DapAnBaiTap - Chương 3

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 11

CHƯƠNG 3

BÀI 1. Điều gì xảy ra với giá và lượng cân bằng trên thị trường máy lạnh trong các
tình huống sau:
a) Thời tiết trở nên nóng bất thường, người bán không thay đổi lượng bán ra.
b) Lượng máy lạnh nhập khẩu gia tăng
c) Giá điện tăng cao, người bán không thay đổi lượng bán ra.
d) Các nhà khoa học khuyến cáo, máy lạnh có hại cho sức khỏe.
e) Thu nhập của người tiêu dùng giảm mạnh do suy thoái kinh tế.
f) Nhiều doanh nghiệp rời bỏ thị trường do chính phủ tăng thuế.
g) a và b xảy ra đồng thời nhưng ảnh hưởng của a mạnh hơn.
h) e và f xảy ra đồng thời
Hướng dẫn: để làm được bài này, các em sử dụng 3 bước để phân tích sự thay đổi trạng
thái cân bằng của thị trường một hàng hóa.
Bước 1: Xác định xem sự kiện (tình huống) đề bài cho tác động đến cung hay cầu hay cả
cung và cầu.
Bước 2: Xác định cung/ cầu tăng hay giảm từ đó xác định hướng dịch chuyển của đường
cung hoặc/và đường cầu
Bước 3: Sử dụng đồ thị để xem trạng thái cân bằng trên thị trường hàng hóa
a. Thời tiết trở nên nóng bất thường, người bán không thay đổi lượng bán ra ➔ tác
động tới cầu về máy lạnh (máy điều hòa) ➔ làm cho cầu về máy lạnh tăng ➔ nên đường
cầu về máy lạnh dịch chuyển sang phải từ D0 thành D1
P
S

P1
Vậy P và Q cân bằng trên thị
P0
trường máy lạnh đều tăng
D1
D0

Q0 Q1 Q

b. Lượng máy lạnh nhập khẩu gia tăng ➔ Tác động tới cung về máy lạnh ➔ làm cho
cung về máy lạnh tăng ➔ nên đường cung máy lạnh dịch chuyển sang phải từ S0 thành S1

1
P
S0
S1
Vậy P cân bằng giảm, Q cân
P0 bằng trên thị trường máy lạnh
P1 tăng

Q0 Q1 Q

c. Giá điện tăng cao, người bán không thay đổi lượng bán ra ➔ tác động tới cầu về máy
lạnh ➔ làm cho cầu máy lạnh giảm ➔ nên đường cầu máy lạnh dịch chuyển sang trái từ
D0 thành D1

P
S

P0
Vậy P và Q cân bằng trên thị
P1
trường máy lạnh đều giảm
D0
D1

Q1 Q
Q0

d. Các nhà khoa học khuyến cáo, máy lạnh có hại cho sức khỏe ➔ Tác động tới cầu về
máy lạnh ➔ làm cho cầu máy lạnh giảm ➔ nên đường cầu về máy lạnh dịch chuyển sang
trái từ D0 thành D1.
Vẽ hình tương tự câu c ➔ Vậy P và Q cân bằng trên thị trường máy lạnh đều giảm.
e. Thu nhập của người tiêu dùng giảm mạnh do suy thoái kinh tế ➔ tác động tới cầu
về máy lạnh ➔ làm cho cầu máy lạnh giảm (máy lạnh là hàng hóa thông thường) ➔ nên
đường cầu về máy lạnh dịch chuyển sang trái từ D0 thành D1.
Vẽ hình tương tự câu c➔ Vậy P và Q cân bằng trên thị trường máy lạnh đều giảm.

2
f. Nhiều doanh nghiệp rời bỏ thị trường do chính phủ tăng thuế➔ tác động tới cung về
máy lạnh ➔ làm cho cung máy lạnh giảm ➔ nên đường cung máy lạnh dịch chuyển sang
trái từ S0 thành S1

S1
S0
Vậy P cân bằng tăng còn Q cân
P1 bằng trên thị trường máy lạnh
P0 giảm

Q1 Q0 Q

g) a và b xảy ra đồng thời nhưng ảnh hưởng của a mạnh hơn.


