Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 8

Dân chủ tự do

Dân chủ tự do là một thể chế nhà nước. Đây là một hình thức dân chủ đại nghị nơi mà
thẩm quyền của các đại diện dân chủ được bầu ra thực thi quyền ra quyết định phụ
thuộc vào nền pháp trị và thường được hiến pháp tiết chế.

1. Nguồn gốc :
Dân chủ tự do bắt nguồn và có tên gọi như trên từ phong trào Khai sáng thế kỷ 18 ở
châu Âu. Lúc đó, đại đa số các quốc gia châu Âu theo chế độ quân chủ với quyền lực
chính trị do nhà vua hay tầng lớp quý tộc nắm giữ. Triển vọng của nền dân chủ đã
không được xem xét nghiêm túc bằng lý thuyết chính trị từ thời classical antiquity, và
giữ niềm tin rằng các nền dân chủ vốn đã không bền vững và hỗn độn trong đường lối
của chúng bởi vì ý chợt nghĩ ra của người dân. Xa hơn nữa, dân chủ còn bị cho là trái
với tính tự nhiên của con người bởi vì loài người bị xem là tội lỗi, hung bạo và cần
phải có một thủ lĩnh mạnh mẽ để kiềm chế những lúc bốc đồng phá hoại. Có nhiều
quốc vương châu Âu nắm giữ quyền lực mà Thượng đế ban cho và việc thắc mắc
quyền cai trị của họ tương đương với việc báng bổ.
Khi các nền dân chủ tự do nguyên mẫu đầu tiên được dựng nên, những người theo chủ
nghĩa tự do tự xem mình như những nhóm người cực đoan và khá nguy hiểm trong
việc đe dọa sự ổn định và hòa bình quốc tế. Các nhà theo chủ nghĩa quân chủ bảo thủ
đã phản đối chủ nghĩa tự do và dân chủ, và tự xem mình là những người bảo vệ cho
những giá trị truyền thống và trật tự tự nhiên của sự vật và sự phê phán của họ về dân
chủ dường như được xác minh khi Napoléon Bonaparte nắm quyền kiểm soát nền Đệ
nhất Cộng hòa Pháp non trẻ, tổ chức lại thành Đệ nhất Đế chế Pháp và tiến hành chinh
phục hầu hết châu Âu. Napoléon cuối cùng bị đánh bại và Liên minh Thánh được
thành lập ở châu Âu để ngăn ngừa sự lan rộng của chủ nghĩa tự do và dân chủ. Tuy
nhiên, những ý tưởng dân chủ tự do nhanh chóng lan rộng trong quần chúng và qua
thế kỷ 19, nền quân chủ truyền thống bị bắt buộc trong thế phòng ngự và rút lui liên
tục. Vào cuối thế kỷ 19, dân chủ tự do không còn chỉ là ý tưởng tự do nữa, mà là một
khái niệm được nhiều hệ tư tưởng ủng hộ. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, đặt biệt
là Chiến tranh thế giới thứ hai, dân chủ tự do đã đạt được một vị trí thống trị trong các
lý thuyết về chính quyền và được đại đa số hình thức chính trị tán thành.
Mặc dù dân chủ tự do được những người theo chủ nghĩa tự do Phong trào Khai sáng
phát triển nhưng mối quan hệ giữa dân chủ và chủ nghĩa tự do đã và đang bị tranh cãi
từ buổi ban đầu. Ý thức hệ tự do chủ nghĩa đặc biệt trong hình thức chủ nghĩa tự do cổ
điển của mình rất có tính cá nhân chủ nghĩa và tự quan tâm tới giới hạn quyền lực của
nhà nước so với cá nhân. Trái lại, dân chủ được xem như là ý tưởng tập thể, quan tâm
đến tăng quyền lực của quần chúng. Vì vậy, dân chủ có thể được xem là sự thỏa hiệp
giữa chủ nghĩa tự do cá nhân và chủ nghĩa tập thể dân chủ. Những người có quan
điểm này có khi chỉ ra sự tồn tại của nền dân chủ không tự do và chế độ chuyên quyền
tự do như là bằng chứng chủ nghĩa tự do hợp hiến và chính phủ dân chủ không nhất
thiết có liên hệ với nhau. Mặt khác, cũng có quan điểm rằng chủ nghĩa tự do hợp hiến
và chính phủ dân chủ không những tương thích nhau mà còn cần thiết cho sự tồn tại
của nhau, cả hai đều phát triển từ khái niệm cơ bản của sự bình đẳng chính trị. Tổ
chức Freedom House hiện nay chỉ đơn giản định nghĩa nền dân chủ như là nền dân
chủ trong bầu cử cũng như bảo vệ quyền tự do công dân.

