Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 6

TẦN SUẤT CỦA HỘI CHỨNG CHUYỂN HÓA VÀ CÁC THÀNH PHẦN CỦA NÓ Ở BỆNH

NHÂN NHỒI MÁU NÃO TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA KIÊN GIANG
Cao Phi Phong*, Nguyễn Thị Tiệp**
TÓM TẮT
Mục tiêu: Xác định tần suất của hội chứng chuyển hóa (HCCH) và các thành phần của nó ở bệnh nhân
nhồi máu não tại bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang.
Phương pháp: Khảo sát tiền cứu, cắt ngang mô tả HCCH và các thành phần của nó theo các tiêu
chuẩn chẩn đoán HCCH của Chương trình giáo dục quốc gia về Cholesterol ở người lớn lần thứ III
của Mỹ năm 2001 (NCEP ATP III 2001), Hiệp hội về máu, tim phổi của Mỹ năm 2005 (AHA/NHLBI
2005) và Hiệp hội đái tháo đường quốc tế năm 2005 (IDF 2005) sữa đổi cho người châu Á trên 375
bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não nhập vào khoa Nội Thần Kinh bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang.
Kết quả: Tần suất HCCH theo các tiêu chuẩn của NCEP ATP III, AHA/NHLBI và IDF sửa đổi cho
người châu Á lần lượt là: 50,7%; 54,7% và 39,5%. Nữ mắc HCCH cao hơn nam, tỉ lệ nữ : nam lần
lượt theo 3 tiêu chuẩn là 67%:33,7%; 69,6%:39,1%; 55,5%:22,8%. Có mối liên quan giữa HCCH và
đột quỵ nhồi máu não. Tỉ lệ các thành phần HCCH theo thứ tự tăng huyết áp, béo bụng, giảm HDL –
C, tăng triglyceride, tăng đường huyết với tiêu chuẩn NCEP ATP III là: 98,9%; 76,8%: 87,9%; 70%;
27,9%, AHA/NHLBI là 98,5%; 72,2%; 93,7%; 80%; 38,5% và IDF là:: 98%; 100%; 91,2%; 72,3%;
38,5%. Trong đó, thành phần béo phì vùng bụng liên quan nhiều với giới nữ trong tiêu chuẩn của
NCEP ATP III và AHA/NHLBI, thành phần tăng triglyceride liên quan nhiều với giới nam trong tiêu
chuẩn của AHA/NHLBI.
Kết luận: tần suất của HCCH và các thành phần của nó khá cao ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não.
Vì vậy, việc phát hiên sớm HCCH và các thành phần của nó trong dân số chung sẽ góp nhiều lợi ích
cho chiến lượt phòng ngừa nguyên phát và thứ phát bệnh lý tai biến mạch máu não.
Từ khóa: hội chứng chuyển hóa, các thành phần của hội chứng chuyển hóa, nhồi máu não
PREVALENCE OF THE METABOLIC SYNDROME AND ITS COMPONENTS
IN THE ISCHEMIC STROKE PATIENTS IN THE KIEN GIANG
GENERAL HOSPITAL
Cao Phi Phong*, Nguyen Thi Tiep**
ABSTRACT
Objectives: Define prevalence of the metabolic syndrome and its components in the ischemic stroke
patients in the Kien Giang general hospital.
Methods: Prospective, cross-sectional descriptive study the metabolic syndrome and its components
by the National Education Cholesterol Education Program Adult Treatment Panel III 2001criteria
(NCEP ATP III 2001), the American Heart Asociation/ National Heart, Lung And Blood Institude
2005 criteria (AHA/NHLBI 2005), and the International Diabetes Federation 2005 (IDF 2005) criteria
for Asian populations on 375 ischemic stroke patients admitted on Department of Neurology – Kien
Giang General Hospital.
Results: the prevalence rates of the metabolic syndrome were 50.7%; 54.7% và 39.5% by the NCEP
ATP III, AHA/NHLBI, IDF criteria. Female had the metabolic syndrome more than male.
Female:male propotions were 67%:33.7%; 69.6%:39.1%; 55.5%:22.8% by the NCEP ATP III,
AHA/NHLBI, IDF criteria. There was the relationship between the metabolic syndrome and ischemic
stroke. Propotions of the metabolic syndrome’components with order: hypertension, central obesity,
decreased HDL – C, elevated triglyceride, elevated serum glucose by the NCEP ATP III criteria were
98.9%; 76.8%: 87.9%; 70%; 27.9%, AHA/NHLBI criteria were 98.5%; 72.2%; 93.7%; 80%; 38.5%;
IDF criteria were 98%; 100%; 91.2%; 72.3%; 38.5%.
