì làm gia tăng lợi ích cho việc quản lý
đào tạo và việc học tập của sinh viên bao gồm:
+ Phòng học cho sinh viên
+ Ký túc xá sinh viên
+ Phòng thí nghiệm, thực hành

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -13- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

+ Thư viện
+ Trung tâm tư vấn, giới thiệu và định hướng nghề nghiệp cho sinh viên
+ Các cuộc hội thảo chuyên đề, hội thảo nghề nghiệp
+ Học bổng và các nguồn tài trợ cho sinh viên
+ Khu căng tin phục vụ ăn uống, sân tập thể dục thể thao, khuôn viên
Thương hiệu là những gì tạo nên danh tiếng, hình ảnh cho nhà trường
đối với xã hội và người học. Đó chính là căn cứ để mọi người có thể dễ dàng
phân biệt, lựa chọn và mong muốn được tham gia học tập những ngành do
nhà trường đào tạo.
Ta có thể khái niệm dịch vụ đào tạo như sau:
Dịch vụ đào tạo là một dạng dịch vụ, đó là kết quả của quá trình đào tạo
nhằm đáp ứng nhu cầu của người học và mang lại lợi ích cho xã hội.
Trên phương diện người sử dụng lao động thì dịch vụ đào tạo là sức lao
động và trí tuệ của những người được đào tạo. Người sử dụng lao động chú ý
đến sức khỏe, nhân cách đạo đức, năng lực chuyên môn, kỹ năng làm việc,
khả năng sáng tạo và phẩm chất nghề nghiệp của người lao động. Đối với
người học thì dịch vụ đào tạo chính là kinh nghiệm, kỹ năng nhận thức, kiến
thức phương pháp mà người học tiếp thu được trong quá trình đào tạo. Người
học có thể sử dụng những kiến thức, kỹ năng, phương pháp đã học và tích lũy
được để phục vụ cho mục đích của mình.
13.2.2.Các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ đào tạo
Có thể xem xét tóm lược lại các nhân tố ảnh hưởng đến dịch vụ đào tạo
trong cơ chế thị trường qua hình 1.3
Trong đó:
Các nhân tố thuộc kiến trúc thượng tầng của hoạt động đào tạo:
+ Người dạy: đó là đội ngũ những giảng viên và đội ngũ quản lý, cơ
quan quản lý hoạt động đào tạo.
+ Phương pháp dạy học.
Nhân tố trung tâm của hoạt động đào tạo chính là việc học

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -14- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Các nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng của hoạt động đào tạo


+ Người học: cụ thể ở cấp độ đào tạo đại học thì người học chính là
sinh viên.
+ Cơ sở hạ tầng của việc dạy học là:
(1) Học phí và nguồn ngân sách nhà nước cấp
(2) Cơ sở vật chất hay địa điểm học
(3) Phương tiện dạy học
(4) Học liệu
(5) Gia đình người học
(6) Cơ sở hay người sử dụng lao động
(7) Xã hội

Thông tin
Kiến trúc Người dạy học Phương pháp dạy học
thượng tầng (Teacher) (Teaching method)
cho đào tạo

Việc học
Thông tin

Thông tin
Trung tâm (Learning)
hoạt động
đào tạo

Thông tin Cơ sở hạ tầng của


Cơ sở hạ tầng Người học việc dạy học
cho đào tạo (Learner) (Infrastructure of teaching)

Hình 1.3: Các nhân tố tác động đến dịch vụ đào tạo [20,5]

Qua hình 1.3 ta thấy nhân tố chịu tác động vởi các nhân tố trong hệ thống
chính là “việc học” của sinh viên, từ đó có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng
đào tạo của các nhà trường. Xác định, nhận thức và làm tốt hơn từng yếu tố sẽ
là việc làm tốt nhất nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, dịch vụ đào tạo đối với
mỗi nhà trường, phù hợp với cơ chế thị trường tạo thế ổn định và đào tạo có

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -15- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

chất lượng để sẵn sàng hội nhập với khu vực và hội nhập với Quốc tế.
1.4. Chương trình đào tạo, việc xây dựng và phát triển chương trình đào
tạo Đại học ở nước ta hiện nay.
1.4.1. Khái quát về chương trình đào tạo
1.4.1.1. Thế nào là chương trình đào tạo
Có rất nhiều quan niệm khác nhau về chương trình đào tạo và ngay trong
các văn bản tiếng Anh, thuật ngữ chương trình đào tạo được xem xét ở đây
tương đương với từ Curriculum trong tiếng Anh. [5, 150]. Ở đây, xin nêu ra
một vài quan niệm phản ánh được những nét cơ bản nhất của chương trình
đào tạo và được nhiều người đồng tình.
- Theo Wentling (1993) cho rằng: Chương trình đào tạo là một bản thiết
kế tổng thể cho một hoạt động đào tạo đó có thể là một khoá học kéo dài một
ngày, một tuần, hoặc một vài năm. Bản thiết kế đó cho biết toàn bộ nội dung
cần đào tạo, chỉ rõ những gì trông đợi ở người học sau khoá học, nó phác hoạ
quy trình cần thiết để thực hiện nội dung đào tạo, nó cũng cho biết các
phương pháp đào tạo và các cách thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập và tất
cả những cái đó được sắp xếp theo một thời gian biểu chặt chẽ. [8, 34]
- Về cấu trúc chương trình đào tạo theo Tyler (1949) cho rằng chương
trình đào tạo phải bao gồm 4 thành tố cơ bản đó là: 1) Mục tiêu đào tạo; 2)
Nội dung đào tạo; 3) Phươg pháp đào tạo trong quy trình đào tạo; 4) Cách
đánh giá kết quả đào tạo. [5, 150]
Như vậy, quan niệm về chương trình đào tạo không chỉ đơn giản là cách
định nghĩa mà nó thể hiện rất rõ rệt quan điểm về giáo dục của mỗi người
trong những giai đoạn khác nhau.
1.4.1.2. Cấu trúc của chương trình đào tạo cấp đại học ở một số nước phát triển.
Nội dung chương trình đào tạo cấp Đại học ở các nước phương Tây phát
triển rất nhanh qua các thời kỳ lịch sử, từ các nước có nền giáo dục phát triển
như Anh, Pháp, Đức, Mỹ cho đến hiện nay chương trình đào tạo các phần nội
dung: giáo dục đại cương, giáo dục chuyên nghiệp và ở Mỹ có thêm phần

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -16- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

kiến thức kỹ năng cơ bản và nâng cao [5, 157]


+ Về giáo dục đại cương (GDĐC)
Các nhà lý luận về giáo dục đại học phương Tây đã đưa ra nhiều quan
niệm khác nhau đối với giáo dục đại cương. Có thể nêu ra một số quan niệm
tiêu biểu: [5, 157-158]
- GDĐC yêu cầu tiên quyết cho việc học chuyên ngành, là những điều
kiện chung nhất của văn hoá nhân loại, là kinh nghiệm tổng hợp nằm trên
khối đồng nhất các kiến thức…
- Đối với giáo dục đại học Hoa Kỳ, nội dung GDĐC thường bao gồm: 1)
Các kỹ năng học tập cao cấp xuất phát từ 3R (Reading, Writing, Arithmetic),
Anh Ngữ, Toán học, ngoại ngữ, giáo dục thể chất; 2) Các môn học diện rộng
theo lĩnh vực như: Nhân văn, khoa học tự nhiên, khoa học xã hội; 3) Các giáo
trình hiểu biết chung như nghệ thuật, nhà nước và thiết chế, tôn giáo…GDĐC
ở trình độ cao đẳng có ít nhất 15 tín chỉ và 30 tín khí ở trình độ đại học.
+ Về giáo dục chuyên nghiệp (GDCN)
Trong GDCN một thành phần quan trọng nhất được gọi là ngành đào tạo
chính nhằm cung cấp cho sinh viên khối kiến thức phương pháp học tập hoặc
thực tập thích hợp với một chuyên môn hoặc một lĩnh vực chuyên môn, mục
đích trang bị kiến thức kỹ năng nghề nghiệp cụ thể tương ứng với ngành nghề
đào tạo gắn với việc làm. GDCN ở Hoa Kỳ được chia ra thành ba loại hình
nghành đào tạo chính và phổ biến nhất là đơn môn, liên kết đa môn, ngành
đào tạo kép. [5, 159]
1.4.2. Việc xây dựng và phát triển chương trình đào tạo Đại học ở nước ta.
1.4.2.1. Chương trình đào tạo cấp đại học trong thời kỳ đổi mới.
Để thích nghi với việc chuyển đổi nền kinh tế Việt Nam sang kinh tế thị
trường có định hướng xã hội chủ nghĩa, kiến thức của chương trình đào tạo
cấp đại học được cấu trúc lại. Trình độ đại học có thời gian đào tạo được thiết
kế từ 4 – 6 năm với kiến thức tương đối rộng và toàn diện để thích nghi với
thị trường sức lao động và có tiềm năng vững để vừa có thể cập nhật kiến

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -17- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

thức mới hoặc chuyển đổi nghề nghiệp, vừa thuận tiện khi vươn lên những
trình độ học vấn cao hơn. Trình độ Cao đẳng có thời gian đào tạo được thiết
kế thường là 3 năm trong đó nhấn mạnh các kiến thức và kỹ năng hoạt động
nghề nghiệp hơn là các kiến thức tiềm năng như ở cấp đại học, phần kiến thức
nghề nghiệp cưa đạt chuẩn trình độ Đại học. Nội dung chương trình đào tạo
bao gồm hai khối kiến thức GDĐC và GDCN.
- Các khối kiến thức nêu trên có thể chứa các học phần thuộc 3 loại: 1)Học
phần bắt buộc phải học; 2) Học phần tự chọn theo hướng dẫn của nhà trường;
3) Học phần tuỳ ý. Riêng khối kiến thức cốt lõi chỉ chứa các học phần bắt
buộc. [5, 163]
- Chương trình đào tạo trình độ đại học phải đảm bảo cho người học có tiềm
năng vững chắc nên cần khối lượng kiến thức về giáo dục đại cương phù hợp,
còn kiến thức giáo dục chuyên nghiệp phải định hướng ưu tiên các kiến thức
và kỹ năng cơ sở ngành và liên ngành, các kỹ năng hành nghề. Điều nhất thiết
là phần kiến thức GDĐC ở trình độ này không nhất thiết phải gắn chặt với
định hướng nghề nghiệp tương lai của người học.
- Chương trình đào tạo trình độ cao đẳng có cấu trúc khác, ở trình độ này có 2
loại hình chính là cao đẳng thực hành và cao đẳng cơ bản. Chương trình đào
tạo cao đẳng thực hành có chủ định cung cấp cho người học các kiến thức và
kỹ năng hoạt động nghề nghiệp là chủ yếu, do đó khối kiến thức giáo dục đại
cương giới hạ ở mức vừa đủ cho người học tiếp thu kiến thức nghề nghiệp và
một bộ phận kiến thức về nghề nghiệp được bố trí dưới dạng các học phần
thực hành. Ngược lại chương trình đào tạo của các dạng cao đẳng cơ bản có
thể xem như một bộ phận cấu thành của chương trình đào tạo Đại học thuộc
ngành tương ứng. Do đó, chương trình đào tạo cao đẳng dạng này có thể chưa
trọn vẹn hoặc chứa một phần khối lượng kiến thức giáo dục đại cương của
chương trình đào tạo Đại học tương ứng. [5,163 - 164]
1.4.2.2. Quy định của luật giáo dục về chương trình đào tạo và chủ trương
xây dựng chương trình khung cho hệ thống giáo dục đào tạo nước ta.
Điều 36 của luật Giáo dục quy định “Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định
chương trình khung gồm cơ cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -18- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

phân bố thời gian đào tạo giữa các môn học cơ bản và môn học chuyên
ngành, giữa lý thuyết và thực hành thực tập. Căn cứ vào chương trình khung,
các trường Đại học và Cao đẳng xác định chương trình giáo dục đào tạo của
trường mình. [11, 26]
Như vậy Luật giáo dục có xu hướng tăng trách nhiệm quản lý từ phía nhà
nước đối với các trường Đại học và Cao đẳng. Mặt khác, Luật Giáo dục lại
công nhận ở điều 55 là: Trường Đại học và Cao đẳng được quyền tự chủ và
chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật và theo điều lệ nhà trường trong
các công tác sau đây: Xây dựng chương trình đào tạo, giáo trình, kế hoạch
giảng dạy, học tập đối với các ngành nghề được phép đào tạo… [11, 40]
Như vậy các chương trình khung mà Bộ Giáo dục và Đào tạo ký ban
hành sẽ không phải là một chương trình đào tạo hoàn chỉnh mà chỉ là một
phần nội dung cứng để đưa vào chương trình đào tạo, từng trường sẽ bổ sung
thêm phần nội dung mềm, cấu trúc, sắp xếp lại các học phần một các hợp lý
để thiết kế ra chương trình đào tạo cụ thể. Ngoài ra, một chương trình đào tạo
cụ thể có thể hàm chứa kiến thức từ một ngành đào tạo (kiểu chương trình
đơn ngành), hoặc từ một số ngành (chương trình đào tạo có ngành đào tạo
chính – ngành đào tạo phụ, song ngành, 2 văn bằng). [5, 168]
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã và đang thành lập các hội đồng tư vấn khối
ngành và ngành đào tạo bao gồm các chuyên gia đầu ngành ở các trường đại
học và viện nghiên cứu khoa học, các nhà quản lý ở trường Đại học và một số
đại diện của giới công nghiệp và doanh nghiệp, các cơ quan quản lý nhân lực
để tham gia xây dựng chương trình khung. [10, A- B]
1.5. Một số vấn đề tham khảo về giáo dục Đại học Việt Nam hiện nay
1.5.1. Hội thảo khoa học về các giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng giáo
dục đào tạo đại học
Hội thảo khoa học gồm 150 nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục của gần
40 cơ sở khoa học và giáo dục của 3 miền đất nước và một số đồng nghiệp
quốc tế tháng 11/2004, tại thành phố Hồ Chí Minh đã đề cập đến một số luận

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -19- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

điểm như sau:


1.5.1.1.Về khái niệm chất lượng giáo dục:
Chúng ta đang đánh giá chất lượng giáo dục mang tính cá nhân, chủ
quan. Đây là vấn đề mang tính lịch sử - cụ thể, phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố
cụ thể (khách quan - chủ quan, bên trong - bên ngoài, quy mô - điều kiện, đầu
vào - quá trình - đầu ra…). [30,5-6]
Đánh giá chất lượng giáo dục đào tạo không đơn giản; nó phức tạp ngay
từ chính khái niệm này. Trong cách hiểu phổ biến hiện nay, chất lượng giáo
dục là mức độ phù hợp, mức độ đáp ứng mục tiêu đã được đề ra của một
chương trình đào tạo.
Chất lượng giáo dục đào tạo không chung chung, mà luôn gắn với mục
đích, mục tiêu cụ thể, bao gồm những yếu tố cả định tính, cả định lượng và
không dễ “đo”. Có những yếu tố thấy kết quả ngay, song không ít yếu tố cần
độ lùi thời gian để kiểm nghiệm, thử thách. Tránh nhầm lẫn đồng nhất chất
lượng giáo dục với kết quả học tập hoặc với số người sau khi tốt nghiệp đại
học đi làm hay thất nghiệp, dù chúng là chỉ số của chất lượng. Có nhà nghiên
cứu đã phát biểu:” Sinh viên ra trường thất nghiệp nhiều hay ít không hẳn do
giáo dục yếu kém mà do nền kinh tế đất nước chưa phát triển mạnh”.
Chất lượng giáo dục đào tạo cần phải được hiểu toàn diện. Nó bao gồm
nhiều lĩnh vực như: Phẩm chất đạo đức, lý tưởng sống; Tri thức (chuyên môn,
xã hội, ngoại ngữ, tin học); Khả năng giao tiếp, hợp tác; Khả năng thực hành,
tổ chức và thực hiện công việc… Với cái nhìn như vậy, chúng ta sẽ có cơ sở
để đánh giá chất lượng giáo dục bình tĩnh hơn, khách quan hơn.[30,6-7]
1.5.1.2.Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đại học:
Thay đổi triệt để tư duy về Giáo dục Đại học (GDĐH), trước hết là ở các
cấp quản lý, cụ thể là:
Cần có cái nhìn tổng thể về mọi phương diện cơ bản của GDĐH để có hệ
thống quan điểm quốc gia về nó. Cái nhìn về giáo dục phải xa hơn, rộng hơn
cái nhìn về kinh tế; không nên và không thể dừng lại chỉ ở 5 - 10 hay 15 năm.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -20- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

GDĐH hiện nay chưa theo kịp sự thay đổi của tư duy kinh tế và đời sống
kinh tế đất nước. "Đại học như là doanh nghiệp, các trường đại học công lập
phải nhanh chóng trở thành những tập đoàn tri thức". Các đại học là những
"nhà sản xuất" có "sản phẩm" và "khách hàng" riêng của mình là "sinh viên"
và "sản phẩm nghiên cứu khoa học" cung cấp cho các công ty, xí nghiệp và
cho người học, cho xã hội. Có thế mới nâng cao tính cạnh tranh của đại học.
Chế độ bao cấp hiện nay khiến "sai đâu Bộ chịu", không đại học nào chịu
trách nhiệm về sản phẩm của mình. Phải coi GDĐH là dịch vụ (Lợi ích công
là Giáo dục phổ thông), đẩy mạnh xã hội hóa và quốc tế hóa GDĐH dưới sự
kiểm soát của Nhà nước. [30, 7-8]
Để giải bài toán qui mô - chất lượng - điều kiện, phải "phân tầng chất
lượng" các đại học. Có tầng chất lượng quốc tế, tầng chất lượng quốc gia,
tầng chất lượng địa phương, cộng đồng và điều kiện đảm bảo chất lượng
tương ứng.
Phải xây dựng và thực hiện hệ thống đảm bảo chất lượng GDĐH, bộ tiêu
chí chất lượng để kiểm tra, đánh giá đại học. Trong Kỷ yếu Hội thảo, một số
nhà nghiên cứu đã trình bày hệ thống và bộ tiêu chí ấy. Đã đến lúc đại học
Việt Nam áp dụng.
Nâng cao năng lực, đội ngũ quản lý và giảng viên đại học
Đây là vấn đề vô cùng quan trọng để nâng cao chất lượng GDĐH. Không ít
tham luận thẳng thắn chỉ ra: Đội ngũ này ở các đại học còn thiếu và yếu. Việc
"đôn" các trường cao đẳng lên đại học và mở nhiều đại học dân lập trong khi
chưa chuẩn bị đủ điều kiện cần thiết, cùng với việc kỷ cương ở đại học còn bị
buông lỏng, càng làm cho đội ngũ đại học Việt Nam yếu hơn.
Phải quản lý đội ngũ trên cả 3 mặt: Qui hoạch phát triển, sử dụng, nuôi
dưỡng môi trường.
Chú trọng xây dựng đội ngũ trẻ. Tăng cường cho giảng viên trẻ đi học
tập ở nước ngoài. Nên giữ lại những sinh viên có khả năng nghiên cứu và tiếp
tục phát triển và thi tuyển vào vị trí giảng viên ở các bộ môn.
Cán bộ quản lý phải được đào tạo bài bản, chú trọng năng lực thực tế và

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -21- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

các tiêu chuẩn cần thiết khác.


Chế độ lương cho giảng viên đại học phải được thay đổi để khuyến
khích và tạo điều kiện làm việc cho đội ngũ này.
Kỷ cương ở các đại học phải được thực hiện nghiêm.
Nhìn lại mục tiêu GDĐH, thay đổi căn bản chương trình, nội dung và
phương pháp dạy - học ở đại học
Chương trình, nội dung phương pháp có ảnh hưởng quan trọng đến với
chất lượng đào tạo đại học hiện nay là vấn đề nhiều tham luận quan tâm. ở
góc độ nhất định, chương trình, nội dung đào tạo thế nào, chất lượng thế ấy.
Tham luận của các đại biểu tập trung vào mấy vấn đề sau: [13,4-5]
Chương trình, nội dung đào tạo đại học Việt Nam còn lạc hậu, được xây
dựng chủ yếu bằng chủ nghĩa kinh nghiệm. "Việc sửa đổi đã và đang tiến
hành không hiệu quả". Phải chú ý đến khoa học xây dựng chương trình, tính
cơ bản, tính hiện đại và thiết thực của nó.
Các chương trình, nội dung đào tạo còn độc lập với nhau, thiếu tính liên
thông giữa các bậc học, cấp học. Điều này dẫn đến thực trạng: Học nhiều
nhưng kiến thức mới không được bao nhiêu, kiến thức chưa đáp ứng tương
đương trình độ.
Các môn chính trị thời lượng còn nhiều; cần thay đổi quan niệm về cách
dạy để đạt hiệu quả cao và tăng cường hơn thời lượng cho ngoại ngữ, tin học,
chuyên môn, thực hành.
Ở đại học, dạy cách học, khả năng tự học, tự đọc sách, tự tìm tri thức, và
dạy tư duy sáng tạo, khả năng diễn đạt, giao tiếp thực hành quan trọng hơn
việc dạy tri thức.
Không phải trường đại học nào, bộ môn và giảng viên nào cũng nên viết
và viết được giáo trình. "Công việc của trường đại học là phải xây dựng được
những thư viện lớn, mua thật nhiều sách, tổ chức dịch thuật nhiều tài liệu
chuyên môn. Công việc của thầy giáo là giới thiệu và hướng dẫn sinh viên
những tài liệu bắt buộc hoặc cần phải đọc". Mặt khác, công nghệ thông tin

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -22- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

phải góp phần tích cực và hiệu quả hơn trong phương pháp dạy và học.
Tăng cường cơ sở vật chất và tạo những điều kiện, chủ yếu là cơ chế, để
các đại học nâng cao khả năng đào tạo, nghiên cứu
Các trường Đại học( TĐH) Việt Nam còn rất nghèo, đặc biệt là quĩ đất, các
phòng thí nghiệm và thư viện. Khuôn viên các TĐH Việt Nam quá nhỏ bé, thua
các TĐH thế giới rất xa. Chính phủ cần có quyết sách nhanh và mạnh, cấp đất
cho các TĐH.
Đã đến lúc phải tính toán đủ chi phí đào tạo, phần Nhà nước hỗ trợ bao
nhiêu, còn lại người học phải đóng, để các TĐH có nguồn lực tăng cường cơ
sở vật chất.
Nhà nước qui định để các doanh nghiệp, xí nghiệp trong và ngoài nước
có sử dụng nguồn nhân lực đại học nộp mức thuế phù hợp cho đào tạo nhân
lực để bổ sung vào ngân sách cho GDĐH. Đây cũng là vinh dự đóng góp cho
GDĐH của các đơn vị này.
Các cấp quản lý phải có những cơ chế về đào tạo, nghiên cứu, tài chính
theo hướng phân cấp triệt để quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trước xã hội
cho các ĐH. [13. 6]
1.5.2 .Một số vấn đề về giáo dục đào tạo trong cơ chế thị trường ở nước
ta hiện nay
Một trong những nội dung đổi mới giáo dục bức thiết hiện nay là chuyển
từ cơ chế sự nghiệp công ích sang cơ chế hoạt động dịch vụ phù hợp kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN). Đây là một vấn đề lớn, một
bước đổi mới cơ bản trước xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế.
Nước ta tham gia AFTA và chuẩn bị gia nhập WTO, ngành giáo dục và đào
tạo trong bối cảnh đó cần đào tạo nguồn nhân lực với số lượng lớn, có chất
lượng cao cung ứng cho thị trường lao động trong giai đoạn mới và thích ứng
các thể chế của những tổ chức nói trên, vì vậy chúng ta cần có những giải
pháp để đáp ứng tình hình mới này.
Tại hội nghị ngày 22-23/06/2003 tại Paris, UNESCO có các nhận định

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -23- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

và khuyến nghị: “Chúng ta đang tham dự vào sự tăng trưởng nhanh chóng
“thương mại hoá” trong giáo dục đại học, dẫn đến sự hình thành “thị trường
giáo dục đại học” trên phạm vi thế giới. Mặc dù hiện có nhiều đối tác, trong
đó có tư nhân tham gia đầu tư giáo dục đại học, nhà nước và các chính phủ
vẫn phải giữ trọng trách về sự bảo lãnh của mình trong lĩnh vực này, không
thể để cho các quy luật thị trường chi phối; sẽ là nguy cơ lớn nếu chính sách
giáo dục bị hình thành theo nghĩa hàng hoá và kinh tế vụ lợi”.[12, 2-3]
UNESCO đi đến kết luận: “Vào thời khắc toàn cầu hoá, chúng tôi cần
khẳng định lại rằng, giáo dục đại học vẫn là một phúc lợi công và không là
một thứ hàng hoá bị thương mại hoá”.
Về Giáo dục & Đào tạo trong cơ chế thị trường ở Việt Nam:[12,2-3]
Khác với “dịch vụ giáo dục”, bản thân giáo dục không phải là “hàng hoá
để mua bán”. Tại đây, tác động của các quy luật bị điều khiển bởi vai trò quản
lý của nhà nước, nhằm bảo đảm hiệu quả cân đối tương đối của nền kinh tế
cạnh tranh. Vận dụng tiếp cận “cơ chế thi trường” đối với giáo dục, người ta
có thể coi giáo dục như một ngành kinh tế đặc biệt. Do vậy, một mặt phải tính
đến các quy luật “cung cầu”, “giá trị”, “cạnh tranh”, tính “hiệu quả kinh tế”
khi làm giáo dục.
Mặt khác, trao đổi dịch vụ giáo dục không thể gắn với mục tiêu thu lợi
nhuận tối đa như các hoạt động kinh doanh khác trong nền kinh tế thị trường.
Nói cách khác, đây là cách tiếp cận của tư duy kinh tế, chứ không có nghĩa là
biến giáo dục thành thương trường kinh doanh vụ lợi, không làm thay đổi bản
chất văn hoá - xã hội đích thực của giáo dục. Hơn thế nữa, đối với chúng ta
giáo dục còn có ý nghĩa lớn lao là sự nghiệp “trồng người”, đào tạo con người
Xã hội chủ nghĩa
Khác với bất kỳ một hoạt động kinh tế thông thường nào, với giáo dục,
vai trò quản lý của nhà nước đối với thị trường dịch vụ giáo dục (vốn không
hoàn hảo) là hết sức quan trọng, nhất thiết không để giáo dục bị chi phối bởi
quy luật thị trường, không quản lý giáo dục như quản lý kinh tế thuần tuý mà

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -24- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

phải tuân theo các định chế và các quy luật của giáo dục. Tuy nhiên, việc xác
định được “cơ chế kinh tế thị trường” của dịch vụ giáo dục bảo đảm yêu cầu
định hướng XHCN là không đơn giản bởi lẽ ngay mô hình kinh tế thị trường
định hướng XHCN cũng chưa có tiền lệ trên thế giới, chính chúng ta cũng còn
trong giai đoạn tìm tòi.
Sản phẩm của giáo dục có nhiều đầu ra, không thể coi mọi sản phẩm
giáo dục đều là hàng hoá. Chỉ có “sức lao động” của cá nhân được đào tạo
mới tham gia “thị trường nhân lực” có thể mua bán trên thị trường lao động.
Sản phẩm giáo dục về mặt phẩm chất, nhân cách, đạo đức cách mạng, lý
tưởng XHCN không thể biến thành hàng hoá trao đổi, mua bán.
Tiến hành chính sách dịch vụ giáo dục theo các tiếp cận thị trường đòi
hỏi nhiều việc phải làm nhưng quan trọng là, đổi mới phương thức huy động
và sử dụng các nguồn lực cho giáo dục một cách có hiệu quả, trong đó nổi lên
cách giải bài toán về “chia sẻ chi phí”. Về điểm này cần phải phân bổ một
cách hợp lý các nguồn lực, gồm của nhà nước bằng sử dụng nguồn thuế của
dân, của người sử dụng dịch vụ giáo dục (cha mẹ học sinh hay chính học
viên) và của xã hội nói chung (trong đó có các cơ sở sử dụng nguồn nhân lực
và các nhà tài trợ)…
Trong quá trình tiếp cận thị trường nhà nước cần tạo sân chơi bình đẳng,
minh bạch cho các loại hình giáo dục (công lập và ngoài công lập), tránh sự
cạnh tranh “cá lớn nuốt cá bé” trên thương trường như các loại hình kinh
doanh khác. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi để các cơ sở giáo dục được tổ
chức những dịch vụ đa dạng như: dịch vụ giáo dục ngoài chuẩn do nhà nước
giao và các loại dịch vụ khác để vừa tăng thêm nguồn tài chính cho hoạt động
giáo dục của đơn vị, vừa góp phần tăng thêm nguồn thu nhập ngoài lương và
phụ cấp chính cho nhà giáo, nhân viên giáo dục. Riêng đối với các cơ sở giáo
dục dạy nghề và giáo dục cao đẳng - đại học thì các trường có thể tiến tới xây
dựng mô hình “nhà trường quản lý kiểu doanh nghiệp”…”. [13,4-5]

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -25- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

1.6. Kết luận chương 1


Bước vào thế kỷ 21 nền giáo dục Việt Nam gặp phải những thách thức to
lớn, phải nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo, phải đáp ứng yêu cầu nguồn
nhân lực chất lượng cao của từng khu vực, từng địa phương, từng ngành, trình
độ phát triển trong mỗi giai đoạn cụ thể. Đồng thời, bản thân nền giáo dục Đại
học phải phát triển để hội nhập được với nền giáo dục đại học của khu vực và
quốc tế. [30, 5, 6].
Chất lượng giáo dục đào tạo có mối quan hệ chặt chẽ với những thay đổi,
phát triển về xã hội, kinh tế và chính trị. Tác động của những biến đổi này đến
trạng thái của hệ thống giáo dục, đến nội dung giáo dục và cấu trúc của các
cấp học là rất đa chiều, trong đó chất lượng giáo dục Đại học phải giải quyết
hợp lý giữa cung cấp kiến thức, đào tạo năng lực và thái độ cho người học.
Một mặt người học cần có kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp để có thể tham gia
thị trường lao động ngay sau khi rời ghế nhà trường, mặt khác lại phải cần có
hoài bão lý tưởng, có năng lực tự học, tự tiếp cận tri thức mới, năng lực sáng
tạo, năng lực tự lập nghiệp và thích ứng với những thay đổi nghề nghiệp.
[30, 67]
Thực tiễn hoạt động giáo dục đào tạo nước ta hiện nay đang dần hình
thành hệ thống giáo dục mở theo mô hình xã hội học tập, học tập suốt đời,
đào tạo liên tục, liên thông giữa các bậc học, ngành học [36, 58] đồng thời
cũng đang hình thành kiểu quan hệ thị trường. Măc dù chưa có sự hình thành
rõ nét, nhưng cũng đang tiềm ẩn một sự đào thải vô hình có liên quan đến vấn
đề chất lượng trong đào tạo. Đây có thể được xem như một cuộc tranh chấp
quan trọng giữa các trường đào tạo và các nhà quản lý giáo dục Đại học.
Vấn đề đặt ra cho các trường, các nhà quản lý giáo dục phải tìm ra các
hướng và các biện pháp tiếp cận phù hợp trong việc giải quyết các vấn đề có
liên quan đến chất lượng đào tạo và quản lý chất lượng trong giáo dục đại học
tuy rất quan trọng trong cơ chế thị trường hội nhập và phát triển. Một trong
những biện pháp tiếp cận đó là nghiên cứu kinh nghiệm đào tạo đại học ở các

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -26- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

nước có nền giáo dục đại học phát triển để đưa ra những quan điểm giải pháp
để nâng cao chất lượng đào tạo trong hệ thống giáo dục đại học nước ta.
Thực chất của việc tìm kiếm các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đạo
tạo liên quan đến rất nhiều các yếu tố mà trong chương 2 sẽ phân tích và đánh
giá trong phạm vi của một trường đào tạo nó đòi hỏi phải đáp ứng được tính
phù hợp trong điều kiện thực tế của từng trường đào tạo.
Luận văn lấy việc tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực tiễn các yếu tố có
ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo ngành Quản trị kinh doanh của Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại chiếu theo những vấn đề đã nêu ra ở các
phần trên làm mục đích nghiên cứu. Từ đó luận văn đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành Quản trị kinh doanh của trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại.

