Báo Cáo Môn PTKN Nhóm 8

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 28

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU MÔN PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG


NGHỀ NGHIỆP

ĐỀ TÀI: TÌNH TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ CỦA MỘT BỘ PHẬN GEN Z
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Lớp tín chỉ: : KDO441(1+2.2/2021).8


Nhóm thực hiện : Nhóm số 8
Nhóm trưởng : Nông Quỳnh Hoa – MSSV 2014510038
Thành viên : Lê Quỳnh Chi – MSSV 2014510017
Nông Hạnh Dung – MSSV 2014510023
Trần Thị An Giang – MSSV 2014510048
Phạm Thị Hằng Nga – MSSV 2014510065
Trần Thị Thảo Nguyên – MSSV 2014510067
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Hồng Trà My

Hà Nội, tháng 6 – 2021

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.......................................................................................................................................2
1. Lý do chọn đề tài.......................................................................................................................2
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................................2
3. Ý nghĩa đề tài............................................................................................................................2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................................2
5. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN...........................................................................................................4
1.1 Phương ngữ xã hội......................................................................................................................4
1.1.1 Biến thể ngôn ngữ, chuẩn và phi chuẩn..............................................................................4
1.1.1.1 Biến thể ngôn ngữ...........................................................................................................4
1.1.1.2 Biến thể ngôn ngữ chuẩn và phi chuẩn...........................................................................4
1.1.2 Từ mượn...............................................................................................................................4
1.1.3 Tiếng lóng.............................................................................................................................5
1.1.4 Viết tắt...................................................................................................................................5
1.1.5 Ngôn ngữ gen Z....................................................................................................................5
1.2 Gen Z và sự ảnh hưởng của công nghệ đối với việc sử dụng ngôn ngữ của thế hệ gen Z......5
1.2.1 Gen Z.....................................................................................................................................5
1.2.2 Sự phát triển của công nghệ nói chung và mạng xã hội nói riêng ảnh hưởng lên đời
sống của thế hệ gen Z....................................................................................................................5
1.2.3 Tư duy ngôn ngữ của gen Z.................................................................................................6
1.3 Thái độ ngôn ngữ........................................................................................................................6
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA MỘT BỘ
PHẬN GEN Z.......................................................................................................................................7
2.1 Tình trạng sử dụng ngôn ngữ mạng hiện nay của giới trẻ.................................................7
2.2 Mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng.........................................................................................9
2.3 Lý do ngôn ngữ mạng được gen Z ưa chuộng..................................................................10
2.4 Thái độ của mọi người xung quanh đối với ngôn ngữ gen Z...........................................12
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ MẠNG CỦA
MỘT BỘ PHẬN GEN Z....................................................................................................................14
3.1 Với cá nhân...............................................................................................................................14
3.2 Với gia đình...............................................................................................................................14
3.3 Với nhà trường.........................................................................................................................15
3.4 Với xã hội..................................................................................................................................16
KẾT LUẬN.........................................................................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................................20

1
2
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Ngôn ngữ là phương tiê ̣n giao tiếp quan trọng nhất của con người. Ngôn ngữ không
ngừng biến đổi theo thời gian bên cạnh sự biến đổi của xã hô ̣i. Tiếng Viê ̣t đang có
nhiều sự biến đổi, hình thành nhiều phương ngữ xã hô ̣i khác nhau. Trong thời kì hiê ̣n
nay, với sự phát triển mạnh mẽ của công nghê ̣ số, các trang mạng xã hô ̣i ngày càng trở
nên phổ biến, con người có thể dễ dàng tiếp xúc và truy câ ̣p vào mạng xã hô ̣i. Có thể
thấy rằng mạng xã hô ̣i có nhiều tác đô ̣ng lớn đến đời sống của con người, đă ̣c biê ̣t là
giới trẻ. Gen Z là bô ̣ phâ ̣n giới trẻ có năm sinh trong khoảng từ 1996 đến 2010 đã được
tiếp xúc với mạng xã hô ̣i từ khá sớm. Trên các không gian mạng xã hô ̣i, giới trẻ đã
sáng tạo ra những từ ngữ mới, cách viết mới để giao tiếp, từ đó hình thành ngôn ngữ
giới trẻ. Ngôn ngữ giới trẻ là phương ngữ xã hô ̣i có sự mới mẻ và khác lạ, tuy nhỉên
phương ngữ xã hô ̣i này đem đến nhiều ý kiến trái chiều trong dư luâ ̣n. Xuất phát từ
thực tiễn này, chúng tôi chọn đề tài: "Tình trạng sử dụng ngôn ngữ của một bộ phận
gen Z ở Viê ̣t Nam hiện nay" nhằm nghiên cứu tình trạng sử dụng phương ngữ xã hô ̣i
của mô ̣t bô ̣ phâ ̣n giới trẻ Viê ̣t Nam hiê ̣n nay.

2. Mục tiêu nghiên cứu

- Tìm hiểu, mô tả và phân tích các đă ̣c điểm của ngôn ngữ giới trẻ.
- Thái đô ̣ ngôn ngữ của xã hô ̣i về viê ̣c sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ.
- Đánh giá và đưa ra giải pháp về viêc̣ sử dụng ngôn ngữ giới trẻ.

3. Ý nghĩa đề tài

Ngôn ngữ giới trẻ xuất hiê ̣n tương đối nhiều trên các trang mạng xã hô ̣i ngày nay.
Đề tài nghiên cứu này góp phần làm sáng tỏ đă ̣c điểm của ngôn ngữ giới trẻ, xu hướng
sử dụng ngôn ngữ của giới trẻ trên không gian mạng xã hô ̣i hiê ̣n nay và giải pháp về
cách thức sử dụng ngôn ngữ này để gìn giữ sự trong sáng của tiếng Viê ̣t. Đề tài nghiên
cứu này cũng góp phần vào công cuô ̣c chuẩn hóa tiếng Viê ̣t và giáo dục ngôn ngữ.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Ngôn ngữ giới trẻ trên không gian mạng xã hô ̣i.
- Phạm vi nghiên cứu: Các hình thức tiêu biểu của ngôn ngữ giới trẻ trong tiếng
Viê ̣t trên mạng xã hô ̣i.
3
5. Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp phân tích và tổng hợp.