2. Các nền dân chủ tự do


Một số tổ chức và các nhà khoa học chính trị vẫn duy trì danh sách các nước tự do và
không tự do trong cả hiện tại và trong một vài thế kỉ quả. Một trong những danh sách
được biết đến nhiều nhất có lẽ là Bộ dữ liệu chính thể (Polity Data Set) và các danh
sách của Freedom House.
Có sự đồng ý chung rằng những quốc gia thuộc Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Hoa
Kỳ, Canada, Ấn Độ, Nam Phi, Úc và New Zealand là những nước có nền dân chủ tự
do.
Freedom House xem nhiều chính phủ dân dủ chính thức ở Châu Phi và Liên Xô cũ
không có nền dân chủ trong thực tế bởi vì chính phủ có ảnh hưởng nhiều đến kết quả
bầu cử. Nhiều nước trong số này đang trong trạng thái thay đổi đáng kể.
Các hình thức chính phủ không dân chủ chính thức, như các quốc gia độc đảng và chế
độ độc tài thường thấy ở Đông Á, Trung Đông và Bắc Phi.

Bản đồ này phản ánh điều tra của Freedom House Tự do trên Thế giới năm
2007 (Freedom in the World 2007). Freedom House cho rằng các nước có màu xanh
có nền dân chủ tự do (một số ước đoán này bị tranh cãi)
   Tự do    Tự do một phần   Không tự do

