HDHT bg1

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

BG1.

Sự biến đổi năng lượng trên cơ thể sống (2 tiết)


I. Tóm tắt

Cơ thể sống trong quá trình sinh trưởng và phát triển đều có sử dụng năng lượng vì vậy
nhiệt động học hệ sinh vật là lĩnh vực cần được nghiên cứu. Nhiệt động học hệ sinh vật nghiên
cứu hiệu ứng năng lượng, sự chuyển hoá giữa các dạng năng lượng, khả năng tiến triển, chiều
hướng và giới hạn tự diễn biến của các quá trình xảy ra trong hệ thống sống.
Đối tượng nghiên cứu của nhiệt động học hệ sinh vật là cơ thể sống. Trên phương diện
vật lý cơ thể sống là một hệ nhiệt động mở, do luôn xảy ra sự trao đổi vật chất và năng lượng
với môi trường xung quanh, có khả năng tự điều chỉnh, tự sinh sản,…
Hiện nay nhiệt động học hệ sinh vật có các hướng nghiên cứu chủ yếu sau:
- Nghiên cứu sự chuyển biến năng lượng ở mức độ phân tử, tế bào, mô, cơ quan hay toàn
bộ cơ thể khi ở trạng thái sinh lý bình thường và trạng thái đang hoạt động. Xác định hiệu suất
sử dụng của các quá trình sinh vật và năng lượng liên kết trong các liên kết của các cao phân tử
sinh học.
- Nghiên cứu cơ chế tác động của sự thay đổi các yếu tố môi trường lên quá trình chuyển
hoá năng lượng và sự trao đổi năng lượng giữa cơ thể sống với môi trường.
Một trong các Phương pháp nghiên cứu được sử dụng tối ưu hiện nay là phương pháp
nhiệt động lực học. Phương pháp này nghiên cứu sự chuyển hóa từ nhiệt năng sang cơ năng,
lấy đối tượng là các hệ gồm nhiều hạt chuyển động hỗn loạn, nhưng nó không khảo sát chi tiết
các quá trình mà chỉ xét hiện tượng đơn thuần về sự chuyển hóa năng lượng thông qua các
Nguyên lý nhiệt động lực học.
II. Các bước cần chuẩn bị

1. Xem lại kiến thức đã học và tìm hiểu những kiến thức mới
2. Đọc các câu hỏi chuẩn bị; ghi lại những câu hỏi bạn có thể trả lời dựa trên các hiểu biết
trước đây của bạn.
3. Làm việc thông qua tài liệu và sử dụng thông tin bạn tổng hợp được để trả lời các câu hỏi
chuẩn bị.
4. Trả lời các câu hỏi chuẩn bị.
5. Giải quyết bài tập chuẩn bị cho buổi học trong lớp ở cuối tài liệu này.

III. Tài liệu cần tham khảo

Bài giảng Lý sinh, trường đại học y dược Huế.

IV. Các kiến thức cần nắm

Một số kiến thức đã học:


- Các hệ nhiệt động
- Tham số trạng thái
- Nhiệt dộ
- Áp suất
- Trạng thái cân bằng nhiệt động
- Quá trình cân bằng
- Trạng thái dừng
- Quá trình thuận nghịch
- Quá trình bất thuận nghịch
- Hàm trạng thái
- Hàm quá trình
- Năng lượng
- Nhiệt và công
- Nội năng
- Các nguyên lý nhiệt động lực học
Trong bài học này:
- Hệ nhiệt động mở
- Hệ quả của nguyên lý I nhiệt động lực học
- Định luật Heccer
- Phương trình cân bằng nhiệt:thương số hô hấp, đương lượng nhiệt của oxy
- Phương pháp nhiệt lượng kế gián tiếp
- Một số quá trình biến đổi năng lượng trong hệ thống sống
- Trạng thái đặc trưng cho hệ thống sống
- Khái niệm entropi
- Phát biểu nguyên lý II NĐLH của Planck
- Biến đổi entropi trong hệ thống sống

V. Các câu hỏi tự lượng giá


- Trình bày một số khái niệm cơ bản và phân biệt được công và nhiệt.
- Giải thích vì sao hệ thống sống khác máy nhiệt?
- Hệ thống sống tuân theo nguyên lý tăng entropi không. Vì sao?
- Trình bày các nguyên lý NĐH và áp dụng của chúng lên hệ thống sống.
- Giải thích được bảo toàn năng lượng trong cơ thể sống
- Xác định được công của các quá trình biến đổi trong hệ thống sống. Giải thích ảnh
hưởng áp suất đến hiện tượng suy tim.
- Xác định được năng lượng trao đổi của cơ thể tương ứng với thành phần thức ăn.
- So sánh trạng thái cân bằng hoá học và trạng thái cân bằng dừng?
- Trình bày sự biến đổi entropy trong cơ thể sống. Nêu một số phương pháp chẩn đoán
và điều trị bệnh bằng nhiệt hiện nay?

You might also like