Như vừa phân tích ở câu a : Thời tiết trở nên nóng bất thường, người bán không thay đổi
lượng bán ra ➔ tác động tới cầu về máy lạnh (máy điều hòa) ➔ làm cho cầu về máy lạnh
tăng ➔ nên đường cầu về máy lạnh dịch chuyển sang phải từ D0 thành D1. Còn Câu b:
Lượng máy lạnh nhập khẩu gia tăng ➔ Tác động tới cung về máy lạnh ➔ làm cho cung về
máy lạnh tăng ➔ nên đường cung máy lạnh dịch chuyển sang phải từ S0 thành S1
➔ Như vậy a và b xảy ra đồng thời tức là cầu tăng và cung tăng ➔ đường cầu và đường
cung đều dịch chuyển sang phải. Mặt khác, đề bài cho “ảnh hưởng của a mạnh hơn” tức là
mức độ dịch chuyển sang phải của đường cầu nhiều hơn mức độ dịch chuyển sang phải của
đường cung.

S0
S1
P1
Vậy P cân bằng và Q cân bằng
P0
trên thị trường máy lạnh đều tăng
D1
D0

Q0 Q1 Q

3
h) e và f xảy ra đồng thời
Như vừa phần tích ở câu e: Thu nhập của người tiêu dùng giảm mạnh do suy thoái kinh tế
➔ tác động tới cầu về máy lạnh ➔ làm cho cầu máy lạnh giảm (máy lạnh là hàng hóa
thông thường) ➔ nên đường cầu về máy lạnh dịch chuyển sang trái từ D0 thành D1. Và câu
f: Nhiều doanh nghiệp rời bỏ thị trường do chính phủ tăng thuế➔ tác động tới cung về máy
lạnh ➔ làm cho cung máy lạnh giảm ➔ nên đường cung máy lạnh dịch chuyển sang trái
từ S0 thành S1
➔ Như vậy e và f xảy ra đồng thời tức là cầu và cung về máy lạnh đều giảm ➔ đường cầu
và cung về máy lạnh đều dịch chuyển sang trái, nhưng chưa biết ảnh hưởng của cầu hay
cung mạnh hơn hay ít hơn nên trong trường hợp này chúng ta phải xét 3 trường hợp tùy
theo mức độ giảm của cung và cầu

S1 S1 D0 S1

S0 D1
P0 S0
P1 S0
P1 P0≡P1
P0
D0
D0
D1
D1

Q1 Q0 Q1 Q0 Q1 Q0

TH1: Cầu giảm nhiều hơn cung giảm TH2: Cầu giảm bằng cung giảm TH3: Cầu giảm ít hơn cung giảm

➔ Vậy Lượng cân bằng trên thị trường máy lạnh luôn giảm, còn giá cân bằng có thể giảm,
tăng hoặc không thay đổi (giá không rõ ràng)
Bài 2. Cung – cầu về sản phẩm Y có dạng: QS = 2P - 8 và QD = 15 – 0,5P
(trong đó Q tính bằng triệu tấn, P tính bằng nghìn đồng/tấn)
a. Xác định giá và sản lượng cân bằng của sản phẩm Y.
b. Vì một lý do nào đó lượng cầu giảm 1 triệu tấn ở mọi mức giá, khi đó giá và lượng thay
đổi như thế nào. Vẽ đồ thị minh họa câu a và câu b trên cùng một đồ thị
c. Do giá nguyên liệu sản xuất sản phẩm Y giảm nên lượng cung tăng 10% tại mọi mức
giá. Xác định giá và lượng cân bằng mới. Vẽ đồ thị minh họa câu a và câu c trên cùng một
đồ thị
d. Khi giá bán trên thị trường là 8 nghìn đồng/tấn thì thị trường xảy ra tình trạng gì? doanh
thu thu được tại mức giá này là bao nhiêu?

