Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 12

NICOTEX THANH THÁI

Hành vi vi phạm của công ty NICOTEX? (ĐÁNH GIÁ CÓ NGHIÊM TRỌNG KHÔNG) + Tóm
tắt vụ việc Hoàng Huy
Công ty Cổ phần Nicotex Thanh Thái được thành lập vào ngày 25/01/1999 có trụ
sở tại địa chỉ xã Cẩm Vân – huyện Cẩm Thủy – tỉnh Thanh Hóa. Công ty này được Sở
KH&ĐT tỉnh Thanh Hóa cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh ngày 25/4/2011 chuyên
gia công sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật. Toàn bộ nguồn nguyên liệu đầu vào do công ty mẹ
nhập khẩu từ Trung Quốc, sau đó giao cho Công ty CP Nicotex Thanh Thái để sản xuất, sang
chai, đóng gói.
Theo báo cáo của công ty thì vào năm 2000, công ty có lưu giữ 380 kg thuốc bảo vệ thực vật
quá hạn sử dụng trong bể được xây dựng bằng bê tông có thể tích khoảng 4,2 mét khối (thành
và đáy dày 40cm, nắp bể dày 50cm).
Hoạt động chôn lấp thuốc bảo vệ thực vật có từ năm 2000, nhưng “lý lịch” của công ty này
mới được xác định rõ từ năm 2010.
Cụ thể, ngày 19/08/2013 ông Lê Đình Sơn một người dân sống ở khu vực này đã viết đơn tố
giác hành vi chôn thuốc trừ sâu xuống lòng đất của Cty CP Nicotex Thanh Thái.
Vào ngày 6/9, Công an tỉnh Thanh Hóa đã có văn bản báo cáo kết quả điều tra ban đầu với
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa về những vi phạm của Nicotex Thanh Thái
Ngày 19/9, UBND tỉnh đã có văn bản báo cáo Thủ tướng Chính phủ về kết quả xử lý vụ việc
trên, nêu rõ những vi phạm của Cty Nicotex Thanh Thái trong quá trình sản xuất. Cụ thể, đối
với các mẫu thuốc BVTV mà đơn vị này đã chôn lấp, kết quả phân tích đã phát hiện có rất
nhiều chỉ tiêu vi phạm quy định, có những chỉ tiêu cao gấp hàng nghìn lần tiêu chuẩn cho
phép như sau: đối với mẫu D1 (mẫu đất), có 7/11 chỉ tiêu vi phạm. Trong đó, chất
Cypermethrin (thuốc trừ sâu độc nhóm 2), vượt mức cho phép 9.276 lần; chất isoprothiolane
(thuốc trừ bệnh độc nhóm 2), vượt mức cho phép 37,8 lần; chất petacyperthrin vượt cho phép
7.710 lần; chất fenoucard vượt 60 lần so với quy định. Đó là những con số biết nói và chính
nó đã làm cho môi trường vượt ngưỡng chịu tải cho phép, phá hủy môi trường một cách tàn
bạo.
Công ty đã có rất nhiều những hành vi vi phạm trong lĩnh vực bảo vệ môi trường và kiểm
dịch thực vật. Cụ thể có tổng cộng 10 hành vi vi phạm. Đó là:
1. Không niêm yết công khai tại địa điểm thực hiện dự án bản tóm tắt báo cáo đánh giá tác
động môi trường đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
2. Không có văn bản báo cáo cho cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường
về những điều chỉnh, thay đổi các nội dung, biện pháp bảo vệ môi trường trong báo cáo đánh
giá tác động môi trường đã được phê duyệt theo quy định;
3. Vận hành các công trình xử lý môi trường đã bị điều chỉnh, thay đổi so với các biện pháp
bảo vệ môi trường đã được phê duyệt trong báo cáo đánh giá tác động môi trường mà không
có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của cơ quan đã phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi
trường.
4. Công ty đã thực hiện không đầy đủ các nội dung trong báo cáo đánh giá tác động môi
trường; Xây lắp không đúng công trình xử lý môi trường theo nội dung báo cáo đánh giá tác