In the components of the metabolic syndrome, central obesity had the relationship more with female
by the NCEP ATP III, AHA/NHLBI criteria, elevated triglyceride had the relationship more with male
by the AHA/NHLBI criteria.
Conclusions: prevalence of the metabolic syndrome and its components were rather high in the
ischemic stroke patients. Thus, early deteting for the metabolic syndrome and its components in
population will contribute more benefit for the primary and secondary cereral vascular disease
prevention.
Key words: the metabolic syndrome, components of the metabolic syndrome, ischemic stroke.

                                                                                                               
*
Ts Bs; Khoa Nội Thần Kinh – Bệnh Viện 115,Tp Hồ Chí Minh
**
Bs; Khoa Nội Thần Kinh – Bệnh Viện Đa Khoa Kiên Giang, ĐT: 0986906229, Email:
tiepthinguyen@gmail.com  

 
ĐẶT VẤN ĐỀ
Tai biến mạch máu não (TBMMN) hay đột quỵ là nguyên nhân dẫn đến tử vong đứng hàng thứ 3 tại
các nước phát triển và là nguyên nhân hàng đầu gây tàn phế.Trong đó phải kể đến vai trò của đột quỵ
thiếu máu não cấp (nhồi máu não), nó chiếm khỏang 80 - 85% các trường hợp. Do vậy việc dự phòng
đột quỵ nói chung và nhồi máu não nói riêng là vấn đề quan trọng, bức thiết của xã hội. Hội chứng
chuyển hóa (HCCH) là cụm các yếu tố nguy cơ (béo phì bụng, huyết áp cao, rối loạn lipid máu, rối
loạn dung nạp glucose), nó làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, đột quỵ và đái tháo đường type 2. Nó
được xem là một trong các yếu tố nguy cơ có thể thay đổi được trong bệnh tai biến mạch máu não nên
cần phải được nhận biết sớm, ngăn ngừa và điều trị thích hợp.
Kiên Giang là một tỉnh vùng sâu, người dân đa số sống bằng nông nghiệp, ngư nghiệp và khai thác
khoáng sản với phương pháp làm việc thủ công truyền thống và những phong tục tập quán lạc hậu, sự
hiểu biết về giữ gìn, bảo vệ sức khỏe chống bệnh tật chưa cao nên bệnh tật và tử vong cao, một trong
những nguyên nhân gây tử vong và tàn tật đó là tai biến mạch máu não. Để góp phần giảm tỉ lệ bệnh
và tử vong do TBMMN cần có một chiến lược dự phòng các yếu tố nguy cơ TBMMN. Vì những đặc
trưng của Kiên Giang như đã nêu trên và chưa có số liệu báo cáo về các yếu tố nguy cơ TBMMN cũng
như về HCCH trên bệnh nhân nhồi máu não nên tôi thực hiện đề tài này nhằm khảo sát tần suất của
HCCH và các thành phần của nó theo những tiêu chí chẩn đoán HCCH của Chương trình Giáo dục
Quốc gia về Cholesterol của Mỹ năm 2001 (NCEP ATP III 2001), Hiệp hội về máu, tim, phổi của Mỹ
năm 2005 (AHA/NHLBI 2005) và Liên đoàn đái tháo đường quốc tế năm 2005 (IDF 2005) ở bệnh
nhân đột quỵ nhồi máu não tại Kiên Giang nhằm góp thêm những tư liệu cho chiến lược dự phòng tai
biến mạch máu não nói chung và nhồi máu não nói riêng.
MỤC TIÊU NGHIÊN CÚU
- Xác định tần suất của HCCH và mối tương quan giữa HCCH với đặc điểm dịch tể học, lâm sàng,
cận lâm sàng của bệnh nhân nhồi máu não tại Kiên Giang.
- Khảo sát các thành phần của HCCH ở bệnh nhân nhồi máu não tại Kiên Giang.
