Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

TÍNH CHẤT SỐ HỌC

CỦA HỆ SỐ NHỊ THỨC


MÃNguyễn
CHUYÊNQuang
ĐỀ: TOAN_12A
Tân

Tài liệu được biên soạn bằng LATEX

Mục lục

1. Mục tiêu 1

2. Tính chất số học 2

3. Định lý Lucas 3

4. Đồng dư hữu tỉ 7

5. Định lý Wolstenholme 11

6. Bài tập tự luyện 12

7. Lời kết 13

1. Mục tiêu
Mục tiêu của chuyên đề này là cung cấp một hiểu biết tương đối toàn diện cho học sinh
về

• tính chất số học của hệ số nhị thức,

• và đồng dư hữu tỉ

1
Tính chất số học của hệ số nhị thức

thông qua việc hệ thống lại lý thuyết, sắp xếp hệ thống bài tập và hoàn thiện lời giải,
từ đó giúp các em tự tin vận dụng vào giải quyết các bài toán liên quan trong các kì
thi Olymic toán. Ví dụ như các bài Việt Nam TST 2010, VMO 2017, Iran TST 2012,
Putnam 1996, ELMO 2009 và IMO Shortlist 2011.
(Tài liệu được biên soạn bằng LATEX).

2. Tính chất số học

Định lý 1. Cho p là số nguyên tố, với mọi số nguyên 1 ≤ k ≤ p − 1 ta có

Ckp ≡ 0 (mod p).

Chứng minh.
Rõ ràng Ckp là một số nguyên. Hơn nữa:

k!Ckp = p(p − 1) · · · (p − k + 1) ≡ 0 (mod p).

Mà 1 ≤ k ≤ p − 1 nên gcd(k!, p) = 1 nên Ckp ≡ 0 (mod p). 

Định lý 2. Cho p là số nguyên tố, với mọi 0 ≤ k ≤ p − 1 ta có

Ckp−1 ≡ (−1)k (modp).

Chứng minh.
Ta có

k!Ckp−1 = (p − k)(p − k + 1) . . . (p − 1) ≡ (−k)(−k + 1) . . . (−1) ≡ (−1)k k! (modp).

Vì 0 ≤ k ≤ p − 1 nên gcd(k!, p) = 1. Vậy Ckp ≡ 0 (mod p). 

Ví dụ 1. Cho số nguyên n > 1. Chứng minh rằng nếu

Ckn−1 ≡ (−1)k (modn)

với mọi k ∈ {0, 1, . . . , n − 1} thì n là số nguyên tố.

Lời giải.
Ta chứng minh bằng phản chứng. Giả sử n không phải số nguyên tố. Gọi p là ước nguyên

Chuyên đề Trại hè hùng vương 2020 2


Tính chất số học của hệ số nhị thức

tố nhỏ nhất của n ta có n = pr với r > 1.


The giả thiết ta có Cpn−1 ≡ (−1)p (mod n) hay

(n − 1)(n − 2) . . . (n − p)
≡ (−1)p (modn)
p!
nên
(n − 1)(n − 2) . . . (n − p + 1)(r − 1) ≡ (p − 1)!(−1)p (modn).

Mà (n − 1)(n − 2) . . . (n − p + 1)(r − 1) ≡ (−1)p−1 (p − 1)!(r − 1) mod n. Do p là ước nguyên


tố nhỏ nhất của n nên gcd(n, (p − 1)!) = 1. Từ đó ta có (−1)p−1 (r − 1) ≡ (−1)p ( mod n) suy
ra r ≡ 0 (mod n). Điều này vô lý. Vậy n là số nguyên tố. 

3. Định lý Lucas
Định lý Lucas nói về số dư của số Ckn khi chia cho một số nguyên tố p. Trước theo thuật
toán chia Euclid ta có sự biểu diễn duy nhất

n = pn1 + n2 , k = pk1 + k2

trong đó 0 ≤ n2 , k2 ≤ p − 1.
Ckn là hệ số của X k trong đa thức (1 + X)n .
Vì p | Ckp với 1 ≤ k ≤ p − 1, nên (1 + X)p ≡ 1 + X p (modp) suy ra

(1 + X)n = [(1 + X)p ]n1 · (1 + X)n2 ≡ (1 + X p )n1 · (1 + X)n2 (modp)

Hệ số của X k = X pk1 +k2 trong (1 + X p )n1 · (1 + X)n2 là Ckn11 · Ckn12 (Ta định nghĩa thêm
Cba = 0 nếu b > a). Bởi vì cách duy nhất biểu diễn k = pk1 + k2 dưới dạng pu + v với
0 ≤ u ≤ n1 và 0 ≤ v ≤ n2 là đặt u = k1 và v = k2 nếu k1 ≤ n1 và k2 ≤ n2 . Từ đó ta thu
được định lý bên dưới

Định lý 3. Cho số nguyên tố p và các số nguyên không âm n = pn1 + n2 và


k = pk1 + k2 với 0 ≤ n2 , k2 < p thì

Ckn ≡ Ckn11 · Ckn12 (mod p).

