Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU............................................................................................................4

1.Lý do chọn đề tài..................................................................................................4

2.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu...........................................................................5

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu..........................................................................5

4.Phương pháp nghiên cứu.....................................................................................5

NỘI DUNG................................................................................................................6

I.QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAI
CẤP CÔNG NHÂN...................................................................................................6

1. Khái niệm và đặc điểm về giai cấp công nhân....................................................6

2.Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân..............................................................8

II. LIÊN HỆ ĐẶC ĐIỂM GIAI CẤP VIỆT NAM..................................................10

KẾT LUẬN..............................................................................................................13

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................14

2
3
LỜI MỞ ĐẦU

1.Lý do chọn đề tài

Giai cấp công nhân (GCCN) là một bộ phận đặc biệt trong lịch sử con người nói
chung, trong xã hội tư bản nói riêng. Khái niệm phản ánh về GCCN cũng là một bộ
phận quan trọng trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, học thuyết giá trị thặng dư và
trong chủ nghĩa xã hội (CNXH) khoa học.. Từ đây đặt ra nhu cầu nghiên cứu khái
niệm GCCN từ góc nhìn triết học (vì các nhà kinh điển cũng tiếp cận từ góc nhìn
triết học) nhằm hệ thống hóa những dấu hiệu ấy trong sự vận động, phát triển của
chúng.

Ở nước ta, tuy nghiên cứu lý luận về khái niệm GCCN đã đạt được nhiều kết quả,
song vẫn còn không ít những hạn chế. Chẳng hạn như các thuộc tính của GCCN
chưa được sắp xếp thành hệ thống; vị trí, vai trò của các thuộc tính chưa được xác
định rõ ràng; liên hệ giữa khái niệm GCCN với các khái niệm khác của CNXH
khoa học còn mờ nhạt; khái niệm GCCN trong tư tưởng V.I.Lênin về chủ nghĩa đế
quốc chưa được khai thác đầy đủ; sự sinh thành, biến đổi, mất đi những nội dung
của khái niệm GCCN theo dòng chảy của lịch sử chưa được làm sáng tỏ,…

Trong những thập niên gần đây, dưới tác động của những thành tựu khoa học -
công nghệ, quá trình toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và nền kinh tế tri thức, GCCN
có nhiều biến đổi. Những biến đổi ấy đòi hỏi cần được khái quát bằng cách nghiên
cứu sự vận động của khái niệm GCCN.

Phong trào công nhân quốc tế từ những năm 70 của thế kỷ XX đến nay có biểu hiện
lắng xuống, một phần nguyên nhân là do lý luận chưa hoàn toàn theo kịp sự biến
đổi và yêu cầu của thực tiễn. GCCN đang tự đòi hỏi nhận thức rõ hơn về chính
mình để hoạt động của nó đạt được hiệu quả hơn. Ở Việt Nam, nơi GCCN đang giữ
vai trò lãnh đạo xây dựng đất nước thông qua chính đảng của mình là Đảng Cộng
4
sản Việt Nam, thì nhu cầu đó lại càng trở nên cần thiết hơn bao giờ hết. Việc làm rõ
khái niệm GCCN cũng góp phần trang bị thêm cơ sở lý luận cho nghiên cứu lý luận
về khái niệm GCCN Việt Nam hiện nay.

Xuất phát từ những lý do trên, em đã chọn đề tài “Những quan điểm cơ bản của chủ
nghĩa Mác-Lê nin về đặc điểm của giai cấp công nhân. Liên hệ với đặc điểm của
giai cấp công nhân Việt Nam”.

2.Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Phân tích làm rõ nguồn gốc ra đời, bản chất, logic vận động và phát triển
của khái niệm nói chung trong tư duy lý luận và của khái niệm GCCN nhìn từ quan
điểm triết học biện chứng duy vật.