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đối tượng
Tiêu chuẩn chọn bệnh: Bệnh nhân được chẩn đoán xác định là nhồi máu não điều trị tại
khoa Nội Thần Kinh – bệnh viện Đa Khoa Kiên Giang từ 9/2010 đến tháng 9/2011, được
thăm khám và được lấy các số liệu về huyết áp, vòng eo, lipid máu (cholesterol toàn phần,
triglyceride, LDL – C, HDL – C), đường huyết. Bệnh nhân được chẩn đoán là có HCCH theo
tiêu chuẩn của NCEP ATP III 2001 khi có 3 trong 5 thành phần (huyết áp ≥ 130/85 mmhg;
vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ); HDL – C < 40 mg% (nam), < 50 mg% (nữ);
triglyceride ≥ 150 mg%; đường huyết lúc đói ≥ 110 mg%), theo tiêu chuẩn của AHA/NHLBI
khi có 3 trong 5 thành phần (huyết áp ≥ 130/85 mmhg hoặc đang dùng thuốc hạ huyết áp;
vòng eo > 90 cm (nam), > 80 cm (nữ); HDL – C < 40 mg% (nam); < 50 mg% (nữ) hoặc đang
dùng thuốc điều trị đặc hiệu, triglyceride ≥ 150 hoặc đang dùng thuốc điều trị đặc hiệu, đường huyết
lúc đói ≥ 100 hoặc đang dùng thuốc hạ đường máu), theo tiêu chuẩn của IDF khi có vòng eo > 90 cm
(nam), > 80 cm (nữ) kết hợp 2 trong 4 thành phần (HDL – C < 40 mg% (nam); < 50 mg% (nữ)
hoặc đang dùng thuốc điều trị đặc hiệu, triglyceride ≥ 150 hoặc đang dùng thuốc điều trị đặc hiệu,
đường huyết lúc đói ≥ 100 hoặc đang dùng thuốc hạ đường máu)
Tiêu chuẩn loại trừ:
- Bệnh nhân đột quỵ thể xuất huyết trong sọ
- Không hợp tác nghiên cứu
- Bệnh nhân không đứng được hoặc có các bệnh lý cấp tính kèm theo ảnh hưởng đến vòng eo của
bệnh nhân như tiêu chảy, nôn ói
- Bệnh nhân bị dị dạng cột sống, báng bụng, mang thai.
Thiết kế nghiên cứu: Cắt ngang mô tả,tiền cứu.
Kỹ thuật chọn mẫu: Chọn mẫu không xác suất.
Xử lý số liệu: Số liệu được xử lý bằng phẩn mềm SPSS 16.0.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm chung của mẫu nghiên cứu
- Tuổi: Tuổi trung bình: 65,96 ± 13,37, tuổi nhỏ nhất: 30, tuổi lớn nhất: 96.
- Giới: nữ: 50,9%, nam: 49,15

 
- Đặc điểm các yếu tố nguy cơ nhồi máu não: chúng tôi ghi nhận các yếu tố nguy cơ nhồi
máu não như sau: tăng huyết áp chiếm tỉ lệ cao nhất 96,8%, giảm HDL – C cao thứ nhì
70,4%, béo phì vùng bụng: 56%, tăng triglyceride: 47,5%, tăng LDL – C: 40,5%, tăng đường
huyết: 21,1%, tăng cholesterol toàn phần: 12,3%, hút thuốc lá: 41,1%, tập thể dục thường
xuyên: 67,2%, rung nhĩ: 6,7%
- Đặc điểm hình thái học củ nhồi máu não: nhồi máu mạch máu não lớn chiếm 21,1%, nhồi
máu mạch máu não nhỏ chiếm 78,9%
Tần suất của HCCH và mối tương quan giữa HCCH với đặc điểm dịch tể học, lâm sàng, cận lâm
sàng của nhồi máu não
Bảng 1: Tần suất của HCCH theo các tiêu chuẩn chẩn đoán
Hội chứng chuyển hóa
Tiêu chuẩn chẩn đoán
Có Không
NCEP ATP III 2001 190 (50,7) 185 (49,3)
AHA/NHLBI 2005 205 (54,7) 170 (45,3)
IDF 2005 148 (39,5) 227 (60,5)
Tương quan giữa HCCH và giới :Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận nữ mắc HCCH nhiều
hơn nam theo tiêu chuẩn AHA/NHLBI tỉ lệ nữ và nam là 69,6% và 39,1% p < 0,05); NCEP ATP III là
67% và 33,7%; IDF là 55,5% và 22,8% ( p < 0,001).
Tương quan giữa HCCH và nhóm tuổi: Theo tiêu chuẩn của NCEP ATP III 2001 và AHA/NHLBI
2005, khi khảo sát HCCH theo nhó tuổi chúng tôi ghi nhận chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê
giữa các nhóm tuổi ở nhóm có HCCH so với nhóm không có HCCH, riêng ở 2 nhóm tuổi 30 – 39 và
50 – 59 thì ghi nhận có sự khác biệt giữa 2 nhóm có và không có HCCH. Theo tiêu chuẩn của IDF
2005, có sự khác biệt rõ ràng giữa các nhóm tuổi (p < 0.05).
