TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 44

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG

KHOA KINH TẾ - BỘ MÔN MARKETING

BÁO CÁO CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU


MARKETING – NGÀNH MARKETING

Nghiên cứu định vị và marketing-mix đối với sản phẩm nước giặt OMO của Unilever
Việt Nam đối với khách hàng là phụ nữ từ 25 – 50 tuổi trên địa bàn Thành Phố Nha
Trang

Bộ môn: Marketing
GVHD: TS.VŨ THỊ HOA
Sinh viên thực hiện: Trương Đức Thịnh
Mã sinh viên: 59132415
Lớp: 59.MARKT
NHẬN XÉT CỦA GVHD
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................
....................................................................................................................................

Nha Trang, ngày…tháng…năm 2021


Giáo viên hướng dẫn

1
MỤC LỤC

2
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên với tình cảm sâu sắc và chân thành nhất, cho phép em được bày tỏ lòng tri ân
sâu sắc đến với các thầy cô của trường, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế đã tạo điều
kiện hỗ trợ, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và nghiện cứu đề tài này.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn cô Vũ Thị Hoa – người đã trực tiếp giúp đỡ, quan
tâm, hướng dẫn em hoàn thành tốt bài báo cáo này trong thời gian qua.
Bước đầu đi vào thực tế của đề tài em còn nhiều hạn chế và còn nhiều bỡ ngỡ nên không
tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của
quý Thầy Cô để kiến thức của em trong lĩnh vực này được hoàn thiện hơn đồng thời có
điều kiện bổ sung, nâng cao ý thức của mình.
Em xin chân thành cảm ơn!

Nha Trang, tháng 05 năm 2020


Sinh viên

Trương Đức Thịnh

3
DANH SÁCH CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình

Hình 2.1: Các yếu tố của môi trường vĩ mô


Hình 2.2: Các yếu tố của môi trường vi mô
Hình 2.3: Các tiêu thức phân khúc thị trường người tiêu dùng
Hình 2.4: Chiến lược phân khúc mục tiêu
Hình 3.1: Công ty UNILEVER Việt Nam
Hình 3.2: Logo Omo
Hình 3.3: Một số mẫu Omo thông dụng
BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ cột về tầm quan trọng của các thuộc tính của Omo
Biểu đồ 3.2: Biểu đồ cột của các thương hiệu nước giặt
Biểu đồ 3.3: Biểu đồ mạng nhện của các thương hiệu nước giặt
Biểu đồ 3.4 Biểu đồ định vị thuộc tính
Biểu đồ 3.5 Biểu đồ định vị thương hiệu
Biểu đồ 3.6 Biểu đồ định vị thương hiệu và thuộc tính
Bảng

Bảng 3.1: Điểm trung bình của từng thương hiệu theo các thuộc tính

4
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Lý do thực hiện nghiên cứu
Việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức thương mại quốc tế WTO đã mang
lại cho Việt Nam nhiều cơ hội phát triển, tiến tới gần hơn đến với những mục tiêu công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đã đề ra. Đồng thời đây cũng là tiền đề để việc lưu thông, trao đổi
hàng hóa giữa các nước trên thế giới và Việt Nam phát triển một cách vượt bâc, kéo théo
hàng loạt ngành nghề mới nổi lên, sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú hơn bao giờ
hết. Người tiêu dùng có quá nhiều sự lựa chọn đối với một sản phẩm, xu hướng tiêu dùng
của họ cũng liên tục thay đổi, điều này khiến cho các nhà sản xuất phải không ngừng sáng
tạo, phát triển, tung ra thị trường những sản phẩm mới, thay đổi từ kiểu dáng đẹp đến bao
bì, thậm chí còn phải tăng mức độ thuận tiện khi sử dụng sản phẩm để bắt kịp xu hướng thị
trường. Đây cũng là một vấn đề lớn của mọi doanh nghiệp sản xuất mặt hàng tiêu dùng từ
lớn đến nhỏ.
Dù gặp khó khăn và chịu nhiều sức ép đến vậy, nhưng nước giặt OMO của công ty
UNILEVER với những chiếc lược Marketing tuyệt vời vững tạo được cho mình một chỗ
đứng vững chắc trong lòng của người tiêu dùng dù cho có rất nhiều đối thủ cạnh tranh khác
như: Tide, Aba, Lix, Ariel,…, mỗi loại có mẫu mã, chất lượng, mức giá khác nhau. Như đã
nói ở trên, nhãn hiệu OMO của UNILEVER vẫn đang dẫn đầu về thị trường. Đối tượng sử
dụng chủ yếu là phụ nữ từ 25 – 50 tuổi, với hơn 83% phụ nữ được hỏi, nói rằng họ đã từng
sử dụng OMO ít nhất một lần hoặc biết đến nhãn hiệu OMO. Chính điều này đã cho thấy
rằng việc Marketing sản phẩm đến người tiêu dùng đã rất thành công. Đây cũng chính là lý
do lớn nhất tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Nghiên cứu định vị và marketing-mix đối với sản
phẩm nước giặt OMO của Unilever Việt Nam đối với khách hàng là phụ nữ từ 25 – 50
tuổi trên địa bàn Thành Phố Nha Trang”
1.2 Đối tượng nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu
- Là những khách hàng tiêu dùng là nữ từ 25 – 50 tuổi trên địa bàn thành phố Nha Trang.
- Nghề nghiệp: nội trợ, công nhân viên, người kinh doanh, chủ tiệm tạp hóa,…
- Thu nhập: Từ 5 triệu trở lên.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu:
1. Những thuộc tính, lợi ích nào của nước giặt OMO là quan trọng theo quan điểm của
khách hàng ?
5
2. Những lợi ích trải nghiệm nào là quan trọng nhất của nước giặt OMO?
3. Các lợi ích cốt lõi, thuộc tính của thương hiệu nào sẽ nhiều điểm ưu điểm nổi trội nhất
( giống nhau, khác nhau, hơn, kém,… bản đồ định vị thương hiệu, sơ đồ mạng nhện, sử
dụng bảng so sánh…)?
4. Chỉ ra thương hiệu nào, nổi bật nhất ở thuộc tính, lợi ích nào, tức định vị hiện tại của
mỗi thương hiệu trên thị trường theo thuộc tính/ lợi ích?
1.4 Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng.
Đối với định tính,thực hiện khảo sát bằng bảng câu hỏi thông qua Google Form để thu thập
dữ liệu với cỡ mẫu là 30 trên địa bàn thành phố Nha Trang. Tiếp theo sau đó sẽ tiến hành
phân tích định lượng, dữ liệu thu thập được sẽ tiến hành phân tích thông qua phần mềm
SPSS và Excel nhằm tìm ra được những kết luận của câu hỏi nghiên cứu.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu:
- Thời gian nghiên cứu: từ ngày 18/04/2021 đến ngày 21/04/2021
- Ở trên địa bàn thành phố Nha Trang

6
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Khái niệm về marketing
2.1.1 Khái niệm
Định nghĩa về Marketing xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1900 tại Đại học Mỹ,
có nghĩa theo tiếng Anh là hoạt động đang diễn ra tại thị trường. Nói một cách
chung nhất thì Marketing chính là những hoạt động trao đổi, buôn bán của con
người nhằm đạt được những nhu cầu, mục đích thông qua việc trao đổi, buôn bán
ấy. Nếu như vào thời trước các công ty có thể đạt được thành công bằng cách sản
xuất sản phẩm đáp ứng nhu cầu, liên tục quảng cáo rình rang trên khắp các báo đài ti
vi, nhằm thu hút sự chú ý của người tiêu dùng và đẩy đến tay họ. Chính việc làm đó
được gọi là Marketing, quan điểm đó cũng chính là quan điểm Marketing truyền
thống, quan điểm tập trung vào việc bán hàng.

Theo thời gian thay đổi và phát triển của thế giới, quan điểm trên không còn
phù hợp và áp dụng rộng rãi mà thay vào đó là một quan điểm mới thay thế - có thể
gọi đây là quan điểm Marketing hiện đại. Trong thời kinh doanh buôn bán hiện đại
ngày nay thì khách hàng thường xuyên phải đứng trước cảnh khó để đưa ra được
quyết định lựa chọn sản phẩm nào là phù hợp, vì trên thị trường có quá nhiều sản
phẩm hay lựa chọn. Các nhu cầu của khách hàng cũng rất khác nhau cả về dịch vụ
lẫn giá cả. Nhu cầu của họ thay đổi liên tục và đòi hỏi ngày một cao hơn. Đứng
trước nhiều sự lựa chọn khách hàng sẽ bị thu hút bởi những hàng hóa đáp ứng được
tốt nhất nhu cầu của khách hàng.

Do vậy ta có định nghĩa về Marketing hiện đại theo Philip Kottler như sau:
“Marketing là làm việc với thị trường để thực hiện các cuộc trao đổi với mục đích
thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của con người hoặc Marketing là một dạng
hoạt động của con người(bao gồm cả tổ chức) nhằm thỏa mãn các như cầu và mong
muốn thông qua trao đổi”.
Sẽ có rất nhiều quan điểm Marketing khác nhau nhưng chung quy lại bản chất vẫn là
7
không đổi. Marketing vẫn luôn là những hoạt động của con người nhằm thỏa mãn
các nhu cầu và mong muốn. Ngày nay, những công ty chiến thắng đều áp dụng quan
điểm Marketing này, đáp ứng tốt được nhu cầu khách hàng và làm họ hài lòng hơn
cả mong đợi. Đây cũng là triết lý cho toàn công ty, không phải một cá nhân riêng
biệt.