4
e. Khi giá bán trên thị trường là 11 nghìn đồng/tấn thì thị trường xảy ra hiện tượng dư cung
hay dư cầu? Tính mức dư cung hoặc dư cầu? Tính doanh thu thu được tại mức giá này là
bao nhiêu?
Đ/án:
a. Tại TTCB có: QS =QD ➔ 2P – 8 = 15 -0,5P ➔ PE = 9,2 (nghìn đồng/tấn)
Thay PE vừa tìm được vào phương trình đường cung hoặc đường cầu ta được ➔ QE
= 10,4 (triệu tấn)
b. Cầu giảm 1 triệu tấn ở mọi mức giá nên đường cầu dịch chuyển sang trái, khi đó PT
đường cầu mới là:
QD mới = QD – 1 = 15 – 0,5P -1 = 14 -0,5P
c. TTCB mới: QD mới = QS ➔ 14 – 0,5P = 2P – 8 ➔ PE mới = 8,8 (nghìn đồng/tấn)
➔ QE mới = 9,6 (triệu tấn)
Vậy giá cân bằng và lượng cân bằng đều giảm
- Vẽ hình:
+ Đường cầu ban đầu D0
P 0 30
QD 15 0
30 S0
+ Đường cung ban đầu S0
28
P 0 4
QS -8 0 9,2
8,8
+ Đường cầu mới D1
P 0 28 4
D0
QD mới 14 0 D1
-8 9,6 10,4 14 15
c. Cung tăng 10% tại mọi mức giá nên đường cung dịch chuyển sang phải, khi đó phương
trình đường cung mới là:
QS mới = QS + 10%QS = 2P - 8 + 0,1x(2P – 8) = 2,2P – 8,8
Hoặc QS mới = 110%QS = 1,1x(2P – 8)= 2,2P – 8,8
Tại TTCB mới: QS mới = QD ➔ 2,2P – 8,8 = 15 – 0,5P ➔ PE mới = 8,8 (nghìn đồng/tấn)
Thay PE mới vào Phương trình đường cung mới hoặc đường cầu ban đầu
➔ QE mới = 10,6 (triệu tấn)
Vẽ hình:
Đường cung và đường cầu ban đầu vẽ giống câu trên, vẽ thêm

5
Đường cung mới:
P 0 4
QS mới -8,8 0

30 S0

9,2 S1
8,8
2
4

-8,8 -8 10,4 10,6 15

d. Khi P = 8 thì QD = 15 – 0,5x8= 11, QS = 2x8 – 8= 8


 QD > QS nên thị trường xảy ra tình trạng thiếu hụt hàng hóa (dư cầu)
Lượng hàng bán được thực tế là QS = 8
Doanh thu: TR = PxQ = 8x8 = 64 (tỷ đồng)
e. P = 11 thì QD = 15 – 0,5x11= 9,5 ; QS = 2x11 – 8 = 14
➔ QS > QD nên thị trường xảy ra tình trạng dư cung ( hay dư thừa hàng hóa)
Lượng dư cung (hay lượng dư thừa) ∆Q= QS – QD = 14 – 9,5 = 4,5
Lượng hàng bán được thực tế là QD = 9,5
Doanh thu: TR = PxQ = 11x9,5=104,5 (tỷ đồng)
BÀI 3. Cho thị trường hàng hóa A có phương trình đường cung và đường cầu như
sau: PS = 0,2Q – 10 và PD = 20 – 0,2Q (bỏ qua đơn vị của giá và lượng)
a. Xác định Giá và sản lượng cân bằng của thị trường?
b. Giả sử giá bán trên thị trường là P = 10 thì thị trường xảy ra tình trạng gì? Doanh
thu thu được tại mức giá này bằng bao nhiêu?
c. Do nhiều hàng hóa thay thế cho hàng hóa A xuất hiện nên lượng cầu về hàng hóa A
giảm 20% tại mọi mức giá. Hãy tính tác động của của việc giảm cầu này đối với giá ?
d. Do giá hàng B là hàng thay thế cho A giảm nên lượng cầu về A giảm một lượng
tuyệt đối tại mọi mức giá. Biết lượng cân bằng mới bây giờ là 60. Lập phương trình
đường cầu mới?
Đ/ Án:
Bài này các em có thể làm theo PT đường cung và cầu dưới dạng P theo Q như đề bài
hoặc có thể đổi lại PT dưới dạng Q theo P.
a. Tại TTCB có: PS = PD ➔0,2Q - 10 = 20 – 0,2Q ➔ QE = 75