- Phương pháp thu thâ ̣p dữ liê ̣u.
- Phương pháp điều tra.

4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN

1.1 Phương ngữ xã hội


Phương ngữ xã hội là ngôn ngữ của một nhóm người nhất định trong xã hội, bao
gồm nghề nghiệp, độ tuổi, trình độ học vấn, nền tảng văn hóa,…Phương ngữ xã hội
khác biệt chủ yếu về mặt từ vựng. Trong tiểu luận, chúng tôi sử dụng khái niệm này để
nghiên cứu về ngôn ngữ gen Z như là một phương ngữ xã hội của nhóm giới trẻ Việt
Nam.
1.1.1 Biến thể ngôn ngữ, chuẩn và phi chuẩn
1.1.1.1 Biến thể ngôn ngữ
Biến thể ngôn ngữ được hiểu là sự khác biệt về khu vực, xã hội hoặc ngữ cảnh trong
cách một ngôn ngữ cụ thể được sử dụng (về âm vị, hình vị, cấu trúc cú pháp và ý
nghĩa). Qua thời gian, một số từ vựng có thể bị biến đổi về cách viết nhưng vẫn giữ
nguyên ý nghĩa ban đầu, ví dụ như từ “đậu hũ” – đây là một biến âm của từ gốc “đậu
hủ” nhưng hiện tại được xã hội chấp nhận và sử dụng nhiều hơn từ gốc; ngoài ra, cũng
có một số từ vựng được giữ nguyên cách viết nhưng lại có sự khác biệt về ý nghĩa qua
thời gian, lấy ví dụ một từ trong tiếng Anh “naughty” – từ này hiện tại được sử dụng
với nghĩa “behaving badly” (tinh nghịch, nghịch ngợm, thường dùng cho trẻ em)
nhưng nghĩa cổ của nó lại là “to have nothing” (vô sản, nghèo túng, thường dùng cho
những người rất nghèo, không có tài sản trong tay).
1.1.1.2 Biến thể ngôn ngữ chuẩn và phi chuẩn
Biến thể ngôn ngữ chuẩn là những từ vựng, cấu trúc, câu thành ngữ,… có sự thay
đổi về mặt âm vị, hình vị và ý nghĩa nhưng được xã hội chấp nhận, không đi ngược lại
chuẩn mực xã hội. Trái ngược với chuẩn là phi chuẩn, đây là những biến thể chưa
được xã hội công nhận vì khó tiếp cận hoặc một vài lí do khác. Tuy nhiên không phải
biến thể phi chuẩn nào cũng là sai, là xấu mà có thể theo thời gian và dựa trên sự phát
triển của xã hội thì nó sẽ được chấp nhận và coi là chuẩn. Đề tài của nhóm chúng tôi
nghiên cứu về ngôn ngữ gen Z, đang được coi như là một biến thể phi chuẩn của ngôn
ngữ.
1.1.2 Từ mượn
Trước đây chúng ta đã được học và được biết về “từ mượn”, đây là những từ vay
mượn từ tiếng nước ngoài để bổ sung cho vốn từ của ngôn ngữ nhận. Tiếng Việt vay

5
mượn chủ yếu từ hai loại ngôn ngữ là từ gốc Hán và từ gốc Ấn-Âu. Xu thế hội nhập
thế giới, sự tiến bộ trong giáo dục đã giúp thế hệ trẻ được tiếp xúc với tiếng nước
ngoài nhiều hơn và sớm hơn nên đã đặt ra một vấn đề cho xã hội là sử dụng từ mượn
như thế nào để tránh mất đi bản sắc văn hóa dân tộc và gây khó chịu cho người nghe,
người đọc.
1.1.3 Tiếng lóng
Tiếng lóng là một hình thức phương ngữ xã hội không chính thức của một ngôn
ngữ, thường được sử dụng trong giao tiếp thường ngày, bởi một nhóm người nhất
định. Tiếng lóng xuất hiện để che giấu đi ý nghĩa câu nói, chỉ để một nhóm người đã
có quy ước chung với nhau về ngôn ngữ mới có thể hiểu được tường minh, rõ ràng.
Các từ lóng thường không được hiểu theo nghĩa đen mà mang hàm ý nhất định.
1.1.4 Viết tắt
Viết tắt là một dạng rút gọn cách viết của một từ hoặc từ ngữ. Thông thường, nó bao
gồm một hoặc nhiều chữ cái lấy từ chính từ ngữ được viết tắt. Ví dụ, từ “gì” có thể viết
tắt thành “j”, từ “không” có thể viết tắt thành “ko”.
Viết tắt thường được sử dụng khi câu từ khi viết đầy đủ bị cho là quá dài, hoặc chỗ
trống cho việc viết đầy đủ bị thiếu. Các từ viết tắt ít khi được sử dụng trong những văn
bản quan trọng mà thường được sử dụng trong những văn bản cá nhân.
1.1.5 Ngôn ngữ gen Z
Ngôn ngữ của thế hệ này thường mang theo nhiều từ viết tắt, tiếng lóng, từ mượn
gốc Châu Âu và biến thể phi ngôn ngữ.
1.2 Gen Z và sự ảnh hưởng của công nghệ đối với việc sử dụng ngôn ngữ của
thế hệ gen Z
1.2.1 Gen Z
Gen Z được hiểu là những người được sinh ra từ năm 1996 đến 2010, là những
người chịu ảnh hưởng lớn của công nghệ, được tiếp xúc với internet ngay từ khi còn
nhỏ.
1.2.2 Sự phát triển của công nghệ nói chung và mạng xã hội nói riêng ảnh
hưởng lên đời sống của thế hệ gen Z.
Nhìn lại quá trình phát triển của công nghệ trong 20 năm gần đây đã tạo ra rất nhiều
tiện ích giúp cuộc sống của con người trở nên dễ dàng hơn. Đối với gen Z, công nghệ
xuất hiện trong cuộc sống của họ ở mọi mặt kể từ khi mới sinh ra, từ y tế, giáo dục,