động môi trường đã được phê duyệt;
5. Thải mùi khó chịu vào môi trường;
6. Không chuyển chứng từ chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền;
7. Không xây dựng kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất
thải nguy hại gây ra;
8. Không phân loại chất thải nguy hại, để lẫn chất thải nguy hại khác loại với nhau hoặc với
chất thải khác;
Điều 91. Phân loại, thu gom, lưu giữ trước khi xử lý chất thải nguy hại
1. Chủ nguồn thải chất thải nguy hại phải tổ chức phân loại, thu gom, lưu giữ và xử lý đạt quy
chuẩn kỹ thuật môi trường; trường hợp chủ nguồn thải chất thải nguy hại không có khả năng
xử lý chất thải nguy hại đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường phải chuyển giao cho cơ sở có
giấy phép xử lý chất thải nguy hại.
2. Chất thải nguy hại phải được lưu giữ trong phương tiện, thiết bị chuyên dụng bảo đảm
không tác động xấu đến con người và môi trường.
Nhưng theo quy định tại khoản 2 Điều 90 LBVMT thì Tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện và có
giấy phép mới được xử lý chất thải nguy hại.
Không phân loại chất thải nguy hại, để lẫn chất thải nguy hại khác loại với nhau hoặc với chất
thải khác;
năm 2000 có chôn 380kg thuốc BVTV quá hạn trong bể xi măng. Ông Việt còn khai nhận
đây là vị trí năm 2001 đã chỉ đạo chôn lấp 10 phuy hóa chất Methemedofor với khối lượng
1.000kg
Đến Năm 2008, ông Nguyễn Xuân Trường (GĐ công ty giai đoạn tiếp sau) lại tiếp tục chỉ
đạo chôn lấp khoảng 300 - 400kg vỏ chai nhựa đựng thuốc BVTV cùng với các vỏ bao bì, gói
thuốc nhỏ được chôn lấp.
9. Không dán nhãn theo quy định;
10. Không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật an toàn về vận chuyển, bảo quản thuốc và nguyên liệu
làm thuốc của phương tiện vận chuyển, kho tàng.(...)
Qua công tác khai quật, thu gom, đóng gói và xử lý chất thải nguy hại chôn lấp trái quy định,
khai quật, bốc xúc, đóng gói toàn bộ chất thải nguy hại, hóa chất bảo vệ thực vật chôn lấp
không đúng quy định và đất nhiễm hóa chất BVTV trong khuôn viên công ty với tổng khối
lượng 953.223,5kg.
Ngoài ra, trong khuôn viên của công ty còn được nhân dân phát hiện 10 hố chôn chất thải.
Trong số đó có 1 hố theo ông Nguyễn Đức Việt (GĐ công ty giai đoạn 1998 -11/2005) tự
khai nhận năm 2000 có chôn 380kg thuốc BVTV quá hạn trong bể xi măng. Ông Việt còn
khai nhận đây là vị trí năm 2001 đã chỉ đạo chôn lấp 10 phuy hóa chất Methemedofor với
khối lượng 1.000kg
Đến Năm 2008, ông Nguyễn Xuân Trường (GĐ công ty giai đoạn tiếp sau) lại tiếp tục chỉ
đạo chôn lấp khoảng 300 - 400kg vỏ chai nhựa đựng thuốc BVTV cùng với các vỏ bao bì, gói
thuốc nhỏ được chôn lấp.
Như vậy, có thể thấy hành vi nêu trên của Công ty CP Nicotex Thanh Thái là hành vi
gây ô nhiễm môi trường đặc biệt nghiêm trọng, là hành vi cố ý có mục đích và được sự
chỉ đạo từ trên xuống dưới chứ chẳng riêng một cá nhân nào.
Và hậu quả để lại là vô cùng to lớn: Làm mất ổn định an ninh chính trị tại địa phương,
nảy sinh nhiều vấn đề xã hội, để lại những hậu quả nặng nề do bệnh tật phát sinh, ảnh
hưởng trực tiếp đến đời sống kinh tế và tinh thần của người dân trong suốt một thời
gian dài. Đây là những thiệt hại không thể nào đong đếm được.