Hình ảnh 1: Hội thảo xây dựng chương trình đào tạo

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -27- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC ĐÀO TẠO
VÀ CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH Ở
TRƯỜNG CAO ĐẲNG KINH TẾ - KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI

2.1. Giới thiệu về Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại tiền thân là trường cán
bộ Vật tư và trường Trung học thương mại Sơn Tây được thành lập ngày
20/12/1961. Ngày 24/11/1990, Bộ Thương Nghiệp (nay là Bộ Thương Mại)
đã quyết định hợp nhất hai trường thành trường Trung học thương mại Trung
ương I. Đến ngày 22/05/1998 Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số
97/1998/QD – TTg nâng cấp Trường trung học Thương mại Trung ương I
thành trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại.
Nhà trường là cơ sở đào tạo công lập, trực thuộc Bộ Thương mại và chịu
sự quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong thơn 40 năm đào tạo,
đặc biệt là từ những năm đổi mới nền kinh tế, nhà trường đã đầu tư nhiều
công sức nghiên cứu đổi mới mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo các
ngành nghề, cơ cấu kiến thức, xây dựng hệ thống các chương trình, giáo trình,
đổi mới nội dung phương pháp đào tạo nhằm đáp ứng các yêu cầu phát triển
của nền kinh tế nói chung và ngành thương mại nói riêng.
Đến nay, nhà trường đã liên kết đào tạo, đào tạo bồi dưỡng hơn 50.000
cán bộ (bao gồm tốt nghiệp Đại học, Cao đẳng, Trung học, Nghề, cán bộ quản
lý cửa hàng và bồi dưỡng nghiệp vụ), đã trực tiếp nghiên cứu nhiều đề tài cấp
bộ và cấp trường. Cán bộ được nhà trường đào tạo và các đề tài khoa học mà
nhà trường nghiên cứu được xã hội chấp nhận và đánh giá cao. Nhà trường
được tặng huân chương lao động hạng nhất, hạng nhì, hạng ba, bằng khen của
Thủ tướng Chính phủ và các Bộ ban ngành.[39,1-2]
Hệ thống đào tạo của nhà trường bao gồm các ngành và các bậc học sau:
Hiện nay nhà trường đang đào tạo 3 bậc học với nhiều chuyên ngành
khác nhau, cụ thể như sau: [39,4-5]

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -28- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

+ Đào tạo bậc Cao Đẳng


1, Ngành Quản trị kinh doanh thương mại
- Chuyên ngành kinh doanh thương mại
- Chuyên ngành kinh doanh xăng dầu
- Chuyên ngành kinh doanh xuất nhập khẩu
- Chuyên ngành kinh doanh khách sạn – du lịch
2, Ngành Kế toán
- Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp thương mại
- Chuyên ngành tài chính doanh nghiệp
3, Ngành Công nghệ hóa học
- Chuyên ngành kỹ thuật xăng dầu
+ Đào tạo bậc trung học
1, Ngành Nghiệp vụ Kinh Doanh Thương mại và Dịch vụ
- Chuyên ngành nghiệp vụ kinh doanh thương mại
- Chuyên ngành nghiệp vụ lễ tân
- Chuyên ngành kinh doanh xuất nhập khẩu
- Chuyên ngành kế toán doanh nghiệp thương mại
2, Ngành Quản lý Chất lượng Hàng hóa
- Chuyên ngành kỹ thuật xăng dầu - gas
- Chuyên ngành quản lý kỹ thuật, thiết bị phụ tùng
- Chuyên ngành quản lý kỹ thuật hàng kim khí
- Chuyên ngành quản lý kỹ thuật Hóa chất – Vật liệu điện
+ Bậc đào tạo nghề
- Nhân viên bán hàng thương mại
- Nhân viên bán hàng xăng dầu, gas
- Nhân viên hóa nghiệm xăng dầu
- Kế toán sơ cấp
- Nhân viên lễ tân

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -29- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

+ Bồi dưỡng ngắn hạn


- Nhân viên bán hàng
- Cửa hàng trưởng
- Nâng bậc công nhân bán hàng xăng dầu - gas
- Bồi dưỡng ngoại ngữ, tin học
Tổ chức bộ máy chuyên môn của nhà trường
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại có 3 khoa với 6 tổ bộ môn
trực thuộc khoa, 3 tổ bộ môn trực thuộc trường, 6 phòng quản lý nghiệp vụ:
(1) Khoa và các bộ môn trực thuộc khoa
+ Khoa Quản Trị Kinh Doanh
- Tổ bộ môn kinh doanh thương mại
- Tổ bộ môn kinh tế thương mại
+ Khoa Kế Toán
- Tổ bộ môn kế toán
- Tổ bộ môn tài chính
+ Khoa Kỹ Thuật Bảo Quản Hàng Hóa
- Tổ bộ môn kỹ thuật bảo quản xăng dầu
- Tổ bộ môn kỹ thuật bảo quản thiết bị phụ tùng kim khí, nông
sản thực phẩm
(2) Các tổ bộ môn trực thuộc trường
+ Tổ bộ môn khoa học cơ bản
+ Tổ bộ môn chính trị - Thể thao - quốc phòng
+ Tổ bộ môn ngoại ngữ
(3) Các phòng nghiệp vụ
+ Phòng quản lý đào tạo
+ Phòng công tác học sinh sinh viên
+ Phòng quản lý khoa học
+ Phòng tổ chức hành chính
+ Phòng tài chính – kế toán
+ Phòng quản trị & đời sống

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -30- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Ban giám hiệu Hội đồng tư vấn

Tổ
Phòng Phòng Phòng Phòng Khoa Khoa Khoa Chính
Phòng Tổ Khoa Tổ
Tổ chức Phòng Công Kế toán Quản Quản trị Kế toán Kỹ thuật Trị- Thể
Khoa Học cơ Ngoại
- hành Đào tạo tác Sinh - Tài trị& kinh - Tài Bảo thao
Học Bản Ngữ
chính viên chính Đời sống doanh chính Quản Quốc
phòng

Các lớp Cao đẳng ( Đại học )

Các lớp Trung học , Dạy nghề

Hình 2-1 Tổ chức bộ máy quản lý của nhà trường


Bên cạnh bộ máy chuyên môn, Nhà Trường có tổ chức Đảng bộ, các tổ
chức đoàn thể quần chúng trực thuộc Tỉnh Hà Tây. Ngoài cơ sở chính của nhà
trường tại thị xã Hà Đông tỉnh Hà Tây nhà trường còn có cơ sở 2 đặt tại
huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên - Huế.[39,6-7]
2.2. Phân tích thực trạng công tác đào tạo và chất lượng đào tạo ngành
Quản trị kinh doanh ở Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương
mại.
2.2.1. Tình hình công tác đào tạo chuyên nghiệp 2002 – 2006
Bảng 2-1 Một số thông tin liên quan đến đào tạo của Trường Cao Đẳng
Kinh Tế - Kỹ thuật Thương Mại
STT Tiêu chí Công lập Ngoài công lập
1 Tổng số các trường Đại học và Cao đẳng 204 23
2 Số các trường đào tạo chuyên ngành kinh tế 34 22
3 Số các trường có đào tạo các chuyên ngành
chính của trường CĐ KT - KT TM:
+ Quản trị kinh doanh. 25 22
+ Kế toán - Tài chính 31 13
+ Công nghệ hoá học 1 0
4 Số trường Đại học có đào tạo hệ CĐ & THCN

[Nguồn:Tài liệu Phòng đào tạo]

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -31- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Bảng 2-2 Số liệu thống kê về tình hình chuyên ngành đào tạo, quy mô đào tạo và đội ngũ nhà giáo các trường
thuộc khối kinh tế
Ngành, chuyên ngành đào Có đào
Qui mô đào tạo Đội ngũ nhà giáo
Trường ĐH, CĐ tạo tạo
K.tế QTKD K.toán TC-NH ∑ CQ Khác ∑ GS PGS TS Th.S Cnhân CĐ,TH

1 Kinh tế quốc dân 11 12 2 3 31252 13475 17777 656 20 58 174 192 212 CĐ
2 Kinh tế TP.HCM 4 5 1 4 45000 480 0 0 130 220 130 CĐ
3 ĐH Kinh tế QTKD thuộc ĐH Đà Nẵng 4 5 0 0 10300 154 0 5 15 80 54
4 ĐH Kinh tế thuộc ĐH Huế 1 3 1 0 4359 4359 0 70 0 + + 42 38
5 Khoa Kinh tế thuộc ĐHQG Hà Nội 2 1 0 1 2669 929 1740 49 0 2 18 24 5
6 ĐH Ngoại thương 1 1 0 0 10400 5900 4500 193 + 15 20 56 117
7 ĐH Thương mại 1 5 1 0 16000 8000 8000 267 1 12 53 15 186 CĐ
8 CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Công nghiệp I 0 1 1 0 5016 3619 1397 178 0 0 6 45 127 TH
9 CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Hải Dương 0 3 1 1 900 450 450 44 0 0 0 4 40 TH
10 CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Thái Bình 3310 690 2620 120 0 0 7 24 89 TH, nghề
11 ĐH Dân lập Đông Đô 1 1 0 1 7632 7632 0 76 5 7 8 10 46
12 ĐH Dân lập Hải Phòng 0 2 1 0 6000 6000 0 320 + + + 192 128
13 ĐH Dân lập Quản lý và Kinh doanh 1 5 1 0 5500 5500 0 190 9 12 39 15 115
14 CĐ Bán công công nghệ và QTKD 0 1 0 0 4702 4075 627 68 1 4 5 9 49 TH, nghề
15 CĐ Bán công Hoa sen 0 1 0 0 1573 1573 78 0 1 1 15 61 TH, nghề
16 CĐ Bán công Marketing 4 1 1 0 4518 3350 1168 142 0 13 32 66 31 TH
17 CĐ Bán công Quản trị Kinh doanh 6 3 3 2 3560 3386 174 117 0 0 12 40 65 TH
18 Khoa KT&QL-ĐHBKHN 2 4 1 0 - - - 72 1 5 33 33 0 CĐ

[Nguồn:T ài liệu nghiên cứu của Phòng đào tạo]

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -32- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Qua các số liệu trên cho thấy:


+ Tốc độ tăng quy mô đào tạo của các trường Đại học và Cao đẳng trong
những năm gần đây là khá cao.
+ Đội ngũ cán bộ giảng dạy ở các trường Đại học, Cao đẳng khối kinh tế
có trình độ thạc sỹ trở lên có tỷ lệ như sau:
- Đại học công lập: 66,6%
- Đại học ngoài công lập: 33,7%
- Cao đẳng công lập: 26,9%
- Cao đẳng ngoài công lập: 49,1%
+ Tỷ lệ giảng viên/học sinh – sinh viên:
- Đại học công lập: 1/64
- Đại học ngoài công lập: 1/22
- Cao đẳng công lập: 1/34
- Cao đẳng ngoài công lập: 1/36
+ Tỷ lệ các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo chuyên ngành trùng với
các chuyên ngành chính của trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật
Thương Mại là khá lớn:
- Ngành Quản trị kinh doanh: 84%
- Ngành Kế Toán – Tài Chính: 79%
Số các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo hệ cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp: 76%
Đây là một số thông tin được phân tích và đánh giá có tầm rất quan trọng
trong quá trình hoạch định chiến lược phát triển của nhà trường và đặc biệt là
hoạt động đào tạo.
2.2.2. Tình hình công tác đào tạo của Bộ thương mại từ năm 2000 đến nay.
2.2.2.1. Về tổ chức:
Ngoài trường Cán bộ Thương mại Trung ương, tính đến thời điểm
30/06/2005, Bộ Thương Mại đang quản lý 7 trường trực thuộc gồm: 3
trường cao đẳng, 3 trường trung học chuyên nghiệp,1 trường đào tạo nghề
thương mại, cụ thể:

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -33- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

1 Trường CĐ Kinh tế Đối ngoại đóng tại thành phố Hồ Chí Minh
2 Trường CĐ Kinh tê - Kỹ Thuật Thương Mại đóng tại tỉnh Hà Tây
3 Trường CĐ Kỹ thuật Khách sạn và Du lịch đóng tại tỉnh Hải Dương
4 Trường TH Thương Mại Trung ương II đóng tại TP Đà Nẵng
5 Trường TH Thương Mại Trung ương IV đóng tại TP.Thái Nguyên
6 Trường TH Thương Mại Trung ương V đóng tại tỉnh Thanh Hoá
7 Trường Đào Tạo Nghề Thương Mại đóng tại tỉnh Hải Dương
2.2.2.2. Về hoạt động đào tạo của các trường thuộc Bộ Thương mại từ năm
2000 đến nay
Hoạt động đào tạo của các trường thuộc Bộ Thương mại chủ yếu, tập
trung đào tạo nghề thương mại ở cả 3 cấp trình độ đào tạo cao đẳng, trung học
và dạy nghề:
Các chuyên ngành đang đào tạo hệ cao đẳng gồm:
1 Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu
2 Quản trị doanh nghiệp thương mại
3 Quản trị kinh doanh xăng dầu
4 Kế toán thương mại
5 Kỹ thuật xăng dầu
Các chuyên ngành đang đào tạo hệ trung học chuyên nghiệp gồm:
1. Kế toán thương mại dịch vụ
2. Kế toán ăn uống khách sạn - nhà hàng
3. Nghiệp vụ kinh doanh xuất nhập khẩu
4. Nghiệp vụ kinh doanh xăng dầu
5. Kỹ thuật xăng dầu
6. Quản trị doanh nghiệp thương mại
7. Nghiệp vụ hướng dẫn du lịch
8. Nghiệp vụ kinh doanh ăn uống - khách sạn
9. Nghiệp vụ lễ tân
10.Nghiệp vụ phòng ăn

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -34- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Các nghề đang đào tạo gồm:


1 Nghề giao nhận bảo quản xăng dầu
2 Nghề mua, bán hàng hoá
3 Nghề nhân viên bán hàng siêu thị
4 Nghề lễ tân khách sạn
5 Nghề kỹ thuật phục vụ nhà hàng, khách sạn
6 Nghề kế toán (liên thông lên trung học)
7 Nghề cắt may
8 Nghề sửa chữa thiết bị điện tử
9 Nghề sửa chữa thiết bị điện lạnh
Ngoài ra, các trường trực thuộc Bộ còn liên kết với các trường Đại học như
Đại học Thương mại, Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, để
đào tạo đội ngũ cán bộ ngành Thương mại có trình độ đại học hệ tại chức.
Việc liên kết này các trường đại học chịu trách nhiệm tuyển sinh, chất lượng
đào tạo, cấp bằng tốt nghiệp, còn trường thuộc Bộ Thương mại chịu trách
nhiệm khâu cơ sở vật chất kỹ thuật như phòng học và quản lý học sinh, sinh
viên, kể cả số sinh viên ở ký túc xá nếu có.
Đối với các trường cao đẳng theo nhiệm vụ đào tạo Bộ giao, các trường
này đang đào tạo cả 3 cấp trình độ, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và dạy
nghề, trong đó nhiệm vụ đào tạo bậc cao đẳng là chính.
Đối với các trường trung học chuyên nghiệp hiện nay vừa đào tạo bậc
trung học, vừa đào tạo nghề.
2.2.2.3. Kết quả:
Từ năm 2000 đến nay công tác đào tạo của Bộ Thương Mại cũng như
của các trường trực thuộc Bộ đã có sự chuyển biến tích cực:
Bảy Trường trực thuộc Bộ đã góp phần quan trọng vào việc đào tạo phát
triển nguồn nhân lực cho Ngành Thương Mại trong cả nước và các thành
phần kinh tế:
+ Về đào tạo Cao đẳng năm 2000 thực hiện chỉ tiêu tuyển mới là 1000
học sinh, năm 2003 là 1550 học sinh, tăng 55% so với năm 2000 và chỉ tiêu
kế hoạch năm 2005 - 2006 là 3000.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -35- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

+ Về đào tạo Trung học chuyên nghiệp năm 2000 thực hiện chỉ tiêu
tuyển mới 1780 học sinh, năm 2003 là 7100 học sinh tăng 3,9 lần so với năm
2000 và chỉ tiêu kế hoạch năm 2005 - 2006 là 8520 học sinh
+ Về đạo tạo Nghề năm 2005 -2006 là 8520 học sinh.
Phần lớn học sinh, sinh viên sau khi tốt nghiệp ra trường đều có việc làm
đúng với ngành nghề được đào tạo. Theo số liệu điều tra, khảo sát của 7
trường thì số học sinh sau khi tốt nghiệp có việc làm bình quân chung khoảng
từ 75%-80%, cụ thể: Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Khách sạn và du lịch
95%, trường Cao đẳng Kinh tế đối ngoại 85%, trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Thương mại từ 70%-75%, trường trung học Thương mại Trung ương V
từ 75%-80%, trường trung học Thương mại Trung ương IV khoảng 80%,
trường đào tạo nghề Thương mại 80%. Kết quả đạt được nêu trên một mặt do
sự nỗ lực chủ quan của các trường, mặt khác do Bộ Thương mại hết sức quan
tâm chỉ đạo, tạo điều kiện về mọi mặt nên các trường đã không ngừng phát
triển cả về quy mô, chất lượng, và số lượng đào tạo, năm sau cao hơn năm
trước đã góp phần quan trọng vào việc đào tạo cán bộ làm thương mại cho
ngành Thương mại.
2.2.3. Thực trạng công tác đào tạo của trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật
thương mại
2.2.3.1.Thực trạng công tác đào tạo của trường Cao đẳng Kinh Ttế -Kỹ Thuật
Thương Mại
Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật thương mại là một đơn vị trực thuộc
Bộ thương mại, hiện tại đang đào tạo 3 cấp học: Cao đẳng, Trung học và
nghề, thực hiện liên kết đào tạo đại học với các trường Đại học kinh tế quốc
dân, Đại học thương mại, Đại học Thái Nguyên, Đại học bách khoa Hà Nội.
Các chuyên ngành đào tạo bao gồm:
Cao đẳng:
+ Quản trị kinh doanh
+ Kế toán
+ Công nghệ hóa học

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -36- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Bảng 2-3. Quy mô học sinh, sinh viên từ năm 2002-2006


(Đơn vị tính: người)
Năm Cao đẳng Trung học Nghề Tổng quy mô
2002 1,721 2,078 340 4,139
2003 2,049 2,835 285 5,529
2004 2,812 3,256 480 5,806
2005 2,762 2,351 748 5,861
2006 2,900 2,450 600 5,950

[Nguồn:Tài liệu phòng đào tạo]

Qua bảng ta trên ta có cách tính toán quy mô học sinh sinh viên như sau:
Quy mô = “Số có mặt đến 1/1” + 1/3*(“Số tuyển mới” – “Số ra trường”)
Tổng quy mô = Quy mô cao đẳng + Quy mô trung học + Quy mô nghề
Qua bảng phân tích trên ta có tỷ trọng hệ số cơ cấu lớp học bình quân:
+ Cao đẳng : n CĐ = 0,50
+ Trường học : n TH = 0,39
+ Nghề : n N = 0,12

Bảng 2-4 Tình hình thực hiện khối lượng công tác giảng dạy
(Đơn vị tính giờ chuẩn)
Năm học Kế hoạch Thực hiện Tỷ lệ %
2003-2004 40,550 76,016 187,5
2004-2005 39,800 77,821 195,5
2005-2006 42,450 81,416 191,8
2006-2007 43,560 86,762 199,2

[Nguồn: Tài liệu phòng đào tạo 2005-2006]

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -37- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Bảng 2-5 Cơ cấu số lớp theo ngành đào tạo và bậc đào tạo của nhà trường (2004-2006)

2003-2004 2004-2005 2005-2006 Bình quân 1 năm Xu hướng


Ngành học + tăng
Số lớp Tỷ trọng Số lớp Tỷ trọng Số lớp Tỷ trọng Số lớp Tỷ trọng - giảm
CAO ĐẲNG:
Kế toán tài chính 22 27% 25 26% 24 26% 24 26% -+
Quản trị kinh doanh 10 12% 11 12% 10 11% 10 11% --
Khách sạn - Du lịch 0 0% 0 0% 2 2% 2 2% 0+
Kỹ thuật, kinh doanh xăng dầu 9 11% 9 9% 8 9% 9 10% --
Cộng Cao đẳng 41 50% 45 47% 44 48% 45 49% -+
TRUNG HỌC:
Kế toán 16 20% 23 24% 18 20% 19 21% +-
Kinh doanh TM 3 4% 3 3% 5 5% 4 4% -+
Du lịch khách sạn 7 9% 7 7% 6 7% 7 7% --
Kinh doanh xăng dầu 7 9% 6 6% 6 7% 6 7% -+
Cộng Trung học 33 40% 39 41% 35 38% 36 39% +-
NGHỀ:
Kế toán 4 5% 7 7% 8 9% 6 7% ++
Lễ tân 2 2% 2 2% 1 1% 2 2% --
Bán hàng xăng dầu 2 2% 2 2% 3 3% 2 2% -+
Cộng Nghề 8 10% 11 12% 12 13% 10 11% ++
Tổng cộng 82 100,0% 95 100% 91 100% 91 100% +-

[Nguồn: Tài liệu phòng đào tạo]

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -38- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Bảng 2-6 Tỷ trọng giờ giảng của các khoa, bộ môn theo chương trình đào
tạo tính trên qui mô các chuyên ngành thực tế năm học từ 2003 - 2006:

Ngành, Số Tỷ
STT chuyên ngành người trọng

1 Quản trị kinh doanh:


- Kinh tế 18 16,4%
- Nghiệp vụ kinh doanh 17 15,5%
2 Kế toán:
- Kế toán 14 12,7%
- Tài chính 6 5,5%
3 Kỹ thuật bảo quản:
- Kỹ thuật xăng dầu 10 9,1%
- Thương phẩm - bảo quản 6 5,5%
4 Chính trị, thể thao, quốc phòng 15 13,6%
5 Cơ bản 9 8,2%
6 Ngoại ngữ 15 13,6%
7 Tổng 110 100%

[Nguồn: Tài liệu phòng đào tạo 2005-2006]


Bảng 2-4 cho thấy tình hình thực hiện khối lượng công tác giảng dạy của
nhà trường liên tục tăng, trong đó năm học 2006-2007 dự tính kế hoạch và
thực hiện tăng 199,2%. Điều đó cho thấy rằng việc thực hiện công việc giảng
dạy của trường là rất căng thẳng, đòi hỏi các khoa và các tổ bộ môn phải cố
gắng nỗ lực rất lớn, thông qua đó cho thấy rằng đội ngũ cán bộ giảng dạy của
trường của đang thiếu rất nhiều do đó để thực hiện tốt công tác giảng dạy đòi
nhà trường phải tuyển dụng và bổ sung thêm cán bộ giảng dạy.
Nhận xét chung:
Qua các bảng 2-4, 2-5, 2-6 ta thấy rằng nhu cầu đào tạo ngành kế toán là
rất cao, nguyên nhân chủ yếu là do khả năng xin được việc làm của học sinh
sinh viên sau khi tốt nghiệp là khá cao so với các chuyên ngành đào tạo khác
của nhà trường. Đa số các doanh nghiệp có quy mô kinh doanh vừa và nhỏ
thuộc các thành phần kinh tế và các địa chỉ xin việc thích hợp với trình độ
Cao đẳng, trung học và nghề thường sử dụng lao động kế toán kiêm nhiệm
một số công việc khác có thể.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -39- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Nhu cầu đào tạo ngành quản trị kinh doanh chỉ đạt ở mức trung bình và
có xu hướng giảm do nguyên nhân chủ yếu là các em học sinh sinh viên khi
tốt nghiệp chuyên ngành này và khả năng xin được việc làm thấp, mặt khác
đa số các em đều có nhu cầu học liên thông và chuyển đổi sang các chuyên
ngành khác của trường và một số trường Đại học có quan hệ liên kết đào tạo
với nhà trường.
Nhu cầu đào tạo kỹ thuật và kinh doanh xăng dầu có chiều hướng giảm mạnh.
Như vậy tốc độ tăng quy mô đào tạo của nhà trường trong những năm
gần đây đạt bình quân từ 5-7% năm. Quá trình quản lý đào tạo được quản lý
theo quy chế hiện hành của nhà nước, nhưng thực trạng của nhà trường đang
gặp nhiều bất cập, về định mức lao động đối với giáo viên, chế độ phân phối
thu nhập, đánh giá chất lượng giảng dạy, kiểm tra, kiểm soát chất lượng…
2.2.3.2. Mô hình phân cấp quản lý đào tạo ngành quản trị kinh doanh của
trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại
Qua hình 2-1(dưới đây) thì việc phân cấp quản lý đào tạo trong nhà
trường nói chung và đối với ngành (khoa Quản trị kinh doanh) quản trị kinh
doanh nói riêng là rất rõ ràng. [Nguồn: Khoa Quản trị kinh doanh]

Các lớp sinh viên thuộc khoa

Khoa Quản Trị Kinh Doanh

Phòng Quản Phòng Đào Tạo


Phòng Công Tác
Trị Đời Sống học sinh, sinh viên

Hiệu Phó phụ trách đào tạo

Hội đồng khoa


học và đào tạo Hiệu Trưởng

Hình 2-1: Mô hình phân cấp quản lý đào tạo ngành Quản trị kinh doanh

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -40- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Hiện nay, các lớp sinh viên của nhà trường được giao về cho các khoa
trực tiếp quản lý về học tập và đánh giá kết quả học tập theo sự chỉ đạo của
Hiệu trưởng, Hiệu phó phụ trách đào tạo và phòng đào tạo, trong quá trình tổ
chức hoạt động có sự phối hợp thực hiện đắc lực giữa các phòng ban khác
như phòng công tác học sinh sinh viên, phòng khoa học, phòng tổ chức hành
chính, và các tổ bộ môn trực thuộc Ban giám hiệu.
2.2.3.3. Quy trình tuyển sinh đầu vào cho sinh viên.[Nguồn phòng đào tạo]
Quy trình tuyển sinh đầu vào cho sinh viên đối với hệ cao đẳng chính
quy của các chuyên ngành đào tạo tại trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật
Thương mại trong mấy năm gần đay được thực hiện theo hình thức xét tuyển,
tức là lấy điểm của những thí sinh thi khối A tại các trường Đại học khối kinh
tế để thực hiện tuyển sinh. Trình tự được thực hiện theo hình 2-2 dưới đây:

Chỉ Trường Thành Ra Thu


CĐ kinh lập hội thông nhận hồ
tiêu tế - kỹ sơ dự
tuyển thuật đồng báo xét
thương
tuyển xét
sinh Bộ xét tuyển
mại tuyển
giao

Thông báo Giao nhiệm Ra quyết


Thực hiện
kết quả và vụ cho các định thành
lập lớp theo công tác
kết thúc phòng, khoa
quy trình chức năng chuyên xét tuyển
ngành
tuyển sinh

Hình 2-3. Mô hình quy trình tuyển sinh đầu vào hệ cao đẳng chính
quy của Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Thương Mại

Qua hình 2.3 ta thấy công tác tuyển sinh chinh quy hệ cao đẳng của
trường cao đẳng kinh tế hỹ thuật thương mại được thực hiện một cách ngắn
gọn và tiết kiệm, nhưng đảm bảo trình tự các bước và tuân theo đúng quy chế
tuyển sinh của Bộ Giáo dục và đào tạo.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -41- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

2.2.3.4. Quá trình đào tạo và kết quả đào tạo


Sau khi thực hiện tuyển sinh đàu vào cho sinh viên, nhà trường sẽ bắt
đầu thực hiện đào tạo theo chương trình đào tạo các chuyên ngành đã được
Bộ Giáo dục và đào tạo phê duyệt. Quá trình đào tạo và kết quả đào tạo được
thực hiện theo những nội dung sau:
*) Phương pháp đào tạo
Phương pháp đào tạo bao gồm các nội dung có liên quan như sau:
- Giảng dạy lý thuyết và thực hành
- Phương pháp triển khai chương trình đào tạo
- Phương pháp quản lý quá trình học tập và quá trình giảng dạy
theo kế hoạch
Tóm lại phương pháp giảng dạy chủ yếu hiện nay của nhà trường vẫn
mang nặng tính truyền thống, thầy đọc trò ghi chép, tăng cường thực hành
nhưng còn rất hạn chế về cơ sở vật chất kỹ thuật, một mặt khuyến khích sinh
viên thực hành tại các doanh nghiệp, mặt khác nhà trường đang cố gắng mua
sắm trang thiết bị phục vụ dạy học. Về triển khai chương trình đào tạo theo
niên chế học phần theo từng năm và từng chương trình khung của Bộ giáo
dục và đào tạo cho hệ cao đẳng là 3 năm mỗi năm là 2 học kỳ mỗi học kỳ là 5
tháng.
*) Chương trình đào tạo
Bảng 2-7 Khối lượng kiến thức toàn khóa hệ Cao Đẳng chính quy
Trong đó
Khối lượng kiến
Kiến thức đại Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
thức toàn khóa
cương Cộng Chung Chuyên ngành
67 103 57 46
170
Đơn vị học Đơn vị Đơn vị Đơn vị
Đơn vị học trình
trình học trình học trình học trình

[Nguồn: Tài liệu Phòng đào tạo]

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -42- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Thực hiện theo chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo áp dụng cho
hệ Cao Đẳng bao gồm:
- Thời gian đào tạo tập trung 3 năm
- Tổng số đơn vị học trình: 170 trong đó
+ Kiến thức giáo dục đại cương 67
+ Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 103
Như vậy về chương trình đào tạo ta thấy rằng, Khối lượng kiến thức giáo
dục đại cương là rất lớn, trong khi kiến thức chuyên ngành (Kỹ năng nghề) lại
rất nhỏ. Đây là sự mất cân đối trong các học phần kiến thức trong chương
trình đào tạo vì vậy cần phải điều chỉnh cho phù hợp với chuyên ngành đào
tạo trong nhà trường.[ Xem phụ lục 1]
Nhà trường gặp nhiều khó khăn trong việc xây dựng và phát triển
chương trình đào tạo thích hợp với nhu cầu xã hội do những quy định của Bộ
giáo dục và đào tạo.
*) Tổ chức và quản lý đào tạo.
Việc tổ chức và quản lý đào tạo được phân cấp theo đúng chức năng
nhiệm vụ của mỗi bộ phận đó dựa vào chức năng nhiệm vụ mục tiêu chung
của nhà trường trong đó bao gồm:
+ Hội đồng học khoa: Ban Giám hiệu- Hiệu phó phụ trách đào tạo
+ Phòng đào tạo chịu trách nhiệm lập kế hoạch tuyển sinh, kế hoạch đào
tạo, kế hoạch giảng dạy và giao cho các khoa, các bộ môn, triển khai và theo
dõi tiến trình đào tạo, tập hợp kết quả đào tạo quản lý và đánh giá kết quả học
tập- lập báo cáo lên ban giám hiệu.
+ Phòng công tác học sinh sinh viên có trách nhiệm quản lý theo dõi về
số lượng học sinh sinh viên các lớp, hoạt động ăn ở, thường trú của học sinh
sinh viên.
Thực hiện ra quyết định kỷ luật đối với học sinh sinh viên trong trường,
thực hiện giáo dục về chính trị tư tưởng cho học sinh sinh viên đồng thời phối
kết hợp với các phòng ban khác, đoàn trường triển khai hoạt động phong trào.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -43- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

+ Phòng tổ chức hành chính: Phối kết hợp với các phòng ban khác, khoa,
bộ môn, giảng viên. Để chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ công tác đào tạo, mua
sắm trang thiết bị phục vụ cho giảng dạy…
+ Các khoa chuyên môn thực hiện nhiệm vụ giảng dạy theo kế hoạch của
phòng đào tạo, quản lý học sinh sinh viên về mặt học tập, đánh giá kết quả
học tập gửi về phòng đào tạo.
*) Đánh giá kết quả hoàn thành khóa học của học sinh sinh viên: Chủ
yếu dựa trên kết quả về điểm thi theo từng học kỳ của toàn khóa học. Công
việc này được thực hiện với các bộ phận chuyên trách của phòng, khoa chức
năng và được sự phê duyệt của trưởng phòng đào tạo và hiệu trưởng.
*) Đánh giá năng lực và khả năng thích ứng của sinh viên;
Hiện nay nhà trường vẫn chưa có bộ phận nào hay kênh thông tin để thu
thập thông tin phản hồi từ phía sinh viên sau khi tốt nghiệp. Ở đây ta thấy
rằng nhà trường chưa thực quan tâm đến vấn đề này và đây là vấn đề rất quan
trọng, để thực hiện việc phát triển chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu
sử dụng lao động, nhu cầu nghề nghiệp của sinh viên để tạo mối liên kết
trường ngành trong hoạt động đào tạo nguồn nhân lực.
*) Đầu ra của sinh viên và kết quả đào tạo

Bảng 2-8: Thống kê kết quả tốt nghiệp của sinh viên ngành Quản trị kinh
doanh của Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Thương Mại qua các
năm 2003 –2005
Tổng số SV đến Tổng số SV được Xét loại tốt nghiệp
Năm
kỳ tốt nghiệp nhận tốt nghiệp Giỏi Khá TB Khá TB
2003 350 338 6 113 104 115
2004 320 311 3 98 102 108
2005 302 297 2 105 85 105

[Nguồn:Phòng đào tạo Trường CĐKT-KTTM, 2006]

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -44- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Những số liệu trên được quy đổi theo tỷ lệ phần trăm theo bảng 2-9 dưới đây:
Qua bảng 2.8, 2.9 cho ta thấy chất lượng đào tạo của nhà trường tương
đối đồng đều, nhưng trong đó tỷ lệ sinh viên đạt loại giỏi tương đối thấp. Và
thực tế cho ta thấy rằng số lượng sinh viên theo học ngành quản trị kinh
doanh của nhà trường có hướng giảm rất lớn, về cơ cấu các lớp của chuyên
ngành quản trị kinh doanh ( xem bảng 2- 4).
Bảng 2-9: Tỷ lệ % kết quả tốt nghiệp của sinh viên ngành Quản trị
kinh doanh của trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Thương Mại qua
các năm 2003, 2004, 2005
Tổng số Tổng số SV Xếp loại tốt nghiệp Tổng số
SV được công Giỏi Xếp loại
Năm Khá TBKhá TBình
đến kỳ tốt nhận tốt nghiệp (%) tốt nghiệp
(%) (%) (%)
nghiệp (%) (%)
2003 350 96,57 1,8 33,4 30,76 34,03 100
2004 320 97,2 0,96 31,5 32,8 34,73 100
2005 302 98,34 0,67 35,34 28,6 35,35 100

[ Nguồn:Phòng đào tạo Trường CĐKT-KTTM, 2006]

2.3. Phân tích và đánh giá thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác
đào tạo và chất lượng đào tạo của trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật
Thương Mại
2.3.1. Các yếu tố thuộc về hạ tầng cơ sở
Kể từ khi được chính phủ nâng cấp thành Trường Cao Đẳng Kinh Tế -
Kỹ Thuật Thương Mại tại quyết định số 97/1998/QĐ TTG ngày 22 tháng 5
năm 1998, nhà trường đã được nhà nước quan tâm, đầu tư, nâng cấp tương
đối đáng kể về cơ sở vật chất:
- Toàn bộ diện tích đất mà nhà trường đang sử dụng 2,1 ha được chia
thành 2 khu
+ Khu làm việc và giảng đường học tập: 0,8 ha

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -45- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

+ Khu kí túc xá,nhà ăn, sân vận động, trạm y tế 1,3 ha


- Các công trình kiến trúc hiện có gồm:
+ Một khu nhà 5 tầng, phục vụ cho thư viện nhà hội thảo khoa học và
truy cập thông tin trên Internet.
+ Hai khu nhà 4 tầng:
Một khu nhà làm việc của các phòng ban
Một khu nhà là giảng đường cho sinh viên
+ Hai khu nhà 3 tầng là giảng đường
+ Các khu nhà 2 tầng
Hai khu nhà ăn và dịch vụ cho sinh viên, 5 nhà kí túc xá
Một nhà học ngoại ngữ và tự học
Một nhà làm thí nghiệm thực hành phục vụ giảng dậy
+ Các nhà cấp bốn: Có 8 nhà làm kí túc xá, trạm y tế.
Theo nhiệm vụ đào tạo mà nhà trường được phân công, thì số học sinh
sinh viên tổng cộng của các ngành đào tạo và các năm đào tạo khoảng 6000
sinh viên. Như vậy kể cả phòng học và phòng ở đều chưa đáp ứng được so
với quy mô và yêu cầu đào tạo. Nhà nước và Bộ Thương Mại đang có kế
hoạch đầu tư hàng năm cho nhà trường nhằm xây dựng mới, chống xuống
cấp, nâng cấp dần các cơ sở hiện có, nhằm từng bước đáp ứng được nhu cầu
đào tạo của nhà trường.

Hình ảnh 2: Toàn cảnh khu giảng đường của nhà trường hiện nay

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -46- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

2.3.1.1. Phương tiện dạy học


Phương tiện dạy học bao gồm những vật dụng cần thiết cho giảng viên
để truyền đạt, mô phỏng bài giảng cho sinh viên. Phương tiện cần thiết ở mức
tối thiểu như: Bảng viết, phấn, máy chiếu (Projector) kết nối máy tính,
overhead, micro và loa tăng âm sử dụng cho các lớp sinh viên...
Trong những trường hợp hay tình huống giảng viên muốn mô phỏng bài
giảng bằng hình vẽ, tranh ảnh, phim tư liệu cho sinh động hoặc sử dụng
phương pháp giảng dạy bằng các phần mềm máy tính là có thể sử dụng máy
chiếu Projector. Còn thông thường giảng viên sử dụng công cụ chính là bảng,
phấn và bút dạ, đây là những phương tiện dạy học thiết yếu nhất nên hầu như
trường nào cũng trang bị đầy đủ.
Mặc dù phương tiện dạy học có thể không thuộc về quy trình đào tạo
nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo, đòi hỏi nhà trường
phải quan tâm chú ý đến việc đầu tư mua sắm phương tiện dạy học và đặc biệt
là những phương tiện có sử dụng công nghệ mới trong đào tạo như máy tính
xách tay, máy chiếu (projector), phần mềm hỗ trợ trình diện (power point),
phông chiếu di động…các thiết bị thực hành, internet

Hình ảnh 3: Phòng học đa phương tiện


2.3.1.2. Học liệu cho sinh viên

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -47- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Học liệu cho sinh viên bao gồm: Giáo trình, bài giảng, tài liệu tham
khảo, ngân hàng đề thi và trình độ kinh nghiệm của giảng viên,…Học liệu là
những kiến thức đã được giải mã thành ngôn ngữ phù hợp giúp sinh viên có
thể nghiên cứu tìm hiểu nắm bắt được kiến thức đào tạo trong nhà trường.
Thông qua học liệu, sinh viên nắm bắt được kinh nghiệm, kỹ năng kiến thức
và phương pháp giải quyết các vấn đề chuyên môn, các kỹ năng nghề và các
vấn đề khoa học kỹ thuật công nghệ để vận dụng vào thực tiễn công việc sau
khi tốt nghiệp ra trường, vào thực tiến hoạt động sản xuất kinh doanh.
Như vậy, học liệu cho sinh viên đóng vai trò quan trọng ảnh hưởng trực
tiếp đến chương trình đào tạo và quy trình đào tạo của nhà trường. Hiện nay,
đối với các ngành đào tạo của trường như ngành quản trị kinh doanh, kế toán,
nhà trường có rất nhiều học liệu bổ ích và thiết thực với thực tế hoạt động
kinh doanh. Việc cung cấp tài liệu cho sinh viên được thực hiện qua nhiều
nguồn khác nhau, như thư viện, qua giảng viên, hoặc qua các nhà sách, qua
mạng Internet, thư viện quốc gia…
Dưới đây là những tài liệu thống kê về số lượng đầu sách có thể cung
cấp cho sinh viên học tập và sử dụng làm tài liệu giảng dạy cho sinh viên.

