Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 9

TÌM HIỂU VỀ CÁC TÁC PHẨM NGUYỄN HUY THIỆP CÓ YẾU TỐ

“NHẠI TRUYỀN THUYẾT”

I. TÌM HIỂU CHUNG

“ Nói về cảm hứng huyền thoại trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Diệp Minh
Tuyền trong bài viết Nguyễn Huy Thiệp, một tài năng mới nhận định: “Sự kết hợp giữa hiện
thực và huyền thoại cũng là nét mới trong cách dựng truyện của Nguyễn Huy Thiệp”. Tác giả
cũng cho rằng trong những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp ta thấy được những dấu ấn của
văn học hiện đại châu Mỹ La – tinh, “nhưng sự tiếp thu này ở Nguyễn Huy Thiệp không sống
sượng, bởi nhờ trước đó anh đã vốn có lối tư duy huyền thoại thuần thục biểu hiện trong
chùm truyện Những ngọn gió Hua Tát.Theo tác giả chính nhờ sự đa dạng trong bút pháp đã
làm cho Nguyễn Huy Thiệp không nhầm lẫn với ai: “Khi là một 7 Nguyễn Huy Thiệp hiện
thực trần trụi trong bút pháp cố sự (Tướng về hưu, Không có vua); khi là một Nguyễn Huy
Thiệp khác, lại đằm thắm trong bút pháp trữ tình (Chảy đi sông ơi, Tâm hồn mẹ…); khi là
một Nguyễn Huy Thiệp khác nữa lại rất cổ xưa nhưng cũng rất mới lạ trong bút pháp huyền
sử (Kiếm sắc, Vàng lửa, Giọt máu…) và cuối cùng là một Nguyễn Huy Thiệp trong phong

cách thần thoại, cổ tích hư ảo – (chùm mười truyện Những ngọn gió Hua Tát) ”
 GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC CÁC TÁC PHẨM
a) Chảy đi sông ơi – Nguyễn Huy Thiệp

Chảy đi sông ơi": truyện đời, thế sự. Lão Thịnh, người của nhiều thời hay không thời
nào cả. Truyện ấu thời chạy theo ảo ảnh thấy trâu đen. Và tiếng hát bên kia sông:

"Chảy đi sông ơi

Băn khoăn làm gì?

Rồi sông đãi hết

Anh hùng còn chi?"

Nơi bến Cốc đó, cô Thắm cứu nhiều người chết đuối, nhưng cuối cùng khi cô bị đuối thì
chẳng ai cứu cho, phải chết.

Khát khao và cố gắng nhận thức thế giới là một đặc điểm nổi bật của các nhân vật trong
truyện Nguyễn Huy Thiệp. Theo lẽ tự nhiên, nhu cầu này được bộc lộ ngay từ thời thơ bé của con
người. Chảy đi sông ơi bắt đầu khi người kể chuyện nhắc lại tuổi thơ muốn biết thực hư chuyện về con
trâu đen lạ kỳ: “thâm tâm, tôi vẫn ước mong nhìn thấy con trâu, biết đâu tôi sẽ chẳng được hưởng điều
kỳ diệu?”.
Điều kỳ diệu, như món quà bất ngờ của tự nhiên, của con sông đó, một cách tự thân, chiếm lấy
tâm trí cậu bé, điều khiển mọi hành vi táo bạo nhất “mặc kệ sách vở và những lời khuyên của mẹ”, ra
sức xin xỏ đám thuyền chài hung dữ để tận mắt nhìn thấy trâu đen. Tại sao, ngay từ đầu, người thuật lại
câu chuyện mà ta đang liên tưởng là hành trình tìm kiếm sự thật ấy, đã ý thức đó chỉ là “truyền thuyết
huyễn hoặc về con trâu đen” nhưng vẫn bất chấp tính mạng đuổi theo? Và tại sao, khi đã trưởng
thành, “làm công chức ở Sở, lấy vợ, đẻ một đàn con đông đúc”, cuộc sống trưởng giả no đủ, người kể
chuyện “bỗng nhiên thấy cuộc sống hiện giờ của tôi vô nghĩa xiết bao” và gào lên chua xót “con trâu
đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?”
b) Trương Chi – Nguyễn Huy Thiệp

Ngày xưa, có nàng Mị Nương là một cô gái xinh đẹp tuyệt trần, con của một vị quan đại
thần. Nàng sống mà như con chim bị giam lỏng bởi chiếc lồng khổng lồ, chính là nhà quan phủ
nên lúc nào cũng buồn bã. Cha nàng thấy vậy liền cất cho nàng một ngôi nhà nhỏ ở bên con
sông cạnh nhà để nàng ra đó thư giãn.