6
giao tiếp, giải trí,… Đặc biệt là khi mạng xã hội ra đời, thế hệ gen Z là thế hệ sử dụng
thành thạo nhất những tính năng của mạng xã hội và chính vì thế mà họ cũng là thế hệ
chịu sự ảnh hưởng nhiều nhất từ mạng xã hội. Không khó để nhìn thấy một “gen Z” ăn
facebook, ngủ facebook, làm việc hay học tập cũng facebook. Mạng xã hội và công
nghệ đã làm thay đổi tư duy của thế hệ này, một phần trong đó là tư duy ngôn ngữ.
1.2.3 Tư duy ngôn ngữ của gen Z
Những gen Z sinh ra vào cuối thập niên 90 là những người lớn lên cùng với chiếc
điện thoại đen trắng. Thời thiếu niên của họ có sự thay đổi với thế hệ trước trong việc
trao đổi thông tin, họ ít khi dùng thư từ nữa mà chuyển qua nhắn tin hay chat Yahoo!.
Mỗi tin nhắn gửi đi thường mất một khoản phí nhất định hay việc chat Yahoo! cũng
thế, thường ít nhà có riêng một chiếc máy tính để bàn hay “xịn” hơn là máy tính xách
tay, vì thế mà những thiếu niên thời đó thường ra tiệm net thuê máy tính theo giờ để
chat chit, chơi game hay giải trí dưới hình thức khác. Do đó, để tiết kiệm thời gian lẫn
tiền bạc, thế hệ này đã tạo nên cho mình một cách viết tối giản nhất có thể, họ bắt đầu
viết tắt, dùng từ lóng, miễn sao càng ít kí tự càng tốt và đối phương hiểu là được.
Một vài năm sau, thế hệ gen Z từ thập kỉ đầu tiên của thế kỉ 20 ra đời. Tuổi học sinh
của họ được tiếp xúc với tiếng nước ngoài nhiều hơn qua giáo dục chính thống lẫn
những kênh tin tức dễ tiếp cận như truyền hình, mạng xã hội, sách báo… Họ cũng tự
tạo cho mình những trào lưu sử dụng ngôn ngữ, những từ vựng mới mà chỉ thế hệ họ
hiểu được. Chính vì vậy, họ có xu hướng chêm nhiều từ tiếng nước ngoài vào một câu
nói, đoạn chat, hay dùng những từ vựng được cho là “trendy” để nói chuyện cùng bạn
bè.
Sự thay đổi trong tư duy sử dụng ngôn ngữ của thế hệ này chính là ngắn gọn, tiện
lợi trong cách viết, cách nói còn về mặt nghĩa thì ít được chú trọng hơn, thường chỉ
nhóm đối tượng cùng thế hệ gen Z mới tiếp thu được còn những thế hệ trước thì khó
mà hiểu được.
1.3 Thái độ ngôn ngữ
Thái độ ngôn ngữ là sự đánh giá về giá trị và khuynh hướng hành vi của một cộng
đồng hay cá nhân đối với một ngôn ngữ hoặc một hiện tượng ngôn ngữ nào đó. Thái
độ ngôn ngữ có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như tuổi tác, giới tính, tôn giáo,
trình độ học vấn, nền tảng văn hóa,… Thái độ ngôn ngữ thường được biểu hiện ở
nhiều cảm xúc và đôi khi biểu hiện ở hành vi.

7
8
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ TRÊN MẠNG XÃ HỘI
CỦA MỘT BỘ PHẬN GEN Z
2.1 Tình trạng sử dụng ngôn ngữ mạng hiện nay của giới trẻ
Ngày nay, ngôn ngữ chat dành cho thanh thiếu niên hay còn gọi là ngôn ngữ gen Z
đang rất phổ biến trên tất cả các nền tảng mạng xã hội và phương tiện truyền thông.
Một số lượng lớn người trẻ đang sử dụng loại ngôn ngữ này như một phương thức giao
tiếp chính trên mạng xã hội. Nếu xem trên các diễn đàn, các hội nhóm dành cho giới
trẻ trên Facebook, trang cá nhân, hoặc thử tán gẫu, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy các
bạn trẻ đã sửa đổi một cơ số những từ ngữ tiêu chuẩn thành một cấu trúc, một cách
viết khác. Họ cho rằng, việc họ viết theo cách này mới là sành điệu, mới phù hợp với
xu hướng thịnh hành hiện nay trong giới trẻ.
Đối tượng sử dụng của ngôn ngữ này chủ yếu là gen Z, thuộc nhóm tuổi từ 16 đến
22 tuổi, phần lớn còn ngồi trên ghế nhà trường. Dạo một vòng các hội nhóm trên
facebook, chúng ta dễ dàng bắt gặp những từ ngữ lạ như: “Tuj đang fishu đók nha”
(tôi đang cáu đó nha); “Tuy khum xink nhưng tui piếc tek nào là ảo” (tuy không xinh
nhưng tôi biết thế nào là ảo); “chmúa hmề” (chúa hề); “chíc pánk nom mlem mlem
wa z chòy” (chiếc bánh trông ngon quá vậy trời). Những từ ngữ được biến tấu đó lan
truyền như một phản ứng dây chuyền trong một bộ phận của Gen Z chỉ trong vài tuần,
nếu không muốn nói là vài ngày. Các dòng trạng thái sai chính tả kỳ lạ như ngôn ngữ
ngoài hành tinh “dảk, bủh, pềct; gòy soq; chằm zn” đã thu hút hàng trăm nghìn lượt
chia sẻ và hàng triệu lượt tương tác. 
Tại các trang cá nhân trên mạng xã hội của gen Z, ngôn ngữ mạng được sử dụng vô
cùng phổ biến. Mọi người bàn luận về các chủ đề có nội dung khá lành mạnh, chủ yếu
là nói chuyện phiếm hoặc trao đổi về học tập và cuộc sống. Mặc dù vậy, cách họ sử
dụng ngôn ngữ thì khá khó hiểu. Ví dụ dưới đây là một đoạn đối thoại của các bạn trẻ:
“Hum lay ngủ dậy thí thông páo họk trực tuyến, chằm zn wa z nè.” (Hôm nay ngủ dậy
thấy thông báo học trực tuyến, trầm cảm quá nè); “Hum wa mak đừng có xạo.” (Hôm
qua mà đừng có điêu); “J sin lổi trí nhớ khum tút.” (Gì xin lỗi trí nhớ không tốt). 
Chúng tôi đã thực hiện một khảo sát dựa trên tính phổ biến của các từ ngữ được gen
Z sáng tạo ra. Trong 168 người tham gia với 11 phương án được đưa ra sẵn, đáp án
“không biết từ nào cả” chiếm số lượng vô cùng ít (6 người). Ở các phương án khác, số
lượng người biết đến từ ngữ gen Z rất cao, cao nhất là “vk ck” với 154 người chọn.
9
Điều này cho thấy mức độ phổ biến của ngôn ngữ mạng, hay còn gọi là ngôn ngữ gen
Z rất rộng rãi và đặc biệt đa dạng. 