Ngoài ra, chúng tôi còn ghi nhận một số các đặc điểm khác như sau: có mối liên quan giữa nghề
nghiệp, dân tộc, thói quen hút thuốc lá, thói quen tập thể dục thường xuyên, tiền sử đái tháo đường,
tiền sử tăng huyết áp, tiền sử rối loạn lipid máu với HCCH. Các yếu tố còn lại như: tình trạng hôn
nhân, nơi cư trú, trình độ học vấn, thói quen nghiện rượu, tiền sử bệnh mạch vành, tiền sử đột quỵ
chưa có sự khác biệt có ý thống kê giữa nhóm có và không có HCCH. Có mối tương quan giữa HCCH
với nhồi máu não trong cả 3 tiêu chuẩn chẩn đoán NCEP-ATP III, AHA\NHLBI, IDF OR lầ lượt là
1,92(1,15 – 3,2); 2,23  (1,31  –  3,79);  2,32  (1,4  –  3,84).
Các thành phần của hội chứng chuyển hóa
Bảng 2: tỉ lệ các thành phần của HCCH theo các tiêu chuẩn chẩn đoán
HCCH
AHA/NHLBI NCEP ATP III IDF
Tiêu chuẩn
Có Không Có Không Có Không
P P P
(n=205) (n=170) (n=190) (n=185) (n=148) (n=227)
Tăng huyết 202 161 0.036 188 175 0.017 145 218 0.297
áp (98.5) (94.7) (98.9) (94.6) (98.0) (96.0)
Béo bụng 148 17 <0.001 146 19 <0.001 148 17 <0.001
(72.2) (10.0) (76.8) (10.3) (100) (7.5)
Giảm HDL 192 72 <0.001 167 80 <0.001 135 129 <0.001
–C (93.7) (42.4) (87.9) (43.2) (91.2) (56.8)
Tăng 164 14 <0.001 133 15 <0.001 107 71 <0.001
triglyceride (80.0) (8.2) (70.0) (8.1) (72.3) (31.3)
Đường 79 0 <0.001 53 3 <0.001 57 22 <0.001
huyết (100) (27.9) (1.6) (38.5) (9.7)
Khi khảo sát về tỉ lệ các thành phần của HCCH theo giới tính chúng tôi nhận thấy: Theo tiêu chuẩn
của AHA/NHLBI, thành phần béo phì vùng bụng và thành phần tăng triglyceride có sự khác biệt theo
giới tính, béo phì vùng bụng liên quan nhiều với giới nữ (p < 0,05) và tăng triglyceride liên quan nhiều
với giới nam (p < 0,05). Theo tiêu chuẩn của NCEP ATP III, thành phần béo phì vùng bụng có sự

 
khác biệt rõ giữa hai giới, liên quan nhiều với giới nữ (p < 0,05), các thành phần còn lại ghi nhận chưa
có sự khác biệt theo giới tính. Theo tiêu chuẩn của IDF, không ghi nhận sự khác biệt theo giới tính của
các thành phần HCCH.
Khi khảo sát tỉ lệ các thành phần theo tuổi chúng tôi nhận thấy:Với tiêu chuẩn của
AHA/NHLBI, các thành phần béo phì vùng bụng và giảm HDL – C tăng khi tuổi càng cao (p
< 0,05). Ở tiêu chuẩn của IDF thành phần giảm HDL – C và rối loạn dung nạp đường huyết
có sự khác biệt theo nhóm tuổi, càng lớn tuổi thì tỉ lệ các thành phần này càng cao (p < 0,05).
Ở tiêu chuẩn của NCEP ATP III không ghi nhận có sự khác biệt của từng thành phần HCCH
theo nhóm tuổi.