6
Thay QE vừa tìm được vào PT đường cung hoặc đường cầu ta được: PE = 5
b. P = 10 thay vào PT đường cung và đường cầu để tìm lượng cung và lượng cầu tại
mức giá này.
10 = 0,2QS – 10 ➔ QS = 100
và 10 = 20 – 0,2QD ➔ QD = 50
➔ QS>QD nên thị trường xảy ra tình trạng dư thừa hàng hóa (dư cung)
Lượng hàng bán được thực tế là QD = 50
TR = 10 x 50 = 500
c. Với dạng câu này vì lượng cầu thay đổi tại mọi mức giá (tức P cố định chỉ có Q thay
đổi) nên dạng này phải làm Q theo P do đó PT đường cầu ban đầu phải viết lại thành
Q theo P.
- Đường cầu ban đầu PD = 20 – 0,2Q ➔ QD = 100 – 5P
- Cầu về hàng hóa giảm nên đường cầu dịch chuyển sang trái khi đó PT đường cầu
mới là:
QD mới = QD - 20%QD hoặc = 80%QD = 0,8 x(100 – 5P) = 80 – 4P
Hay từ đây rút P theo Q là: PD mới = 20 – 0,25Q
TTCB mới PD mới = PS ➔ 20 – 0,25Q = 0,2Q – 10
➔ QE mới = 66,66 Thay QE mới vào PT đường cầu mới hoặc đường cung ban đầu ta
được ➔ PE mới = 3,33

Vậy giá đồng giảm

d. Cách 1: Cầu về hàng A giảm một lượng tuyệt đối tại mọi mức giá nên đường cầu
hàng A dịch chuyển song song sang trái, khi đó PT đường cầu mới có dạng:
QD mới = a – 5P (Vì đường cầu ban đầu QD = 100 – 5P)
Thay lượng cân bằng mới vào PT đường cung (do đường cung không thay đổi) ta
được giá cân bằng mới là P=2
Thay P và Q cân bằng mới vào PT đường cầu mới ➔ 60 = a – 5x2 ➔ a = 70
Vậy PT đường cầu mới là QD mới = 70 – 5P
Cách 2: gọi cầu về hàng A giảm một lượng tuyệt đối tại mọi mức giá là a. khi đó PT
đường cầu mới QD mới = QD – a = 100 – 5P –a
Thay lượng cân bằng mới vào PT đường cung (do đường cung không thay đổi) ta
được giá cân bằng mới là P=2
Thay P và Q cân bằng mới vào PT đường cầu mới ➔ 60 = 100 – 5x2 – a ➔ a = 30
Vậy PT đường cầu mới là QD mới = 100 – 5P – 30 = 70 – 5P