PGS-TS Phạm Văn Tình cho biết: “...Giới trẻ đã làm cho tiếng Việt méo mó đi
nhiều. Ngôn ngữ trên mạng của giới trẻ hiện nay rất bát nháo, điển hình là cách nói
chuyện văng mạng (nói cho hả, nói lấy được), cách viết văng mạng bất chấp các
chuẩn mực chính tả tối thiểu… cho đến nói bậy, nói lóng và “sáng tạo” ngôn ngữ theo
kiểu tùy hứng…. Ví dụ như nói tiếp âm các từ với các tên nổi tiếng: “yết kiêu vừa
chứ”, “lỗ tấn to rồi”, “chớ hồng lâu mộng”, “phí phạm văn đồng”, “vô lý thường
kiệt”...”
Tưởng rằng chỉ một bộ phận thanh niên thuộc thế hệ 9X mới sử dụng kiểu ngôn ngữ
“teencode”, nào ngờ giờ đây nó đang trở thành một ngôn ngữ thông dụng trong thế hệ
Z hiện nay. Nó phổ biến đến mức dù tham gia vào một số hội nhóm, nhóm trò chuyện
hay các trang mạng xã hội cá nhân, người ta có thể bắt gặp loại ngôn ngữ này bất cứ
lúc nào và ở bất kỳ đâu.
Không chỉ “sáng tạo” tiếng Việt, nhiều bạn trẻ còn Tây hóa tiếng Việt, tức là sử
dụng tiếng nước ngoài xen kẽ vào tiếng Việt như cách bạn trẻ này sử dụng trong một
chương trình giải trí như sau: "Em là một người rất sentimental nên luôn muốn
10
partner phải ở bên cạnh mình... Nếu như phải đi đến long distance relationship thì đó
phải là mối quan hệ rất serious đối với em...". Nhiều bạn trẻ biết một chút ít vốn từ
ngoại ngữ cũng không ngần ngại chêm vào những câu nói hoặc viết xen lẫn với tiếng
Việt một cách vô tội vạ. Cụ thể, trong ngôn ngữ của giới trẻ, những từ “no four go”
(vô tư đi), “ugly tiger” (xấu hổ), “lemon question” (chanh hỏi = chảnh) hay “no star
where” (không sao đâu )… rất phổ biến. 
2.2 Mức độ sử dụng ngôn ngữ mạng 
Nhìn chung, sử dụng ngôn ngữ mạng đang là một hoạt động khá phổ biến ở giới trẻ.
Theo khảo sát, có 32.1 % người được hỏi trả lời rằng họ sử dụng ngôn ngữ mạng với
tần suất thường xuyên và rất thường xuyên. Con số này thấp hơn 22.1% so với
số người không sử dụng.

Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội ngày càng bị tác động mạnh mẽ bởi công nghệ như
hiện nay thì ngôn ngữ mạng là một phương tiện không thể thiếu của một số bạn trẻ.
Dựa vào kết quả khảo sát của chúng tôi thì bạn bè thân thiết là đối tượng mà những
người đang sử dụng thứ ngôn ngữ mạng này hướng đến nhiều nhất. Theo sau đó là
người thân bằng hoặc ít tuổi hơn và bạn bè xã giao với con số lần lượt là 26.2% và
17.3%. Bên cạnh đó, những số liệu khảo sát trong biểu đồ dưới đây cũng chứng minh
một thực tế là có rất ít người sử dụng ngôn ngữ mạng trong phạm vi giao tiếp chính
thức bởi đây là thứ ngôn ngữ phi quy thức, mang tính khẩu ngữ nên thường chỉ được
sử dụng trong phạm vi một nhóm xã hội nào đó và với lối giao tiếp thân mật.

11
2.3 Lý do ngôn ngữ mạng được gen Z ưa chuộng
Để hiểu rõ lý do vì sao loại ngôn ngữ mạng này lại được giới trẻ sử dụng rộng rãi và
phổ biến đến vậy, chúng tôi đã tiến hành một cuộc khảo sát với tổng số 168 người
tham gia về lý do vì sao họ lại ưa chuộng loại ngôn ngữ này, kết quả thu được như sau:

Theo như khảo sát, chỉ có khoảng 13,7% số lượng người được khảo sát không sử
dụng ngôn ngữ này, 86,3% số người còn lại sử dụng ngôn ngữ này đưa ra nhiều lý do
có thể kể đến như: cảm thấy vui vẻ khi sử dụng loại ngôn ngữ này, thấy bạn bè người
thân dùng nên dùng theo, giúp tiết kiệm thời gian do phải đánh ít kí tự hơn, hay chạy
theo trend…
Từ kết quả cuộc khảo sát trên, ta có thể đưa ra một vài nguyên nhân chính khiến cho
loại ngôn ngữ này trở nên phổ biến và được sử dụng rộng rãi với tần suất chóng mặt
như sau:
12
Trước hết, không thể không kể đến nguyên nhân rằng chúng ta đang sống trong
thời kì công nghệ số, khi mà các trang mạng xã hội như: Facebook, Instagram,
Tiktok… trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Giới trẻ được tiếp xúc với nhiều kênh cung
cấp thông tin và là nguồn lan truyền mạnh mẽ ngôn ngữ mạng, thật khó để không bị
ảnh hưởng khi sự tiếp xúc diễn ra thường xuyên như vậy. Bên cạnh đó, khi là một
phần cộng đồng mạng, giới trẻ thường có tâm lý thích chạy theo số đông, chạy theo xu
hướng. Khi việc sử dụng ngôn ngữ này trở thành một trào lưu, việc không sử dụng
chúng đôi khi có thể khiến họ không hòa nhập được khi giao tiếp với bạn bè, vậy nên
họ quyết định sử dụng để việc giao lưu trở nên tự nhiên và dễ dàng hơn. Điều này
khiến ngôn ngữ mạng trở thành một công cụ để giới trẻ “bắt kịp” chúng bạn.
Thứ hai, một yếu tố khác có thể kể đến đó là cách giáo dục của gia đình. Trong
cuộc sống hiện đại ngày nay, sự quan tâm của gia đình tới con cái ngày càng ít đi, các
bậc phụ huynh thường mải mê làm việc mà quên mất chăm sóc con cái, đặc biệt là về
mặt tinh thần. Gia đình không định hướng cho con, không quan tâm đến thế giới nội
tâm của con cái, đến những suy nghĩ của con và những điều con cái quan tâm đến …
nên từ đó các bạn trẻ rất dễ bị ảnh hưởng từ bên ngoài, kể cả tác động tích cực lẫn tác
động tiêu cực.
Thứ ba, đam mê sáng tạo và mong muốn khẳng định mình, tạo dấu riêng cho bản
thân cũng là một trong những lý do khiến cho thế hệ trẻ ngày nay ưa thích sử dụng
ngôn ngữ mạng. Thế hệ trẻ ngày nay là một thế hệ năng động, ưa thích đột phá, sáng
tạo, không chỉ phong cách ăn mặc của họ thay đổi theo từng ngày mà tới cách sử dụng
ngôn ngữ cũng liên tục biến đổi. Với ngôn ngữ mạng, giới trẻ có thể thỏa thích sáng
tạo ra những kiểu viết, nói độc đáo khác nhau, khiến người khác khó có thể hiểu được
và cố biến chúng trở thành trào lưu để tạo dấu ấn cá nhân cho riêng mình, thể hiện cá
tính của bản thân.
Thứ tư, chúng ta không thể phủ nhận một số lợi ích mà một số cách sử dụng ngôn
ngữ mạng đem lại như: tiết kiệm thời gian do số lượng ký tự phải gõ ít hơn, khiến cuộc
nói chuyện trở nên vui hơn, hay phản ánh sự sáng tạo trong tư duy của con người.
Với những lý do kể trên, việc ngôn ngữ mạng lan rộng và trở thành trào lưu
được thế hệ gen Z sử dụng rộng rãi là điều không khó hiểu.
2.4 Thái độ của mọi người xung quanh đối với ngôn ngữ gen Z

13
Với sự phổ biến nhanh chóng của ngôn ngữ mạng hiện nay, dư luận nổi lên nhiều
luồng ý kiến khác nhau, có ý kiến ủng hộ, có ý kiến phản đối hoặc thậm chí là cả hai.
Tuy nhiên thực tế cho thấy số người bày tỏ thái độ không quan tâm và có thái độ ủng
hộ đối với tình trạng sử dụng thứ ngôn ngữ mạng này lại chiếm đa số, có tới 57.7% số
người được hỏi tỏ ra không quan tâm và 34.5% thuộc phía ủng hộ. Bên cạnh đó, vẫn
có một số người phản đối về tình trạng sử dụng ngôn ngữ mạng của gen Z dựa vào
những tác động tiêu cực mà nó đem lại. 

 
Những người thuộc phía ủng hộ cho rằng ngôn ngữ mạng của giới trẻ mang lại
nhiều lợi ích nhất là trong thời đại có công nghệ phát triển, đòi hỏi tất cả chúng ta phải
giao tiếp, trao đổi với nhau qua các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram,
Zalo,... Việc gen Z sáng tạo ra thứ ngôn ngữ khác biệt này bằng cách biến thể hoặc
viết tắt các từ gốc tiếng Việt có thể giúp rút ngắn các dung lượng ký tự, từ đó tiết kiệm
được nhiều thời gian. 
Những người phản đối lại cảm thấy việc họ không ủng hộ thứ ngôn ngữ này là hoàn
toàn có lý nếu nhìn từ góc độ chuẩn hóa của tiếng Việt. Họ cho rằng ngôn ngữ mạng
của gen Z có thể làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt và suy thoái một bộ phận giới
trẻ hiện nay. Việc sử dụng tràn lan thứ ngôn ngữ này khiến cho họ nghi ngờ về nhận
thức của giới trẻ. 
Vấn đề đặt ra trong bối cảnh hiện nay khi có rất nhiều bạn trẻ lạm dụng thứ ngôn
ngữ này và sử dụng chúng một cách tùy tiện. Họ coi việc sử dụng ngôn ngữ mạng của