Cho số nguyên dương a > 1, mỗi số nguyên dương n viết được duy nhất dưới dạng

n = n0 + n1 a + n2 a2 + . . . + nk ak

trong đó 0 ≤ ni ≤ a − 1 với mọi 1 ≤ i ≤ k và nk 6= 0. Biểu thức trên được gọi là khai


triển của n trong hệ cơ số a. Trong cách viết trên thì n0 là số dư của n trong hệ cơ số
a. Với định nghĩa Cba = 0 nếu b > a ta có định lý sau.

Chuyên đề Trại hè hùng vương 2020 3


Tính chất số học của hệ số nhị thức

Định lý 4 (Lucas). Cho n = n0 + n1 p + · · · + nd pd là khai triển trong hệ cơ số


nguyên tố p của số nguyên dương n và k ∈ {0, 1, . . . , n}. Nếu k có biểu diễn là
k = k0 + k1 p + . . . + kd pd với 0 ≤ k1 , . . . , kd ≤ p − 1. Thì

Ckn ≡ Ckn00 · Ckn11 · · · Ckndd (mod p).

Chứng minh.
Áp dụng định lý trên ta có
d−1 d−1
Ckn ≡ Ckn00 ·Ckn11+k 2 p+...+kd p k0 k1 k2 +k3 p+...+kd p k0 k1 kd
+n2 p+...+nd pd−1 ≡ Cn0 ·Cn1 ·Cn2 +n3 p+...+nd pd−1 ≡ . . . ≡ Cn0 ·Cn1 · · · Cnd (mod p).


Ví dụ 2. Cho n là một số nguyên dương và p là một số nguyên tố thì
ú ü
n
Cpn ≡ (modp)
p

Lời giải.
Giả sử n = n0 + n1 p + · · · + nd pd là khai triển trong hệ cơ số p, theo định lý Lucas thì
ú ü
n
Cpn ≡ C0n0 · C1n1 · C0n2 · · · C0nd = n1 ≡ (modp).
p


Ví dụ 3. Cho n là một số nguyên dương và n0 , . . . , nd là các chữ số của n khi viết
trong hệ cơ số p với p là một số nguyên tố. Chứng minh số hệ số nhị thức không
chia hết cho p trong dòng thứ n của tam giác Pascal là (1 + n0 ) (1 + n1 ) · · · (1 + nd ).

Lời giải.
Ta cần đếm số các số nguyên k ∈ {0, 1, . . . , n} sao cho p không chia hết Ckn . Giả sử
n = n0 + n1 p + · · · + nd pd là khai triển trong hệ cơ số p và biểu diễn k = k0 + k1 p + . . . + kd pd .
Theo định lý Lucas ta có
d
Ckn ≡ Cknii
Y
(modp)
i=0

ta thấy p không chia hết Ckn nếu k không chia hết Cknii với mọi 0 ≤ i ≤ d. Vì 0 ≤ ki , ni < p
nên điều này chỉ xảy ra nếu ki ≤ ni . Với mỗi 0 ≤ i ≤ d ta có n1 + 1 cách chọn ki , do cách
biểu diễn của k là duy nhất theo mỗi bộ (k0 , k1 , . . . , kd ) nên ta suy ra lời giải bài toán.


Chuyên đề Trại hè hùng vương 2020 4


Tính chất số học của hệ số nhị thức

Chú ý 1. Với p = 2 ta có kết quả: Số các số lẻ trong dòng thứ n của tam giác Pascal là
2s , với s là số các chữ số 1 trong biểu diễn nhị phân của n.

Ví dụ 4. Cho p là một số nguyên tố và n là một số nguyên lớn hơn 1.

a) Chứng minh rằng tất cả các hệ số nhị thức C1n , . . . , Cn−1


n chia hết cho p nếu và
chỉ nếu n là lũy thừa của p.

b) Chứng minh rằng không có hệ số nhị thức nào trong dãy C1n , . . . , Cn−1
n chia hết
cho p nếu và chỉ nếu n = qpd − 1 với 0 < q < p và d ≥ 0. Đặc biết tất cả d ≥ 0 là
số lẻ nếu và chỉ nếu n + 1 là lũy thừa của 2.