3. Các vấn đề của nền dân chủ tự do


_ Thiếu dân chủ trực tiếp
Một số tranh luận rằng "dân chủ tự do" không tôn trọng một cách tuyệt đối sự cầm
quyền của đa số (ngoại trừ trong bầu cử). "Tính tự do" của việc cầm quyền theo đa số
bị hạn chế bởi hiến pháp hoặc tiền lệ do các thế hệ trước quyết định. Đồng thời, quyền
lực thật lại chỉ nằm trong tay một cơ quan đại diện tương đối nhỏ bé. Do vậy, theo lập
luận này, "dân chủ tự do" chỉ là một hình thức trang trí cho một thực chất là chính thể
đầu sỏ.
_ Chế độ tài phiệt
Các nhà Mác-xít, xã hội và vô chính phủ cánh tả biện luận rằng dân chủ tự do là một
phần của hệ thống tư bản và dựa trên cơ sở giai cấp nên không thực sự dân chủ hay có
sự tham gia của người dân. Đây chỉ là nền dân chủ tư sản trong đó chỉ những người
giàu là cai trị. Chi phí của cuộc vận động chính trị trong những nền dân chủ đại nghị
có thể ngụ ý rằng hệ thống đó thiên vị người giàu, những người tài phiệt chiếm số
lượng rất nhỏ trong số cử tri. Nền dân chủ đương đại cũng có thể bị xem là một trò
khôi hài bất lương được dùng để giữ quần chúng yên lặng, hoặc âm mưu làm cho họ
không ngừng nghỉ cho những mục tiêu chính trị. Điều này có thể khuyến khích các
ứng viên thỏa hiệp với những người ủng hộ giàu có, đề nghị những luật có lợi cho họ
nếu ứng viên đó được bầu - duy trì âm mưu chính trị để độc quyền trong những vùng
chính.
_ Tỷ lệ đi bầu thấp
Tổng số phiếu bầu thấp, nguyên nhân có thể hoặc là sự tỉnh ngộ, sự lãnh đạm hay sự
mãn nguyện với tình hình đất nước, vẫn bị xem là một trục trặc, đặc biệt nếu sự thiếu
cân đối trong một bộ phận dân chúng đặc biệt nào đó. Nếu ở mức thấp, thì nghi vấn có
thể được nêu ra là kết quả bầu cử có phản ánh ý chí của nhân dân hay không.
Một số quốc gia có hình thức bỏ phiếu bắt buộc với nhiều mức độ cưỡng bức khác
nhau. Những người đề xuất bảo vệ rằng điều này tăng tính hợp pháp và vì vậy cũng
tăng sự chấp nhận của công chúng, nhưng có những người phản đối vì cho rằng điều
này hạn chế quyền tự do, tốn kém của việc cưỡng bức, tăng số phiếu trắng và phiếu
bất hợp lệ cũng như việc bỏ phiếu ngẫu nhiên Lưu trữ 2009-06-12 tại Wayback
Machine.
_ Xung đột tôn giáo và sắc tộc
Vì những nguyên nhân mang tính lịch sử, nhiều quốc gia không đồng nhất về thành
phần dân tộc và về văn hóa. Do đó có sự chia rẽ lớn về dân tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và
văn hóa. Nó cũng được thấy ở những nền dân chủ đã được thiết lập, ở những dạng chủ
nghĩa dân túy chống di dân. Tuy nhiên những thống kê cho thấy rằng sự sụp đổ của
chủ nghĩa cộng sản và phát triển của nhiều quốc gia dân chủ dẫn đến sự giảm sút
mạnh mẽ và nhanh chóng của phúc lợi xã hội, chiến tranh giữa các quốc gia, chiến
tranh sắc tộc, chiến tranh cách mạng, nhiều người tị nạn và nhiều người phải chuyển
chỗ ở .
_ Tệ quan liêu
Phê bình nền dân chủ của những người theo chủ nghĩa quân chủ và chủ nghĩa tự do cố
chấp cho rằng nền dân chủ khuyến khích những đại diện được bầu ra thay đổi luật một
cách không cần thiết và đặc biệt là ra quá nhiều luật mới. Các luật mới siết chặt những
phạm vi mà trước đây được cho là quyền tự do cá nhân. Những người ủng hộ dân chủ
cho thấy các quy định và thói quan liêu phức tạp đã và đang xảy ra ở chế độ độc tài
như những nước cộng sản trước đây
_ Tập trung ngắn hạn
Theo định nghĩa, các nền dân chủ tự do hiện đại cho phép các thay đổi chính phủ
thường xuyên. Điều này dẫn đến các chỉ trích về tập trung ngắn hạn của họ. Trong
vòng bốn hoặc năm năm chính phủ phải đối diện với một cuộc bầu cử mới, và phải
nghĩ làm thế nào để thắng cử. Điều đó khuyến khích các chính sách mang lợi ích ngắn
hạn cho cử tri (hay cho những chính trị gia ích kỷ) hơn là các chính sách không có
tính đại chúng nhưng có lợi về lâu về dài trước cuộc bầu cử sắp tới.
_ Thuyết sự lựa chọn của quần chúng
Thuyết sự lựa chọn của quần chúng là một phân nhánh của kinh tế học nghiên cứu thái
độ ra quyết định của cử tri, chính trị gia và các quan chức chính phủ từ viễ cảnh của
học thuyết kinh tế. Tuy nhiên, các nhóm quan tâm đặc biệt có thể được công bằng và
có ảnh hưởng hơn trong các chế độ không dân chủ.
_ Chủ trương đa số
Phản ánh quan điểm của đa số, «sự chuyên chế của đa số» sợ rằng chính phủ dân chủ
có thể có những hành động đàn áp một nhóm thiểu số cá biệt nào đó. Trên lý
thuyết, đa số chỉ có thể là đa số của những ai bầu cho và không phải đa số của những
công dân một nước.
+ Những ví dụ điển hình gồm có:
 Những người bị bắt tòng quân thuộc nhóm thiểu số
 Một vài nước châu Âu đã và đang có những lệnh cấm những biểu tượng tôn
giáo mang tính cá nhân trong các trường công. Những người phản đối xem điều
này là vi phạm quyền tự do tôn giáo. Còn những người ủng hộ thì cho rằng việc
này để chống sự chia rẽ các hoạt động tôn giáo và nhà nước.
 Việc ngăn cấm hành động khiêu dâm là những điều mà nhóm đa số phải chấp
nhận
 Việc sử dụng ma túy mang tính tiêu khiển cũng được hợp pháp hóa (hay ít nhất
cũng phải chịu đựng) ở mức mà đa số có thể chấp nhận được
 Sự đối xử của xã hội với tình dục đồng giới cũng được trích dẫn trong ngữ cảnh
này. Các hoạt động tình dục đồng giới đã bị cho là phạm tội cho đến cách đây
vài thập kỷ; ở một số nền dân chủ vẫn còn cấm, phản ánh các tập tục về giới
tính hay tôn giáo của đa số.
 Dân chủ Athena và Mỹ trước đây đều có nô lệ
 Nhóm đa số thường đánh thuế lũy tiến nhóm thiểu số là những người giàu có
với mục đích là những người giàu có phải gánh chịu thuế vì mục đích xã hội.
Tuy nhiên, điều này thường được đền bù ở mức độ nào đó như tiếp cận các lời
khuyên của các chuyên gia có liên quan (luật sư và tư vấn viên về thuế).
 Ở những nền dân chủ thịnh vượng phương Tây, những người nghèo là nhóm
thiểu số của dân số, và có thể gặp những thiệt thòi bởi nhóm đa số những người
không bằng lòng với sự đánh thế chuyển nhượng.
 Một ví dụ về "sự chuyên chế của đa số" thường được trích dẫn là việc Adolf
Hitler nắm quyền thông qua các thủ tục dân chủ hợp pháp. Đảng Nazi giành đa
số phiếu trong nền Cộng hòa Weimar dân chủ năm 1933. Một số người lại cho
rằng đây là một điển hình của "chuyên chế của thiểu số" từ khi ông ta chưa
thắng đa số phiếu, nhưng lại phổ biến ở đầu phiếu phổ thông để thực thi quyền
hành ở những chế độ dân chủ, vì vậy sự thăng tiến của Hitler không thể xem là
không có liên quan.