1. PHÁT GIÁC VỤ “NICOTEX”, HÀNH ĐỘNG VÀ VAI TRÒ


CỦA CÁC CƠ QUAN CHỨC NĂNG
Vụ việc xảy ra như thế thì câu hỏi đặt ra ai là người đã phát hiện ra nó, để tìm hiểu
chúng ta sẽ đến mục thứ nhất:

1.1. Ai là người phát hiện vụ việc và cách thức xử lý của nhà nước như
thế nào?
Sáng ngày 25/8/2013 (6 ngày sau khi có đơn tố cáo của người dân), hàng trăm người dân
hai xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm (huyện miền núi Cẩm Thuỷ) và xã Yên Lâm (Yên Định) đã kéo
nhau bao vây chiếc xe tải của Công ty CP Nicotex Thanh Thái do nghi ngờ xe chở thuốc trừ
sâu hết hạn đi tẩu tán bởi sắp có đoàn kiểm tra về làm việc. Sau khi sự việc bị phát giác, ngày
28/8, các cơ quan chức năng gồm Phòng Cảnh sát Môi trường (Công an Thanh Hoá), Sở Tài
nguyên – Môi trường tỉnh, chính quyền huyện Cẩm Thuỷ cùng các hộ dân đã vào cuộc, tiến
hành kiểm tra tại Công ty CP Nicotex. Với sự quyết liệt của người dân, từ một vài vật chứng
phát hiện ban đầu, qua nhiều ngày đào bới khoảng mười điểm chôn lấp, đã phát hiện nhiều
chiếc thùng phi rỉ sét, chứa đầy chất thải độc hại, vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) được
chôn giấu dưới lòng đất.
Xử lý của cơ quan chức năng
Trước hành vi vi phạm gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng này, ngày 30/8, Công an tỉnh
Thanh Hoá đã có văn bản đình chỉ tạm thời hoạt động của Cty CP Nicotex Thanh Thái để
điều tra làm rõ vụ việc. Tiếp đó, trên cơ sở báo cáo ban đầu của ngành chức năng, ngày 6/9,
UBND tỉnh Thanh Hoá đã có Công văn hoả tốc, chỉ đạo Công an tỉnh khẩn trương điều tra,
kết luận về sai phạm trong việc chấp hành quy định pháp luật về bảo vệ môi trường của Cty
Nicotex Thanh Thái và có hình thức xử lý nghiêm. Đồng thời yêu cầu các ngành chức năng,
chính quyền địa phương nhanh chóng phối hợp với nhân dân xác định rõ địa điểm, thời gian,
khối lượng chôn lấp chất thải độc hại, đánh giá mức độ, phạm vi ô nhiễm. Mặt khác yêu cầu
Cty Nicotex Thanh Thái khai báo rõ địa điểm, số lượng, chủng loại hóa chất đã chôn lấp…
Do tính chất nghiêm trọng của vụ việc, ngày 10/9, Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung
Hải đã có Công văn yêu cầu UBND tỉnh Thanh Hoá nhanh chóng điều tra, xử lý theo thẩm
quyền vụ việc Cty Nicotex Thanh Thái chôn thuốc BVTV độc hại, gây bức xúc trong dư luận
nhân dân và báo cáo Thủ tướng trước ngày 20/9/2013.
Trước những chứng cứ không thể chối cãi, để “giảm tội”, Cty Nicotex Thanh Thái đã liên tục
có những việc làm mang tính “đối phó” để làm giảm sự độc hại, sự phát tán mùi của thuốc trừ
sâu và thay đổi hiện trường, tang vật. Rất may, trước sự cảnh giác của người dân, những hành
vi này đã bị ngăn chặn kịp thời. Điều khó hiểu là lực lượng chức năng bảo vệ hiện trường
không hề hay biết các vụ đột nhập trên và chỉ có mặt khi nhân dân phát hiện? Trở lại giai
đoạn ban đầu của vụ việc, nhiều tấn chất thải độc hại được chôn lấp trong khuôn viên Cty
cũng chỉ được phát hiện nhờ sự “tự phát” tìm kiếm, đào bới của người dân.
Theo phân tích của CA tỉnh, về trách nhiệm hành chính của hành vi chôn lấp thuốc BVTV và
các chất thải nguy hại đã diễn ra trước tháng 5.2009, mãi cho đến ngày 27.8.2013 mới bị phát
hiện; căn cứ Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính số 15/2012/QH13 ngày 20.6.2012 của
QH quy định thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường là 2 năm, thì hành
vi chôn lấp thuốc BVTV hết hạn sử dụng và các chất thải nguy hại của Cty CP Nicotex
Thanh Thái đã hết thời hiệu xử phạt hành chính (đã quá 4 năm 5 tháng), mà chỉ áp dụng biện
pháp khắc phục hậu quả. Cho đến thời điểm năm 2014 việc khắc phục hậu quả đã cơ bản
hoàn thành với hơn 239.072kg chất độc hại và đất nhiễm nặng hóa chất độc hại phải đem đi
tiêu huỷ và hàng chục tấn chất thải khác xử lý tại chỗ.