Những nhân viên Marketing không chỉ có nhiệm vụ tìm hiểu, nghiên cứu để
phát hiện ra nhu cầu của khách hàng mà còn phải thực hiện những quyết định lên ý
tưởng thiết kế sản phẩm đáp ứng như cầu đó nhằm đem lại được nguồn lợi nhuận
cao nhất cho công ty và sau khi nhân viên sale bán được sản phẩm ra thị trường
người làm Marketing cũng phải lên được dịch vụ chăm sóc khách hàng, nhằm tạo ra
khách hàng trung thành cho công ty. Và không chỉ riêng gì bộ phận Marketing mà
các bộ phận khác, từng thành viên trong công ty đều phải có ý thức về khách hàng,
thị trường.

Để hiểu được rõ hơn về Marketing ta sẽ xem xét khái niệm cốt lõi về Marketing
như sau: “Marketing là một quá trình quản lý mang tính xã hội, nhờ đó mà các cá
nhân và tập thể có được những gì họ cần và mong muốn thông qua việc tạo ra, chào
bán và trao đổi những sản phẩm có giá trị với những người khác”.(Theo Philip
Kottler).

Qua khái niệm này ta có thể thấy Marketing thời hiện đại không phải là theo
đuổi việc bán hàng nữa mà phải là tạo ra khách hàng. Tức là Marketing trong thời
hiện đại đã chuyển hướng từ giao dịch sang xây dựng mối quan hệ.
Ngày nay, thì ngoài việc thiết kế, định hướng, sáng tạo ra các chiến lược Marketing
hỗn hợp tốt nhất để tăng doanh thu bán hàng, các doanh nghiệp đang chú trọng
nhiều hơn đến tạo ra được các hệ thống chăm sóc, giữ mối quan hệ với khách hàng.
Những khách hàng chính là một loại tài sản của doanh nghiệp chính vì thế khâu
chăm sóc khách hàng cần được chú trọng, tạo ra được khách hàng trung thành, tạo ra
8
được lợi nhuận lơn và lâu bên. Những công ty nào tạo được chỗ đứng vững chắc
trong lòng khách hàng, duy trì lòng trung thành của họ sẽ thành công trên thị trường.

Một số khái niệm Marketing khác được nhiều người công nhận và áp dụng.
- Theo AMA – Hiệp hội Marketing Mỹ (1985): “Marketing là một hệ thống tổng thể các
hoạt động của tổ chức đƣợc thiết kế nhằm hoạch định, đặt giá, xúc tiến và phân phối các
sản phẩm, dịch vụ, ý tƣởng để đáp ứng nhu cầu của thị trƣờng mục tiêu và đạt được các
mục tiêu của tổ chức”.
- Theo Groroos (1990): “Marketing là những hoạt động cần thiết lập, duy trì và củng cố lâu
dài những mối quan hệ với khách hàng một cách có lợi để đáp ứng mục tiêu của các bên.
Điều này đƣợc thực hiện bằng sự trao đổi giữa các bên và thỏa mãn những điều hứa hẹn”.
(Principle of Marketing, 1997)
- Theo Philip Kotler, Gary Armstrong (1994): “Marketing là tiến trình qua đó các cá nhân
và các nhóm có thể đạt đƣợc nhu cầu và mong muốn bằng việc sáng tạo và trao đổi sản
phẩm và giá trị giữa các bên”.khác.
2.1.2 Vai trò
Marketing quyết định và điều phối sự kết nối các hoạt động sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp với thị trường. Đảm bảo cho hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp hướng theo thị trường, biết lấy thị trường, nhu cầu và ước muốn của
khách hàng làm chỗ dựa vững chắc nhất cho mọi quyết định kinh doanh

Marketing liên kết giữa người sản xuất và người tiêu dùng: do có sự cách biệt
về không gian và thời gian giữa người sản xuất và người tiêu dùng nên các nhà sản
xuất, kinh doanh không thể nắm bắt được những thông tin về sự thay đổi của nhu
cầu tiêu dùng nếu như không có sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống thông tin Marketing.
Nhờ các hoạt động Marketing mà những quyết định kinh doanh có cơ sở khoa học
hơn, đồng thời giúp các công ty có điều kiện và xử lý thông tin một cách có hiệu quả
nhất nhằm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng

Marketing giúp khắc phục những lời kêu ca, phàn nàn từ phía người tiêu dùng thông
9
qua việc nghiên cứu hành vi sau mua của khách hàng. Marketing sẽ giúp cho các
công ty thương mại tìm ra những phương pháp toàn diện để giải quyết, khắc phục
những lời phàn nàn của khách hàng đồng thời hoàn thiện hơn hoàn thiện hơn về mặt
hàng kinh doanh của mình.

Khuyến khích sự phát triển và đưa ra những cái mới: với những thay đổi mau chóng
trong thị hiếu, công nghệ, cạnh tranh, mỗi công ty thương mại chẳng thể chỉ kinh
doanh những mặt hàng hiện có của mình. Khách hàng luôn mong muốn và chờ đợi
những mặt hàng mới và hoàn thiện hơn. Do đó, Marketing chính là công cụ hướng
theo thị trường, liên kết khách hàng đảm bảo sự phát triển tài chính đắc lực để doanh
nghiệp thương mại triển khai phát triển và tung ra thị trường mục tiêu các mặt hàng
mới. Bằng việc áp dụng hợp lý ngân sách, nguồn lực cho Marketing, doanh nghiệp
có thể nâng cao khả năng cạnh tranh cũng như nâng cao nhận biết dịch vụ, chất
lượng dịch vụ. Từ đó, Marketing có thể đem lại những lợi ích, cơ hội về mặt tài
chính cho doanh nghiệp.
2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến marketing
+ Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn có ảnh hưởng đến môi
trường vi mô, như các yếu tố nhân khẩu, kinh tế, tự nhiên, kỹ thuật, chính trị và văn hóa.
Những lực lượng này là những lực lượng “không thể khống chế được” mà công ty phải
theo dõi, dự đoán để thích hoặc đối phó. Môi trường vĩ mô là những lực lượng quyết định
sự sống còn của các DN, nó tạo ra các cơ may và mối đe dọa cho DN.

10
s
â
D
K
ă
V

n

T

h
ã
x
a
ó

ế
t
Dân số:
Hình 2.1: Các yếu tố của môi trường vĩ mô.

Việc nghiên cứu dân số về quy mô, mật độ, địa điểm, tuổi tác, giới tính, chủng tộc, nghề
nghiệp và các thống kê khác.
Dân số là bộ phận cấu thành thị trường
- Quy mô dân số: Nói đến sự nhiều hay ít của dân số, phản ánh sức mua của thị trường.
- Tốc độ gia tăng dân số: Phản ánh sức mua trong tương lai, luôn thay đổi không thể kiểm
soát được
- Cơ cấu dân cư: độ tuổi, giới tính, trình độ, thu nhập, dân tộc, tôn giáo, cơ cấu tiêu dùng.
- Tốc độ đô thị hóa, sự phân bố lại dân cư: diễn ra nhanh, quy hoạch đô thị, mở rộng đất
đai, tạo cho doanh nghiệp sức mua
Kinh tế:
Những yếu tố ảnh hưởng đến sức mua và cơ cấu chi tiêu:
- Chu kỳ phát triển của nền kinh tế: phát triển, ổn định, suy thoái và phục hồi. Ứng với môi
giai đoạn thì có chính sách Marketing khác nhau.
- Lạm phát: ảnh hưởng đến sự kiểm soát chi phí đầu vào giá cả đầu ra và sức mua
- Lãi suất: Lãi suất tăng > tiết kiệm tăng > tiêu dùng giảm
- Thuế và sự chênh lệch tỷ giá hối đoái.
Chính trị - pháp luật:

11
- Sự điều tiết lập định hoàn hảo có thể khuyến khích cạnh tranh và đảm bảo thị trường công
bằng cho sản phẩm và dịch vụ.
- Luật doanh nghiệp được ban hành để bảo vệ các công ty với nhau, tạo ra sự cạnh tranh
công bằng giữa các doanh nghiệp và bảo vệ người tiêu dùng
- Chính trị ổn định thúc đẩy sự phát triển.
Khoa học kỹ thuật:
Những lực lượng tạo nên những công nghệ mới, tạo nên sản phẩm mới và các cơ may thị
trường.
- Tốc độ thay đổi nhanh: chu kì sống của sản phẩm rút ngắn lại, đầu tu nghiên cứu cải tiến.
- Chi phí nghiên cứu và phát triển cao ( chi phí R&D): Nghiên cứu ngày càng phát triển và
tạo ra bước đột phá.
- Tập trung vào các cải tiến nhỏ: dựa trên sản phẩm đối thủ cạnh tranh rồi cải tiến. Tính
chất phòng ngự hơn là tấn công.
- Luật định nhiều hơn: Nhiều hệ thống quy chuẩn, quy định phực tạp để kiểm định sản
phẩm những điều này làm chi phí cao hơn.
Tự nhiên
Tài nguyên thiên nhiên gồm hữu hạn và vô hạn cần thiết cho nhập lượng của các nhà tiếp
thị hay đang bị ảnh hưởng bởi các hoạt động tiếp thị, nhiều công ty đang hưởng ứng với
nhu cầu của người tiêu dùng về những sản phẩm có trách nhiệm đối với môi trường hơn.
Văn hóa – xã hội:
Xã hội mà con người lớn lên trong đó đã định hình niềm tin cơ bản, giá trị và các chuẩn
mực của họ. Con người hấp thụ, hầu như một cách không có ý thức, một thế giới quan xác
định mối quan hệ của họ với chính bản thân, với người khác, với tự nhiên và với vũ trụ
- Sự bền vững của các giá trị văn hóa:
Người dân trong xã hội luôn có niềm tin và giá trị được cha truyền con nối được kiện toàn
thông qua trường học, nhà thờ. Việt Nam là đất nước đậm đà bản sắc dân tộc mặc dù mở
cửa lưu thông với nước ngoài nhiều nhưng vẫn không bị mất đi bản sắc dân tộc ấy.
Một số yếu tố văn hóa ảnh hưởng đến sự thay đổi thị trường:
- Chất lượng đời sống ngày càng tăng, con người ta chủ ý đến những nhu cầu cấp cao
- Vai trò của người phụ nữ thay đổi, cuộc đấu tranh vì bình đẳng đạt kết quả
- Thái độ với sức khỏe và ngoại hình
12
- Mua bốc đồng
- Mong muốn sự tiện nghi
+ Môi trường vi mô

ú
C
à
á
h
K
g
n
ô
c
ib

N
Môi trường vi mô là những lực lượng có quan hệ trực tiếp với bản thân công ty những khả
năng phục vụ khách hàng của nó, tức là những người cung ứng, những người môi giới
marketing các khách hàng, các đối thủ cạnh tranh và công chúng trực tiếp.

Nội bộ công ty
Hình 2.2: Các yếu tố của môi trường vi mô

- Trong công ty, ngoài bộ phận Marketing còn có ban lãnh đạo, phòng khách hàng, phòng
kỹ thuật, bộ phận thu mua, phòng kế toán, bộ phận nghiên cứu và triển khai,… tất cả
những nhóm có sự liên quan đó làm thành môi trường nội bộ công ty, có ảnh hưởng lớn tới
hoạt động Marketing.
- Tất cả các bộ phận trong công ty đều có vai trò riêng, có tác động lên kế hoạch thực thi
của bộ phận Marketing. Do đó, các bộ phận phải phối kết hợp nhau vì mục tiêu chung là
hướng đến khách hàng. Với quan điểm hướng về khách hàng, tất cả họ đều phải biết “nghĩ
đến khách hàng” và họ phải biết kết hợp hài hòa với nhau để cung cấp cho khách hàng giá
trị tuyệt hảo nhất.

13
Người cung ứng
- Những người cung ứng là những công ty kinh doanh và những người cá thể cung cấp cho
công ty và các đối thủ cạnh tranh và các nguồn gốc vật tư cần thiết để sản xuất ra những
mặt hàng cụ thể hay dịch vụ nhất định
- Các doanh nghiệp cần triển khai các mối quan hệ với nhà cung ứng để đảm bảo yếu tố
đầu vào, người bán có thể ưu tiên bán cho ta trong lúc khan hiếm.
- Mặt khác, phải triển khai với nhiều nhà cung ứng tránh phụ thuộc một người vì nếu
nguồn cung không đảm bảo sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kế hoạch sản xuất kinh doanh và từ
đó ảnh hưởng tới khách hàng. Ngoài ra doanh nghiệp cần thiết lập và giữ mối quan hệ tối
với nhà cung ứng.
Trung gian marketing:
- Là tổ chức, cá nhân làm nhiệm vụ giúp nhà sản xuất trong việc cung ứng, câu dẫn, lấy
thông tin phản hồi từ khách hàng, bán hàng, đưa hàng… tới người tiêu dùng. Họ bao gồm:
các nhà mua đi bán lại, các công ty kho vận, các công ty dịch vụ quảng cáo, các trung gian
tài chính.
- Các nhà mua đi bán lại: những công ty thuộc kênh phân phối giúp công ty tìm kiếm
khách hàng. Bao gồm bán sỉ và bán lẻ.
- Các công ty kho vận giúp công ty cất giữ và vận chuyển hàng hóa từ nơi sản xuất đến địa
điểm cần thiết.
- Các công ty quảng cáo, công ty truyền thông đại chúng và công ty tư vấn tiếp thị có vai
trò giúp công ty xác định trọng điểm và quảng bá sản phẩm của mình đến đúng thị trường.
- Các trung gian tài chính: bao gồm ngân hàng, công ty tín dụng, công ty bảo hiểm cùng
các doanh nghiệp khác nữa.
Khách hàng:
Mỗi loại khách hàng có các đặc điểm khác nhau. Có 5 loại thị trường khác nhau:
- Thị trường người tiêu dùng: các cá nhân và hộ gia đình mua hàng hóa và dịch vụ để tiêu
dùng cho chính mình.
- Thị trường tư liệu sản xuất: mua hàng hóa và dịch vụ để chế biến tiếp hay để dùng cho
quy trình sản xuất của mình
- Thị trường bán buôn: mua hàng hóa dịch vụ để bán lại kiếm lời

14
- Thị trường các tổ chức công quyền: bao gồm các cơ quan nhà nước mua hàng hóa và dịch
vụ để làm dịch vụ công cộng hay chuyền giáo công chúng cho những người khác đang cần
đến chúng
- Thị trường nước ngoài: bao gồm người mua ở những nước khác, gồm người tiêu dùng,
nhà sản xuất, nhà mua đi bán lại và các chính phủ
Đối thủ cạnh tranh:
Để chiến thắng trong cạnh tranh công ty phải cung cấp được giá trị và sự hài lòng cho
khách hàng nhiều hơn các đối thủ cạnh tranh của mình. Mỗi công ty đều phải xem xét quy
mô, vị trí của bản thân trong ngành so với đối thủ cạnh tranh.
- Cạnh tranh về ước muốn hay cạnh tranh cốt lõi: các công ty cùng cạnh tranh để lấy được
sự chi tiêu của khách hàng.
- Cạnh tranh về chủng loại sản phẩm: cạnh tranh do cùng đáp ứng một nhu cầu.
- Cạnh tranh về hình thái sản phẩm hay cạnh tranh trong ngành các đối thủ bán cùng họ sản
phẩm trên thị trường.
- Cạnh tranh nhãn hiệu là cạnh tranh phổ biến và gay gắt nhất.
2.2 Khung lý thuyết STP
- Phân khúc thị trƣờng (Market Segmentation)
- Thị trường mục tiêu (Market targeting)
- Định vị thị trường (Market positioning).
2.2.1 Phân khúc thị trường
Khái niệm:
Trên thị trường có những đối tượng khách hàng khác nhau về: tuổi, nghề nghiệp, khả năng
kinh tế, nhận thức.. và nó ảnh hưởng quyết định mua. Bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến
hành sản xuất kinh doanh đều phải phân khúc thị trường.

Tại sao phải phân khúc thị trường ?

Phân khúc thị trường: phân chia thị trường rộng lớn, không đồng nhất ( về tính cách, nhu
cầu, hành vi) thành các khúc thị trường nhỏ hơn, đồng nhất để làm nổi rõ lên sự khác biệt
về nhu cầu, tính cách hay hành vi.

Các tiêu thức phân khúc thị trường phổ biến:


- Phân khúc theo địa lý: phân chia thành các đơn vị địa lý khác nhau chẳng hạn quốc gia,
15
à
H
m
T
c

h
n
â
D

ịa
Đ
vùng miền, tỉnh thành,… công ty có thể quyết định hoạt động tại một hoặc một vài khu vực
địa lý, hay hoạt động trên khắp các vùng.
- Phân khúc theo dân số học: Phân chia thị trường thành những nhóm dựa trên các biến cố
dân số học như tuổi, kích cỡ gia đình, vòng đời của gia đình, lợi tức,…Các yếu tố dân số
học là những cơ sở phổ biến nhất trong việc phân khúc các nhóm khách hàng tiêu dùng
- Phân khúc theo tâm lý học: tầng lớp xã hội, lối sống, cá tính. Phân khúc tâm lý chia
khách hàng thành những phân khúc khác nhau dựa trên tầng lớp xã hội, phong cách sống,
hoặc những đặc tính cá nhân
- Phân khúc theo hành vi: cơ hội, lợi ích của khách hàng khi mua hàng, mức sử dụng, lòng
trung thành với nhãn hiệu

Hình 2.3: Các tiêu thức phân khúc thị trường người tiêu dùng
Phân khúc thị trường phải đạt hết 4 yêu cầu sau:

- Tính đo lường được: quy mô, sức bán phải đo lường được

- Tính tiếp cận được: các khúc thị trường mà ta phải vươn tới được và phục vụ được
bằng hệ thống kênh phân phối và các hoạt động truyền thông.