Khi khảo sát về mối tương quan giữa các thành phần HCCH chúng tôi nhận thấy rằng:   Với 3 tiêu
chuẩn chẩn đoán của NCEP ATP III và AHA/NHLBI đều có mối liên quan của từng thành phần
HCCH và nhồi máu mạch máu não lớn. Trong đó, ở thể nhồi máu mạch máu não lớn, tiêu chuẩn của
NCEP ATP III và AHA/NHLBI, thành phần liên quan nhiều nhất là tăng triglyceride (OR = 23,3 và
35,5), kế đến là béo phì vùng bụng (OR = 13,6 và 25,1) còn theo tiêu chuẩn của IDF thì thành phần
liên quan nhiều nhất là tăng đường huyết (OR = 6,9 KTC 95%: 1,44-33,26), kế đến là huyết áp (OR =
5,3 KTC 95%: 1,02-27,1). Ở thể nhồi máu mạch máu não nhỏ, trong cả 3 tiêu chuẩn, thành phần tăng
huyết áp chưa ghi nhận có mối liên quan, các thành phần còn lại đều có mối liên quan mạnh và khác
nhau theo từng tiêu chuẩn: theo NCEP ATP III, thành phần tăng đường huyết là yếu tố liên quan mạnh
nhất, kế đến là béo phì vùng bụng và tăng triglyceride; tiêu chuẩn của AHA/NHLBI, thành phần liên
quan nhiều nhất là đường huyết, kế đến là tăng triglyceride và béo phì vùng bụng; tiêu chuẩn của IDF,
ngoại trừ vòng eo là tiêu chuẩn bắt buột, thành phần liên quan nhiều nhất tăng triglyceride kế đến là
giảm HDL – C và tăng đường huyết.
Tỉ lệ số thành phần của HCCH theo các tiêu chuẩn chẩn đoán: Trong nghiên cứu của chúng tôi, theo
tiêu chuẩn của AHA/NHLBI tỉ lệ kết hợp của 3 thành phần là 41,5%, 4 thành phần là 34,1% và 5
thành phần là 24,4%. Tiêu chuẩn của NCEP ATP III cũng tương tự như vậy tỉ lệ của 3, 4, 5 thành phần
lần lượt là 52,1%; 34,3% và 13,7%. Theo tiêu chuẩn của IDF, tỉ lệ kết hợp của 3, 4, 5 thành phần
tương đương nhau
BÀN LUẬN
TẦN SUẤT CỦA HCCH VÀ MỐI TƯƠNG QUAN GIỮA HCCH VỚI ĐẶC ĐIỂM DỊCH TỂ
HỌC, LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG CỦA NHỒI MÁU NÃO
Tần suất HCCH ở bệnh nhân nhồi máu não: Theo nghiên cứu của chúng tôi tỉ lệ HCCH theo các
tiêu chuẩn AHA/NHLBI 2005, NCEP ATP III 2001 và IDF 2005 sửa đổi cho người châu Á lần lượt là
54,7%; 50,7% và 39,5%. Kết quả này khá phù hợp với các nghiên cứu khác: Theo Đinh Hữu Hùng và
Huỳnh Thị Thuý Hằng khi nghiên cứu HCCH theo tiêu chuẩn của NCEP ATP III 2001 lần lượt trên
110 và 52 bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não cấp, tỉ lệ HCCH là 47,3% và 52,82% (3,6).Tỉ lệ HCCH
trong nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn một số nghiên cứu ở ngoài nước: Ở Canada, một nghiên cứu
trên 200 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não, tỉ lệ HCCH theo tiêu chuẩn của NCEP là 61% (7), tại Phần
Lan nghiên cứu trên 763 bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não theo NCEP, AHA/NHLBI, IDF tỉ lệ
HCCH lần lượt là 54,3%; 63,5%; 60,8% (12) hay nghiên cứu khác ở Korea trên 439 bệnh nhân đột quỵ
nhồi máu não và thiếu máu não thoáng qua thấy có 43,3% thoả mãn tiêu chuẩn NCEP (10).
Tương quan giữa HCCH và giới: Kết quả nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận nữ mắc HCCH nhiều
hơn nam. Nghiên cứu của Chen và cộng sự (2) cho kết quả tỉ lệ HCCH ở nam 41,7% và nữ 51,7%, p >
0,05. Một nghiên cứu ở Phần Lan cũng cho thấy nữ mắc HCCH nhiều hơn nam 1,5 lần (12).
Tương quan giữa HCCH và nhóm tuổi: Theo tiêu chuẩn của NCEP ATP III 2001 và AHA/NHLBI
2005, chúng tôi ghi nhận chưa có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi ở nhóm có
HCCH so với nhóm không có HCCH. Theo tiêu chuẩn của IDF 2005, có sự khác biệt rõ ràng giữa các
nhóm tuổi.Theo nghiên cứu của NHANNES III (1998 – 1994), nhóm tuổi 60 – 69 tuổi chiếm tỉ lệ cao
nhất (43,5%) và nhóm tuổi 20 – 29 tuổi chiếm tỉ lệ thấp nhất (6,7%) (13).