7
Bài 4. Cho số liệu về cung – cầu sản phẩm A như sau:
Giá (1000đ/1kg) Lượng cầu(kg) Lượng cung(kg)

7 20 11
8 19 13

9 18 15
a. Viết phương trình đường cung, đường cầu, xác định giá và lượng cân bằng. Doanh thu
tại trạng thái cân bằng.
b. Vì lý do nào đó, lượng cung sản phẩm A tăng lên một lượng là 6 kg ở mỗi mức giá. Hãy
xác định mức giá và sản lượng, tổng doanh thu tại trạng thái cân bằng mới?.
c. Giả sử Chính phủ áp đặt giá bán trên thị trường là 11 nghìn đồng/kg và hứa mua hết phần
sản phẩm thừa, thì số tiền chính phủ phải chi ra là bao nhiêu?
Đ/ Án:
a. PT đường cầu có dạng: QD = a- bP
Dựa vào biểu cầu ta có hệ PT ➔ 20 = a – 7b
19 = a – 8b
➔ a = 27
b=1
 PT QD= 27 –P
PT đường cung có dạng: QS = c + dP
Tương tự dựa vào biểu cung lập được hệ PT, giải hệ PT tìm được c = -3 , d=2
 PT đường cung là: QS = -3 + 2P
- Tại TTCB có QD = QS ↔ 27 – P = -3 + 2P ➔ PE = 10 (nghìn đồng/kg)
➔ QE = 17 (kg)
TR = P x Q = 10 x 17 = 170 (nghìn đồng)
b. Cung tăng nên đường cung dịch chuyển sang phải khi đó PT đường cung mới là:
QS mới = QS + 6 = -3 +2P +6 = 3 +2P
TTCB mới có: QD = QS mới ➔ 27 – P = 3 +2P ➔ PE mới = 8 (nghìn đồng/kg)
➔ QE mới = 19 (kg)
TR = P xQ = 8x19 = 152 (nghìn đồng)
d. Khi P = 11 thì QD = 16, QS = 19
Lượng dư thừa ΔQ = 19 – 16 = 3
Số tiền chính phủ phải chi là: P x ∆Q= 11x3 = 33 (nghìn đồng)
Bài 5. Hàm cầu về sản phẩm X trên thị trường được cho bởi phương trình: P = 100 –
0,05QD; trong đó Q là sản lượng tính bằng đơn vị, P tính bằng $. Cung sản phẩm X
luôn cố định ở mức 1100 đơn vị.

8
a. Tính giá và sản lượng cân bằng của sản phẩm X.
b. Giả sử nhờ quảng cáo, lượng cầu tại mỗi mức giá tăng thêm 15%. Giá và sản lượng
cân bằng mới trên thị trường là bao nhiêu. Vẽ hình minh họa?
c. Khi chính phủ áp đặt giá bán trên thị trường là 50 thì doanh thu là bao nhiêu?
Đ/ Án:
a. PT đường cung QS = 1100 (Chú ý đường cung là đường thẳng đứng tại mức sản lượng
1100),
Viết lại PT đường cầu: PD = 100 – 0,05Q ➔ QD = 2000 – 20P
TTCB có QD = QS ==> 2000 – 20P = 1100 ➔ PE = 45 ($)
QE = QS = QD = 1100 (đơn vị) (với dạng này lượng cân bằng không phải tìm vì có cung
luôn cố định ở mức 1100)
Cách 2 thay QS vào PT đường cầu được PE = 100 – 0,05x1100 = 45
b. Câu tăng nên đường cầu dịch chuyển sang phải, khi đó PT đường cầu mới là:
QD mới = QD + 15%QD hay QD mới = 115%QD = 1,15 x (2000 – 20P) = 2300 – 23P
Tại TTCB mới có QD mới = QS ➔ 2300 – 23P = 1100 ➔ PE mới = 52,17 ($)
QE mới = QS = QD mới = 1100 (đơn vị)
(với dạng này lượng cân bằng mới cũng không phải tìm vì có cung luôn cố định ở mức
1100)
- Vẽ hình:
Đường cầu ban đầu QD = 2000 – 20P
P 0 100
QD 2000 0
Đường cung luôn cố định ở mức 1100 nên đường cung là đường thẳng đứng tại mức Q =
1100
Đường cầu mới QD mới = 2300 – 23P
P 0 100
QD mới 2300 0
S
100