- Tính hấp dẫn: các khúc thị trường phải có quy mô đủ lớn để mang lại lợi nhuận cho
doanh nghiệp hay ít nhất là cho thương hiệu đó
16
- Tính khả thi: các công ty phải có đủ khả năng về nguồn nhân lực, tài chính, Marketing
hay kỹ thuật để đáp ứng được các đòi hỏi của các khúc thị trường đã lựa chọn
2.2.2 Thị trường mục tiêu
Khái niệm:
Thị trường mục tiêu (thị trường trọng điểm) là tập hợp những khách hàng có cùng nhu cầu
và đặc điểm mà công ty có khả năng đáp ứng và tạo ra ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh
đồng thời đạt được mục tiêu mà tổ chức đề ra. Tiến hành đánh giá sức hấp dẫn của từng
phân khúc thị trường và chọn ra một hoặc một vài phân khúc để tham gia.

Chiến lược phân khúc mục tiêu:


nh 2.4: Chiến lược phân khúc mục tiêu

- Chiến lược không phân khúc (không phân biệt, không gián đoạn)
“Một loại sản phẩm cho tất cả mọi loại khách hàng”
Ở chiến lược này, công ty quyết định bỏ qua những khác biệt về phân khúc thị trường và
theo đuổi toàn bộ thị trường với một đề xuất, một mặt hàng. Doanh nghiệp sẽ sản xuất một
sản phẩm và một chương trình Marketing hướng tới đại đa số khách mua bằng việc phân
phối hàng loạt, quảng cáo tràn lan. Coi thị trường là một thể thống nhất không phân biệt.
- Chiến lược Marketing phân biệt (chiến lược đa khúc, nhiều phân đoạn)
“ Hoạt động nhiều khúc thị trường, mỗi khúc tung ra những sản phẩm khác nhau”
Chiến lược phục vụ thị trường mà trong đó công ty quyết định tập trung vào một vài phân
khúc và thiết kế những cống hiến riêng cho từng phân khúc. Đối với doanh nghiệp sử dụng
cách thức này phải căn cứ để lựa chọn thị trường trọng điểm.
- Chiến lược Marketing tập trung ( đơn khúc, 1 phân đoạn)

17
“ Theo đuổi một phần lớn của một hoặc một vài thị trường nhỏ”
Làm Marketing tập trung (một phân đoạn): thay vì theo đuổi một mảng nhỏ của một thị
trường lớn, công ty theo đuổi một mảng lớn của một hay một vài tiểu thị trường.
Các căn cứ để lựa chọn chiến lược:
Xem xét trên 3 phương diện:
- Đặc điểm của sản phẩm: kinh doanh mặt hàng gì? Sản phẩm có đặc điểm nào? Giả sử
kinh doanh sản phẩm có độ đồng nhất tương đối cao: trái cây, sắt thép, chứng khoán, ta lựa
chọn chiến lược không phân khúc hoặc tập trung vì nếu có phân khúc ta cũng không sản
xuất ra sản phẩm khác hơn.
- Đặc điểm của thị trường: thị trường có khách hàng đồng nhất, nhu cầu khách hàng tương
đối giống nhau, áp dụng chiến lược đơn khúc hoặc không phân khúc để tiết kiệm chi phí.
- Chiến lược của đối thủ cạnh tranh: dùng khác chiến lược của đối thủ. Tùy hoàn cảnh thực
tế mà áp dụng
2.2.3 Định vị
Khái niệm
Định vị trong thị trườ ng là việc đưa ra cá c ấ n tượ ng tố t, đặ c sắ c, khó quên về sả n
phẩ m cô ng ty và o trong tâ m trí khá ch hàng bằ ng cá c chiến lượ c Marketing Mix thích
hợ p
Cụ thể hơn về định vị chính là định vị sả n phẩ m và định vị thị trườ ng:
- “ Định vị sả n phẩ m là cá ch thứ c mà sản phẩ m đượ c xá c định bở i khá ch hàng dự a
trên nhữ ng đặ c tính quan trọ ng – vị trí mà sả n phẩ m chiếm giữ a trong tâ m tâ m khá ch
hà ng phụ c thuộ c nhữ ng sả n phẩ m cạ nh tranh”.
(Principles of Marketing, Phipip Kotler & Gary Armstrong, 2012, trang 255)
- “ Định vị thị trườ ng là thiết kế mộ t sản phẩ m có nhữ ng đặ c tính khá c biệt so vớ i
sả n phẩ m và dịch vụ củ a đố i thủ cạ nh tranh, tao cho nó mộ t hình ả nh riêng đố i vớ i
khá ch hà ng”
(Theo Marketing Că n bả n, Philip Kotler & Kevin Lane Keller, 2006)
Mục tiêu của định vị:
1) Tạ o cho thương hiệu sản phẩ m mộ t hình ả nh riêng trong tương quan vớ i đổ i
thủ cạ nh tranh
2) Xâ y dự ng cho sả n phẩ m mộ t “bả n sắ c riêng” để khá ch hà ng nhậ n ra sả n phẩ m
18
củ a doanh nghiệp trong đá m đô ng.
Các mức độ định vị trên thị trường
- Định vị địa điểm: Có thể là một quốc gia, một vùng lãnh thổ, một châu lục. Chủ yếu nhấn
mạnh đến các yếu tố về địa điểm, lịch sử, văn hóa, khoa học, kinh tế, dân số
- Định vị ngành: Mỗi ngành của mỗi doanh nghiệp đều có sự khác biệt về kĩ thuât,
nguyên vật liệu, lao đông
- Định vị doanh nghiệp: Một số doanh nghiệp tuy cùng ngành có sản phẩm gần giống
nhau nhưng khác nhau về qui mô, trình độ nhân vien, mức độ đa dạng sản phẩm,…
- Định vị thương hiệu: Là việc tạo ra tạo ra dấu ấn tốt trong tâm trí khách hàng bằng
các đặc điểm của sản phẩm như sản phẩm tốt, chất lượng cao,…
Các chiến lược định vị sản phẩm
a. Chiến lược "more for more" (càng đắt càng tốt)
- Với chiến lược này doanh nghiệp sẽ sản xuất ra thị trường sản phẩm vượt trội cao cấp,
mức giá cao và đối tượng khách hàng mục tiêu là giới nhà giàu, siêu giàu. Những sản phẩm
này sẽ giúp khách hàng khẳng định vị thế. Sự hiểu quả của chiến lược này phụ thuộc nhiều
vào yếu tố vĩ mô.
b. Chiến lược "more for the same" (tốt hơn nhưng đồng giá)
- Với chiến lược này doanh nghiệp sẽ sử dụng những sản phẩm có mức giá giống với đối
thủ cạnh tranh nhưng sản phẩm có những tính năng vượt trội hơn.
c. Chiến lược "the same for less" (chất lượng ngang ngửa nhưng rẻ hơn)
- Doanh nghiệp sẽ tung ra thị trường sản phẩm có chất lượng ngang ngửa nhưng lại dùng
một mức giá re hơn giá của đối thủ cạnh tranh
d. Chiến lược "less for much less" (tiết kiệm hơn)
- Khách hàng mục tiêu chủ yếu của chiến lược này là khách hàng có thu nhập thấp luôn có
xu hướng muốn tiết kiệm, mua những sản phẩm chất lượng thấp hơn, giá thấp hơn
e. Chiến lược "more for less"
- Doanh nghiệp sản xuất và tung ra thị trường sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá thấp
hơn. Mục đích của chiến lược này là để mở rộng thị phần. Doanh nghiệp khi sử dụng chiến
lược này sẽ có thể bị lỗ hoặc chấp nhận doanh thu ít.

Các bước tiến hành định vị


Bước 1: Xác định mức độ định vị
19
- Có thể xác định một hoặc nhiều mức độ định vị như địa điểm (quốc gia,…) ngành,
công ty, sản phẩm,…

Bước 2: Xác định rõ các thuộc tính cốt lõi quan trọng cho các khúc thị trường
đã lựa chọn
- Cần nghiên cứu nhu cầu để xác định các thuộc tính nổi bật và các lợi ích cụ thể cho
các khúc thị trường mục tiêu.
Bước 3: Xác định vị trí các thuộc tính trên một bản đồ định vị
- Lựa chọn các thuộc tính quan trọng cần được đặt trên các bản đồ định vị, bản đồ
định vị có thể là bản đồ 2 chiều hay nhiều chiều.

Bước 4: Đánh giá các lựa chọn định vị

Cần xem xét các trường hợp:

- Các đặc điểm định vị hơn hẳn đối thủ cạnh tranh

- Xác định vị trí thị trường chưa bị xâm chiếm bởi các đối thủ cạnh tranh để tấn công

- Định vị lại để cạnh tranh có hiệu quả

* Định vị sao cho cạnh tranh có hiệu quả và cơ bản phải đạt được các yêu cầu sau:

- Thỏa mãn đầy đủ các nhu cầu của khách hàng mục tiêu

- Các yếu tố định vị phải đúng sự thât, phù hợp với cảm nhận của khách hàng

- Các yếu tố định vị cần phải độc đáo, không trùng lắp với các đối thủ cạnh tranh

Bước 6: Thực hiện định vị và Marketing mix

- Định vị cần được thông tin tới khách hàng bằng tất cả các phương tiện truyền thông.
Marketing mix là công cụ quan trọng để thực hiện chiến lược định vị hiệu quả.