Bên cạnh đó, có mối liên quan giữa nghề nghiệp, dân tộc, thói quen hút thuốc lá, thói quen tập thể dục
thường xuyên, tiền sử đái tháo đường, tiền sử tăng huyết áp, tiền sử rối loạn lipid máu với HCCH.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, theo cả 3 tiêu chuẩn chẩn đoán NCEP ATP III, AHA/NHLBI, IDF
đều thấy có mối tương quan giữa HCCH và nhồi máu mạch máu não lớn, nhỏ, phù hợp với nghiên cứu
của Đinh Hữu Hùng, ghi nhận có mối tương quan mạnh giữa HCCH và đột quỵ thiếu máu não cấp
theo hai tiêu chuẩn NCEP – ATP 2001 và 2004, OR lần lượt là 4.03 và 3,93 (3) và một số nghiên cứu
khác: nghiên cứu đoàn hệ trên 3453 đối tượng trên 20 tuổi, sau 10,4 năm theo dõi, tác giả Chen và
cộng sự kết luận: có mối liên quan giữa HCCH và nhồi máu não với HREs 4,3 và 5,15 lần lượt theo

 
hai tiêu chuẩn chẩn đoán của NCEP ATP III 2001 và AHA\NHLBI 2005 (2); nghiên cứu của Duo và
cộng sự trên 1934 đối tượng từ 30 – 70 tuổi đã kết luận có mối liên quan giữa HCCH với đột quỵ nhồi
máu não, đặc biệt là thể nhồi máu do xơ vữa động mạch và nhồi máu não lỗ khuyết, nguy cơ lần lượt
là 2,7 – 4,3 lần và 2,5 – 4 lần sau khi đã hiệu chỉnh tuổi, giới, thuốc lá, rượu, cholesterol toàn phần (4);
nghiên cứu ARIC thực hiện trên 14993 người, sau 9 năm theo dõi đã ghi nhận những người có HCCH
tăng nguy cơ đột quỵ nhồi máu não lên 2,24 lần so với những người không có hội chứng này (14).
CÁC THÀNH PHẦN CỦA HCCH
Tỉ lệ các thành phần của HCCH: Trong nghiên cứu của chúng tôi, theo tiêu chuẩn chẩn đoán HCCH
của AHA/NHLBI, tỉ lệ các thành phần tăng huyết áp, béo bụng, giảm HDL – C, tăng triglyceride, tăng
đường huyết lần lượt là: 98,5%; 72,2%; 93,7%; 80%; 38,5%. Theo tiêu chuẩn của NCEP ATP III, tỉ lệ
các thành phần này là: 98,9%; 76,8%: 87,9%; 70%; 27,9%. Theo tiêu chuẩn của IDF tỉ lệ các thành
phần này là: 98%; 100%; 91,2%; 72,3%; 38,5%. Trong cả 3 tiêu chuẩn tăng huyết áp chiếm tỉ lệ cao
nhất trong các thành phần HCCH, đứng kế tiếp là giảm HDL – C, rồi đến tăng triglyceride, thấp nhất
là yếu tố tăng đường huyết. Theo Đinh Hữu Hùng tỉ lệ các thành phần tăng huyết áp, béo bụng, giảm
HDL – C, tăng Triglyceride, tăng đường huyết lần lượt là: 86,5%; 40,4; 78,9; 75%; 67,3% (3). Theo
Châu Thị Thúy Liễu khi nghiên cứu HCCH ở bệnh nhân nhồi máu động mạch não lớn trên lều ghi
nhận tỉ lệ các thành phần tăng huyết áp, béo bụng, giảm HDL – C, tăng Triglyceride, tăng đường huyết
lần lượt là: 88,6%; 23,8%; 72,4%; 96,2%; 77,1% (1). Theo nghiên cứu HCCH của Marylin J. Mackay –
Lyons, Christina Macdonald và Jonathan Howlett trên 200 bệnh nhân đã qua tai biến mạch máu não
ghi nhận tỉ lệ các thành phần theo thứ tự: tăng huyết áp, béo bụng, giảm HDL – C, tăng triglyceride,
tăng đường huyết lần lượt là 89%; 27%; 72,5%; 44%; 44,5% (8). Theo Sol M. Rodriguez – Colon và
cộng sự tỉ lệ các thành phần trên là : 43%; 52,8%; 38,9%; 27,7%; 48,8% (14). Theo Oh Young Bang thì
tỉ lệ các thành phần này lần lượt là: 67,9%; 61,3%; 55,2%; 41,9%; 46,2% (10).