Nàng vẫn thường ra căn nhà đó thêu thùa, đọc sách và say đắm một tiếng sáo trên dòng
sông. Tiếng sáo ấy là của Trương Chi, một anh thanh niên ở làng chài ven sông, thổi sáo hay
nhưng tướng mạo vô cùng xấu xí.

Bỗng có một thời gian tiếng sáo không còn xuất hiện và Mị Nương do quá thương nhớ
tiếng sáo mà sinh bệnh. Đã rất nhiều vị đại phu được cha nàng mời đến mà vẫn không tìm ra
nguyên nhân căn bệnh.

Một hôm, vô tình cha nàng biết được tiếng sáo của anh thanh niên tên Trương Chi chính
là nguyên nhân của căn bệnh của con gái. Ông liền mời chàng đến để chữa bệnh cho Mị
Nương. Nhưng khi chàng đến phủ, ông thấy chàng xấu xí thì lệnh chỉ được thổi sáo từ ngoài
sân vọng vào chứ không được ra mắt Mị Nương để tránh cho nàng phải thất vọng. Mị Nương
nghe thấy tiếng sáo quen thuộc thì hồi phục nhanh chóng. Rồi nàng khỏi bệnh và xin cha cho
mời người sáo ngoài sân vào để nàng cảm ơn. Bất đắc dĩ, cha nàng đành cho gọi chàng Trương
Chi vào. Vừa thấy Trương Chi, Mị Nương đã vô cùng thất vọng vì dung mạo của chàng vô
cùng xấu xí. Nàng tỏ ý lạnh nhạt, bảo Trương Chi đi ra, và không còn mê tiếng sáo của chàng
như trước kia nữa.
Trương Chi kể từ khi về nhà đã thầm yêu Mỵ Nương. Một hôm chàng tìm đến nhà của
Mị Nương và thổ lộ nỗi lòng mình với nàng. Nhưng nàng từ chối. Trương Chi thất vọng và đau
buồn cho thân phận nghèo hèn của mình, không thiết làm ăn gì nữa, mang bệnh tương tư, biếng
ăn, mất ngủ, sầu héo dần mà chết. Những người bạn cùng làng chài vớt xác chàng và đem chôn.
Đến khi bốc mộ mọi người thấy một khối cầu, to bằng quả cam, trong suốt như pha lê bèn đem
gắn vào mạn chiếc thuyền cũ của chàng.

Một lần tình cờ, cha Mị Nương đi ra bến sông, thấy có một viên hình cầu đẹp và sáng
như ngọc ở mạn một chiến thuyền câu liền mua về rồi sai thợ ngọc làm thành
chiếc chén uống trà. Nghe nói cha vừa đặt làm chiếc chén mới rất đẹp Mị Nương đòi cha cho
dùng thử. Nhưng vừa rót trà vào, nàng thấy trong chén trà hiện lên hình bóng Trương Chi, tức
thì tiếng sáo năm xưa hiện lên như than như trách.

Mị Nương chạnh lòng nhớ lại mối tình đã qua. Một giọt nước mắt của nàng rơi xuống
chén và chiếc chén tan ra thành nước.