2.4 Marketing – mix

Khái niệm
- Marketing hỗn hợp là marketing được hình thành, kết hợp từ nhiều chiếc lược tiếp thị
hay được doanh nghiệp sử dụng để đạt được mục tiêu kinh doanh, tiếp thị trong từng
điệu kiện cụ thể của thị trường. Marketing Mix bao gồm: Product (sản phẩm), Price

20
(giá cả), Place (phân phối), Promotion (xúc tiến) được dùng chủ yếu trong hoạt động
marketing hàng hóa.
Các thành phần trong marketing – mix
Sản phẩm (Product)
- Sản phẩm là những hàng hóa và dịch vụ với những thuộc tính nhất định, với những
ích dụng cụ thể nhằm thỏa mãn những nhu cầu đòi hỏi của khách hàng. Sản phẩm có
giá trị sử dụng nó thể là vô hình hoặc hữu hình.

- Dịch vụ: dưới góc độ ngành: du lịch, giao thông Vận tải, Ngân hàng, Bảo hiểm…
người tiêu dùng sử dụng cảm nhận lợi ích của nó ( nó không cụ thể, sờ mó được)

- Dưới góc độ doanh nghiệp: dịch vụ là các phần DN làm thêm cho người mua sau
khi bán: hậu mãi, khuyến mãi.
Phân phối (Place)
- Phân phối trong Marketing là quá trình chuyển đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến
người tiêu dùng cuối cùng, thể hiện qua nhiều phương thức và hoạt động khác nhau.

- Phân phối trong Marketing làm thay đổi sử hữu sản phẩm từ nhà sản xuất đến người
tiêu dùng thông qua các thành viên trung gian.

- Phân phối làm cho cung cầu ăn khớp với nhau. Theo ý nghĩa đó, phân phối là sáng
tạo ra dịch vụ. Người tiêu dùng thường phân tán theo địa lý, nhu cầu lại đa dạng về
chất lượng và số lượng sản phẩm trong khi các nhà sản xuất lại tập trung chuyên môn
hóa nên rất cần vai trò của người phân phối để đưa sản phẩm và dịch vụ đến với
người tiêu dùng theo yêu cầu.
Gía cả (Price)
- Giá là số lượng đơn vị tiền tệ cần thiết mà khách hàng phải bỏ ra để có được một
sản phẩm với một chất lượng nhất định, vào một thời điểm nhất định ở một nơi nhất
định
Xúc tiến hỗn hợp (Promotion – mix)
- Là những nổ lực của doanh nghiệp để thông tin, thuyết phục, nhắc nhở và khuyến
khích khách hàng mua sản phẩm, cũng như hiểu rõ về doanh nghiệp. Nhờ xúc tiến mà
doanh nghiệp có thể bán ra nhiều hơn và nhanh hơn.

21
- Những hoạt động xúc tiến thường được thể hiện qua nhãn hiệu, bao bì, gian trưng
bày, bán hàng cá nhân, dịch vụ kahcsh hàng, hội chợ, cuộc thi và những thông điệp
qua các phương tiện thông tin.

- Các hoạt động trong Marketing – Mix như lập kế hoạch sản xuất sản phẩm, định
giá, phân phối chủ yếu hình thành bên trong doanh nghiệp hoặc giữa doanh nghiệp
với trung gian Marketing.
CHƯƠNG 3: NGHIÊN CỨU ĐỊNH VỊ SẢN PHẨM NƯỚC GIẶT OMO CỦA
UNILIVER VIỆT NAM ĐỐI VỚI KHÁCH HÀNG LÀ PHỤ NỮ TỪ 25 – 50 TUỔI
TRÊN ĐỊA BÀN TP. NHA TRANG
3.1 Giới thiệu sơ lược về sản phẩm nước giặt Omo của Unilever Việt Nam
3.1.1 Giới thiệu Công ty Unilever Việt Nam:
Unilever là một trong những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới chuyên về các sản
phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình và thực phẩm. Unilever hiện đang hoạt động tại
hơn 190 quốc gia và vùng lãnh thổ với cam kết nâng cao chất lượng cuộc sống của người
dân trên toàn thế giới thông qua những sản phẩm và dịch vụ của mình.
Bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 1995, Unilever đã đầu tư hơn 300
triệu đô với một nhà máy sản xuất hiện đại tại thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bắc Ninh.
Thông qua mạng lưới với khoản hơn 150 nhà phân phối và hơn 300.000 nhà bán lẻ,
Unilever Việt Nam đã cung cấp việc làm trực tiếp cho hơn 1500 người và cung cấp hơn
15.000 việc làm gián tiếp cho những người làm việc trong các bên thứ ba, nhà cung cấp và
nhà phân phối
Ngày nay theo ước tính thì công ty Unilever có khoảng 35 triệu sản phẩm được người
tiêu dùng ưa chuộng trên toàn quốc, trong đó có rất nhiều nhãn hàng như Omo, P/S, Clear
đã trở thành những nhãn hiệu quen thuộc trong lòng người tiêu dùng. Chính những sản
phẩm này đã giúp tạo điều kiện sống khỏe, vệ sinh sạch sẽ cho người dân Việt Nam.
Với nổ lực không ngừng nghỉ nhằm cống hiến cho người dân Việt Nam trong suốt 22
năm, công ty Unilever Việt Nam đã trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài
thành công nhất tại thị trường Việt Nam, đồng thời vào tháng 4/2010, Unilever Việt Nam
vinh dự được chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng nhất vì thành quả trong
kinh doanh cũng như những đóng góp to lớn cho sự phát triển của xã hội đất nước.

22
Unilever Việt Nam cam kết sẽ tiếp tục đồng hành với người tiêu dùng, hợp tác chặt
chẽ với Chính phủ Việt Nam, các đối tác, khách hàng, các nhà cung cấp để có thể thực hiện
thành công Kế hoạch Phát triển Bền vững và đạt được mục tiêu cuối cùng của chúng tôi,
đó là: "Trở thành công ty được ngưỡng mộ nhất Việt Nam, cam kết cải thiện cuộc
sống của người dân Việt Nam"
Logo công ty Unilever:

Hình 3.1 Công ty UNILEVER Việt Nam


3.1.2 Sản phẩm nước giặt Omo
Mặc dù là sản phẩm ra sau nước giặt của đối thủ là Ariel nhưng Omo vẫn là một
thương hiệu nước giặt được nhiều người ưa chuộng và biết đến, thậm chí còn có phần lấn
lướt Ariel. Để được như vậy nước giặt Omo làm cho công việc giặt giữ trở nên dễ dàng
đơn giản hơn bao giờ hết. Khi cả các con nhỏ trong gia đình cũng có thể phụ giúp mẹ trong
công việc giặt giũ quần áo. Vì đa phần ở thành phố bây giờ đã sử dụng máy giặt và việt có
cho mình nước giặt phù hợp sẽ rất tốt. Giúp áo quần trắng sạch và thơm hơn rất nhiều so
với giặt tay lúc trước.
Mặc dù đã ghi được dấu ấn trong tâm trí khách hàng nhưng Omo vẫn luôn tiếp tục
không ngừng cải tiến hình ảnh thương hiệu, hướng tới cộng đồng luôn là châm ngôn của
Omo, là một mặt hàng không thể thiếu của người tiêu dùng.
Đặc điểm: Nước giặt Omo là sản phẩm có công thức cải tiến trong việc tẩy trắng và sạch
vết bẩn nhưng vẫn không gây hư hại lên quần áo. Đánh bật được vết bẩn cứng đầu nhất.
Nhãn hiệu: Tên gọi Omo rất dễ nhớ, thuộc lòng, dể tạo thương hiệu
Logo:

23
Hình 3.2: Logo Omo
Bao bì:
Bao bì của Omo cũng hết sức ấn tượng với gam màu chủ đạo là đỏ, trắng, xanh tính thẩm
mỹ cao. Luôn được nâng cấp bao bì để tăng tính tiện lợi khi khách hàng sử dụng. Tất cả
được thiết kế hài hòa mới lạ, gây ấn tượng khó phai. Màu xanh lá cây và cam tươi của biểu
tượng “splat”- biểu tựơng của những vết bẩn “chơi mà học”. Tất cả được thiết kế theo
phong cách mới lạ, hài hòa, thân thiện, gần gũi và sống động hơn. Ngoài ra việc thiết kế
bao bì của Omo cũng rất theo xu hướng, đánh mạnh về sự tiện lợi và tiết kiệm và sức khỏe.
In trực tiếp số tiền có thể tiết kiệm được khi sử dụng sản phẩm OMO. Về sức khỏe thì
OMO sử dụng công nghệ giặt xanh là thứ người tiêu dùng đang hết sức quan tâm khi lựa
chọn sản phẩm.
Kích cỡ : Có rất nhiều kích cỡ với nước giặt Omo đa dạng để người tiêu dùng dễ lựa chọn:
2.7 lít, 4.2 lít, 3.8 lít, 3.7 lít, 2.3 lít,

Hình 3.3: Một số mẫu Omo thông dụng


3.2 Khảo sát
PHIẾU KHẢO VỀ CẢM NHẬN CỦA KHÁCH HÀNG ĐỐI VỚI SẢN
PHẨM NƯỚC GIẶT OMO CỦA UNILIVER VIỆT NAM
Kính chào anh/ chị,
Em là Trương Đức Thịnh sinh viên của Trường Đại học Nha Trang hiện tại
đang thực hiện chuyên đề nghiên cứu về cảm nhận của người tiêu dùng là phụ nữ
từ 25 - 50 tuổi đối với sản phẩm nước giặt Omo trên địa bàn thành phố Nha
Trang. Nghiên cứu này sẽ giúp cho em có cơ hội được tiếp xúc, tăng kĩ năng thực
hiện nghiên cứu và đây cũng là đề tài giúp em tốt nghiệp. Vì vậy, rất mong chị có

24
thể giành chút thời gian (5-10 phút) giúp em hoàn thành bản câu hỏi này.