Bảng 2-10. Tổng số tài liệu có trong thư viện của trường qua các năm
(Đơn vị tính: Đầu sách: Số lượng: Cuốn)
2003 2004 2005
Tổng số đầu sách hiện có tại thư viện 1053 2325 2857
Tổng số bản sách hiện có 17520 27320 34654
Tổng số các tên tạp chí khoa học hiện có 103 105 106
Giáo trình do nhà trường viết 950 1320 2000
Sách phát hành từ năm 1990 trở lại đây 9325 11523 15135

[Nguồn:Thư viện nhà trường]


Đối với sinh viên hệ Cao đẳng chuyên ngành quản trị kinh doanh thì

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -48- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

tổng số đầu sách trong thư viện có thể đáp ứng tốt được nhu cầu học tập của
sinh viên qua việc tìm hiểu nghiên cứu tài liệu đối với từng môn học, qua đó
ngoài việc học tập ở trên lớp, sinh viên có thể mượn tài liệu của thư viện về
học tập, tự học, tự nghiên cứu nâng cao khả năng nhận thức. Nguồn tài liệu
thư viện cũng là học liệu quan trọng giúp cho giảng viên trong việc lựa chọn
loại tài liệu phù hợp với trình độ chung của sinh viên, cũng như trong công
tác nghiên cứu giảng dạy.
Tuy nhiên, thực tế đặt ra yêu cầu cấp thiết đối với nguồn học liệu là phải
luôn cập nhật và tạo ra sự phù hợp với tình hình thực tế của hoạt động sản
xuất kinh doanh, tránh sự lạc hậu về nguồn học liệu, không phù hợp với thực
tiễn.
Tóm lại những vấn đề liên quan đến học liệu cho sinh viên hiện nay là
vấn đề rất quan trọng đối với các trường Đại học Cao đẳng nói chung và
trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Thương Mại nói riêng phải được đảm
bảo phù hợp với nhu cầu đào tạo, chương trình đào tạo, mục tiêu đào tạo,
ngành đào tạo…đồng thời đó cũng là một giải pháp quan trọng để nâng cao
chất lượng đào tạo của nhà trường.
2.3.2. Các yếu tố thuộc về cán bộ quản lý, cán bộ giảng dạy
* Về số lượng:

120 110
100
80
61 Nam
60 49 Nữ
40 32 Tổng số
21
20 11
0
Cán bộ quản lý Cán bộ giảng dạy Nhân viên phục vụ

Nhận xét:
- Số cán bộ giảng dạy chiếm 47,4%, điều này thể hiện sự mất cân
đối về cơ cấu đội ngũ. Số lao động chủ yếu, quan trọng đang thiếu khá
nghiêm trọng, nhất là giảng viên kế toán, tài chính.
- Số cán bộ quản lý chiếm 15,3%, đang còn thiếu.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -49- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

- Số nhân viên phục vụ chiếm 37,3% là quá cao, đang là vấn đề nan
giải, do cơ chế cũ để lại.
- Ngoài số CBGD cơ hữu trên, nhà trường còn ký hợp đồng thỉnh
giảng với 25 giảng viên thỉnh giảng. Giảng viên kiêm chức là 12 người.
Bảng 2.11 - Cơ cấu đội ngũ CBGD theo chuyên môn chính
(giáo viên cơ hữu):
Ngành, Số Tỷ
STT chuyên ngành người trọng
1 Quản trị kinh doanh:
- Kinh tế 18 16,4%
- Nghiệp vụ kinh doanh 17 15,5%
2 Kế toán:
- Kế toán 14 12,7%
- Tài chính 6 5,5%
3 Kỹ thuật bảo quản:
- Kỹ thuật xăng dầu 10 9,1%
- Thương phẩm - bảo quản 6 5,5%
4 Chính trị, thể thao, quốc phòng 15 13,6%
5 Cơ bản 9 8,2%
6 Ngoại ngữ 15 13,6%
7 Tổng 110 100%
[Nguồn: Phòng tổ chức hành chính]
* Trình độ chuyên môn:

100
84
80

60
Trên đại học
40 Đại học, Cao đẳng
25 26
20
7
0
Cán bộ quản lý Cán bộ giảng dạy

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -50- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Nhận xét:
- Chưa có cán bộ giảng dạy có trình độ tiến sỹ trở lên.
- Số lượng có trình độ thạc sỹ còn thấp.
* Trình độ ngoại ngữ:

70 65
60
50
40 A
30
30 B
20
20 15 C
10 5 7
0
Cán bộ quản lý Cán bộ giảng dạy

* Trình độ tin học:


95
100
80
A
60
B
40 27
10 C
20 3 2 5
0
Cán bộ quản lý Cán bộ giảng dạy

Nhận xét: trình độ ngoại ngữ và tin học của đội ngũ nhìn chung còn khiêm tốn.
* Tuổi đời & tuổi nghề: + Tuổi đời:
80
66
60
T<35
40
25 35<T<50
19 15 16
20 50<T<60
1
0
Cán bộ giảng dạy Cán bộ quản lý

+ Thâm niên công tác chính (đơn vị tính: năm)

80 64
60 44 T<2
40 25 2<T<5
20 5 T>5
2 2
0
Cán bộ giảng dạy Cán bộ quản lý

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -51- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Nhận xét:
Đội ngũ CBGD, CBQL của nhà trường có phân bố tuổi đời và tuổi nghề
không cân đối, nghiêng về hai phía quá trẻ và cao tuổi. Đây là một vấn đề khó
khăn cho công tác cán bộ. Số CBGD có thâm niên công tác chính trên 5 năm
chiếm khoảng 40% là thấp, số có thâm niên từ 2 đến 5 năm chiếm 58% là cao.
Số CBQL trẻ (dưới 35 tuổi) chỉ có 3% là quá ít, điều đó cũng có nghĩa là đội
ngũ kế cận quá mỏng, thiếu hụt nghiêm trọng. Tất cả những yếu tố đó có tác
động mạnh đến chất lượng đội ngũ và theo đó là chất lượng công tác chuyên
môn. Nguyên nhân chủ yếu là do lịch sử và cơ chế cũ để lại.
Bảng 2.12 -Tình hình đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ
đội ngũ cán bộ:
+ Trình độ chuyên môn:
Cao học Nghiên cứu sinh
Năm học Trong Nước Trong Nước
nước ngoài nước ngoài
2003-2004 5 1 0 0
2004-2005 15 1 1 0
2005-2006 24 0 2 1
[Nguồn: Phòng tổ chức hành chính]
Giáo dục và đào tạo trong tình hình hiện nay có vai trò hết sức cốt lõi
cho quá trình xây dựng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH & HĐH đất
nước. Đảng và Nhà nước đang có nhiều chủ trương, chính sách nhằm đổi mới
và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu cấp bách của
quá trình phát triển kinh tế - xã hội theo hướng xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN. Điều đó cũng có nghĩa là giáo dục và đào tạo cũng
phải chấp nhận cạnh tranh, cũng phải tính đến hiệu quả, trước hết là giải quyết
tốt “bài toán chi phí”. Đến đây thì vấn đề đội ngũ những người làm công tác
giáo dục & đào tạo; đặc biệt là chất lượng đội ngũ nhà giáo, nhà khoa học,
nhà quản lý giáo dục & đào tạo trở thành vấn đề trung tâm và tiên quyết.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -52- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Trong bối cảnh đó, Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại -
một thành viên “nhỏ bé” trong làng giáo dục đại học Việt Nam đang đứng
trước những cơ hội lớn để phát triển và trưởng thành. Đó là nhu cầu đào tạo
cán bộ đáp ứng sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội theo cơ chế mới, phù hợp
với xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế, trước mắt là tham gia
WTO và các tổ chức, chương trình hợp tác kinh tế khu vực và quốc tế. Trong
khi đó, nội lực của nhà trường hiện đang còn rất khiêm tốn và nhiều thiếu
thốn (đội ngũ cán bộ giảng dạy và cán bộ quản lý vừa thiếu, vừa yếu, vừa mất
cân đối. Cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều thiếu thốn: đất quá ít, cở sở vật
chất kỹ thuật cũ, lạc hậu, thiếu thốn nhiều…) Đây là những thách thức to lớn
trong quá trình phát triển và trưởng thành.
Do đó tất yếu phải có chiến lược phát triển nhà trường một cách toàn
diện và đặc biệt là phải hiện thực hoá được chiến lược đó trong đời sống thực
tế. Trong đó chiến lược xây dựng và phát triển đội ngũ CBGD & CBQL nhà
trường là một trong những chiến lược then chốt và cấp bách. Đồng thời cũng
phải có ngay chiến lược về phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và chiến lược
phát triển và đổi mới đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
2.3.3. Các yếu tố thuộc về người học
Hiện nay trong lĩnh vực khoa học nói chung, khoa học giáo dục nói
riêng đã có nhiều công trình nghiên cứu về hoạt động học tập – nghiên cứu
của người học (sinh viên) ở các cấp độ khác nhau, cho thấy vai trò của người
học cũng rất quan trọng trong hệ thống giáo dục đào tạo nó thể hiện sự đa
dạng của các yếu tố thuộc về người học
Một số trường đại học nổi tiếng trên thế giới như ở Hoa Kỳ, Anh, Pháp,
Đức có xu hướng tuyển sinh đầu vào của sinh viên thông qua việc đánh giá
chỉ số thông minh IQ hoặc khả năng xử lý tình huống đặt ra và được chứng
nhận bằng chứng chỉ.
Đối với các trường Đại học ở nước ta, việc tuyển sinh thông qua việc
đánh giá kết quả điểm thi của các môn thi bắt buộc chia theo từng ngành học

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -53- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

và được gọi là khối thi. Trong tình trạng hiện nay, trường Cao Đẳng Kinh Tế -
Kỹ Thuật Thương Mại cũng chưa tổ chức được một cuộc điều tra, nghiên cứu
nào liên quan đến những vấn đề về đầu vào cũng như đầu ra của học sinh sinh
viên như: trình độ nhận thức, kiến thức, tính năng động sáng tạo. khả năng tư
duy, chỉ số thông minh, kỹ năng nghề….
Tuy nhiên, vấn đề mà luận văn nghiên cứu liên quan đến các hoạt động,
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường với đối tượng
nghiên cứu là ngành hẹp trong lĩnh vực đào tạo đó là ngành quản trị kinh
doanh và đối tượng học tập chủ yếu là học sinh phổ thông. Nhưng để đảm bảo
một trình độ nhận thức nhất định tạo tiền đề tiếp thu kiến thức trong quá trình
đào tạo cho sinh viên, đồng thời thực hiện đúng những quy định của Bộ giáo
dục và đào tạo, Bộ thương mại, bắt đầu từ năm học 2004-2005, năm học
2005-2006, nhà trường thực hiện tuyển sinh đối với các bậc học, ngành học
theo hình thức xét tuyển, nhưng đối với bậc cao đẳng nhà trường xét tuyển
theo điểm thi đại học với các khối thi A và D, trong đó khối D được xét tuyển
vào ngành kinh doanh xuất nhập khẩu, nhưng chủ yếu là các học sinh thi ở
các trường đại học khối kinh tế.
Đối với nguồn đầu vào của sinh viên hệ Cao đẳng chính quy, chủ yếu là
học sinh phổ thông từ khu vực các tỉnh miền trung và khu vực các tỉnh miền
Bắc, một phần do kết quả thi, một phần do sở thích năng lực và sự phù hợp
với hoàn cảnh kinh tế gia đình… Nhưng bên cạnh đó, tâm lý học tập của sinh
viên các trường Cao đẳng nói chung và trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật
Thương Mại nói riêng trong những năm đầu chưa được ổn định, nhiều sinh
viên vẫn nuôi trong mình ý định, giải pháp học tạm thời, học đối phó để năm
tới còn thi tiếp đại học. Chính vì vậy số lượng sinh viên hệ Cao đẳng trong
các ngành đào tạo của nhà trường có sự dao động giảm hàng năm là rất cao và
kết quả học tập trong những năm đầu là rất thấp. Có những ngành, lớp đào tạo
của nhà trường có đến 20-30 sinh viên xin rút hồ sơ nhập vào các trường đại học.
Vấn đề này là vấn đề rất nan giải của nhà trường và hiện chưa có biện pháp
khắc phục nên nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đào tạo của nhà trường.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -54- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

2.4. Kết luận chương 2


Như phần mở đầu đã nêu, đề tài mà luận mong muốn được trình bày có
nhiệm vụ chỉ ra: Các nhiệm vụ, vai trò và những vấn đề cơ bản rất quan trọng
trong việc thực hiện giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo trong xu thế hội
nhập và phát triển, nhằm gắn đào tạo với sử dụng lao động trong các ngành
nghề mở ra nhiều cơ hội học tập nâng cao nhận thức, tăng cường chất lượng
nguồn nhân lực phục vụ cho sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước.
Cùng với việc nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích và vận dụng sáng tạo kết
hợp lý thuyết với thực tiễn phân tích đánh giá các yếu tố có liên quan trực tiếp
đến chất lượng đào tạo trong trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Thương
Mại, luận văn có nhiệm vụ chính là đề xuất được những giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao chất lương đào tạo ngành Quản trị kinh doanh của nhà trường
trong sự nghiệp giáo dục đào tạo phát triển nguồn nhân lực cho ngành thương
mại và đất nước trong thời gian tới.
Với những gì đã trình bày đề tài đã thực hiện được một phần nhiệm vụ
của mình. Đề tài đã chỉ ra những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến chất lượng
đào tạo trong cơ chế thị trường, hội nhập, phát triển cho từng trường nói
chung và Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại nói riêng.
Trên cơ sở phân tích và đánh giá công tác đào tạo và chất lượng đào tạo
ngành Quản trị kinh doanh của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương
mại; đề tài cũng đã chỉ ra những yếu tố cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp đến
chất lượng đào tạo và đặc biệt là những yếu tố mà nhà trường rất quan tâm và
đang tìm kiếm các biện pháp hợp lý để khắc phục nhằm nâng cao hơn nữa
chất lượng đào tạo.
Từ những trình bày đó, trong chương 3 đề tài mong muốn đề xuất những
giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đào tạo ngành Quản trị kinh doanh của
Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -55- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH CỦA TRƯỜNG CAO ĐẲNG
KINH TẾ - KỸ THUẬT THƯƠNG MẠI.
3.1. Các xu hướng tiếp cận chương trình đào tạo trong nước và quốc tế
3.1.1. Xu hướng tiếp cận theo các chương trình chuẩn.[7,12]
Theo cách tiếp cận này người lập chương trình đào tạo dựa vào thời gian
chuẩn, khối lượng kiến thức chuẩn, khả năng tay nghề chuẩn để xây dựng
chương trình. Theo cách này, người lập chương trình chỉ quan tâm đến khối
lượng và chất lượng kiến thức, tay nghề trong một thời gian đào tạo quy định.
Mục tiêu của chương trình đào tạo kiểu này là nội dung kiến thức và khả năng
tay nghề. Cách tiếp cận này đang được rất nhiều trường, cơ sở đào tạo ở nước
ta sử dụng. Vì xem giáo dục và đào tạo chỉ là một quá trình truyền thụ một
khối lượng kiến thức và khả năng làm việc cho người học, nên khi lựa chọn
phương pháp giảng dạy, người dạy chỉ cần tìm phương pháp giảng dạy nào
truyền thụ tốt nhất. Nhưng quá trình đào tạo không chỉ đơn giản như vậy,
những tiến bộ khoa khoa học kỹ thuật không ngừng gia tăng. Cùng với các
cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật do vậy kiến thức cũng không ngừng gia
tăng. Mặt khác thị trường lao động và nhu cầu của người học luôn thay đổi.
Nếu xem giáo dục và đào tạo chỉ đơn giản là một quá trình truyền thụ những
kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, thì với một thời gian đào tạo chính khoá một
cách cố định, thậm chí hiện nay còn có xu hướng giảm đi, người học sẽ lâm
vào tình trạng học quá tải. Nếu trong một giai đoạn nhất định cho dù người
học có tiếp thu được một khối lượng kiến thức và kỹ năng nghề tối đa đi nữa
thì tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật như ngày này thì chẳng bao lâu sẽ
bị lạc hậu và không còn đủ dùng nữa.
Theo cách tiếp cận này thì chương trình đào tạo chỉ chú trọng đến kiến
thức và kỹ năng nghề nghiệp là quá đơn giản, nó đã bỏ qua nhiều khía cạnh
khác không kém phần quan trọng. Còn người học chỉ có nhiệm vụ là cố gắng
học, học một cách có hiệu quả.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -56- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Cách đánh giá hiệu quả của cách tiếp cận này là xác định lượng kiến thức
và kỹ năng nghề mà người học tiếp thu được. [7,12]
3.1.2. Xu hướng tiếp cận các chương trình đào tạo theo định
hướng phát triển.
Theo cách tiếp cận này, chương trình đào tạo luôn bám sát các bước tiến
của khoa học kỹ thuật công nghệ và trang thiết bị. Xuất phát từ các trang thiết
bị, công nghệ và yêu cầu của người sử dụng lao động, nhu cầu của người học
và đề ra được mục tiêu và nội dung chương trình đào tạo.
Chương trình đào tạo được xây dựng theo cách tiếp cận này có ưu điểm
là tính cấp nhật cao và nó luôn theo sát được các bước tiến của những tiến bộ
khoa học kỹ thuật.
Nhưng chương trình sử dụng cách tiếp cận này phải đầu tư trang thiết bị
(hoặc sử dụng loại hình đào tạo kép) và phải có dự báo tốt nhu cầu thị trường
lao động. Nếu không học sinh, sinh viên ra trường sẽ không có việc làm ngay.
Mặt khác để đào tạo theo chương trình này, cần phải có một đội ngũ cán bộ
giảng dạy và cán bộ quản lý đào tạo dày dặn kinh nghiệm. [8,42-43]
3.1.3. Xu hướng tiếp cận chương trình đào tạo gắn với nhu cầu thị trường
lao động.
Theo cách tiếp cận này, chương trình đào tạo phải có mục tiêu phù hợp
với thị trường lao động. Nhưng vì thị trường lao động rất đa dạng và luôn
biến đổi nên mục tiêu đào tào và cấu trúc nội dung chương trình đào tạo cũng
phải rất linh hoạt để luôn đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động cũng
như sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật. Các kiến thức và kỹ năng có thể sử
dụng ngay được khi học xong chương trình.
Chương trình đào tạo loại này có thể cùng mọt lúc tồn tại ở nhiều cấp độ:
-Chương trình đào tạo nghề diện hẹp bậc thấp.
-Chương trình đào tạo nghề diện hẹp bậc cao.
-Chương trình đào tạo nghề diện vừa bậc cao.
-Chương trình đào tạo nghề diện rộng bậc cao.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -57- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Tuỳ theo mức độ yêu cầu đối với nghề của thị trường lao động và nhu
cầu của người sử dụng lao động cũng như trình độ, nhu cầu của người học mà
xác định được mục tiêu cũng như nội dung của chương trình đào tạo.
Chương trình đào tạo kiểu này được xây dựng dựa trên cơ sở tìm hiểu thị
trường lao động. Nên nếu khảo sát và dự báo tốt thì học sinh, sinh viên sau
khi học xong sẽ có việc làm ngay vì họ đáp ứng được yêu cầu công việc mà
thị trường lao động yêu cầu, sẽ rất có hiệu quả nếu nhà trường với tư cách là
nhà sản xuất “sản phẩm” đào tạo nghề, còn người sử dụng lao động hoặc
người học với tư cách là người đặt hàng. [8,43-44]
3.1.4. Những nguyên tắc, yêu cầu cơ bản và cơ sở xây dựng nội dung
chương trình đào tạo ở nước ta hiện nay.
3.1.4.1. Những nguyên tắc chỉ đạo trong việc xây dựng nội dung chương trình
đào tạo.
Việc xây dựng nội dung chương trình đào tạo không những phải phù hợp
với mục tiêu đào tạo mà còn phải phù hợp với từng loại hình đào tạo.
Nội dung chương trình đào tạo phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
+ Phải đảm bảo tính toàn diện và cân đối của giáo dục: Cân đối giữa khối
lượng kiến thức, cân đối giữa giáo dục chính trị và giáo dục chuyên môn.
+ Phải gắn nội dung chương trình đào tạo với thực tế sản xuất.
+ Phải đảm bảo tính thống nhất chung trong toàn quốc đồng thời có tính
đến đặc trưng của từng vùng, từng địa phương, phải phù hợp với điều kiện
giảng dạy học tập của từng trường, phải đảm bảo học đi đôi với hành, học tập
kết hợp với lao động, sản xuất.
+ Phải đảm bảo tính hội nhập trong khu vực và trên thế giới.
+ Chương trình đào tạo phải được xem xét lại hàng năm nhằm đưa vào
những tri thức mới của tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Nguyên tắc
này nhằm đảm bảo hiện đại hoá nội dung đào tạo, đồng thời tránh quá tải cho
người học.
+ Phải đảm bảo tính vừa sức cho người học. Chương trình đào tạo phải
mềm dẻo, linh hoạt [14,25-26]

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -58- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

3.1.4.2. Các yêu cầu cơ bản và cơ sở xây dựng nội dung chương trình đào tạo.
* Đảm bảo tính nhân văn
Trong cấu trúc nội dung chương trình đào tạo phải tạo nên sự nhất quán
trong việc hình thành nhân cách cho người lao động trong điều kiện kinh tế –
xã hội phát triển, song vẫn giữ được bản sắc dân tộc, lòng trung thành với sự
nghiệp xây dựng bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.[14, 21]
* Đảm bảo tính khoa học, tính quốc tế hiện đại và hoà nhập.
Đảm bảo tính khoa học là đảm bảo tính chân thực khách quan, tính hiện
đại, tính hệ thống, tính logíc chặt chẽ và tính tổ chức hợp lý.
Nội dung chương trình đào tạo phải phản ánh được hiện thực một cách
đúng đắn, chân thực, khách quan, phải chỉ ra được những thuộc tính của sự
vật hiện tượng và những mối quan hệ bản chất giữa chúng.
Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp phải được lựa chọn sao cho đảm bảo
tính hiện đại và thiết thực đảm bảo cho điều kiện hội nhập và mở cửa của nền
kinh tế hiện nay.[14, 22]
Phân bố trình tự kiến thức, kỹ năng phải hợp lôgíc, hợp với quy luật nhận
thức từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp.
* Đảm bảo tính hệ thống
Nội dung chương trình đào tạo phải được sắp xếp sao cho người học nắm
được theo một hệ thống lôgic chặt chẽ. Tiếp thu cơ sở khoa học có nghĩa là
nắm vững nhưng kết quả khái quát hoá của thực tiễn sản xuất kinh doanh.
Bản thân các môn khoa học đã có tính hệ thống, do vậy khi xây dựng nội
dung chương trình đào tạo phải đảm bảo tính hệ thống này, không chia cắt,
gây xáo trộn, gây trở ngại cho việc tiếp thu của người học.
Trong quá trình dạy học những kiến thức quan trọng nhất nhưng điểm “nút”,
“Chìa khoá” phải được vận chuyển vào thực tiễn, tác động đến đời sống, đến
thực tiễn.
Như vậy, tính cơ bản gắn liền với tính hệ thống. Cùng với sự gắn liền lý
thuyết với thực tiễn là những điều kiện cơ bản không thể thiếu được của việc
nắm vững cơ sở khoa học.[14, 23-24]

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -59- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

* Đảm bảo tính ổn định mềm dẻo tính linh hoạt.[14, 24]
Việc thường xuyên đổi mới cập nhật kiến thức, bổ sung kiến thức và loại
bỏ kiến thức đã lạc hậu không phù hợp trong nội dung chương trình đào tạo là
công việc rất quan trọng và không kém phần phức tạp. Cần xác định “phần
cứng” và phần mềm của chương trình đào tạo. Phần cứng là phần bắt buộc có
tính ổn định cao cung cấp các kiến thức kỹ năng cơ bản cho người học, “Phần
mềm” là phần có thể thay đổi được tuỳ thuộc vào yêu cầu của thực tiễn, vào
điều kiện vật chất, đội ngũ giảng viên của nhà trường, nhu cầu của xã hội.
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo ngành Quản trị kinh
doanh của Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Thưong Mại.
3.2.1. Giải pháp thứ nhất: Ứng dụng phương pháp Dacum để xây dựng
chương trình đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo.
3.2.1.1. Mục tiêu của giải pháp trong luận văn
Dacum là chữ viết tắt của Develop A Curriculum. Có nghĩa là phát triển
chương trình đào tạo. Phương pháp này xuất phát từ Canada sau đó được sử
dụng phổ biến sang Hoa Kỳ. Đại học Holland (Canada) áp dụng phương pháp
Dacum làm cơ sở để triển khai tất cả chương trình đào tạo của nhà trường, dưới
sự giúp đỡ của Carry Coffin chuyên gia xây dựng chương trình đào tạo. Dacum
được sử dụng rộng rãi ở nhiều trường đại học ở Canada và Hoa Kỳ. [7,3]
Thiết kế chương trình đào tạo (Curriculum Design) hay xây dựng chương
trình đào tạo (Curriculum Making) không chỉ đơn thuần là khâu biên soạn
chương trình hay soạn thảo chương trình mà nó là một quá trình xây dựng và
phát triển liên tục các chương trình đào tạo đánh giá kiểm định chất lượng của
sản phẩm đào tạo[ 7,4]
Đối với quan niệm về phát triển chương trình đào tạo, mặc dầu người ta
dễ dàng nhất trí với nhau về việc xem xét nó như một quá trình liên tuc phát
triển và hoàn thiện của quá trình đào tạo nhưng về mặt kỹ thuật, việc xếp nó
như một là một giai đoạn không thể tách rời với các giai đoạn khác hay xem
nó như một quá trình hoà quyện vào toàn bộ quá trình đào tạo trong mọi lúc,
mọi nơi. [8,46 -47]

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -60- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Theo Wentling (1993) thì phát triển chương trình đào tạo là quá trình
thiết kế chương trình đào tạo. Sản phẩm của quá trình này là một bản kế
hoạch mô tả chương trình đào tạo với đầy đủ mục tiêu, nội dung đào tạo,
phương pháp đào tạo, các phương tiễn hộ trợ đào tạo và cách đánh giá kết quả
học tập của sinh viên. Tuy nhiên, chương trình đào tạo sau khi được đưa vào
thực thi, được đánh giá thì những thông tin phản hồi luôn được sử dụng ngay
trong các giai đoạn của quá trình đào tạo để hoàn thiện chương trình đào tạo.
Đến khi kết thúc một chu trình đào tạo thì việc đánh giá toàn bộ chương trình
đào tạo cũng sẽ cung cấp thông tin để cải tiến chương trình hoặc xây dựng lại
chương trình cho chu kỳ sau cùng với việ phân tích các nhu cầu mới về đào
tạo. Cứ như vậy chương trình đào tạo sẽ được hoàn thiện và phát triển không
ngừng cùng với quá trình đào tạo. [8, 48 - 49]
Với những xu hướng tiếp cận chương trình đào tạo tiên tiến trên thế giới
trong việc thiết kế, xây dựng và phát triển chương trình đào tạo. Giải pháp
được đưa vào trong luận văn với mục tiêu sau:
+ “Học tập kinh nghiệm của các trường tiên tiến trên thế giới và các trường
đào tạo trong nước nhằm thiết kế xây dựng và phát triển các chương trình đào
tạo cho các chuyên ngành, bậc đào tạo trong trường Cao đẳng kinh tế - kỹ
thuật thương mại”. Nhằm nâng cao chất lượng nội dung chương trình đào tạo.
+ “Phân tích nhu cầu thực tiễn của sinh viên sau khi ra trường để nâng cao
chất lượng thực tế”. Nhằm thu thập những thông tin phản hồi làm cơ sở cải
tiến phát triển hoàn thiện chương trình đào tạo.
+ “Kiểm định xây dựng chương trình mẫu cho một số chuyên ngành trong nhà
trường” nhằm đào tạo ra những người lao động có chất lượng cao đáp ứng tốt với
thực tế đòi hỏi, làm cơ sở để đưa ra các biện pháp quản lý chất lượng trong đào tạo.
3.2.1.2. Cơ sở đưa ra giải pháp
+ Căn cứ Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ban hành ngày 2 tháng 11 năm
2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn
2006 – 2020.“Phát triển chương trình đào tạo theo định hướng nghiên cứu và

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -61- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

định hướng nghề nghiệp ứng dụng. Bảo đảm sự liên thông giữa các chương
trình trong toàn hệ thống. Xây dựng và hoàn thiện các giải pháp đảm bảo chất
lượng và hệ thống kiểm định giáo dục đại học. Mở rộng quy mô đào tạo đạt tỷ
lệ 200 sinh viên /1 vạn dân vào năm 2010 và 450 sinh viên /1 vạn dân vào năm
2020, trong đó khoảng 70 –80% tổng số sinh viên theo học các chương trình
nghề nghiệp ứng dụng vào khoảng 40% tổng số sinh viên thuộc các cơ sở giáo
dục đại học “ngoài công lập”.
Cơ cấu lại chương trình khung đảm bảo sự liên thông giữa các cấp học giải
quyết tốt mối quan hệ về khối lượng kiến thức và thời lượng học tập giữa các
môn giáo dục đại cương và giáo dục chuyên nghiệp, nâng cao hiệu quả đào tạo
của từng môn học. Đổi mới nội dung đào tạo, gắn kết chặt chẽ với thực tiễn
nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và nghề nghiệp cho xã hội, phục vụ
yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của từng ngành, từng lĩnh vực, tiếp cận trình
độ tiên tiến của thế giới. Phát triển tiềm năng sáng tạo, kỹ năng nghề nghiệp,
năng lực hoạt động trong cộng đồng và khả năng lập nghiệp của người học.
+ Căn cứ vào nhu cầu đào tạo của nhà trường, như đã chỉ ra ở chương 2.
Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Thương Mại đào tạo 3 bậc song song:
Bậc nghề → Bậc trung học chuyên nghiệp → Bậc cao đẳng. Đây là điều
kiện rất tốt để nhà trường có thể thực hiện việc thiết kế, xây dựng và phát
triển chương trình đào tạo theo hướng liên thông qua 3 bậc nêu trên và liên
thông lên đại học. Chính vì vậy nhà trường rất cần thiết tìm kiếm một giải
pháp để xây dựng chương trình đào tạo và phát triển chương trình đào tạo.
+ Căn cứ vào phiếu thăm dò khảo sát cho thấy “Số học sinh đăng ký
nguyện vọng vào học các trường đào tạo nghề cho thấy rằng: 42% học sinh
trực tiếp chọn nghề và cảm thấy tự tin với quyết định chọn ngành nghề của
mình, 25% học sinh theo nghề của cha mẹ, 28% học sinh ghi nguyện vọng
sau khi đã vượt qua sự quan tâm, can thiệp của phụ huynh”. [9, 34 - 35]
Theo số liệu thống kê Bộ Giáo dục Đào tạo năm 2006, số hồ sơ đăng
ký vào các trường Cao đẳng chiếm 30%, tăng 3% so với năm 2005. [10,14]

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -62- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

+ Căn cứ nhu cầu nâng cao chất lượng thực tế của các ngành học bậc học
của nhà trường và nhu cầu hội nhập thì việc tìm ra một giải pháp thích hợp cho
việc nâng cao chất lượng đào tạo là rất cần thiết.
Hiện nay các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo là rất nhiều nhưng
bên cạnh đó có những nhân tố ảnh hưởng tích cực và những nhân tố, ảnh
hưởng chưa tích cực đã tạo ra những khoảng cách nhất định trong chất lượng
đào tạo.
Do vậy việc đưa ra giải pháp thích hợp như việc ứng dụng phương pháp
Dacum để xây dựng chương trình đào tạo theo hướng nâng cao chất lượng
đào tạo là rất cần thiết. Để tiếp tục cải tiến và nâng cao hơn nữa chất lượng
của chương trình đào tạo nhằm thu được hiệu quả đào tạo cao hơn nữa đáp
ứng mục tiêu chất lượng đào tạo của nhà trường trước yêu cầu của xã hội và
yêu cầu của ngành.
3.2.1.3. Nội dung chính của giải pháp.
Giải pháp được đưa ra nhằm hướng dẫn thực hiện phương pháp Dacum
để: Thiết kế xây dựng chương trình đào tạo và phát triển chương trình đào tạo
theo hướng nâng cao chất lượng đào tạo ngành quản trị kinh doanh và một số
chuyên ngành khác trong các bậc đào tạo của Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ
Thuật Thương Mại.
3.2.1.4. Đánh giá chất lượng chương trình đào tạo hiện tại
Điều 36 mục 1 điều C – Luật Giáo dục đã được Quốc hội thông qua năm
2005 đã nêu “Bộ giáo dục và đào tạo quy định chương trình khung gồm cơ
cấu nội dung các môn học, thời gian đào tạo, tỷ lệ phân bổ thời gian đào tạo
giưa các môn học cơ bản (Đại cương) và chuyên ngành, giữa lý thuyết với
thực hành, thực tập. Căn cứ vào chương trình khung trường Đại học và trường
Cao Đẳng xác định chương trình giáo dục của trường mình.
Trên cơ sở đó Bộ Giáo dục và Đào tạo đã quy định về chương trình khung
cho mỗi ngành đào tạo cụ thể.
Chương trình khung = Khung chương trình + Phần nội dung cứng. [11. 26,27]

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -63- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Sau khi có chương trình khung của Bộ giáo dục và đào tạo ban hành trên
cơ sở đó các trường Đại học và trường Cao đẳng có thể sử dụng và bổ sung
các học phần kiến thức giáo dục đại cương và phần kiến thức ngành vào toàn
bộ khối kiến thức chuyên sâu.
Đối với các chương trình đào tạo của Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ
thuật Thương mại thì phần lớn các chương trình đào tạo cho các ngành đào tạo
và bậc đào tạo đều lựa chọn trên cơ sở chương trình khung của Bộ giáo dục và
đào tạo ban hành. Vì vậy việc thiết kế xây dựng chương trình đào tạo và phát
triển chương trình đào tạo còn rất hạn chế do sự kiểm soát rất chặt chẽ của Bộ
giáo dục và đào tạo. Bộ thương mại. Các chương trình đào tạo cho bậc đào tạo
Cao đẳng của nhà trường đang nảy sinh những khiếm khuyết cần phải khắc
phục kịp thời. Đó là mâu thuẫn giữa lượng kiến thức cần được truyền đạt ngày
một tăng nên với thời gian đào tạo không đổi, thậm chí còn phải giảm bớt,
mâu thuẫn giữa tính trừu tượng của các môn học với tính cụ thể của công việc
(kỹ năng nghề), nhiệm vụ mà thực tiễn đòi hỏi. Các vấn đề này cần phải giải
quyết ở đây là phải xây dựng cho bằng được một chương trình đào tạo hợp lý,
vừa giải quyết triệt để những mâu thuẫn trên vừa đảm bảo được những nguyên
tắc và yêu cầu cơ bản trong việc xây dựng chương trình đào tạo, vừa phù hợp
với thực tiễn đặt ra và đảm bảo nâng cao chất lượng đào tạo.
3.2.1.5. Quá trình thực hiện giải pháp
A. Các bước thực hiện giải pháp.
1. Thành lập Ban/Tiểu ban Dacum.
1.1. Thành viên Dacum
- Chuyên viên phòng đào tạo.
- Các nhà khoa học ở các viện nghiên cứu.
- Các giáo viên giỏi.
- Các nhà quản lý, nhân viên ở các doanh nghiệp.
- Những công nhân có kinh nghiệm.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -64- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

1.2. Tổ chức hoạt động của Ban/ Tiểu ban Dacum


Hội đồng khoa học
BAN GIÁM HIỆU
đào tạo của Trường

(Tư vấn khoa học)


Ban/ Tiểu ban DACUM

Thành viên thuộc Viện nghiên cứu: Doanh nghiệp: Người lao động:
trường: - Các nhà khoa - Các nhà quản lý - Công nhân bậc
- Các giáo viên học có tâm huyết - Những nhân cao
giỏi của các
- Các chuyên gia viên có trình độ, - Thợ lành nghề
ngành đào tạo giáo dục có tư kinh nghiệm và có kinh nghiệp
- Chuyên viên
duy đổi mới tâm huyết với đào trong đào tạo dạy
phòng đào tạo tạo. nghề.