Lời giải.

a) Nếu n = pd với d ≥ 1 thì với mọi k = k0 + pk1 + . . . + pd kd ∈ {1, 2, . . . , n − 1} theo định


lý Lucas ta có
k
Ckn ≡ Ck00 · · · C0d−1 · Ck1d ≡ 0 (modp)

do k < n nên kd = 0 và k ≥ 1 nên ít nhất một trong các số k0 , . . . , kd−1 là số dương.


Ngược lại giả sử tất cả các số C1n , . . . , Cn−1
n đều chia hết cho n thì theo ví dụ trước
ta có (1 + n0 ) (1 + n1 ) · · · (1 + nd ) = 2 trong đó n0 , . . . , nd là các chữ số của n trong hệ
ghi cơ số p. Từ đó suy ra rằng n0 = . . . = nd−1 = 0 và nd = 1 nên n = pd .

b) Nếu n = qpd − 1 với d ≥ 0 và 0 < q < p thì khai triển của n trong hệ cơ số p là

n = (q − 1)pd + pd − 1 = (q − 1)pd + (p − 1)pd−1 + . . . + (p − 1).

Áp dụng định lý Lucas ta có đpcm. Ngượi lại giả sử không có số nào trong các số
C1n , . . . , Cn−1
n chia hết cho p. Ta giả sử

n = n0 + n1 p + · · · + nd pd .

Nếu nj < p − 1 với k = (nj + 1)pj thì Cnk chia hết cho p vô lý.
Vậy n0 = n1 = · · · = nd−1 = p − 1.


Ví dụ 5 (Iran TST 2012). Tìm tất cả các số nguyên n > 1 sao cho với mọi
0 ≤ i, j ≤ n thì số i + j và Cin + Cjn có cùng tính chẵn lẻ.

Chuyên đề Trại hè hùng vương 2020 5


Tính chất số học của hệ số nhị thức

Lời giải.
Bài toán tương đương với các số Cin − i có cùng tính chẵn lẻ với mọi 0 ≤ i ≤ n. Bằng
cách lấy i = 0 ta suy ra tất cả các số đó đều lẻ. Điều kiện đề bài tương đương với
Cin ≡ i + 1(mod2) với mọi 0 ≤ i ≤ n. Với mọi 0 ≤ i ≤ n − 1 ta có

Ci+1 i+1 i
n+1 = Cn + Cn ≡ 2i + 3 ≡ 1 (mod2)

các số C1n+1 , . . . , Cnn+1 đều là số lẻ. Theo ví dụ trước ta có n + 2 là lũy thừa của 2 nên
n = 2k − 2 với k ≥ 2. Ngược lại, theo định lý Lucas ta dễ dàng có Cin ≡ i + 1(mod2) với
0 ≤ i ≤ n, bằng cách viết n = 2k−1 + 2k−2 + . . . + 2 và i = ik−1 2k−1 + . . . + i0 ta có
i
Cin ≡ C1k−1 . . . Ci11 · Ci00 (mod2).

Mà Ci00 ≡ i + 1 (mod2). 

Ví dụ 6. Cho p là số nguyên tố và n > 1 là một số nguyên. Chứng minh rằng p


không chia hết Cn2n nếu và chỉ nếu các chữ số của n khi viết trong hệ cơ số p thuộc
vào tập 0, 1, . . . , p−1
¶ ©
2 .

Lời giải.
Đặt 2n = a0 + pa1 + · · · + pd ad và n = b0 + pb1 + · · · + pd bd là biểu diễn trong hệ cơ số p
của 2n và n (có thể hệ số đầu bằng 0).
Theo định lý Lucas thì p không chia hết hết Cn2n nếu và chỉ nếu ai ≥ bi với mọi 0 ≤ i ≤ d.
p−1
Ta cần chứng minh rằng nó tương đương với max bj ≤ 2 . Rõ rằng điều kiện cuối cùng
0≤j≤d
tương đương với aj = 2bj với 0 ≤ j ≤ d, từ đó ta suy ra điều phải chứng minh. 

Ví dụ 7 (Vietnam TST 2010). Chứng minh rằng C2n


4n + 1 không chia hết cho
3 với mọi số nguyên dương n.