Nhiệm vụ:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến lý luận chung về khái niệm, vận
động của khái niệm lý luận và khái niệm GCCN nói riêng

- Làm rõ sự vận động của khái niệm GCCN trong tư tưởng C.Mác và V.I. Lênin

3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Logic vận động của khái niệm GCCN nhìn từ quan điểm
triết học biện chứng duy vật.

Phạm vi nghiên cứu: Sự vận động của khái niệm GCCN chủ yếu được nghiên cứu
trong tư tưởng Mác- Lênin.

4.Phương pháp nghiên cứu

Luận án vận dụng các phương pháp thống nhất phân tích -tổng hợp, lịch sử - logic,
diễn dịch - quy nạp, khái quát hóa, trừu tượng hóa, so sánh, phương pháp đọc hiểu
tài liệu, văn bản, chú giải học...

5
NỘI DUNG

I.QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MAC-LÊNIN VỀ ĐẶC ĐIỂM CỦA GIAI
CẤP CÔNG NHÂN

1. Khái niệm và đặc điểm về giai cấp công nhân

Khi sử dụng khái niệm giai cấp công nhân, C.Mác và Ph.Ăngghen đã dùng một số
thuật ngữ khác nhau để biểu đạt khái niệm đó: giai cấp vô sản, giai cấp vô sản hiện
đại, giai cấp công nhân hiện đại, giai cấp công nhân đại công nghiệp,… Mặc dù
vậy, về cơ bản những thuật ngữ này trước hết đều biểu thị một khái niệm thống
nhất, đó là chỉ giai cấp công nhân hiện đại, con đẻ của nền sản xuất đại công
nghiệp, giai cấp đại biểu cho lực lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất

hiện đại.Trong phạm vi phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân
là giai cấp có hai đặc trưng cơ bản :

Thứ nhất, về phương thức lao động của giai cấp công nhân. Giai cấp công nhân là
những tập đoàn người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành những công cụ sản
xuất có tính chất công nghiệp ngày càng hiện đại, có trình độ xã hội hóa cao. Đây
là một đặc trưng cơ bản phân biệt người công nhân hiện đại với người thợ thủ công
thời trung cổ, với những người thợ trong công trường thủ công. Giai cấp công nhân
có một quá trình phát triển từ những người thợ thủ công thời kỳ trung cổ đến những
người thợ trong công trường thủ công và cuối cùng đến những nguời công nhân

trong công nghiệp hiện đại.

Thứ hai, về địa vị của giai cấp công nhân trong hệ thống quan hệ sản xuất tư bản
chủ nghĩa.Trong hệ thống quan hệ sản xuất của xã hội tư bản chủ nghĩa, người
công nhân không có tư liệu sản xuất, họ buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản
để kiếm sống. C.Mác và Ph.Ăngghen đặc biệt chú ý phân tích đặc trưng này, vì

6
chính nó là đặc trưng khiến cho giai cấp công nhân trở thành giai cấp vô sản, giai
cấp lao động làm thuê cho giai cấp tư sản và trở thành lực lượng đối kháng với giai
giai cấp tư sản.

Ngày nay, với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân hiện đại có
nhiều thay đổi khác trước. Cơ cấu ngành nghề của giai cấp công nhân đã có những
thay đổi to lớn. Bên cạnh công nhân của nền công nghiệp cơ khí đã xuất hiện công
nhân của nền công nghiệp tự động hoá, với việc áp dụng phổ biến công nghệ thông
tin vào sản xuất.

Từ những phân tích trên có thể hiểu giai cấp công nhân theo khái niệm sau: “Giai
cấp công nhân là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với
quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; Là giai cấp đại diện cho lực
lượng sản xuất tiên tiến; Là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công
nhân là những người không có hoặc về cơ bản là không có tư liệu sản xuất phải
làm thuê cho giai cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư; Ở các
nước xã hội chủ nghĩa giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động làm chủ những
tư liệu sản xuất chủ yếu và cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn
xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của mình”

+Đặc điểm nổi bật của giai cấp công nhân là lao động bằng phương thức công
nghiệp với đặc trưng công cụ là máy móc, tạo ra năng suất lao động cao, quá trình
lao động mang tính chất xã hội hóa.