1.2. Vai trò của cơ quan chức năng địa phương như thế nào trong việc
phát hiện và xử lý các vi phạm của NICOTEX?
Vậy thì CQCN địa phương đã xử lý vụ việc này như thế nào?
Vụ việc Công ty Cổ phần (CP) Nicotex Thanh Thái chôn thuốc trừ sâu đã gây bức xúc trong
nhân dân. Những nhát cuốc, thuổng đầu tiên đặt vào hiện trường chôn lấp thuốc BVTV là của
một số người dân ở các xã trên- những xã có người dân sinh sống xung quanh khu vực
Nicotex Thanh Thái hoạt động. Thời điểm người dân vượt tường rào, đào bới tìm bằng chứng
,khi những bức xúc của người dân, tiếng “kêu cứu” về ô nhiễm môi trường độc hại của người
dân “thấu” đến cơ quan chức năng là lúc ngành chức năng của tỉnh bắt đầu vào cuộc điều tra
các sai phạm của Nicotex Thanh Thái.
Vấn đề mà dư luận đang quan tâm vụ việc kéo dài đã nhiều năm, tại sao các cơ quan chức
năng không phát hiện ra, mặc dù nhân dân đã nhiều lần cảnh báo và kiến nghị? Liệu cơ quan
chức năng có buông lỏng quản lý hoạt động của công ty này, khi mà từ năm 2001-2011, 32
hộ dân ở xã Cẩm Vân đã liên tục kiến nghị với UBND huyện Cẩm Thủy về việc Công ty CP
Nicotex Thanh Thái sản xuất thuốc bảo vệ thực vật có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ
môi trường (BVMT), nhưng không được giải quyết? Bằng chứng là từ năm 2003 đến năm
2008, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa gần như đã không thanh tra, kiểm tra
việc BVMT đối với Công ty CP Nicotex Thanh Thái. Đến năm 2009, Sở TN&MT mới có
quyết định xử phạt vi phạm của công ty này nhưng chỉ là xử phạt về hành vi không thực hiện
đầy đủ quy định về BVMT chứ không hề phát hiện việc chôn giấu thuốc trừ sâu. Điều này
cho thấy, đã có những hạn chế trong việc phát hiện, giám sát và xử phạt hành vi ô nhiễm môi
trường của các cơ quan chức năng.
Sự nghi ngờ, thiếu niềm tin của người dân đối với CQCN là có cơ sở, bởi hàng chục tấn chất
thải thuốc BVTV đang ngấm dần vào lòng đất hơn 10 năm của Nicotex Thanh Thái mà cơ
quan chuyên môn không thể phát hiện ra. Việc này được thể hiện qua đợt thanh tra ngày
15/7/2010 của Cục BVTV. Kết thúc đợt thanh tra không hề có tài liệu phản ánh kết quả xử
lý. Không những thế, ngày 19/4/2012, Chi cục BVTV Thanh Hóa, kiểm tra, đánh giá điều
kiện đảm bảo chất lượng cơ sở, kết luận Nicotex Thanh Thái thuộc cơ sở đạt loại A. Khi sự
việc bắt đầu vỡ lở vào tháng 8/2013, các cơ quan chức năng của tỉnh Thanh Hóa mới bắt đầu
lao vào cuộc tìm sai phạm thì phải chăng đã quá muộn
Vấn đề đặt ra nữa là đánh giá tác động môi trường (ĐTM) khi việc kiểm tra, giám sát thực
hiện báo cáo ĐTM của cơ quan chức năng chưa triệt để, số liệu thì cũ kĩ, sao chép từ dự án
này qua dự án khác nhưng vẫn được chấp nhận. Câu hỏi đặt ra là vì sao ngành chức năng lại
không lấy mẫu đất, nước để phân tích, kiểm chứng; phải cho tới khi báo chí lên tiếng mới
phát hiện hành vi vi phạm. Trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện báo cáo ĐTM của
cơ quan có thẩm quyền như thế nào cũng là băn khoăn của nhiều người.
Như vậy có thể thấy rõ, trước hết, các cơ quan quản lý, nhất là cơ quan quản lý về môi trường
của địa phương đã hoạt động thiếu hiệu quả. Vấn đề quản lý nhà nước về môi trường của địa
phương còn có sự lỏng lẻo, thiếu kiểm tra thường xuyên, sâu sát. Cạnh đó việc tiếp nhận và
xử lý thông tin, kiến nghị và khiếu nại của người dân, chính quyền và cơ quan chức năng địa
phương chưa thực hiện một cách nghiêm túc, kịp thời và triệt để, làm qua loa để báo cáo.
Qua vụ việc Nicotex Thanh Thái, không thể phủ nhận sự thiếu hiệu quả trong công tác quản
lý nhà nước về BVMT ở địa phương. Nếu các cơ chức năng và chính quyền địa phương thực
hiện chặt chẽ việc giám sát, phòng ngừa ô nhiễm môi trường ngay từ đầu thì có lẽ đã không
xảy ra sự việc đáng tiếc kể trên.
Phần tiếp theo mà nhóm chúng tôi muốn trao đổi cùng cô và các bạn sẽ do bạn Tường Vy
trình bày:

2. NHỮNG VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN QUYẾT ĐỊNH XỬ PHẠT


NICOTEX THANH THÁI CỦA NHÀ NƯỚC

2.1 Chế tài xử phạt hành chính đối với NICOTEX Thanh Thái liệu đã
thỏa đáng?
Như thông tin chúng ta đã biết, tổng mức phạt cho 10 hành vi phạm hành chính là:
421.150.000d
Với hành vi gây ô nhiễm môi trường của Công ty Cổ phần Nicotex Thanh Thái, chúng tôi
cho rằng Công ty biết và buộc phải biết hành vi của mình là hành vi sai trái, làm ảnh hưởng
tới môi trường nhưng họ vẫn lựa chọn việc thực hiện nó không chỉ một lần. Bởi những người
ở trong công ty này chắc hẳn đều là những người có học vấn trình độ. Hơn nữa là lãnh đạo
công ty họ thừa biết rằng các chất này đều là các chất hóa học gây độc hại, trong đó có một
số chất dùng làm thuốc trừ sâu, nhưng họ vẫn đang tâm chôn xuống đất. Vậy điều này không
phải là vấn đề tiết kiệm tiền hay hạ thấp giá thành, mà thực ra đây là hành vi phạm pháp.
Từ phản ánh của nhân dân cùng cán bộ UBND, MTTQ hai xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm, qua 15
năm sống trong môi trường bị đầu độc, đã có hàng trăm người dân trong vùng mắc các chứng
bệnh về hô hấp, ung thư.. nhiều người đã chết vì các căn bệnh trên, trong đó, có nhiều người
tuổi đời còn trẻ. Bên cạnh đó có những gia đình sinh con bị tật nguyền, dị dạng, nhiều cháu ra
đi khi đang còn thơ ấu. Ngoài ra, đáng lo ngại hơn là tình trạng ô nhiễm về đất và nguồn nước
do sự phát tán, xâm nhập của các loại thuốc BVTV nguy hại trong quá trình chôn lấp sẽ còn
gây tác động lâu dài, huỷ hoại môi trường sống của người dân ở đây qua nhiều thế hệ. Vì với
đặc thù là bình độ địa hình dốc, xã Yên Lâm nằm thấp nhất so với hai xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm
và mặt bằng của Nicotex Thanh Thái nên việc người dân nơi đây rất lo ngại “hóa chất chảy
chỗ trũng”, ảnh hưởng tới các mạch nước ngầm tại xã Yên Lâm. Trong khi đó, người dân ở
đây hầu hết vẫn dùng nước trực tiếp từ các giếng đào. Vậy mức phạt hơn 421 triệu liệu có
phải là một con số đủ sức răn đe khi mà những nỗi đau về sức khỏe và tinh thần do di chứng
của độc chất đối với những người dân đã, đang và sẽ bị ảnh hưởng đến bao giờ mới được
khắc phục?
Theo quan điểm của chúng tôi, chế tài xử phạt lúc bấy giờ vẫn có kẽ hở để doanh nghiệp né
tránh, mức độ xử phạt thì chưa có tính răn đe. Theo Nghị định số 117/2009/NĐ-CP của Thủ
tướng Chính phủ về xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực BVMT, Chánh Thanh tra Bộ chỉ
được phạt đến 500 triệu đồng. Với mức phạt này thì việc một doanh nghiệp lớn như Nicotex
Thanh Thái có gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng thì kể cả bị phạt tối đa đến 500 triệu
đồng cũng vẫn ít so với lợi nhuận thu được từ việc không xử lý chất thải. Bên cạnh đó việc ô
nhiễm không khí, ô nhiễm nước, tiếng ồn dễ nhận biết, dễ thấy tác hại, còn ô nhiễm đất khó
nhận biết, khó mà có thể thấy được những tác hại trực tiếp. Có lẽ chính vì vậy Nicotex Thanh
Thái cho rằng việc mình thực hiện hành vi gây ô nhiễm môi trường này rất khó bị phát hiện.
Việc cty này bất chấp gây ô nhiễm môi trường rõ ràng là một hành vi bị lợi ích trước mắt che
mờ đi những nhận thức về trách nhiệm bảo vệ môi trường dẫn tới vi phạm pháp luật.
Tiếp theo mặc dù Nicotex Thanh Thái buộc phải tạm đình chỉ sản xuất kinh doanh để khắc
phục hậu quả cho đến khi thực hiện xong các biện pháp khắc phục hậu quả và được UBND
tỉnh đồng ý cho hoạt động trở lại. Đây được xem là mức phạt hành chính cho mức lỗi vi
phạm, khung hình phạt đã được áp dụng tối đa, không có yếu tố giảm nhẹ. Tuy nhiên đã sau
hai năm ngừng sản xuất, nhưng người dân ở đây vẫn cảm nhận mùi thuốc sâu vẫn còn nồng
nặc trong không khí; đặc biệt nguồn nước sinh hoạt của người dân nằm phía hạ lưu vẫn như
cũ, chưa có bất cứ sự cải thiện nào.

2.2 Tại sao NICOTEX Thanh Thái không bị truy thu phí BVMT?
Quyết định xử phạt vi phạm hành chính Cty Nicotex Thanh Thái về hành vi vi phạm pháp
luật về bảo vệ môi trường với các hình thức gồm: phạt tiền (421.150.000 đồng), buộc Cty tạm
đình chỉ kinh doanh và khắc phục hậu quả.
Số tiền hơn 421 triệu ở đây chỉ là số tiền xử phạt hành chính đối với 10 hành vi vi phạm hành
chính của Nicotex Thanh Thái. Và nó không bao gồm tiền bồi thường hay tiền truy thu phí
bảo vệ môi trường. Bởi lẽ các chất mà NICOTEX Thanh Thái chôn vùi vào đất là thuốc bảo
vệ thực vật - là chất thải nguy hại. Theo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền, con
người được phép sử dụng môi trường trong khuôn khổ pháp luật cho phép, việc sử dụng môi
trường thì phải trả phí sử dụng, tuy nhiên, con người chỉ được thải ra môi trường những chất
thải trong khuôn khổ của pháp luật. Nếu làm trái quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt. Đối
với các chất thải nguy hại như thuốc bảo vệ thực vật, pháp luật quy định không được phép
thải trực tiếp ra môi trường nếu không qua quy trình xử lý.
Minh chứng cụ thể, theo Khoản 2 Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2005 quy định “Chất thải
nguy hại phải được lưu giữ tạm thời trong thiết bị chuyên dụng bảo đảm không rò rỉ, rơi vãi,
phát tán ra môi trường” hay điều kiện trong việc vận chuyển chất thải nguy hại quy định tại
Khoản 3 Điều 72 của luật này là “Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại phải có thiết bị
phòng, chống rò rỉ, rơi vãi, sự cố do chất thải nguy hại gây ra.”. Và Khoản 2 Điều 73 chỉ rõ,
chỉ những tổ chức, cá nhân được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và
mã số hoạt động mới được tham gia xử lý chất thải nguy hại.
Qua đó rõ ràng cho thấy, việc xử lý chất thải nguy hại là cực kỳ cẩn trọng, không cá nhân, tổ
chức nào được phép xả thải trực tiếp ra môi trường chất thải nguy hại, vì thế, không thể áp
dụng nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền để truy thu phí bảo vệ môi trường đối với
Nicotex Thanh Thái bởi vì việc để chất thải nguy hại phát tán trực tiếp hay thải trực tiếp ra
môi trường đã là hành vi vi phạm pháp luật, đã vượt ra khỏi phạm vi pháp luật cho phép từ
ban đầu.