Em xin chân thành cảm ơn!

I. CÁC THÔNG TIN VỀ CẢM NHẬN CÁ NHÂN:


Câu 1: Chị hãy đánh giá mức độ quan trọng của các thuộc tính sau về sản phẩm
nước giặt Omo của Uniliver Việt Nam.

Rất không Không Bình Quan Rất quan


Các thuộc tính
quan trọng quan thường trọng trọng
trọng
Chất lượng tốt
Bao bì đẹp
Gía cả hợp lý
Hương thơm
Quảng cáo
Chương trình
khuyến mãi
Phân phối rộng rãi

Câu 2: Chị hãy cho biết mức độ đồng ý đối với từng thuộc tính của sản phẩm
nước giặt Omo đối với các thương hiệu khác được liệt kê dưới đây với thang
điểm từ 1 đến 5:
1=Rất không đồng ý;
2= Không đồng ý ;
3= Không ý kiến;
4= Đồng ý
5= Không đồng ý
a. Chị hãy cho biết mức độ đồng ý đối với CHẤT LƯỢNG TỐT của các thương hiệu
dưới đây:

Thương hiệu 1 2 3 4 5

25
OMO

TIDE

ABA

ARIEL

LIX

b. Chị hãy cho biết mức độ đồng ý đối với BAO BÌ ĐẸP của các thương hiệu dưới
đây:

Thương hiệu 1 2 3 4 5

OMO

TIDE

ABA

ARIEL

LIX

c. Chị hãy cho biết mức độ đồng ý đối với GIÁ CẢ HỢP LÝ của các thương hiệu
dưới đây:

Thương hiệu 1 2 3 4 5

OMO

TIDE

ABA

ARIEL

LIX

d. Chị hãy cho biết mức độ đồng ý đối với HƯƠNG THƠM của các thương hiệu duới
đây:
26
Thương hiệu 1 2 3 4 5

OMO

TIDE

ABA

ARIEL

LIX

e. Chị hãy cho biết mức độ đồng ý đối với QUẢNG CÁO của các thương hiệu
dưới đây:

Thương hiệu 1 2 3 4 5

OMO

TIDE

ABA

ARIEL

LIX

a. Chị hãy cho biết mức độ đồng ý đối với CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN MÃI của
các thương hiệu dưới đây:

Thương hiệu 1 2 3 4 5

OMO

TIDE

ABA

ARIEL

27
LIX

b. Chị hãy cho biết mức độ đồng ý đối với PHÂN PHỐI RỘNG RÃI của các thƣơng
hiệu dưới đây:

Thương hiệu 1 2 3 4 5

OMO

TIDE

ABA

ARIEL

LIX

Câu 4: Chị hãy cho biết mức độ đồng ý đối với từng lợi ích của sản phẩm nước
giặt Omo của các thương hiệu khác được liệt kê dưới đây với thang điểm từ 1 đến
5. Các nhận định có thể xuất phát từ việc sử dụng thực tế hoặc cảm nhận và suy
nghĩ của bản thân chị
1=Rất không đồng ý;
2= Không đồng ý ;
3= Không ý kiến;
4=Đồng ý ;
5= Rất đồng ý

a. Chị hãy cho biết mức độ đồng ý đối với TẨY TRẮNG NHANH của các
thương hiệu dưới đây:

Thương hiệu 1 2 3 4 5

OMO

TIDE

ABA

28
ARIEL

LIX

b. Chị hãy cho biết mức độ đồng ý đối với HƯƠNG THƠM DỊU NHẸ của các
thương hiệu dưới đây:

Thương hiệu 1 2 3 4 5

OMO

TIDE

ABA

ARIEL

LIX

a. Chị hãy cho biết mức độ đồng ý đối với TRẮNG VÀ SẠCH của các thương
hiệu dưới đây:

Thương hiệu 1 2 3 4 5

OMO

TIDE

ABA

ARIEL

LIX

d. Chị hãy cho biết mức độ đồng ý đối với ĐỘ AN TOÀN của các thương hiệu dưới
đây:

Thương hiệu 1 2 3 4 5

OMO

29
TIDE

ABA

ARIEL

LIX

e. Chị hãy cho biết mức độ đồng ý đối với KHẢ NĂNG HÒA TAN của các thương
hiệu dưới đây:

Thương hiệu 1 2 3 4 5

OMO

TIDE

ABA

ARIEL

LIX

II. THÔNG TIN KHÁCH HÀNG


Câu 1: Công việc hiện tại của chị
o Học sinh, sinh viên
o Công nhân, viên chức
o Nội trợ
o Mục khác:................
Câu 2: Độ tuổi hiện tại của chị
o Từ 25 – dưới 35 tuổi
o Từ 35 – dưới 45 tuổi
o Từ 45 – dưới 50 tuổi
o Trên 50 tuổi
Câu 3: Mức thu nhập hàng tháng trung bình của chị là:
o Dưới 5 triệu đồng
o Từ 5 – dưới 10 triệu đồng

30
o Từ 10 – dưới 15 triệu đồng
o Trên 15 triệu đồng
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN VÀ CHÚC CHỊ THÀNH CÔNG VÀ MAY MẮN!
3.2.1 Mức độ quan trọng của nước giặt Omo theo các thuộc tính
Qua thực khảo sát trực tiếp 30 khách hàng là phụ nữ từ 25 – 50 tuổi trên địa
bàn Thành phố Nha Trang về cảm nhận của khách hàng đối với nước giặt Omo.

Thuộc tính
5
4
3
2
1 Thuộc tính
0
tố
t p lý ơm
o ãi rã
i
g ì đẹ ợ p
th g cá m g
ợn b h n ến ộn
lư ao cả ơ ng uả uy ir
t B á Q h ố
Ch
ấ Gi Hư h
k ph
rt ìn ân
ng Ph
ư ơ
Ch

Biểu đồ 3.1: Biểu đồ cột về tầm quan trọng của các thuộc tính của Omo

Nhận xét:
Điều đầu tiên ở kết quả khảo sát đó chính là tất cả các thuộc tính từ chất lượng
đến phân phối đều được đánh giá là quan trọng. Vì chỉ số biểu đồ thể hiện tất cả các
thuộc tính đều trên mức 3 tức là mức bình thường.

Trong đó thì có 3 thuộc tính nổi trổi nhất của nước giặt Omo đó chính là chất
lượng, giá cả và phân phối. Điều này thể hiện rõ ràng chính 3 thuộc tính này ảnh
hưởng nhiều và hình thành nên thương hiệu Omo ngày hôm nay. Chất lượng cao của
Omo kết hợp với hương thơm dịu đã chinh phục được nhiều khách hàng khó tính.
Nước giặt Omo có khả năng giặt sạch nhiều vết bẩn khó chịu nhất như vết cà phê,
nước trái cây,… Ngoài ra thương hiệu Omo cũng được đánh giá cao về giá cả phải
chăng so với chất lượng mà Omo đã cung cấp.

Omo sử dụng nhiều chương trình quảng cáo hướng tới cộng động. Xuất hiện
nhiều và rầm rộ, tạo ra sự chú ý nơi người tiêu dùng, thúc đẩy quyết định mua hàng
31
của khách hàng, tạo dấu ấn tốt nơi khách hàng.

3.2.2 Điểm trung bình của từng thương hiệu theo các thuộc tính chức năng
Kết quả khảo sát trực tiếp 30 khách hàng:
Chất Bao bì Gía cả Hương Quảng Chương Phân
lượng đẹp hợp lý thơm cáo trình phối
tốt khuyến rộng
mãi rãi
Omo 4.33 4.07 3.70 3.93 4.20 4.10 4.53
Tide 4.07 3.90 3.80 3.87 3.90 3.7 4.13
Ariel 4.13 4.10 4.17 3.73 4.13 3.79 4.20
Aba 3.70 3.93 3.90 4.03 3.93 3.69 4.00
Lix 3.87 3.97 4.20 3.90 4.03 3.70 3.73

Bảng 3.1: Điểm trung bình của từng thương hiệu theo các thuộc tính

5
4.5
4
3.5
3 Omo
Tide
2.5
Ariel
2 Aba
Lix
1.5
1
0.5
0
1 2 3 4 5 6 7

Biểu đồ 3.2: Biểu đồ cột của các thương hiệu nước giặt

32
5

Omo
Tide
0 Aba
Ariel
Lix

Biểu đồ 3.3: Biểu đồ mạng nhện của các thương hiệu nước giặt

Nhận xét:
- Omo nổi bật nhất về các thuộc tính: chất lượng tốt, phân phối rộng rãi, chương trình
khuyến mãi.

- Tide nổi bật về các thuộc tính chất lượng tốt, phân phối rộng rãi so với hai nhãn hiệu khác
là Ariel và Lix

- Aba nổi bật về thuộc tính quảng cáo.

- Ariel nổi bật về thuộc tính giá cả hợp lý, hương thơm

- Lix nổi bật về thuộc tính giá cả hợp lý.