Tỉ lệ của từng thành phần HCCH theo giới: Theo tiêu chuẩn của AHA/NHLBI, thành phần béo phì
vùng bụng liên quan nhiều với giới nữ và tăng triglyceride liên quan nhiều với giới nam. Theo tiêu
chuẩn của NCEP ATP III, thành phần béo phì vùng bụng liên quan nhiều với giới nữ. Theo tiêu chuẩn
của IDF, không ghi nhận sự khác biệt theo giới tính của các thành phần HCCH. Theo tác giả Châu
Thị Thúy Liễu, chỉ có thành phần giảm HDL – C có sự khác biệt theo 2 giới nam và nữ ở nhóm có
HCCH so với nhóm không có HCCH, tỉ lệ lần lượt là 49,4% và 71,6% (p < 0,05) (1). Nghiên cứu ở
Turkey cho thấy có sự liên quan với giới nữ của hai yếu tố béo phì vùng bụng (81,8% ở nữ; 50% ở
nam, p < 0,05) và giảm HDL – C (68,2% ở nữ; 33% ở nam, p < 0,05) (5).
Tỉ lệ của từng thành phần HCCH theo nhóm tuổi: Với tiêu chuẩn của AHA/NHLBI, các thành
phần béo phì vùng bụng và giảm HDL – C tăng khi tuổi càng cao; theo IDF thành phần giảm HDL – C
và rối loạn dung nạp đường huyết tăng khi tuổi càng cao. Theo tác giả Châu Thị Thúy Liễu ghi nhận
chưa có sự khác biệt giữa từng thành phần HCCH theo nhóm tuổi khi nghiên cứu HCCH bằng tiêu
chuẩn của NCEP ATP III (1). Nghiên cứu của Finland cho thấy: thành phần béo phì vùng bụng và tăng
triglyceride gia tăng rõ rệt theo tuổi (9)
Tương quan của từng thành phần HCCH với nhồi máu mạch máu não lớn và nhỏ: Qua khảo sát
chúng tôi ghi nhận: các thành phần HCCH trong cả 3 tiêu chuẩn chẩn đoán đều có mối liên quan với
nhồi máu mạch máu não lớn. Trong thể nhồi máu mạch máu não nhỏ, thành phần tăng huyết áp chưa
có mối liên quan, các thành phần còn lại đều có mối liên quan với nhồi máu mạch máu não nhỏ. Theo
tác giả Đinh Hữu Hùng, các thành phần của HCCH là tăng huyết áp, giảm HDL – C, tăng triglyceride,
rối loạn dung nạp đường huyết có mối liên quan với nhồi máu não, OR lần lượt là 3,45; 2,18; 2,24;
2,88 (3). Theo tác giả Châu Thị Thúy Liễu, các thành phần HCCH đều có mối liên quan với nhồi máu
não động mạch lớn trên lều, trong đó thành phần liên quan mạnh nhất là tăng huyết áp (OR: 14,94
KTC 95%: 6,18 – 36,11; p < 0,05) (1). Nghiên cứu Benzafibrate Infraction Registy (2001) cho thấy có
sự tương quan giữa triglyceride với đột quỵ do xơ vữa động mạch lớn, tăng triglyceride > 200mg/dl có
liên quan độc lập với nhồi máu não cấp OR = 1,27 (15). Theo Rong HU và cộng sự nghiên cứu về nguy
cơ các biến cố tim mạch và não ở bệnh nhân có HCCH đã kết luận đường huyết và triglyceride là 2
thành phần có liên quan nhiều, với OR lần lượt là 1,47 KTC 95%: 1,04 – 1,87, p < 0,05 và 1,38 KTC
95%: 1,01 – 1,77, p < 0,05 (11).
Tỉ lệ số thành phần của HCCH: Tỉ lệ kết hợp của các thành phần HCCH theo 2 tiêu chuẩn của
AHA/NHLBI và NCEP ATP III tương tự như các nghiên cứu trong và ngoài nước: Nghiên cứu của
Đinh Hữu Hùng: tỉ lệ kết hợp của 3, 4, 5 thành phần là: 28,2%; 15,5%; 3,6% (3), Châu Thị Thúy Liễu:
51,4%; 39,1%; 9,5% (1). Theo  nghieân  cöùu  ARIC,  HCCH  coù  3  thaønh  phaàn  chieám  tyû  leä  cao  
nhaát   80%,   4   thaønh   phaàn   70%   vaø   thaáp   nhaát   5   thaønh   phaàn   38%   (14). Nghiên cứu của
Marilin J và cộng sự tỉ lệ kết hợp của 3, 4, 5 thành phần là: 33%; 22%; 5,5% (8).