Phòng khoa học – Phòng đào tạo

Hình 3.1. Cơ cấu tổ chức hoạt động của Ban/Tiểu ban Dacum
Ban/Tiểu ban Dacum có thể được đặt dưới sự quản lý trực tiếp của Ban giám
hiệu - Hiệu trưởng hoặc có thể hoạt động một cách độc lập theo nguyên tắc.
- Các thành viên đều bình đẳng
- Tự do trao đổi ý kiến.
- Tôn trọng ý tưởng của nhau.
- Không đánh giá, phê phán ý tưởng của nhau.
1.3. Nhiệm vụ
- Thu nhập xử lý các thông tin liên quan đến đào tạo (nhu cầu đào tạo,
chương trình đào tạo, thị trường lao động – các kỹ năng nghề….)
- Thiết kế, xây dựng, chương trình đào tạo và phát triển chương trình
đào tạo phù hợp cho các bậc, ngành, nghề đào tạo của nhà trường.
2. Thiết kế xây dựng, phát triển chương trình đào tạo
Thiết kế xây dựng, phát triển chương trình đào tạo được xem như là
một quá trình liên tục phát triển và hoàn thiện chương trình đào tạo hoà quyện

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -65- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

vào nhau trong quá trình đào tạo, ta có thể chia nó thành 5 bước sau:
* Phân tích tình hình
* Xác định mục đích và mục tiêu chương trình đào tạo
* Thiết kế chương trình đào tạo
* Thực thi chương trình đào tạo
* Đánh giá chương trình đào tạo
Cách sắp xếp theo hình 3.2 dưới đây là một quá trình liên tục hoàn
thiện và không ngừng phát triển chương trình đào tạo, khâu nọ ảnh hưởng
trực tiếp đến khâu kia. Ta không thể tách rời một khâu mà không xem xét đến
sự tác động hữu cơ của các khâu khác.

II. Xác định mục


đích và mục tiêu
chương trình đào
tạo

I. Phân tích III. Xây dựng thiết


tình hình Các bước phát triển kế chương trình
đào tạo
chương trình đào tạo

V. Đánh giá IV. Thực thi


chương trình chương trình
đào tạo đào tạo

Hình 3.2. Các bước phát triển chương trình đào tạo [5,155]
Các bước trên được triển khai áp dụng đối với một số ngành nghề,
chương trình chuyên ngành có liên quan mật thiết với sự thay đổi của kinh tế

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -66- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

xã hội hay gắn liền với sự thay đổi của khoa học kỹ thuật và công nghệ. Ta có
thể thực hiện phát triển theo hình 3.3.
Để tiến hành thực hiện các bước phát triển chương trình đào tạo ta có thể
tiến hành như sau:
Đánh giá chương trình đào tạo hiện hành
* Sau mỗi năm học, khoá học nhà trường nên xem xét tiến hành đánh giá
lại chương trình đào tạo, rà soát lại các môn học và đánh giá xác định:
- Ưu điểm
- Hạn chế
* Tiến hành điều tra, đánh giá lại chương trình, chất lượng chương trình.
• Đối chiếu xem xét nó có còn phù hợp với hình hình mới hay
không.

Xác định mục đích mục Triển khai sự


tiêu chương trình đào tạo điều chỉnh

Xem xét sự thay


Lựa chọn nội dung đổi: kinh tế-xã
hội; khoa học
công nghệ

Thiết kế chương trình


đào tạo

Triển khai chương trình

Xây dựng kế hoạch


học tập Đánh giá chương trình

Hình 3.3. Thực hiện sự điều chỉnh phát triển chương trình đào tạo
2.1. Phân tích tình hình
- Xem xét, đánh giá sự thay đổi của kinh tế, chính trị, xã hội và khoa học

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -67- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

kỹ thuật công nghệ, quan điểm của người sử dụng lao động, người học.
- Các điều kiện dạy và học trong và ngoài trường.
- Nhu cầu đào tạo của người học và của xã hội.
- Dịch vụ cho đào tạo
2.2. Xác định mục đích, mục tiêu chương trình đào tạo
2.2.1. Các lĩnh vực mục tiêu
+ Mục tiêu nhận thức
+ Mục tiêu kỹ năng
+ Mục tiêu thái độ
2.2.2. Các bộ phận cấu thành mục tiêu chương trình đào tạo
Mục tiêu của chương trình đào tạo là những chỉ dẫn cho người dạy và
người học biết những gì cần phải dạy, những gì cần phải học đối với một
ngành đào tạo, bậc đào tạo, nghề đào tạo. Giúp cho sự chỉ đạo việc sử dụng
các phương pháp dạy và học thích hợp nhằm đạt được các mục tiêu đề ra và
xem xét kết quả học tập có đạt được mục tiêu hay không.
* Các điều kiện:
- Kết thúc khoá học người học tốt nghiệp phải có năng lực thực hiện tốt
mọi công việc của ngành đào tạo.
- Điều kiện của một mục tiêu mô tả các tình huống các giới hạn nguyên
liệu, công cụ và các thiết bị được cung cấp.
* Những công việc cần thực hiện
- Bộ phận này của một mục tiêu cho ta thấy được hành vi có thể quan sát
được mà người học cần phải thể hiện.
- Phải chỉ rõ một phần việc làm của ngành đào tạo mà người học phải có
khả năng thực hiện sau khi tốt nghiệp.
* Mức độ chuẩn xác hay chuẩn mực
- Bộ tiêu chuẩn quốc gia.
- Chuẩn kỹ năng
- Kỹ năng nhận biết
- Kỹ năng cảm thụ

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -68- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

- Kỹ năng hành động


2.3. Thiết kế xây dựng chương trình đào tạo
2.3.1. Phân tích nghề ra các nhiệm vụ và công việc
Một ngành nghề đào tạo bao gồm các nhiệm vụ, nhiệm vụ được chia ra
thành các công việc, công việc có thể chia thành các phần việc. Trong mỗi
công việc và phần việc phải đạt được các mục tiêu trên cơ sở các kỹ năng
nghề nhất định.
a. Nhiệm vụ
- Xác định, mô tả ngành nghề đào tạo trong quá trình hình thành nghề của
một lĩnh vực rộng của nghề. Liên quan đến ngành, bậc đào tạo của nhà trường.
- Xác định các yêu cầu của ngành nghề đào tạo trong nhà trường với nhu
cầu xã hội, nhu cầu của ngành sản xuất kinh doanh.
- Xác định kiến thức, kỹ năng, thái độ của người học tương thích với
ngành, bậc đào tạo của nhà trường.
b. Công việc
“Công việc” phải hiểu một cách linh hoạt, không thể máy móc, bởi vậy
những trường hợp để đảm bảo thuận lợi cho việc giảng dạy người ta có thể
kết hợp một số công việc lại thành các công việc lớn hơn để hình thành
Modul hay một đơn vị học trình [7,12]
- Xây dựng bản phân tích nghề mang tính việc làm cho hành nghề của
người học và ngành đào tạo của nhà trường.
- Ngành nghề đào tạo trên diện hẹp (mang tính chuyên môn sâu) cho
từng doanh nghiệp, từng địa phương.
- Ngành nghề đào tạo trên diện rộng có thể đáp ứng cho các doanh
nghiệp, các địa phương mang tính quốc gia.
- Xây dựng Bộ ba trong ngành nghề đào tạo.
“Nhà chuyên môn - người sử dụng lao động - Nhà giáo”, sẽ đảm bảo việc
phân tích nghề sẽ thiết thực và gắn được với yêu cầu của sản xuất kinh doanh
làm tiền đề để xây dựng nội dung chương trình đào tạo.
c. Phần việc
- Mô tả các phần việc đặt ra đối với chuyên ngành đào tạo mà người học

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -69- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

sẽ phải làm khi kết thúc khoá học.


- Xây dựng các tiêu chí của mỗi phần việc trong toàn bộ ngành đào tạo
đòi hỏi người học phải đạt được các tiêu chí đó tương ứng với mỗi phần việc.
- Các tiêu chí phải được mô tả một cách chuẩn xác và rõ ràng.
d. Xác định các tiêu chuẩn Dacum trong phân tích nghề
Tất cả các nhiệm vụ, công việc, phần việc phải được mô tả theo các tiêu
chí thống nhất theo quy định của Ban\ Tiểu ban Dacum.
- Các mô tả về phần việc có thể bao gồm một động từ, một bổ ngữ, thuật
ngữ đặc trưng cho mỗi phần việc.
- Mỗi phần việc chỉ xuất hiện một lần.
- Các nhiệm vụ công việc được sắp xếp theo một trình tự lôgic.
- Cần có bảng liệt kê về:
+ Kiến thức và kỹ năng chung của ngành đào tạo, của nghề nghiệp cần
đào tạo.
+ Phẩm chất mà người học cần có khi tốt nghiệp.
+ Các công cụ thiết bị, nguyên liệu cần thiết
+ Xu thế phát triển của các vấn đề có liên quan đến ngành đào tạo, nghề
đào tạo.
2.3.2. Xác định kiến thức khoa học và công nghệ cần thiết cho mỗi công
việc của ngành đào tạo
a. Kiến thức công nghệ cho bước thực hiện
- Mỗi công việc trong một ngành nghề đào tạo đều bao gồm nhiều bước
thực hiện theo một thứ tự khoa học, để đảm bảo khi thực hành nó đạt kết quả
tối ưu. Vì vậy người học cần được đào tạo phần kiến thức sau:
+ Lý thuyết của mỗi bước trong công việc
+ Các thao tác và kinh nghiệm
+ Kỹ thuật chính xác
+ Đảm bảo an toàn và có tính chuyên nghiệp
b. Kiến thức công nghệ cho mỗi công việc
- Xác định kiến thức khoa học công nghệ cho mỗi công việc.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -70- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

- Việc xác định phải dựa trên mục tiêu thực hiện và cấp độ đào tạo để người
học dễ tìm được việc làm và có khả năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai.
c. Phân chia các kiến thức
Việc phân chia kiến thức của mỗi cấp học trong ngành nghề đào tạo để
cấu thành các Modul kiến thức, tương ứng với mỗi cấp học.
- Modul lý thuyết tương ứng với ngành nghề đào tạo.
- Modul về cơ sở của ngành nghề đào tạo.
- Modul về chuyên ngành
- Modul về kỹ năng nghề diện hẹp
- Modul về kỹ năng nghề diện rộng
Việc phân chia các kiến thức có thể thực hiện theo một số phương pháp:
- Phương pháp tích hợp kiến thức theo từng cấp độ đào tạo (từ trình độ
thấp đến trình độ cao).
- Phương pháp cấu trúc kiến thức theo kiểu đồng tâm.
d. Theo dõi và quản lý
Để thuận lợi cho việc theo dõi và quản lý nội dung chương trình đào tạo
của trường. Ta có thể thực hiện mã hoá các Modul. Việc mã hoá các modul có
thể dựa vào khối kiến thức cho mỗi ngành đào tạo của nhà trường có thể sử
dụng các nhóm số hoặc nhóm chữ để tiến hành mã hoá các Modul kiến thức.
2.3.3. Xây dựng các Modul thích hợp, mục tiêu cho từng Modul năm học
Ta có thể hiểu Modul là một phần kiến thức và kỹ năng trọn gói của
nghề được phân chia một cách lôgic theo từng công việc hợp thành nghề, có
mở đầu và kết thúc rõ ràng và về nguyên tắc công việc này không chia nhỏ
hơn được. [7, 27].
Trong cấu trúc nội dung chương trình đào tạo ta có thể xây dựng theo cấu
trúc các Modul.
- Modul kiến thức chung cho một số ngành nghề đào tạo trong nhà trường
- Modul kỹ năng nghề cho việc đào tạo nhiều ngành nghề khác nhau.
2.3.4. Xây dựng các đơn nguyên học tập
Đơn nguyên học tập là thành tố cơ bản và quan trọng nhất của phương

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -71- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

thức đào tạo nghề theo cấu trúc Modul. Nội dung đào tạo của Modul được
chia thành từng đơn nguyên học tập (Modul con). Mỗi đơn nguyên học tập
trình bày một vấn đề chuyên biệt về kiến thức và kỹ năng của một ngành nghề
nào đó có thể dùng cho cả giảng viên và sinh viên. [7, 27]
Đơn nguyên học tập được cấu trúc bởi các phần sau:
- Mục tiêu cho người học
- Danh mục các phương tiện, thiết bị, vật liệu, học liệu…cho công việc
học tập và thực hành.
- Danh mục các đơn nguyên học tập có liên quan
- Tài liệu học tập, tài liệu tham khảo nghiên cứu.
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm, kiểm tra và đánh giá kết quả học tập.
2.4. Thực thi chương trình đào tạo
2.4.1. Xây dựng nội dung và phân bổ thời gian cho từng Modul
a. Xây dựng nội dung
Các Modul được thiết kế và sắp xếp cho phù hợp với từng ngành nghề,
bậc đào tạo của nhà trường và theo một trình tự lôgic.
Mỗi Modul được chia thành nhiều phần, mỗi phần được chia nhỏ thành
từng công việc cụ thể và có liên quan mật thiết với nhau và có sự gắn kết với
hoạt động giảng dạy, trình tự giảng dạy, thời gian giảng dạy, đảm bảo cho
người học được trang bị đủ kiến thức và kỹ năng để chuyển sang phần mới…
b. Phân bố thời gian cho công việc và Modul
- Thời lượng học lý thuyết
- Thời lượng học thực hành
Cả hai phần thời lượng này phải đảm bảo được thời gian tương thích và
các phương tiện thiết bị đảm bảo trang bị cho người học những kỹ năng nhất
định và các yêu cầu đối với từng công việc, Modul.
2.4.2. Xây dựng các nguồn học liệu và thiết bị hỗ trợ cho dạy và học
a. Người dạy và người học
* Mỗi Modul được biên soạn thành một bộ tài liệu học tập bao gồm:
- Tài liệu hướng dẫn cho người dạy
- Tài liệu hướng dẫn cho người học
- Danh mục các công cụ thiết bị, vật liệu cần thiết.
- Một số các đơn nguyên thuộc Modul
- Tài liệu để kiểm tra đánh giá trình độ, điều kiện học sinh trước khi học Modul.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -72- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

* Công việc biên soạn bao gồm


- Biên soạn tài liệu in, sơ đồ, tranh ảnh dạy học.
- Phát triển trên các phim slide, giấy trong, băng, đĩa hình…
- Soạn thảo các tài liệu dạy học trên máy tính…
b. Xác định vật liệu tiêu hao.
Trước khi giảng dạy giảng viên thực hiện các bước sau:
+ Xác định rõ sẽ công việc nào
+ Sắp xếp các công việc sẽ dạy
+ Xác định số lượng người học của một lớp
+ Xác định số giờ, số lần thực hành cần thiết cho từng công việc cho tất
cả người học (sinh viên).
2.4.3. Xây dựng kế hoạch dạy học theo Modul
- Áp dụng phương thức Modul khóa học
- Căn cứ vào mục tiêu ngành nghề, bậc đào tạo
- Các đơn nguyên học tập
- Tổ chức lớp học
- Các trang thiết bị hỗ trợ dạy học
- Đội ngũ giảng viên
2.5. Đánh giá chương trình đào tạo và phát triển chương trình đào tạo
2.5.1. Thiết lập công cụ kiểm tra đánh giá kết quả [7,30] ( Xem phụ lục4)
- Sử dụng test để kiểm tra và tự kiểm tra trong mỗi Modul.
- Dựa trên các tiêu chuẩn xây dựng.[ Xem phụ lục 5]
- Quy trình đánh giá quá trình học theo các Modul được đánh giá theo
hình (3.4)
Đánh Đánh
Mo 1 giá Mo 2 giá

Đánh giá Đánh


kiểm tra giá Mo 3

Hình 3.4. Quy trình đánh giá trong quá trình học

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -73- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

2.5.2. Quy trình đánh giá phát triển chương trình đào tạo được thực hiện theo
các bước trong hình (3.5)[7,31]

Kiểm tra, đánh giá đầu vào

Phân loại học sinh

Xác định kiến thức và kỹ năng


cần đào tạo

Chọn các bộ tài liệu học tập Mục tiêu của


(Modul) chương trình đào tạo

Điều chỉnh bộ tài liệu


học tập (Modul) Đánh giá tình hình
kinh tế xã hội, khoa
học, kỹ thuật công nghệ
nhu cầu của
con người
Tổ chức đào tạo

Đánh giá

Hình 3.5. Mô hình đánh giá phát triển chương trình đào tạo
[ Xem thêm phụ lục 3 Các hình thức đánh giá chất lượng đào tạo ]
2.6. Vận dụng thiết kế xây dựng và phát triển chương trình đào tạo
ngành quản trị kinh doanh theo định hướng phát triển và nâng cao chất
lượng đào tạo.
Nghiên cứu sự thành công và hạn chế của quá trình đổi mới trong việc
định hình thiết kế xây dựng các chương trình đào tạo chuyên ngành của
trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật thương mại cũng như các trường Đại học
và Cao đẳng khối ngành kinh tế ở nước ta thời gian qua. Cho thấy, một mặt
các chuyên ngành tồn tại là do sự vận dụng đúng đắn các quy luật phân hoá

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -74- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

và tích hợp của các ngành và các chuyên ngành khoa học, mặt khác kết quả
vận dụng này phải phù hợp, đáp ứng và đón đầu được nhu cầu xã hội về mặt
hàng, sức lao động nghề nghiệp có trình độ Cao đẳng ở các lĩnh vực hoạt
động kinh tế - xã hội xác định. Tôi cho rằng đây là hai điều kiện khách quan
tiên quyết để xác lập và tạo tiềm năng, sức sống, sự phát triển của một chuyên
ngành đào tạo bậc Cao đẳng. Tuy nhiên để phát triển chuyên ngành của một
khoá đào tạo còn cần thiết phải phân tích kỹ các điều kiện cụ thể trong các
tương quan khác nhau.
Những điều kiện cụ thể ở đây bao gồm: Sự phát triển chiều sâu của
chuyên ngành, sự phát triển chiều rộng của chuyên ngành, cơ cấu, năng lực và
ý chí của đội ngũ giảng viên và đổi mới môn học, phương pháp giảng dạy. Sự
tồn tạo và chấp nhận của nhóm các nhà khoa học đủ năng lực đạo diễn, biên
soạn điều hành, tiếp cận giảng dạy, sự ủng hộ nhiệt tình tham gia đổi mới của
giảng viên các bộ môn trong khoa, trong nhà trường.
Sự ủng hộ và tạo điều kiện vật chất (tài chính, thời gian, nhân sự, tài liệu
giáo khoa tham khảo…) và tinh thần lãnh đạo và các ban tư vấn khoa học đào
tạo của nhà trường, Bộ chủ quản.
Ngoài ra còn phải xem xét hàng loạt các tương quan khác khi xác lập và
đưa vào một chương trình đào tạo mới, sự tồn tại của các chuyên ngành tương
tự ở các trường Đại học, Cao đẳng khối kinh tế trong nước, khu vực và thế
giới, ta phải tiến hành phân tich thời cơ, tương quan mạnh yếu và thị trường
lao động để xác định mục tiêu phát triển chương trình đào tạo và kiến tạo
chương trình đào tạo mới thay thế.
Dựa trên cơ sở nghiên cứu, phân tích chu đáo tính đúng đắn khách quan
các nhân tố, các điều kiện trên đòi hỏi Ban \Tiểu ban Dacum trong nhà trường
phải nắm bắt được cấu trúc phát triển của các chuyên ngành đào tạo qua các
chương trình đào tạo và qua từng giai đoạn trong quá trình đào tạo.
Tổng hợp kinh nghiệm xây dựng chuyên ngành đào tạo của nhà trường.
Tôi mạnh dạn đưa ra giải pháp mang tính quy trình thiết kế xây dựng phát
triển chương trình đào tạo ngành quản trị kinh doanh theo mô hình 3.6 như
sau:

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -75- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Định hướng phát triển Nhu cầu xã hội


Xu thế phát triển (chiều rộng, chiều sâu) và các tương
ngành QTKD của ngành QTKD quan đào tạo

Chọn nhu cầu thị trường, lĩnh


vực và mục tiêu đào tạo

Lựa chọn trắc diện kiến thức,


kỹ năng nghề chủ yếu, hình
thành các môn học (modul)
đặc trưng cho ngành

Chọn lọc môn học Chọn lọc môn học Chọn lọc môn học phát
sơ sở dùng cho bổ trợ riêng cho triển kiến thức, kỹ
ngành đào tạo ngành đào tạo năng, phương pháp cho
ngành đào tạo

Cân đối, điều hoà khối


lượng môn học trong
tổng chương trình đào
tạo, thời gian đào tạo

Cân đối, điều hoà khối lượng


môn học trong tổng chương trình
đào tạo, thời gian đào tạo

Triển khai, thẩm định, đánh giá


và hoàn thiện chương trình

Hình 3.6. Thiết kế xây dựng và phát triển chương trình đào tạo ngành
Quản trị kinh doanh cho trường Cao Đẳng Kinh Tế-Kỹ Thuật
Thương Mại
[Nguồn : Tác giả tổng hợp]

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -76- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Theo tôi quy trình này có thể đảm bảo được các yêu cầu phù hợp với
ngành quản trị kinh doanh của nhà trường trong thời gian tới đó là:
+ Tính xác đáng ở đây ta phải nhận dạng được cơ sở khoa học của ngành
đào tạo, nhu cầu xã hội, lĩnh vực sử dụng lao động, chuyên ngành có thể phát
huy được các nguồn lực hiện có của nhà trường và đồng thời làm cơ sở để xây
dựng các ngành đào tạo có liên quan trong nhà trường.
+ Tính tiếp cận được chuyên ngành đảm bảo vươn tới được và phục vụ
tốt cho giảng dạy, đào tạo trong đó các bộ môn, khoa QTKD có thể đảm nhận
giảng dạy và phát triển. Đổi mới môn học trong một thời gian xác định đặc
biệt là các môn học chuyên biệt đặc trưng cho ngành (nghiên cứu, biên soạn,
giáo trình, tài liệu giảng dạy,…)
+ Tính khả thi: Chương trình đào tạo của ngành có thể đảm bảo sự chấp
nhận, hấp dẫn và tư tưởng của tập thể sinh viên đăng ký học tập, đảm bảo quy
cách nhu cầu học tập, tính thích ứng với nghề nghiệp và nâng cao nhận thức
nghề nghiệp và chuyển đổi cơ cấu nghề n ghiệp, tạo đào đổi mới nâng cao
chất lượng đội ngũ giảng viên trong khoa, tổ bộ môn và nhà trường.
+ Tính hiệu quả mục tiêu: thể hiện ở sự chấp nhận của thị trường đối với
sản phẩm đào tạo của nhà trường, góp phần tăng cường thế mạnh, uy tín và
hình ảnh của ngành, của khoa, của nhà trường đối với học sinh, sinh viên,
người sử dụng lao động.
B. Đầu tư
1. Về kinh phí
Để đầu tư tài chính cho giải pháp này, Trường Cao đẳng kinh tế - kỹ
thuật thương mại có thể sử dụng kinh phí được trích ra từ quỹ học phí thu
được khoảng 15% từ hoạt động đào tạo các bậc nghề, trung học chuyên
nghiệp và cao đẳng hệ chính quy của nhà trường và các dịch vụ đào tạo khác.
5% từ các nguồn ngân sách do nhà nước cấp để hỗ trợ hoạt động đào tạo. Nhà
trường cần đề những quy định cụ thể bằng văn bản về chế độ cho những bộ
phận và cá nhân trong việc thực thi các công việc. Đồng thời phải dự toán
chung được mức tổng phí dự kiến chi cho hoạt động thiết kế, xây dựng và
phát triển chương trình đào tạo, trong mỗi năm, mỗi khoá học.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -77- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

2. Về nhân sự
- Cần huy động và giáo dục tư tưởng cho tất cả các cán bộ giảng viên
trong nhà trường nắm bắt được phương pháp thiết kế, xây dựng và phát triển
chương trình đào tạo coi đó là công việc thường xuyên để nâng cao chất
lượng đào tạo và quản lý chất lượng chương trình đào tạo.
- Thể hiện được quyết tâm của lãnh đạo nhà trường trong việc nâng cao
chất lượng đổi mới nội dung chương trình đào tạo.
- Tuyển dụng những cá nhân trong trường và ngoài trường có trình độ
chuyên môn tốt, các cộng tác viên tích cực, các doanh nghiệp trong việc hợp
tác nghiên cứu để phát triển chương trình đào tạo phù hợp với yêu cầu thực tế
đặt ra đối với các ngành nghề đào tạo của nhà trường.
3. Về thời gian
- Phải công bố thời gian bắt đầu thực hiện việc áp dụng giải pháp để thiết
kế xây dựng phát triển chương trình đào tạo cho các ngành nghề, bậc đào tạo
trong nhà trường.
- Đề ra các mục tiêu cần đạt được trong quá trình phát triển của từng giai
đoạn thực hiện.
C. Những tính toán kinh tế kỹ thuật
Bảng 3.1. Những tính toán dự kiến cho việc thực hiện giải pháp
Đơn vị tính: 1000 đồng
Dự kiến chi
Nội dung thực hiện Đơn vị thực hiện Ghi chú
phí
Bước 1: Thành lập - Ban giám hiệu, các Khoa 30.000
phòng Dacum (Ban/ - Phòng tổ chức hành - HC
Tiểu ban Dacum) - Phòng khoa học
- Phòng đào tạo
Bước 2: Thiết kế xây - Ban/ Tiểu ban Dacum Trong đó
dựng phát triển - Phòng khoa học được phân
chương trình đào - Phòng đào tạo bổ ra các
tạo. bước sau:
Bước 2.1. Phân tích 150.000
tình hình kinh tế xã Ban/Tiểu ban Dacum
hội, khoa học công
nghệ…

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -78- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Bước 2.2. Xác định 30.000


mục đích, mục tiêu Ban/Tiểu ban Dacum
chương trình đào tạo
Bước 2.3. Thiết kế - Ban\ Tiểu ban Dacum 350.000
xây dựng chương - Khoa, tổ bộ môn
trình đào tạo. - Phòng đào tạo
- Phòng khoa học
Bước 2.4. Thực thi - Phòng đào tạo 200.000
chương trình đào tạo - Khoa, tổ bộ môn
Bước 2.5. Đánh giá -Ban\ Tiểu ban Dacum 150.000
chương trình và phát - Phòng đào tạo
triển chương trình - Khoa, tổ bộ môn
đào tạo.
Tổng 910.000

[Nguồn: Số liệu dự tính và tham khảo Phòng kế toán tài chính]


3.2.1.6. Lợi ích của giải pháp mang lại
Trường cao đẳng kinh tế - kỹ thuật thương mại có chức năng đào tạo 3 hệ
đó là hệ nghề, hệ trung học chuyên nghiệp và cao đẳng. Đây là một thế mạnh,
là cơ sở quan trọng để áp dụng giải pháp này.
- Khi thực hiện giải pháp này cho phép nhà trường có thể thực hiện đào
tạo theo hình thức liên thông rất thuận lợi đó là liên thông từ nghề lên trung
học chuyên nghiệp và liên thông tiếp lên cao đẳng và đại học.
- Mở rộng quy mô đào tạo cho các ngành nghề đào tạo trong nhà trường
- Liên kết, lồng ghép các chương trình đào tạo trong lĩnh vực chuyên
môn hẹp và chuyên môn rộng.
- Tăng cường các kỹ năng hành nghề tốt cho người học, đảm bảo uy tín,
chất lượng đào tạo của nhà trường.
- Gắn đào tạo với nhu cầu thị trường lao động, nghề nghiệp, tuyển dụng,
gắn nhà trường với doanh nghiệp. Đây là vấn đề then chốt trong việc thiết kế
xây dựng và phát triển chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo.
- Tạo nhiều cơ hội cho người học để nâng cao tay nghề, kỹ năng làm
việc, lao động…

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -79- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

3.2.2. Giải pháp thứ 2: Đổi mới phương pháp dạy và học trên cơ sở sử dụng
các công cụ dạy và học khác nhau theo hướng sư phạm tích cực.
3.2.2.1. Mục tiêu của giải pháp trong luận văn
a) Một số nét về khái niệm dạy và học, phương tiện dạy học
Với quan niệm thông thường dạy thế nào thì học thế ấy, nên khái niệm
dạy sẽ kéo theo khái niệm học. Cũng có quan niệm cho rằng có việc học mới
cần đến việc dạy nên nhu cầu và cách học sẽ quyết định đến quá trình dạy.
[5.239].
Giáo sư Vũ Văn Tảo đã có một tổng thuật khá lý thú về các khái niệm
dạy và học [16,69 - 96]
Giáo sư Tảo đưa ra 3 cách tiếp cận cơ bản của khái niệm học mà không
bó hẹp ở trường, lớp.
+ Cách tiếp cận thứ nhất coi học là quá trình làm biến đổi hành vi từ kinh
nghiệm hay từ sự tiếp xúc với môi trường sống (không chỉ môi trường nhà
trường) của chủ thể.
+ Cách tiếp cận thứ hai coi học là quá trình tích hợp đồng hoá, điều ứng, nhập
nội những tư liệu mới làm biến đổi nhận thức nội tại hiện có của chủ thể.
+Cách tiếp cận thứ ba coi học là tự tạo khả năng xác định vấn đề cần giải
quyết, thu nhận, xử lý thông tin và ứng dụng chúng.
- Cách tiếp cận thứ nhất coi đây là quá trình truyền đạt nội dung dạy học
một chiều từ thầy đến trò và có thể coi đây là cách tiếp cận truyền thống,
cổ điển.
- Cách tiếp cận thứ hai đó là cách tiếp cận hợp tác hai chiều và dạy ở đây là
quá trình hỗ trợ việc học, tạo điều kiện cho người học chủ động tìm kiếm
và xử lý thông tin người dạy đóng vai trò trọng tài, cố vấn, tôn trọng tư duy
sáng tạo của người học, tạo ra phương pháp khoa học về học tập và khả
năng học suốt đời.
Theo Giáo sư Nguyễn Ngọc Quang thì “Học là quá trình tự giác, tích
cực, tự lực chiếm lĩnh khái niệm khoa học (nội dung học) dưới sự điều khiển
sư phạm của giảng viên”.
Trong quan niệm này Giáo sư Quang nhấn mạnh khái niệm chiếm lĩnh và
khái niệm điều khiển sư phạm. Giáo sư cho rằng chiếm lĩnh là phải biết tái tạo

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -80- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

kiến thức cho bản thân và thao tác với nói, ứng dụng nó tạo năng lực trí tuệ,
năng lực hành động cho mình. Khái niệm điều khiển sư phạm gắn liền với
khái niệm dạy mà Giáo sư đã đưa ra như sau: “Dạy là sự điều khiển tối ưu hoá
quá trình người học chiếm lĩnh nội dung học, trong và bằng cách đó phát triển
hình thành nhân cách (năng lực phẩm chất)”. Như vậy điều khiển sư phạm ở
đây được hiểu như là quá trình tổ chức các hoạt động của người dạy và người
học sao cho người học được hướng dẫn, định hướng tư duy.
Trên cơ sở các quan niệm trên rút ra học có hai chức năng kép: là thu
nhận thông tin và tự điều khiển quá trình nhận thức của người học, còn dạy
cũng có hai chức năng kép đó là truyền đạt thông tin và điều khiển quá trình
nhận thức cho người học. Sự tương tác của chức năng này làm xuất hiện khái
niệm dạy học: “Dạy học là hai mặt của một quá trình luôn tác động qua lại bổ
sung cho nhau, quy định lẫn nhau, thâm nhập vào nhau thông qua hoạt động
công tác nhằm tạo cho người học khả năng phát triển trí tuệ, góp phần hoàn
thiện nhân cách”. [8, 240].
Theo quan niệm hiện đại nội dung dạy học không chỉ là kiến thức, mà
còn phải chú ý đến phương pháp tư duy hay nói cách khác khi triển khai một
hoạt động dạy học người dạy phải biết lựa chọn các phương thức chuyển tải
sao cho đưa đến cho người học không chỉ kiến thức mà tạo điều kiện cho họ
tái tạo lại được kiến thức đó.
Theo Giáo sư Tiến sĩ khoa học Lâm Quang Thiệp đưa ra quan niệm về
dạy và học như sau:
+ Dạy là việc giúp cho người học tự mình chiếm lĩnh kiến thức, kỹ năng
và hình thành hoặc tăng cường tình cảm, thái độ.
+ Học là quá trình tự biến đổi mình và làm phong phú mình bằng cách
chọn nhập và xử lý thông tin từ môi trường xung quanh. Khái niệm này tương
ứng với quan điểm học thường xuyên, học suốt đời trong xã hội học tập của
thời đại kinh tế tri thức. [8-143].
Từ một số quan niệm trên về khái niệm dạy và học. Có thể nói ngay rằng
khái niệm phương pháp dạy học cũng bị chi phối bởi quan niệm dạy và học.
Phương tiện dạy học là những dụng cụ, máy móc, thiết bị, vật dụng cần
thiết cho hoạt động dạy và học giúp cho quá trình nhận thức, lĩnh hội kiến

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -81- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

thức của người học được tốt hơn.