+Giai cấp công nhân là sản phẩm của bản thân nền đại công nghiệp, là chủ thể của
quá trình sản xuất vật chất hiện đại. Do đó, giai cấp công nhân là đại biểu cho lực
lượng sản xuất tiên tiến, cho phương thức sản xuất tiên tiến, quyết định sự tồn tại
và phát triển của xã hội hiện đại.

7
+Nền sản xuất đại công nghiệp và phương thức sản xuất tiên tiến đã rèn luyện cho
giai cấp công nhân những phẩm chất đặc biệt với tính tổ chức, kỹ luật lao động,
tinh thần hợp tác và tâm lý lao động công nghiệp. Là giai cấp bị áp bức bóc lột bởi
giai cấp tư sản và chủ nghĩa tư bản, giai cấp công nhân trong quá trình trưởng thành
của mình, tự ý thức về mình là một giai cấp chống lại sự thống trị của chủ nghĩa tư
bản nên là một giai cấp cách mạng và có tinh thần cách mạng triệt để.

Những đặc điểm ấy chính là những phẩm chất cần thiết để giai cấp công nhân là
một giai cấp cách mạng và có vai trò lãnh đạo cách mạng. Từ phân tích trên có thể
hiểu về giai cấp công nhân theo khái niệm sau:

Giai cấp công nhân là một tập đoàn xã hội, hình thành và phát triển cùng với quá
trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại. Họ lao động bằng phương thức công
nghiệp ngày càng hiện đại và gắn liền với quá trình sản xuất vật chất hiện đại, là
đại biểu cho phương thức sản xuất mang tính xã hội hóa ngày càng cao. Họ là
người làm thuê do không có tư liệu sản xuất, buộc phải bán sức lao động để sống
và bị giai cấp tư sản bốc lột giá trị thặng dư, vì vậy lợi ích cơ bản của họ đối lập với
lợi ích cơ bản của giai cấp tư sản. Đó là giai cấp có sứ mệnh phủ định chế độ tư bản
chủ nghĩa, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản trên toàn
thế giới.

2.Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân

Sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là xoá bỏ chế độ tư bản chủ nghĩa, xoá bỏ
chế độ người bóc lột người, giải phóng giai cấp công nhân, nhân dân lao động và
toàn thể nhân loại khỏi mọi sự áp bức, bóc lột, nghèo nàn lạc hậu; xây dựng xã hội
mới thực sự tốt đẹp chủ nghãi xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Theo quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen, việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của
giai cấp công nhân cần phải trải qua hai bước. Bước thứ nhất: giai cấp công nhân
biến thành giai cấp thống trị và giành lấy chính quyền nhà nước vào tay giai cấp
8
mình. Bước thứ hai: giai cấp công nhân dùng sự thống trị của mình để từng bước
đoạt lấy toàn bộ tư bản trong tay giai cấp tư sản để tập trung tất cả những công cụ
sản xuất vào trong tay nhà nước từ đó tiến hành tổ chức xây dựng xã hội mới - xã
hội chủ nghĩa. Hai bước này quan hệ chặt chẽ với nhau, giai cấp công nhân không
thực hiện được bước thứ nhất thì cũng không thực hiện được bước thứ hai nhưng
bước thứ hai là quan trọng nhất để giai cấp công nhân hoàn thành sứ mệnh lịch sử
của mình.

Về kinh tế, giai cấp công nhân là lực lượng sản xuất cơ bản sản xuất ra của cải vật
chất cho xã hội mới - xã hội chủ nghĩa.

Về chính trị, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, giai cấp công nhân giành chính
quyền, xây dựng nhà nước mới của nhân dân.