3. NICOTEX THANH THÁI TRONG CÂU CHUYỆN BỒI


THƯỜNG THIỆT HẠI

3.1. Nicotex Thanh Thái đã đối phó với những tranh chấp với người dân
bằng cách nào?
Tính đến chiều 17.10.2013, có 10/10 chi hội nông dân với 871 lá đơn thuộc xã Yên Lâm có
đơn ủy quyền cho ông Lê Thiện Nghĩa - Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Lâm - thay mặt cho
hội viên và những người bị hại trong xã khởi kiện Cty Nicotex Thanh Thái đòi bồi thường
thiệt hại. Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thanh Hóa cũng lên tiếng cho rằng yêu cầu bồi
thường thiệt hại về sức khỏe, nguồn nước và các trách nhiệm vật chất khác của người dân là
chính đáng.
Theo Luật Bảo vệ môi trường, khi người dân có yêu cầu bồi thường thì chính quyền địa
phương, cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường phải có trách nhiệm hướng dẫn cách tính
toán, xác định thiệt hại hoặc chứng kiến xác định thiệt hại. Thế nhưng, ở việc kiện Nicotex
Thanh Thái, chính quyền và cơ quan chức năng không làm tròn trách nhiệm. Trước sức ép
của dư luận thì cơ quan chức năng tỉnh Thanh Hóa mới lấy mẫu phân tích nhưng kết quả cho
ra tương đối “đẹp”, giúp Nicotex Thanh Thái thoát bồi thường. Người dân không chấp nhận,
yêu cầu một đơn vị độc lập lấy mẫu lại nhưng chính quyền không chấp nhận. Do vậy, vấn đề
bồi thường thiệt hại của người dân bị chìm xuồng.
Bằng cách này hay cách khác trong vụ Nicotex Thanh Thái, hầu như chính quyền và các cơ
quan chuyên môn về bảo vệ môi trường đều làm ngơ trong việc hỗ trợ người dân xác định
thiệt hại. Khoản 5 Điều 131 Luật Bảo vệ môi trường năm 2005 quy định “trường hợp mỗi
bên hoặc các bên có yêu cầu thì cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường có trách nhiệm
tham gia hướng dẫn cách tính toán, xác định thiệt hại hoặc chứng kiến việc xác định thiệt
hại”. Luật quy định là vậy nhưng trên thực tế mỗi khi người dân yêu cầu bồi thường thiệt hại
về môi trường do hành vi gây ô nhiễm môi trường gây ra thì đa phần họ toàn nhận được
những cái lắc đầu từ chối từ các cơ quan mà luật gọi là “cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi
trường”. Vậy liệu những bất cập trong quy định của pháp luật trên đây có phải là cái cớ để
những chủ thể gây ô nhiễm môi trường như Nicotex đối phó những tranh chấp với người dân
hay không?
3.2. Có thể khởi kiện Nicotex Thanh Thái để bồi thường thiệt hại hay
không?
Về chủ thể khởi kiện, các hộ dân ở đây đã không thể khởi kiện tập thể được, do quy định
hiện hành lúc bây giờ không cho phép. Do vậy, họ phải làm đơn khởi kiện riêng lẻ.
Theo quy định tại Điều 161 và khoản 3 Điều 162, Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 và Điều
162 Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, đối với chủ thể có quyền khởi kiện, thì chỉ có hai đối
tượng có quyền khởi kiện là: (i) Người bị thiệt hại tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp
pháp khởi kiện
vụ án dân sự để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; hoặc (ii) Cơ quan, tổ
chức trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu
cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách
hoặc theo quy định của pháp luật.
Đối với chủ thể khởi kiện vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, theo hướng dẫn của Nghị quyết
số 05/2012: “Cơ quan Tài nguyên và Môi trường có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu
Tòa án buộc cá nhân, cơ quan, tổ chức có hành vi gây ô nhiễm môi trường phải bồi thường
thiệt hại, khắc phục sự cố
gây ô nhiễm môi trường công cộng”. Tuy nhiên, không có văn bản hướng dẫn để xác định cơ
quan tài nguyên và môi trường là cơ quan nào: Sở Tài nguyên và Môi trường hay Bộ Tài
nguyên và Môi trường hay Ủy ban nhân dân các cấp. Ngoài ra, như thế nào là tổ chức có
nhiệm vụ, quyền hạn trong việc bảo vệ môi trường hiện hành cũng chưa được làm rõ, liệu có
bao gồm các tổ chức hiệp hội hay không như: Hội nông dân, Hội bảo tồn sinh vật biển, Hội
Khoa học kỹ thuật bảo vệ thực vật, Hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam…. Vụ
việc Vedan là minh chứng rõ, Hội nông dân TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa -Vũng Tàu đã đại
diện những người dân bị thiệt hại cho hành vi vi phạm việc xả thải ra môi trường của Vedan
yêu cầu bồi thường thiệt hại. Kết quả là Vedan phải bồi thường cho người dân bị thiệt hại ở
TPHCM, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu với tổng số tiền bồi thường là 220 tỷ đồng.
Như vậy, theo quan điểm của nhóm chúng tôi, người dân Thanh Hóa có thể nhờ tới sự hỗ trợ
của Hội nông dân làm cơ quan đại diện khởi kiện vụ án dân sự này, đòi bồi thường cho người
dân Thanh Hóa bị thiệt hại.