c) Sự tích những ngày đẹp trời – Hòa Vang

b.1. Tác giả


- Nhà văn Hòa Vang tên thật Nguyễn Mạnh Hùng; Quê quán: Nhị Khê, Thường Tín, Hà Nội. Hội viên
Hội Nhà văn Việt Nam. Tác phẩm chính: Thầy Vũ (1982); Huyền thoại rồng (1988); Tai quỉ (1993);
Sự tích những ngày đẹp trời (1996); Hiện tượng HVEYA (1998)

b.2 Một phần nội dung

“ Sự tích những ngày đẹp trời (Hoà Vang) Như mọi người đều biết: trong hội thi kén rể của
Hùng Vương, phần thắng về Sơn Tinh, Thủy Tinh là người bại. Rồi theo cái lẽ thắng thua, định phận,
định phần ấy mà Mỵ Nương theo Sơn Tinh về núi Tản, nên vợ nên chồng. Còn nước các triền sông lớn
thì cứ hằng năm, đến kỳ, lại sôi sục, cuồn cuộn dâng lên như ghen cuồng, uất hận khôn nguôi... Lại cứ
theo thế mà suy, sai cũng coi là cố nhiên, không còn gì phải đôi hồi, bàn cãi, và không thế, thậm chí
không được nghi ngờ; vợ chồng Sơn Tinh sống rất hạnh phúc, tốt đẹp, mẫu mực tuyệt vời... Mà sự
thực quả đúng là như thế. Nhưng, có điều, còn có một cái lẽ cố nhiên khác nữa, riêng nhỏ âm thầm, cái
lẽ cố nhiên trong lòng những người con gái lấy chồng...”

II. CHỨNG MINH YẾU TỐ


a) CHẢY ĐI SÔNG ƠI

Những yếu tố nhại truyền thuyết trong “Chảy đi sông ơi”:  


Mượn lại tích con trâu đen: Trâu đen có thực! Nó ở dưới nước. Khi nó lên bờ là nó mang cho
người ta sức mạnh….Nhưng nhìn thấy nó, được nó ban điều kỳ diệu phải là người tốt./ Con trâu đen,
con trâu đen trong thời thơ ấu của tôi nay ở đâu rồi?

Câu hát:

Chảy đi sông ơi

Băn khoăn làm gì?

Rồi sông đãi hết

Anh hùng còn chi?….”

=> bắt nguồn từ dân gian

b) TRƯƠNG CHI

-Phía xa kia là chân trời rực hồng ráng đỏ. Nhà nàng ở phía ấy. Sương xuống lạnh. Một nỗi
buồn da diết choán ngợp lòng chàng. Chàng gác chèo và mặc kệ dòng sông cuốn con thuyền đi.

-Việc gặp Mỵ Nương xốc lại toàn bộ suy nghĩ của chàng. Trước kia, Trương Chi chỉ hình dung
mơ hồ có những cuộc sống khác, lối sống khác. Chàng chỉ ngờ ngợ rằng cuộc đời chàng tẻ nhạt, nhàm
chán. Rằng thân phận chàng chẳng ra gì. Rằng con thuyền này, những vật dụng này chẳng ra gì. Rằng
thân xác chàng xấu xí, chẳng ra gì. Cả ngay tiếng hát của chàng cũng thế, vô nghĩa, chẳng ra gì. Tuy
nhiên, việc tự khép kín, thói lười nhác an phận, thêm một chút kinh bạc nữa và những cố gắng không
mỏi để kiếm miếng ăn khiến chàng giữ được bên ngoài vẻ thường. Không ai ngờ vực chàng. Không ai
sợ hãi chàng. Chàng sống giữa bầy. Chàng cười nói. Chàng chịu đựng. Chàng mua bán. Chàng chấp
nhận. Mọi ước lệ của thói đời lướt qua chàng không dấu vết. Chàng cũng lưởt qua nó, những ước lệ
của thói đời ấy không dấu vết. Giờ đây, gặp Mỵ Nương rồi, chàng hiểu chắc chắn rằng cuộc sống của
chàng thật là cứt, là cứt chó, không sao ngửi được. Không chỉ riêng chàng, mà cả bầy. Tất cả đều thối
hoắc.

Nhại tên nhân vật : Trương Chi, Mỵ Nương

Nhại ngôi xưng : chàng, nàng

Nhại nhân vật: các quan lại,…

Nhại hoàn cảnh câu chuyện : con sông, nghe hát, tương tư, đau ốm,…

c) SỰ TÍCH NHỮNG NGÀY ĐẸP TRỜI

-Như mọi người đều biết: trong hội thi kén rể của Hùng Vương, phần thắng về Sơn Tinh, Thủy
Tinh là người bại. Rồi theo cái lẽ thắng thua, định phận, định phần ấy mà Mỵ Nương theo Sơn Tinh về
núi Tản, nên vợ nên chồng. Còn nước các triền sông lớn thì cứ hằng năm, đến kỳ, lại sôi sục, cuồn
cuộn dâng lên như ghen cuồng, uất hận khôn nguôi...