4. Tác động của dân chủ tự do


- Ổn định chính trị
Có tranh luận về chế độ dân chủ rằng bằng việc tạo ra một hệ thống mà nhân dân có
thể phế bỏ chính quyền, mà không thay đổi nền tảng pháp lý cho chính quyền, nền dân
chủ hướng đến việc giảm bất ổn chính trị và bảo đảm với công dân rằng nếu họ không
thích các chính sách hiện tại thì họ sẽ có cơ hội khác để thay đổi những người cầm
quyền, hay thay đổi các chính sách mà họ không thích. Điều này được ưa thích hơn là
thay đổi chính trị diễn ra sau các cuộc bạo động.
Một đặc điểm đáng chú ý của các nền dân chủ tự do là các thành phần chống đối hiếm
khi thắng cử. Tuy nhiên, số nền dân chủ đưa các lãnh đạo độc tài lên nắm quyền là
thấp. Điều này chỉ xảy ra sau khi có một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng làm nhiều
người nghi ngờ về hệ thống dân chủ hoạt động kém hay non trẻ
- Hiệu quả bộ máy nhà nước
Điều kiện tiên quyết để có nền dân chủ ổn định là phải có bộ máy nhà nước có hiệu
quả. Nếu thiếu điều kiện này thì nền dân chủ không thể tự tạo ra bộ máy nhà nước
hiệu quả. Một chế độ độc tài có thể tồn tại không cần đến bộ máy nhà nước hiệu quả
nhưng nền dân chủ chỉ có thể tồn tại khi có một nhà nước hiệu quả. Cuối cùng chế độ
dân chủ buông lỏng việc kiểm soát xã hội do đó có thể dẫn đến ly khai, sự thiếu tôn
trọng hoặc mong đợi quá mức của dân chúng đối với nhà nước hoặc dẫn đến tình
trạng vô tổ chức, vô chính phủ. Những nước có bộ máy nhà nước có khả năng đồng
hóa, điều chỉnh và điều khiển xã hội cao hơn sẽ có mức độ dân chủ cao hơn. Điều này
không liên quan đến những yếu tố địa lý và kinh tế.
- Trong thời chiến
Theo định nghĩa, dân chủ tự do ngụ ý rằng quyền lực là không tập trung. Có chỉ trích
rằng điều này có thể là một bất lợi cho quốc gia trong thời chiến khi mà phản ứng
nhanh và thống nhất là cần thiết. Theo lý thuyết thì các nền quân chủ, các chế độ độc
tài có thể hành động tức thời và mạnh mẽ.
Tuy nhiên, những nghiên cứu thực sự cho thấy rằng các nước dân chủ thường thắng
trong các cuộc chiến hơn so với các nước không dân chủ. Các sĩ quan trong các chế độ
độc tài thường được chọn vì sự trung thành chính trị hơn là khả năng của họ. Họ cũng
có thể không được chọn vì xuất phát từ giai cấp thấp hay các nhóm dân tộc/tôn giáo
thiểu số ủng hộ chế độ.
- Thông tin
Một hệ thống dân chủ có thể cung cấp thông tin tốt hơn về việc quyết định chính sách.
Các thông tin có thể gây rắc rối dễ dàng bị chế độ độc tài bỏ qua ngay cả khi những
thông tin gây rắc rối hay chống đối này đưa ra cảnh báo trước về các vấn đề nguy hại.
Hệ thống dân chủ cũng cung cấp cách thức thay các chính sách hay các lãnh đạo
không hiệu quả. Vì vậy, các vấn đề nguy hại có thể kéo dài và tất cả các loại khủng
hoảng phổ biến hơn trong các chế độ chuyên quyền.
- Tham nhũng
Nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới cho thấy rằng các thể chế chính trị cực kỳ quan
trong việc quyết định sự lan tràn của tham nhũng: dân chủ, chế độ nghị viện, sự ổn
định chính trị, và tự do báo chí có liên hệ mật thiết với việc giảm tham nhũng. Pháp
luật về tự do thông tin là quan trọng cho trách nhiệm giải trình và sự minh bạch. Luật
Quyền Thông tin của Ấn Độ "đã và đang đem lại các phong trào rộng lớn ở quốc gia
này là làm giảm các quan chức thờ ơ và hối lộ và thay đổi cán cân quyền lực một cách
triệt để.