 
KẾT LUẬN
Tỉ lệ HCCH ở bệnh nhân đột quỵ nhồi máu não chiếm tỉ lệ khá cao và các thành phần của HCCH cũng
chiếm tỉ lệ cao, có sự liên quan giữa đột quỵ nhồi máu não và HCCH, có sự liên quan của từng thành
phần HCCH với nhồi máu não (thay đổi theo từng tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau), số lượng các
thành phần (từ 3 thành phần trở lên) cũng tập trung nhiều ở bệnh nhân nhồi máu não. Vì vậy, việc phát
hiện sớm HCCH cũng như các thành phần của nó sẽ góp nhiều lợi ích cho chiến lược phòng ngừa các
biến cố tim mạch nói chung và nhồi máu não nói riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Châu Thị Thúy Liễu (2010). Đánh giá hội chứng chuyển hóa trên bệnh nhân nhồi máu não lớn
trên lều. Luận văn chuyên khoa cấp 2, Bộ môn Thần kinh, trường Đại học y dược thành phố Hồ
Chí Minh, tr. 36-81.
2. Chen HJ, Bai CH, Yeh WT, et al. (2006). "Influence of metabolic syndrome and general oesity on
the risk of ischemic stroke". Stroke, 37(4), pp. 1060- 1064.
3. Đinh Hữu Hùng (2006). Mối liên quan giữa hội chứng chuyển hóa và đột quị thiếu máu não cục
bộ cấp, Luận văn thạc sĩ y học, Bộ môn thần kinh, Trường Đại học y dược thành phố Hồ Chí
Minh, tr.35-79.
4. Dou XF, Zhang HY, Sun K. et al. (2004). "Metabolic syndrome strongly linked to stroke in
Chinese". Zhonghua Yi Xue Za Zhi, 84 (7), pp. 539- 542.
5. Gulbin Aygencel, Ahmet Karamercan, Emine Akinci, Ahmet Demircan, Ayfer Keles (2006).
"Metabolic syndrome and its association with ischemic cerebrovascular disease". Adv Ther, 23(3),
pp. 495-501.
6. Huỳnh Thị Thúy Hằng (2004). " Khảo sát các yếu tố nguy cơ trên bệnh nhân thiếu máu não cấp
".Tài liệu báo cáo khoa học. Sinh hoạt khoa học kỹ thuật và đào tạo liên tục thường kỳ. Hội Thần
kinh học TP.HCM.
7. Kuk JL, Ardern CI (2010). "Age and sex differences in the clustering of metabolic syndrome
factors: association with mortality risk". Diabetes Care, 33(11), pp. 2457-61.
8. Marylyn J. MaKay-lions, Christina MacDonald and Jonathan Howlett (2009). "Metabolic
syndrome and its components in individuals undergoing rehabilitation after stroke. J Neurol Phys
Ther, 33(4), pp. 189-194.
9. Mattsson N, Rönnemaa T, Juonala M, Viikari JS, Raitakari OT (2007). "The prevalence of the
metabolic syndrome in young adults. The Cardiovascular Risk in Young Finns Study". Intern
Med, 261(2), pp. 159-69.
10. Oh Young Bang, Mi Ae Lee, Jae Hyuk Lee, et al (2005). "Association of metabolic syndrome and
C – reactive protein level with intracranial atherosclerotic stroke". J Clin Neurol, 1(1), pp. 69-75.
11. Rong HU (2006). "Effect of metabolic syndrome on prognosis and clinical characteristics of
revascularization in patients with coronary artery disease". Chi Med J, 119, pp. 1871- 1876.
12. Sarzýnska-Dlugosz I, Baranowska A, Czlonkowska A (2006). "Prevalence of the metabolic
syndrome in ischemic stroke population". Neurol Neurochir Pol, 40(6), pp. 465-70.
13. Scott M. Grundy, H. Bryan Brewer, Jr, James I. Cleeman, Sidney C.Smith (2004). "Definition of
Metabolic Syndrome: Report of the National Heart, Lung, and Blood Institute/American Heart
Association Conference on Scientific Issues Related to Definition". Circulation, 109, pp. 433-438.
14. Sol M. Rodriguez – Colon, Jingping Mo, Yinkang Duan, et al (2009). "Metabolic syndrome
clusters and risk of incident stroke: the atherosclerosis risk in communities (ARIC) study". Stroke,
40, pp. 200-205.
15. Von Eckardstein A. (2005). "Risk Factors for Atherosclerotic Vascular Disease, Atherosclrosis:
Diet and Drugs". Springer, 1, pp. 71-105.

You might also like