Nhại tên nhân vật : sơn tinh, thủy tinh, vua Hùng, mị nương

Nhại ngôi xưng : chàng, nàng, ta,…

Nhại nhân vật:vua hùng, son tinh, thủy tinh, mị nương, lũ đàn em, bầy tôi của thủy tinh,…

Nhại lại hoàn cảnh câu chuyện : kén rể, của hồi môn, dâng nước đánh, dâng núi chặn,…

- Tôi biết Sơn Tinh có thể khiến nước dâng đến đâu núi cao lên đến đấy. Nhưng đấy chỉ là nước
do sức của loài Thủy thần, Thủy quái dưới tôi

- Trời ơi! Nếu quả thật có một chút tôi điên cuồng triển hết sức mình động biển, thì, Mỵ Nương
ơi, cơn đại hồng Thủy ấy sẽ biến tức khắc tất cả núi Tản, nơi đây, Phong Châu nữa, thành lãnh địa của
tôi, nghìn trùng sóng vỗ, mãi mãi

- Đã bao lần tôi can ngăn, thậm chí có lần tôi đã van xin các bầy tôi, đàn em của mình, đừng
tháng tháng năm năm, đến kỳ lại dâng nước về đất liền như thế nữa. Nhưng Mỵ Nương ơi, đến mùa ấy,
những vết đau nhức của một lần hóa thân lại tấy lên dữ dội. Cơn điên khùng bệnh lý của muôn loài
Thủy tộc lại kịch phát... Những ngày ấy, tôi náu mình trong biệt điện tận cùng Thủy Tinh cung, day dứt
nhớ về em và tin ở những triền đê ngày càng vững chắc của Sơn Tinh

- Tôi đã chỉ đứng khóc. Tôi không bao giờ cho lệnh dâng nước lên... Nhưng phía sau tôi lúc ấy
đã có nhiều điều xảy ra. Tôi không biết rằng khi tôi vừa sững sờ thấy cảnh Sơn Tinh đón mất em, khi
tôi vừa rùng mình lần đầu, thấy mất hết sức mạnh lần đầu, thì cũng lúc ấy, cả thuồng luồng, ba ba, cá
ngựa đã cùng thoắt rùng mình trút lốt, hiện lại nguyên hình. Những thân hình mạnh mẽ duyên dáng khi
uốn lượn giữa sóng nước ấy nay đột ngột chềnh ềnh ra trên cạn, trông quằn quại, nhãy nhợt, gớm
ghiếc, tanh tưởi lắm. 

-  Phụ vương em quả không hổ tiếng là người đứng đầu trăm họ, lo toan biết bao công việc. Cho
nên đã trọng việc hơn trọng tình. Cái việc nó cộn lên lồ lộ, còn cái tình thì vô hình vô ảnh. Tôi thì thổ
lộ cái tình, Sơn Tinh xin lo việc và còn hứa sẽ xếp mình vào cùng đội ngũ. Thế là dường như không thể
khác, các món sính lễ đã được đặt ra thật dễ hiểu: Voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao...

Đúng bình minh hôm sau... Ai đến trước sẽ được đón Mỵ Nương về...