Phương tiện dạy học là hỗ trợ trong tiết học trên lớp nhằm làm sáng tỏ
những điều cần trình bày của giảng viên và trực quan hoá nội dung giảng dạy
giúp người học tiếp thu dễ ràng và tham gia học tập một cách chủ động tích
cực. [17, 14].
b) Mục tiêu của giải pháp
Trên thế giới hiện nay có nhiều phát hiện có liên quan đến phương pháp
dạy và học lôi cuốn cả người dạy và người học khiến họ quan tâm hơn thậm
chí say mê hơn với công việc, sự quan tâm, sự thích thú, sự sáng tạo, sự tích
cực tham gia và hợp tác trong sự tìm kiếm kết hợp phát triển, ứng dụng các
phương pháp dạy và học mới là những động lực chính giúp quá trình giảng
dạy, quá trình học tập nhanh và hiệu quả góp phần quan trọng trong việc nâng
cao chất lượng đào tạo.
Những phương pháp giảng dạy tốt nhất có thể hội tụ bao gồm 3 nhân tố
chính sau:
(1) Có sự tham gia tích cực của người học cũng như của người dạy.
(2) Kết hợp các phương pháp dạy và học như nghe, nhìn, ngôn ngữ và
xúc giác - học qua nghe nói, đọc viết, cũng như quan sát, thực hành.
(3) Hài lòng đối với những gì bạn đang làm, đưa cảm xúc vào trong bài
học, những bài học tẻ ngắt sẽ không ai nhớ, não bộ sẽ hoạt động tốt
nhất khi thích thú. [18, 9]
Như vậy mục tiêu của giải pháp là tập trung đổi mới phương pháp dạy và
học theo hướng kết hợp, lồng ghép một cách nhuần nhuyễn và sáng tạo các
phương pháp dạy và học khác nhau bằng cách sử dụng các công cụ dạy và
học theo hướng tích cực nhằm chuyển hoá phương pháp dạy học truyền thống
sang phương pháp dạy học tích cực lấy “việc học của sinh viên làm trung
tâm” góp phần nâng cao chất lượng đào tạo ở trường Cao đẳng kinh tế - kỹ
thuật thương mại.
3.2.2.2. Cơ sở đưa ra giải pháp
- Ngày nay khoa học giáo dục đã chuyển từ quan điểm dạy học “lấy
người dạy làm trung tâm”, chuyển sang quan điểm “lấy người học làm trung

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -82- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

tâm” trong nhà trường từ cấp tiểu học cho đến cấp Đại học. Đây là một cuộc
cách mạng về khoa học giáo dục. [13, 23].
Thực chất là chuyển từ chỗ lấy “Việc dạy làm trung tâm” sang lấy “Việc
học làm trung tâm”. Khi lấy “Việc học làm trung tâm” thì phương pháp dạy và
học trò lên có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các trường trong hệ thống giáo
dục nói chung và trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật thương mại nói riêng:
- Căn cứ Nghị quyết Đại hội X: “Tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục
toàn diện, đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học… phát huy tinh thần
độc lập suy nghĩ và sáng tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực và sáng
tạo của học sinh, sinh viên, đề cao năng lực tự học, tự hoàn thiện học vấn và
tay nghề”. [36, 58-59-60]
- Căn cứ vào thực trạng việc áp dụng phương pháp dạy và học và các
trang thiết bị công cụ phục vụ cho việc dạy và học ở Trường Cao đẳng Kinh
tế - Kỹ thuật Thương mại.
- Căn cứ vào kế hoạch dự án đầu tư xây dựng và mở rộng Trường Cao
đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Thương mại giai đoạn 2006 – 2010. [28, 4-5]
Do vậy việc tìm ra một giải pháp đổi mới thích hợp trong điều kiện của
nhà trường là rất cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường nói
chung và chất lượng đào tạo ngành Quản trị kinh doanh nói riêng, đáp ứng
được yêu cầu của xã hội.
3.2.2.3. Nội dung chính của giải pháp
- Xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng được yêu cầu giảng dạy.
- Đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học theo hướng sư phạm tích
cực lấy “việc học của sinh viên” làm trung tâm.
- Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất phương tiện hỗ trợ cho dạy
và học.
- Xây dựng phòng học đa phương tiện, phòng học thực hành quản lý kinh
doanh đáp ứng nhu cầu học tập của sinh viên.
3.2.2.4. Quá trình thực hiện giải pháp
A. Các bước thực hiện giải pháp
1) Xây dựng phát triển đổi ngũ giảng viên đáp ứng được yêu cầu giảng dạy.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -83- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Ta có thể khẳng định rằng không một trường học, một trung tâm đào tạo
nào hoặc một đơn vị kinh doanh nào có thể thành công đảm bảo chất lượng
nếu không có đội ngũ giảng viên, giảng viên có khả năng. Và không có một
thay đổi nào trong đào tạo có thể thành công nếu không chú trọng việc xây
dựng và phát triển bồi dưỡng liên tục cho giảng viên. Song việc đầy tư cho
giảng viên không chỉ là đào tạo và đào tạo lại. Một vấn đề mà nhà trường phải
quan tâm là giúp giảng viên duy trì tốt được công việc và đảm bảo được chất
lượng công việc.

Xây dựng, phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng được
yêu cầu giảng dạy

- Đổi mới quy - Khuyến - Tạo điều kiện - Tiếp tục đào - Thiết lập quan
trình tuyển khích giảng tốt cho giảng tạo giảng viên hệ với các doanh
viên tiếp xúc nghiệp, các
dụng và ký hợp viên tự nâng trong và ngoài
ngành, các viện
đồng giảng cao trình độ, thực tế trong nước.
nghiên cứu, tổ
dạy. tăng tỷ lệ thạc lĩnh vực giảng - Thiết lập quan
chức chuyển giao
dạy chuyên hệ chặt chẽ với
- Bổ sung và sĩ lên 70% và công nghệ, ứng
môn. các trường dụng các môn
nâng cao trình tiến sĩ 20% - Tiếp cận và trong nước, tổ
độ giảng viên. trong cơ cấu học vào thực
cập nhật những chức tạo đàm tiễn.
- Cải thiện đội ngũ giảng thành tựu về trao đổi kinh Mời các chuyên
nâng cao đời viên vào năm khoa học kỹ nghiệm giảng gia trong nước,
sống vật chất 2010. thuật và ứng dạy. quốc tế tham gia
tinh thần cho - Tăng cường dụng trong - Tìm kiếm thiết giảng dạy.
giảng viên. quy hoạch cán giảng dạy và lập với các - Khuyến khích
học tập. trường ở các giảng viên tham
- Tính toán bộ giảng viên, gia nghiên cứu
định mức lại đưa ra những - Tăng cường nước trong khu
khoa học, khảo
giờ giảng cho chiến lược cơ sở vật chất vực và quốc tế sát thực tế phối
giảng viên từ nhằm dự báo và phương tiện, để tổ chức giao kết hợp với các
phương pháp lưu hợp tác doanh nghiệp các
9T/1tuần nhu cầu phát
giảng dạy mới trong đào tạo nhà nghiên cứu
xuống còn triển đội ngũ cho giảng viên giảng viên, sinh trong và ngoài
khoảng giảng viên viên. nước.
5T/1tuần trung dài hạn.

Hình 3.7. Các bước thực hiện xây dựng phát triển đội ngũ giảng viên đáp
ứng được yêu cầu giảng dạy
[ Xem thêm tiêu chuẩn 5 phụ lục 5 ]

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -84- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Trên cơ sở đó, mô hình 3.7 trên đây sẽ mô tả chi tiết các bước thực hiện
xây dựng phát triển đội ngũ giảng viên đáp ứng được yêu càu giảng dạy ở
trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật thương mại.
2. Đổi mới nội dung, phương pháp dạy và học theo hướng sư phạm tích
cực lấy việc học của sinh viên làm trung tâm.
Từ lâu các giảng viên, các nhà khoa học nghiên cứu phương pháp lý luận
giảng dạy vẫn bàn cãi, tìm kiếm, thử nghiệm nhiều cách thức khác nhau. ĐỔi
mới nội dung phương pháp dạy và học, nâng cao chất lượng dạy và học cho
sinh viên trong khối các trường kinh tế. Với những đặc trưng riêng biệt của
các môn học có tính trừu tượng cao, tính lôgíc của nội dung không phải lúc
nào cũng được nhìn thấy hoặc đo đếm được bằng các con số, các biểu thức
toán học và kết quả là rất hiếm khi có một giải pháp duy nhất đúng mà nó
thường là hệ quả của sự vận động tương hỗ có tính khả biến cao, tương thích
với sự ràng buộc có tính mạng lưới, hệ thống với sự thay đổi môi trường.
Điều đó nảy sinh vấn đề rất thiết thực trong hoạt động giảng dạy đối với các
môn khoa học kinh tế, đó là việc phải tạo dựng cho sinh viên một phương
pháp luận tư duy để họ có thể chủ động tiếp cận và tự vận động tìm kiếm giải
pháp học tập tối ưu. Trong điều kiện có thể, gắn lý thuyết kinh tế khô khan ở
trạng thái tĩnh với thực tế và được mô phỏng một cách sinh động, có khả năng
thay thế và biến động.
Sở dĩ như vậy việc đổi mới phương pháp dạy và học ở trường Cao đẳng
kinh tế kỹ thuật thương mại là một giải pháp quan trọng nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo.
Hình 3.8, 3.9 dưới đây sẽ chỉ ra các bước đổi mới nội dung phương pháp
dạy và học theo hướng sư phạm tích cực “lấy việc học của sinh viên làm trung
tâm”.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -85- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Đổi mới nội dung phương pháp dạy và học

- Đổi mới mục - Tổ chức các - Sử dụng các - Đổi mới giáo
tiêu giảng dạy. loại hình hoạt phương tiện kỹ trình, tài liệu
- Tổ chức các động phát triển thuật hiện đai giảng dạy.
hoạt động đa khả năng tự học trong giảng dạy - Tổ chức hoạt
dạng phong phú trong sinh viên. như phim ảnh, động khám phá
tức là phải tổ - Tổ chức hướng các chương trình bằng cách đưa ra
chức cho sinh dẫn sinh viên phần mềm hỗ một hệ thống các
viên tham gia cách tự học, các trợ. câu hỏi hướng
hoạt động một đọc sách, cách - Sử dụng hiệu dẫn sinh viên tự
cách tích cực tra cứu, cách lấy quả phòng thực tìm ra kết quả.
trong học tập, tự thông tin và hiểu hành thí nghiệm - Giảm thời
tìm tòi, nghiên thông tin… trong để truyền tải nội lượng dạy lý
cứu và khám phá học tập dung kiến thức thuyết tăng
dưới sự hướng cho sinh viên cường thời lượng
dẫn của giảng một cách hiệu thực hành cho
viên. quả… sinh viên.
- Đổi mới nội - Đưa sinh viên
dạy học kết hợp đi thực tế công
lý thuyết môn việc vào các
học với thực doanh nghiệp…
hành…

Hình 3.8. Đổi mới nội dung phương pháp dạy và học
[ Xem thêm phụ lục 2 – Bảng 1,2,3,4,5]

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -86- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Đổi mới nội dung dạy cách học cho sinh viên

- Dạy cách lập - Dạy cách - Dạy cách - Dạy cách - Dạy cách
kế hoạch học nghe giảng và đọc sách. nghiên cứu
học bài.
tập. làm việc trên - Dạy cách khoa học và
- Dạy cách tự
- Dạy cách lập lớp. chọn sách giải quyết
học để có thể
kế hoạch phấn - Dạy nguyên đọc phù hợp vấn đề.
học vận
đấu trong học tắc chính của với môn học, - Dạy cách
dụng, học
tập với mục nghe – ghi. trình độ. chọn vấn đề
phân tích,
tiêu cụ thể. - Dạy thủ - Dạy cách nghiên cứu.
học tổng hợp,
- Dạy cách lập thuật nghe và đọc sách và - Dạy cách
học đánh giá,
kế hoạch sử ghi bài trên ghi chép để nghiên cứu
bình luận
dụng thời gian lớp. lưu giữ thông vấn đề.
từng kiến
để làm chủ - Dạy cách tin, bổ sung - Dạy cách
thức.
quỹ thời gian theo dõi đọc bài giảng để giải quyết
- Dạy cách
trong học tập. tài liệu. tự học nâng vấn đề.
học nhóm và
cao tri thức.
làm việc theo
nhóm.

Hình 3.9.Các bước đổi mới nội dung dạy cách học cho sinhviên [19,28,29]

3. Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất phương tiện hỗ trợ cho dạy
và học.
Việc đổi mới nội dung phương pháp dạy và học trên cơ sở sử dụng các
công cụ dạy học khác nhau đòi hỏi nhà trường phải đầu tư và tăng cường
nguồn tài chính, đổi mới cơ sở vật chất và mua sắm các phương tiện, công cụ
hỗ trợ cho dạy và học là rất cần thiết. Mô hình 3.10 dưới đây sẽ mô tả các
bước thực hiện giải pháp này như sau:

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -87- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất,


phương tiện hỗ trợ cho dạy và học

- Lập kế hoạch, - Thu hút các - Tìm kiếm và - Sử dụng hợp


dự án đầu tư để nguồn vốn đầu thu hút các dự lý nguồn thu từ
gia tăng ngân tư cho giáo dục án đầu tư cho học phí theo
sách nhµ n­íc đào tạo từ các giáo dục đào quy định của
cấp, để xây doanh nghiệp tạo từ nước Liên bộ tài
dựng tăng trong ngành ngoài. chính - Bộ
cường cơ sở vật thương mại và - Thực hiện thương mại, Bộ
chất, mua sắm các doanh chuyển giao giáo dục đào
phương tiện hỗ nghiệp trên địa công nghệ, tạo. Sử dụng
trợ giảng dạy bàn tỉnh Hà Tây trang thiết bị hỗ hiệu quả các
hiện đại. trợ cho giảng nguồn thu từ
dạy và học tập dịch vụ trong
từ nước ngoài. đào tạo

Hình 3.10. Các bước thực hiện tăng cường nguồn tài chính cơ sở vật chất
phương tiện hỗ trợ cho dạy và học [ 28,10-14]
4. Xây dựng phong học đa phương tiện, phòng thực hành quản lý kinh
doanh đáp ứng được nhu cầu học tập của sinh viên ngành quản trị kinh doanh.
4.1. Xây dựng phòng học đa phương tiện.
Phòng học đa phương tiện là phòng học trong đó được lắp đặt các
phương tiện truyền thống và các điều kiện đảm bảo (nối mạng, điện, rèm che
ánh sáng khi cần, tủ đựng máy móc, thiết bị…) ở đó trong quá trình giảng dạy
diễn ra tương tác đa chiều hy còn gọi là tương tác đa phương tiện giữa giảng
viên và sinh viên.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -88- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Tương tác hai chiều giữa giảng viên – sinh viên


Tương tác hai chiều giữa giảng viên - phương tiện
Chiều thứ ba bao gồm những tác động qua lại giữa giảng viên và mối
quan hệ giữa: sinh viên – phương tiện, giữa sinh viên và mối quan hệ giảng
viên – phương tiện, giữa phương tiện với mối quan hệ giảng viên – sinh
viên.[20, 7]
Hiện nay trường Cao đẳng kinh tế - kỹ thuật thương mại chưa có được
một phòng học đa phương tiện nào với các trang thiết bị kỹ thuật hiện đại hỗ
trợ đắc lực cho công tác giảng dạy, học tập và đào tạo. Do vậy việc xây dựng
phòng học đa phương diện là một giải pháp hết sức cần thiết và cấp bách để
đáp ứng được nhu cầu tập trung học sinh, sinh viên của trường trong thời đại
mới, thời đại phát triển của công nghệ thông tin. Việc đưa phơng học đa
phương tiện vào giảng dạy và học tập giúp giảng viên có thể lồng ghép các
phương pháp giảng dạy một cách hiệu quả, tạo hứng thú cho học sinh sinh viên
phát huy khả năng sáng tạo, tự học, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo.
Hình 3.11 dưới đây mô tả một cách đầy đủ về các loại phương tiện giảng
dạy và học tập khác nhau và rất cần thiết phải có trong phòng học đa phương
tiện bao gồm:
- Các phương tiện nhìn.
- Các phương tiện nghe
- Các phương tiện kết hợp nghe nhìn
- Các phương tiện làm mẫu khi học, như giáo dục trực quan .
- Các phương tiện để tạo điều kiện cho sinh viên tham gia vào nội dung
giảng dạy.
- Mạng Internet.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -89- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Hình 3.11 Tổng quan các phương tiện giảng dạy [40,3]

4.2. Xây dựng phòng thực hành quản lý kinh doanh


Mục tiêu và phương châm đào tạo của nhà trường là không chỉ trang bị
kiến thưc lý luận mà còn chú trọng rèn luyện kỹ năng thực hành cho sinh
viên. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân, nên việc gắn lý thuyết với thực hành
còn rất hạn chế: trong quá trình đào tạo hiện nay với xu thế đổi mới nội dung
phương pháp dạy và học thì việc xây dựng phòng thực hành quản lý kinh
doanh là rất hữu hiệu đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo của nhà
trường.
Mục đích xây dựng phòng thực hành quản lý kinh doanh góp phần hoàn
thiện chương trình, quy trình đào tạo đáp ứng tích cực cho việc đổi mới
phương pháp dạy học, kết hợp chặt chẽ việc trang bị kiến thức lý thuyết với
việc rèn luyện kỹ năng thực hành, gây sự hứng thú, tự giác học tập cho sinh
viên, thay một phần cơ sở thực tập ở ngoài trường đồng thời tạo điều kiện bồi
dưỡng kiến thức, năng lực thực hành cho sinh viên.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -90- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Chức năng, nhiệm vụ, nội dung công việc của phòng thực hành như sau:
- Thu thập, phân loại, giới thiệu các tài liệu văn bản thực tiễn quản lý ở
các doanh nghiệp tiêu biểu.
- Chế biến soạn thảo các sơ đồ, mô hình biểu mẫu, bài tập thực hành, lưu
giữ trong máy tính, in thành bằng đĩa, phim ảnh...để sinh viên tập dượt phân
tích, tính toán
Xử lý các tình huống thực tiễn.
- Giới thiệu phim, ảnh về quản lý kinh doanh của doanh nghiệp, các mô
hình, sa bàn, trò chơi kinh doanh …
- Tổ chức các hoạt động ngoại khoá cho sinh viên đi thăm quan, khảo sát
thực tế tại các doanh nghiệp.
- Thực hiện tư vấn khởi nghiệp kinh doanh về tổ chức, quản lý kinh
doanh.
- Thực hiện dịch vụ in ấn, nhân bản, cung cấp tài liệu thực tiễn quản lý
kinh doanh theo yêu cầu của sinh viên, giảng viên.
- Làm đầu mối quan hệ thường xuyên lâu dài với một số doanh nghiệp
lớn, tạo điều kiện cho sinh viên đến thực tập, nghiên cứu khoa học.
- Tổ chức câu lạc bộ khởi nghiệp, bao gồm các sinh viên đang học tại
trường và các sinh viên đã tốt nghiệp. Các doanh nghiệp để giao lưu học giỏi,
trao đổi kinh nghiệm trong nội bộ và với các câu lạc bộ của các trường khác
và khối doanh nghiệp.
Như vậy phong thực hành quản lý kinh doanh đóng vai trò là trung tâm
đầu mối tạo ra môi trường thực hành quản lý kinh doanh đa dạng, phong phú,
vì đây là bước đột phá và là nhân tố tích cực thúc đẩy đổi mới nội dung phương
pháp dạy và học góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
B. Những tính toán dự kiến cho việc thực hiện giải pháp.
Để thực hiện giải pháp này đòi hỏi phải có một khoản kinh phí lớn để
đầu tư cho việc đổi mới phương pháp dạy và học và xây dựng cơ sở vật chất
phòng học, phòng thực hành và các phương tiện hỗ trợ dạy học. Khoản kinh

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -91- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

phí này chủ yếu vẫn phải lấy từ nguồn học phí và sự hỗ trợ của nhà nước về
cơ sở vật chất cho đào tạo.
Bảng 3.2. dưới đây là một số tính toán được dự tính sẽ cho việc thực hiện
giải pháp trên. Ngoài ra tuỳ theo sự biến động của quy mô đào tạo và sự phát
triển của công nghệ dạy học và những chính sach về tài chính trong giáo dục
đào tạo. Nhà trường có thể căn cứ điều chỉnh mức học phí và mức chi phí sao
cho phù hợp với quy định của Bộ và đảm bảo cho hoạt động được thực hiện
thường xuyên liên tục.

Bảng 3.2. Dự kiến các khoản chi phí hàng năm cho việc
thực hiện giải pháp thứ 2.
Đơn vị tính: 1000 đồng
Danh mục đầu tư Mức chi
Hình thức chi phí Ghi chú
(chi phí) phí
1. Hội nghị hội thảo 100.000 - Chi khi tiến hành hội Tổ chức thành lập hội
bàn về đổi mới nghị, hội thảo. đồng đánh giá về đổi
phương pháp dạy và - Quy định rõ mức chi mới phương pháp dạy
học, phương tiện dạy cho từng thành viên học, có thể tổ chức hội
học. trong hội nghị, thảo nghị, hội thảo thường
luận xuyên, định kỳ
2. Quy hoạch bổ 200.000 - Chi tuyển dụng
sung cán bộ giảng - Chi theo công vụ
viên cử đi học tập,
bồi dưỡng, nâng cao
trình độ chuyên môn
nghiệp vụ trong và
ngoài nước.
3. Xây dựng cơ sở 250.000 - Chi sửa chữa,cải tạo Tuỳ thuộc vào mức độ
vật chất, phương tiện - Mua sắm trang thiết mua sắm trang thiết bị
hỗ trợ giảng dạy học bị. hàng năm.
tập - Chi đều hàng năm
4. Xây dựng phòng 150.000 - Cải tạo phòng học
thực hành quản lý thành phòng thực hành,
kinh doanh, phòng phòng học đa phương
học đa phương tiện. tiện.
5. Các khoản chi phí 30.000 Chi theo tính chất và
khác ngoài dự kiến. mức độ cần thiết của
công việc.
Tổng 730.000

[Nguồn: Số liệu dự tính và tham khảo phòng kế toán tài chính]

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -92- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

3.2.2.5. Lợi ích mà giải pháp mang lại


- Thay đổi hệ thống tư duy trong các giảng viên, trong nhà trường, áp dụng
phương pháp giảng dạy mới hiện đại thu hút, tham gia tích cực của sinh viên.
- Tạo ra môi trường học tập năng động sáng tạo cho cả giảng viên và học
sinh sinh viên trong nhà trường.
- Đổi mới phương pháp và phương tiện dạy học trên cơ sở lồng ghép các
phương pháp giảng dạy với sự kết hợp các phương tiện kỹ thuật dạy học.
- Tăng cường khả năng tự học cho sinh viên, mang lại hiệu quả cho
người học do được đảm bảo lợi ích thiết thực.
- Tạo khả năng thích ứng, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
và học tập góp phần nâng cao chất lượng dạy và học cho sinh viên Trường
Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Thương Mại.
3.2.3. Giải pháp thứ 3: Ứng dụng SIAC và PIAC vào hoạt động đào tạo
nhằm xây dựng mối quan hệ Trường – Ngành sử dụng lao động.
3.2.3.1. Mục tiêu của giải pháp trong luận văn
SIAC tên đầy đủ tiếng Anh là “School Industry Advisory Council ” được
dịch ra tiếng Việt là “Hội đồng tư vấn cấp cơ sở đào tạo về quan hệ trường -
ngành hay gọi tắt là Hội đồng tư vấn trường - ngành”. [21.1]
PIAC tên đầy đủ tiếng Anh là “Program Industry Advisory Committee”
được dịch sang tiếng Việt là “Tiểu ban tư vấn cấp chương trình đào tạo về
quan hệ trường – ngành ”. [21.1]
Quan hệ trường – ngành là thuật ngữ được dịch từ tiếng Anh mới được
dùng ở nước ta trong vài năm trở lại đây khi có Dự án Giáo dục kỹ thuật và
dạy nghề bắt đầu thực hiện, hiểu rộng ra thì đây là mối quan hệ hợp tác hay
mối liên kết chặt chẽ giữa một bên là Trường đào tạo và bên kia là các tổ
chức, các doanh nghiêp thuộc các ngành khác nhau sử dụng lao động được
đào tạo ra.
Mối quan hệ này có thể được phát triển ở các cấp khác nhau, cấp thấp là
cấp chương trình đào tạo (hay nghề, chuyên môn được đào tạo) trong nhà

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -93- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

trường và nơi sử dụng người tốt nghiệp chương trình đào tạo đó là các tổ
chức, các doanh nghiệp trong các ngành khác nhau. Cấp cao hơn là cấp
Trường đào tạo và khu vực sử dụng người tốt nghiệp của trường đào tạo tất
nhiên là có vi phạm rộng hơn chương trình đào tạo. Cấp cao hơn về phía đào
tạo có thể là các cơ quan quản lý đào tạo cấp cao hơn như: Bộ quản lý về giáo
dục và đào tạo hoặc các tổ chức có liên quan đến giáo dục và đào tạo như: các
Sở, Tổng Cục, Hội đồng giáo dục nghề nghiệp, Hội đồng giáo dục quốc gia,
về phía ngành có thể là các Bộ, Ngành, Phòng thương mại và công nghiệp
Việt Nam, các Hiệp hội nghề nghiệp. Trong điều kiện thực tế của nhà trường
để thực hiện mối quan hệ trường – ngành có cấp thấp và cấp cao thì SIAC và
PIAC sẽ cung cấp những thông tin và cách tiếp cận chiến lược cho Nhà
trường, các đối tác của Trường trong ngành sử dụng lao động…[21.2-3]
Giải pháp được xây dựng dựa trên cơ sở kinh nghiệm của một số nước
phát triển đã chuyển mô hình giáo dục đào tạo từ cung sang cầu thị trường đó
cũng là hướng phát triển của hệ thống giáo dục, các trường đào tạo ở nước ta
nói chung và trường cao đẳng kinh tế kỹ thuật nói riêng để đảm bảo cho việc
nâng cao chất lượng đào tạo một cách toàn diện và liên tục được cải tiến.
Mục tiêu của giải pháp nhằm hướng dẫn thành lập và xác định rõ cơ cấu
thành phần, mục tiêu và chức năng nhiệm vụ, vai trò trách nhiệm của SIAC
và PIAC trong nhà trường nhằm mục đích tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa nhà
trường và ngành sử dụng lao động tạo lợi ích 3 bài đó là: “Nhà trường – sinh
viên – ngành sử dụng lao động” để nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào tạo
với nhu cầu sử dụng lao động, đảm bảo cho sinh viên tốt nghiệp có việc làm
và có khả năng tự tìm và tạo việc cho bản thân.
3.2.3.2. Cơ sở đưa ra giải pháp
- Xuất phát từ quan điểm chung của một số nước là giáo dục và đào tạo
sau Trung học đặc biệt là giáo dục kỹ thuật và dạy nghề, phải được coi như
nền tảng của chính sách kinh tế - xã hội, văn hoá… nếu đất nược thực sự đảm
bảo có một lực lượng lao động với kỹ năng tay nghề cao. Trong thời đại ngày

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -94- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

nay các ngành, các tổ chức, các doanh nghiệp mới và các ứng dụng công nghệ
mới đều đòi hỏi phải có lực lượng lao động có trình độ, có kỹ năng tay nghề
cao để quản lý và vận hành nó. Nắm chắc được các kỹ năng tay nghề không
chỉ quan trọng đối với việc thích ứng với công nghiệp, nghề nghiệp mà còn
tạo ra khả năng tự sáng tạo, tự tạo việc làm cho bản thân.
- Sự tăng trưởng kinh tế xã hội của một nước đều phụ thuộc vào khả
năng thích ứng nhanh của nước đó với những thay đổi của môi trường và thị
trường. Người lao động được đào tạo tốt hơn sẽ dễ dàng thích nghi hơn với
những thay đổi đó.
Các trường cùng làm việc với các ngành chuyên môn gắn các chương
trình đào tạo của nhà trường theo phương thức hợp tác để đạt được trình độ
cao của giáo dục và đào tạo kỹ năng. Các ngành phải đóng một vai trò thích
hợp trong toàn bộ hệ thống đổi mới, phát triển và xây dựng tương lai. Bởi vì
họ ở vị trí tốt nhất có thể dự đoán được sự nâng cao trình độ đào tạo của
những người lao động hiện tại và tương lai trong ngành họ. Vì các sản phẩm
luôn thay đổi để đáp ứng sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ
mới, nếu nhà trường cần ngành giúp đỡ dự đoán các xu hướng và sự thay đổi.
Tư vấn trường ngành tạo ra các thông tin cơ bản cho nhà trường, các Bộ chủ
quản, học sinh, sinh viên, các ngành… Xác định các yêu cầu về kỹ năng, các
đặc điểm của chất lượng và loại hình đào tạo. Cần thiết để đáp ứng cho các
nhu cầu nhân lực trong tương lai.
- Ở nước ta trong quá trình đổi mới chuyển nền kinh tế tập trung sang
kinh tế thị trường, đào tạo trước đây chỉ chủ yếu tập trung vào cung nay phải
chuyển xu hướng đào tạo sang tập trung vào cầu của thị trường để tránh tình
trạng nhà trường chỉ biết đào tạo, ngành chuyên môn chỉ biết sử dụng, nghĩa
là đào tạo và sử dụng lao động tách rời nhau. Cần phải có những giải pháp
giúp đỡ nhà trường chuyển sang cầu thị trường, vì thế cần phải phát triển quan
hệ trường – ngành, hỗ trợ các nhà giáo dục, nhà chuyên môn làm việc trong
ngành tạo nên những mối quan hệ công tác. [21, 1- 2]

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -95- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

- Dựa trên những phân tích đánh giá, hiện trạng công tác thực hiện
chương trình đào tạo, cơ cấu, ngành nghề đào tạo, các nguồn lực và triển vọng
sẵn có của đội ngũ cán bộ giảng viên trong nhà trường và xu thế phát triển của
giáo dục đào tạo theo hướng hội nhập, thì việc ứng dụng giải pháp là rất cần
thiết đối với nhà trường để từng bước nâng cao chất lượng đào tạo, gắn đào
tạo với ngành sử dụng lao động.
3.2.3.3. Nội dung chính của giải pháp
- Hướng dẫn thành lập SIAC và PIAC trong nhà trường.
- Xác định cơ cấu thành phấn SIAC và PIAC.
- Xác định mục đích và chức năng, nhiệm vụ, vai trò, trách nhiệm của
SIAC và PIAC.
- Xây dựng chương trình hoạt động cho SIAC và PIAC.
3.2.3.4. Quá trình thực hiện giải pháp
A. Các bước thực hiện
1. Hướng dẫn thành lập SIAC và PIAC
- Để tiến hành thành lập SIAC và PIAC trong nhà trường thì cán bộ lãnh
đạo bao gồm hiệu trưởng, hiệu phó phụ trách đào tạo. Trưởng, phó phòng đào
tạo; Trưởng, phó khoa có vai trò quan trọng trong việc xúc tiến thành lập.
Trong đó Hiệu trưởng có vai trò quyết định thành lập và quyết định số lượng
các thành viên trong SIAC và PIAC.
- Hiệu trưởng lựa chọn các thành viên trong trường của SIAC và PIAC và
xác định danh sách các thành viên dự kiến ngoài trường của SIAC và PIAC.
- Chọn chương trình đào tạo (ngành - nghề) để áp dụng SIAC và PIAC.
- Hiệu trưởng ra quyết định công nhận danh sách các thành viên của
SIAC và PIAC.
2. Xác định cơ cấu thành phần của SIAC và PIAC
2.1. Xác định cơ cấu thành phần của PIAC
* Cơ cấu thành phần của PIAC bao gồm: Đại diện của nhà trường, đại
diện cho sinh viên, đại diện ngành sử dụng lao động như đã mô tả ở hình 3.12
dưới đây cho thấy: Đại diện ngành sử dụng lao động trong PIAC luôn phải
chiếm đa số.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -96- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

Tiểu ban tư vấn cấp chương trình


đào tạo về quan hệ trường - ngành

Đại diện của nhà trường Đại diện sinh viên Đại diện ngành

- Hiệu phó phụ trách - 3 Sinh viên đang - 2 cán bộ quản lý


đào tạo. theo học ngành đào giáo dục của Bộ
- Trưởng phòng đào tạo tạo. hoặc của Sở giáo
- Trưởng khoa - 5 Sinh viên đã tốt dục.
- Tổ trưởng các bộ môn nghiệp ngành đào tạo - 2 cán bộ Sở thương
chuyên ngành. đã có việc làm chính mại.
- Giáo viên giỏi của các thức. - 10 cán bộ quản lý ở
khoa. - 3 Sinh viên tốt các doanh nghiệp có
- Cán bộ phòng tổ chức nghiệp chưa có việc liên quan trực tiếp
hành chính. làm. đến ngành đào tạo.
- 2 cán bộ đại diện
các hiệp hội, ngành
nghề

Hình 3.12: Cơ cấu thành phần của PIAC [21,8]


* Với cơ cấu trên đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các thành viên của PIAC
bao gồm:
- Kết hợp đại diện các ngành, các nhà quản lý với người lao động có trình độ
chuyên gia và sinh viên mới tốt nghiệp.
- Kết hợp với nhiều doanh nghiệp, người sử dụng lao động với các ngành có
liên quan.
- Các thành viên của PIAC có thể là người dủng hộ nhưng cũng là người phản
biện, mặt khác các thành viên phải có năng lực thực hiện cao đó là thực tiễn
điển hình tốt nhất.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -97- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

2.2. Xác định cơ cấu thành phần của SIAC


Cơ cấu thành phần của SIAC bao gồm các thành viên của nhà trường,
các thành viên của PIAC và các thành viên của Bộ, Sở lao động thương binh
xã hội và các đại diện khác như đã mô tả ở mô hình 3.13 dưới đây cho thấy:
Sự có mặt của nhiều đại diện thì sự chia sẻ thông tin sẽ càng tốt hơn, từ đó
giúp nhà trường lập kế hoạch chiến lược đạt hiệu quả hơn tạo thế chủ động và
tăng cường khả năng đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động.