3.3. Vì sao bài toán khởi kiện Nicotex Thanh Thái đến nay vẫn chưa có
lời giải?
Bồi thường thiệt hại do ô nhiễm môi trường thuộc nhóm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
Do đó, về mặt nguyên tắc, trách nhiệm bồi thường chỉ phát sinh khi đáp ứng đủ các yếu tố
sau:
- Phải có thiệt hại xảy ra;
- Phải có hành vi trái pháp luật;
- Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật;
- Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.
Thứ nhất, chứng minh thiệt hại xảy ra rất khó vì nhiều lý do. Một khi thiệt hại về môi trường
thường xảy ra trên diện rộng, tác động tới nhiều đối tượng: sức khỏe, tính mạng, tài sản có
thể là lợi ích hợp pháp của của cá nhân, tổ chức, hay ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên…
Vì vậy, trong nhiều trường hợp không thể tách biệt được thiệt hại về môi trường tự nhiên tại
một khu vực nhất định với thiệt hại về tài sản, sức khỏe, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá
nhân tại khu vực đó. Từ đó khó lòng mà xác định được ai là người thiệt hại và được nhận bồi
thường. Ví dụ, sự suy giảm nguồn lợi thủy sản tại một dòng sông bị ô nhiễm cũng đồng thời
là sự giảm sút về thu nhập của ngư dân ở khu vực đó tuy nhiên, gần như không thể tách bạch
hay tính toán được đây là thiệt hại cho Nhà nước hay là thiệt hại cho cá nhân do hành vi gây
ô nhiễm. Mặt khác, chi phí giám định thiệt hại là rất lớn, trong khi do giới hạn kỹ thuật, nhiều
vụ vi phạm môi trường ở Việt Nam còn phải thuê kỹ thuật giám định của nước ngoài mới có
thể đưa vụ việc ra cơ quan xét xử. Điều này là một rào cản đối với người dân muốn chứng
minh thiệt hại.
Thứ hai, chứng minh hành vi trái pháp luật là một thách thức về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
Bằng chứng vi phạm mà người dân cung cấp không được công nhận giá trị pháp lý trước Tòa.
Còn việc xác minh của cơ quan chức năng phải theo quy trình và thường có độ trễ nhất định
so với thời điểm xảy ra vi phạm. Do đó, nhiều trường hợp khi cơ quan chức năng đến xác
minh thì hậu quả không đủ để coi là vi phạm pháp luật. Hơn nữa, hệ thống quy chuẩn kỹ
thuật về môi trường lúc này vẫn còn thiếu nhiều quy chuẩn, gây khó khăn cho việc xác định
vi phạm. Ví dụ, với kết quả kiểm nghiệm các mẫu đất, nước và chất thải tại khu vực công ty
Cổ phần Nicotex Thanh Thái chôn hóa chất xuống lòng đất, nhiều chỉ tiêu không có quy
chuẩn để so sánh. Ngoài ra, các sự cố môi trường xảy ra (chẳng hạn sự cố trong tìm kiếm,
thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí…) nhưng không thuộc trường hợp bất khả kháng thì
vẫn làm phát sinh trách nhiệm pháp lý của những người có liên quan mà không nhất thiết
phải có hành vi trái pháp luật.
Thứ ba, việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và hậu quả xảy ra rất
phức tạp và trong một số trường hợp gần như không thể tách biệt được cặp hành vi – hậu quả
tương ứng. Hậu quả xảy ra có thể là sự tổng hợp của các yếu tố:
- Yếu tố đầu tiên: Nhiều hành vi vi phạm do nhiều chủ thể khác nhau cùng thực hiện, như
nhiều nhà máy trong khu công nghiệp cùng xả thải
- Yếu tố tiếp theo: Sự cộng hưởng tác động của các tác nhân khác như thiên tai, dịch bệnh,
nguồn gen,…
- Yếu tố cuối cùng: Hành vi vi phạm của chính người bị thiệt hại (người dân sống trong
khu vực cũng là một trong những đối tượng gây ô nhiễm khi xả rác, nước thải sinh hoạt,
sử dụng thuốc bảo vệ thực vật…)
Trong khi đó, pháp luật quy định phải chứng minh mối quan hệ nhân quả, tức là hành vi gây
thiệt hại phải là nguyên nhân trực tiếp hoặc là nguyên nhân có ý nghĩa quyết định đối với
thiệt hại đã xảy ra để xác định bị đơn dân sự (người có trách nhiệm bồi thường) – một nội
dung bắt buộc trong đơn khởi kiện.
Ngoài các khó khăn trên thì theo nhóm chúng tôi một hạn chế nữa là thời hiệu khởi kiện
ngắn (2 năm kể từ ngày quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm) cũng là 1 cản trở lớn cho
người bị thiệt hại trong hành trình đi tìm công lý. Do các thiệt hại không xảy ra tức thời ngay
sau khi có hành vi gây thiệt hại, mà xảy ra trong khoảng thời gian khá dài nên đến khi chứng
minh được thiệt hại hay mối quan hệ nhân quả giữa hành vi – thiệt hại thì thời hiệu khởi kiện
yêu cầu bồi thường thiệt hại trong nhiều trường hợp là không còn.