- Và buổi sáng đã đến... Cả hai chúng tôi được gọi vào chầu phụ vương em cùng một lúc. Cái
đường bệ, thong thả ung dung của tôi chỉ là cái dáng vẻ bên ngoài. Mắt tôi đầu tiên đã đặt vào khoảng
rèm thoáng lay động sau lưng nhà vua. Tôi lên bờ đất Phong Châu để nhận tin phụ vương đã dựng lầu
kén chồng cho em. Tôi đã gặp Sơn Tinh nơi quán dịch. Biết bao chàng trai khi nhìn thấy hai chúng tôi
đã đành ắng lặng xếp khăn gói, lủi thủi ra về. Thật tội, nhưng biết làm sao? Họ là những người thường
và họ biết rõ thứ hạng của chúng tôi: những thần nhân. Sơn Tinh thì chỉ nói với tôi: Chàng nghe nói
vua Hùng kén rể, lại cũng nghe nói cô con gái vua ngoan lắm, đẹp lắm. Sơn Tinh còn nói thêm:
"Người thần mà lấy con vua, thực là một việc hợp lẽ". Rồi chàng đi ngủ, thật thanh thản, đàng hoàng,
dáng nằm thật thư thái, uy nghi. Chàng ngủ rất ngon. Còn tôi lúc ấy, tôi đã không sao ngủ được, lòng
chỉ còn cồn cào một ý nghĩ làm sao gặp được em, thấy được em. Đã bao lần tôi định lẻn trốn ra ngay
trong đêm tìm đến chỗ em. Nhưng rồi tôi biết em đã ở trong cung cấm.

III. THÔNG ĐIỆP GỬI GẮM THÔNG QUA YẾU TỐ NHẠI TRUYỀN THUYẾT
a) “ CHẢY ĐI SÔNG ƠI” – Nguyễn Huy Thiệp
Chảy đi sông ơi! Mô ̣t tiếng gọi thiết tha của mô ̣t tâm hồn đầy trải nghiê ̣m. Đấy là dòng sông hay
dòng đời? Cũng như truyền thuyết về con trâu huyễn hoặc trong Chảy đi sông ơi, Chúng ta không thể
cầu toàn cuô ̣c sống đẹp như giấc mơ cổ tích cũng như không thể làm cho dòng sông ngừng chảy. Chảy
đi sông ơi hay đó chính là sự phản tỉnh của mô ̣t tâm hồn vừa thức dâ ̣y từ giấc mơ mầu nhiê ̣m không
thực. Tiếng lòng ấy vừa cay đắng, vừa oán trách nhưng anh ta tỉnh táo, sắc lạnh nhâ ̣n ra cuô ̣c đời này
vốn là như thế. Hãy nuôi giữ trong lòng những huyền thoại ngọt ngào để có thêm niềm tin mà sống tốt.
Nhưng đừng bao giờ ngây thơ như đứa trẻ phú dựng trọn vẹn linh hồn mình cho những phép màu trong
huyền thoại mơ hồ. Bởi sẽ có lúc anh phải chết đuối giữa dòng đời cay nghiê ̣t.
Dòng sông còn mang trong đó sức mạnh cứu sinh và tôn vinh vẻ đẹp của con người.
Trong Chảy đi sông ơi, con người được tôn vinh ấy là chị Thắm, người phụ nữ dịu dàng, nhân hậu suốt
đời gắn bó với chiếc đò ngang, đã cứu sống bao người bên bến Cốc. Chị đã giành lại sự sống cho
những con người mà thuỷ thần muốn cướp đi. Chị cũng đã đưa linh hồn nhân vật “tôi” thoát ra khỏi sự
oán hận với người dân chày ngu muội. Hình ảnh chị Thắm giờ được láy lại trong huyền thoại về Mẹ cả
trong Con gái thuỷ thần. Mẹ cả đã cứu cha con ông Hội, đã làm nguôi cơn giận của thần sông với
những người muốn mang chiếc trống thiêng đi. Mẹ cả trở thành biểu tượng cho sự phù hộ bất ngờ, hiện
thân cho sự trong sáng vô tư đến cứu giải con người đang bị nước đe doạ. Cũng như chị Thắm, Mẹ cả
không chỉ cứu vớt sinh mạng con người, nàng còn là sức mạnh nâng đỡ linh hồn con người, giúp nó
khỏi sa ngã giữa chốn nhân gian lầm bụi: “Tôi đã sống qua rất nhiều lẽ thường…ánh mắt vô hình vẫn
dõi theo tôi hoài. Nàng vẫn thủ thỉ trong đêm. Nàng nói: Này Chương, vẫn không phải đường ra biển”.