52,17
45

D0 D1

Q
1100 2000 2300

9
c. P = 50 thì QS = 1100, QD = 1000
Lượng hàng bán được thực tế là QD = 1000
➔ TR = P x Q = 50x1000= 50000$
Bài 6. Xác định hàm cung và hàm cầu trong các trường hợp sau:
a. Trong một thị trường có 200 người bán và 100 người mua. Những người bán có hàm
cung giống nhau là P = 0,5q + 100 và những người mua có hàm cầu giống nhau là
q = 2250 – 6P (trong đó q là nghìn sản phẩm, p là nghìn đồng/sp). Xác định hàm cung, hàm
cầu của thị trường.
b. Thị trường sản phẩm A có 3 nhóm người tiêu dùng có phương trình đường cầu lần lượt là
P = 20 – 0,001qA ; qB = 40.000 – 2.000P và P = 20 – 0,0002qC. Và trong thị trường này có
250 người bán, mỗi người bán đều có hàm cung giống nhau là P = 0,1q – 13,6. Hãy xác định
hàm cầu và hàm cung của thị trường sản phẩm A. Xác định giá và lượng cân bằng của thị
trường.
c. Thị trường của sản phẩm X được mô tả ở đồ thị sau đây:

Hãy viết phương trình biểu diễn cung,


cầu của sản phẩm X.

Hướng dẫn: Muốn tìm được PT đường cung/cầu thị trường chúng ta phải biết PT
đường cung/cầu cá nhân. Cung/Cầu thị trường bằng tổng cung/cầu cá nhân theo chiều
ngang (tức chỉ được làm theo Q). Vì vậy PT đường cung cá nhân cũng phải viết dưới
dạnh Q theo P
a. hàm cung cá nhân: P = 0,5q+ 100 ➔ qS = 2P - 200
➔ Hàm cung thị trường QS = 200xqS = 200x(2P-200) = 400P – 40000
Hàm cầu cá nhân qD = 2250 – 6P
 Hàm cầu thị trường là: QD = 100x qD = 100 x (2250 – 6P) = 225000 – 600P
b.

– Xác định hàm cầu thị trường:

10
Hàm cầu cá nhân A: P = 20 – 0,001qA ➔ qA = (20-P)/0,001= 20.000 - 1.000P

Hàm cầu cá nhân B: qB = 40.000 – 2.000P (Hàm cầu này đã thể hiện q theo P rồi)

Hàm cầu cá nhân C: P = 20 – 0,0002qC ➔ qC = (20 – P)/0,0002= 100.000 – 5.000P

➔ Hàm cầu thị trường: QD = qA + qB + qC = 160.000 – 8.000P

- Xác định hàm cung thị trường:

Hàm cung cá nhân: P = 0,1q – 13,6 ➔ q = (P + 13,6)/0,1 = 10P + 136

➔ Hàm cung thị trường: QS = 250xq = 250x(10P+136) = 2500P + 34.000

c. Dạng bài câu c này vẫn giống như lập phương trình đường cung, đường cầu bằng cách
lập hệ PT, nhưng để ra hệ PT thì phải dựa vào hình để lấy ra hai cặp giá và lượng tương
ứng để lập hệ PT

- PT đường cầu có dạng: QD = a- bP


+ Dựa vào hình ta có hai điểm thuộc đường cầu là:
tại TTCB P = 10, Q = 500 và P = 20 , Q = 0
➔ Ta có hệ PT 500 = a – 10b
0 = a – 20b
➔ a = 100
b = 50
 PT đường cầu là: QD= 100 –5P
- PT đường cung có dạng QS = c + dP
Tương tự dựa vào hình ta có hai điểm thuộc đường cung là:
tại TTCB P = 10, Q = 500 và P = 5 , Q = 0
➔ Từ đó ta có hệ PT: 500 = c + 10d
0 = c + 5d
➔ c = - 500
d = 100
➔ PT đường cung là: QS = - 500+ 100P

11

You might also like