Hội đồng tư vấn cấp trường đào


tạo về quan hệ trường ngành

Đại diện trường Các Đại diện Đại diện Bộ Các đại diện
- Hiệu trưởng của học lao động khác:
thành
- Hiệu phó
- Trưởng phòng viên sinh, thương binh - Bộ chủ quản
đào tạo. sinh viên xã hội hoặc - Chính quyền
của
- Phòng khoa đang học Sở lao động tỉnh,thành phố
học. PIAC
hoặc đã thương binh - Đoàn thể
- Trưởng khoa
- Tổ trưởng bộ tốt xã hội quần chúng…
môn. nghiệp
Hình 3.13: Cơ cấu thành phần của SIAC [21,7]
2.3. Các thành viên của SIAC và PIAC
Khi lựa chọn các thành viên của SIAC phải chú ý các điểm sau:
1.Thành viên nòng cốt của Hội đồng sẽ bao gồm tất cả các tiểu ban tư
vấn PIAC; Hiệu trưởng, hiệu phó nhà trường. Đại diện sinh viên đang học và
sinh viên đã tốt nghiệp; Đại diện Bộ, Sở lao động thương binh xã hội, các đại
diện khác.
2. Hội đồng có thể lựa chọn chủ tịch hoặc phó chủ tịch đại diện của
các tiểu ban PIAC. Một nhiệm kỳ của hội đồng có thể từ 2 – 3 năm hoặc có
thể kéo dài hơn nữa, tuỳ thuộc vào khả năng làm việc và sự cân nhắc của hội

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -98- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

đồng, các sinh viên tham gia với thời hạn từ 1 - 2 năm.
3. Hiệu trưởng, hiệu phó tham dự vào các cuộc họp của Hội đồng
SIAC với tư cách là thành viên, cán bộ nguồn, không tham gia bỏ phiếu.
4. Hội đồng có thể quyết định lự chọn thêm các thành viên bên ngoài
khuôn khổ những thành viên nòng cốt, tuỳ theo nhu cầu.
Việc lựa chọn các thành viên ủa PIAC phải chú ý một số điểm sau:
1. Số lượng các thành viên tiểu ban phải có tối thiểu là từ 7 - 15 người
được lựa chọn thuộc các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến ngành đào tạo và
chương trình đào tạo của nhà trường, đây là các thành viên được lựa chọn có
thể từ các lĩnh vực khác nhau, là người đang hoặc sẽ sử dụng nhân lực được
đào tạo từ chương trình đào tạo, những người làm việc trong các nghền ghiệp
liên quan, các tổ chức kinh doanh, cán bộ các cơ sở đào tạo…
2. Các thành viên của tiểu ban được bổ nhiệm cho nhiệm kỳ tối thiểu là
1 năm, những thành viên này có thể được bổ nhiệm cho các nhiệm kỳ tiếp theo.
Các thành viên của PIAC được Hiệu trưởng nhà trường bổ nhiệm để
phục vụ cho tiểu ban trên cơ sở đề nghị của chương trình đào tạo.
3. Tiểu ban có thể lựa chọn chủ tịch và phó chủ tịch trong số những
đại diện bên ngoài trường.
4. Chủ tịch, tiểu ban PIAC sẽ tham gia vào thành phần của trường
trong hội đồng SIAC.
3. Xác định mục đích và chức năng nhiệm vụ, vai trò trách nhiệm của
SIAC và PIAC.
3.1. Mục đích của SIAC và PIAC
3.1.1.Mục đích của SIAC
- Giúp tư vấn cho việc lập kế hoạch chiến lược và tăng cường năng lực
của nhà trường trong quá trình đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng tốt được nhu
cầu của thị trường lao động.
- Hội đồng tư vấn SIAC có mục đích là thu thập các nguồn thông tin đầu
vào từ tất cả các tiểu ban tư vấn PIAC, sử dụng thông tin này trong việc xây

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -99- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

dựng kế hoạch chiến lược của nhà trường, nâng cao khả năng và chất lượng
đào tạo, đảm bảo hợp tác chặt chẽ với các ngành và thực hiện các nhiệm vụ
trọng tâm của nhà trường.
- SIAC cung cấp những thông tin có giá trị về nhu cầu của thị trường lao
động cho nhà trường để xây dựng và phát triển chương trình đào tạo có hiệu
quả và chất lượng.
3.1.2.Mục đích của PIAC
Cung cấp những thông tin quan trọng cho xây dựng chương trình đào tạo
(hay nghề đào tạo) của nhà trường để đưa ra các biện pháp tốt trong xây dựng
và phát triển chương trình đào tạo, gắn đào tạo với các ngành có sử dụng lao
động chuyên môn phù hợp với ngành đào tạo.
Tiểu ban tư vấn PIAC cung cấp những thông tin đầu vào về thị trường
lao động, thu nhận kỹ thuật, tư vấn kỹ năng, thái độ và kiến thức yêu cầu của
sinh viên nhà trường, đáp ứng yêu cầu của ngành sử dụng lao động. Tiểu ban
này, luôn phục vụ một số ngành, nghề cụ thể, tuy nhiên nó có thể phục vụ cho
cả một nhóm ngành nghề có liên quan với nhau.
3.2. Chức năng nhiệm vụ của SIAC và PIAC
3.2.1.Chức năng của SIAC và PIAC
* SIAC có các chức năng sau:
- Giám sát các PIAC
- Đối thoại 3 bên giữa Trường – Ngành – Chính Phủ (Bộ chủ quản)
- Nâng cao khả năng của nhà trường để đáp ứng nhu cầu
- Lập kế hoạch chiến lược.
* PIAC có các chức năng sau:
- Tư vấn về chương trình đào tạo.
- Hỗ trợ chương trình đào tạo về các mặt.
- Thúc đẩy phát triển chương trình đào tạo.
- Tạo điều kiện xây dựng các mối liên hệ với ngành.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -100- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

3.2.2. Nhiệm vụ của SIAC và PIAC


*.Nhiệm vụ của SIAC bao gồm các nhiệm vụ sau:
(1) Hỗ trợ nhà trường lập kế hoạch chiến lược.
(2) Xác định những nhiệm vụ phát triển và những cơ hội của cộng đồng
và xã hội; Các tổ chức và các ngành kinh tế, trên cơ sở đó đưa ra kiến nghị về
những thay đổi thích hợp đối với chương trình đào tạo hiện có hoặc chương
trình đào tạo mới để thực hiện.
(3) Giúp nhà trường chuyển hướng đào tạo từ cung sang cầu thị trường
(4) Hỗ trợ xác định những cơ hội hợp tác, liên kết hiệu quả với các
ngành trong giáo dục đào tạo.
(5) Xem xét làm thế nào để công nghệ có thể đưa vào hệ thống
giáo dục đào tạo.
(6) Xem xét làm thế nào chiến lược học tập dựa trên công việc có thể kết
hợp rộng rãi trong hệ thống giáo dục kĩ thuật và dạy nghề.
(7) Hỗ trợ xác định những cơ hội tạo ra thu nhập và được tăng thiết bị ở
cấp trường.
(8) Giúp đỡ nhà trường thực thi sứ mệnh liên tục cải tiến chất lượng
bằng việc xem xét các báo cáo của PIAC, đưa ra các khuyến nghị và giám sát
kết quả đầu ra.
(9) Giúp nhà trường xem xét khả năng của người tốt nghiệp tiếp tục
học lên.
(10)Tư vấn cho người tốt nghiệp về các xu hướng của thị trường lao động.
(11)Tư vấn về tác động của các điều luật của nhà nước đối với ngành.
(12)Giám sát và giúp đỡ trường đáp ứng các yêu ầu về kiểm định.
(13)Hành động như người cung cấp nguồn thông tin cho trường và các
tiểu ban PIAC của trường.
(14)Hành động như người cung cấp nguồn thông tin cho các trường
khác với những tư vấn về ngành.
(15)Cung cấp những thông tin phản hồi theo yêu cầu cho các hội đồng

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -101- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

phát triển chương trình quốc gia.


(16) Chuẩn bị văn bản báo cáo hàng năm, các phác thảo, những khuyến
nghị chủ yếu cho các cơ sở đào tạo và các ngành nghề tương ứng, bằng
phương pháp phân tích SWOT, báo cáo này sẽ được trình lên hiệu trưởng nhà
trường, Sở LĐ-TB và XH, Bộ giáo dục - đào tạo và cơ quan chủ quản.
(17) Viết báo cáo tự đánh giá hàng năm về hiệu quả của Hội đồng, sử
dụng phương pháp phân tích SWOT, báo cáo sẽ được trình lên hiệu trưởng nhà
trường, Sở LĐ-TB và XH, Bộ giáo dục - đào tạo và các cơ quan chủ quản.
(18) Những nhiệm vụ khác nếu được Hội đồng cho là cần thiết.
* Nhiệm vụ của PIAC bao gồm các nhiệm vụ sau:
(1) Xác nhận rằng mức độ kĩ năng tay nghề của học viên đáp ứng nhu
cầu của ngành.
(2) Nhận biết những sự phát triển mới của ngành và các cơ hội trong
cộng đồng, khuyến nghị những thay đổi thích hợp hoặc các chương trình đào
tạo mới để thực hiện.
(3) Hỗ trợ để xác nhận các cơ hội hợp tác và liên kết có hiệu quả với
ngành ở cấp chương trình đào tạo.
(4) Hỗ trợ để xác nhận những cơ hội tạo ra th nhập và trao tặng thiết bị ở
cấp chương trình đào tạo.
(5) Tư vấn tuyển sinh, tiêu chuẩn lựa chọn, tỉ lệ tốt nghiệp và hao hụt.
(6) Xem xét và tư vấn về sự hài lòng của người tốt nghiệp và người sử
dụng lao động.
(7) Tư vấn về các yêu cầu đối với thiết bị và cơ sở vật chất cho chương
trình đào tạo.
(8) Xác nhận chất lượng của chương trình đào tạo bằng cách xem xét lại
chương trình đào tạo, kết quả học sinh tốt nghiệp, diện nghề nghiệp, trang
thiết bị và đánh giá sự sẵn sàng làm việc trong ngành của người tốt nghiệp.
(9) Cung cấp thông tin phản hồi cho Hội đồng phát triển chương trình
Quốc gia.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -102- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

(10) Xác nhận cơ hội đào tạo tại nơi làm việc, hợp tác, thực hành, học tập
tại hiện trường.
(11) Tư vấn về các cơ hội tìm việc làm cho người tốt nghiệp và khuynh
hướng của thị trường lao động.
(12) Thúc đẩy chương trình đào tạo và khuyến khích người tốt nghiệp.
(13) Tư vấn về tác động của các luật lệ của nhà nước áp dụng cho ngành
(14) Giám sát và giúp đỡ các chương trình đào tạo đáp ứng các yêu cầu
về kiểm định.
(15) Xử lý các vấn đề khác nếu thấy thích hợp với chương trình đào tạo.
(16) Cung cấp đầu vào cho nhà trường đào tạo thông qua Hội đồng tư
vấn trường – ngành SIAC.
(17) Chuẩn bị văn bản báo cáo hàng năm về chương trình đào tạo theo
phương pháp SWOT, báo cáo này sẽ đệ trình lên phó hiệu trưởng nhà trưởng,
Sở LĐ-TB và XH và Hội đồng tư vấn trường – ngành.
(18) Tiến hành việc tự đánh giá hàng năm về hiệu quả của tiểu ban theo
phương pháp SWOT. Báo cáo được trình lên Phó hiệu trưởng nhà trường, Sở
LĐ-TB và XH và Hội đồng tư vấn trường – ngành.
(19) Những nhiệm vụ khác được tiểu ban cho là cần thiết.
3.3. Vai trò và trách nhiệm của nhà trưởng và ngành hoạt động của
SIAC và PIAC.
Ứng dụng SIAC và PIAC vào hoạt động đào tạo của nhà trường nhằm
thúc đẩy và phát triển chương trình đào tạo, thúc đẩy mối quan hệ trường
ngành, giúp nhà trường giải quyết các vấn đề liên quan đến Trường và các
chương trình đào tạo của nhà trường.
*Vai trò trách nhiệm của nhà trường:
- Cung cấp thông tin của nhà trường và thông tin về chương trình đào
tạo cho SIAC và PIAC.
- Đảm bảo các đề xuất, khuyến nghị của SIAC và PIAC phải được lãnh
đạo nhà trường xem xét một cách nghiêm túc.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -103- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

- Gửi quyết định bổ nhiệm các thành viên.


- Chuẩn bị cung cấp tài liệu định hướng.
- Gửi, tổ chức chương trình nghị sự đến các cuộc họp, phối hợp hỗ trợ
cho tất cả các cuộc họp.
*Vai trò trách nhiệm của ng ành:
- Thực hiện các nhiệm vụ vì lợi ích cao nhất của sinh viên và của ngành.
- Theo dõi và tư vấn giúp đỡ nhà trường nâng cao hiệu quả công tác
đào tạo.
- Tham gia tích cực vào công tác đào tạo của nhà trường.
- Giúp đỡ nhà trường về tài chính, phương tiện giảng dạy, học tập, nơi
thực tập, thực hành của sinh viên.
- Liên kết chặt chẽ với nhà trường, sử dụng lao động được đào tạo.
4. Xây dựng chương trình hoạt động cho SIAC và PIAC
Chương trình hoạt động của SIAC và PIAC trong nhà trường. Chủ yếu
là tổ chức các cuộc họp, các diễn đàn để tập trung thảo luận các nhiệm vụ
trọng tâm của nhà trường như:
* Đối với PIAC:
- Việc tuyển sinh
- Các yêu cầu về cơ sở vật chất, trang thiết bị giảng dạy
- Số sinh viên hàng năm
- Các chương trình đào tạo, năng lực của nhà trường
- Các xu hướng việc làm
- Sinh viên tốt nghiệp
- Yêu cầu của người sử dụng lao động
- Các báo cáo của hệ thống thông tin thị trường lao động
- Các yêu cầu kiên định chất lượng giáo dục đào tạo
- Ứng dụng công nghệ trong đào tạo
- Tài trợ cho nhà trường và chương trình đào tạo.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -104- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

- Hoạt động của SIAC


- Tự đánh giá và báo cáo hàng năm
* Đối với SIAC:
- Sự hỗ trợ nhà trường trong việc lập kế hoạch chiến lược
- Các nhu cầu phát triển cộng đồng
- Giúp nhà trường phát triển định hướng đào tạo sang cầu của thị trường
- Sự công tác với các ngành
- Khả năng ủng hộ tài chính, thiết bị đồ dùng dạy và học
- Làm việc trên cơ sở chiến lược học tập, đào tạo, thực hành kết hợp tại
chỗ làm việc.
- Các cơ hội đi hiện trường, tạo thu nhập.
- Chất lượng của các chương trình đào tạo, sự sẵn sàng của ngành.
- Việc tiếp nhận người tốt nghiệp để đào tạo tiếp.
- Các xu thế phát triển của thị trường lao động.
- Kiểm định chất lượng đào tạo
- Tự kiểm điểm hàng năm và báo cáo .
Các cuộc họp SIAC và PIAC được tiến hành tối thiểu 2 lần trong một
năm. Các chủ tịch của SIAC và PIAC soạn thảo chương trình cuộc họp, các
tài liệu thông tin được cung cấp trước cho các thành viên. Sau khi kết thúc
cuộc họp, nhà trường phải cân nhắc và quyết định xem có thực hiện các
khuyến nghị của SIAC và PIAC hay không và thông báo lại cho hội đồng
SIAC và PIAC.
B. Dự toán về tài chính để thực hiện giải pháp
Để thực hiện giải pháp này đòi hỏi phải có nguồn tài chính để duy trì
hoạt động của SIAC và PIAC, đó là kinh phí tổ chứ thành lập, chi phí trả cho
các thành viên của SIAC và PIAC… Các khoản kinh phí này có thể sử dụng
từ nguồn học phí, các nguồn tài trợ của doanh nghiệp và các Đại diện ngành
trong SIAC và PIAC. Nhà trường nên có những biện pháp thu hút các nguồn

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -105- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

đầu tư tài chính từ phía ngành, doanh nghiệp, người sử dụng lao động. Dưới
đây là một số tính toán dự kiến sẽ phải chi khi thực hiện giải pháp trên.
Bảng 3.3. Dự kiến các khoản chi phí hàng năm cho giải pháp thứ 3
Đơn vị tính: 1000 đồng

Danh mục chi Mức Hình thức chi Ghi chú


chi phí
1. Hội nghị, hội 100.000 -Chi tổ chức, tiến hành Thành lập hội
thảo, cuộc họp, hội nghị, hội thảo. đồng SIAC,
nghị sự của SIAC - Quy định mức chi cho PIAC.
và PIAC. từng thành viên (ăn
trưa…)
2. Trả thù lao cho 150.000 - Quy định rõ mức thù Các chủ tịch của
các thành viên lao cho từng thành viên. SIAC và PIAC.
SIAC và PIAC. - Chi thêm cho những
thành viên có đóng góp
quan trọng, theo khối
lượng công việc.
3. Biên soạn tài liệu 70.000 - Chi thường xuyên Phải có quy định
tiến hành Hội nghị, rõ danh mục chi
hội thảo. và mức chi phải
rõ ràng
4. Khảo sát, nghiên 120.000 - Chi cho từng đợt khảo
cứu dự báo nhu cầu sát, nghiên cứu.
thị trường lao động,
sự phát triển của
ngành, nghề.
5. Các khoản chi 50.000 Chi theo tính chất và
khác. mức độ cần thiết cho
công việc được đề nghị.
490.000
Tổng
[Nguồn: Số liệu dự tính và tham khảoPhòng Kế toán tài chính]
3.2.3.5. Lợi ích mà giải pháp mang lại
* Gắn đào tạo với ngành sử dụng lao động, tạo điều kiện cho sinh viên
ra trường có việc làm mang lại niềm tin cho người học.
* Tạo ra mối liên kết chặt chẽ giữa nhà trường đào tạo với các ngành có
sử dụng lao động, tạo ra lợi ích 3 bên. Đó là nhà trường – sinh viên với ngành

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -106- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

sử dụng lao động.


- Về phía nhà trường đảm bảo chất lượng các chương trình đào tạo, cải
tiến các chương trình giảng dạy cho phù hợp phát triển tiềm năng tạo thu
nhập, được tặng thiết bị theo kịp bước tiến của ngành, chuẩn bị tốt cho hoạt
động kiểm định chất lượng đào tạo.
- Về phía sinh viên đảm bảo có nghề nghiệp tốt, có triển vọng phát triển
về việc làm, tăng cơ hội thẩm định chuyên môn nghề nghiệp.
- Về phía ngành tuyển dụng được lao động có trình độ, kỹ năng làm việc
tốt, sổ sung kịp thời cho sự thiếu hụt nguồn nhân lực, tiết kiệm chi phí đào tạo
nguồn nhân lực tăng hiệu quả quản lý.
* Tạo ra uy tín chất lượng đào tạo cho nhà trường, tăng cường khả năng
thu hút học sinh đăng ký vào các ngành đào tạo của nhà trường, nâng cao
năng lực cạnh tranh, tạo thương hiệu tốt trong giáo dục đào tạo.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -107- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CỦA ĐỀ TÀI


Như vậy chất lượng đào tạo trong các trường Đại học, Cao Đẳng, nói
chung và chất lượng đào tạo của trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật
Thương Mại nói riêng. Hiện đang là vấn đề cấp thiết trong tiến trình phát triển
kinh tế. Quá trình hội nhập khu vực và trên thế giới nó đòi hỏi phải được
nghiên cứu và giải quyết cả trên phương diện lý luận và thực tiễn nhằm tạo ra
tiền đề và điều kiện cần thiết đảm bảo cho việc đào tạo đội ngũ người lao
động có chất lượng cao phục vụ cho quá trình phát triển của đất nước, góp
phần giải quyết tốt bài toán nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường.
Để giải quyết tốt vấn đề chất lượng trong đào tạo nó đòi hỏi phải có
những biện pháp cụ thể đồng bộ có sự kết hợp hài hoà giữa nhà nước - trường
học - người sử dụng lao động và người lao động trong xã hội. Điều đó còn
phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố khác nhau trong phạm vi tìm hiểu và
nghiên cứu thực trạng hoạt động triển khai quy trình đào tạo có chất lượng
ngành quản trị kinh doanh của Trường Cao Đẳng Knh Tế - Kỹ Thuật Thương
Mại, nghiên cứu các yếu tố, các chính sách, văn bản, tài liệu nhằm nâng cao
chất lượng đào tạo luận văn đã:
1. Khái quát và hệ thống hoá những vấn đề liên quan đến chất lượng đào
tạo trong cơ chế thị trường hội nhập và phát triển. Trình bày những vấn đề có
liên quan đến chất lượng đào tạo và chất lượng chương trình đào tạo theo xu
thế phát triển chương trình đào tạo, đổi mới nội dung phương pháp dạy và
học, gắn đào tạo với sử dụng lao động.
2. Phân tích thực trạng và đánh giá các yếu tố chính có ảnh hưởng tích
cực đến chất lượng đào tạo ngành Quản trị kinh doanh của trường.
3. Đề xuất một số giải pháp như luận văn đã trình bày nhằm nâng cao
chất lượng hiệu quả đào tạo trong nhà trường, góp phần chuyển biến tích cực
trong hệ thống quy trình đào tạo từ cung sang cầu thị trường gắn đào tạo với
nhu cầu sử dụng lao động, tạo điều kiện, cơ hội cho người học trong học tập,
liên thông, nâng cao khả năng trình độ, nâng cao chất lượng đội ngũ nhân lực.
Để đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo trong nhà trường đòi hỏi
phải thiết lập nhiều yếu tố trong quản lý giáo dục đào tạo, nhiệm vụ đặt ra
không chỉ đối với các trường mà đòi hỏi các cơ quan nhà nước, khối doanh

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -108- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

nghiệp, các tổ chức quần chúng phải vào cuộc tham gia với nhà trường, giúp
đỡ tích cực nhà trường trong hoạt động đào tạo, nâng cao hiệu quả đào tạo.
Những kiến nghị đề xuất cụ thể như chương trình khung, quan điểm quản
lý đào tạo, quản lý chương trình đào tạo, cơ cấu, quy mô đào tạo, phương pháp
dạy và học, phương pháp đánh giá kết quả học tập… cần phải thay đổi nhanh
để đáp ứng được xu thế phát triển trong giáo dục đào tạo hội nhập quốc tế.
- Nhà nước, Bộ Giáo Dục Đào Tạo tăng cường đầu tư hơn nữa về cơ sở
vật chất, tài chính, sớm trao nhiều quyền tự chủ cho trường Đại học, Cao đẳng
trong quản lý đào tạo. Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng giáo dục đào tạo.
- Nhà nước cần có những chính sách ưu tiên hơn nữa cho giáo dục đào tạo
và chính sách để các tổ chức, các doanh nghiệp, các công ty phải có trách
nhiệm với giáo dục đào tạo để tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường ngành sử
dụng lao động.
- Bộ Giáo Dục Đào Tạo cần sớm ban hành áp dụng học chế tín chỉ trong
các trường đào tạo mở rộng hoạt đông liên thông trong các cấp học, bậc học
tạo điều kiện học tập cho người học tăng cường kiến thức từ thấp đến cao
thông qua hệ thống các Modul của chương trình đào tạo.
- Nhà trường cần phải mạnh dạn ứng dụng nhiều giải pháp, đầu tư và sử
dụng có hiệu quả về cơ sở vật chất trang thiết bị phục vụ dạy và học, đổi mới
phương pháp dạy và học, áp dụng công nghệ thông tin trong dạy và học,
chuyển từ phương pháp truyền thống lấy người dạy làm trung tâm sang
phương pháp dạy học hiện đại lấy việc học của người học làm trung tâm, giáo
dục tư tưởng đổi mới phương pháp trong các giáo viên, giảng viên, nâng cao,
bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, công nghệ thông tin, tạo nhiều cơ hội, điều
kiện cho giảng viên đi học, nghiên cứu nâng cao trình độ ở các bậc học cao
hơn, ở trong nước và ngoài nước.
Mặc dù còn nhiều vấn đề bất cập với thực tế trong hoạt động quản lý,
xong luận văn cũng đã đáp ứng được cơ bản những yêu cầu mục đích nêu ra
đồng thời góp phần thúc đẩy sự đổi mới trong phương pháp, quá trình đào tạo,
chương trình đào tạo và thực hiện đúng các yêu cầu phát triển giáo dục đào
tạo trong giai đoạn mới, giai đoạn hội nhập và phát triển với kinh tế toàn cầu.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -109- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Ban tư tưởng văn hoá trung ương (2003) - Tài liệu bồi dưỡng lý luận
chính trị, trang 135,136

2. Nhà xuất bản chính trị Quốc gia(2001) - Hệ thống các văn bản quy
phạm pháp luật ngành giáo dục đào tạo Hà Nội, trang 129

3. Trường Đại học kinh tế quốc dân, Bộ môn quản lý chất lượng (2005) -
Quản lý chất lượng trong các tổ chức, trang 337,338,339

4. TS. Phạm Thành Nghị (2000) - Quản lý chất lượng giáo dục đại học,
Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội, trang 31- 35

5. Đại học Quốc Gia Hà Nội (2003) – Giáo dục học đại học, trang
57,58,238

6. PGS.TS Nguyễn Văn Thanh (2005) – Marketing dịch vụ, Tài liệu giảng
dạy, Khoa Kinh tế & Quản lý, ĐHBK Hà Nội .

7. Nguyễn Đình Bảng, Trương Hoành Sơn (2005) – Phương pháp Dacum
và tổ chức phân tích nghề, Tài liệu giảng dạy, trang 3,4,12,27,30,31

8. Đại học Quốc Gia (2000) – Giáo dục học đại học,trang46,47,48,49,240

9. Nhà xuất bản thanh niên – Nhân lực trẻ đầo tạo và triển vọng,
trang34,35,37

10. Báo giáo dục thời đại số 56 ra ngày 11/ 5/2006, trang 14

11. Luật giáo dục (2003) – Nhà xuất bản chính trị Quốc Gia, trang 26,27

12. Nguyễn Thị Bình ( Nguyên Phó Chủ tịch nước) - Mấy vấn đề giáo dục
trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện
nay, Báo nhân dân số 18179 ngày 14/5/2005.

13. PGS.TS Mai Ngọc Nhị ( 3/2005) – Tài liệu hội thảo khoa học về nâng
cao chất lương giáo dục đại học, trang 23

14. Th S. Nguyễn Quang Thư (2003), Đề tài cấp Bộ (Mã số 2001-78 -043)
Cơ sở khoa học lựa chọn nội dung cấu trúc chương trình đào tạo trong
các trường Cao đẳng trong Bộ Thương Mại, trang 21- 25

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -110- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

15. Nguyễn Thị Hồng Nguyệt ( 2001), Đề tài cấp Bộ (Mã số 97- 98 – 059)
- Định hướng phát triển về đào tạo và bồi dưỡng cán bộ bậc Cao đẳng
của Trường Cao đẳng kinh tế đối ngoại từ nay đến 2010.

16. GS.TS Vũ Văn Tảo (2000) – Sách giáo dục hướng vào thế kỷ 21,Nhà
xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội

17. Tạp chí Đại học quản lý kinh doanh số 10 năm 2005, trang 14

18. Trung ương hội khuyến học (3/2005)- Tạp chí dạy và học ngày nay
,trang 9

19. Lê Đức Ngọc ( 2005) – Giáo dục học đại học phương pháp dạy và học,
Nhà xuất bản Đại học Quốc Gia Hà Nội.

20. Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (2006) – Tài liệu hội thảo về sử
dụng thiết bị dạy học trong quá trình giảng dạy,trang 7

21. PGS.TS Nguyễn Văn Thanh (2005) – Quan hệ Trường – Ngành theo
xu hướng hôi nhập quốc tế, Tài liệu hướng dẫn học tập,trang 7, 8

22. TS. Đoàn Duy Lục (2004) - Giáo dục đại học Việt nam - Nhà xuất bản
Giáo dục Hà Nội 2004.

23. Quyết định số 47/2001/QĐ- TTg, ngày 4/4/2001 của Thủ tướng CP-
Phê duyệt quy hoạch mạng lưới trường ĐH, CĐ giai đoạn 2001-2010.

24. Chỉ thị số 40 - CT/TW ngày 15/6/2004 của Ban Bí thư TW Đảng về
việc xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo và CBQLGD.

25. GS.TS. Lâm Quang Thiệp - Vụ ĐH Bộ GD & ĐT - Trường CBQL GD


& ĐT, Hà nội 1997 - Giáo dục học đại học.

26. Văn bản số 2696 TM/KH-ĐT ngày 10/6/2004 của Bộ Thương mại về
Quy hoạch và phát triển trường CĐ KT-KT TM.

27. PGS.TS Nguyễn Phú Trọng - Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ CNH & HĐH đất nước, Nhà xuất
bản Chính trị quốc gia - Hà nội 2001.

28. Tóm tắt dự án đầu tư xây dựng mở rộng trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ
thuật thương mại đến 2010.( 2006)

29. Điều lệ trường Cao đẳng - Quyết định số 56/2003/QĐ-BGD&ĐT.

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -111- Khoa Kinh tế & Quản lý
Luận văn Cao học QTKD Trường ĐHBK Hà Nội

30. Hội đồng Quốc Gia Giáo dục (2004) - Diễn đàn quốc tế về giáo dục
Vịêt Nam “ Đổi mới giáo dục đại học và hội nhập quốc tế ”, Các Báo
cáo tham luận, trang 5-6

31. Nghị định số 10/2002/NĐ-CP, ngày 16/01/2002 của CP về chế độ tài


chính trong các đơn vị sự nghiệp có thu.

32. Các kết luận của Hội nghị lần thứ 6 BCHTW khoá IX - Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia - Hà nội 2002.

33. Giáo dục và thời đại (2006), Số 4, 5, 6, 7, 9

34. TS.Vũ Thành Tự Anh (2005) - Hệ tiên đề nào cho giáo dục Việt nam,
Chuyên đề về giáo dục của tạp chí khám phá ( Số 6, 1/6/2005)

35. Nghị quyết số 14/2005/NQ – CP, Ban hành ngày 2 tháng 11 năm 2005
của Chính Phủ “ Về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt
Nam giai đoạn 2006 – 2020 ”

36. Ban tư tưởng văn hóa Trung ương (2006) - Tài liệu học tập Nghị Quyết
Đại hôi X của Đảng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc Gia, trang 58,59

37. http:// vietnamnet.vn/ giao duc/ vande /2003/12/39071/ (20/ 5 /2006) -


Quản lý theo ISO “ Cú hích ” giáo dục.

38. http:// www.educons.net/service/curriculum.htm

39. Trường Cao Đẳng Kinh Tế - Kỹ Thuật Thương Mại, 45 năm trưởng
thành và phát triển, trang 1-7
40. Học viện hành chính Quốc Gia (2004) – Phương pháp giảng dạy hiện
đại cho người lớn, Tài liệu thực hành, trang 3,4

41. http:// www.vh-gd.net.vn/ (20/5/2006) - Tăng tốc đào tạo nghề

Nguyễn Châu Hà – Cao học 2004 – 2006 -112- Khoa Kinh tế & Quản lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

Phô lôc 1
Ch­¬ng tr×nh ®µo t¹o cao ®¼ng hÖ chÝnh quy chuyªn
ngµnh ngµnh qu¶n trÞ kinh doanh cña tr­êng cao ®¼ng
kinh tÕ kü thuËt th­¬ng m¹i
I. CÊu tróc vµ khèi l­îng kiÕn thøc tèi thiÓu
• Thêi gian ®µo t¹o tËp trung trong 3 n¨m
• Tæng sè ®¬n vÞ häc tr×nh: 160 (kÓ c¶ thêi gian gi¸o dôc quèc
phßng vµ gi¸o dôc thÓ chÊt), trong ®ã:

- KiÕn thøc gi¸o dôc ®¹i c­¬ng: 48 §VHT


- KiÕn thøc gi¸o dôc chuyªn nghiÖp: 112 §VHT
ViÖc ph©n bæ c¸c häc phÇn víi sè tr×nh quy ra tiÕt häc thùc tÕ nh­ sau:
Mçi ®¬n vÞ häc tr×nh t­¬ng ®­¬ng: - 15 tiÕt häc lý thuyÕt
- 30TiÕt häc thùc hµnh, th¶o luËn
- 60 ®Õn 90 tiÕt thùc tËp.