Một nghiên cứu cho thấy các nước mới chuyển đổi sang nền dân chủ sẽ bùng nổ tình
trạng tham nhũng nhưng những nước có nền dân chủ vững chắc lại ít tham nhũng.
Những điều kiện chính trị ban đầu và thành tựu dân chủ đạt được sẽ quyết định mức
độ tham nhũng ở một quốc gia. Một nghiên cứu khác cũng cho thấy dân chủ càng cao
thì càng ít tham nhũng nhưng tiềm năng chống tham nhũng của nền dân chủ phụ thuộc
nhiều điều kiện khác nhau chứ không đơn thuần là sự tồn tại của cạnh tranh chính trị
thông qua hệ thống bầu cử đã đủ để làm giảm tham nhũng
- Khủng bố
Một vài nghiên cứu cho kết luận rằng chủ nghĩa khủng bố phổ biến nhất ở những quốc
gia có tự do chính trị vừa phải. Các quốc gia dân chủ nhất thì có ít nạn khủng bố nhất.
Tuy nhiên, các nhà chỉ trích dân chủ phương Tây như Noam Chomsky cho rằng, tùy
thuộc vào định nghĩa chính thức về khủng bố, những nước dân chủ tự do đã ra nhiều
luật chống khủng bố chống lại các nước khác.
- Kinh tế
Theo thống kê, càng dân chủ thì tổng thu nhập quốc nội tính theo đầu người cũng cao
hơn.
Tuy nhiên, có bất đồng về mức độ ảnh hưởng của chính phủ dân chủ đối với vấn đề
này. Một quan sát cho thấy rằng nền dân chủ chỉ lan truyền sau cuộc Cách mạng công
nghiệp và sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản. Mặt khác, cách mạng công nghiệp bắt
đầu ở Anh, một trong những nước dân chủ nhất trong nước trong thời gian đó.
Một số nghiên cứu về thống kê ủng hộ thuyết cho rằng chủ nghĩa tư bản càng phát
triển sẽ tăng tăng trưởng kinh tế và điều này sẽ đến tăng sự thịnh vượng chung, giảm
nghèo đói, và tạo sự dân chủ hóa. Tuy nhiên, đây là sự hiểu nhầm, nghiên cứu cho
thấy ảnh hưởng trong tăng trưởng kinh tế và vì vậy GDP tính trên đầu người trong
tương lai sẽ cao hơn và tự do kinh tế nhiều hơn. Cũng nên chú ý rằng, theo Chỉ số Tự
do Kinh tế, Thụy Điển và Canada là những nước tư bản nhất trên thế giới vì những
yếu tố như pháp trị, quyền sở hữu tài sản mạnh và ít hạn chế về thương mại tự do. Các
nhà chỉ trích có thể tranh luận rằng chỉ số đó và những phương pháp khác được dùng
đến không đo lường mức độ chủ nghĩa tư bản.
Một số người lại cho rằng sự phát triển kinh tế vì sự trao quyền cho công dân sẽ bảo
đảm một cuộc quá độ đến dân chủ ở những nước như Trung Quốc. Ngoài ra, sự giàu
có đó cũng không dẫn theo những thay đổi về xã hội và văn hóa, những thứ có thể
thay đổi xã hội với sự phát triển kinh tế thông thường .
Những phân tích trên một lượng lớn dữ liệu gần đây cho thấy rằng dân chủ không có
ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế . Tuy nhiên nó lại có ảnh hưởng gián tiếp
như làm tăng tuổi thọ ở nước nghèo và tăng giáo dục trung học ở những nước không
nghèo . Dân chủ cũng có liên quan với việc tích lũy tiền cao hơn, lạm phát thấp hơn,
giảm bất ổn chính trị và tăng tự do kinh tế.