Qua 2 vụ việc mà chúng ta đã tìm hiểu Vedan và Nicotex Thanh Thái, có thể thấy rằng câu
chuyện môi trường và kinh tế vẫn là đề tài muôn thuở. Nó tồn tại như 2 mặt của 1 vấn đề,
luôn song hành cùng nhau, không thể chỉ phát triển chọn 1 trong 2. Hơn nữa, môi trường vẫn
là cái nôi để kinh tế có thể phát triển. Như vậy cần phải làm thế nào để dung hòa giữa việc
bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, tiến tới một xã hội văn minh tiến bộ xanh sạch đẹp.
Đó là trách nhiệm không của riêng 1 cá nhân, 1 tổ chức nào, không phải chỉ riêng của nhà
nước, chỉ riêng của doanh nghiệp hay chỉ riêng của 1 con người mà là trách nhiệm của toàn
nhân loại. Mẹ thiên nhiên cho ta tất cả, dù như thế nào cũng không thể nào bỏ rơi mẹ của
chúng ta.

MỞ RỘNG
Tại biên bản số 1, ông Nguyễn Đức Việt, Giám đốc Công ty giai đoạn 1998-11/2005 khai
nhận năm 2001 đã chỉ đạo chôn 10 phuy chất Methemedofor, khối lượng 1.000 kg thuốc bảo
vệ thực vật quá hạn trong bể xi-măng và có xin chủ trương của ông Nguyễn Thành Nam-
Tổng Giám đốc CTCP Nicotex.
Theo ông Nguyễn Đức Việt, vào thời điểm tháng 11 năm 1999, trong thời gian ông Việt đi
công tác nước ngoài ở công đi đã xảy ra sự cố chập điện tại bể ra nhiệt dẫn đến ba thùng phuy
Dimethoate bị bục vỏ, một phần hóa chất trong các phuy thoát ra ngoài lẫn với nước trong bể.
Sau khi sự cố xảy ra, ông Nguyễn Trọng Nho, Phó Giám đốc thời điểm đó đã cho múc toàn
bộ lượng nước, khoảng 2 m3 bị nhiễm Dimethoate ở bể gia nhiệt đổ vào các thùng phuy,
dung tích 200 lít. Ông Việt đi nước ngoài về, thấy tại khu nhà xử lý nước thải có 7-8 phuy
nên đã giao cho ông Đức xử lý số nước này theo quy trình xử lý nước thải. Hố 5 phát hiện
các gói ny lông màu vàng xanh, ghi chữ “Nitrin 100 EC”. Biên bản kiểm tra hiện trường số 3
xác nhận bốn hố chôn chất thải, đáng chú ý là hố 1 phát lộ ba mặt thùng phuy, trên bề mặt có
một lỗ thủng nhìn thấy chất dịch màu đen bên trong.
Theo báo cáo của ông Nguyễn Xuân Trường, Giám đốc Công ty giai đoạn 12-2005 đến 7-
2011, đây là vị trí vào năm 2008 ông Trường đã chỉ đạo ông Lương Văn Ngọ chôn lấp
khoảng 300-400 kg vỏ chai nhựa đựng thuốc bảo vệ thực vật; số vỏ chai này đã được xử lý sơ
bộ và nghiền nhỏ cùng một số vỏ gói thuốc bảo vệ thực vật. Hố 2 phát lộ ba đầu thùng phuy
kim loại đã cũ, bị gỉ, thủng, vỡ nứt; hố 3 phát hiện có các mảnh vỡ bê tông; hố 4 phát hiện ba
đầu thùng phuy bằng kim loại đã cũ gỉ.
Theo ông Nguyễn Xuân Trường, trong khoảng thời gian kéo dài từ năm 2006 đến khi ông
Trường miễn nhiệm Giám đốc vào tháng 7 năm 2011, mỗi khi có cặn bùn thải phát sinh trong
quá trình xử lý nước thải, ông đều cho công nhân đổ chôn vào hố, tổng lượng bùn khoảng 1
m3. Ngoài ra, trong các hố bị phát lộ có một số mảnh kim loại đã cũ gỉ, các gói ni-lông trên
in chữ “thuốc trừ sâu Nicotex”; tám cuộn ni-lông tráng thiếc, nhiều gói ni-lông ghi chữ
“NITOX 30 EC”, nhiều gói ni-lông màu xanh vàng, bề mặt ghi chữ “NITRIN 100 EC”….

You might also like