Về văn hóa – xã hội, gia cấp công nhân xây dựng một xã hội công bằng, bình đẳng;
xây dựng nền văn hóa, con người mới với tư tưởng, đạo đức xã hội chủ nghĩa…

GCCN lãnh đạo cuộc đấu tranh nhằm chuyển từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã
hội & chủ nghĩa cộng sản

+Lật độ giai cấp tư sản, thiết lập nhà nước của nhân dân, công dân

+Xây dựng quan hệ sản xuất mới - xã hội chủ nghĩa

+Xây dựng nền văn hóa trên hệ tư tưởng của GCCN

9
II. LIÊN HỆ ĐẶC ĐIỂM GIAI CẤP VIỆT NAM

Là sản phẩm trực tiếp của chính sách khai thác thuộc địa của thực dân Pháp, lớp
công nhân đầu tiên xuất hiện gắn liền với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất
(1897) và thực sự trở thành giai cấp công nhân Việt Nam từ thời kỳ khai thác thuộc
địa của thực dân Pháp lần thứ hai (1924 - 1929). Cùng với quá trình phát triển của
cách mạng, giai cấp công nhân Việt Nam sớm trở thành bộ phận của đội ngũ giai
cấp công nhân quốc tế

 Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời và phát triển gắn liền với chính sách khai thác
thuộc địa của thực dân Pháp ở Việt Nam. Bên cạnh những đặc điểm của giai cấp
công nhân nói chung, giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng. Giai
cấp công nhân Việt Nam ra đời trước giai cấp tư sản, là giai cấp đối kháng trực tiếp
với tư bản thực dân Pháp và bè lũ tay sai. Giai cấp công nhân Việt Nam nhanh
chóng trưởng thành về ý thức chính trị, sớm giác ngộ lý tưởng, mục tiêu cách
mạng; có mối quan hệ gắn bó mật thiết với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân
dân lao động. Từ khi Đảng Cộng sảnViệt Nam ra đời giai cấp công nhân Việt Nam
đã giác ngộ về sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình, thể hiện là lực lượng chính trị
tiên phong trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và giải phóng giai cấp.

Ngoài những đặc điểm chung của giai cấp công nhân quốc tế, giai cấp công nhân
Việt Nam còn có những đặc điểm riêng:

+Sinh ra và lớn lên từ một nước vốn là thuộc địa, nửa phong kiến, có truyền thống
yêu nước, ý thức tự tôn dân tộc, dù còn non trẻ, nhỏ bé, song giai cấp công nhân
Việt Nam đã sớm trở thành giai cấp duy nhất được lịch sử, dân tộc thừa nhận và
giao phó sứ mệnh lãnh đạo cách mạng Việt Nam từ sau các phong trào cứu nước
theo lập trường Cần Vương, lập trường tư sản và tiểu tư sản thất bại.

10
+Ra đời trước giai cấp tư sản dân tộc, vừa mới lớn lên, đã tiếp thu chủ nghĩa Mác -
Lênin, hệ tư tưởng của giai cấp công nhân quốc tế, nhanh chóng trở thành lực
lượng chính trị tự giác và thống nhất, được Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục, đã sớm
giác ngộ mục tiêu lý tưởng, chân lý của thời đại: độc lập dân tộc gắn liền với chủ
nghĩa xã hội, giai cấp công nhân Việt Nam luôn có tinh thần và bản chất cách mạng
triệt để

+Do xuất thân từ nông dân lao động, bị thực dân phong kiến bóc lột, bần cùng hóa
nên giai cấp công nhân nước ta có mối quan hệ máu thịt với giai cấp nông dân và
các tầng lớp lao động khác. Qua thử thách của cách mạng, liên minh giai cấp đã trở
thành động lực và là cơ sở vững chắc cho khối đại đoàn kết dân tộc.

+Từ khi trở thành giai cấp cầm quyền, giai cấp công nhân Việt Nam luôn phát huy
bản chất cách mạng trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, luôn là lực lượng đi đầu và
lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và
phát triển nền kinh tế công nghiệp và nền kinh tế tri thức hiện đại.