14
gen Z là một trào lưu để thể hiện, chứng tỏ bản thân hay thậm chí nhiều bạn còn mang
tư tưởng lệch lạc rằng ngôn ngữ càng khó hiểu thì càng đặc sắc và sành điệu. Vậy
trước những tư duy sai lệch như vậy của một bộ phận giới trẻ, xã hội nên phản ứng
như thế nào?  TS Nguyễn Văn Khang nhận định: "Ngôn ngữ của giới trẻ giống như
mốt thời trang. Nó được thanh niên sử dụng nhằm trẻ hóa, thể hiện cá tính, tâm lý
thích đổi mới, ưa cái lạ, chuộng cái hay. Tuy nhiên, ngôn ngữ mạng là ngôn ngữ cá
nhân nhưng lại nằm trên mạng xã hội nên có sức lan tỏa rất lớn. Mặt khác, nếu dùng
nhiều sẽ thành quen, có thể dẫn đến việc giới trẻ sử dụng chệch hướng, biến nó thành
ngôn ngữ trong nhà trường, trong các văn bản. Trong ngôn ngữ mạng, câu không cần
đúng, chỉ viết cực ngắn nên nếu sử dụng trong khoảng thời gian dài thì dần dần sẽ
ảnh hưởng tiêu cực tới tư duy".
Như vậy, có thể thấy rằng việc sử dụng ngôn ngữ mạng của giới trẻ hiện nay vừa 
mang tác động tích cực, vừa mang tác động tiêu cực. Nó có thể đáp ứng được nhu cầu
của các bạn trẻ trong thời đại số nhưng đồng thời cũng có thể mang đến nhiều tác hại
về lâu dài. Vì thế, theo chúng tôi, việc sử dụng hay không sử dụng ngôn ngữ mạng, sử
dụng thế nào, đó là điều mọi người nên cân nhắc. Xã hội nên đưa ra những giải pháp,
định hướng về việc phát triển ngôn ngữ mạng của giới trẻ sao cho đúng cách, phát huy
những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực đồng thời giữ gìn và không làm ảnh
hưởng đến vẻ đẹp, sự trong sáng của tiếng Việt. 

15
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NGÔN NGỮ
MẠNG CỦA MỘT BỘ PHẬN GEN Z
Ngôn ngữ mạng là một bộ phận của ngôn ngữ Việt Nam vì thế chúng ta không thể
nào xóa bỏ nó được. Hơn nữa, nó còn là một hiện tượng xã hội đặc biệt, một hiện
tượng khách quan chi phối việc sử dụng ngôn ngữ khi giao tiếp trên mạng xã hội. Việc
sử dụng ngôn ngữ gen Z một cách hợp lí vừa đủ có thể tạo ra niềm vui, mang lại tính
giải trí cao trong các cuộc trò chuyện. Chính vì những lí do trên, chúng ta chỉ có thể
đưa ra những giải pháp nhằm hạn chế hết mức việc sử dụng thứ ngôn ngữ này với tần
suất quá nhiều trong những trường hợp không cần thiết chứ không thể nào tìm cách bài
trừ, đào thải nó ra khỏi cuộc sống.
3.1 Với cá nhân
Đối với mỗi cá nhân, trước hết, chúng ta nên cần quan tâm hơn đến vấn đề nhận
thức. Hiểu đúng và đủ mục đích sử dụng của ngôn ngữ mạng, đó là tạo không gian giải
trí, cách trò chuyện thân mật, không nên qá lạm dụng nó hay xem nó là một phần thiết
yếu trong việc giao tiếp. Ngoài ra, chúng ta nên nhận thức được hậu quả khi lạm dụng
ngôn ngữ mạng trong đời sống hằng gày, một là nó khiến người đọc, người nghe
không thoải mái, đặc biệt là đối với những người không cùng thế hệ Z với bạn, hai là,
về lâu dài, nó sẽ ít nhiều hủy hoại đi sự trong sáng của tiếng Việt, điều này còn có thể
kéo theo rất nhiều hệ lụy khác như chúng tôi đã trình bày ở mục hậu quả. Chúng ta nên
hiểu rằng giữ gìn vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ chính là trách nhiệm và là nghĩa vụ của mỗi
người, không nên tùy tiện biến tấu nó để nhằm thể hiện cái gọi là cá tính cá nhân. Bên
cạnh đó, chăm chỉ rèn luyện, trau dồi vốn từ ngữ của mình, cập nhật, tiếp thu ngôn ngữ
mới một cách có chọn lọc, không đi theo những “trend ngôn ngữ” tiêu cực,… Bằng
những cách này, chúng ta có thể hạn chế ít nhiều sự lạm dụng của ngôn ngữ genZ
trong đời sống hằng này.
3.2 Với gia đình
Đối với gia đình, bố mẹ phải làm gương cho con trong việc sử dụng ngôn ngữ, phải
chú ý từ lời nói đến hành vi của con, tránh để con cái tiếp xúc với những ngôn từ
không trong sạch, lành mạnh. Cụ thể bằng cách, thường xuyên trò chuyện với con,
nhắn tin với con trên các nền tảng mạng xã hội. Khuyên con nên biết cách chọn lọc
ngôn ngữ, giúp con hiểu được phạm vi sử dụng của ngôn ngữ mạng. Bố mẹ cũng nên
thường xuyên ngồi lại hỏi han, tâm sự, chuyện trò cùng con, lắng nghe những khúc
16
mắc của con và đưa ra lời giải đáp phù hợp nhất. Bố mẹ nên đóng vai trò là một người
bạn của con mình, để các con có thể thoải mái giãi bày, sẻ chia mà không xem khoảng
cách thế hệ là một rào cản.
3.3 Với nhà trường
Nhà trường chính là nơi giáo dục, rèn luyện chúng ta vì thế vai trò của nhà trường
trong việc hạn chế tình trạng sử dụng ngôn ngữ gen Z một cách quá nhiều là rất quan
trọng. Nhà trường có trách nhiệm tao ra môi trường giao tiếp một cách lành mạnh,
trong sạch nhất giữa giáo viên- học sinh, học sinh- học sinh. Tổ chức những buổi
tuyên truyền về việc giữ gìn sự trong sạch của Tiếng Việt, giáo dục học sinh trong
cách sự dụng mạng xã hội. Đồng thời, nhà trường phải kiểm tra kĩ lưỡng những bộ
sách không nằm trong sự bắt buộc của bộ giáo dục không chỉ về mặt nội dung mà còn
về mặt hình thức ( điển hình là lỗi chính tả) trước khi cho học sinh đọc và làm thêm.
Trong các giờ dạy học, giáo viên đứng lớp nên cẩn thận hơn trong việc sử dụng ngôn
từ của mình, vì rất có thể, những lỗi sai của giáo viên có thể gián tiếp “ cổ xúy” cho
việc “bắt trend” ngôn ngữ của học trò. Song song với đó, qua các giờ học, các giáo
viên cần khơi gợi cho học sinh niềm tự hào đối với tiếng Việt, giúp các em có ý thức
giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân tộc. Không những thế, nhà trường cần phải
chú ý rèn học sinh về ngôn ngữ, nói đúng, viết đúng chuẩn Tiếng Việt, trong đó có viết
đúng chính tả, như TS Tùng Lâm đã chia sẻ: “ Trước tiên chúng ta phải giáo dục để
các em hiểu rõ đâu là chuẩn mực ngôn ngữ, chứ không nên lầm lẫn khi biến phương
tiện làm việc thành phương tiện giao tiếp. Lời nói lệch chuẩn có thể dẫn đến tư duy,
hành vi lệch lạc. Vì thế, việc làm méo mó ngôn ngữ tiếng Việt cần phải được lên án”.