Lời giải.
Giả sử 3 chia hết C2n d
4n + 1 với n ≥ 1. Sử dụng ví dụ trước, giả sử 2n = a0 + 3a1 + . . . + 3 ad
là biểu diễn trong hệ cơ số 3 của 2n, ta có ai ∈ {0, 1} với mọi i, biểu diễn trong hệ cơ số
3 của 4n là (2a0 ) + (2a1 ) · 3 + · · · + (2ad ) · 3d . Sử dụng định lý Lucas và giả thiết ta được
d
a
−1 ≡ C2n
Y
4n ≡ C2aj j (mod3).
j=0

Chú rằng Ca2a3 3 đồng dư với −1 modulo 3 khi aj = 1 và đồng dư với −1 trong các trường
hợp còn lại. Số các số j ∈ {0, 1, . . . , d} mà aj = 1 phải là lẻ. Nhưng điều này rõ ràng là
không thể, vì 2n = a0 + 3a1 + · · · + 3d ad chẵn, nên a0 + . . . + ad chẵn.


Chuyên đề Trại hè hùng vương 2020 6


Tính chất số học của hệ số nhị thức

4. Đồng dư hữu tỉ

a
Định nghĩa 1. Cho r ∈ Q và n ∈ N∗ với n > 1. Ta nói r ≡ 0 (mod n) nếu r =
b
trong đó a, b ∈ Z và (b, n) = 1, n | a.

Định nghĩa 2. Cho x, y ∈ Q và n ∈ N, n > 1 ta nói x ≡ y (mod n) nếu x − y ≡ 0


mod n.

p−1
X 1
Định lý 5. Cho p > 3 nguyên tố thì ≡ 0 (mod p).
k=1
k

Chứng minh.
Với 1 ≤ i ≤ p − 1 luôn tồn tại duy nhất ai ∈ {1, 2, . . . , p − 1} sao cho iai ≡ 1 (mod p) nên
ta có
1 1
1+ + ... + ≡ a1 + . . . + ap−1 (modp)
2 p−1
Hơn nữa a1 , . . . , ap−1 là hệ thặng dư thu gọn modulo p nên
p(p − 1)
a1 + a2 + . . . + ap−1 ≡ 1 + 2 + . . . + (p − 1) = ≡0 (modp).
2
 Một cách tổng quát hơn ta có mệnh đề bên dưới.

Định lý 6. Với mọi số nguyên tố p và số nguyên k không chia hết cho p − 1 ta có


1 1
1+ k
+ ... + ≡0 (modp).
2 (p − 1)k

Chứng minh.

1 1
1+ k
+ ... + ≡ 1 + 2k + . . . + (p − 1)k (modp).
2 (p − 1)k

1 (−1)k
Định lý 7. Cho p là số nguyên tố thì với 0 ≤ k ≤ p − 1 thì Cpk ≡ (mod p).
p k

Chứng minh.
Sử dụng hằng đẳng thức
1 k 1
Cp = Ck−1 .
p k p−1

Chuyên đề Trại hè hùng vương 2020 7


Tính chất số học của hệ số nhị thức

Và định lý 2 ta có điều phải chứng minh. 

Ví dụ 8 (VMO 2017). Chứng minh rằng


504
(−1)k Ck2017 ≡ 3 22016 − 1 mod 20172 .
X Ä ä

k=1

Lời giải.
n n (−1)k−1
1
Đặt Sn = và Tm = .
P P
k k
k=1 k=1
Suy ra Sn = S2n − T2n .
504 504
P (−1)k k
Ta có V T = (−1)k Ck2017 ≡ 2017. 2017 C2017
P
k=1 k=1
504
P (−1)k k
và 2017 C2017 ≡ S504 (mod 2107).
k=1
Suy ra V T ≡ −2017S504 (mod 20172 ).

S504 = S1008 − T1008 = S2016 − T2016 − T1008


1 2017
X k 1 1008
X k
≡0− C2017 − C
2017 k=1 2017 k=1 207
1 Ä 2017 ä 1 1 Ä 2017 ä
≡− 2 −2 − · 2 −2
2017 2 2017
1
· 3 · 22016 − 1 mod 2017.
Ä ä
≡−
2017
Ä ä
Suy ra −2017.5504 ≡ 3 · 22016 − 1 mod 20172 . 