+Quá trình “trí thức hoá” giai cấp công nhân Việt Nam diễn ra mạnh mẽ, từng bước
hình thành giai cấp công nhân trí thức Việt Nam.

+Giai cấp công nhân VN tuy ra đời muộn và chiếm 1 tỷ lệ ít trong thành phần dân
cư, nhưng do kế thừa được truyền thống đấu tranh anh dũng kiên cười của dân tộc
mà giai cấp công nhân nước ta luôn tỏ rõ là một giai cấp kiên cường, bất khuất.

+ Giai cấp công nhân VN ra đời trong nỗi nhục mất nước cộng với nỗi khổ vì ách
áp bức bóc lột của giai cấp T sản đế quốc làm cho lợi ích giai cấp và lợi ích dân tộc
kết hợp làm 1, khiến động cơ cách mạng, nghị lực cách mạng và tính triệt để của
CM của giai cấp công nhân được nhân lên gấp bội.

11
+ Giai cấp công nhân VN ra đời trước giai cấp tư sản VN, lại có Đảng lãnh đạo nên
luôn giữ được sự đoàn kết thống nhất và giữ vững vai trò lãnh đạo của mình

+ Giai cấp công nhân VN đa số xuất thân từ nông dân, có mối liên hệ máu thịt với
nông dân. Đó là điều kiện hết sức thuận lợi để thực hiện sự liên minh giai cấp,
trước hết là đối với giai cấp nông dân. Ngày nay, trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa nông thôn, sẽ có nhiều người nông dân làm việc ở các cơ sở công
nghiệp và trở thành công nhân ở chính ngay quê hương mình…

Tuy nhiên số lượng công nhân nước ta còn ít, trình độ văn hóa, tay nghề, khoa học
kỹ thuật còn thấp, cách thức làm việc có nơi, có chỗ còn tỏ ra tùy tiện, manh mún.
Do vậy để đảm đương được sứ mệnh lịch sử của mình, một trong những điều kiện
quan trọng là giai cấp công nhân VN phải liên minh được với giai cấp nông dân,
tầng lớp trí thức và các tầng lớp nhân dân khác.

12
KẾT LUẬN

Giai cấp công nhân ngày nay là môt giai cấp tiên tiến, có vai trò to lớn trong lịch sử
phát triển xã hội, là một lực lượng tiên phong trong công cuộc cải tạo khoa học
công nghệ vào sản xuất của xã xã hội. Tìm hiểu về giai cấp công nhân, đặc biệt là
hiểu được sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân ngày nay là một vấn đề hết sức
quan trọng trong nhận thức của mỗi chúng ta, giúp ta có những nhận thức đúng đắn
đối với các giai cấp trong xã hội nói chung và giai cấp công nhân nói riêng. Mỗi cá
nhân trong xã hội cần không ngừng nâng cao ý thức trách nhiệm về giai cấp, về
nhận thức xã hội để nâng cao tri thức văn hoá của mình, giúp cho giai cấp công
nhân luôn là giai cấp nòng cốt cho sự phát triển của xã hội. Mặt khác, sứ mệnh lịch
sử của giai cấp công nhân ngày nay là một nội dung quan trọng đối với giai cấp
công nhân nên nó rất cần được xã hội và nhất là Đảng cộng sản chú trọng, tạo điều
kiện hoàn thành một cách tốt nhất.

13
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Giáo dục và đào tạo (2019) Giáo trình Chủ nghĩa xã hội (Dùng cho khối
ngành không chuyên), nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

[2] Bộ Giáo dục và đào tạo (2008) Giáo trình Chủ nghĩa xã hội (Dùng cho khối
ngành không chuyên), nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/tieu-luan-su-menh-lich-su-cua-giai-cap-cong-
nhan-ngay-nay-103798.html

http://thuvienluanvan.net/giai-cap-cong-nhan-va-su-menh-lich-su-cua-giai-cap-
cong-nhan-trong-thoi-dai-ngay-nay-64407.html

14

You might also like