Nguyễn Huy Thiê ̣p đã dô ̣i mô ̣t gáo nước lạnh vào cái giấc mô ̣ng đẹp vốn cứ chấp chới trong vô thức
chúng ta để đánh lung lay niềm tin sơ khai ấy. Để rồi chúng ta sực tỉnh, như mô ̣t con người siêu nhiên
theo tinh thần của Nietzche vừa mới hạ gục và dứt bỏ mô ̣t hoài niê ̣m cũ kĩ, chúng ta sẽ sống tỉnh táo
hơn. Cuô ̣c đời không phải giấc mơ cổ tích mà vốn đầy sóng gió bất công oan nghiê ̣t như sông kia vẫn
chảy vĩnh hằng! Đó là mô ̣t sự thách thức: Khi cuô ̣c đời này không có huyền thoại, khi tâm hồn không
còn mô ̣t điểm tựa để bấu víu, phú dưng, anh có đủ dũng khí chấp nhâ ̣n
b) “SỰ TÍCH NHỮNG NGÀY ĐẸP TRỜI” – Hòa Vang

Trong Sự tích ngày đẹp trời, tác giả tái hiện nhân vật cổ tích “siêu mẫu” như Sơn Tinh, Thủy
Tinh (các vị thần) nhưng đã được trần thế hóa. Có nghĩa rằng, thần cũng là người, mà cái tôi (le moi)
của con người trần thế tiềm tàng đan xen cái xấu cái tốt, và cái xấu có khi hàm oan bởi do vô ý tự gây
nên. Ở truyện ngắn này, Hòa Vang quay ngược dòng ý thức không theo lối mòn định sẵn. Đằng sau
gương mặt hung thần Thủy Tinh cất giấu phẩm giá tốt đẹp, đấy là tình yêu (thực chất là ái tình) đích
thực của con người. Khác với Sơn Tinh được lợi thế của sự sắp đặt, sống nhạt nhẽo, vô thủy vô chung,
Thủy Tinh hành động bạo liệt bằng một tình yêu dữ dội, nóng bỏng, không hề khoan nhượng, nửa vời,
toan tính, đắn đo. Chàng đã từng tự thú trước Mỵ Nương: “Còn tôi: Một kẻ bị muôn đời gớm ghiếc,
nguyền rủa và cô đơn. Nỗi cô đơn mênh mông và cồn cào, như cả xứ sở đầy sóng gió, biển cả và đại
dương của tôi. Nhưng tôi đã yêu em (…..) . Tôi đã yêu em từ lâu lắm rồi cho đến mãi mãi”.Lấy cuộc
sống nhân thế làm tâm điểm xây dựng tính cách nhân vật, nhà văn đã đặt niềm tin tối thượng vào tình
yêu nhưng đồng thời cũng tỉnh táo nhận ra sự thiếu sót không tránh khỏi của con người. Lẽ giản đơn,
ngay cả lòng tốt vượt qúa giới hạn nhiều khi tác dụng ngược trở lại. Trên mảnh đất tình yêu, Thủy Tinh
là sự phản ánh của những số phận thường gặp phải bất trắc, sóng gió. Chính vì thế, cơn bão tố trong
lòng chàng dù có nén đến đâu cũng khó bình tâm và thật dễ hiểu vì sao một con người cường tâm tráng
chí như chàng lại có lúc yếu mềm. Nhân tính, nhân tình hiện hữu thật thấm đẫm, bởi người biết yêu
cũng là người biết khóc trước thất vọng cay đắng. Mối duyên tơ quá tầm tay với chàng nhưng được đền
bồi bằng sự cảm thông, chia sẻ, “nếu không có chàng thì ngọn hỏa tâm ấm nóng, sức sống, tiếng gọi
hóa thân của biển sẽ ở đâu, biển còn trong sạch, phóng khoáng, đẹp, quyến rũ, tràn đầy tình yêu nữa
hay không?” (lời Mỵ Nương). Và trên thực tế, con đường từ trái tim đến trái tim đã hé mở, lầu son gác
tía không ngăn nổi sự phân thân của Mỵ Nương-Một đóa cẩm chướng luôn mơ vọng đến một tình yêu
bị đánh mất.