3.2.3 Xây dựng bản đồ định vị thuộc tính
Quy trình thực hiện
-Bước 1: Sau khi có được các dữ liệu thu thập từ các phiếu khảo sát nhập vào phần mềm
Spss
-Bước 2: Tiếp theo ta sẽ tính Mean của từng thương hiệu. Sau khi có Mean của từng
thương hiệu, ta copy qua một File excel mới, rồi copy ngược qua lại bên file Spss, lúc này
chúng ta thực hiện vẽ biểu đồ Spss định vị thuộc tính.
-Bước 3:Với bước định vị thương hiệu ta cũng thực hiện tương tự các bước trên để cho ra
kết quả.

33
-Bước 4: Bắt buộc phải thực hiện vẽ biểu đồ định vị thương hiệu và thuộc tính để có lấy
được tọa độ của các biến thuộc tính, thương hiệu. Để có thể đưa các biến lên cùng hệ trục
tọa độ. Sau khi có được tọa độ ta copy tọa độ đó vào file excel theo thứ tự thuộc tính trước,
thương hiệu sau.
-Bước 5: Sau khi hoàn thành xong việc ghép các tọa độ lại thành một cột thì ta sang bước
khai báo biến trong file Spss mới. Lúc này chúng ta thực hiện vẽ vẽ biểu đồ định vị thuộc
tính và thương hiệu.

Biểu đồ 3.4 Biểu đồ định vị thuộc tính

34
Biểu đồ 3.5 Biểu đồ định vị thương hiệu

Biểu đồ 3.6 Biểu đồ định vị thương hiệu và thuộc tính


35
Nhận xét:
Nhìn vào sơ đồ có thể thấy:
- Đối với Omo đây như chúng ta có thể thấy trên bản đồ định vị là thương hiệu được đánh
giá khá cao vì Omo trên bản đồ cách xa gốc tọa độ, thuộc tính nổi bật nhất của Omo là
phân phối rộng rải, chất lượng tốt. Đây chính là hai yếu tố giúp Omo tại được chỗ đứng, sự
khác biệt trên thị trường.
- Tide gần nhất với hai thuộc tính đó là quảng cáo và bao bì đẹp. Chứng tỏ đặc trưng của
thương hiệu Tide đó chính là quảng cáo và có bao bì đẹp giúp gây dấu ấn tới khách hàng
- Ariel có định vị tách biệt với các thương hiệu khác,
- Ariel gần nhất với chương trình khuyến mãi, hương thơm chứng tỏ Ariel định vị mạnh
thiên về chương trình khuyến mãi và hương thơm
- Aba gần với thuộc tính giá cả hợp lý thuộc tính giá cả hợp lý của Aba mang tính đặc
trưng
-LIX gần với thuộc tính hương thơm điều này chứng tỏ Lix định vị mạnh về thuộc tính
hương thơm

CHƯƠNG 4: ĐỊNH VỊ THƯƠNG HIỆU VÀ MARKETING MIX CỦA


OMO
4.1 Mức độ nhận biết thương hiệu
Omo với slogan “ Chuyên gia giặt tẩy vết bẩn” đã tạo được dấu ấn rất tốt trong lòng
khách hàng. Khi nghỉ tới Omo là người tiêu dùng liên tưởng ngay tới khả năng đánh bay
vết bẩn cứng đầu của Omo. Khiến cho tâm lý người tiêu dùng tin tưởng nhiều hơn vào khả
năng giặt sạch sẽ khi Omo dám khẳng định mình là chuyên gia giặt tẩy vết bẩn.

4.2 Định vị thương hiệu Omo


Định vị dựa trên công dụng

Omo khẳng định sản phẩm của mình trên thương trường bằng những tính năng, lợi
ích giá trị cho người tiêu dùng. Họ sử dụng những nổi dụng quảng cáo, chương trình
trải nghiệm giặt giũ trực tiếp nhằm cho người tiêu dùng có thể tận mắt nhìn thấy công
hiệu của sản phẩm. Và chiến dịch quảng cáo này xuất hiện tần xuất cao. Họ truyền tải
đến người tiêu dùng thông điệp “Omo – Chuyên gia giặt tẩy vết bẩn”. Các clip quảng
36
cáo của họ luôn có cùng chung một nội dung. Đó là việc các vết bẩn cứng đầu không
gì giặt được chỉ đến khi có Omo mới giải quyết được vấn đề. Việc xuất hiện liên tục
nội dung kiểu này đã để lại dấu ấn tốt khi khách hàng nhớ đến Omo.

Quá trình nhận diện thương hiệu sau khi đã có được những kết quả tốt khả quan, Omo
tiến đến việc làm thương hiệu in sâu vào tâm trí khách hàng, đánh động vào những
cảm xúc gần gũi, đời thường khiến người tiêu dùng luôn nhớ về Omo.

Omo chủ yếu sử dụng hình ảnh, nội dung xoay quanh gia đình, tình cảm của cha mẹ
đối với con cái, con cái đối với cha mẹ. Điều này Omo thật sự làm rất tốt bằng các
chương trình “lấm bẩn lại càng hay” dành cho mẹ và bé. Đánh động vào sự phát triển
của con cái là thỏa sức sáng tạo, việc lấm bẩn nay đã có Omo lo.

+Ưu điểm: Làm cho khách hàng dễ dàng tính tưởng hơn, tác dụng thúc đẩy nhiều hơn
tới hành vị mua hàng của người tiêu dùng. Đây là câu slogan sử dụng cả lợi ích lý
tính và lợi ích cảm tính.

+ Nhược điểm: dễ gây phản tác dụng vì khi khẳng định mình là chuyên gia sẽ đem lại
cho bản thân rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Chất lượng sản phẩm nếu không được như
những gì quảng cáo sẽ gây ra ấn tượng rất xấu nơi người tiêu dùng.

Định vị là thương hiệu hướng về cộng đồng xã hội

Omo luôn thực hiện những chương trình định vị hướng tới cộng đồng, đặc biệt
thường xuyên nhắm tới những hoạt động lợi ích cho xã hội, thiên nhiên như chương
trình “Trồng cây, trồng trải nghiệm”, “ngày hội những chiếc túi tài năng”. Luôn
khuyến khích các ông bố ba mẹ cho con em thỏa thích sáng tạo, lấm bẩn để tăng được
tính trải nghiệm, trưởng thành của con em mình.
+ Ưu điểm: Omo đánh vào được cảm xúc của khách hàng rất tốt cha mẹ, gia đình, con cái.
Thứ gì lấm bẩn đã có Omo lo. Mọi người cứ thỏa sức tiệc tùng, con em vui chơi, vẻ,
nghịch, trồng cây. Đánh thẳng vào việc cha mẹ nhìn con thỏa sức sáng tạo đó là hạnh phúc
nhìn con cười nói là đã mãn nguyện. Điều này gây được ấn tượng cho khách hàng rất lớn.

+ Nhược điểm: Chi phí chi ra khá nhiều.

Định vị là thương hiệu dựa theo đối thủ cạnh tranh


37
Trong cuộc đua tranh giành thị phần nước giặt với Ariel thì Omo có phần nhỉnh hơn
đối thủ ở phần công nghệ giặt và được nói rằng đây là lần đầu tiên xuất hiện tại Việt
Nam. Omo khiến cho người tiêu dùng hài lòng, mãn nguyện khi được trực tiếp chứng
hiệu công hiệu của Omo, được trải nghiệm dùng thử Omo khi đi mua sắm.
+ Ưu điểm: gây được ấn tượng tốt cho khách hàng về mặt tính năng. Ngoài ra còn giải
quyết được những vấn đề về máy giặt khi sử dụng thì có Omo Matic sẽ làm cho máy giặt
bền hơn tốt hơn.

+ Nhược điểm: Chi phí bỏ ra khá nhiều.

4.3 Chiến lược marketing mix

4.3.1 Chiến lược sản phẩm

Omo đáp ứng nhu cầu và giải quyết vấn đề cho khách hàng rất tốt khi liên tục
đưa ra các sản phẩm mới hơn, tốt hơn. Omo không chỉ sẵn sàng cạnh tranh về giá với
đối thủ mà còn sẵn sàng mạnh tay trong các khâu nghiên cứu sản phẩm, nâng cao,
định vị chất lượng sản phẩm rất tốt trong tâm trí khách hàng và trên thương trường.
Nhận thấy cuộc sống trên thành phố ngày, hầu hết mọi gia đình đều chuyển sang giặt
máy nên Omo cho ra loại sản phẩm nước giặt cao cấp, công nghệ cao, kết cả giữa
Omo và Comfort.

Các sản phẩm tiêu biểu của Omo.

+ Bột giặt Omo

- Bột giặt Omo

- Bột giặt Omo Comfort

- Bột giặt Omo Matic (Máy giặt cửa trên)

+ Nước giặt Omo

- Nước giặt Omo Matic cửa trên

- Nước giặt Omo Matic hương Comfort

- Nước giặt Omo Matic bền đẹp cửa trước

38
- Nước giặt Omo Matic dịu nhẹ trên da

- Nước giặt Omo Matic kháng khuẩn

Đầu tiên ở chiến lược sản phẩm của Omo đó chính là Omo tập trung thiết kế
bao bì ấn tượng, sử dụng những màu sắc gây chú ý, thu hút. Trên đó Omo nhắm vào
thị hiếu của người tiêu dùng là sử dụng những thứ thân thiện với môi trường nhưng
đồng thời vẫn đạt được chất lượng tốt nên Omo để dòng chữ “Công nghệ Xanh”.
Cùng với đó là hiện tại đang trong mùa Covid phức tạp nên vấn đề diệt khuẩn phải
được đưa lên hàng đầu. Ngoài việc đánh bay các vết bẩn cứng đầu Omo còn cam kết
diệt đến 99,9% vi khuẩn. Làm cho khách hàng yên tâm hơn khi sử dụng. Ngoài ra
trên bao bì còn tác động đến khách hàng là cha mẹ những người luôn quan tâm đên
sự phát triển của con cái. Đây cũng là chiến lược quảng cáo họ luôn sử dụng. Đó
chính là câu “Làm điều hay ngại gì bẩn”.