17
Cần có sự kiểm soát chặt chẽ, tuyệt đối không cho thứ ngôn ngữ “tự chế” của giới trẻ vào trong học đường
(Ảnh minh họa)

Song song với đó, qua các giờ học, các giáo viên cần khơi gợi cho học sinh niềm tự
hào đối với tiếng Việt, giúp các em có ý thức giữ gìn sự trong sáng của ngôn ngữ dân
tộc. Không những thế, nhà trường cần phải chú ý rèn học sinh về ngôn ngữ, nói đúng,
viết đúng chuẩn Tiếng Việt, trong đó có viết đúng chính tả, như TS Tùng Lâm đã chia
sẻ: “ Trước tiên chúng ta phải giáo dục để các em hiểu rõ đâu là chuẩn mực ngôn ngữ,
chứ không nên lầm lẫn khi biến phương tiện làm việc thành phương tiện giao tiếp. Lời
nói lệch chuẩn có thể dẫn đến tư duy, hành vi lệch lạc. Vì thế, việc làm méo mó ngôn
ngữ tiếng Việt cần phải được lên án”.
3.4 Với xã hội
Nếu nhà trường là nhân tố cơ bản giúp các bạn trẻ định hướng, rèn luyện cách sử
dụng ngôn ngữ chuẩn mực thì xã hội lại là nhân tố ảnh hưởng đến sở thích sử dụng
ngôn ngữ giao tiếp của giới trẻ. Để mỗi người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ, học sinh, sinh
viên có ý thức tự bảo vệ mình trước hàng loạt thông tin trên mạng xã hội, cần phải có
sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan đoàn thể từ trung ương đến địa phương trong
việc định hình văn hóa Internet, đóng góp tích cực đến sự phát triển văn minh của
nhân loại. Bên cạnh đó, các cấp ngành nên tăng cường các biện pháp kĩ thuật, phối hợp

18
chặt chẽ với các cơ quan an ninh mạng trong việc kiểm duyệt những thông tin mạng xã
hội, nhằm hạn chế hết mức có thể những thứ độc hại, nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp
và gián tiếp đến người sử dụng mạng. Song song với việc đẩy mạnh tuyên truyền, phổ
biến Luật An ninh mạng đến những người trẻ, giúp họ hiểu các điều cấm liên quan văn
hóa ứng xử trên môi trường mạng ; còn cần có sự vào cuộc thường xuyên và liên tục
của lực lượng chức năng để phát hiện trường hợp vi phạm và xử lý sai phạm.
Với những giải pháp nhằm hạn chế sự lạm dụng ngôn ngữ gen Z trong những
trường hợp không cần thiết của nhóm nghiên cứu đã đề xuất, chúng tôi rất hi vọng
ngôn ngữ mạng sẽ được sử dụng một cách hợp lí đúng như tinh thần vốn có của nó. Về
lâu dài, chúng tôi mong rằng ngôn ngữ này sẽ trở thành một công cụ giao tiếp hữu
hiệu, đặc biệt cho các bạn trẻ, mà không làm mất đi vẻ đẹp thuần phong mỹ tục vốn có
của tiếng Việt.