Có thể nói, câu chuyên ngày đẹp trời là “một trong những khúc hát ca ngợi tình yêu say đắm
nhất đưọc viết trong những năm gần đây”. Thông điệp mà Hòa Vang muốn gửi tới độc giả không như
ngọn gió đi tìm sự đồng cảm mà là lời khẩn cầu về một lẽ công bằng cho cuộc sống, tình yêu và hạnh
phúc. Hơn cả chiêu tuyết, minh oan cho Thủy Tinh, nhà văn cố gắng làm thay đôỉ cái nhìn đơn giản,
một chiều, duy lý về nhân vật luôn bị xem là tội đồ đáng nguyền rủa. .Như đã trình bày, sự tung tẩy của
ngòi bút Hòa Vang không nhắm đến cái cần “nhận thức lại” (vì dễ hiểu sai lệch theo khuynh hướng
cực đoan) mà chúng tôi thiết nghĩ, ông muốn cùng với độc giả mở rộng biên độ tầm nhìn về cuộc sống,
về con người đa diện, đa chiều, đa thanh. Cũng cần chia sẻ điều này, một giọt nước không làm nên đại
dương nhưng không ai phủ nhận có đại dương mênh mông mà không bắt đầu từ sự tổng hòa các giọt
nước. Chấp nhận như thế, chúng ta mới thấy trong chừng mực nào đó, nhà văn đương đại này có đóng
góp và tạo ra một phong cách Hòa Vang rất hiện đại nhưng cũng rất dân tộc.
c) TRƯƠNG CHI – Nguyễn Huy Thiệp
Ẩn ức về giấc mộng hòa đồng
Tại sao Trương Chi, một tên mạt dân, dám yêu một mỹ nhân đài các? Người sáng tác câu
chuyện khởi đầu đã có một dụng tâm nào đó. Vì vậy dù tác giả không đặt ra luận đề, nhưng câu
chuyện vẫn mang tính cách luận đề. Mâu thuẫn xã hội giữa giai cấp quí tộc và mạt dân là một
tất yếu. Mạt dân chấp nhận đẳng cấp này như một điều tự nhiên không thể tránh. Trương Chi và
Mị Nương được đặt vào hai giai cấp trái nghịch đó không phải để bày tỏ sự đố kị giữa hai dòng
sống. Cái ẩn ý của câu chuyện là có một cái đồng nhất tính ở cả hai phía. Nó trực tiếp tạo nên ý
nghĩa hạnh phúc của sự sống.
Cái đồng nhất tính ấy là lòng cảm xúc thẩm mỹ, khởi điểm của tình yêu thương. Nhận
thức này không phải là sự phán đoán của lý trí, nhưng là sự chiêm ngưỡng của con tim. Mối tình
giữa Trương Chi và Mị Nương sụp đổ. Hai bên không ai có lỗi vì hai bên đều đúng. Vấn đề trở
thành nan giải khi Trương Chi không chấp nhận phán đoán của tri giác. Chàng khăng khăng
sống với cảm giác yêu thương Mị Nương. Muốn không còn vấn đề, cảm giác yêu đương của
Trương Chi phải mất đi. Điều này có nghĩa Trương Chi phải chết, vì tình yêu chính là sự sống.
Đối với dân nghèo, cái chết là một lối thoát cho nhiều vấn đề.
Tác giả cho Trương Chi chết không phải để hết chuyện, nhưng để đi vào luận đề. Sau khi
chết, trái tim của Trương Chi đông cứng lại thành khối hồng ngọc ấm áp. Đây là một sáng tạo
để bày tỏ quan điểm nhân sinh về tình yêu. Nó phản ánh cách lựa chọn của tư tưởng, trong niềm
tin siêu nghiệm, con người chỉ có thăng hoa ở một thế giới khác. Vì vậy cái chết của Trương
Chi rất thơ mộng. Trái tim của kẻ đau khổ không thể tan. Nó cần một cảm thông, một xúc động
trong tận nội tâm của người mà nó yêu thương.
Đám dân dã chúng ta, trong đó có Trương Chi, như một kẻ đầy thương tích bị cô lập,
nhưng không bao giờ mất giấc mơ. Triết học thấy trái tim Trương Chi là biểu tượng của một
khát vọng. Thế giới nằm gọn trong vòng hủy diệt, nhưng vẻ thẩm mỹ của tình yêu là phẩm chất