B¶ng 1- Khèi l­îng kiÕn thøc toµn kho¸


Chuyªn ngµnh Qu¶n trÞ kinh doanh
Khèi Trong ®ã
kiÕn thøc Gi¸o dôc chuyªn nghiÖp
toµn kho¸
Gi¸o dôc KiÕn KiÕn
®¹i c­¬ng Céng thøc c¬ së thøc chuyªn
nghµnh ngµnh
160 48 112 40 72
§VH §VHT §VHT §VHT §VHT
T

II- cÊu tróc kiÕn thøc tèi thiÓu c¸c häc phÇn
1. KiÕn thøc gi¸o dôc ®¹i c­¬ng
B¶ng2 – CÊu tróc häc phÇn kiÕn thøc gi¸o dôc ®¹i c­¬ng
S Tªn c¸c phÇn Sè
tt §VHT
1 TriÕt häc M¸c – Lªnin 4

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

2 Kinh tÕ chÝnh trÞ M¸c – Lªnin 5


3 Kü thuËt so¹n th¶o v¨n b¶n 2
4 LÞch sö §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam 3
5 T­ t­ëng Hå ChÝ Minh 3
6 To¸n cao cÊp 4
7 Ph¸p luËt ®¹i c­¬ng 3
8 X¸c suÊt - thèng kª 4
9 TiÕng Anh 9
1 Tin häc ®¹i c­¬ng 4
0 Gi¸o dôc thÓ chÊt 3
1 Gi¸o dôc quèc phßng 4
1
1
2
Céng 48

2. KiÕn thøc c¬ së ngµnh


B¶ng 3 – CÊu tróc häc phÇn thuéc kiÕn thøc c¬ së nghµnh

Stt Tªn c¸c häc phÇn
§VHT
1 Nguyªn lý thèng kª 3
2 Nguyªn lý kÕ to¸n 3
3 Tµi chÝnh – TiÒn tÖ 3
4 Marketing c¨n b¶n 4
5 Kinh tÕ häc c¬ b¶n 4
6 Th­¬ng phÈm häc 4
7 Qu¶n trÞ häc 3
8 T©m lý häc qu¶n trÞ kinh doanh 3
9 LuËt th­¬ng m¹i 3
10 Kinh tÕ th­¬ng m¹i 4

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

11 Qu¶n trÞ doanh nghiÖp th­¬ng m¹i 3


12 To¸n kinh tÕ 3

Céng 40
3. KiÕn thøc chuyªn ngµnh
B¶ng 4 - CÊu tróc häc phÇn thuéc kiÕn thøc chuyªn ngµnh
S Tªn c¸c phÇn häc Sè
tt §VHT
1 TiÕng Anh chuyªn nghµnh 4
2 Qu¶n trÞ kinh doanh th­¬ng m¹i n©ng cao 3
3 NghiÖp vô kinh doanh xuÊt nhËp khÈu 4
4 NghiÖp vô kinh doanh th­¬ng m¹i I 3
5 NghiÖp vô kinh doanh th­¬ng m¹i II 3
6 Kinh tÕ ngo¹i th­¬ng 3
7 Xóc tiÕn th­¬ng m¹i 3
8 Thèng kª th­¬ng m¹i 3
9 Thanh to¸n vµ tÝn dông quèc tÕ 3
1 Kinh doanh quèc tÕ 3
0 Qu¶n trÞ chÊt l­îng hµng ho¸ 3
1 M«n häc lùa chän (1 trong hai): 2
1
- Th­ tÝn th­¬ng m¹i
1
2 - §µm ph¸n th­¬ng m¹i
HÖ thèng th«ng tin qu¶n lý 3
KÕ to¸n doanh nghiÖp th­¬ng m¹i 3
1 Ph©n tÝch ho¹t ®éng kinh doanh 3
3 Tµi chÝnh doanh nghiÖp th­¬ng m¹i 4
1 Tin häc doanh nghiÖp 4
4
M«n häc tù chän (2 trong 4): 5
1
5 - Th­¬ng m¹i ®iÖn tö 2

1 - KÕ to¸n qu¶n trÞ DN 3


6 - ThuÕ h¶i quan 3
1 - Kü n¨ng giao tiÕp nãi 2
7 Thùc tËp, thi tèt nghiÖp cuèi kho¸ 13

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

1
8

1
9

Tæng céng 72
Gi¶i tr×nh ch­¬ng tr×nh ®µo t¹o chuyªn ngµnh
ngµnh qu¶n trÞ kinh doanh
KÕ ho¹ch häc tËp toµn kho¸ lµ 3 n¨m ®­îc chia thµnh 6 kú, cuèi kho¸
häc sinh viªn ph¶i ®i thùc tËp tèt nghiÖp t¹i c¸c c¬ së s¶n xuÊt kinh doanh
vµ kÕt thóc kho¸ häc sinh viªn ph¶i dù thi tèt nghiÖp m«n chÝnh trÞ vµ 2
m«n chuyªn nghµnh theo quy ®Þnh. Víi khèi l­îng152 §VHT ®­îc ph©n
bæ cho 6 kú häc nh­ sau:
- Ba häc kú ®Çu häc c¸c kiÕn thøc vÒ gi¸o dôc ®¹i c­¬ng vµ c¸c
kiÕn thøc chung cña ngµnh Qu¶n trÞ kinh doanh;
- Ba häc kú cuèi häc c¸c kiÕn thøc riªng cña tõng chuyªn ngµnh
vµ c¸c kiÕn thøc bæ trî.
Cô thÓ nh­ sau:
Häc kú I
Stt Tªn phÇn häc Sè §VH
1 To¸n cao cÊp 4
2 TriÕt häc M¸c – Lªnin 44
3 Kinh tÕ chÝnh trÞ häc M¸c – Lªnin 5
4 Kü thuËt so¹n th¶o v¨n b¶n 2
5 TiÕng Anh 3
6 LÞch sö §¶ng Céng s¶n ViÖt Nam 3
7 Gi¸o dôc thÓ chÊt
Tæng sè 21
Häc kú 2
Stt Tªn phÇn häc Sè §VH

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

1 T­ t­ëng Hå ChÝ Minh 3


2 Ph¸p luËt ®¹i c­¬ng 3
3 X¸c suÊt – Thèng kª 4
4 TiÕng Anh 3
5 Tin häc ®¹i c­¬ng 4
6 Kinh tÕ häc c¬ b¶n 4
7 Gi¸o dôc quèc phßng chøng chØ

Tæng sè 21

Häc Kú 3
Stt Tªn häc phÇn Sè §VHT
1 Th­¬ng phÈm häc 4
2 Nguyªn lý thèng kª 3
3 Nguyªn lý kÕ to¸n 3
4 Tµi ChÝnh – TiÒn tÖ 3
5 Marketing c¨n b¶n 4
6 TiÕng Anh 3
7 Qu¶n trÞ häc 3
8 T©m lý häc qu¶ trÞ kinh doanh 3
9 To¸n kinh tÕ 3
Tæng sè 29

Häc kú 4
Stt Tªn phÇn häc Sè §VHT

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

1 LuËt th­¬ng m¹i 3


2 Kinh tÕ th­¬ng m¹i 4
3 Qu¶n trÞ doanh nghiÖp th­¬ng m¹i 3
4 TiÕng Anh chuyªn nghµnh 4
5 Qu¶n trÞ kinh doanh th­¬ng m¹i n©ng cao 3
6 NghiÖp vô kinh doanh xuÊt nhËp khÈu 4
7 NghiÖp vô kinh doanh th­¬ng m¹i I 3
8 Xóc tiÕn th­¬ng m¹i 3

Tæng sè 27

Häc kú 5
Stt Tªn phÇn häc Sè §VHT
1 NghiÖp vô kinh doanh th­¬ng m¹i II 3
2 Kinh tÕ ngo¹i th­¬ng 3
3 Xóc tiÕn th­¬ng m¹i 3
4 Thèng kª th­¬ngm¹i 3
5 Thanh to¸n vµ tÝn dông quèc tÕ 3
6 Qu¶n trÞ chÊt l­îng hµng ho¸ 3
7 HÖ thèng th«ng tin qu¶n lý 3
8 Ph©n tÝch ho¹t ®éng kinh doanh 3
9 KÕ to¸n doanhh nghiÖp th­¬ng m¹i 3
10 M«n lùa chän (1 trong 2): 2
- Th­ tÝn th­¬ng m¹i
- §µm ph¸n th­¬ng m¹i
Tæng sè 29

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

Häc kú 6
Stt Tªn häc phÇn Sè §VHT
1 Tin häc doanh nghiÖp 4
2 Tµi chÝnh doanh nghiÖp th­¬ng m¹i 3
3 Kinh tÕ quèc tÕ 3
4 M«n häc tù chän 5
- Th­¬ng m¹i ®iÖn tö 2
- KÕ to¸n qu¶n trÞ DN 3
- ThuÕ h¶i quan 3
5 - Thùc tËp, thi tèt nghiÖp cuèi kho¸ 13
Tæng sè 28

PhÇn Phô lôc

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

Phụ lục 2
Bảng 1. phân loại các phương pháp dạy học theo các cấp độ
từ khái quát đến cụ thể
Phân nhóm
Cấp chiến lược Phân nhóm phụ Trọng tâm chính
chính
Cách thức chung để tổ chức Thuyết trình Giảng dạy Thuyết trình
và thực hiện quy trình dạy (bị động) Thực hành Chỉ cho xem
học Khám phá Kinh nghiệm Thảo luận
(chủ động) Khám phá Giải quyết vấn đề
Cấp phương pháp Ví dụ:
Qui trình dạy gồm một tập - Bài giảng - Hướng dẫn
hợp các thủ tục được xác - Bài luyện - Chuyên đề
định đến một mức độ nào đó - Nghiên cứu điển hình - Thảo luận
và có định hướng đến một
chiến lược dạy cụ thể
Cấp kỹ thuật Ví dụ:
Một hoạt động học tập chi - Chiếu video - Nhóm tâm sự
tiết, thường có thời lượng - Thiết kế áp phích - Bài đố
ngắn, dùng trong một qui - Phương pháp kim tự tháp - Nghiên cứu thực tế
trình dạy cho một mục tiêu
cụ thể
(Nguồn tài liệu [19,53] )

Bảng 2. Các đặc trưng của quan hệ dạy và học


theo cấp chiến lược [19,54]
Chủ điểm Hướng giáo viên Hướng người học
(lấy giáo viên làm trung tâm) (lấy người học làm trung tâm)
Tiếp cận Mô tả: “phấn và nói” Khám phá:
“đối thoại và tìm hiểu”
Mục tiêu Chuyển giao thông tin Phát triển tiềm năng cá nhân
Lý luận Giáo dục như là công nghệ Giáo dục như là quá trình giải
phóng.
Chiến lược Học phiến diện Học chiều sâu
Giảng dạy Trực tiếp Gián tiếp
Vai trò của Quyền lực: Trợ giúp:
giáo viên “chuyên gia biết mọi thứ” “người học phát triển”
Hoạt động của Trình bày, kiểm tra và sửa Hướng dẫn về cách học, về giải
giáo viên pháp và giải thích
Vai trò của Học vẹt Tự định hướng, tự tìm ý nghĩa
sinh viên
Hoạt động của Nghe, ghi chép Khám phá, suy tư, đặt câu hỏi
sinh viên
Phương pháp Bài giảng, semina, trình diễn Thảo luận, mô phỏng, giải quyết
vấn đề

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 -7- Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

Bảng 3. Phân loại phương pháp dạy học


theo mục tiêu nhận thức:
Cấp độ Mô tả Phương pháp dạy học
Nhận thức
1. Biết - Người học có thể nhớ - Diễn giảng - Thuật toán
lại các dữ kiện, các - Kể chuyện - Danh mục
định nghĩa, các quy
trình, các hành động, - Học chương trình - Bản đồ thông tin
các hành vi. hoá
- Có thể nhận biết, - Trình diễn - Làm thí nghiệm
định nghĩa và mô tả - Tự học
- Nghiên cứu có hướng
dẫn

2. Hiểu - Người học nắm được - Diễn giải - Bài tập


khái niệm, ý tưởng,
- Thảo luận - Dự án
quy trình và kỹ thuật.
- Nghiên cứu - Trò chơi kinh doanh
- Có thể diễn giải, so
sánh, lý giải và nêu ví trường hợp - Bài luyện
dụ - Phân tích phản - Bài đố
hồi nhóm
- Semina

3. Áp dụng - Người học có thể - Trình diễn và - Nhóm theo việc


dùng khái niệm, ý (syndicate)
thực hành
tưởng và kỹ thuật - Kèm cặp
trong các tình huống - Đóng vai
chuẩn. - Bài tập
- Bài luyện
- Có thể dùng hay áp - Thảo luận - Dự án
dụng theo cách đã mô - Thực địa
tả trước

4. Chuyển - Từ các khái niệm, ý - Công não - Tư vấn


giao (phân tưởng, quy trình và kỹ (brainstorming) (counselling)
tích, tổng hợp thuật đã học, sinh viên
và đánh giá) có thể chọn lấy một cái - Thảo luận - Biệt phái
phù hợp nhất cho một - Đối thoại - Giao việc
tình huống phi-chuẩn
mới. - Bài tập nhóm - Hướng dẫn chẩn
đoán và phản hồi.
- Có thể điều chỉnh - Đào luyện nhạy cảm
hay tạo ra các giả định, - Giải quyết vấn đề - Đề án
ý tưởng hay công cụ
mới để đối phó với
tình huống đặc thù khi
mà không có câu trả
lời ‘đúng’ hay câu trả
lời đã được chấp nhận.
(Nguồn tài liệu [19, 55-56] )

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 -8- Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

Bảng 4. Các đặc trưng của 8 phương pháp giảng dạy chính
Phương
Điểm mạnh Điểm yếu
pháp
1. Nghiên - Cách dạy có hiệu quả về các dữ - Cần có chương trình và kế hoạch
cứu có kiện đơn giản cẩn thận.
hướng dẫn: - Cho phép người học theo tiến độ - Phụ thuộc vào tài liệu phù hợp và
giáo trình, tài riêng của mình số lượng đủ để đáp ứng quy mô lớp.
liệu
- Không đòi hỏi các trang thiết bị - Không thích hợp cho việc đạt được
chuyên môn hoá các mục tiêu cao hơn của nhận thức
và phí nhận thức.
2. Tài liệu - Các ưu điểm cơ bản như đọc sách - Chuẩn bị tài liệu thích hợp là một
được chương có hướng dẫn việc làm rất tốn thời gian
trình hoá - Cho phép người học chủ động tiếp - Không thích hợp cho việc đạt được
cận với tài liệu các mục tiêu cao hơn về nhận thức
và phi - nhận thức
3. Tự dạy khi - Cho phép đạt được một loạt các - Khó lòng có được các bộ phần
dùng các mục tiêu giáo dục (đặc biệt là cac mềm dạy học (course- ware) làm
phương tiện mục tiêu nhận thức thấp) sẵn lý tưởng
nghe- nhìn - Cho phép người học làm việc theo - Việc chuẩn bị có thể rất mất thời
và học dựa tiến độ riêng gian, tốn kém và đòi hỏi kỹ năng
vào máy tính - Tránh cho giáo viên khỏi phải tiến chuyên gia
hành những việc lặp đi lặp lại, tốn - Không phù hợp cho việc đạt tới
kém thời gian. các mục tiêu cao hơn về nhận thức
- Cho phép người học tiếp cận và phi nhận thức
chương trình dạy học và có thể có - Không thể dùng được nếu không
tính hấp dẫn cao. có được các phần cứng (hardware)
phù hợp là những thứ đôi khi rất tốn
kém.
4. Giảng bài - Giảm chi phí xét về tỷ lệ giảng - Phụ thuộc rất nhiều vào kĩ năng
và các kỹ viên/sinh viên của giảng viên
thuật thuyết - Mạnh trong việc đạt được các mục - Khó để đạt được phần lớn các mục
trình tương tiêu nhận thức thấp tiêu về nhận thức và cảm nhận cao
tự như hình - Nhìn chung quen thuộc với sinh - Không phù hợp với các mục tiêu
diễn viên và giảng viên kỹ thuật hay việc phát triển giao tiếp
- Lý tưởng đối với các mục tiêu hoặc kỹ năng giao tiếp.
nhập đề hay tổng quan - Sự tham gia của sinh viên thấp
hoặc hầu như là bằng không.
- Nhịp độ do giáo viên khống chế.
- Phần lớn các bài giảng quá dài
5. Thảo luận - Phương pháp tuyệt vời để đưa đa - Chỉ có ích trong vai trò trợ giúp
chuyên ban dạng hoá nhập đề vào bài giảng, khi là một phần của bài học lớn
hay các bài giúp duy trì sự chú ý của học sinh - Đòi hỏi người dẫn phải có trình độ
làm nhóm - Có thể đạt được một loạt mục tiêu,
nhỏ thời gian cả nhận thức và phi- nhận thức
ngắn - Học sinh tham dự một cách tích
cực vào bài học
- Cho phép có thông phản hồi

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 -9- Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

6. Thảo luận - Các điểm mạnh cơ bản như thảo - Nguy cơ là không phải cả lớp sẽ
trên lớp, luận chuyên ban tham gia tích cực.
semina và - Ngoài ra cho phép đạt được nhiều - Có thể sinh ra vấn đề bố trí thời
bài luyện mục tiêu hơn, thường đạt nhận thức gian biểu nếu phải chia nhỏ lớp
ở mức cao - Nguy cơ là ở sự chỉ đạo của người
- Cho phép đào sâu hơn các chủ đề hướng dẫn thảo luận.
phù hợp.
7. Cùng - Có thể dùng để đạt được hàng loạt - Chỉ có ích với vai trò hỗ trợ hay
tham gia mục tiêu, cả nhận thức và phi-nhận minh hoạ
đóng vai/ mô thức, thường ở mức độ cao - Có thể khó thu xếp vào lịch làm
phỏng/ - Sinh viên tham gia nhiều việc, đặc biệt trong trường hợp các
nghiên cứu
trường hợp - Có tính hấp dẫn và động viên nếu bài dài
được thiết kế cẩn thận. - Phải phù hợp với giá trị giáo dục
- Lý tưởng cho môn học liên ngành - Đòi hỏi các kỹ năng khai màn và
kết thúc
8. Nhóm dự - Phù hợp với việc phát triển một - Nguy cơ là không phải mọi thành
án loạt các mục tiêu, cả nhận thức và viên đều làm hết sức
phi-nhận thức, thường ở mức độ cao - Đánh giá sự đóng góp của từng
- Lý tưởng cho việc phát triển các sinh viên có thể là việc khó
kỹ năng giữa các cá nhân và nhóm
- Lý tưởng cho công việc liên môn
( Nguồn tài liệu [19, 56-57])

Bảng 5. Các phương pháp dạy học nhóm nhỏ

Phương pháp Mô tả
Công não Một kỹ thuật để tạo ra nhiều ý tưởng không phê phán cùng với ý kiến
(Brainstorming) bình luận và đánh giá chỉ để xem xét về sau

Thảo luận nhóm Một giai đoạn ngắn trong bài học khi mà nhiều nhóm nhỏ thảo luận
nhỏ tập trung về một vấn đề cho trước rồi có một phần phản hồi trước
(Buzz Groups) toàn thể

Nghiên cứu trường Sự phân tích sâu của các trường hợp thực hay mô phỏng để sinh viên
hợp xác định các nguyên tắc hay đề xuất giải pháp.
Thảo luận có Thảo luận mà trong đó sinh viên có thể đưa ra câu hỏi nhưng người
khống chế hướng dẫn kiểm soát định hướng chung
“Bể cá” Một nhóm thảo luận hạn hẹp được quan sát bởi một nhóm quan sát
(Fishbow) im lặng. Sau đó thường có phiên họp chung hay đổi vai

Thảo luận nhóm tự Thảo luận nhóm với chủ đề và định hướng phần nhiều do các thành
do viên điều khiển chứ không phải giáo viên
Nhóm hướng vấn Nhóm có nhiệm vụ kết thúc mở đặc biệt, được đem ra thảo luận, có
đề(Problem- trình bày các phát hiện tại phiên toàn thể hoặc tóm tắt trên một tờ
centred Group) giấy khổ lớn.

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 -10- Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

Dự án Bài thực hành nhóm hay hoạt động khoa học bao gồm việc khảo cứu
một vấn đề
Kim tự tháp (hay Một kỹ thuật tạo ra ‘ý tưởng’ bởi hai nhóm qua cuộc thảo luận sơ bộ
còn gọi là quả bóng về một vấn đề, rồi hình thành bốn nhóm để thảo luận thêm, chi tiết
tuyết) hoá trước khi báo cáo lại.
Câu hỏi Người hướng dẫn ra câu hỏi (trên bảng đen hay giấy trong), cho thời
gian suy nghĩ rồi rút ra các câu trả lời để nhóm thảo luận và chi tiết
hoá. Có thể dùng làm bài đố cho nhóm lớn (team)
Semina (hội thảo) Thảo luận nhóm về báo cáo của một sinh viên
Mô phỏng và trò Một bài tập có các đặc trưng cơ bản của một tình huống thực tế cụ
chơi thể trong đó các thành viên diễn lại các vai cụ thể
Thảo luận từng Thảo luận tổ thức theo một chuỗi các vấn đề và câu hỏi được chuẩn
bước bị cẩn thận để rút ra các thông tin cần có của sinh viên
Nhóm theo việc Nhiều nhóm con trong một nhóm lớn làm về một vấn đề nhất định
(syndicate) trong thời gian xác định và báo cáo lại cho cả nhóm lớn.
Bài luyện Gặp gỡ với một nhóm nhỏ, thường theo một chủ đề cho trước hay
bài học cũ
Tâp huấn Phổ biến các kinh nghiệm qua nhiều phương pháp và định hướng
(workshop) vào phát triển kỹ năng hay thái độ
(Nguồn tài liệu [19,62-63-64])

Phụ lục 3
Các hình thức đánh giá chất lượng đào tạo
Hoạt động Cơ quan chịu Phương pháp và
đánh giá trách nhiệm trọng tâm
1) Đánh giá đầu ra Các đơn vị trong cơ sở GDĐH Đánh giá tri thức, kỹ năng, thái
và toàn bộ nhà trường độ của sinh viên, các chỉ số
chung về đầu ra
2) Đánh giá chương Cơ quan nhà nước, tổ chức Đánh giá quá trình, đầu vào so
trình (ngành) đào tạo chuyên môn được giao nhiệm với mục tiêu đặt ra ban đầu
vụ hay cơ sở GDĐH
3) Kiểm nhận chương Cơ quan nhà nước hay tổ chức Đánh giá sự phối hợp của cơ sở
trình đào tạo và cơ sở chuyên môn được giao nhiệm GDĐH (các mặt) đối với các
GDĐH vụ chương trình cấp văn bằng (đầu
vào và quá trình)
4) Thẩm định ngoài Đơn vị thẩm định (được thành Đánh giá và nhận xét về hệ
lập bởi các cơ quan có thẩm thống bảo đảm chất lượng của
quyền) cơ sở GDĐH (đầu vào và quá
trình)
5) Đánh giá xếp hạng Các tổ chức nhà nước, hiệp hội Đánh giá theo các chỉ số thực
cơ sở GDĐH đại học hoặc các tổ chức quốc hiện
tế

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 -11- Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

6) Đánh giá sự hài Cơ sở GDĐH, các khoa, bộ Khảo sát dùng phiếu hỏi,
lòng của sinh viên và môn; phỏng vấn, lần theo dấu vết
người sử dụng dịch vụ

7) Công nhận hay Cơ quan nhà nước, tổ chức Đánh giá đầu vào và sự thiết
thông qua một chương chuyên môn được giao nhiệm kế khoá học/chương trình so
trình đào tạo vụ hay cơ sở GDĐH với mục tiêu và chuẩn mực
tương ứng

8) Tự đánh giá (đánh Trường đại học và các đơn vị Đánh giá việc thực hiện các
giá trong) trong trường mục tiêu, kế hoạch, quy trình;
các kết quả đầu ra; các chỉ số
thực hiện v.v.

9) Xem xét chỉ số thực Các cơ quan tài trợ, cơ quan Đánh giá theo phương thức
hiện kiểm nhận, các trường riêng lẻ định lượng, (đầu vào, đầu ra,
quá trình và chuẩn mực)

10) Thanh tra Đơn vị thanh tra của nhà nước Nhằm xem xét việc thực hiện
(Bộ) quy chế về các mặt quản lý,
chuyên môn
(Nguồn tài liệu [4,79-80-81])

Phụ lục 4
Bảng Phân loại công cụ điều tra (theo Kells, 1995)
Đầu vào Quá trình Đầu ra
Cấp trường Điều tra học sinh vào Phản ứng của sinh Đánh giá những kỹ
trường; viên về dịch vụ được năng cơ bản và trình
Điều tra nhu cầu thị cung cấp; độ được giáo dục;
trường; Điều tra sinh viên về Điều tra cựu sinh viên
Đánh giá kỹ năng cơ môi trường học tập và
bản hoạt động

Cấp chương Điều tra thị trường; Phản ứng của sinh Đánh giá kiến thức;
trình Điều tra xu hướng viên về chương trình; Đánh giá kỹ năng, cấp
nghề nghiệp Phản ứng của giảng chứng chỉ;
viên về chương trình; Điều tra người sử
Phản ứng của người dụng lao động
sử dụng lao động
Cấp môn học Kiểu nhận thức; Phản ứng của sinh Đánh giá độ thành
Kiểm tra trình độ ban viên về việc giảng thạo;
đầu dạy; Phản ứng của người
Phản ứng của đồng sử dụng lao động và
nghiệp giáo viên
(Nguồn tài liệu [4, 170])

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 -12- Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

Phụ lục 5
BỘ TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG ĐỂ TỰ ĐÁNH GIÁ
(Tài liệu do Bộ Giáo dục & Đào tạo ban hành dùng cho thí điểm kiểm định chất lượng 10
Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam, 4/2005)
Tiêu chuẩn 3: Chương trình đào tạo (4 chỉ tiêu)
Chương trình đào tạo của trường đại học được xây dựng trên cơ sở khung do Bộ Giáo
dục và Đào tạo ban hành, phù hợp với sứ mạng, mục tiêu giáo dục và chứ năng, nhiệm vụ
của nhà trường, đồng thời gắn với nhu cầu học tập của người học, nhu cầu nguồn nhân lực
của trị trường lao động.
STT Tiêu chí Minh chứng
3.1. Xây dựng chương trình đào tạo, kế hoạch giảng dạy và học tập cho các ngành đào tạo trên
cơ sở chương trình khung do bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành, có sự tham gia của các giảng
viên và bộ quản lí.
Có đầy đủ chương trình Văn bản đánh giá nhiệm thu các chương trình đào tạo
đào tạo, kế hoạch giảng của trường.
dạy và học tập cho các Văn bản ban hành chương trình đào tạo sử dụng trong
ngành đào tạo của đào tạo
trường Văn bản về kế hoạch đào tạo của trường
Văn bản về kế hoạch giảng dạy và học tập của từng
khóa đào tạo của từng ngành đào tạo trong trường.
Mức 1 Kế hoạch giảng dạy từng học kỳ cho từng khoá trong
từng ngành đào tạo của trường
Website của trường công bố chương trình vè kế
hoạch ĐT các khoá học.
Website của trường công bố kế hoạch giảng dạy của
từng khoá đào tạo thuộc từng ngành đào tạo trong
trường
Các tài liệu khác (liệt kê):……………….
Có đầy đủ chương trình Chương trình chi tiết và tài liệu tham khảo của từng
chi tiết và tài liệu tham môn học trong chương trình đào tạo của từng ngành của
khảo cho các ngành đào trường.
Mức 2 tạo của trường Website của trường công bố chương trình chi tiết và
tài liệu tham khảo của từng môn học trong chương trình
ĐT của từng ngành của từng trường.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………….
3.2. Chương trình đào tạo có mục tiêu rõ ràng, cụ thể, có cấu trúc hợp lí, được thiết kế một cách
hệ thống, đáp ứng yêu cầu kiến thức, kỹ năng của từng trình độ đào tạo và đáp ứng ninh hoạt
nhu cầu nhân lực của trị trường lao động.
Chương trình đào tạo có Các chương trình đào tạo của trường có mục tiêu
mục tiêu chung và mục chung và mục tiêu cụ thể.
tiêu cụ thể, có cấu trúc Các chương trình chi tiết của từng học phần/ từng
hợp lí, được thiết kế một môn học của các đơn vị đào tạo có mục tiêu chung và
cách hệ thống trên cơ sở mục tiêu cụ thể.
Mức 1 cụ thể hoá chương trình Biên bản các hội nghị về xây dựng chương trình đào
khung của Bộ Giáo dục tạo và chương trình chi tiết của ngành đào tạo.
và Đào tạo. Văn bản đánh giá nghiệm thu các chương trình chi
tiết của các môn học trong trường.
Sách công bố chương trình đào tạo và chương trình
chi tiết của từng ngành đào tạo của trường.

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 -13- Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

Website của trường công bố chương trình đào tạo và


chương trình chi tiết các khóa học
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
Chương trình đào tạo Văn bản chương trình đào tạo của từng ngành trong
đáp ứng yêu cầu về kiến trường quy định các kiến trúc và kỹ năng sinh viên tốt
thức và kỹ năng của nghiệp cần đạt được theo yêu cầu của từng trình độ đào
trình độ đào tạo, đáp ứng tạo.
yêu cầu của người học Các hội nghị về hoàn thiện chương trình đào tạo và
và của thị trường lao chương trình chi tiết của nhà trường với đại diện của
động các tổ chức sử dụng sinh viên tốt nghiệp của trường.
Văn bản các hội nghị về xây dựng chương trình đào
tạo và chương trình đào tạo và chương trình chi tiết của
Mức 2 nhà trường với đại diện của các cựu sinh viên của
trường.
Các kết quả khảo sát về nhu cầu đào tạo của người
học.
Văn bản tổng kết yêu cầu chuyên môn của nhà tuyển
dụng đối với sinh viên tốt nghiệp.
Website của trường có mục trao đổi, góp ý về chương
trình đào tạo và chương trình chi tiết các khoá học của
trường.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
3.3. Chương trình đào tạo được định kỳ bổ sung, điều chỉnh dựa trên việc tham khảo quốc tế,
các ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển dụng, người tốt nghiệp, các tæ chøc giáo dục và các tổ
chức khác, nhằm đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phát triển KT-XH.
Định kỳ tổ chức và rà Biên bản các hội nghị về điều chỉnh, bổ sung chương
soát, bổ sung, điều chỉnh trình đào tạo của nhà trường.
chương trình đào tạo Biên bản các hội nghị về điều chỉnh, bổ sung chương
trình chi tiết của các đơn vị đào tạo thuộc trường.
Mức 1 Biên bản các hội nghị về điều chỉnh, bổ sung chương
trình chi tiết của các đơn vị đào tạo thuộc trường.
Văn bản phê duyệt kết quả bổ sung điều chỉnh
chương trình đào tạo và chương trình chi tiết.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
Định kỳ tổ chức lấy ý Biên bản các hội nghị lấy ý kiến phản hồi về chương
kiến phản hồi về chương trình đào tạo từ các nhà tuyển dụng để bổ sung, điều
trình đào tạo từ các nhà chỉnh chương trình đào tạo.
tuyển dụng, người tốt Biên bản các hội nghị lấy ý kiến phản hồi về chương
nghiệp, các tổ chức giáo trình đào tạo từ các cựu sinh viên để bổ sung, điều
dục và các tổ chức khác chỉnh chương trình đào tạo.
để bổ sung, điều chỉnh Biên bản các hội nghị lấy ý kiến phản hồi về chương
Mức 2 chương trình đào tạo
trình đào tạo từ các tổ chức giáo dục khác để bổ sung,
điều chỉnh chương trình đào tạo.
Biên bản định kì lấy ý kiến phản hồi từ các nhà tuyển
dụng, người tốt nghiệp, các tổ chức giáo dục và các tổ
chức khác để bổ sung, điều chỉnh chương trình chi tiết
(chương trình đào tạo giảng dạy) của các đơn vị đào tạo
thuộc trường.

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 -14- Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

Văn bản tổng kết các cuộc phỏng vấn/ phiếu hỏi đại
diện lãnh đạo trường về lấy ý kiến phản hồi về chương
trình đào tạo từ các nhà tuyển dụng, người tốt nghiệp,
các tổ chức giáo dục và các tổ chức khác để bổ sung,
điều chỉnh chương trình đào tạo.
Văn bản phỏng vấn/ phiếu hỏi đại diện giảng viên
trường về lấy ý kiến phản hồi về chương trình đào tạo
từ các nhà tuyển dụng, người tốt nghiệp, các tổ chức
giáo dục và các tổ chức khác để bổ sung, điều chỉnh
chương trình đào tạo.
Văn bản phê duyệt các điều chỉnh chương trình sau
góp ý.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
3.4. Chương trình đào tạo được thiết kế theo hướng liên thông hợp lí giữa các trình độ, các
phương thức tổ chức đào tạo và giữa các trường.
Có văn bản qui định về Văn bản qui định về liên thông giữa các trình độ đào
liên thông giữa các trình tạo của trường.
độ, các phương thức tổ Văn bản qui định về liên thông giữa các phương thức
chức đào tạo và giữa các tổ chức đào tạo của trường.
trường Văn bản qui định về liên thông giữa các trình độ đào
tạo giữa các trường.
Mức 1
Văn bản qui định về liên thông các phương thứ tổ
chức đào tạo giữa các trường.
Website của trường công bố văn bản qui định và liên
thông giữa các trình độ, các phương thức tổ chức đào
tạo và giữa các trường.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
Triển khai thực hiện đào Văn bản kế hoạch triển khai đào tạo liên thông
tạo liên thông đạt kế Văn bản ký kết hợp tác triển khai thực hiện đào tạo
hoạch đề ra liên thông với các trường bạn.
Báo cáo sơ kết / tổng kết về công tác đào tạo liên
Mức 2
thông của trường và giữa các trường
Website của trường công bố kế hoạch triển khai đào
tạo liên thông.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
4.1. Thực hiện đa dạng hoá các phương thức tổ chức đào tạo, nhằm đáp ứng yêu cầu học tập của
người học theo những chuẩn mực thích hợp.
Có các phương thức đào Văn bản qui định về phương thức đào tạo tập chung
tạo thích hợp (tập chung, của trường.
không tập chung), đáp Văn bản qui định về phương thức đào tạo không tập
ứng nhu cầu học tập của trung của trường.
người học Văn bản tổng kết kết quả điều tra nhu cầu đào tạo của
Mức 1 người học về ngành học.
Văn bản điều tra người sử dụng sinh viên tốt
nghiệp về kỹ năng nghề nghiệp của sinh viên.
Website của trường công bố văn bản qui định về các
phương thức đào tạo (tập trung, không tập trung) của
trường.

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 -15- Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

Báo cáo kết quả hội nghị hàng năm của cán bộ và
giảng viên về các phương thức đào tạo thích hợp đáp
ứng nhu cầu học tập của người học.
Hàng năm có khảo sát người học về các phương thức
đào tạo thích hợp (tập trung, không tập trung) đáp ứng
nhu cầu học tập của người học.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
Từng bước áp dụng một Văn bản các hội nghị/ hội thảo về áp dụng chuẩn mực
chuẩn mực chung về chung về chương trình đào tạo và kiểm tra đánh giá cho
chương trình đào tạo và các phương thức tổ chức đào tạo khác nhau của trường.
kiểm tra đánh giá cho Văn bản qui định chung về chương trình đào tạo cho
các hình thức tổ chức phương thức đào tạo tập trung của trường.
Mức 2 đào tạo khác nhau. Văn bản qui định chung về chương trình đào tạo cho
các phương thức đào tạo không tập trung của trường.
Website của trường công bố văn bản qui định chung
cho các phương thức đào tạo (tập chung, không tập
trung) của trường.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
4.2. Thực hiện chế độ công nhận kết quả học tập của người học theo học phần (tích luỹ theo học
phần); chuyên qui trình tổ chức đào theo theo niên chế sáng học chế tin chỉ.
Thực hiện chế độ tích Văn bản các hội nghị về thực hiện chế độ tích luỹ kết
luỹ kết quả học tập theo quả học tập theo từng học phần.
từng học phần. Có kế Văn bản qui định chung về thực hiện chế độ tích luỹ
hoạch tổ chức đào tạo kết quả học tập theo từng học phần.
theo học chế tin chỉ Website của trường công bố văn bản qui định chung
thực hiện chế độ tích luỹ kết quả học tập theo từng học
Mức 1
phần.
Văn bản kế hoạch tổ chức đào tạo theo học chế tín
chỉ.
Tỷ lệ phần trăm các môn học trong từng ngành thực
hiện chế độ tích luỹ kết quả học tập theo học phần.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
Tổ chức đào tạo theo học Văn bản qui định tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ.
chế tín chỉ đi vào ổn Tỷ lệ phần trăm các môn học trong từng ngành thực
định. hiện chế độ tích luỹ kết quả theo học phần tăng lên
hàng năm.
Các mẫu đăng ký học theo học chế tín chỉ
Sổ tay học chế tín chỉ (cho học viên)
Văn bản các hội nghị rút kinh nghiệm về tổ chức đào
Mức 2
tạo theo học chế tín chỉ.
Khảo sát ý kiến người học về việc đào tạo theo học
chế tín chỉ của trường.
Website của trường công bố các văn bản qui định
trong tổ chức đào tạo theo học chế tín chỉ (mẫu đăng ký
học, kế hoạch tổ chức dạy các môn học…)
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
4.3. Đổi mới phương pháp dạy và học theo hướng phát triển năng lực tự học, tự nghiên cứu và
làm việc tập thể của người học.