Ví dụ 9. Chứng minh rằng với mọi số nguyên tố p > 3 thì


p−1 p−3
2
X 1 X2
1
2
≡ 2
≡0 (modp).
j=1 j j=0 (2j + 1)

Lời giải.
Ta có p−1 p−1 p−1
p−1
X 1 X2
1 X2
1 X2
1
0≡ 2
= 2
+ 2
≡ 2 2
(modp),
j=1 j j=1 j j=1 (p − j) j=1 j

và p−1 p−3 p−1 p−3


p−1
X 1 X2
1 X2
1 1X 2
1 X2
1
0≡ 2
= 2
+ 2
= 2
+ 2
.
j=1 j j=1 (2j) j=0 (2j + 1) 4 j=1 j j=0 (2j + 1)

Chuyên đề Trại hè hùng vương 2020 8


Tính chất số học của hệ số nhị thức

ú ü
2p
Ví dụ 10 (Putnam 1996). Cho p là số nguyên tố và k = . Chứng minh
3
rằng
C1p + C2p + . . . + Ckp ≡ 0 modp2 .
Ä ä

Lời giải.
Tương đương với ta cần chứng minh
k
X 1 j
Cp ≡ 0 (modp).
j=1 p

Sử dụng mệnh đề trên ta có

k k k 2c
bX
k
k b k2 c
X 1 j X (−1)j−1 X 1 1 X 1 X 1
Cp ≡ = −2 ≡ + (modp).
j=1 p j=1 j j=1 j j=1 2j j=1 j j=1 p − j
ú ü
k
Dễ dàng kiểm tra rằng p − = k + 1 trong trường hợp p ≡ 1(mod6) và p ≡ 5(mod6).
2
Sử dụng định lý 2 ta dược
k
X 1 j p−1X 1
Cp ≡ ≡0 (modp).
j=1 p j=1 j


Ví dụ 11. Cho p là số nguyên tố lẻ. Chứng minh rằng
p−1
p−1
X 2i X2
1 2p − 2
≡ ≡− (modp).
i=1 i i=1 i p

Lời giải.
Ta có
p−1
X 2i p−1
X i (−1)i−1 i 2 − 2p
≡ 2 · Cp = (modp).
i=1 i i=1 p p

Ta đặt
p−1
D−1
X 1 2
X 1
A= và B= .
i=1 i i=1 2i − 1

Ta có
p−1
A X 1
+B = ≡0 (modp),
2 i=1 i

Chuyên đề Trại hè hùng vương 2020 9


Tính chất số học của hệ số nhị thức


p−1
X (−1)i
A
A≡ −B = (modp).
2 i=1 i

Lại sử dụng định lý, ta thu được


p−1
X (−1)i · (−1)i−1 i 2 − 2p
A≡ Cp = (modp).
i=1 p p

Nhận xét 1. Như một hệ quả của chứng minh trên ta có


2p−1 − 1 1 1
≡ 1 + + ... + (modp).
p 3 p−2

Ví dụ 12 (ELMO 2009). Cho p > 3 là một số nguyên tố và x là một số nguyên


sao cho p|x3 − 1 và p - x − 1. Chứng minh rằng

x2 x3 xp−1
x− + − ... − ≡0 (modp).
2 3 p−1

Lời giải.
Sử dụng nhị thức Newton ta có
p−1
x2 x3 xp−1 X 1 k k (1 + x)p − xp − 1
x− + − ... − ≡ Cp x = (modp).
2 3 p − 1 k=1 p p

Vì p|x2 + x + 1 nên
(1 + x)p ≡ 1 + xp modp2 .
Ä ä


Ví dụ 13 (IMO Shortlist 2011). Cho p là số nguyên tố lẻ và a là số nguyên,
đặt
a a2 ap−1
Sa = + + ... + .
1 2 p−1
m
Chứng minh rằng nếu m, n là các số nguyên dương sao cho S3 + S4 − 3S2 = n, thì
p | m.

Lời giải.
Ta có
p−1
ak 1 p−1
(−1)k−1 ak Ckp
X X
Sa = ≡
k=1
k p k=1

Chuyên đề Trại hè hùng vương 2020 10


Tính chất số học của hệ số nhị thức

1 p−1 (a − 1)p − ap + 1
(−a)k Ckp =
X
=− (modp).
p k=1 p


2p − 3p + 1 + 3p − 4p + 1 − 3 + 3 · 2p − 3 (2p − 2)2
S3 + S4 − 3S2 ≡ =− ≡0 (modp).
p p

5. Định lý Wolstenholme
Nhắc lại hệ thức Vandermonde
k
Ckm+n = Cim · Cnk−i .
X

i=0

được chứng minh rằng cách đồng nhất hệ số của X k trong 2 vế của đẳng thức sau

(1 + X)m+n = (1 + X)m · (1 + X)n .