siêu việt không bao giờ tàn. Chúng là nền tảng nâng đỡ sự sống của thế giới.
Trở về nguồn
Chúng ta biết rất rõ trái tim người chết không thể biến thành vật thể khác. Vì vậy quả tim
hóa ngọc của Trương Chi không phải là một đặc tính văn hóa. Nó mang ý nghĩa triết học. Trái
tim hồng ngọc là biểu tượng của tình yêu chân thành, là tinh túy sự sống trong bản chất người.
Đó là cái nhìn chiêm ngưỡng hướng về tình yêu. Cái nhìn đơn giản này lại là cái nhìn thâm sâu
nhất của sự sống vì đã thấy cái bản chất siêu việt của người.
Nhưng dù là một khối ngọc quí đến đâu, trái tim Trương Chi cũng chỉ là mảnh đá trôi
giạt trong những dòng sông. Làm cách nào nó có thể mang thông điệp yêu thương đến với Mị
Nương? Đại chúng đã nhờ vào sự can thiệp huyền ảo của định mệnh. Niềm tin này cũng là lòng
khao khát về một nền công lý tối thượng, nơi có thể giải án cho mọi vấn đề.
Rồi khi giọt nước mắt thương cảm của Mị Nương rơi vào tách trà, cả bộ tách làm bằng
trái tim hồng ngọc vỡ tan thành sương khói. Tất cả những mâu thuẫn và khúc mắc bị xóa tan.
Hố sâu cách biệt nghiệt ngã của giai cấp; khoảng cách từ con tim khô cứng chuyển qua con tim
mềm yếu; nỗi khắc khoải thất vọng chuyển qua niềm hạnh phúc… ranh giới của chúng mong
manh như làn khói. Dù ở giai cấp nào, con người ai ai cũng có thể có một con tim ấm áp. Điểm
cao này của câu chuyện biểu lộ tầm nhìn của đại chúng. Họ đã chuyển sự sụp đổ của thế giới
hiện tượng thành một ân sủng. Trương Chi - Mị Nương đã đánh thức cảm quan chúng ta và cảm
quan của nhiều thế hệ về sau. Điểm đặc biệt này khiến chúng ta không thấy nó là một lưu truyền
của một văn hóa cổ. Trái lại nó rất gần gũi với chúng ta.
Dưới ánh sáng văn hoá học hiện đại, có thể hiểu truyện phát sáng thêm những ý nghĩa
mới:
- Một là, vượt lên trên câu chuyện của sự giàu nghèo, đây là câu chuyện về nghệ thuật. Nó
muốn nói người Việt xưa, dù nghèo nhưng có tâm hồn thật nghệ sỹ. Nghèo như chàng
đánh cá Trương Chi cũng có tiếng sáo chinh phục lòng người.
- Hai là, minh hoạ cho định nghĩa của các nhà Nho: “Thơ (nghệ thuật) cùng dễ hay”. Thơ
là tiếng lòng nên thơ của những người cùng khổ thì dễ hay, cảm động. Từ góc nhìn này
cho thấy tuy là cổ tích nhưng truyện được nhuận sắc của các nhà Nho.
- Ba là chứng minh quy luật sáng tạo nghệ thuật thường mang tính mâu thuẫn. Mâu thuẫn
càng quyết liệt càng cho ra đời tác phẩm hay. Càng sa vào mâu thuẫn, tiếng đàn Trương
Chi càng hay.
- Bốn là, nghệ thuật đích thực là tiếng lòng chân thành của nghệ sỹ thì bao giờ cũng có “tri
âm”, có người thưởng thức.
- Năm là, nhu cầu đối thoại. Trương Chi sống “cấm cung” giữa cuộc đời, không giao tiếp
được với ai nên tiếng sáo là hiện thân của khát khao đối thoại với cuộc đời. Đối thoại là
gặp gỡ, chia sẻ, giãi bày. Khát khao gặp người thổi sáo tức Mỵ Nương cũng khát khao đối
thoại. Không được như thế nên nàng ốm. Tình yêu là đối thoại. Không được yêu nên
Trương Chi chết.
- Sáu là, truyện cổ bao giờ cũng chứa những mã phong tục. Chi tiết nước mắt Mỵ Nương
nhỏ vào cốc, cốc liền biến thành nước là phái sinh từ tục kiêng: người sống không được rỏ
nước mắt vào người chết.

You might also like