19
KẾT LUẬN
Từ trước đến nay, ngôn ngữ luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động giao tiếp
thường ngày của con người. Cùng với sự thay đổi qua từng thế hệ, ngôn ngữ đã và
đang xuất hiện nhiều biến thể từ mới do giới trẻ sáng tạo ra để sử dụng với mục đích
giao tiếp.
Ngôn ngữ có thể được phân biệt theo 2 cách đó là: “Ngôn ngữ chuẩn” và “Ngôn
ngữ phi chuẩn”. Ở đề tài nghiên cứu của nhóm, chúng tôi đã đi sâu vào việc nghiên
cứu về “Ngôn ngữ phi chuẩn” để có thể hiểu rõ hơn về việc sử dụng ngôn ngữ biến thể
của giới trẻ Việt Nam hiện nay - Gen Z bao gồm những từ viết tắt, tiếng lóng, từ mượn
gốc Châu Âu và biến thể phi ngôn ngữ.
Thời gian gần đây khi ngôn ngữ biến thể của Gen Z nổi lên như một hiện tượng,
trào lưu mới đã tạo nên một hiệu ứng khiến nhiều người cũng bắt đầu sử dụng chúng
với sự tò mò, cuối cùng là sử dụng loại ngôn ngữ đó một cách tự nhiên với cường độ
liên tục trên các trang mạng xã hội. Với cường độ như vậy, hiện nay những biến thể
của ngôn ngữ gần như đã “xâm chiếm” công khai khắp nơi trên khung bình luận của
mạng xã hội. Việc sử dụng “ngôn ngữ phi chuẩn” của giới trẻ Việt Nam tính đến thời
điểm hiện tại có thể coi là những trò đùa vui, hài hước, gây cười, nhưng về lâu dài,
điều này chắc chắn sẽ gây nên nhiều tranh cãi khó tránh khỏi trong cộng đồng mạng và
sẽ để lại hậu quả khôn lường. Vì vậy, “ngôn ngữ phi chuẩn” có thể chấp nhận được
nếu điều này chỉ dừng lại ở mức độ vừa phải bằng cách giảm tần suất sử dụng chúng
xuống đến mức cho phép.
Căn cứ vào thời điểm hiện tại, việc này đang vượt tầm kiểm soát khi nhiều người đã
và đang lạm dụng việc sử dụng loại ngôn ngữ này trong giao tiếp gây cảm giác khó
chịu cho một số bộ phận người dùng mạng xã hội (42,9% theo khảo sát của chúng tôi)
và sẽ ra sao khi con số có thể tăng thêm nếu hiện tượng này vẫn được tiếp diễn. Một số
người có quan điểm cho rằng thế hệ trẻ Việt Nam đang dần đánh mất sự trong sáng
của tiếng Việt và trở thành vấn nạn trong tư duy giao tiếp về lâu dài.
Qua điều tra khảo sát thực tế, chúng tôi đã thấy được suy nghĩ của một số người về
việc sử dụng ngôn ngữ biến thể này và chúng tôi đồng ý với một số ý kiến phản đối
việc lạm dụng “ngôn ngữ phi chuẩn”. Chúng tôi chỉ đồng tình khi điều đó được dừng
lại ở mức có thể chấp nhận được, không ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển tư duy
ngôn ngữ của thế hệ sau này và không làm lệch lạc suy nghĩ của mọi người.
20
Vì vậy, với mục đích của việc nghiên cứu đề tài về ngôn ngữ Gen Z, chúng tôi
mong rằng giới trẻ Việt Nam hiện nay sẽ nhanh chóng nhận thức được giới hạn trong
hành động của mình và có cho mình sự lựa chọn đúng đắn trong việc sử dụng ngôn
ngữ để tạo nên ấn tượng đẹp cho bản thân, gia đình, cộng đồng mạng hiện nay và
tương lai.
Cuối cùng, đối với việc sử dụng “ngôn ngữ phi chuẩn” trong giao tiếp kín giữa
những người cho phép chúng ta sử dụng loại ngôn ngữ đó là quyền tự do của mỗi cá
nhân và điều đó cũng sẽ không gây ảnh hưởng đến xã hội nếu không sử dụng công
khai.

21
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2017, “Sách giáo khoa Ngữ văn 6, tập 1”, Nhà xuất
bản Giáo dục Việt Nam.
2. Đỗ Thùy Trang, 2018, “Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ngôn ngữ giới trẻ qua
phương tiện truyền thông”.
3. Đỗ Thu Hằng, 2011, “Tiểu luận: Giải pháp cho thực trạng hiện nay của ngôn
ngữ @”.
4. Greelane, 2019, “Biến thể ngôn ngữ là gì?”, https://www.greelane.com/vi/nh
%c3%a2n-v%c4%83n/anh/what-is-linguistic-variation-1691242/
5. Wikipedia, 2021, “Tiếng lóng”, https://vi.wikipedia.org/wiki/Ti%E1%BA
%BFng_l%C3%B3ng
6. Wikipedia, 2021, “Viết tắt”, https://vi.wikipedia.org/wiki/Vi%E1%BA%BFt_t
%E1%BA%AFt
7. Nguyễn Nguyễn, 2021, “Giải nghĩa các từ lóng yêu thích của cư dân mạng:
"Khum","chằm Zn" là gì?”, https://dantri.com.vn/nhip-song-tre/giai-nghia-cac-tu-
long-yeu-thich-cua-cu-dan-mang-khumcham-zn-la-gi-20210316071150295.htm
8. Thanh Thanh, 2014, “Tiếng Việt đang “lệch chuẩn”: Chẳng đáng lo!”,
https://vov.vn/van-hoa-giai-tri/tieng-viet-dang-lech-chuan-chang-dang-lo-311646.vov
9. Tung Nguyen, 2019, “Nói tiếng Việt chêm tiếng Anh là không tôn trọng người
đối diện”, https://vnexpress.net/noi-tieng-viet-chem-tieng-anh-la-khong-ton-trong-
nguoi-doi-dien-3938253.html
10. Lâm Vũ, 2014, “Ngôn ngữ mạng: Sự lạm dụng gây hệ quả xấu”,
http://hanoimoi.com.vn/Tin-tuc/Van-hoa/658312/ngon-ngu-mang-su-lam-dung-gay-
he-qua-xau

22
BẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

ST Họ và tên MSSV Chi tiết các nhiệm vụ đảm nhận Đánh giá các thành viên khác trong nhóm Điểm Chữ kí các
T thành viên trung bình thành viên
của nhóm

1 Nông Chi: (đã ký)


Quỳnh Hoa 2014510038
Dung:

Giang:

Hương:
2/3
Nga:

Nguyên:

2 Lê Quỳnh Hoa: (đã ký)


Chi 2014510017
Dung:
Giang:

Hương:

Nga:

Nguyên:

3 Nông Hạnh Hoa: (đã ký)


Dung 2014510023
Chi:

Giang:

Hương:

Nga:

Nguyên:

4 Trần Thị Hoa: (đã ký)


An Giang 2019510456
Chi:
Dung:

Hương:

Nga:

Nguyên:

5 Lê Thị Hoa: (đã ký)


Quỳnh 2014510048
Hương Chi:

Dung:

Giang:

Nga:

Nguyên:

6 Phạm Thị 2014510065 - Hỗ trợ phần kĩ thuật cho nhóm (làm Hoa: (đã ký)
Hằng Nga powerpoint thuyết trình, làm word cho
báo cáo). Chi:
- Làm chương 1 trong báo cáo. Dung:

Giang:

Hương:

Nguyên:

7 Trần Thị 2014510067 Hoa: (đã ký)


Thảo
Nguyên Chi:

Dung:

Giang:

Hương:

Nga:

You might also like