Ví dụ 14. Chứng minh rằng với mọi số nguyên tố p ta có

Cp2p ≡ 2 modp2 .
Ä ä

Hay đương đương với Cp−1


Ä ä
2 nếu p > 2.
2p−1 ≡ 1 modp

Lời giải.
Sử dụng đẳng thức Vandermonde ta có
p Ä ä2
Cp2p Ck .
X
= p
k=0

ä2
với mọi 1 ≤ k ≤ p − 1 nên Cp2p ≡ 2 modp2 .
Ä Ä ä
Mặt khác p2 | Ckp 

Định lý 8 (Wolstenholme). Với mọi số nguyên tố p > 3 ta có


p−1
1
modp2 Cp2p ≡ 2 modp3 .
X Ä ä Ä ä
≡0 và
j=1 j

Chuyên đề Trại hè hùng vương 2020 11


Tính chất số học của hệ số nhị thức

Chứng minh.
Chú ý rằng
p−1
1 p−1 p−1
Ç å
X X 1 1 X 1
2 = + =p .
j=1 j j=1 j p−j j=1 j(p − j)

Sử dụng mệnh đề ta có
p−1 p−1
X 1 X 1
≡ 2
≡0 (modp).
j=1 j(p − j) j=1 −j

Từ đó suy ra
p−1
X 1 k 2
Ç å p−1
1 Ä p ä X 1
2
C2p − 2 = C p ≡ ≡0 (modp).
p k=1
p k=1
k2


6. Bài tập tự luyện


Bài tập 1. Cho n là một số nguyên dương và p ≥ 2n + 1 là một số nguyên tố. Chứng
minh rằng
Cn2n ≡ (−4)n Cnp−1 (modp).
2

Bài tập 2. Chứng minh rằng nếu q ≥ p và là các số nguyên tố thì

pq | Cpp+q − Cpq − 1.

Bài tập 3. Cho số nguyên tố p và số nguyên lẻ k sao cho p − 1 không chia hết k + 1.
Chứng minh rằng
p−1
1
modp2 .
X Ä ä
k
≡0
j=1 j

Bài tập 4. Cho p = 4k + 3 là một số nguyên tố và


1 1 1 m
+ 2 + ··· + = .
02 +1 1 +1 2
(p − 1) + 1 n

trong đó m và n nguyên tố cùng nhau. Chứng minh rằng p | 2m − n.

Bài tập 5 (IMO Shortlist 2012). Tìm tất cả các số nguyên m ≥ 2 sao cho n | Cm−2n
m
m m
î ó
với mọi số nguyên n ∈ 3, 2 .

Bài tập 6 (Putnam 1991). Chứng minh rằng với mọi số nguyên tố lẻ p thì
p
Ckp · Ckp+k ≡ 2p + 1 modp2 .
X Ä ä

k=0

Chuyên đề Trại hè hùng vương 2020 12


Tính chất số học của hệ số nhị thức

Bài tập 7 (ELMO Shortlist 2011). Cho p là số nguyên tố lớn hơn 3 chứng minh
rằng
E−1
2

Ckp 3k ≡ 2p − 1 modp2 .
X Ä ä

k=0

Bài tập 8 (BeroAmerican Olympiad 2005). Cho số nguyên tố p > 3. Chứng minh
rằng
p−1
1
modp3 .
X Ä ä
≡0
i=1 j

1 n
Bài tập 9 (AMM). Cho Cn = n+1 C2n là số Catalan thứ n. Chứng minh rằng

C1 + C2 + . . . + Cn ≡ 1 (mod3)

khi và chỉ khi n + 1 có chữ số tận cùng là 2 khi viết trong hệ cơ số 3.

Bài tập 10. Cho số nguyên tố p > 5 chứng minh rằng


Ñ é2
p−1 p−1
1 2 1
modp5 .
X X Ä ä
1+p ≡1−p
k=1
k k=1
k2

7. Lời kết
Thông qua việc hệ thống lại lý thuyết, sắp xếp các bài tập và hoàn thiện các lời giải về
tính chất số học của hệ số nhị thức và đồng dư hữu tỉ. Tác giả hi vọng giúp ích một
chút cho các học sinh và giáo viên trong việc bồi dưỡng học sinh năng khiếu toán.

Chuyên đề Trại hè hùng vương 2020 13

You might also like