- Nạn đói và tỵ nạn


_ Nhà kinh tế học nổi tiếng, Amartya Sen, đã lưu ý rằng không có nền dân chủ đang
có nào đã từng bị nạn đói lớn nào hoành hành. Điều này gồm cả những nền dân chủ đã
không giàu có trong lịch sử, như Ấn Độ, nước đã có một nạn đói kinh khủng năm
1943 và nhiều nạn đói trên quy mô lớn trước đó vào cuối thế kỷ 19, dưới thời cai trị
của Anh. Tuy nhiên, một số người đổ tội cho Nạn đói Bengal năm 1943 là hệ quả của
Chiến tranh thế giới thứ hai. Chính phủ Ấn Độ đã tiến bộ hơn về dân chủ trong nhiều
năm. Chính quyền của các bang đã hoàn toàn được như vậy từ Đạo luật Chính chủ Ấn
năm 1935.
_ Các cuộc khủng hoảng người tị nạn hầu như diễn ra nhiều ở các nước không dân
chủ. Nhìn vào số dòng người tị nạn trong hai mươi năm qua, trong số tám mươi bảy
trường hợp đầu đã diễn ra ở các nước có chế độ chuyên quyền.
- Sự phát triển con người
Nền dân chủ có tương liên với điểm số cao trong chỉ số phát triển con người và điểm
số thấp hơn trong chỉ số nghèo đói của con người.
Các nền dân chủ tồi có nền giáo dục tốt hơn, tuổi thọ cao hơn, tỷ lệ tử vong sơ sinh
thấp hơn, việc tiếp cận nước uống và chính sách chăm sóc sức khỏe tốt hơn các chế độ
độc tài tồi. Điều này không phải vì sự trợ giúp của ngoại quốc cao hơn hay tiêu tốn
nhiều phần trăm GDP hơn cho sức khỏe và giáo dục mà là các nguồn tài nguyên sẵn
có được quản lý tốt hơn.
Một số chỉ số sức khỏe (như tuổi thọ, tỉ lệ tử vong sơ sinh và tử vong người mẹ khi
sinh) có quan hệ mật thiết với dân chủ hơn quan hệ với GDP tính trên đầu người, độ
lớn của lĩnh vực công, hay chênh lệch thu nhập.
Ở các quốc gia trong thời hậu cộng sản, sau sự tàn lụi ban đầu, hầu hết các quốc gia
đó có dân chủ trong nước và đã đạt được nhiều thành tựu lớn trong việc tăng tuổi thọ.
- Thuyết hòa bình dân chủ
 Là một lý thuyết hòa bình, phác họa ra những nét chính của những động cơ mà cản
ngăn bạo lực được hỗ trợ bởi nhà nước.
Trong số những đề xướng của Thuyết hòa bình dân chủ, nhiều yếu tố được xem như là
khích lệ hòa bình giữa các nước dân chủ:
 Các nhà lãnh đạo dân chủ bị bắt buộc phải chịu tội vì những mất mát do chiến
tranh gây ra trước các cử tri;
 Các chính khách chịu trách nhiệm trước quần chúng thường có khuynh hướng
xây dựng các thiết chế dân chủ để giải quyết các căng thẳng quốc tế;
 Các nước dân chủ ít có khuynh hướng xem các quốc gia với chính sách và các
học thuyết cầm quyền tương tự là thù nghịch;
 Các nước dân chủ thường thịnh vượng hơn các nước khác, và vì vậy thường né
tránh chiến tranh để gìn giữ cơ sở hậu cần và tài nguyên.
- Chính phủ thảm sát quần chúng
Các nghiên cứu cho thấy rằng nhiều nước dân chủ có ít nạn diệt chủng hay giết người
do chính phủ tiến hành hơn. Tương tự như vậy, những nước đó cũng có ít nạn ám sát
chính trị hơn.
- Tự do và quyền
Tự do và quyền của người dân của xã hội dân chủ tự do được xem là có ích.
- Hạnh phúc
Các nền dân chủ thường có liên hệ với việc tự thấy hạnh phúc ở mức cao trong một
quốc gia..

You might also like