Omo còn phát triển nhiều hơn về các dịch vụ hậu mãi, chăm sóc khách hàng,
đây là điều Omo nên làm để khiến cho khách hàng trung thành với sản phẩm Omo.
Thường xuyên hỗ trợ, tư vấn khi khách hàng gặp vấn đề khó khăn đây chính là điều
khiến cho người tiêu dùng nhắc về Omo.
4.3.2 Chiến lược giá
Đối với chiến lược giá Omo đã làm rất tốt nên đã dần dà chiếm được thị phần
ngày càng đông. Không chỉ là thành thị mà còn là những khu vực nông thôn. Mục
tiêu chiến lược giá của Omo đó là đánh tổng quát, tiếp cận được với càng nhiều khách
hàng càng tốt về các sản phẩm gia đình, chăm sóc giặt giũ cá nhân. Omo luôn linh
hoạt thay đổi theo biến động của thị trường, đưa ra những mức giá phù hợp trong
từng giai đoạn và có xu hướng ngày càng giảm, đánh giá chiến lược giá của đối thủ
và đi theo. Omo sử dụng chiến lược giá thâm nhập thị trường để có thể cạnh tranh và
thu hút nhiều khách hàng tiềm năng. Đôi khi chiến lược này không giúp Omo có lợi
nhuận nhưng đủ sức để đánh bật các đối thủ khác trong trận chiến dài hơi tranh giành
thị phần.
4.3.3 Chiến lược phân phối
Kể từ xâm nhập vào thị trường Việt Nam, Unilever đã ồ ạt xây dựng các hệ
thống phân phối trên toàn cả nước, đỉnh điểm có lúc đến hơn 135.000 địa điểm bán
39
lẻ. Cách sử dụng đội ngũ bán hàng của mình rất tuyệt vời. Đưa họ ra tiền tuyến. Cử
nhân viên bán hàng đến từng nơi bán lẻ và chia theo tuyến . Không chỉ có nhiệm vụ
chốt đơn hàng những nhân viên này còn phải giao hàng và cấp tín dụng đối với các
đơn kế tiếp. Omo còn hỗ trợ cho các điểm bán lẽ các tủ trưng bày để có thể trưng
hàng, gây sự bắt mắt thu hút chú ý của khách hàng. Không dừng lai ở đó, Unilever
còn tổ chức đào tạo bán hàng, quản lý, hỗ trợ các khoản vay phương tiện.

Nắm bắt được xu hướng của người tiêu dùng đó là ngày càng tiếp cận nhiều
hơn với các kênh phân phối cấp tiến, hiện đại, rộng như các siêu thị,.. Chính vì thế
công ty Unilever lập tức bắt tay với các siêu thị có tiếng lớn như CoopMart,
Maximark,.. Tại các siêu thị này người tiêu dùng có thể dễ dàng tự lựa chọn những
mặt hàng sản phẩm mình ưa thích và phù hợp. Kênh này là kênh hệ thống phân phối
trực tiếp, hướng đến người tiêu dùng cuối cùng, thường xuyên tiêu nhưng với số
lượng nhỏ.

4.3.4 Truyền thông


Điểm mạnh nhất trong các chiến lược Marketing Mix của Omo đó chính là
quảng cáo, truyền thông. Lúc ban đầu Unilever đánh mạnh về quảng cáo tính năng
sản phẩm vượt trội với công nghệ giặt tẩy của mình, phỏng vấn nhiều người tiêu dùng
về những trải nghiệm khi sử dụng sản phẩm. Những khi phương thức quảng cáo
chuyển đổi, Omo không còn quảng cáo mạnh về những tính năng mà chuyển sản
hướng trải nghiệm khách hàng là quan trọng nhất. Tổ chức thường xuyên hơn các
hoạt động bán hàng cá nhân nhằm ghi nhận và giải quyết vấn đề, thắc mắc một cách
trực tiếp từ đó có những cải tiến sản phẩm tốt hơn, các bà nội trợ là đối tượng được
chú trọng.

Omo cũng tạo ra nhiều chương trình khuyến mãi hướng tới cộng đồng. Có
những chương trình khuyến mãi của Omo đã giúp được cho rất nhiều gia đình thay
đổi cuộc sống của chính mình. Omo cũng tận dụng rất tốt những yếu tố hướng tới cộng
đồng, gia đình, con trẻ để xây dựng thiện cảm với khách hàng cũng rất tốt. Điển hình
như là ngày hội “Những chiếc túi tài năng”, “triệu tấm lòng vàng. Việc đan xen sản
phẩm vào những ngày hội cộng đồng như thế là một bước đi vô cùng thông mình,
khiến cho khách hàng cảm nhận Omo đẹp cả hình thưc bên trong lẫn bên ngoài.
40
Thương hiệu tốt.

Khi mà Digital Marketing lên ngôi thì những nội dung Viral, video Viral là
những vũ khí hoàn hảo trong công cuộc quảng bá thương hiệu tới với người tiêu
dùng. Đây cũng là thế mạnh của Omo. Nắm bắt nhanh xu hướng và chuyển đổi xu
hướng thành những nội dung thích hợp với đối tượng mục tiêu liên tục xoay quanh
sức khỏe gia đình, con em, sum vầy. Những video quảng cáo luôn được mọi người
tiếp nhận từ cảm động đến hài hước. Video điển hình như “Lời chúc hóa hành động,
lấm bẩn mang điều hay”, “Thách thức sạch thơm cùng Omo công nghệ giặt xanh
mới” đều thu về những lượt view rất cao trên Youtube. Nội dung viral đều gần gũi
xoay quanh những câu chuyên sức khỏe gia đình, tình làng, nghĩa xóm. Lại là một
bước hợp thời và đầy tinh tế trong giai đoạn sức khỏe luôn đc đề cao.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


5.1 Kết luận
Cho đến hiện tại có thể nói Omo là một trong những thương hiệu thành công
nhất trong mảng tiêu dùng những sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình nói
chung cũng như thị trường bột giặt, nước giặt nói riêng. Và điều thành công nhất
Omo làm được là để lại trong lòng những khách hàng của mình những giá trị nhân
văn sâu sắc. Không chỉ là tình cảm gia đình mà còn là sự kết nối gắn kết xã hội cộng
đồng, chia sẻ cộng đồng. Omo không chỉ thao thao bất tuyệt về tính năng sản phẩm
của mình vượt trội ra sao, giá rẻ thế nào mà Omo còn để lại những cảm xúc giá trị sâu
săc bên trong. Luôn khuyến khích các bật cha mẹ sẵn sàng cho con của mình lấm bẩn
để thỏa sức sáng tạo. Omo chắc chắn sẽ luôn là thương hiệu làm tốt nhất trong việc
hướng sản phẩm của mình ra cộng đồng, là sản phẩm giúp ích cho từng cá thể trong
xã hội và cả môi trường.

5.2 Đề xuất:

Qua việc thu thập các khảo sát , nghiên cứu về sản phẩm nước giặt Omo trên thành
phố Nha Trang em có một số đề xuất như sau:

- Về sản phẩm: Thị trường liên tục biến đổi luôn cần tính tiết kiệm thời gian, an toàn,
tiện lơi hơn nhất là về mảng nước giăt. Trong thời điểm hiện tại Omo đã làm rất tốt
41
và cần phải tiếp tục phát huy những vị thế sản phẩm của mình trên thương trường.
Liên tục cải tiến thiên hướng về sản phâm xanh nhiều hơn, lành mạnh với con người.

- Về giá cả: Vì hiện tại đang là giai đoạn khó khăn của tất cả mọi người nên việc điều
chỉnh mức giá cả phù hợp theo thị trường là điều hết sức cần thiết. Có thể tung ra
nhiều dịch vụ khuyến mãi để kích cầu, chiếm giữ thị phần

- Về bao bì sản phẩm: Omo tiếp tục giữ những hình ảnh, nội dung hiện tại trên bao
bì, hoặc có thể bổ sung thêm một số hình ảnh bảo vệ môi trường, cộng đồng chung
tay chống dịch Covid. Tạo thêm mã QR để người mua có thể dễ dàng check sản
phẩm thật giả giữ gìn sức khỏe người tiêu dùng tốt hơn.
- Về Quảng cáo: Tiếp tục thực hiện những nội dung quảng cáo gắn kết gia đình, cộng
đồng, xã hội. Dây luôn là thiên hướng quảng cáo của hiện tại và cả tương lai. Với lại
đây cũng là chiến dịch luôn và luôn thực hiện ngay từ đầu.

42
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyên lý tiếp thị/ Philip Kotler
2. Marketing căn bản (Tài liệu tham khảo)/ Th.S Nguyễn Thị Mỹ Thanh
3. www.marketingchienluoc.com

43

You might also like