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 -16- Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

Đa dạng hoá các phương Văn bản xê-mi-na về các phương pháp giảng dạy đại
pháp dạy học học.
Văn bản qui định chung về thực hiện đa dạng hoá các
phương pháp giảng dạy.
Số lượng các đề tài/ dự án nghiên cứu khoa học, sáng
kiến cải tiến hay ápdụng về phương pháp giảng dạy đại
học hàng năm.
Số lượng các công trình công bố về đổi mới phương
pháp dạy, học và kiểm tra đánh giá trong giáo dục hàng
năm.
Mức 1
Tỷ lệ kết quả nghiên cứu của các công trình/ đề tài
được ứng dụng vào giảng dạy tại trường.
Tỷ lệ số môn học trong từng ngành đào tạo ứng dụng
tin học vào dạy học.
Tỷ lệ số môn học trong từng ngành đào tạo có bài tập
nghiên cứu (tiểu luận, bài tập lớn, đồ án…), người học
phải hoàn thành.
Tỷ lệ số môn học trong từng ngành có yêu cầu người
học thực hiện các nghiên cứu theo nhóm.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
Thông qua đồng nghiệp Văn bản xê-mi-na về phương pháp đánh giá hoạt
và người học, định kì động giảng dạy của giáo viên
đánh giá hiệu quả các Văn bản quy định chung về thực hiện đánh giá hoạt
phương pháp giảng dạy động giảng dạy của giáo viên.
của các giảng viên, rút Các nghiên cứu khoa học về các phương pháp giảng
Mức 2 kinh nghiệm áp dụng các dạy tiên tiến.
phương pháp tiên tiến. Báo cáo kết quả khảo sát người học về hiệu quả giảng
dạy của từng môn học.
Báo cáo kết quả khảo sát đồng nghiệp về hiệu quả
của các phương pháp giảng dạy
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
4.4. Phương pháp và quy trình kiểm tra đánh giá được đa dạng hoá, đảm bảo nghiêm túc, khách
quan, chính xác, công bằng và phù hợp với phương thức đào tạo, hình thức học tập, đánh giá
được mức độ tích luỹ của người học về kiến thức chuyên môn, kỹ năng thực hành và năng lực
phát hiện, giải quyết vấn đề.
Phương pháp quy trình Văn bản xê-mi-na về các phương pháp đo lường và
kiểm tra đánh giá được đánh giá trong giáo dục đại học.
đa dạng hoá, đảm bảo Văn bản qui định chung về thực hiện đa dạng hoá các
nghiêm túc, khách quan, loại hình thì phù hợp với hình thức đào tạo, và hình
chính xác, công bằng thức học tập.
và hợp với phương thức Văn bản quy định chung về thực hiện quy trình thi/
đào tạo, hình thức học kiểm tra đánh giá đảm bảo nghiêm túc, khách quan
Mức 1 tập.
chính xác, công bằng và phù hợp với phương thức đào
tạo và hình thức học tập.
Tỷ số môn học của từng ngành đào tạo chỉ áp dụng
hình thức thi/kiểm tra tự luận cuối khoá học.
Tỷ số môn học của từng ngành đào tạo áp dụng hình
thức thi/ kiểm tra trắc nghiệm khách quan tính đến cuối
khoá học.

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 -17- Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

Tỷ số môn học của từng ngành đào tạo áp dụng trên


hai hình thức thi/ kiểm tra khác nhau.
Văn bản các hội nghị về quy trình và hình thức thi/
kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho các công thức đào
tạo của trường.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
Đánh giá được mức độ Văn bản các xê-mi-na đánh giá mức độ tin cậy và độ
tích luỹ của người học về giá trị của các bài thi hết môn trong trường.
kiến thức chuyên môn, Báo cáo kết quả khảo sát người học về tính sát thực
kỹ năng thực hành và của các đề thi: phản ánh sát năng lực của người học.
nưng lực phát hiện, giải Báo cáo kết quả khảo sát nhà tuyển dụng về năng lực
quyết vấn đề. thực tế của người học khi thực tập tại cơ sở và đối chiếu
Mức 2
so sánh với kết quả học tập tại trường.
Khảo sát giảng viên về các loại hình thi đang sử dụng
tại từng bộ môn.
Thống kê phân tích định lượng các kết quả thi để điều
chỉnh các loại hình thi và độ khó của từng đề thi.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
4.5. Kết quả của người học tập được thông báo công khai, kịp thời theo quy định, được lưu giữ
đầy đủ, chính xác và an toàn. Văn bằng tốt nghiệp và chứng chỉ học tập được cấp đung quy
định.
Hệ thống sổ sách lưu giữ Văn bản quy định hệ thống sổ sách kết quả học tập
kết quả học tập của của người học.
người học rõ ràng, đầy Văn bản quy định các điều kiện để cấp phát bằng tốt
đủ và chính xác. Văn nghiệp và chứng chỉ.
bằng tốt nghiệp và chứng Hệ thống sổ sách lưu giữ kết quả học tập của người
chỉ học tập được cấp học.
đúng quy định. Hệ thống sổ sách lưu giữ việc cấp phát bằng tốt
nghiệp và chứng chỉ học tập.
Quy định về thời gian chấm thi và thông báo kết quả
Mức 1 cho người học.
Quy về việc cấp xác nhận kết quả thi/ kết quả học tập
cho người học.
Quy định chung về tiếp nhận và giải quyết các thắc
mắc của người học về kết quả thi, về điểm trung bình
chung của năm học và xếp loại tốt nghiệp.
Tỷ lệ thất lạc điểm của người học hàng năm.
Tỷ lệ thất lạc văn bằng hàng năm.
Tỷ lệ sai sót trong cấp phát bằng hàng năm.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 -18- Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

Kết quả học tập của Kết quả học tập của người học được quản lí bằng hệ
người học được quản lí thống sổ sách song song với các phần mềm chuyên
bằng hệ thống sổ sách và dụng.
bằng các phần mềm tin Các phần mềm chuyên dụng để quản lý kết quả học
học, đảm bảo thuận lợi tập của người học được phân lớp hợp lý và thuận tiện
cho việc quản lý, truy cho việc truy cập, truy nhập và an toàn.
cập và tổng hợp báo cáo. Các phần mềm quản lý có độ tương thích cao với các
Có các giải pháp an toàn phần mềm winword khác, tiện lợi cho việc tổng hợp
Mức 2 dữ liệu. báo cáo.
Mạng nội bộ tra cứu kết quả học tập của người học rõ
ràng, đầy đủ chính xác, thuận tiện an toàn.
Mạng quản lý kết quả học tập của người học được
bảo vệ an toàn bằng hệ thống phân chia quyền hạn truy
nhập và truy cập với password riêng cho từng người có
quyền hạn.
Mạng có cài hệ thống virus cập nhập thường xuyên.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
Tiêu chí 5: Đội ngũ quản lí, giảng viên và nhân viên (10 tiêu chí)
Đội ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên của trường đáp ứng các yêu cầu về số
lượng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và đảm bảo các quyềnl ợi theo quy định.

STT Tiêu chí Minh chứng


5.1. Trường đại học có kế hoạch tuyển dụng, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ giảng viên và
nhân viên, quy định bổ nhiệm cán bộ quản lí đáp ứng mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ, phù hợp
với điều kiện cụ thể của nhà trường: có quy trình, tiêu chí tuyển dụng, bổ nhiệm rõ ràng minh
bạch.
Có kế hoạch, quy trình Kế hoạch tuyển dụng đội ngũ giảng viên và nhân viên
và tiêu chí tuyển dụng rõ cho từng đơn vị/ phòng ban của trường.
ràng minh bạch đối với Văn bản/ hình thức thông báo công khai chỉ tiêu
đội ngũ giảng viên và tuyển dụng, ngày, giờ, và nội dung thi tuyển.
nhân viên, bổ nhiệm cán Văn bản “quy trình và tiêu chí tuyển dụng” giảng
bộ quản lý phù hợp với viên và nhân viên công bố công khai.
các vị trí công việc. Kế hoạch tuyển dụng/ bổ nhiệm cán bộ quản lí phù
Mức 1 hợp với các vị trí công việc.
Văn bản “Quy trình và tiêu chí tuyển dụng/ bổ nhiệm
cán bộ quản lí” công bố công khai.
Văn bản liệt kê danh sách những người trúng tuyển
đợt thi tuyển.
Tổng kết các cuộc tiếp cán bộ/ giảng viên/ nhân viên
cảu lãnh đạo trường/ đơn vị.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
Triển khai thực hiện có Văn bản triển khai việc tuyển dụng và bổ nhiệm đội
hiệu quả kế hoạch phát ngũ giảng viên và cán bộ quản lý.
triển đội ngũ: có chiến Văn bản về hội đồng tuyển dụng/ xét tuyển
lược phát triển đội ngũ Văn bản về kết quả làm việc của Hội đồng tuyển
đáp ứng sứ mạng, mục dụng.
Mức 2 tiêu của nhà trường.
Công khai danh sách những người được tuyển dụng
(hình thứ công khai).
Văn bản về chiến lược quy hoạch phát triển đội ngũ
đáp ứng sứ mạng, mục tiêu của nhà trường.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 -19- Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

5.2. Đội ngũ cán bộ nhân viên được đảm bảo các quyền dân chủ trong trường đại học
Nhà trường tạo môi Thống kê hội nghị các cấp hàng năm để cán bộ, giảng
trường dân chủ để cán viên và nhân viên đóng góp ý kiến cho các chủ trương
bộ quản lí, giảng viên và và kế hoạch của trường.
nhân viên tham gia góp ý Biên bản tổng hợp các ý kiến đóng góp trong các hội
kiến rộng rãi đối với các nghị trên.
Mức 1 chủ trương, kế hoạch Lịch lãnh đạo trường/ đơn vị tiếp cán bộ, giảng viên
của nhà trường. và nhân viên hàng tuần để tiếp nhận các ý kiến đóng
góp của trường/ đơn vị.
Hộp thư góp ý.
Hội nghị đối thoại giữa cán bộ và công nhân viên
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
Nhà trường giải quyết Lịch lãnh đạo trường tiếp cán bộ, giảng viên và nhân
các khiếu nại, tố cáo và ý viên hàng tuấn để tiếp nhận các khiếu nại/ tố cáo.
kiến góp ý của cán bộ Quy định chung của trường về quy trình và thời gian
quản lí, giảng viên và xử lý các khiếu nại hoặc tố cáo.
nhân viên kịp thời, tạo Quy trình về hoạt động của phòng/ ban hoặc bộ phận
thế ổn định và phát triển. thanh tra trưởng.
Mức 2 Văn bản báo cáo thường kỳ của thanh tra trưởng.
Quy định về thanh tra nhân dân
Văn bản báo cáo thường kỳ của thanh tra nhân dân.
Hồ sơ lưu các vụ xử lý khiếu nại và tố cáo.
Có hộp thư tiêp nhận ý kiến, khiếu nại…công khai tại
các đơn vị và nhà trường.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
5.3. Nhà trường có chính sách và biện pháp tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ quản lý và giảng
viên tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ ở cả trong nước và ngoài nước.
Tạo điều kiện về thời Văn bản qui định về thời gian cho phép đội ngũ giảng
gian cho đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý tham gia các hoạt động chuyên
viên và cán bộ quản lý môn, nghiệp vụ ở trong và ngoài nước
tham gia các hoạt động Văn bản quy định về tổ chức và quản lý các hoạt
Mức 1 chuyên môn, nghiệp vụ ở
động chuyên môn nghiệp vụ của giảng viên/ cán bộ
trong và ngoài nước. quản lí tham gia các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ
ở trong và ngoài nước.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
Có biện pháp khuyến Văn bản qui định về chính sách hỗ trợ cho cán bộ
khích, hỗ trợ về tài chính quản lí và giảng viên tham gia các hoạt động chuyên
cho đội ngũ cán bộ quản môn hoặc nghiệp vụ ở trong và ngoài nước.
lí và giảng viên tham gia Văn bản qui định vè các mức hỗ trợ về tài chính cho
các hoạt động chuyên cán bộ quản lí và giảng viên tham gia các hoạt động
môn, nghiệp vụ ở trong chuyên môn hoặc nghiệp vụ ở nước ngoài.
Mức 2 và ngoài nước. Các quyết định hoặc danh sách các cán bộ/ giảng viên
được phê duyệt cấp kinh phí hỗ trợ cho việc tham gia
các hoạt động chuyên môn/ nghiệp vụ ở trong nước.
Các quyết định hoặc danh sách cán bộ/giảng viên
được phê duyệt cấp kinh phí hỗ trợ cho việc tham gia
các hoạt động chuyên môn/nghiệp vụ ở nước ngoài.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
5.4. Đội ngũ cán bộ có phẩm chất đạo đức, năng lực quản lí chuyên môn, nghiệp vụ và hoàn
thành nhiệm vụ được giao.

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 -20- Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

Có đội ngũ cán bộ quản Văn bản qui định của trường về tiêu chuẩn cán bộ cho
lí với cơ cấu hợp lí, đáp từng vị trí quản lí.
ứng tiêu chuẩn theo qui Thông kê chung về đội ngũ quản lí của trường và các
định. lãnh đạo đơn vị: vị trí công tác hiện hành, tuổi đời,
Mức 1 thâm niên công tác đang đảm trách.
Tổng kết đóng góp ý kiến của cán bộ, giảng viên và
nhân viên về năng lực và sự phù hợp của cá nhân lãnh
đạo với vị trí công tác đang đảm trách.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
Đội ngũ cán bộ quản lí Văn bản về qui chế dân chủ ở trường.
thực hiện qui chế dân Văn bản tổng kết ý kiến về các bộ quản lí thực hiện
chủ ở cơ sở và làm việc qui chế dân chủ ở cơ sở và làm việc có hiệu quả của đội
có hiệu quả. ngũ cán bộ quản lí, giảng viên và nhân viên trong
trường.
Tổng kết đánh giá hàng năm về năng lực và tinh thần
trách nhiệm công tác của tập thể lãnh đạo và các cá
nhân lãnh đạo trong trường.
Văn bản đánh giá của cấp uỷ về hiệu quả công tác của
Mức 2 các tập thể lãnh đạo.
Khen thưởng của các cấp về hiệu quả của các tập thể
lãnh đạo.
Khen thưởng của các cấp về các hoạt động của
trường.
Tỷ lệ cán bộ vi phạm các quy chế dân chủ hoặc kỷ
luật.
Tỷ lệ các cán bộ vi phạm các qui định về quyền hạn
và trách nhiệm.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
Đảm bảo tỷ lệ người học Văn bản qui định của trường về cơ cấu đội ngũ giảng
(đã qui chuẩn)/ 1 giảng viên cho các bộ môn trong trường.
viên theo qui định Các thống kê chung như ở mức 1
chung; có cơ cấu đội ngũ Tỷ lệ người học (đã qui chuẩn)/ 1 giảng viên nằm
Mức 2 giảng viên hợp lí đối với
trong qui định của mức 2 ở tiêu chí.
các bộ môn. Cơ cấu đội ngũ giảng viên cho từng bộ môn đúng qui
định của trường.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
5.6. Đội ngũ giảng viên có trình độ chuyên môn, ngoại ngữ và tin học đáp ứng yêu cầu, nhiệm
vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học; tự chủ về học thuật.
Ít nhất 40% đội ngũ Thông kê chức danh, học vị, trình độ ngoại ngữ, tin
giảng viên có trình độ học và thâm niên của giảng viên.
thạc sĩ trở lên (biết ứng Thông kê số giảng viên đang theo học thạc sĩ, nghiên
dụng tin học trong cứu sinh.
chuyên môn), trong đó Tỷ lệ đội ngũ giảng viên đang theo học thạc sĩ,
Mức 1 có từ 10 đến 25% giảng nghiên cứu sinh.
viên có trình độ tiến sĩ; Phỏng vấn giảng viên về khả năng tiếp bằng ngoại
10-20% giảng viên đủ ngữ.
trình độ ngoại ngữ để Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
làm việc trực tiếp với
người nước ngoài.

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 -21- Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

Ít nhất 10% đội ngũ Thông kê học hàm, học vị, trình độ ngoại ngữ, tin học
giảng viên có trình độ và thâm niên của giảng viên.
thạc sĩ và trên 20% giảng Tỷ lệ đội ngũ giảng viên nằm trong quy định của mức
viên đủ trình độ ngoại 2 của tiêu chí.
Mức 2
ngữ để làm việc trực tiếp Biên bản các xemina học thuật của trường và của các
với người nước ngoài; đơn vị trực thuộc.
phát huy quyền tự chủ về Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
học thuật.
5.7. Đội ngũ giảng viên có kinh nghiệm công tác chuyên môn và được trẻ hoá
Bình quân thâm niên Thống kê tuổi đời và thâm niên của các giảng viên.
công tác chuyên môn Tỷ lệ đội ngũ giảng viên nằm trong qui định của mức
của giảng viên là 10-12 2 của tiêu chí.
Mức 1
năm và tỷ lệ giảng viên Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
dưới 35 tuổi chiếm 15-
25%
Bình quân thâm niên Thống kê tuổi đời và thâm niên của các giảng viên.
công tác chuyên môn Tỷ lệ đội ngũ giảng viên nằm trong qui định của mức
của giảng viên là 10-12 2 của tiêu chí.
Mức 2
năm và tỷ lệ giảng viên Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
dưới 35 tuổi chiếm trên
25%.
5.8. Nhà trường có kế hoạch và phương pháp đánh giá hợp lí các hoạt động giảng dạy của giảng
viên; chú trọng việc triển khai đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp đánh giá kết quả
học tập của người học.
Có kế hoạch và phương Quy định về đổi mới phương pháp giảng dạy và kiểm
pháp đánh giá hoạt động tra đánh giá KQHT.
giảng dạy của giảng Quy định về định kỳ đánh giá các hoạt động giảng
viên, trong đó trọng tâm dạy của giảng viên.
là đổi mới phương pháp Các phương thức hoặc tiêu chí đánh giá các hoạt
Mức 1 giảng dạy, phương pháp động giảng dạy của giảng viên.
đánh giá kết quả học tập Văn bản về việc người học tham gia đánh gia
của người học. phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh giá KQHT
Tổng kết hàng năm về việc đổi mới phương pháp
giảng dạy và kiểm tra đánh giá.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
Triển khai đánh giá có Biên bản hội nghị đánh giá kết quả triển khai công tác
hiệu quả, tác động tích đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên.
cực đến chất lượng Báo cáo tổng kết về việc triển khai đánh giá hoạt
giảng dạy. động giảng dạy của giảng viên.
Báo cáo tổng kết về việc thực hiện quy định đổi mới
phương pháp giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của
người học.
Mức 2 Kết quả khảo sát ý kiến người học về hiệu quả của
việc cải thiện phương pháp giảng dạy và kiểm tra đánh
giá KQHT.
Kết quả đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên
và các khuyến nghị.
Thống kê các giải thưởng hàng năm cán bộ, sinh viên
giành được qua các cuộc thi quốc gia, quốc tế.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 -22- Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi
[

5.9. Đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên đủ số lượng, có năng lực nghiệp vụ và được định kì bồi
dưỡng nâng cao năng lực.
Có đủ đội ngũ kỹ thuật Văn bản thống kê đội ngũ kỹ thuật viên, nhân viên
viên, nhân viên để hỗ trợ theo chuyên môn: giới tính, tuổi đời, học vị, chức danh,
cho các cán bộ quản lí, thâm niên công tác, trình độ ngoại ngữ, trình độ tin học.
giảng viên và người học Quy định về nhiệm vụ của các kỹ thuật viên, nhân
sử dụng các trang thiết viên trong việc hỗ trợ cán bộ và giảng viên sử dụng
Mức 1 bị, phục vụ học tập và
trang thiết bị phục vụ giảng dạy phục vụ cho giảng dạy
nghiên cứu khoa học. và NCKH.
Kế hoạch/ lịch mở các lớp hướng dẫn sử dụng trang
htiết bị cho cán bộ và giảng viên.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
100% đội ngũ kỹ thuật Thống kê về văn bằng chứng chỉ của đội ngũ kỹ thuật
viên, nhân viên được đào viên, nhân viên.
tạo về chuyên môn và Thông kê các khoá/ lớp bồi dưỡng cập nhật và nâng
Mức 2 định kỳ bồi dưỡng nâng cao kỹ thuật nghiệp vụ cho kỹ thuật viên, nhân viên.
cao nghiệp vụ. Thông kê số lượng lớp bồi dưỡng và danh sách các
học viên tham gia.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
5.10. Nhân viên thư viện đủ số lượng, có nghiệp vụ thư viện để cung cấp các dịch vụ có hiệu
quả.
Có đủ nhân viên thư viện Văn bản thống kê đội ngũ nhân viên thư viện: giới
để phục vụ nhu cầu khai tính tuổi đời, thâm niên công tác, học vị, trình độ tin
thác tài liệu, sách báo học, trình độ ngoại ngữ.
của cán bộ quản lí, giảng Tỷ lệ nhân viên thư viện trên trung bình số lượng độc
Mức 1 viên và người học. giả hàng ngày (thống kê theo năm để xem mứ tăng
giảm của tỷ lệ)
Tỷ lệ đầu sách và tạp chí trên nhân viên thư viện hàng
năm.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
Nhân viên thư viện đã Thông kê văn bằng chứng chỉ của đội ngũ nhân viên
được đào tạo về nghiệp thư viện.
vụ thư viện, có năng lực Thư viện có lịch định kỳ mở lớp bồi dưỡng kỹ năng
phục vụ tốt nhu cầu khai khai thác thư viện cho cán bộ, giảng viên và người học.
Mức 2 thác tài liệu, sách báo Kết quả định kỳ khảo sát ý kiến độc giả về nhu cầu
của cán bộ quản lí, giảng của độc giả và hiệu quả hỗ trợ của thư viện với độc giả.
viên và người học. Báo cáo tổng kết hàng năm về công tác thư viện và
hiệu quả hỗ trợ khai thác tư liệu của nhân viên thư viện.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
6.1. Đảm bảo mọi người học được hướng dẫn đầy đủ về mục tiêu đào tạo, chương trình đào tạo
và các yêu cầu kiểm tra đánh giá.
Người học được cung Văn bản về mục tiêu đào tạo công bố đầu khoá học.
cấp các văn bản hướng Văn bản về chươn trình đào tạo công bố đầu khoá
dẫn về mục tiêu đào tạo, học.
chương trình đào tạo, Văn bản hướng dẫn thực hiện qui chế đào tạo và
Mức 1 điều kiện tốt nghiệp, điều hướng dẫn thực hiện.
kiện dự thi kết thúc từng Phỏng vấn người học, cán bộ đào tạo, giảng viên.
học phần hoặc môn học Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
và các văn bản có liên
quan khác.

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 -23- Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

Nguời học hiểu rõ về Người học đều có mục tiêu về:


mục tiêu đào tạo, Mục tiêu đào tạo
chương trình đào tạo và Chương trình đào tạo
các yêu cầu kiểm tra Chương trình chi tiết từng môn học
đánh giá, thực hiện tốt Văn bản hướng dẫn thực hiện qui chế đào tạo của Bộ
qui chế đào tạo. GD và ĐT.
Website công bố tài liệu hướng dẫn về mục tiêu,
chương trình và các yêu cầu kiểm tra đánh giá trong
Mức 2 khoá học nói chung, từng môn học nói riêng.
Các yêu cầu chung về kiểm tra đánh giá.
Quy định riêng của từng môn học về kiểm tra đánh
giá.
Tỷ lệ người học vi phạm quy chế đào tạo (nghỉ học
quá qui định, phạm quy thi/ kiểm tra…)
Các hình thức phổ biến và cung cấp tài liệu liên quan.
Phỏng vấn người học, cán bộ đào tạo, giảng viên
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
6.2. Người học được đảm bảo các chế độ chính sách xã hội và được chăm sóc sức khoẻ theo qui
định y tế học đường, được tạo điều kiện hoạt động, tập luyện văn nghệ, thể dục thể thao, được
đảm bảo an toàn trong trường học, người học chấp hành tốt quy chế đào tạo.
Người học được phổ Văn bản về CSXH liên quan đến người học phổ biến
biến kịp thời các chế độ đầu khoá học.
chính sách xã hội. Nhà Cập nhật chính sách và phổ biến cho người học.
trường có biện pháp để Danh sách người học được chế độ CSXH được công
đảm bảo chế độ, chính bố công khai.
sách xã hội, chăm sóc Văn bản về chủ chương, quy định và nhân sự chịu
sức khoẻ, tập luyện văn trách nhiệm triển khai thực hiện chế độ, chính sách XH.
nghệ, thể dục thể thao, Kế hoạch và báo cáo thực hiện quy định chăm sóc
đảm bảo an toàn trong sức khoẻ cho người học.
Mức 1 trường đại học.
Báo cáo về hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao.
Số lượng các cuộc thi văn nghệ.
Số lượng các cuộc thi đấu thể dục thể thao.
Văn bản quy định thực hiện các biện pháp an ninh
trong trường học.
Văn bản/ báo cáo về trách nhiệm của đội ngũ bảo vệ
trong trường.
Phỏng vấn người học.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
Các biện pháp hỗ trợ Báo cáo sơ kết/ tổng kết về hoạt động thực hiện chính
người học được thực sách xã hội với các khuyến nghị cải tiến hoạt động.
hiện một cách hiệu quả; Thông kê theo các mức độ khen thưởng về công tác
người học chấp hành tốt thực hiện chính sách xã hội cho người học.
các qui chế, qui định Thông kê theo các mức độ khen thưởng về phong trào
trong nhà trường. văn nghệ, thể dục thể thao.
Mức 2
Văn bản nội qui, qui chế về an toàn trong phòng thí
nghiệm và trong ký túc xá.
Các giải thưởng văn nghệ các cấp.
Giải thưởng thể dục thể thao.
Số vụ việc mất trật tự, không an toàn trong trường
hàng năm.
NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 -24- Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

Định kỳ thu thập ý kiến đánh giá của người học về


các hoạt động trên (Phiếu thăm dò ý kiến, báo cáo tổng
hợp ý kiến).
Phỏng vấn người học.
6.3. Công tác rèn luyện chính trị tư tưởng, đạo đức và lối sống cho người học
Có qui chế rèn luyện đối Văn bản về quy chế rèn luyện đối với người học.
với người học, có báo Phổ biến quy chế rèn luyện cho người học từ đầu
chí, tài liệu phục vụ công khoá học.
tác giáo dục, chính trị, tư Người học được cung cấp báo chí/ tài liệu thường
tưởng, đạo đức và lối xuyên phục vụ nhu cầu rèn luyện.
Mức 1 sống để đáp ứng nhu cầu
Văn bản kế hoạch và báo cáo sơ kết/ tổng kết hàng
hiểu và rèn luyện của năm về công tác học sinh – sinh viên.
người học. Có các hình thức phổ biến tuyên truyền tới người học
chính sách của Đảng và Nhà nước.
Có các hoạt động.
Định kỳ tổ chức các buổi Văn bản kế hoạch/quy định về tổ chức ngoại khoá về
nói chuyện ngoại khoá thời sự, kinh tế chính trị và xã hội trong nước và thế
về tình hình thời sự, kinh giới cho người học.
tế, chính trị, xã hội ở Số buổi tổ chức nói chuyện ngoại khoá trong 1 năm.
trong nước và trên thế Các phong trào khuyến khích người học tìm hiểu học
giới cho người học. Có tập về chính trị, tư tưởng.
các biện pháp để khuyến Tỷ lệ người học tham gia các phong trào tìm hiểu học
khích người học tích cực tập chính trị, tư tưởng.
Mức 2 tham gia các hoạt động
Các phong trào hoạt động công ích xã hội
rènl uyện chính trị tư Tỷ lệ người học tham gia các phong trào hoạt động xã
tưởng đạo đức và lối hội.
sống.
Các giải thưởng/giấy khen về tham gia các phong trào
trên.
Phỏng vấn cán bộ Phòng/ban công tác HSSV và
người học.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
6.4. Công tác Đảng, đoàn thể đối với người học.
Nhà trường chú trọng Nhà trường tổ chức chuyên trách về Đoàn thanh niên.
việc người học tham gia Văn bản các kế hoạch hành động của BCH Đoàn
sinh hoạt trong các đoàn thanh niên trường.
thể và phấn đấu vào Kế hoạch triển khai hoạt động Đoàn trong các khoa
đảng. của trường.
Có tổ chức và hoạt động Hội sinh viên trong trường.
Mức 1 Nhà trường có phân bổ kinh phí cho các hoạt động
của Đoàn thanh niên và hội sinh viên.
Văn bản về sự phối kết hợp giữa Đảng bộ trường và
chính quyền chỉ đạo các hoạt động của Đoàn thanh niên
trong trường.
Văn bản kế hoạch Đảng uỷ trường tổ chức sinh hoạt
chính trị tư tưởng và các sinh hoạt tuyên truyền giác
ngộ cho người học vào Đảng.

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 -25- Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

Danh sách người học tham gia lớp cảm tình Đảng
Phỏng vấn cán bộ chuyên trách Đoàn, chuyên trách
Đảng và người học.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
Công tác Đảng, đoàn thể Tỷ lệ người học là đoàn viên thanh niên được khen
trong trường đại học có thưởng trong các phong trào rèn luyện tư tưởng đạo đức
tác dụng tốt đối với việc và lối sống.
rèn luyện chính trị tư Tỷ lệ người học vi phạm về lối sống bị phê bình/
tưởng, đạo đức lối sống khiển trách.
của người học. Có người Tỷ lệ người học vi phạm quy chế rèn luyện tư tưởng
Mức 2 học được kết nạp vào và đạo đức.
Đảng trong quá trình Tỷ lệ người học xếp loại đạo đức cuối năm đạt loại
học tập ở trường đại học. tốt, khá và trung bình.
Tỷ lệ người học được tham gia lớp cảm tình Đảng
Tỷ lệ người học được kếp nạp Đảng.
Phỏng vấn cán bộ Đoàn, Đảng và người học.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
6.5. Có các biện pháp cụ thể để hỗ trợ việc học tập và sinh hoạt của người học
Có các cơ sở hoạt động Có cơ sở hoạt động văn hoá nghệ thuật đo lường tổ
văn hoá, nghệ thuật, thể chức trong khuôn viên của trường cho người học
dục thể thao; cung cấp Có sân chơi/khu chơi thể dục thể thao do trường tổ
các dịch vụ hoặc giúp chức trong khuôn viên của trường cho người học
người học tiếp cận đến Chính quyền phối hợp với Đoàn thanh niên có hoạt
các dịch vụ hỗ trợ về nhà động hỗ trợ tìm kiếm nơi ở cho người học.
ở, phương tiện sinh hoạt Nhà trường có dịch vụ cho người học mượn hoặc
Mức 1 và các hoạt động ngoại thuê các dụng cụ sinh hoạt với chi phí phù hợp điều
khoá khác. kiện kinh tế của người học.
Nhà trường có các hoạt động hỗ trợ tổ chức nhà ăn,
cantin, tín dụng… cho người học.
Có tổ chức các hoạt động ngoại khoá tại trường.
Các tổ chức các hoạt động ngoại khoá đi xa
Phỏng vấn cán bộ Đoàn và người học
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
Các hoạt động dịch vụ Tỷ lệ hoạt động ngoại khoá cho người học hàng năm.
hỗ trợ có tác dụng tích Người học được miễn phí khi tham gia hoạt động văn
cực và hữu ích đối với hoá văn nghệ tại cơ sở VHNT của trường.
người học. Người học được miễn phí khi chơi thể dục thể thao
tại sân/ khu thể thao của trường.
Mức 2 Định kỳ khảo sát ý kiến người học về các hoạt động
hỗ trợ ghi ở mức 1 để cải tiến đáp ứng nhu cầu của
người học.
Phỏng vấn người học, cán bộ phòng/ban công tác
HSSV.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
6.6. Người học có hiểu biết và tôn trọng pháp luật: hiểu biết chính sách, chủ trương đường lối
của Đảng và Nhà nước.

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 -26- Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

Người học có hiểu biết Tỷ lệ người học vi phạm quy định về luật pháp (luật
về luật pháp, nắm vững giao thông, luật hôn nhân, luật bản quyền, luật sở hữu
và có ý thức chấp hành tài sản…)
các chủ trương, đường Tỷ lệ tham gia các phong trào tìm hiểu về pháp luật.
Mức 1 lối của Đảng và Nhà
Tỷ lệ tham gia các phong trào tìm hiểu đường lôi chủ
nước. trương chính sách của Đảng và Nhà nước.
Phỏng vấn người học.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
Nghiêm chỉnh và gương Thống kê các giải thưởng về các phong trào trên.
mẫu chấp hành pháp Thông kê hàng năm xác định nguyên nhân và có biện
luật, chính sách, chủ pháp ngăn ngừa người học vi phạm pháp luật
trương của Đảng và Nhà Thông kê hàng năm xác định nguyên nhân và có biện
nước. pháp ngăn ngừa người học vi phạm chính sách, chủ
trương của Đảng và Nhà nước.
Mức 2
Thông kê việc tuyên dương/ khen thưởng những
người học gương mẫu chấp hành chính sách của Đảng
và Nhà nước.
Phỏng vấn người học, cán bộ đào tạo, cán bộ Đoàn,
Phòng/ ban HSSV.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
6.7. Người học có đạo đức, lối sống lành mạnh, có tinh thần trách nhiệm và có thái độ hợp tác.
Có đạo đức, lối sống Tỷ lệ người học bị kỷ luật về đạo đức, lối sống
lành mạnh có tinh thần Tỷ lệ người học bị khiển trách/ kỷ luật về tinh thần
Mức 1 trách nhiệm.
trách nhiệm hợp tác.
Phỏng vấn người học. Ban chủ nhiệm khoa.
Trung thực, thẳng thắn Được khen thưởng về tinh thần trách nhiệm học tập.
và giản dị. Luôn thể hiện Được khen thưởng về tinh thần trách nhiệm công tác.
tinh thần trách nhiệm Có các hoạt động liên kết hỗ trợ trong các công việc
Mức 2 cao khi thực hiện các giữa những người học.
công việc được giao. Có Phỏng vấn người học, ban chủ nhiệm khoa.
thái độ hợp tác trong Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
công việc.
6.8. Trường có các hoạt động hỗ trợ nhằm tăng tỷ lệ người có việc làm phù hợp với ngành nghề
đào tạo.
Có bộ phận họat động tư Có cán bộ/ bộ phận chuyên trách tư vấn hướng
vấn hướng nghiệp; có nghiệp cho người học.
biện pháp cụ thể giúp đỡ Có các hoạt động thường xuyên hỗ trợ tìm kiếm việc
Mức 1 người học có hoàn cảnh
làm cho người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn.
khó khăn tìm việc làm. Hàng năm có tổ chức hội chợ việc làm cho người
đang học và người tốt nghiệp.
Có mối quan hệ với các Báo cáo hàng năm về các hoạt động liên kết với các
doanh nghiệp và các nhà doanh nghiệp/Nhà tuyển dụng để cập nhật kiến thức và
tuyển dụng để hỗ trợ kỹ năng nghiệp vụ chuyên ngành vào chương trình đào
người học tiếp cận với tạo những năm cuối khoá.
ngành nghề tương lai. Báo cáo hàng năm về số lượng sih viên được thực
Mức 2
hành thực tế nghiên cứu ứng dụng tại cơ sở kinh doanh/
cơ quan/ nhà tuyển dụng.
Số sinh viên được tuyển dụng hàng năm thông qua
các quan hệ này.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 -27- Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý
LuËn v¨n Cao häc QTKD Tr­êng §HBK Hµ Néi

6.9. Tỷ lệ người học có việc làm sau khi tốt nghiệp


Trong vòng 1 năm sau Có biện pháp (kết quả khảo sát, thông qua hội cựu
khi tốt nghiệp, 60-70% chiến binh…) để biết được tỷ lệ chính xác người học có
người học có việc làm việc sau 1 năm tốt nghiệp.
liên quan đến lĩnh vực 60%-70% người tốt nghiệp có việc làm liên quan đến
Mức 1 được đào tạo.
chuyên môn ĐT.
Thống kê tỷ lệ phần trăm sinh viên tốt nghiệp ra
trường sau 6 tháng và 1 năm có việc làm.
Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
Trong vòng 1 năm sau 70% người có việc làm liên quan đến chuyên môn
khi tốt nghiệp, trên 70% đào tạo.
người học có việc làm Tỷ lệ người tốt nghiệp tự tạo việc làm cho mình
liên quan đến lĩnh vực Tỷ lệ người tốt nghiệp tạo được việc làm cho người
Mức 2
được đào tạo hoặc có khác.
khả năng tạo việc làm Các tài liệu khác (liệt kê):……………………….
cho mình và cho người
khác.

NguyÔn Ch©u Hµ - Cao häc 2004 - 2006 -28- Khoa Kinh tÕ & Qu¶n lý

You might also like